1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tranh luận về Tên lửa đối không và các Hệ thống dẫn đường tấn công cho tên lửa đối không

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi VietKedoclap, 02/09/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Xin lỗi bác MiG19 cho em chen ngang một chút, hình như cũng có thằng R-27 (AA-10) bắn được trên 100km chứ :
    The AA-10 Alamo-C has a range of 130 km, while other variants have a maximum range of between 70 to 170 kilometers.
    (http://www.fas.org/man/dod-101/sys/missile/row/aa-10.htm)
  2. Masan_1

    Masan_1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    2.330
    Đã được thích:
    14
    Không rõ Mig-31 có khả năng bắn ngược tên lửa lại phía sau không??? nhưng nguyên bản nguyên thuỷ của nó, nó đã có khả năng dẫn đường cho tên lửa đối không ở khoảng cách 90km phía trước và 70km phía sau (nếu mục tiêu là máy bay chiến đấu) và phát hiện từ 200km.
    Chưa kể loại BM đã được cải tiến để nâng tầm radar lên 380km, dẫn đường cho tên lửa 280km.
    Tớ chẳng phải là chuyên gia quân sự nhưng nhìn kịch bản một chiếc máy bay đơn lẻ dù là "super puper" tàng hình gì chăng nữa vào thịt tàu sân bay thì buồn cười quá. Khi có chiến tranh máy bay cảnh báo sớm luôn nằm cách tàu sân bay > 200 km về hướng có khả năng xuất phát máy bay của đối phương. Như vậy tầm nhìn của nhóm tàu sân bay của Mỹ lên tới 550km. Muốn vào được tầm bắn tên lửa phải thịt thằng cảnh báo sớm đã.
    Còn tên lửa thì Nga có loại R-33 mà các bác biết rồi nó bắn được 120km, tuy nhiên hiệu quả trúng mục tiêu thì không biết . Ngoài ra cách đây ko lâu trên TV Nga có đưa tin về một buổi bắn thử tên lửa của Nga, chẳng biết loại tên lửa đối không gì mà có tầm bắn khoảng 300 - 400km, nó được bắn ra bởi một chiếc Su-30 nhưng bay đến mục tiêu bởi một chiếc MIG-31 đã cải tiến.
    Được Masan_1 sửa chữa / chuyển vào 02:18 ngày 24/11/2005
  3. Mig19Farmer

    Mig19Farmer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    1.465
    Đã được thích:
    1
    Đừng đem thời CTVN vào làm ví dụ cậu ạ. Tôi ko rõ có đúng là tàu sân bay Mỹ đậu cách bờ có 100km vào thời đó không nhưng bây giờ mà tàu sân bay đỗ cách bờ 100km thì chắc chắn ra đi bởi tên lửa đối hạm bắn từ bờ cũng tầm trên 100km rồi. Mig 17 ta ko ném bom được vào hạm đội mà chỉ là 1 pháo hạm đi lẻ áp sát bờ để pháo kích. "máy bay đa năng kiêm tấn công mặt đất khi mang nặng có tầm bay không lớn" nhưng thời đó F-4 tầm vượt xa Mig21, còn ko cần so với Mig17. Bây giờ thì F-14 hay F-18 cũng vậy thôi.
    S-30 cũng dù tải trọng lớn cũng chỉ mang được 1 trái Moskit mà thôi. Quả này nặng 4,5 tấn nhưng đầu nổ cũng chỉ có 350kg, không có chuyện 4-8 tấn thuốc nổ hữu ích đâu. 1 đến 5 trái này mới có thể hạ 1 tầu chiến cỡ 20000 tấn. Còn tầu sân bay kiểu của Mẽo thì xin lỗi, chục trái này cũng không thể làm nó dừng hoạt động được nếu không phải là đầu đạn hạt nhân (chỉ cần 1 trái nổ gần cũng quá đủ cho cả hạm đội xuống đáy biển gặp Hà bá)
    Cậu cứ cho tôi cái nguồn nào nói nó dùng để đốt thiết bị phát nhiễu đi chứ đừng phát biểu kiểu cảm tính như vậy. Nếu có nguồn phát khủng khiếp đến vậy thì tôi nói rồi, ta sẽ áp dụng để đốt ECM của máy bay tấn công rồi bụp là xong. Cứ cho là Mig-25 siêu đẳng, ta không có thìi mua cái công nghệ rađar ấy đặt lên xe tải, để cạnh nhà máy điện (để còn nuôi nguồn phát chứ) mà chiếu xạ vào máy bay tấn công. Vài phát thế thì máy bay địch trần truồn luôn, tha hồ bắn.
  4. Mig19Farmer

    Mig19Farmer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    1.465
    Đã được thích:
    1
    Đầu đạn SA-2 nặng 195 kg trong đó có 130kg thuốc nổ. Bán kính tiêu diệt cũng chỉ có 65 m ở tầng thấp và 75m ở tầng cao. Bán kính tối đa mà mảnh văng ra có khả năng gây thương tích cho máy bay địch ở tầng thấp 100-120 m còn tầng cao là 250 m. Không có chuyện hạ mục tiêu ở cách hàng trăm mét đâu.
  5. Mig19Farmer

    Mig19Farmer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    1.465
    Đã được thích:
    1
    130km với "hàng trăm km" là hai khái niêmk khác nhau quá xa bác ạ. Chỉ có mấy loại anti-AWAC xài động cơ phản lực mới có khả năng bắn hàng trăm km, mấy loại này mà đem bắn fighter thì nó dùng tên lửa đối không của nó bắn hạ tên lửa của mình trước.
  6. than_dau_tuat

    than_dau_tuat Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/09/2005
    Bài viết:
    791
    Đã được thích:
    304
    To bác kqndvn.
    Đã bảo để Tuất chuẩn bị dài dài rồi mới nói về so sánh máy bay.
    Nhưng bác nói nhiều cái cập cợi lắm.
    MIG-29 không chiến tầm ngắn lợi thế. Điều đó đúng. MIG-29 là dòng tiến bộ trực tiếp của YE-8, một trong những mẫu thử được đóng trong quá trình nghiên cứu, thiết kế, thử nghiệm máy bay MIG-21. Bác nhìn lại xem, kết cấu cửa hút gió dưới dòng khí qua động cơ thẳng tắp và cánh phụ trước, chỉ khác là hai động cơ. YE-8, bác đọc lại bên trên, là thuỷ tổ của dòng này, nó không được áp dụng do lúc dó đồ điện chưa đạt yêu cầu, cụ thể hơn là máy tính tử chưa mạnh để thực hiện ổn định tự động. (Bác xem lại đoạn Tuất mô tả MIG-25 trên, thấy ổn định tự động áp dụng khó khăn thế nào, bao nhiêu phi công đã bỏ mạng, thậm chí hệ thống thuỷ lực còn hết dầu). Khi máy tính đã mạnh, thiết kế YE-8 mới được đưa vào sản xuất. Bên Mỹ là F-16, còn bến Nga: MIG-29 với biệt danh sát thủ của F-16. Nhưng bên Liên Xô, MIG-29 được coi thế nào. Trong việc phát triển SU-27 (mà Tuất sẽ nói sau), nó tỏ ra tụt lại do không thể mang radar nặng, với đường kính antena trước lớn, mặc dù kỹ thuật mạng pha và doppler đã tăng hiệu quả rất nhiều, nhưng radar lớn vẫn luôn tạo ưu thế. SU-27 ban đầu mang được radar có đường kính trước 80cm và sau đó hơn nữa, ban đầu được thiết kế để ném bom mặt đất, trội lên trong không chiến và bản ban đầu của SU-27 lại là máy bay không chiến. MIG-25 các dòng bao giờ cũng rất trội antena này, là một yếu tố quyết định để 40 năm qua, dù đồ điện có phát triển thế nào chăng nữa, thì nó vẫn là máy bay không chiến tuyệt vời. Một trọng tải nặng như vậy mà kết hợp với khả năng vận động mạnh mẽ (gia tốc và vận tốc tối đa), đòi hỏi những giải pháp kỹ thuật hóc xương (bác đọc lại bên trên, phi công thử nghiệm bỏ mạng vì gẫy cánh). Máy báy trinh sát như SR-71 thì chỉ cần lao như tên lửa, không cần vận động, chẳng ai mang SR-71 đi không chiến cả. Như đã nói trên, cấu hình YE-8 đó là cấu hình tiết kiệm, rất mạnh không ciến tầm ngắn. Nó lợi trong chiến tranh nhỏ, khi mà không cần không chiến lắm (du kích).
    Các máy bay không chiến có radar hậu không:
    Các máy bay không chiến thường thường của Liên Xô như SU, đều có. SU-27 ban đầu có radar dẫn bắn tước 120km sau 80km. Ngoài ra, một hệ thống máy tính phòng thủ trung tâm phân tích những phát hiện hồng ngoại từ IRST, laser và radar để tìm ra những mục tiêu nguy hiểm, trước 80km và sau 40km. Còn MIG-31 là máy bay chuyên không chiến (những đời MIG-25 hiện đại hoá gọi là MIG-31, hầu như không có ranh giới rõ ràng giữa chúng, gọi chung là hệ MIG-25), MIG-31 có nhièu loại, đều có cảnh giới sau. Từ sau năm 1975, tầm dẫn bắn trước đạt đến 180km (là kịch tầm của dẫn bắn), còn tầm phát hiện mục tiêu thì cao hơn nhiều. Tức là, sau 1975 đến nay và sau này, không một máy bay nào có tầm dẫn bắn cao hơn. Còn phát hiện, các máy bay giảm phát xạ iện nay sử dụng lớp vỏ hấp thụ, chỉ tác dụng mạnh với loại radar không chiến phổ biến, dùng bước sóng xăng ti met. MIG-31 sử dụng nhiều loại bức sóng do nhiều đầu phát, tần số và khoảng cách xung được điều khiển ngẫu nhiên chống nhiễu. Các bước sóng dề xi met vô hiệu hoá tàng hình (MIG-31 loại đặc biệt sử dụng radar bước ssóng cỡ met). Tên lửa tầm ngắn của MIG là tên lửa có biệt danh con quỷ, duy nhất ngày nay bắn ngược được từ máy bay tốc độ siêu âm. Để làm được điều đó, tên lửa phải có đầu dò tầm nhiệt lọc mầu (vì nó có một giai đoạn tự tìm mục tiêu sau khi bắn), vừa phải được điều khiển từ máy tính trên máy bay mẹ (giai đoạn xuất phát). Một điều cơ bản là hệ động lực tên lửa phải rất mạnh và lái được trong vận tốc bằng không, đó là R-73, tên lửa duy nhất đảm bảo tính mọi hướng ngày nay. Các mục tiêu vượt qua hàng rào này sẽ bị hệ thống ECM sử lý tiếp. Như vậy, chếc MIG-25 ngày nay, như một xe tăng bay, bắn hạ vũ khikhống chiến tầm ngắn mọi hướng, không cần ngoảnh lại trong khi dùng tốc độ cao hơn mọi máy bay không chiến chạy maraton đuổi theo mục tiêu tầm xa. Nó hạ mục tiêu tầm xa khi mục tiêu chưa nhìn thấy nó hay nhìn thấy mà chưa bắn được nó. Đó là lợi thế của cấu hình lớn.
    Từ F-15, phương Tây đã chịu thua vĩnh viến về không chiến, đến độ họ không có ý định thiết kế máy bay chuyên không chiến nữa. Cấc máy bay chây Âu như Tornado là lai, thiên về tấn công mặt đất. Cấu hình cụp xoè, như Tuất nói trên, thực chất là giải quyết mấu thuẫn tải nặng bay chậm và bay nhanh gia tốc lớn bằng giải pháp của thời chưa có máy tính, nó nặng nề và không thể vận động kinh khiếp như MIG-31 được. (do cái máy cụp xoè đó nặng và không thể ném đi như thùng dầu phụ). Còn cấu hình cánh tam giác các loại (Eurofighter chẳng hạn), cũng giải quyết khâu cân bằng như trên, thời chưa có máy tính mạnh. CHúng không thể mang nặng được để có radar và tên lửa lớn (các tên lửa không chiến tầm xa ngày nay dài 5-7 mét, nặng hàng tấn, liệu chiếc máy bay cánh tam giác mang mấy quả thì trở nên ù lì, trong khi trọng tải cất cánh tối đa của MIG-31 là 46 tấn, bằng con tăng T-72). MIG-39 cũng là một hệ quả của MIG-29 hay nối dòng YE-8, cấu hình đó rất linh hoạt, nhiều ưu điểm. MIG-39 có gì đó giống F-22, nhưng theo truyền thống Soviet, có động cơ và hệ vận động, radar tốt hơn nhiều (hai động cơ R-41 cho lực đẩy 39 tấn, trong khi đó động cơ F-22 tối đa 31 tấn). CHúng không phải là máy bay chuyên nghiệp không chiến.
    Cấu hình MIG-25 ngày nay có một điểm yếu, là phản xạ radar mạnh. Radar của nó và F-22 đều có tầm dẫn bắn 180km 10 mét vông, nhưng F-22 có diện tích phản xạ cỡ chục dề xi mét vuông. RADAR bước sóng lớn cũng dẫn bắn khó khăn hơn radar bước sóng xăng ti met. Vì vậy, mới có MIG-7.1, mẫu thử đời sau của MIG-31 giảm phản xạ. Nhưng chiếc F-22 vẫn bị MIG phát hiện ngoài khoảng 200km, sau đó, F-22 chạy đâu cho được con cáo săn, bay nhanh như một quả tên lửa. Như các bác thấy đấy, ở Liên Xô, cấu hình YE-155 là đời sau của YE-8, mà YE-8 là hình mẫu cho các máy bay phương Tây sau này. Trong khi, các máy bay thừa kế kỹ thuật YE-8 dựa vào khí động là chính để cân bằng, thì cấu hình xe tăng bay sử dụng máy tính điện tử, biến máy bay thành quả tên lửa to tướng. Thực chất, MIG-31 hết đạn: F-22 vẫn tụt hơi không đuổi theo được. Còn F-22 hết đạn: MIG-31 lao phát đến gần, chĩa đuôi vào, cho phát hậu.
    LarvaNH thích bài này.
  7. souri

    souri Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    18/06/2004
    Bài viết:
    470
    Đã được thích:
    7
    --------------------------
    Cách đây đã lâu đọc đâu đó có nói về Mẽo thử dùng vũ khí hạt nhân với một hạm đội (gồm một tàu sân bay Nhật - chiến lợi phẩm - và các tàu linh tinh khác), thử đủ kiểu vẫn không ăn thua
  8. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Đúng vậy, nếu em nhớ không nhầm thì thử với khoảng 100 tàu chiến cũ thời WW2. Tỉ lệ tàu chìm rất thấp, thậm chí trong lần đầu tiên chỉ có 4 chiếc chìm và một ít khác bị ảnh hưởng.
  9. Masan_1

    Masan_1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    2.330
    Đã được thích:
    14
    Tàu không chìm nhưng người có chết không các bác ... tàu mà không có thuỷ thủ thì nó cũng là cục sắt thôi mà ....
  10. kqndvn

    kqndvn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    1.117
    Đã được thích:
    0
    Đúng đấy.
    Tôi không những đọc mà còn được xem đoạn phim tài liệu quay thực về cuộc thử bom này ở trên kênh Discovery tháng 5 vừa rồi.
    Người ta sắp xếp cả hai chục tàu chiến vào khu vực, trong đó có hai chiếc soái hạm và tàu sân bay loại cực lớn của Nhật bản.
    Bom nổ tạo ra một cột nước khổng lồ cao tới hàng chục km, rơi ập xuống làm sập cấu trúc của các tàu. Nhưng to the suprise of observers, chỉ có một phần trong đội tàu bị đánh chìm, các tàu lớn còn lại, đặc biệt là 2 chiếc tàu lớn nhất vẫn nổi.

Chia sẻ trang này