1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tranh luận về Tên lửa đối không và các Hệ thống dẫn đường tấn công cho tên lửa đối không

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi VietKedoclap, 02/09/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Masan_1

    Masan_1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    2.330
    Đã được thích:
    14
    Tớ tìm được rồi nó là loại KS-172 tầm bắn xa 400km, nhưng để bắn được mục tiêu ở xa như thế nó phải có dẫn đường tức là phải có một chiếc chiến đấu cơ khác ở gần mục tiêu dẫn đường cho nó. Kể cả radar của MIG-31BM cũng ko đủ tầm cho nó, loại tên lửa này nặng 750kg Su-33/35 và MIG31M, BM là mang được nó.
    Không biết có bác nào giới thiệu về nó chưa, chương trình nghiên cứu SX tên lửa này được bắt dầu vào năm 1990 nhưng sau đo LX tan vỡ nước Nga hết tiền nên bị đình đốn đến đợt vừa rồi mới có tiền để làm tiếp.
    Ngoài ra còn có con R-37 tầm bắn 280km vừa đủ cho radar của MIG-31BM thì hình như các bác dã nhắc đến, tên lửa này LX đưa vào sử dụng từ năm 1989, vận tốc bay 6M thì theo toi chẳng có fighter nào bắn chặn được nó cả. Đơn giản theo tôi biết chẳng có cái radar nào dẫn đường được cho ten lửa tìm diệt mục tiêu có vân tộc >=6M, trừ MIG-31BM như mấy ông Nga quảng cáo. ...
    Được Masan_1 sửa chữa / chuyển vào 02:29 ngày 24/11/2005
  2. kqndvn

    kqndvn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    1.117
    Đã được thích:
    0

    @ Huyphuc81_nb/than_dau_tuat:
    Đồng chí viết bằng nick nào thì cũng vẫn thế, bài nào cũng đai đi đai lại mỗi một nội dung giống hệt nhau. Cũng may đợt này đồng chí không phỉ báng anh em.
    Đồng chí vẫn chưa phân biệt được chính xác các categories của fighters.
    Mig-25 là loại máy bay chuyên hit and run, chứ nó không dogfight được, nên nó không phải là máy bay không chiến tuyệt vời. Và vì thế, tuyệt đối không một nước Đông Âu nào xài Mig-25 cả. Đó là thực tế.
    Nó bị hi sinh quá nhiều maneuvarability để có được gia tốc và tốc độ, chuyên dành cho đánh tầm xa. Nếu bị địch đánh chặn ở tầm gần, từ phía sau thì nó lâm nguy nặng vì "xe tăng" quá nặng nề và to choán hết cả mặt trời nên khó mà bắn trượt. F-5 của Iran còn bắn rơi được Mig-25 của Iraq. Đó là thực tế.
    Mig-25 có max G-force < 5, chỉ bằng có hơn nửa so với 9-10 của F-16, nên không thể đánh lộn dogfight với F-16 được. Đó là thực tế.
    Cái này thể hiện đồng chí chẳng biết gì cả. Còn nếu tôi sai thì cậu cứ cho link chứng minh đi.
    Hai phi công Mig-21 về hưu nhà tôi đều nói đấy là chuyện hoang tưởng. Mig 21, 23, 25, 27 chắc chắn không có. Su 9, 17, 22, 24, 25 chắc chắn không có. Mig-29 và Su-27 đời đầu cũng không có đâu.
    Chắc đồng chí nhầm lẫn với hệ thống sensor cảnh báo phía sau cho phép báo động khi bị rađar theo dõi và bị tên lửa bám với hệ thống radar. Hệ này thì Mig-21 cũng có. Ông chú tôi lúc không chiến nếu thấy đèn đỏ trước mặt nhấp nháy thì phải làm động tác cơ động đổi hướng bay ngay tức khắc, không thì chỉ vài s sau là trúng tên lửa.
    Tornado trông thì giống nhau, nhưng có loại chuyên cho tiêm kích, có loại chuyên cho ném bom (Tornado GR4 và Tornado F3) http://www.raf.mod.uk/equipment/acref.html
    Đây là phi công nói đây nhé: 200km (nếu có thật) là khoảng cách tối đa mà radar của Su làm việc được trong điều kiện lý tưởng: trời cao trong xanh, không mây, không mưa, ...
    Ở khoảng cách 200km thì radar chỉ nhận được tín hiệu mục tiêu to như cái máy bay vận tải bay ngang thôi. Nó mà bay đối đầu với radar thì cross section quá nhỏ, tín hiệu thể hiện trên màn hiện sóng không thể phân biệt được với tín hiệu phản xạ do nhiễu thiên nhiên (mây, núi) hay do mục tiêu thật. Lúc đó phi công chỉ có thể đoán mò dựa vào kinh nghiệm trong vô vàn tín hiệu kia, cái nào là địch. Nhưng bây giờ không có màn hiện sóng nữa, xử lý số hoá lên màn hình hết rồi, lúc đó thì không thể biết được trong số mục tiêu mà máy tính chỉ ra, cái nào thực sự là mục tiêu, cái nào là nhiễu.
    F-117 vẫn qua mặt được rađar Mig-25 của Iraq, Mig-29 của Nam tư, vậy F-22 đời mới tiên tiến hơn sợ radar hiện tại của mig-25 không chơi được.
    Kể cả khi F-22 bị Mig-25 phát hiện ở khoảng cách 200km thì kịch bản của đồng chí vẫn hết sức vô lý, vì Mig-25 có tăng hết tốc lực cũng không bao giờ đuổi kịp được F-22 ở khoảng cách lớn như thế nếu nó "bỏ chạy" mà không bị hết dầu. [Kỹ sư HV Quân sự tự tính ra ngay ấy mà?].
    Ví dụ thực tế nhất là ở ngay trong mục Quân sự này. Cứ đọc lại chuyện của sỹ quan dẫn đường Lê Thành Chơn về lần phi công Đinh Tôn đang bay Mig-21 gặp B52 bay ngược chiều. Sở Chỉ huy vẫn cho Đinh Tôn bay thẳng mà không ngoặt lại đuổi, là vì dù tốc độ của Mig 21 gấp đôi B52, khi vòng gấp lại, nó không bao giờ có đủ gia tốc và nhiên liệu để đuổi kịp địch.
    Nói thêm: tầm bắn tối đa của tên lửa ghi là 130km thì đấy là tầm bắn đạt được khi mục tiêu bay thẳng tưng, và phi công phải leo lên độ cao lớn tới chục km để bắn thì mới đạt được khoảng range đó. Nếu phi công bắn ở độ cao thấp, 2km chẳng hạn, tên lửa chỉ đi được một nửa quãng đường đó thôi. Hoặc máy bay địch đánh võng thì tên lửa cũng nhanh chóng hết fuel (Vì thế tên lửa AA-10 khi bắn bao giờ cũng leo cao trong giai đoạn đầu để có thể bay xa hơn, rồi bổ nhào vào mục tiêu từ trên cao xuống).
    Nếu họ thua thì họ càng phải thiết kế máy bay chuyên không chiến để cân bằng cán cân chứ?
    Mà đồng chí cho link chứng minh đi.
  3. Mig19Farmer

    Mig19Farmer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    1.465
    Đã được thích:
    1
    - Nếu thực sự cái đám tên lửa đối không tầm vài trăm km kia là có thật thì để làm gì khi mà radar của máy bay mẹ chỉ có tầm 180km. Nếu nói nó cứ bắn rồi có máy bay khác ở gần hơn sẽ dẫn đường thì nó thực sự vô nghĩa, thà để con máy bay đấy bắn tên lửa tầm gần hơn cho chắc vì tên lửa tầm gần hơn sẽ nhỏ nhẹ hơn, máy bay mang được nhiều hơn. Hoặc có thế khi nó đến gần thì cái máy bay dẫn đường cho nó đã bị địch hạ mất rồi.
    - Trong không chiến hiện đại, dù Mig-25 có bay nhanh đến mấy thì khi đối đầu với F-22 cũng vậy thôi vì 2 thằng bay đối đầu, chả có gì lợi thế cả. Vấn đề là thằng nào nhìn thấy trước và bắn trước - cái này Mig thua chắc vì F-22 có RCS nhỏ hơn nhiều. Làm gì còn khái niệm bắn nhau hết đạn rồi chạy chứ mà cần đến CÁO với chả DƠI.
    - Theo các thông số của Mig-25 thì cá nhân em thấy nó đúng là loại máy bay của nhà giàu. Nó chỉ cốt để chạy đua thông số kỹ thuật mà thôi. Nó được thiết kế với đúng 1 mục đích: leo cao đột ngột, bắn tên lửa vào máy bay địch trong 1 lần pass duy nhất rồi...hạ cánh. Phi công Mig-25 chỉ có đúng nhiệm vụ cất cánh, bật chế độ autopilot, chờ nhận lệnh phóng đạn, sau đó lại chờ máy bay về sân bay rồi hạ cánh (ngả mũ kính cẩn trước những công việc vĩ đại mà những máy tính dùng bóng đèn chân không của nó làm được). Khả năng cơ động của nó kém thê thảm, nếu đầy bình nhiên liệu thì turn 2G là kịch kim, bình nhiên liệu cạn thì kéo đến 4,5G là giới hạn nguy hiểm cho máy bay (chưa kể ở mức này thì tên lửa của nó có thể sẽ bẻ gẫy giá treo). Như vậy thì đúng là so với F-4 còn chết chứ đừng kể F-16 làm gì. Iraq có Mig-25 đấy nhưng cuối cùng có bắn rơi nổi 1 cái máy bay liên quân nào đâu với loại máy bay không chiến siêu đẳng nhất ấy, thực tế vẫn là thực tế thôi.
    - Mig-25 so với SR-71 làm gì đây. Nhưng có một thực tế là dù có Mig-25 thì vẫn không có 1 con SR-71 nào bị hạ hết.
    - Kể từ đồ gia dụng Nga cũng đã lộ rõ truyền thống của họ: bền, đáng tin cậy nhưng thô kệch và cồng kềnh. Giờ có bác nào thích dùng bàn là của Liên xô cũ (nhà tôi có 3 cái vẫn còn tốt nguyên) không chứ tôi thì tôi dùng bàn là của ...Tàu Khựa còn sướng hơn nhiều, dù rằng vài tháng là hỏng nhưng dùng không hại quần áo. Nhà tôi cũng từng bán tủ lạnh Nga để mua tủ lạnh ...bãi rác của Nhật về dùng do nó tiết kiệm điện hơn, lại còn tiện lợi hơn nhiều khi dùng nữa. Tôi chẳng pro Nga hay Mỹ gì hết nhưng về đồ điện tử thì rõ là tôi chưa từng thấy Nga có gì hay vì tất cả đồ điện tử tôi dùng đều là đồ công nghệ phương Tây, những tiến bộ về điện tử của Nga giờ đều phải chuyển hướng theo phương Tây hết.
    Được Mig19farmer sửa chữa / chuyển vào 10:27 ngày 24/11/2005
  4. porthos

    porthos Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/10/2004
    Bài viết:
    964
    Đã được thích:
    0
    Chỉ riêng việc không phân biệt được các dòng Tornado khác nhau đã thấy buồn cho trình độ của Tuất rồi.
    Các nước phương Tây không dám sản xuất máy bay chuyên không chiến ư? Chính Tuất cái hồi còn nick HP81 đã nói rằng các máy bay tiêm kích (interceptor) là dòng rẻ tiền, sản xuất hàng loạt chỉ nhằm mục đích bay lên cắn trộm rồi chạy xịt khói. Sản xuất chúng rõ ràng đơn giản hơn nhiều các chiến đấu cơ multirole. Thế mà phương Tây không làm được à?
    Chú ca ngợi cái Mig25 quá nhỉ? Về xem lại các bài của chính chú viết đi và soi trong lịch sử không chiến xem cái đống sắt bay đấy đã lập được chiến tích nào chưa hay toàn làm bia tập bắn cho đối phương? Cũng nên xem lại các trận không chiến giữa MirageIII/Mig21, F4/Mig21, F16/Mig29, F15/Mig29, F15/Mig25 ...........để thấy thực tế như thế nào nhé rồi hãy bảo là máy bay Nga là vô địch trong không chiến để phương tây sợ phát run.
    Chả lẽ tớ lại bót cái ảnh bọn Iraq sợ quá dek dám cho Mig25 bay lên không chiến mà chôn dấu trong cát. Miẹ hèn thế, máy bay ngon mà làm thế à? Tưởng bay lên thì phi công liên quân sợ quá nhảy dù hết để bảo toàn mạng sống chứ lại chui rúc trong cát thế bao giờ.
    Tớ tưởng sau 1 thời gian vắng bóng cậu Tuất có thay đổi gì về chất. Không ngờ vẫn mấy bài cũ soạn lại:
    Được porthos sửa chữa / chuyển vào 11:02 ngày 24/11/2005
  5. than_dau_tuat

    than_dau_tuat Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/09/2005
    Bài viết:
    791
    Đã được thích:
    304
    Chuyện Libi và Iraq có MIG-25 còn phải bàn. Hiện nay, câu chuyện về MIG-25 tham chiến lưu truyền. Nhưng thực chất, có thể đó là MIG-23 với thùng dầu phụ lớn. Mà nếu là MIG-25 thật thì cũng bình thường, với 40 năm tuổi, những đời đầu của nó cũng quá cổ cho Iraq dùng. Nhưng MIG-25 Iraq có cũng không hay bằng một câu chuỵện hài hước vãi... là: trong các chiến công của quân Mỹ, có ghi bắn rụng một MIG-25. Sau chiến tranh ngắn ngủi, hóa ra, một chiếc Tornado ăn chưởng, chết phi công. Vụ này nổi đình nổi đám. Hai chiếc trông rất giống nhau, và phi công xạ thủ chẳng hiểu sao không sử dụng được máy hỏi. (trong chiến công kể trên, Phạm Thanh Ngân đã đặt biên đội 2 chiếc của anh vào tình thế nguy hiểm, do anh nhin fthấy địch trông giống MIG, anh bật máy hỏi, khi có kết quả thì tầm còn có 1500met, rõ ràng, đẳng cấp phi công thể hiện trên từng chi tiết).
    Như đã nói, Mẫu tiền sản xuất YE-155 đi tiên phong trong kết cấu máy bay lớn tốc độ cao. Các mẫu thử MIG-21 đến MIG-25 về sau trở thành hình mẫu cho nhiều loại máy bay. Tornado cũng vậy, nhưng nó nặng nề, như đã nói trên. Tornado cũng đã thử phương án lai tốc độ tấp và cao bằng ổn định điện tử, nhưng Tornado-1 là một thất bại vì hệ thống điện tử đó không thử nghiệm thành công. Nghe đồn, có một To rơi do bị Nxx Nxx gây nhiễu. Chuyện đồn đại đó có thật hay không không biết nhưng Tornado hiện nay không phải là máy bay chuyên không chiến.
    MIG-25 đã cải tiến nhiều lần, có thể kể những mốc sau, tóm tắt lại những đoạn trên:
    Thời điểm đầu tiên:
    1964: Mikoyan đưa ra cấu hình cơ bản YE-155, bao gồm:
    -Hình dáng ngày nay với khung thép cường độ cao và chịu nhiệt
    -Hệ thống làm mát cho khoang công tác, trong đó là buồng lái và đồ điện.
    -Hệ thống điều khiển động cơ và khí động, được điều khiển bằng máy tính số trung tâm.
    -Radar không chiến có tầm hàng trăm km
    Đầy là thành công cuối cùng của Mikoyan. Từ khi ông chủ nhiệm chế tạo máy bay, máy bay của ông đã vươn lên, 1949 là máy bay không chiến mạnh nhất và đến lúc này, 1964 trở thành tiêu chuẩn một thời của máy bay không chiến.
    Thời điểm bắt đầu sử dụng được:
    Nhưng 3 năm sau, MIG-25 mới đạt đầy đủ các tính năng khí động sau khi sử dụng khung thép cường độ cao, hệ thống lái mới, cánh lái mới, đây là năm 1967, mẫu thử YE-26x

    Xuất hiện tên MIG-31:
    Năm 1975, đồ điện hoàn toàn mới và động cơ turbofan thay cho turbojet. Đây cũng là lúc máy bay bỏ đi cái phíc nổi tiếng bằng bạc.
    Hiện đại hóa thời kỹ thuật số:
    Những năm cuối 1980, máy bay được trang bị máy tính mới, hệ thống phòng thủ, radar thích hợp với hệ thống máy tính mới. Những tiến bộ chủ yếu là: +track from scan +nhiều tần số và nhiều đầu phát điều khiển ngẫu nhiên chống nhiễu. +sử dụng bước sóng dài trong đó có vài chục chiếc sử dụng bước sóng cỡ met +máy tính phòng thủ kết hợp đo xa laser, radar, IRST phát hiện nguy hiểm và đánh trả. +tên lửa tầm ngắn tác chiến mọi hướng.
    Một số thứ, như động cơ và radar tiến bộ liên tục, không có ranh rới rõ ràng giữa MIG-25 và MIG-31.
    So với máy bay thến hệ 5: hiện tại, duy nhất chỉ có MIG-7.1 là máy bay thế hệ 5 chuyên không chiến. Nhưng MIG-29, MIG-35 và MIG-39 là cấu hình khác: máy bay đa năng. MIG-25 và MIG-31 với MIG-7.1 riêng một dòng chuyên nghiệp không chiến, MIG-7.1 chưa chắc dã được sản xuất hàng loạt. MIG-25 các loại (kể luôn cả MIG-31 trong đó), có diện tích phản xạ lớn. Nhưng từ năm 1975, tầm dẫn bắn 180km đã kịch, do độ cong quả đất (kể đến độ cao 9km là độ cao phổ biến không chiến). Radar của MIG-31 không chấp nê những vỏ hấp thụ radar của đối thủ, do bước sóng dài, nhưng bề mặt phản xạ lớn làm nhiều thằng nhìn thấy nó. MIG-7.1 khắc phục điều đó, đưa tầm bay lên 7000km nhưng bỏ hoàn toàn khả năng nhào lộn, điều đó không cần thiết vì hệ thống tác chiến tầm ngắn của nó có tầm 40km trước và 12km sau (tên lửa), trong bán cầu sau 80km và trước 180km dẫn bắn (có thể dẫn bắn gián tiếp), tầm đó lại nằm trong tầm phát hiện 300-400km của radar bước sóng lớn.
    Không nên so sánh khả năng vận động hay tính năng không chiến nói chung của MIG-25 các loại và F-22. Không thể coi một chiếc gia tốc (không phải chịu gia tốc, đây là nói gia tốc do động tao tạo ra lúc tăng tốc) và vận tốc tối đa, tầm bay đều cao hơn khi mang trọng lượng lớn hơn là yếu hơn. Như trên đã nói, trong cuộc chiến giả tưởng, chỉ có hai chiếc MIG-31 và F-22 tay bo ở độ cao 8km. MIG-31 với bước sóng dề xi met và met phát hiện ra F-22 ở khoảng cách 300-400km, do bước sóng mét có thể lượn cong hơn theo bề mặt quả đất. F-22 và MIG-21 đều có nối mạng, dó dó giả tưởng chúng đều không được hỗ trợ. Với bước sóng xăng ti mét truyền thẳng, đến 180 hoặc 200km thì F-22 mới nhìn thấy MIG. Tất nhiên, ngoài tầm đó MIG có thấy F nhưng chỉ thấy trong một hình cầu bầu dục bán kính vài km không thể dẫn đường bắn nhau được cho dù có tên lửa tầm đó. Thật ra, với hệ thống điện tử mới thì MIG-31 chỉ có thể dẫn bắn được F-22 ở khoảng cách vài chục km, do diện tích phản xạ của F chỉ cỡ chục de ximet vuông. Như chiếc F-22 làm gì được nó, MIG chỉ cần bay đủng đỉnh, cũng thừa tốc độ để gữ con F ngoài tầm bắn, cho dù con F có lắp ba cái mô tơ vào đít mà đuổi. Đến khi F-22 hết dầu quay về, đến giờ thì chiếc MIG chả cần bắn, nó bắt chiếc F duy trì tốc độ cao đến khi rơi, nếu không sẽ không kịp quay đầu đã lọt vào trong tầm bắn của MIG đang lao đến như quả tên lửa. Tốc độ, tầm bay, gia tốc là những ưu thế 40 năm nay của nó, ngay trong truờng hợp này, tuy đời thấp hơn nhưng nó vẫn đủng đỉnh chiến đấu với F-22. Trọng tải là ưu thế thứ hai, cho phép nó mang radar lớn, và máy bay có hệ thống tác chỉến điện tử thế hệ sau như F-22 không thể vượt lên được. Trong ví dụ trên, giả tưởng chỉ dẫn bắn bằng radar bán chủ động. Với những tên lửa lock sau khi bắn và có đầu dò hồng ngoại kết hợp radar hoặc radar chủ động, thì tấm dẫn bắn hai máy bay như nhau, dĩ nhiên là chỉ còn MIG với ưu thế về gia tốc và tốc độ sẽ thắng.
    Cũng không nên coi MIG-31 kém linh hoạt trong tác chiến tầm ngắn. Hiện thống khí động cánh tứ giác điều khiển điện tử của nó cho phép lực nâng lớn mà vẫn cân bằng, trong các nhiệm vụ không chiến tầm ngắn, trọng lượng máy bay khoảng dới 30 tấn, như vậy khả năng chịu đựng G5 của nó so với nhiệm vụ không chiến đường dài 46 tấn được nhân gần gấp đôi. Nó cũng là máy bay có cánh phụ trước (cửa hút gió điều khiển được), không như nhiều người nghĩ là không có. Do đó, trong tác chiến tầm ngắn, nó vấn ưu thế về diện tích cánh, lực đẩy, cân bằng. Nó có thể lao thẳng đứng lên hay xuống không bị xoáy nhờ hệ thống ổn định điện tử, đặc điểm đó hơn đứt hệ thống ổn định khí động của cánh tam giác và cánh cụp xoè. Cánh của MIG-25 được thiết kế chịu đựng lực lớn khủng khiếp khi vòng lượn ở M3, với tốc độ thấp của nhào lộn tầm ngắn thì quá thừa. Có thể, có vài đặc điểm nhào lộn tầm ngắn kém hơn MIG-29 và chắc chắn kém xa MIG-39, nhưng đã có hệ thống phòng thủ, và nói chung, vòng lượn đường kính dưới 10 km để không chiến tầm ngắn đối với nó không cần thiết. Chỉ có một trường hợp nó kém không chiến tầm ngắn, đó là vừa xuất phát đi đánh xa, đang còn 46 tấn cất cánh tối đa, gặp vài ba chú ruồi nhặng. Dưới đây thấy ngay.
    Trên đã nói từ thời MIG-25 đang được phát triển thì không chiến quá tầm nhìn tầm xa đã có tên lửa nặng nửa tấn. Đây là hệ thống vũ khí cùng ra đời với MIG-25, nó khôn phải là máy bay đối kháng mạnh, nhưng ưu thế về trọng tải biến nó thành sát thủ chính của khinh khí cầu trong Siberia xa xôi, nơi mà các trạm SAM ngày đó không đến được. Máy bay được bắn đầu từ 1961, năm 1968 trạng bị thế naỳ:
    AAM R4R
    tên lửa : AA-5 (Ash)
    Tên Nga : R-4R (R-80R)
    loại : Air-to-Air, long range(không đối không tầm xa)
    năm : 1965
    tầm : 2 - 40 km
    nặng : 480 kg
    dài : 5.4 m
    đầu đạn : bán chủ động tìm mục tiêu RADAR
    và AAM R4R
    Tên lửa : AA-5 (Ash)
    tên Nga : R-4T (R-80T)
    Loại : Air-to-Air, medium range (không đối không tầm trung)
    năm : 1965
    tầm : 1.5 - 15 km
    nặng : 480 kg
    dài : 6.3 m
    kiểu đầu dò : hồng ngoại
    may bay TU-28
    radar "Smerch-M".
    Sải cánh 17.50m
    dài 30.00m
    cao 5.5 met
    Diện tích cánh 80 met vuông
    trọng lượng tối đa 36000kg (43700 kg cải tiến sau này)
    tốc độ 1900km/h
    trần may 18300m
    tầm đầy đủ nhiên liệu 3200km
    Tầm với đầy đủ vũ khí 1,350
    [​IMG][​IMG]
    [​IMG]
    Đây, tầm bắn truớc 40km tối đa, bắn góc thẳng sau (180 độ) tầm rút xuống còn 12km, Tên lửa R-73 và hệ thống ECM tiêu diệt các mục tiêu tầm ngắn do máy tính phòng thủ trung tâm phát hiện. R-73 là tên lửa duy nhất trên thế giới có khả năng tấn công mọi hướng, góc đầu dò đời đầu của nó 120 độ, sau là 150 độ. Để làm được điều này, nó phải có hệ thống lái hỗn hợp khí động và lực đẩy. Dẫn đường hỗn hợp định hướng hồng ngoại và qua máy tính trên máy bay mẹ. Nó là tên lửa bắn và quên, nhưng quá trình bắn của nó kéo dài, chứ không rời máy bay mẹ là quên ngay. Khi xuất phát, nó lái bằng máy tính máy bay mẹ, đến thời điểm vận tốc bằng không nó lái lực đẩy vì hệ thống lái khí động mất tác dụng, sau đó, hệ thống lái lực đẩy được vô hiệu hóa khi vận tốc đã lớn để sử dụng hệ thống lái khí động chính xác. Hệ thống lái khí động phức tạp điều khiển tên lửa định hướng mục tiêu. Lúc đó, tên lửa mới khóa mục tiêu và hoàn thiện quá trình phóng, bị quên. Cấu tạo và hoạt động phức tạp cộng thêm động cơ cực mạnh, G40 của nó cho phép MIG-31 không cần ngoảnh lại đám ruồi nhặng tầm ngắn. Thử nghiệm với tốc độ siêu âm và dưới âm. Thật ra, các máy bay không chiến tầm ngắn rất ít có cơ hội trêu ghẹo MIG-31, vì nó bay quá nhanh, bỏ đám ruồi nhặng lại đằng sau.
    Tên lửa R-73, tên lửa duy nhất mọi hướng hiện nay đang phóng ngược từ SU, nó lái lực đẩy và ổn định đường bay với vận tốc âm (lùi) , rồi vọt lên (V là vận tốc), không một tên lửa nào khác làm được như nó:
    [​IMG]
    Hệ thống khí động phức tạp của R-73. Các cánh lái lực đẩy có thể lái tên lửa khi vận tốc bằng không vàg âm (lùi) và ngừng hoạt động như trong ảnh. Có nhiều tên lửa có lái lực đẩy, nhưng không tên lửa nào có động cơ đủ mạnh và điều khiển từ máy tính mẹ đủ chính xác để thực hiện bắn ngược.
    [​IMG]
    [​IMG][​IMG]
    Để so sánh, đây là tên lửa khác bắn ngược một cách giả cầy, máy bay mẹ của nó tiêu trước khi tên lửa đến mục tiêu. Bác fa mờ vô duyên lẩm cẩm bơ vơ chú thích ở trang sau cho Tuất rõ mục tiêu hiện tại là SU. Chán quá, bác ấy làm sao thiệt rùi, khổ thân. Đang nói là so sánh, con R-73 chẳng phải đi lằng nhằng thế này, và mục tiêu trong ảnh (con SU) mang R-73 xịt chết máy bay mẹ bằng đường bắn trực tiếp 90 độ trong khi tên lửa con còn đang vòng vèo lang thang. Với việc bác fa mờ làm sao, phải giải thích lại cho quá cặn kẽ thế này: đường đi của con R-73 nếu có trong trường hợp này là đường gạch đứt màu đỏ góc bắn 90 độ, ngược chiều mũi tên, ngắn bằng vài chục lần đường đi lằng nhằng rối rắm của Python.
    [​IMG]
    Nói chung là, ưu thế trọng tải lớn, tốc độ cao, gia tốc lớn đảm bảo một mẫu máy bay không chiến manh nhất 40 năm qua. Nó cũng là máy bay nhiều may mắn, mục tiêu chính khi thiết kế MIG-25 là máy bay XB-70 chết từ trong trứng. (đây là một chứng minh cho cấu hình cánh tứ giác ổn định điện tử hơn đứt cánh tam giác ổn định khí động. Tất cả chương trình cánh tam giác lớn đều thất bại: SU-100, XB-70, TU-144 và Conrcode). MIG-39 đa năng ngày nay sử dụng cánh tam giác có cánh phụ trước ổn định điện tử, rất linh hoạt, nhưng không thể chịu đực lực lớn ở tốc độ M3. Không biết đời MIG nào sẽ được đặt tên cho hiện đại hóa dòng MIG-25 với vỏ giảm phản xạ là MIG-7.1, có lẽ là không bao giờ. Đây là máy bay nối dòng MIG-15, MIG-21, MIG-25, MIG-31, mẫu thử có tên MIG-7.xx. Tầm bay nặng 7000km, nhẹ 11000km, bán kính chiến đấu 2500km, trọng lượng cất cánh 65 tấn, dài 30 mét ngang 19 mét. Tàng hình kỹ hơn F-22 bằng các phương án:
    1: cấu trúc dẹt giảm diện tích bề mặt thân, do đó lợi cho lớp hấp thụ bề mặt
    2. Đưa động cơ và cửa hút gió lên trên, khi tấn công trự diện thì thân máy bay che khuất, động cơ là nơi dễ để lộ các bộ phận kim loại bên trong.
    3: Các bộ phận thò ra như cánh, bào khí, đuôi là nơi phản xạ rất mạnh được làm bằng composite. TRong lúc này, A-12 Mỹ ngược lại, thay composite bằng khung thép chịu lực.
    [​IMG] [​IMG]
    MIG-25 ra đời khi dộng cơ Tumansky đang ở thời đỉnh điểm, nó thuộc vào lớp máy bay không chiến tầm xa đời đầu, cùng thời với con TU-28 trên (mặc dù, về thành tích, con TU-28 đó là sát thủ chủ yếu của khinh khí cầu tầm cao, chỉ sản xuất 200 con nhưng rât nhiều chiến công). Sau này, động cơ D-30F6 làm nó có thời gian chiến đấu và tầm bay xa hơn, rồi động cơ AL-31 nhẹ và rẻ hơn, có thể sản xuất rất nhiều vì ít nguyên liệu quý. Nay AL-41 có lực đẩy mạnh kinh khiếp được sử dụng. Thế nhưng, ngay từ ngày đầu, động cơ R-15 đã luôn làm nó nó nổi trội về tóc độ và gia tốc. Nó đúng là con máy bay may mắn, đâu như con MIG-19 đen đủi, đợi động cơ 5 năm tời, đến khi ra đời thì đã lạc hậu. MIG-19 như bò non đội nón, ngơ ngác mang súng trong thời đại tên lửa. Động cơ AM-5 ra đời muộn còn làm chiếc Bich-26 không bao giờ được chế tạo, mặc dù đó là tác phẩm rất nhiều ưu việt. Nó là chiếc máy bay đầu tiên có cánh phụ trước, nhưng chỉ có mô hình bằng kích thước thật, tác giả của nó, người đi đầu FW, đã quá già. Đó là thời kỳ đen đủi của FW. Bên Mỹ, B-49 cũng rụng vĩnh viễn, nghi do Boing phá, đến khi Northrop mất thì B-2 mới rời đường băng. Nói chung, MIG-25 là dòng máy bay thành công mỹ mãn, may mắn tuyệt vời, thắng cuộc ngay từ trong trứng.
    ke ke ke ke ke ke ke ke
    Đến nay cũng chả ma cô ma cậu nào đuổi bắt được tốc độ và gia tốc, xe tăng bay vẫn vô địch thiên hạ. Một số kẻ định đem rùa không chiến với chim ưng đây, rừ dù có giáp dầy, răng nhọn nhưng.............định đuổi dánh chim ưng, đó là...........
    ke ke ke ke ke ke ke ke
    Được than_dau_tuat sửa chữa / chuyển vào 02:14 ngày 25/11/2005
    LarvaNH thích bài này.
  6. Masan_1

    Masan_1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    2.330
    Đã được thích:
    14
    MIG 25 hay 31 1vs1 với F-22 theo tớ khả năng rụng đều xấp xỉ 100%, cả ba loại đếu thiết kể để phát hiện trước bắn trước, mà khả năng ai phát hiện ai trước thì ... chưa kể MIG chẳng có khả năng cận chiến khỉ mẹ gì cả.
  7. T_80_U

    T_80_U Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/05/2005
    Bài viết:
    518
    Đã được thích:
    146
    Các bác cãi nhau lạc chủ đề quá, theo tôi chả có cái nào hơn thằng nào cả, vẫn đề là do con người quyết định (như trong chiến tranh ở Vn là thí dụ), mig1x cúng hạ được F4 thì không thể nói là nó hơn được F4, đơn cử bọn Arập có Mig 21 từ cái thời đầu chiến trang với Do thái mà cũng bị thua liểng xiểng đấy thôi.
    Nếu cãi nhau với mấy cái vũ khí đời mới bây giờ thì cho chúng nó đánh nhau thật thì biết ngay. Mà nếu có đánh nhau thật, chỉ cần 1 trong 2 thằng Nga hay thằng Mỹ mà khùng lên thì chúng nó chọi nhau bằng tên lửa có đầu đạn hạt nhân trước thì trái đất này GAME OVER, lúc đó chúng ta tha hô mà bàn luận thằng nào hơn thằng nào ở trên sao Thổ với Sao Diêm Vương
  8. Mig19Farmer

    Mig19Farmer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    1.465
    Đã được thích:
    1
    Tôi không hiểu, tức là quân địch không được phép bắn mà chỉ được phép ăn đạn thôi à. Đối đầu thì cứ đến tầm bắn là bụp thôi chứ tại sao F-22 lại sợ quá mà quay về trong khi Mig bay đủng đỉnh thế.
    Ví dụ tôi nhét khẩu AK47 vào tay một chú vô địch môn điền kinh bảo nó chạy đối đầu bắn nhau với một chú bụng phệ cầm M16. Tầm bắn 2 khẩu cứ gọi là tương đương nhé (tất nhiên đồ Nga ưu việt hơn nên mạnh hơn chút ). Cậu bảo ai thắng nào, chắc là khó đoán được phải không, cũng còn xem thằng nào bắn trước và trúng trượt ra sao nữa chứ. Nhưng thằng béo cầm M16 chả có lý do gì lại quay đầu chạy trong khi chú vô địch điền kinh đủng đỉnh chạy theo chờ thằng béo đứt hơi mà chết cả. Trí tưởng tượng của cậu quá có vấn đề rồi.
    PS: Đấy là tôi còn chưa thêm vào 1 số tham số như chú vận động viên bị... viễn thị nên từ xa đã thấy cái bóng lờ mờ của chú béo (nhưng không ngắm bắn được) nhưng chú béo lại nguỵ trang tốt hơn nên có thể lại gần hơn mà chú vận động viên vẫn không thể ngắm bắn chính xác.

    Cá nhân tôi thì đánh giá xác xuất đối đầu Mig-25 và F-22 cũng chỉ là 50/50 thôi. Nếu cả 2 thằng đều bắn trượt loạt đầu thì coi như Mig tạch sớm vì F-22 được đánh giá là cận chiến rất tốt còn Mig-25 không thể có vòng lượn nhỏ hơn cả F-4 (cũng nổi danh kềnh càng) thì chắc sẽ là bia tập bắn thôi. Tất nhiên chỉ là ý kiến chủ quan thôi, ko đáng xem xét nhiều đâu ạ
    Được mig19farmer sửa chữa / chuyển vào 15:24 ngày 24/11/2005
  9. T_80_U

    T_80_U Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/05/2005
    Bài viết:
    518
    Đã được thích:
    146
    Hay lắm bài phóng sự của đồng chí rất hay. Không hiểu sao lại có đồng chí đi so sánh Mig25 cổ lỗ sĩ (có cho Vn dùng thì cũng chẳng thèm mà bảo mày cầm mấy cân gạo của tao và biến đi)với thằng sinh sau đẻ muộn F22 nhỉ (thế mà Mig25 lại hạ được F22 đó - không biết ở trong trận nào thế).
  10. Mig19Farmer

    Mig19Farmer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    1.465
    Đã được thích:
    1
    Vấn đề là chúng nó chưa cắn nhau bao giờ nên em cũng chỉ ước đoán như thế thôi. Với lại em không muốn cái đầu nóng kia nhảy dựng lên nếu hắn nghe thấy có ai đó nói phần thắng có thể lệch chút đỉnh (dù chỉ 49/51) về phía đồ Mỹ.
    Đúng là giờ có ai cho mấy cái tăng bay ấy ta cũng chả nên dính vào, nuôi nó chả khác gì nuôi con nghiện. Với lại bay nhanh đến mấy mà không có đồ chơi trang bị cho nó thì cũng hết chuyện, có lẽ một lý do (bên cạnh yếu tố con người) khiến Mig-25 liểng xiếng ở Trung Đông.
    PS: Cảnh Mig-25 vùi trong cát ở ven sân bay Bát đa là hoàn toàn có thật, được chiếu trên chương trình thời sự đài truyền hình Việt Nam. Nhìn không lẫn vào đâu được cái quan tài bay ấy, không thể là Mig-23 gắn thùng dầu lớn được.

Chia sẻ trang này