1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tranh luận về Tên lửa đối không và các Hệ thống dẫn đường tấn công cho tên lửa đối không

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi VietKedoclap, 02/09/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. kqndvn

    kqndvn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    1.117
    Đã được thích:
    0
    Những động tác giảm tốc độ đột ngột như thế này chỉ dành để break lock khi bị máy bay địch tấn công (do radar drople không phân biệt được mục tiêu tĩnh, sẽ mất mục tiêu). Hình như máy bay tiêm kích nói chung, Su Mig hay F, đều không thể bắn được tên lửa ở tốc độ gần bằng không này, dù anh có bay sấp hay bay ngửa, trừ phi sử dụng loại tên lửa có lái hướng bằng động cơ đẩy.
    Lý do là tên lửa phóng đi muốn điều khiển được suôn sẻ thì nó phải được máy bay mang "cấp" sẵn cho một tốc độ nhất định thì cánh lái mới khiển dụng.
    Tên lửa SAM-2 có hai tầng, ban đầu khi phóng tầng dưới làm việc để cấp tốc độ ban đầu đủ lớn cho quả đạn, rồi tách ra, phần còn lại tiếp tục dùng động cơ của nó chiến tiếp. Với tên lửa không đối không K-13 của Mig-21 thì máy bay mẹ đóng vai trò tầng phóng.
    Trong "Vùng trời" tập 3 của Hữu Mai có ghi lại chuyện hai phi công đang bay tập bị địch phục kích đã phải chuyển ngay sang trạng thái chiến đấu. Do phải quần vòng liên tục, máy bay của ta bị triệt tốc độ. Có lúc phi công đã tính cố bay thẳng để tích luỹ tốc độ, nhưng địch quá đông, đến từ nhiều hướng, khiến các anh không thực hiện được ý định.
    Quần vòng được một lúc thì hai anh hết dầu phải nhảy dù. Khi xuống tới mặt đất, phi công ghế sau hỏi phi công ghế trước tên Quỳ tại sao nhiều lần thấy địch ở ngay phía trước mà không bắn, Quỳ trả lời vì tốc độ còn quá ít, có bắn tên lửa cũng đuối tốc rớt xuống đất, nên anh không bắn.
    Trong một trận khác, phi công tên Đông quần với một chiếc C-130 vất vả mãi mới bắn được tên lửa, vì tốc độ Mig của anh phải giảm xuống thấp quá.
    Trong cuốn "Các cuộc không chiến trên trên vùng trời Bắc-Việt" có nói rất nhiều phi công F-4 bắn tên lửa ở tốc độ bay quá thấp khiến tên lửa bay ngoằn nghèo soắn tít và mất hút.
  2. 929rr

    929rr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/12/2004
    Bài viết:
    1.158
    Đã được thích:
    0
    Tôi hy vọng các bạn có 1 cơ hôi nào đó để xem đội bay này biểu dien. Đây là đội bay tư nhân đầu tiên sử dụng jet của khối xhch gom 3 phi công Mỹ và 1 phi công Ukraine.
    [​IMG]
  3. Mig19Farmer

    Mig19Farmer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    1.465
    Đã được thích:
    1
    Thôi đã đuối lý cãi cùn rồi chạy thì anh cũng tạm tha cho chú. Anh có một lời khuyên với chú là chú nên tập cách dùng cái Gú gờ mà chú khuyên anh không nên dùng ấy. Anh nghe chú cãi về vụ Mig-25 chim ưng nhà chú chui xuống cát là chỉ do giang hồ đồn đại, chưa có thông tin kiểm chứng. Anh chỉ cần vào gú gờ để sợt có 1 giây với từ khóa "Mig-25 Iraq" thôi đã ra hàng núi ảnh cảnh khai quật chim ưng đi trốn (cùng khoảng ba chục chiếc đàn em hoặc chim ưng khác). Đấy, chú thấy không, anh đâu đâu có cần dùng trí tưởng tượng phong phú cùng tinh yêu mãnh liệt của mình để xào nấu nó thành Mig-23 mang thùng dầu lớn đâu. Anh thấy cái gú gờ này cũng tương đối hay đấy, chú không nên chỉ dùng 1 nguồn tài liệu duy nhất là cái đám sách vở chú có trong trường chú (mà toàn là xuất phát từ Nga), phải nghe nhiều tai mới ra sự thật được chú ạ.
    Thế chú nhé, bao giờ cảm thấy bớt ngượng (như mấy vụ sabot tăng tốc bằng tên lửa và có một ít thuốc nổ, cao xạ 37mm tăng tốc tên lửa sản xuất tại nhà máy bê tông Chèm...) thì chú quay lại anh em mình nói chuyện tiếp. Anh nói thật là anh thấy kiến thức của chú tốt đấy, anh học hỏi được nhiều từ chú và các anh em khác trên này (cùng với Gú gờ nữa, thấy ai nói gì hay thì anh lại sợt một phát ra một đống để đọc từ từ). Vấn đề là chú nên bỏ cái kiểu bảo thủ cố hữu ấy đi mà nhìn theo nhiều hướng khác nhau thì chú sẽ được nhiều người quí hơn đấy.
    PS: Chú đã bỏ bớt được cái tính thích châm chích người khác qua các bài xào nấu rồi nên anh cũng không cần góp ý thêm nữa. Hẹn gặp lại chú trên này sau.
  4. than_dau_tuat

    than_dau_tuat Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/09/2005
    Bài viết:
    791
    Đã được thích:
    304

    Bác MIG mang súng bắn nhau với tên lửa ơi, chán quá, Em đi chữa cái đèn tỷ giá ở Lào Cai, thế mà trên này cũng có Internet . Bác bảo sao về cái vụ máy bay mẹ chết, ke ke ke ke ke ke ke ke ke ke ke ke ke ke ke, thương wá.
    Đang cúm gà được trận cà ri đã quá, lại quay lại tán gẫu với bác MIG vô duyên. Bác vác súng lang thang giữa rừng tên lửa ke ke ke ke ke, vừa ăn gà vừa tưởng tượng bác MIG không chiến giống gà, đến nỗi nhìn ta thành địch nhìn địch thành ta. Có lẽ, bác MIG quá sợ chiếc xe tăng bay. Nhắc đến nó lại tưởng nhỡ đến Mikoyan, thiên tài quân sự đã để lại mẫu máy bay này. Trong lic sử 65 năm thời đại phản lực, máy bay chuyên nghiệp không chiến mang tên ông vô địch đã 56 năm, riêng khung máy bay YE-155, không một máy bay đối kháng nào lại được trong 40 năm qua. Tiến bộ tiếp theo, MIG-7.1 nếu được chế tạo hàng loatỵ thì gọi là gì hả bác MIG, gọi là tuần dương hạm bay bác nhé.
    Vậy là nhà ta đã chán máy bay chuyên nghiệp không chiến, chuyển sang máy bay đa năng linh hoạt.
    Hiện nay, rõ ràng, có ba trung tâm chế tạo máy bay chiến đấu lớn, với ba phong cách khác nhau chế tạo những nghệ sĩ tăng gô trên trời này.
    Hầu hết các cấu hình máy bay linh hoạt đều bắt nguồn từ chương trình chế tạo MIG-21. Mẫu thử YE-6 bắt đầu có cánh phụ trước, yếu tố quan trọng hiện nay. Cánh phụ trước bây giờ điều khiển được bằng máy tính giúp máy bay cân bằng dọc trong các tốc độ rất khác nhau và điều khiển máy bay lên xuống nhanh chóng. các YE-6 sử dụng cánh phụ trước cố định và nhỏ, thiếu máy tính nên đành phải bỏ. Bản tiếp theo, YE-8, chính là tiền thân của ống động cơ ngày nay. Nó cũng không được chế tạo, mặc dù với ống động cơ đó, nó đạt điểm linh hoạt và vận tốc cao hơn kiểu MIG-21 (YE-5). Cấu tạo ống động cơ đó là động cơ được đăt sau trong một cái ống dài khoảng 3 mét trở lên. Kết cấu cửa hút gió của MIG-21 sử dụng khe hẹp góc gập để dập xung chấn động M1, còn xung này trong YE-8 sẽ tiêu đi trong ống chịu áp phía trước động cơ, áp suất khí tăng dần từ miệng ống vào cửa động cơ, làm giảm lực cản, khối lượng và tăng hiệu quả nén hơn kiểu góc gập. MIG-25 sử dụng cái ống đó nhưng được điều khiển phức tạp thế nào thì trước Tuất đã nói chuyện. YE-8 sau đó được Mỹ và châu Âu học tập trong máy bay thử nghiệm X-31 và EFA và sản phẩm là con F-16 với các dòng máy bay châu Âu. YE-8 dúng là thủy tổ của dòng máy bay mà ta đang nói đến: máy bay nhỏ nhẹ linh hoạt, đa năng. Thật ra, chiếc đầu tiên có lẽ là BICH-26 sử dụng hai động cơ AM-5, cấu hình FW, rất có lợi về lực cản, nó tuy được thiết kế để không chiến nhưng hứa hẹn là một máy bay linh hoạt, chỉ dừng lại năm 1947 ở mô hình. Đây là máy bay đầu tiên có cánh phụ trước, nó chưa được thử nghiệm, nếu được, chắc tính bất ổn sẽ lộ ra do thiếu máy tính ổn định tự động.
    Nếu như các YAK-1 và YAK-3, MIG-15, MIG-21, MIG-25, MIG-31 và mẫu thử MIG-7.xx hiện nay là dòng máy bay chuyên nghiệp không chiến, tốn kém và thích hợp cho chiến tranh tổng lực, thì dòng máy bay ở đây là dòng máy bay tiết kiệm hơn, vì không cần tốn tiền mua một máy bay không chiến hộ tống và một máy bay ném bom. Chúng rất thích hợp với chiến tranh hạn chế, nhưng đa tài thì kém chuyên.
    Như trong đoạn trước. MIG-25 đã sử dụng cấu hình cánh rất khỏe cho tốc độ cao, yêu cầu là cánh có diện tích lớn và sát thân, cánh tứ giác, như một số máy bay Mỹ. Điều này cần ổn định tự động máy tính và đắt đỏ. Các máy bay đa năng nhỏ thường sử dụng cánh tam giác, thậm chí cánh kéo dài ra chiếm luôn đuôi ngang, điều đó làm giảm thiết bị và diện tích, lợi cho lực cản, khối lượng và an toàn. CŨng có máy bay sử dụng cánh cụp xòe như MIG-23 và F-111, điều đó giải quyết mâu thuẫn tốc độ thấp và tốc độ cao, cũng như cánh tam giác, dựa vào khí động. Thật ra, lý tưởng nhất là một hình tam giác dẹt bay, chỉ có hai thiết bị lái là lái đuôi ngang, nhưng gắn vào cạnh sau hình tam giác, có thể có thêm cánh phụ trước điều khiển được nếu đầu máy bay dài ra.cấu tạo này này làm giảm thiết bị lái (chỉ còn 2), nhưng dựa hoàn toàn vào máy tính vì con người không giải được bài toán phức tạp khi nghiêng cánh để đổi hướng. Cấu hình này cũng cho diện tích bề mặt nhỏ nhất tiện lợi lớp hấp thụ, cũng rất lợi cho chống phát xạ hồng ngoại sau động cơ và lái lực đẩy hai chiều lên xuống, cũng rất lợi cho khối lượng và khí động do diện tích ngoài thấp, chính là con A-12, máy bay tấn công mặt đất đột kích và chống tăng chuyên dùng tên lửa của Mỹ, dự định thay thế cho A-10 và F-117.
    Máy bay cổ điển có 4 cánh lái sau cánh: cánh phụ (để điều khiển lực nâng) và cánh cân bằng (để điều khiển nghiêng cánh). Hai cánh lái lên xuống ở đuôi ngang và cánh lái trái phải ở đuôi đứng. Sau này thêm cánh phụ trước (bào khí) điều khiển được và lái lực đẩy. Phải dùng đến 6 cánh lái (2 cân bằng, 2 cánh phụ, hai đuôi lái lên xuống) để điều khiển một động tác lên xuống và độ nghiêng trục dọc, do tốc độ tính toán của não phi công thấp. Nếu dùng máy tính thay thì chỉ cần hai cánh lái, đuôi đứng cũng bỏ đi, rẽ ngang bằng nghiêng cánh. Kết hợp lái lực đẩy và lái cánh phụ trước, đó là cấu hình lý tưởng. Thật ra, BICH thiên tài năm 1947 đã thiết kế BICH-26 như thế, nay con A-12 đang gặp khó khăn về kết cấu chịu lực, đã bỏ composite cánh thay bằng thép.
    Châu Âu tỏ ra kém phát triển máy bay, phải dùng cỡ máy bay khiêm tốn, nên cánh tam giác được dùng nhiều. Ở tốc độ cao, cánh này xa thân và yếu, nên không dùng cho M3 và trọng tải lớn, nên xe tăng bay mới đổi cánh tam giác của YE-152 thành tứ giác của YE-155, và nhiều phi công thử nghiệm tử nạn khi test cấu hình này. Cánh tam giác không đuôi ngang kèm cánh phụ trước tỏ ra là cấu hình rất tốt cho máy bay cỡ MIG-21 hoặc to hơn chút, tốc độ M2. Nó vận động tốt hơn con A-12 tam giác trên mà số thiết bị lái vẫn ít ỏi, tin cậy. Đặc biệt các máy bay một động cơ châu Âu tỏ ra rẻ, khỏe. Rõ ràng, khi có hai động cơ và kỹ thuật cao, người ta chế được một con một động cơ rẻ và khỏe hơn cùng cấu hình, do lợi thế của đường kính turbine lớn. Đơn giản, tự nhiên, tin cậy và nhỏ rẻ là đặc trưng của dòng máy bay châu Âu. Hầu hết các maý bay chiến đấu của châu Âu đều thờ YE-8 làm *****.
    Dòng cánh cụp xòe của MIG-23 và F-111 cho phép cân bằng khí động tự nhiên, ít can thiệp cưỡng bức bằng cân bằng máy tính (như bài viết các trang trước về MIG-25, việc thử nghiệm can thiệp máy tính vào thiết bị lái trả giá rất đắt). Nhờ cấu tạo đó, có thể bay M2 hoặc chỉ vài trăm km/h khi mang nặng mà vẫn cân bằng. Nhưng cơ cấu nặng nề, đăt, không tin cậy. DO đó, ngày nay chỉ máy bay nén bom là dùng. Hiện tại, cấu hình này dùng cho máy bay lớn B-2 và TU-160. Tốc độ cao và tốc độ chậm tải nặng dùng cho các nhiệm vụ ném bom rải thảm, ném bom điểm tọa độ và mang tên lửa hành trình tấn công chính xác được kết hợp trong một máy bay. Nhờ cấu hình đó chúng có thể bay nhanh, tàng hình ví dụ cho nhiệm vụ tấn công hạm đội hay căn cứ được bảo vệ chắc chắn sâu trong đất địch, cũng có thể mang quá tải triệt hạ đối phương đang yếu như ném bom Đức Nhật cuối thế chiến. Nếu sử dụng làm máy bay đa năng, khi không chiến, cấu hình cụp xòe nặng nề không lợi.
    Người Nga và Mỹ thì nhiều điều kiện hơn, sử dụng cánh tứ giác cân bằng cưỡng bức qua máy tính. Nổi tiếng là dòng SU-27, với cái đuôi rất lớn, lái khí động, lái lực đẩy 3 chiều, động cơ khỏe. SU phụ thuộc hoàn toàn vào máy tính, đến nỗi khi máy tinh trung tâm hỏng, một phi công được phong anh hùng do đem được máy bay về tầu sân bay. Cấu hình này cho phép máy bay tải nặng, G lớn do cánh khỏe, cũng rất phức tạp và nhiều bất trắc, bù lại, các SU này có hai động cơ, trở về được khi một chiếc ốm. Theo truyền thống Nga, khi một động cơ hay một hệ thống vũ khí được đưa vào sản xuất hàng loạt, người ta tiếp tục cải tiến chúng theo hướng ít dùng vậy liệu quý hiếm, nhẹ hơn và mạnh hơn, để có thể sản xuất số lượng lớn và nhanh nếu chiến tranh thế giới xảy ra. Người Nga luôn đảm bảo an ninh cho họ bằng thành công từ các viện nghiên cứu tập trung cao độ. Năm 1974, động cơ turbofan bypass D-30F6 được trang bị cho máy bay chiến đấu. Sau đó, các động cơ AL thay thế theo hướng nhẹ rẻ như vậy. Đây là thời điểm đánh dấu việc sử dụng động cơ turbofan bypass rộng rãi. Các máy bay không ciến chuyên nghiệp bằng lòng với turbo jet ăn dầu, nhẹ khỏe, nhưng các máy bay làm nhiều nhiệm vụ phức tạp cần tiết kiệm nhiên liệu để bay lâu, mang nặng và đi xa. Động cơ bypass được áp dụng bên Mỹ trước Liên Xô chục năm, trong chiếc SR-71 nỏi tiếng. Turboffan từ thập kỷ 1950 được dùng cho máy bay chở hàng, chở khách vì kinh tế và bền. Turbofan bypass là kết hợp của động cơ bypass và động cơ máy bay chở hàng, ở tốc độ cao, nó trở thành ram jet và tốc độ thấp thì thành fan. Máy bay chuyên không chiến cỡ nhỏ ít có điều kiện lắp turbofan, như MIG-21 cải tiến rất nhiều cũng phải dùng turbojet. JAS 39 Gripen xuất sắc cũng dùng động cơ một luồng khí Volvo Aero Corporation RM12.
    Bài toán kinh tê luôn đeo bám máy bay đa năng. Với vai trò chủ lực trong chiến tranh hạn chế, nó là máy bay chiến đấu thời bình, và vì thế, chuyện lỗ lãi luôn đè đầu các nhà thiết kế. Mà ngày nay, hầu như thế giới sống trong chiến tranh hạn chế, nên máy bay lái buôn này đần dần thay thế xe tăng bay không chiến chuyên nghiệp, trở thành máy bay chủ lực. Dòng MIG nỏi tiếng với máy bay không chiến chuyên nghiệp, máy bay chiến sĩ, không trội lắm về máy bay lái buôn này, nhưng không bao giờ để các F vượt qua mặt. Dòng máy bay SU luôn luôn di tiên phong về uy lực, khẳng định vị trí số một của máy bay Soviet.
    Trong dòng MIG, loại cụp xòe là MIG-23 và MIG-27. DÒng trực hệ của YE-8 cấu hình canh tam giác cửa hút gió dưới là MIG-29, sau đó là MIG-33, MIG-35 và MIG-39. MIG-29 được gọi là sát thủ của F-16, nó không chiến tồi hơn SU do gọn nhỏ nên không mang được radar không chiến mạnh. MIG-35 và MIG-39 ban đầu được cấu hình là máy bay thế hệ 5, MIG-35 đa năng và MIG-39 không chiến. Nhưng do nhu cầu lớn về máy bay đa năng, MIG-39 lại là máy bay đa năng. MIG-39 là kết cấu YE-8 với tiến bộ thế hệ 5, cùng nhiệm vụ với F-22 nhưng hệ động lực trội hơn nhiều, cho tốc độ, độ linh hoạt và trọng tải lớn.
    Ta có thể xem một vài tranh ảnh dòng máy bay này:
    YE-8, mẫu thử năm 1959, trong chương trình phát triển MIG-21. Đây là thủy tổ của dòng máy bay đa năng, nhẹ và linh hoạt. YE-8 sử dụng cánh phụ trước cố định. Điều này làm máy bay ổn định trục dọc trong tốc độ cao, sau này điều khiển được làm máy bay linh hoạt, người ta thường đặt cao hơn cánh để tránh giảm áp dưới cánh. Máy bay lần đầu tiên sử dụng ống hút gió thẳng tích áp, làm tăng hiệu quả và nhẹ động cơ so với phương pháp dùng góc gập luồng khí chống xung M-1 của MIG-21. Thiếu máy tính, cánh phụ trước gây bất ổn không an toàn nên mẫu thử khiêm tốn hơn là YE-8 trở thành MIG-21. Cánh phụ trước và cửa hút gió MIG-21 là mẫu YE-6.
    [​IMG]
    JAS 39 Gripen, máy bay thế hệ ba nhỏ nhất, đơn giản tin cậy.
    [​IMG]
    Máy bay châu Âu, Tornado và EF. EF (dưới) xuất phát từ máy bay thử nghiệm EFA, F-16 xuất phát từ máybay thử nghiệm X-31, đều là máy bay thử nghiệm phương Tây tiến hành lại chiếc YE-8. YE-8 vượt quá trước thời đại, lúc đó chưa có máy tính để áp dụng nó. Cấu hình Tornado như là lai MIG-23 và MIG-25. Tornado cũng thử nghiệm phương án ổn định điện tử như MIG-25, nhưng Tornado-1 thất bại vì điều đó, chương trình chậm lại 10 năm. Bây giờ thì Tornado sử dụng ổn định tự nhiên như MIG-23 với cấu hình không chiến của MIG-25. Có thể thấy qua EF, châu ÂU đơn giản hóa máy bay để tin cậy, nhẹ và lợi thế lực cản. Máy bay của họ tiến dầ đến cấu hình BICH-26 và A-12, nhưng vẫn còn đuôi đứng.
    [​IMG]
    [​IMG]
    Thằng này Mirage 2000, đơn giản hóa thiết bị khí động đã gần tối đa
    [​IMG]
    Cơn bão nhiệt đới:
    [​IMG]
    F-16 Mỹ. YE-8 trơng thực tế. Thật ra, đây là cấu hình nhỏ gọn rẻ để xuất khẩu. Máy bay được Israel, Nhật và Trung Quốc chế tạo.
    [​IMG]
    Một mẫu thử F-22, đuôi đứng-ngang phân ra hai chiều để óc phi công dễ hiểu, nay được thay bằng đuôi con chuồn chuồn ngô, bắt buộc phải lái bằng máy tính vì bài toán lái trở nên phức tạp. Nhưng điều đó giảm diệt tích đuôi lái. Máy bay tiết kiệm tối đa diện tích để tàng hình, tiến gần đến FW, điều này làm cho nó rất kém trong không chiến tầm ngắn. Không sao, vì F-22 là máy bay đa năng và có diện tích phản xạ thấp. Bản chính thức của F-22 do đó, tăng cường khả năng không chiến tầm ngắn bằng cách sử dụng đuôi lái lai trên cấu hình YE-8.
    [​IMG]
    Đây là đoạn phim về MIG-39, Máy bay mới nhất nối dòng YE-8, MIG-29. Thiết kế khí động được chau chuốt dến từng chi tiết, hình dáng được thử nghiệm trên các siêu máy tính ưu hóa từng đặc điểm một. Động cơ cực khỏe 39 tấn lực đẩy, lái lực đẩy ba chiều. Turbofan bypass AL-41 cho lực đẩy 29 tấn khi chưa đốt đít, gần bằng lực đẩy con F-22 bật hết cỡ (tức là khi F-22 ăn dầu mức cao nhất để biến thành tên lửa hành trình Ramjet thì MIG-39 vẫn đủng đỉnh trong chế độ tiết kiệm nhiên liệu, còn khi MIG-39 bật hết công suất động cơ, thì F-22 có lắp thêm 5 cái mô tơ vào mông cũng chỉ ngửi khói. Các tham số khí động đều trội hơn F-22. Về tàng hình, nó giống như F-22, tức là kém MIG-7.xx một chút, điều này đổi lấy độ linh hoạt và nhẹ của cửa hút gió dưới YE-8. ĐIểm hơn của nó về vật liệu là compósite ở các thiết bị thò ra (đuôi và cánh), lợi cho tàng hình. Điểm hơn của nó về động cơ là AL-41 lái lực đẩy 3 chiều, lực đẩy lớn hơn FW của F-22 chỉ lái hai chiều. Chống phát xạ hồng ngoại kiểu SU-25: trộn khí làm nguội. Điểm hơn động cơ thể hiện rõ nhất là nó có thể bay đứng yên trên không, F-22 chỉ muốn làm điều đó phải chăng dây khỏi đổ.
    http://www.military.cz/russia/air/suchoj/144_su33_su30mki.mpg
    Còn đây, là một vài đoạn phim về SU 27 các loại. Tiến bộ về số lượng của MIG-1.44 cho thấy nó đã thay thế MIG-7.xx trong định danh MIG-39, thể hiện xu hướng chủ lực hóa của máy bay đa năng, thay thế cho máy bay không chiến chuyên nghiệp. Hiện nay, MIG-1.44 (có thể là MIG-39) đang ở gian đoạn tiền sản xuất (lô hàng đầu tiên được các phi công thử nghiệm bvàn giao cho không quân, huấn luyện những trung đoàn đầu tiên gọi là tiền sản xuất hàng loạt, có khoảng vài chục chiếc).
    SU-33 trên tầu sân bay.
    http://www.military.cz/russia/air/suchoj/Su_33/su33_firstflights.mpg
    http://www.military.cz/russia/air/suchoj/Su_33/su33_1.mpg
    http://www.military.cz/russia/air/suchoj/Su_33/su33_first_land_tavkr.avi
    LarvaNH thích bài này.
  5. than_dau_tuat

    than_dau_tuat Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/09/2005
    Bài viết:
    791
    Đã được thích:
    304
    Máy bay SU là những máy bay chiến đấu thực tế đầu tiên thực hiện các động tác corba, tailside. Sau này, các máy bay chiến đấu khác cũng thực hiện các đường bay như vậy Nhưng SU-ngày nay lại tiếp tục gây kinh ngạc với các động tác đứng yên trên không hay bay ngược 135 độ M1.
    Đứng yên trên không là sự biểu diễn hoàn hảo của kỹ thuật ổn định điện tử và lái lực đẩy ba chiều. Còn bay ngưọc là biểu diễn của kỹ thuật lái máy tính đỉnh cao kèm thao kết cấu động cơ áp suất cao turbofan bypass. Trước đây, khi biểu diễn corba, phi công đã để xộc ngược khí động cơ gây cháy, đó là ngày tàn của dòng động cơ Tumansky hùng dũng một thời. Ngày nay, áp suất động cơ tăng đến trên 20 atm, đảm bảo tốc độ M1 khí xộc ngược cũng không thể đi qua động cơ.
    http://www.military.cz/russia/air/suchoj/video/cobra.mpeg
    Còn đây là bay lật bụng:
    http://www.military.cz/russia/air/suchoj/video/testpilots_su_27.mpeg
    Về phóng tên lửa. Các tên lửa chống tăng có thể phóng từ bất kỳ tư thế nào. Một số tên lửa đối không cũng có tính năng đó, các bác xem lại con R-73.
    Một số tên lửa đối không cần thả rơi mới bay đi, R-73 thì cần có lực đẩy khi chưa rời bệ phóng để lái lực đẩy tạo ổn định khi bay giật lùi, nên không thể thả rơi rồi mới khởi động động cơ. Vì nó ổn định được khi bay vận tốc âm nên vận tốc nhỏ hay bằng không cũng là điều kiện ổn định quá đã đời cho nó. Các tên lửa cổ và AIM-9 cần có vận tốc xuất phát để bay theo đường ngắm. R-73 lái từ máy may mẹ bằng máy tính trong quá trình phóng dài ngoằng lock sau khi rời máy bay mẹ nên mới có thể xuất phát với tốc độ âm.
    Nhưng với các tên lửa thả rơi, thì không nhất thiết ngửa bụng là không phọt được. Bất cứ lúc nào, máy bay đảm bảo dùng cánh để nâng đều phọt được tên lửa treo. Phọt ngửa dễ hiểu nhất thế này: máy bay làm động tác bay một vòng theo chiều thẳng đứng mà không lật. Đang bay ngang, ngóc mũi lên, vòng lại trên cao. Ở đỉnh vòng tập điển hình này máy bay ngửa bụng, nhưng lực nâng cánh vấn đảm bảo (lực nâng lúc này hướng xuống dưới để chống lại lực ly tâm), trong tư thế ngửa đó, phọt tốt tên lửa.
    Chiếc L-39 trên là động tác bay với lực đẩy thấp, lên cao rồi rơi đồng thời với lật (khi bay với lực đẩy mạnh là bài tập vòng lại đằng sau bằng cánh vọt lên theo chiều thằng đứng, một bài tập cơ bản).
    Nhà ta vừa rơi một con M-28. Con đó năm cha ba mẹ trên cấu hình cổ lỗ AN-28 nhưng lại cắt đi tính năng hạ cánh khẩn cấp, là nguyên nhân rơi chiếc M-28. Tặng các bác phiên bản hiện đại hoá của nó. máy bay tuần tra SU-80. Cực kỳ tiết kiệm dầu và bay lâu (12 tiếng trên trời). Với nước bé nhỏ như ta có thể dùng làm một thứ AWACS hay diệt hạm chống ngầm. Các chuyến bay thời bình của nó rẻ, đến mức làm máy bay chở khách vẫn lợi thế.
    Các tham số gấp nhiều lần M-28 dở hơi.
    động cơ: 2x TVD-1500S; 1395 kW
    dài: 17,12 m
    sải cánh: 23,26 m
    cao: 4,98 m
    trọng lượng cất cánh tối đa: 8 200 kg
    tốc đọ tối đa: 500 km/h
    độ cao: 8 000 m
    tầm bay: 4 500 km
    [​IMG]
    [​IMG]
    Được than_dau_tuat sửa chữa / chuyển vào 13:37 ngày 25/11/2005
    LarvaNH thích bài này.
  6. than_dau_tuat

    than_dau_tuat Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/09/2005
    Bài viết:
    791
    Đã được thích:
    304
    Hợp đồng MIG-1.44 đã cứu sống hãng MIG, đồng thời với việc Aicập mua MIG-29 (Israel tự chế F-16 lấy tên Lavi, nhưng MIG-29 lại là F-16 nhân đôi, còn có biệt danh sát thủ của F-16). MIG đã rất khó khăn, khi sản phẩm chính của hộ là máy bay chiến sĩ chuyên không chiến, mà trào lưu ngày nay đổi model, dùng máy bay lái buôn đa năng. Dù sao, MIG cũng phải nhập vào SU, vì sản xuất lái buôn, SU phát triển mạnh, nắm những nhà máy sản xuất máy bay hiện đại nhất dọc tuyến đường sắt Baikan-Amur. TU thì bị mất phần lớn bên Ucraina (thành phố Kharkov), chỉ còn lành quê đất tổ Tartar nên chưa hồi được.
    Chúng ta so sánh F-22 và MIG-39 trên ảnh. Sau khi bỏ đi cấu hình FW, F-22 quay trở về cấu hình YE-8, thu nhỏ và thô vụng của MIG-39. Đuôi chuồn chuồn ngô lùi bước thành đuôi chuồn chuồn lai sẻ.
    [​IMG][​IMG]
    MIG-39 gần giống thế này, ở góc này không nhìn thấy bí kíp của nó, là hệ thống lái lực đẩy ba chiều giảm phát xạ hồng ngoại và radar bằng gốm. Chiến sĩ thất nghiệp thì lái buôn được việc. Hệ thống khí động được thử nghiẹm trên siêu máy tính chau chuốt đến từng chi tiết, tận dụng từng chút áp suất và tiêu diệt tất cả các xoáy cuộn nhỏ nhất nếu được bằng hình dáng quả chuối eo ót. So với F-22, trong các động tác nhào lộn, đường không khí qua động cơ của MIG luôn ưu thế. Việc F-22 bỏ đi bộ đuôi chuồn chuồn chứng tỏ không đạt điểm khi thử nghiệm, còn MIG thì đây. Nhắc lại rằng, bộ đuôi chữ V của chuồn chuồn chỉ cần hai cánh là lái được bốn góc, nhưng bài toán lái phức tạp. Còn sử dụng kiểu chữ thập đứng ngang thì dễ hình dung ra bài toán lái nhưng cần quá nhiều cái đuôi lái, tăng diện tích và lực cản.
    [​IMG]
    [​IMG]
    Còn đây. tặng các bác một vaì đường bay:
    [​IMG] [​IMG]
    [​IMG][​IMG]
    Được than_dau_tuat sửa chữa / chuyển vào 14:48 ngày 25/11/2005
    LarvaNH thích bài này.
  7. Mig19Farmer

    Mig19Farmer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    1.465
    Đã được thích:
    1
    Anh cũng chả hiểu chú Tuất lấy đâu thông tin để khẳng định F-16 với 1 đám máy bay Nato mà chú liệt kê là copy mẫu thử của Mig-21 nữa, chắc lại do trí tưởng tượng của chú cộng với tình yêu Nga mù quáng mà ra cả.
    Chú bảo anh đừng dùng Gú gờ nhưng chú vẫn chưa đưa ra cho anh được nguồn nào bảo động cơ Su-25 là turbofan mà chỉ lôi đám động cơ AL-31 của chú ra rồi phân tích xào xáo một hồi, kết luận nó vừa giống fan vừa giống jet nên kết luận là Gú gờ sai, có sợt đến đâu cũng không lại trình độ xào nấu của chú. Chú chẳng bao giờ đi sâu vào nội dung trang luận mà luôn dùng 1 chiêu duy nhất là ĐÁNH TRÁO CHỦ ĐỀ bằng cách lăng mạ người ta vài câu rồi lái chủ đề sang một mớ xào nấu khác với những ngôn từ đao to búa lớn của chú như: siêu đẳng, siêu việt, tuyệt vời... Những bài viết của chú đọc từ đầu đến cuối cũng không hiểu nổi viết về cái gì, nhằm mục đích gì mà chỉ đi lan man hết từ chủ đề vĩ đại này sang chủ đề vĩ đại khác. Chú có bao giờ nhìn lại mình xem tại sao trên này chú bị GHÉT đến thế không. Tính anh chả thù ghét ai được lâu nhưng đọc mấy bài của chú nhiều lúc anh muốn ói, cái diễn đàn này ko phải chỗ để chú xả những thông tin quá sai lạc như thế này nên anh mới ngứa tai mà xen vào vài câu. Có gì thì chú đừng giận anh nhá.
    Được mig19farmer sửa chữa / chuyển vào 15:09 ngày 25/11/2005
  8. 929rr

    929rr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/12/2004
    Bài viết:
    1.158
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    "Sát thủ" F16 tại căn cứ kq Nellis, Nevada, USA.
    Mà sát thủ được bao nhiêu F16 rồi vây?
    Don''t write check that your mouth can''t cash.
  9. than_dau_tuat

    than_dau_tuat Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/09/2005
    Bài viết:
    791
    Đã được thích:
    304
    Bác MIG à, chán nói chuyện với bác cái. bác đọc lại các trang trước nhé. Trong lúc đi tìm câu trả lời của Tuất, bác nhỡ chú ý đến việc trả lời vụ máy bay mẹ rơi nhé.
    Máy bay F-16 và MIG029 luôn được so sánh như là mục tiêu thiết kế giống nhau. CHúng gọn nhỏ, hệ thống điện tử hiện đại, giao tiếp phi công thân thiện, linh hoạt. Chúng đều được thiết kế với mục tiêu rẻ, đa năng và dễ sử dụng. Nhưng các đặc điểm MIG-29 vượt quá xa F-16 nên gọi là sát thủ. Đây, mọt trang web tuyên truyền của người Mỹ cho nhanh.
    http://www.fas.org/nuke/guide/russia/airdef/mig-29.htm
    Vào trong đó, các bác có thể thấy việc Mỹ mua MIG-29 của Moldova. Không những mua máy bay Liên Xô cũ và Nga về, Mỹ còn chế tạo máy bay Liên Xô để tập lái, đó là YF-110 và YF-113 (tên này làm nhỡ đến các mẫu thử YE), các bác biết đó là gì không. Thưa, đó là MIG-21 và MIG-23 Mỹ. Thời điểm ra đời của MIG-21 được tính khác nhau, tùy thuộc việc coi đâu là MIG-21. Trong này thì người Mỹ coi đó là năm 1955 (như các bài trước của Tuất, đó là mẫu thử YE-2 chưa được Liên Xô coi là MIG-21).
    Máy bay châu Âu thừa kế rất nhiều đặc điểm khí động của các máy bay gốc Pháp Mirage.
    http://www.fas.org/man/dod-101/sys/ac/row/mirage-2000.htm
    Trên kia Tuất đã nói về thời kỳ tương lai của Mirage. Đó là BICH-26 của năm 1947. Nói thế thôi, BICH chưa được thử nghiệm, nên chưa thấy những bức tường không thể vượt qua vì không có máy tính. CÒn đây mới là thời tương lai thật sự, A-12 Mỹ, thứ sẽ thay thế cho A-10 và F-117. Mẫu thử đang gặp khó khăn về độ cứng cánh, nên người ta bỏ composite đi thay bằng thép cường độ cao. Nhớ lại, khi chiếc xe tăng bay MIG-25 bị lái trộm sang Nhật, người ta giễu nỏ (một cách ghen tị), là nó lắm thép quá (80%).
    http://www.fas.org/man/dod-101/sys/ac/a-12.htm
    [​IMG]
    Đó là các máy bay chỉ có ba tấm thò ra, hai cánh và một đuôi đứng cực kỳ đơn giản, rẻ và tin cậy. Cấu hình đó như thế nào thì bên trên. Đây là một phát minh xuất sắc của người Pháp, máy bay chỉ có 6 tấm lái: hai cánh nâng phụ, hai cánh cân bằng và một đuôi lái đứng, so với 10 thiết bị lái khí động cộng hai ống lái lực đẩy 3 chiều của SU-37. Thực tế, với việc phát triển của các siêu máy tính mô phỏng, cấu hình này sẽ phát triển mất đi đuôi đứng và chỉ còn hai tấm lái ở hai cách. Nếu chúng cùng lên xuống thì điều khiển máy bay xuống lên, nếu chúng lệch nhau thì máu bay rẽ phải trái. Việc chia ra nhiều tấm lái để tách các động tác lái, làm cho việc tính toán góc cánh lái đơn giản hơn với phi công. Máy tính mô phỏng thay thế cho các mẫu thử bay thật và máy tính điều khiển ổn định, lái tự động sẽ tính bài toán phức tạp bẻ cánh lái chính xác.
    Nhưng không thể từ chối sự hấp dẫn của cấu hình YE-8, và thế là máy bay thiên niên kỷ mới của châu Âu lại là con cháu YE-8.
    http://www.fas.org/man/dod-101/sys/ac/row/eurofighter.htm
    Tại sao học ư, đó, nó ngon như thế, từ chối suốt mấy chục năm rồi phải chén thôi. YE-8, máy bay thử nghiệm lịch sử, có hai chiếc. Nó là máy bay thử nghiệm đầu tiên của dòng MIG sử dụng ống chịu áp trước động cơ để làm một "máy nén" không turbine và dập chấn động M1. Kết cấu ống hút gió này làm cho nó tận dụng những ưu thế ramjet trong tốc độ cao. Máy bay thừa kế YE-6 cánh phụ trước và đuôi ngang chéo thấp. Cánh phụ trước làm máy bay linh hoạt, ổn định trong tốc độ cao nhưng ngày đó chưa dùng được. Ống hút gió dưới làm dòng khí đi thẳng, tạo ra chiếc máy bay một động cơ rất nhẹ khỏe. CHiếc YE-8 đầu tiên đóng năm 1959 và rơi năm 1960. Sau đó, chiếc thứ hai được đóng rồi tiép tục các chiếc khác tiến lên MIG-23. Không cần làm nhẹ khỏe động cơ lắm người ta tách ống hút gió ra hai bên, vẫn giữ cơ chế tích áp, điều này làm máy bay rộng hơn (tiến gần đến phía FW, lợi về khí động). Nhưng các máy bay linh hoạt nhỏ khỏe vẫn thích ống tích áp dưới bụng với đường đi thẳng.Cắm cánh phụ trước vào là thành YE-8 này. F-16 được đóng cùng F-14 từ những kinh nghiệm chiến trường sau chiến tranh Việt Nam (tức là sau những bài học mà MIG-21 dạy cho).
    [​IMG]
    Còn đây, tặng các bác MIG-25 và MIG-31 Mỹ. Xe tăng này hơi nhỏ, thôi, tạm coi là xe bọc thép bay vậy. Còn trong này http://www.fas.org/nuke/guide/russia/airdef/mig-31.htm người ta nói rõ chìa khóa của ưu thế thuộc về antena mạng pha khổng lồ. Chìa khóa của chìa khóa là cấu hình xe tăng bay YE-155 khổng lồ và bay nhanh nhất thế giới.
    [​IMG]
    [​IMG]
    LarvaNH thích bài này.
  10. Mig19Farmer

    Mig19Farmer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    1.465
    Đã được thích:
    1
    Anh cũng không hiểu nổi kỹ sư quân sự như chú học hành cái kiểu gì mà không hiểu nổi cái hình đơn giản đến thế. Cái máy bay mẹ bắn Python- đấy đang đối đầu với Su, góc bắn >60 độ, chú thấy đấy do mục tiêu cũng di chuyển nên với cơ hội hạ mục tiêu thứ nhất thì mục tiêu đã bay tít 1 đoạn xa rồi- không có chuyện mục tiêu đứng đấy cho chú ủi đâu mà 90 độ, anh chịu cho khả năng tư duy của chú.
    Chú cũng đừng nói "đem 2000 máy bay thời 2000 đấu với 60 máy bay thời 1960". Không lực Iraq lúc trước chiến tranh có đến 350 máy bay chiến đấu với hơn 30 "chim ưng sát thủ" cơ đấy. Thiết nghĩ thế là quá đủ với lũ ruồi nhặng rồi còn gì nữa, cứ bay lên hạ một mớ rồi hạ cánh nạp đạn và xăng rồi lại lên gặt hái tiếp. Đám Mig-25 của Iraq đến giữa thập kỷ 80 mới bàn giao cho Iraq và chiến tranh vùng Vịnh năm 91 thì không thể có máy bay đời 2000 được, đám F-14, F-15 và F-16 đến lúc đó cũng tương đối có tuổi rồi (chưa kể lũ F-4 chắc cũng đời 2000 hả). Chiến tranh năm 91 mà máy bay bàn giao năm 85 thì có thể coi là loại hiện đại nhất (được xuất khẩu) thời điểm đấy rồi (con được khai quật trong báo cáo có ghi là được trang bị những thiết bị điện tử chưa từng được biết đến bởi phương Tây)
    Còn đến vụ chú sợ rằng bị đánh hội đồng bởi đám ruồi nhặng nên chim ưng thua (dù cũng chính chú nói là ruồi nhặng chả thể làm gì chim ưng) thì anh có dẫn chứng khác. Chả biết chim ưng sát thủ tầm xa và nhím lửa tầm gần của chú làm ăn thế nào mà ngày 27 tháng 12 năm 1992 tại Iraq, một chim ưng sát thủ Mig-25 khi đối đầu với một F-16D (loại máy bay rẻ tiền chuyên để xuất khẩu với công nghệ được ăn cắp từ mẫu thử Mig-21 xa xưa như chú nói) lại bị nó bắn hạ. Đây là không chiến 1 đối 1 đấy nhé, không có đánh hội đồng đâu. Chú làm ơn làm thao tác sợt Gú gờ để biết thêm chi tiết nhé, anh cũng muốn chú tập dần cho quen đi.
    Còn cũng một lần được ghi nhận là 1 tốp 2 chú chim ưng Mig-25 xâm phạm vùng cấm bay, khi đối đầu với 2 chiếc F-15 (loại máy bay kém cỏi đến nỗi từ sau nó phương Tây từ bỏ việc thiết kế máy bay không chiến chuyên nghiệp). Hai bên xịt nhau tóe khói nhưng chim ưng cũng chả ăn được rùa mà lại rút về (tất nhiên là nếu đứng trên phương diện khác có thể nói các F-15 bị bắn rát quá nên sợ chạy mất còn các Mig-25 về căn cứ an toàn, kiểu như chuyện chú viết Mig 2 chỗ nhà ta bắn rơi một F-4 còn các F-4 khác sợ chạy mất ấy, nghe tuyên truyền 1 chiều không tả nổi). Nỗi nhục của hơn 30 con chim ưng cùng một lũ đàn em đông đảo (mà thiết kế siêu việt được ăn cắp và nhái lại cho tất cả loài rùa trên phần còn lại của thế giới) là không giữ nổi bầu trời nhà mình, bị qui định vùng cấm bay bởi lũ rùa rụt đầu. Kết cục thì ai cũng biết, chim ưng và đàn em chui xuống cát đi trốn hết, còn rùa thoải mái ném bom oanh tạc trên cả vùng trời bé nhỏ còn lại. Và bây giờ chim ưng đang được khai quật lên để cho vào viện bảo tàng để người ta chiêm ngưỡng những thiết kế siêu việt của nó (và có thể phần còn lại của thế giới lại có cơ hội sao chép những thiết kế siêu đẳng này cho những thế hệ rùa tiếp theo)
    Anh cũng đọc mấy cái link của chú, chả thấy cái nào nói đến việc mấy loại đấy là copy công nghệ nào của Nga hết. Đừng thấy cái gì na ná giống nhau là be ầm lên là nó ăn cắp thiết kế.
    PS: Khổ cái thân em, bị lây bệnh thích dùng từ ngữ đao to búa lớn mất rồi . Các bác khác đọc có thấy ngứa tai thì đại xá cho em nhá
    Được mig19farmer sửa chữa / chuyển vào 19:23 ngày 25/11/2005
    Được mig19farmer sửa chữa / chuyển vào 19:41 ngày 25/11/2005

Chia sẻ trang này