1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tranh luận về Tên lửa đối không và các Hệ thống dẫn đường tấn công cho tên lửa đối không

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi VietKedoclap, 02/09/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Vụ này hình như ngày xưa bác kqndvn có nói đến. Phi công VN bay chung với cố vấn Nga thì phải
  2. 929rr

    929rr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/12/2004
    Bài viết:
    1.158
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Ruồi và chim ưng
  3. 929rr

    929rr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/12/2004
    Bài viết:
    1.158
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
  4. than_dau_tuat

    than_dau_tuat Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/09/2005
    Bài viết:
    791
    Đã được thích:
    304
    Trong chiến tranh Triều Tiên người ta tuyên truyền cho trẻ em là tỷ lệ bắn hạ 13:1. Mỹ rơi hơn 600 F-86, như vậy, Liên Xô rơi 8000 MIG-15. (tám ngàn chiếc máy bay tiêm kích MIG-15, dùng súng 30mm bị 6 trăm chiếc F-86 dùng súng 12mm bắn hạ).
    Trong CTVN, cũng bọn ba bị dùng để dỗ trẻ ăn cơm ấy nói tỷ lệ MIG-21 là 1:2 lúc thấp nhất. Cũng họ nói 65MIG-21 rơi, vậy Mỹ chỉ mất tối đa 33 chiếc F (trong tổng số gần 4000 cái được công nhận đã rơi).
    Bác kqndvn là đệ tử ruột của bọn đó. Tuất nói thật, nếu dùng những lý đó để tranh cãi, thì Tuất thôi vậy. Thua. Bác ạ, người Mỹ còn nhớ mãi phi công Bẩy. Anh dùng MIG-17 đã out of date, lắc mình tránh hai đợt tên lửa, bắn hạ 2 F ở Đồ Sơn, trong đó có một chiếc đạn phá không nổ do khoảng cách nguy hiểm, tức là chỉ vài chục mét. Bác MIG à, Tuất chán quá, chẳng có gì nói với bác đâu. Thứ nhất, R-73 đi tắt, không cần phải lằng nhằng lòng vòng (trong kinh tế tội này ra toà, cái tội lòng vòng của Python). Thứ hai, bác lười đọc thì xem hình YE-8 vậy.
    Thế bác đã nhìn rõ MIG-25 và MIG-31 Mỹ chưa (xe bọc thép bay ấy), lại này. Đây là máy bay MIG-25 và MIG-31 Mỹ.
    [​IMG][​IMG]
    Ngày nọ, có mấy cái xe tăng bay 40 tuổi dẫn đầu đàn bồ câu. 2000 con ruồi nhặng 5 tuổi trẻ khoẻ tấn công. Xe tăng bay thế yếu, nhưng ruồi nhặng không tài nào đuổi kịp M3 của tăng bay. Xe tăng bay quay về an toàn trốn trong cát. Cay cú vì không bắn hạ được xe tăng bay, ruồi nhặng liền thịt luôn một tên đồng bọn giống tăng bay tên là Tor, đem đầu về dâng, lấy thưởng. Chẳng may, sau đó, con cái thằng Tor tìm cha, phát hiện ra chuyện đó, liền phát điên trả thù. Thế là đám ruồi nhặng và nhà Tor cãi nhau chí tử, nhà Tor phản đối kịch liệt nhặng phá nhà xe tăng bay.
    [​IMG]
    http://www3.ttvnol.com/quansu/571089/trang-17.ttvn
    Lại động cơ.
    Ta nhìn lại cái. đây là động cơ BMW-03, Đức. Thấy rằng, động cơ hết sức đơn giản, buồng đốt hình ống, cửa hút gió chưa có ký thuật gì đặc trưng, hay là cửa hút gió đặc trưng ở chỗ là cái lỗ đơn giản.Buồng đốt hình ống là loại buồng đốt đơn giản nhất, chỉ có một lớp, lửa cháy áp cao tác động trực tiếp mặt trong và khí làm nguội thì đi ngoài. Cùng một kim loại nhưng nửa tromg thì nóng và nửa ngoài nguội, chịu lực. Do đó, nhiệt độ áp suất không thể cao chỉ đạt 3-4 atm. Cửa thoát khí sử dụng hai hình phễu ***g nhau để điều khiển, nếu đẩy phễu nhỏ lại gần phễu to thì đóng kín lại., các điều khiển này không hề tạo loa tuye và khí xả tóe ra không chụm, không đạt hiệu suất đẩy cao. Đây là động cơ phản lực một luồng, turbine. Toàn bộ năng lượng được nhiên liệu cháy trong buồng đốt sinh ra và toàn bộ lực đẩy do khí cháy sinh ra.
    Ngay sau khi copy, các nước đã kéo dài ống thoát, phun thêm nhiên liệu vào đấy, gọi là đốt đít.
    MIG-15 hay bị dừng động cơ đột ngột lúc bổ nhào, nguyên nhân do chấn động tích âm M1 làm thay đổi áp suất cửa hút gió. Điều này ban đầu được MIG-21 khắc phục bằng cửa hút góc gập. Khí vào đi qua thành hẹp và cong, dập xung M1.
    Ngày nay, người ta dùng cửa hút gió ống chịu lực, động cơ được đặt sau một cái ống dài 2-5 mét. ỐNg này có áp suất khi bay tăng dần từ thành ống đến đầu turbine nén, vận tốc khí ngược lại, giảm dần từ miệng ống đến đầu turbine. Điều này làm động cơ dễ gần rạmjet hơn trong tốc độ cao. Xung M1 đi dần, do tốc độ khí không đều, nên không xảy ra tích năng lượng âm thanh gây xung. Việc không khí đi thẳng không qua góc gập tạo thuận lợi cho động cơ. Điều này tạo ra những máy bay nhỏ nhưng có động lực tốt. Khi tốc độ cao, động cơ kiểu này dễ chuyển sang chế độ làm việc gần rạmjet hơn, do có "máy nén" không turbine tự nhiên, mà turbine nếu nhiều tầng thì sẽ gây lực cản ở tốc độ cao. Việc thiết kế động cơ lai, turbofan ở tốc độ thấp và bypass ở tốc độ cao gặp rất nhiều khó khăn, ống hút gió kiểu này tạo thuận lợi cho điều đó. Hay là, tạo thuận lợi cho việc động cơ nhẹ mà hiệu quả cao.
    ĐÂY LÀ VỊ TRÍ ĐỘNG CƠ NGÀY NAY Màu đỏ là nơi đặt động cơ trong ống khí.
    [​IMG]
    Lại cái nữa. Cánh phụ trước, hay là bào khí, hay chân vịt, hay bàn đạp. Nguyên bản là canard foreplane, là cánh phụ đặt ở mũi máy bay. Ngày nay, khi máy bay lên cao, người ta điều khiển cho đuôi lái ngang ngỏng lên, điều này đẩy đuôi máy bay hạ xuống và mũi ngỏng lên, động cơ và cánh đẩy máy bay chuyển hướng lên cao. nếu trọng tâm ở giữa máy bay và khối lượng phân bố đều theo tục dọc chẳng hạn thì trục động tác quay này nằm khoảng 1/3 tính từ đầu đến đuôi. Nếu lúc đó, bào khí được điều khiển hất đầu máy bay lên, thì trục quay nằm giữa máy bay. Điều này làm máy bay linh hoạt hơn. Nhưng nhiệm vụ đầu tiên của bào khí trước là việc thích hợp tốc độ thấp và tốc độ cao. Khi tốc độ cao, đầu máy bay bị dìm xuống, để đầu máy bay cân bằng trong cả tốc độ thấp và cao, người ta làm cánh phụ trước hất đầu máy bay lên, bù trừ lực dìm xuống hay hất lên của hình dáng mũi khi tốc độ thay đổi. Vậy là có hai loại bào khí: điều khiển được và không điều khiển được. Ngày nay bào khí đứng yên có thể chỉ là đoạn kéo dài lên trước của gốc cánh. Bào khí rời thường đặt lên trên cánh để tránh tình trạng luồn khí sau nó làm giảm áp suất dưới cánh sát thân, nới lực nâng lợi nhất.
    http://www3.ttvnol.com/quansu/571089/trang-17.ttvn
    Máy bay thân rộng. Cái này thì phải có một bài dài về FW. Đại khái là, thân máy bay là nơi chữa người, máy móc vũ khí, nhưng vô ích về khí động-chỉ mang lại lực cản, trong khi đó cánh máy bay để tương tác với không khí lại mỏng chẳng chữa được gì nhiều. Nếu thân máy bay rộng thì nó có hiệu quả như một phần cánh, tạo điều kiện kết cấu máy bay nhẹ khỏe hơn và giảm lực cản. Điều này tốt hơn là thân máy bay cao.
    Nhìn lại quá triình nghiên cứu phát triển MIG-21. Đây là các YE-6, năn 1956-1958, máy bay thử nghiệm cuối cùng sử dụng cửa hút gió gập, đặc trưng của MIG-21 và là máy bay đầu tiên sử dụng bào khí, loại bào khí không điều khiển được . Thật ra, như các máy bay thử nghiệm khác, nó được thiết kế để dễ tháo lắp các bộ phận. Người ta thay đổi nhiều lần kích thước và hình dáng các bộ phận, trong đó có bào khí (hay gọi vui là bào khí điều khiển được chỉ khi máy bay đỗ trong xưởng). Kết quả cho thấy, khi có bào khí nhỏ vừa phải, máy bay có tốc độ rất cao và linh hoạt, nhưng đường bay không ổn định (vì diện tích các cánh càng về phía sau thì đường bay càng ổn định). Điều này tạo ra ước mơn bào khí điều khiển được và điều khiển cực nhậy mỗi khi xuất hiện bất ổn để ổn định đường bay. ĐÓ là ước mơ về ổn định điện tử, nhưng lúc đó chưa có máy tính mạnh. Có nhiều mẫu thử YE-6 được lắp, đây là hai cái, một cái thì bào khí nhỏ bằng không luôn (cái trái, mang hai tên lửa R-13). Mẫu thử YE-66 dùng để thử nghiệm khí động thân máy bay ở tốc độ rất cao, sử dụng trợ lực tên lửa 3000kg GRDU-2. YE-66 đạt các kỷ lục quốc tế lức đó về tốc độ máy bay có người lái.E-6T-DS là hình bên phải. Như vậy, YE-6 là máy bay đầu tiên trong dòng MIG chứng minh ưu thế khí động của bào khí.
    [​IMG] [​IMG]
    Mẫu thử liền tiếp theo, YE-7 là cấu hình khí động MIG-21 bình thường, sau đó trở thành máy bay thực tế MIG-21 MiG-21PF type 76(các YE-71, YE-72, YE-73, YE-74), MIG-21PFM và MIG-21PFS (mẫu thử YE-7SPS), MiG-21FL Type 77. Hay là mẫu thử MIG-21 cải tiến tính năng vũ khí khí tài, ít có tiến bộ khí động.
    Trên đã nói về hai giải pháp, YE-6 mới dùng đến giải pháp khí động bào khí trước. Còn giải pháp thứ hai. Máy bay thử nghiệm YE-8 là máy bay đầu tiên của dòng MIG sử dụng ống hút gió chịu áp.Máy bay có một động cơ, khác biệt với các MIG-21 khác ở chỗ cửa hút gió gập đã hoàn toàn biến mất. Cửa hút gió hiện đại ngày nay được đặt dưới bụng. Động cơ làm việc hiệu quả hơn nhiều, kết hợp với bào khí trước cho sự linh hoạt và tốc độ. Khoang mũi không còn cửa hút gió, có thể tích lớn để chứa antena radar không chiến. Điều này mở ra khả năng máy bay nhỏ nhưng có điểm không chiến cao. Điểm khác nữa là cái đuôi tên lửa, ba cánh đuôi hướng ra ba góc gần đều. Tức là hai đuôi ngang chĩa xuống dưới chứ không phẳng như MIG-21 thường. Nó làm cho máy bay đi thẳng hơn, thiệt về thất tốc khi đổi hướng, để đền bù cho hình dáng khí động cơ hơn của nó. Cánh tam giác vẫn được sử dụng. Sau này, Vấn đề thân máy bay cao làm kết cấu này hao tốn nhiên liệu và không mang nặng. YE-8 về sau phát triển một nhánh thành MIG-23 với việc chia cửa hút gió ra thành hai nửa hai bên làm thân rộng trọng tải lớn. Nhưng cửa hút gió hai bên dễ gây hiện tượng mất áp lực. Nguyên nhân là máy bay tùy tốc độ và vận tốc, thay đổi độ ưỡn ra (gió thổi vào bụng), càng nhanh nhẹ thì gió càng thổi dọc thân. Nên áp suất bụng máy bay ổn định và cao. Khi vòng lượn, máy bay thay đổi độ nghiêng cánh, nếu điều khiển sự thay đỏi không hợp thời, một bên thân nào đó sẽ thất áp. Điều này một là làm cho động cơ có thể dừng. Khắc phục điều đó thì lại phải tránh các động tác bay phức tạp, hay nó đổi trọng tải lấy độ linh hoạt.
    YE-8 có hai mẫu, hoàn thành năm 1960-1962. Được phát triển từ MiG-21PF. Trang bị động cơ R-21F-300 (7200kg). Radar S-23: "Sapfir-I" (sau đó là - "Sapfir-II") ,Hai tên lửa R-13, đè chiếu ASP-PF , dò hồng ngoại "Spektr". Để so sánh, các máy bay chiến đấu khác của phương Tây hồi đó vẫn sử dụng cửa hút gió gập hoặck là động cơ ngắn tũn như BMW-3.
    Đây là mẫu thử YE-81. Nó bay được 25 chuyến thì rơi do hỏng động cơ, rơi năm 1962.
    [​IMG][​IMG]
    Đây là mẫu thử YE-82
    [​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG]
    [​IMG]
    Việc thiếu máy tính đã làm cho YE-8 khó phát triển. các chuyến bay thử của nó đạt diểm tốc độ bay thẳng và linh hoạt cao. Nhưng bào khí làm nó kém ổn định. Lúc đó, máy tính rất yếu nên nan giải trong ổn định điện tử (xe tăng bay MIG-25 sau đó là máy bay đầu tiên sử dụng máy tính số điều khiển hệ động lực). Cũng như YE-6, nó có bào khí điều khiển đươc khi máy bay đỗ trong xưởng. YE-6 và YE-8 là phòng thí nghiệm bay để nghiên cứu kích thước hình dáng bào khí.
    Sau chiến tranh Việt Nam, các MIG đã dạy cho các F một bài học đến nơi đến chốn. Điểm không chiến của các MIG luôn trội. Kể cả các số liệu của Mỹ, tất nhiên là không phải Mỹ ba bị dọa trẻ ăn cơm, nhưng cũng tính khá nhiều ca rơi F cho súng phòng không và tên lửa đất đối không. Mặt khác, truyền thống cách tính của Mỹ là máy bay rơi tại trận mới đạt điểm, không tính máy bay rơi trên đường về. Đế năm 1972, do các F sử dụng số lượng rất đông trong cơn giãy cuối, MIG ít lập công hơn như lại toàn công to: B-52 và F-4. Phải nhìn nhận điều này trong hoàn cảnh, MIG-17 mang súng trong thời đại tên lửa đã quá out of date. CÒn MIG-21 là máy bay nhỏ rẻ tiền, cũng đã cũ. MIG-21 chỉ mang súng và tên lửa không chiến hồng ngoại tầm ngắn, không hề có tên lửa định hướng radio, nhiều loại tên lửa như F. F-14 F-15 F-16 được thiết kế từ các bài học thực tế và kỹ thuật đối phương, những năm 1970 và 1980.
    20 năm sau cấu hình YE-8. Cửa hút gió tích áp bên dưới thân tạo thành đường khí thẳng, đuôi ngang chúc xuống và bào khí trước cố định, cánh tam giác. Cấu hình ưu việt của may bay nhẹ linh hoạt tốc độ cao. Bây giờ mới gọi là thời của YE-8, khi máy tính phát triển mạnh, thõa ước mơ đặt ra từ YE-6. Đại diện hiện nay: MIG-39.
    ĐÂY LÀ F-16. Như hệt MIG-29, bào khí cố định biến thành kéo dài của gốc cánh lên phía trước. Chương trình bắt đầu 1972, bắt đầu bay 1976. Trang bị 1979.
    F-16 Fighting Falcon: Genesis of the successful F-16 fighter/attack aircraft lies in reaction to severe deficiencies in US fighter design revealed by the Vietnam War.
    http://www.fas.org/man/dod-101/sys/ac/f-16.htm
    [​IMG] [​IMG]
    Lavi, máy bay chiến đấu Israel, cùng được thiết kế theo cùng yêu cầu và mục tiêu F-16, được goi là F-16 Do Thái. Phát triển giữa những năm 1980, đến tháng 8 năm 1987 trang bị.
    http://www.csd.uwo.ca/~pettypi/elevon/baugher_other/lavi.html
    [​IMG]
    [​IMG]
    F-2 Nhật Bản, cuối thế kỷ 20.
    [​IMG] [​IMG]
    Typhoon EF-2000 Eurofighter 1998-2003
    [​IMG] [​IMG] [​IMG]
    [​IMG]
    J-10, Trung Quốc, cuối thế kỷ 20
    [​IMG]
    JAS 39 Gripen Thụy Điển. Hoàn thành thử nghiệm 1996.
    [​IMG] [​IMG]
    So sánh với máy bay nhỏ khác.
    Ở trên đã nói về việc đơn giản hóa thiết bị lái với sự giúp đỡ của máy tính điện tử. MIRAGE là dòng máy bay Pháp, BICH-26 và A-12. Đây là hai loại máy bay của ẤN Độ:
    Light Combat Aircraft (LCA)
    the world''''''''''''''''''''''''''''''''s smallest, light weight, multi-role combat aircraft designed to meet the requirements of Indian Air Force as its frontline multi-mission single-seat tactical aircraft to replace the MiG-21 series of aircraft
    [​IMG] [​IMG] [​IMG]
    Medium Combat Aircraft MCA
    [​IMG]
    Trong các sách báo về không chiến của Mỹ, hay nói đến phi công Việt Nam Col Tool. các bác có biết là ai không. Anh là phi công huyền thoại, là nỗi kinh hoàng của các phi công Mỹ. Người ta kể cho nhau nghe về các trận đánh của anh mà khiếp. Người ta rỉ tai nhau các đặc điểm của anh để tránh xa.
    Nhưng Sách Việt Nam không thấy nhắc đến ai có tên như vậy và bắn hạ nhiều như vậy
    ????????????????????????
    Được than_dau_tuat sửa chữa / chuyển vào 15:18 ngày 26/11/2005
    Được than_dau_tuat sửa chữa / chuyển vào 15:20 ngày 26/11/2005
    LarvaNH thích bài này.
  5. kqndvn

    kqndvn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    1.117
    Đã được thích:
    0
    @ bác 929rr
    Không biết ngoài nguồn của Mỹ thì có nguồn nào khác để cross-check không bác?
    Từ sau chiến tranh Việt nam, kquân Mỹ đã từng mất chiếc F nào trong không chiến chưa?
  6. kqndvn

    kqndvn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    1.117
    Đã được thích:
    0
    Vụ này hình như ngày xưa bác kqndvn có nói đến. Phi công VN bay chung với cố vấn Nga thì phải
    [/QUOTE]
    Toperczer''s book is full of interesting tidbits from the VPAF''s side of the war. For example, during the USAF''s legendary Operation Bob MiG sweep on 2 January 1967, two Vietnamese aces, including Nguyen Van Coc, were shot down by Col. Robin Olds'' F-4s in action over the MiGs'' home field at Noi Bai. Then, there''s the harrowing experience of the crew of a Mongol (the MiG-21''s two-seat trainer version), a Soviet instructor pilot and his VPAF student. On 11 November 1972 while out on a training sortie, they were overrun by a flight of F-4s. Unarmed and with a limited fuel supply, the Mongol crew threw their MiG all over the sky to evade several missile shots from the aggressive Phantom IIs. Eventually, the MiG''s engine flamed out and they ejected. Yet, according to the author, neither the Air Force or Navy claimed a MiG that day.
    Trận này cũng được nhắc đến trong sách Vùng trời của Hữu Mai, nhưng Mig của ta có tên lửa, có điều không bắn được vì tốc độ bay của phi công lúc đó quá thấp và không ổn định được hướng.
    Lúc trước tôi nhớ phi công lái là Quỳ, nhưng một số người khác đã đọc có nói trong chuyện ghi phi công là trung đoàn trưởng. Sau trận này, biết trung đoàn trưởng phải nhảy dù, cánh lái đã có nhiều tư tưởng hoang mang.
  7. Mig19Farmer

    Mig19Farmer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    1.465
    Đã được thích:
    1
    Chiến tranh vùng Vịnh năm 91, xe tăng bay 40 tuổi vậy suy ra đám xe tăng bay này sản xuất năm 1951. Đám Arab coi thế mà ngốc thật, năm 1985 mới mua máy bay là lại để bị lừa mua toàn đồ quá date đến vậy sao vì năm 51 mẫu thử đầu tiên còn chưa biết bay, đến năm 69 mới bắt đầu sản xuất hàng loạt. Còn nếu chú nghĩ năm 91 mà những F-4, F-14, F-15 và F-16 mới 5 năm tuổi thì tùy chú thôi (còn việc bảo chúng nó là đời 2000 thì anh không dám bình luận thêm câu nào nữa)
    Chú cũng nên xem lại xem chứ không có chuyện 2000 con ruồi đời mới đánh úp sọt mấy chim ưng siêu việt đồ cũ một lúc đâu (dù vẫn chính là chú nói rằng thiết bị điện tử của nó siêu việt đến mức những thiết bị điện tử đời mới của F-22 cũng không thể qua mặt). Anh đã dẫn chứng cả một trường hợp 1 chọi 1 với F-16 và 2 chọi 2 với F-15 rồi đấy, còn các lần khác thì bác 929 liệt kê trên kia rồi.
    Trong chiến tranh việc cố tình thống kê sai vì lý do tuyên truyền là có thể xảy ra nhưng kết quả cuộc chiến thì không ai lừa dối được. Ngày trước VN ta còn ít máy bay hơn nhiều nhưng vẫn có đem máy bay đi chôn đâu và dù đối phương có bóp méo kết quả thống kê đến đâu thì kết quả cuộc chiến cũng không thể thay đổi thực tế. Nhưng anh cũng buồn cho những người chỉ biết nghe tuyên truyền một chiều như chú, hãy đọc lại các hồi ký phi công ta đi, việc cố tình khai tăng thành tích là có ở tất cả các bên (có những tháng không quân không bắn được chiếc nào nhưng để an ủi chiến sỹ nên người ta sẻ bớt thành tích của phòng không sang). Còn mấy cái câu kiểu như "máy bay địch sợ chạy mất" của chú là giọng điệu tuyên truyền chỉ để trẻ con nghe vì đánh nhau xong dù bên nào thua hay thắng, rơi mất nhiều hay ít máy bay thì những cái còn lại cũng phải về sân bay cả thôi, phía Mỹ cũng có thể nói đã dọa được Mig huấn luyện một mẻ hết hồn, sợ quá chạy về sân bay hạ cánh, những chiếc khác thắng lợi vẻ vang trở về -MISSION COMPLETED, 1 F-4 rơi do lý do ...thời tiết. Chú đã hiểu thế nào là tuyên truyền chưa.
    Còn nếu cứ giữ cái tư tưởng như chú thì anh cũng đầy cách nói lợi cho Mẽo kiểu như nhìn con Su-80 của chú kia đích thị là ăn cắp thiết kế của OV-10 Bronco rồi, Su-25 là sản phẩm ăn cắp kiểu dáng của A-37 hay thậm chí mấy thằng trẻ con Nga kia đích thị là bắt chước kiểu dáng người Mẽo rồi (cũng 2 chân, 2 tay và 1 đầu cả). Mấy trang của Mẽo còn nói sau khi phân tích kỹ con Mig-25 chạy trốn thì thấy nó giống y hệt con A-5 Vigilante của chúng nữa kia, nhưng chú có tin là Mig-25 là copy của A-5 Vigilante không nào, anh thì không. Nhưng nếu có 1 chú nào có tình yêu Mẽo mãnh liệt như tình yêu Nga của chú thì chắc là lại chửi nhau to trên này mất thôi
    Thêm nữa, anh sợ chú hiểu là Iraq chỉ được bán đồ out date với trang thiết bị lược bớt, cộng thêm khả năng huấn luyện và tinh thần chiến đấu phọt phẹt của dân Arab thì anh cũng có ví dụ khác nữa. Trong chiến tranh Iran-Iraq ấy, F-14 phọt phẹt của Iran (chắc cũng không đến nỗi Mẽo quí Iran đến mức mà bán đồ 5 năm tuổi, à quên năm 91 mới 5 năm tuổi thì năm 80 chắc chưa kịp ra đời, thôi ta cứ tính là năm kết thúc chiến tranh là năm 88 nhé, vậy là Iran có máy bay mới cứng 2 năm tuổi). Bầy Mig-25 của Iraq được nhập lô đầu tiên vào năm 85 (vậy là 34 tuổi theo cách tính của chú). Thiết bị điện tử chắc đều bị gỡ bớt cả. Tinh thần Arab của hai thằng chắc chẳng ai kém ai. Bộ máy tuyên truyền là như nhau. Nhưng việc Mig-25 bị F-14 bắn hạ là điều được CẢ HAI BÊN THỪA NHẬN, sau vụ này Mig-25 gây thất vọng thê thảm. Hay là tại Iran cũng có 2000 chiếc F-14 để đi đánh hội đồng vài con xe tăng bay tội nghiệp đây.
    Được mig19farmer sửa chữa / chuyển vào 11:20 ngày 26/11/2005
  8. than_dau_tuat

    than_dau_tuat Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/09/2005
    Bài viết:
    791
    Đã được thích:
    304
    Tuất vừa chế ra thùng rác
    http://www3.ttvnol.com/quansu/610380.ttvn
    Ừ, thì Tuất sai, Năm 2003, Xe tăng bay mới 39 tuổi, chưa phải 40 tuổi. Năm 2003, Iraq còn đem đồ cổ ra đánh chặn F-15 đấy.
    ke ke ke ke ke ke ke ke
    Các máy bay trên, được thiết kế chế tạo từ 1972 đến 2003 và tiếp tục được chế. YE-8 năm 1959, 1960 và 1962. Sau chiến tranh trên bầu trời VN, người ta thấy rằng kỹ thuạt đối phương quá cao nên YE-8 mới áp dụng nhiều như thế. Bác thấy không, Tuất đã nói rõ, YE-8 là máy bay đầu tiên áp dụng 3 kỹ thuật trên, nhập 3 kỹ thuật đó vào trong một mẫu máy bay, thành khuôn mẫu cho các máy bay 30-40 năm sau đó.
    Các máy bay học nhau thì nhiều, nhưng OV-10 thì không thể là sự phụ của AN-14 được, như là bác là bố của bố bác ấy, bác porthos à.SU-80 nối tiếp dòng AN-14, AN-28 từ thập kỷ 1940.
    SU-25 có khung giống một máy bay chưa được đặt tên thời thế chiến. Ai lại đi so sánh thiên thần nhào lộn với máy bay huấn luyện. A-37 có tính năng bay tốt, nhào lộn cũng tốt, nhưng khác máy bay chiến đấu ở chỗ không có giáp và hệ thống dẫn bắn, không có động cơ turbofan giải nhiệt, không có hệ thống chống cháy bằng khí trơ.
    Thế cái vụ máy bay mẹ rơi ra sao hả bác.
    Thích quá, bắn 180 độ từ máy bay mẹ M1 nó còn đuổi được máy bay mẹ M2 tầm bắn 12km , thế mà bắn 90 độ thì nó cần tốc độ ánh sáng. Bác cứ tính đi, tính làm sao để một chiếc tên lửa đi vòng vèo lại nhanh hơn một chiếc tên lửa đi thẳng. Đường vòng gần hơn đường thẳng?????? R-73 bắn như Python thì quá dễ, nhưng nó không đi đường đó. Ai đời, đi từ Hà Nội vào Hà Đông lại vòng qua Sài Gòn, xong rồi kêu lên ta đi đường ưu việt. Hay là có câu cầm đèn chạy trước ô tô. Máy bay mẹ chết rồi thì lấy đâu ra cơ hội phóng quả nữa khi trượt. Tên lửa bắn và quên tầm nhiệt thì càng dễ bị ECM đánh lừa. Người ta chế tên lửa bắn mọi hướng làm gì trong khi tên lửa đi vòng vèo nhanh hơn???? Đoạn ấy mô tả máy bay mẹ của Python mang tên lửa cơ động hơn su hào, nên tên lửa Python gặp su hào trước khi su hào ở vào góc bắn, vì quên rằng su hào có tên lửa bắn mọi góc, chứ không riêng bán cầu trước, nó chẳng cần cơ động để vào góc bắn làm gì. Đó là lý do xe tăng bay chẳng cần ngoảnh lại đám ruồi nhặng dogfight.
    Còn vụ này nữa, MIG-25 và MIG-31 Mỹ đây. Bác có đọc lại đoạn em nói về mẫu thử YE-155 không, cấu hình khung cho xe tăng bay vô địch thiên hạ ấy. Bác có nhớ em kể cửa hút gió điều khiển được bằng kích thuỷ lực, đóng mở diện tích. Cửa này kiêm luôn tác dụng của bào khí trước, nên xe tăng bay có tốc độ rất cao mà nhiều người tưởng không có bào khí. Đây, cửa hút gió điều khiển được kiêm bào khí trước. Để hôm nào em bốt cho bác MIG-21, MIG-23 và MIG-29 Mỹ luôn. Đây, MIG-25 và MIG-31 Mỹ đây, các bác thấy đẹp không.
    [​IMG][​IMG] [​IMG]
    Ke ke ke ke ke ke ke ke ke ke ke ke ke ke ke ke ke
    Bác không nói gì về MIG-25 và MIG-31 Mỹ cả. Mà bác viết ra cái gì thì bác giữ lại chứ. Ai lại xấu hổ xoá đi thế.
    Ruồi nhặng chết đầy chỗ Tuất bảo đấy, sao mà bác lười đọc thế.
    Đang nói chuyện động cơ, bác lại bảo Tuất nói nhiều động cơ quá, bây giờ lại đòi nói chuyện động cơ. Ừ, Tuất sẽ nói, nhưng mà xin bác câu xin lỗi đã.
    Được than_dau_tuat sửa chữa / chuyển vào 18:29 ngày 26/11/2005
    LarvaNH thích bài này.
  9. porthos

    porthos Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/10/2004
    Bài viết:
    964
    Đã được thích:
    0
    Xin lỗi cả nhà nhưng tôi thấy chú Tuất có vấn đề về thần kinh. Các bài chú viết lan man chả ra cái chủ đề gì. Hình như chú giống cái băng cassette nhét vào là ra rả đọc chả cần quan tâm có ai nghe hay có đúng chủ đề không? Kỹ sư quân sự mà như chú thì tớ cũng chẳng ngạc nhiên về trình độ Công nghiệp quốc phòng Việt nam ta.
  10. Mig19Farmer

    Mig19Farmer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    1.465
    Đã được thích:
    1
    Đúng là cãi nhau với chú chỉ phí lời, cũng may mà chim ưng sát thủ hay xe tăng bay chưa hạ được con ruồi nào chứ không lại còn ầm ỹ nữa. Chú còn quá nhiều chuyện chưa giải quyết, bao giờ giải quyết xong ta lại nói chuyện:
    - Su-47 trong cái kịch bản của chú ném loại bom gì mà mộ chiêc vô hiệu hóa 1 tàu sân bay nếu ta cứ giả sử đám F-14 luôn tuần vòng ở bán kính 300km của hạm đội bị quáng gà và đám AWAC cùng trực thăng vũ trang của hạm đội đều bị cận thị để Su-47 siêu tàng hình lại gần đến 8km. Tất nhiên vẫn thiếu giả thiết là hệ thống phòng không trên tất cả các chiến hạm hỗ trợ đều bị hỏng và tàu sân bay chỉ dùng súng phòng không để chống cự chứ không có tên lửa đối không. Tóm lại là con Su-47 siêu hạng (nhưng biết đâu cũng được mấy chục năm tuổi rồi vì có thể nó dựa trên thiết kế khung của một loại máy bay thời thế chiến thứ ...nhất) tấn công một hạm đội có đẳng cấp thời thế chiến thứ 2.
    - Nếu chú tính Mig-25 đến năm 2003 có 39 năm tuổi là do thiết kế bắt đầu từ năm 1952. Vậy chú giải thích hộ anh xem trong số các máy bay sau: F-4, F-14, F-15, F-16 loại nào bắt đầu được thiết kế từ năm 1998 (vì đến năm 2003 chúng mới được 5 năm tuổi). Chú giải thích sao về vụ F-16 bắn hạ Mig-25 trong trận 1đối 1 năm 1992 (lúc này Mig-25 theo cách tính của chú mới có 28 tuổi- tuổi sung sức nhất đấy còn F-16 lúc đó theo cách tính của chú là chưa kịp có trên thiết kế )
    - Động cơ Su-25 là turbofan, chứng minh đi. Đừng lôi AL-31 ra nói nó vừa giống fan vừa giống jet nên người ta hay nhầm=> kết luận người ta cũng nhầm như vậy với Su-25.
    - Đường bay lý tưởng theo đường thẳng của R-73 là như thế nào, chú vẽ thêm vào cái hình Python-4 ấy rồi pót lên đây cho anh em được mở mang tầm mắt. Sau vụ này có thể các hãng chế tạo vũ khí Mỹ và phương tây sẽ mời chú sang làm chuyên gia đấy. Và nhân thể anh hỏi luôn với mấy quả R-73 đấy thì đã có bao nhiêu ruồi nhặng rơi rồi. Anh chỉ biết ruồi nhặng dùng Python các loại bắn rơi khá nhiều ...bồ câu rồi đấy.
    - Sau F-15 thì phương Tây từ bỏ chạy đua về sản xuất máy bay không chiến chuyên nghiệp: chú dựa vào đâu để nói nào. Cho anh biết ghi nhận nào nói Mig-25 bắn rơi (dù chỉ 1 cái) F-15 đi. Anh sợt mỏi tay, đọc mỏi mắt mà chỉ thấy chiều ngược lại. Chú tìm được nguồn tiếng Nga cũng được, anh sẽ nhờ người đọc giúp, anh cũng yêu đồ Nga lắm mà, chú nhìn nick của anh mà không hiểu à, vấn đề là anh tỉnh táo khi nhìn vào sự thật thôi.
    - Các nguồn nào nói máy bay Mỹ copy của Nga nào, anh không tìm ra. Anh chỉ tìm thấy một tin là dù có trong tay loại máy bay không chiến tốt nhất là Mig-15, bắn F-86 rụng như ruồi nặng thì Nga vẫn có 1 project để copy F-86 xài động cơ Nga, may mà dự án này phá sản đấy.
    Đấy, bao giờ chú giải quyết hết mấy bãi do chú cho ra này thì hãy nói chuyện tiếp. Còn mấy bãi kiểu như "Nguyên lý tăng tốc tên lửa của sabot với đầu đạn có rất ít thuốc nổ" hay "cục ánh sáng tự hội tụ" của chú thì thôi, để lâu quá nó cũng hóa bùn rồi, bây giờ chả ai thèm chấp nữa đâu. May cho chú là giờ còn có anh đủ kiên nhẫn ngồi tiếp chuyện chú chứ các anh em khác chắc cũng đã ngao ngán quá rồi, đấy là vì anh thấy dạo nào chú đã bớt thêm thắt dăm ba câu lăng mạ người khác hơn trong các bài xào nấu của chú nên anh mới vào đây trêu chú 1 lát thôi. Tuần tới anh bận rồi chắc cũng không hầu chuyện chú được nữa, hẹn chú sau 1 thời gian nữa nhé.
    PS: Chú đưa toàn hình máy bay úp bụng mà bảo anh nói gì về Mig-31 Mỹ bây giờ. Anh không có trí tưởng tượng phong phú, tình yêu Mỹ vô bờ bến (như chú yêu Nga vậy) cộng với khả năng xào xáo siêu hạng như chú. Nhưng nếu có thì anh sẽ xào theo hướng này: Kỹ thuật hàng không của nước Mỹ đã đạt đến trình độ siêu đẳng, chỉ cần nhìn trên ảnh chụp những máy bay không chiến mạnh nhất của Nga mà nước Nga mất bao nhiêu tiền của trong hàng chục năm trời để sáng tạo và sản xuất, những nhà khoa học Mỹ dễ dàng làm ra bản sao giống y hệt với những tính năng vượt trội hơn nhiều trong một gian rất ngắn nhờ áp dụng những công nghệ siêu đẳng và tiên tiến nhất trong chế tạo vật liệu mới, vân vân và vân vân... (Bác nào có trí tưởng tượng tốt hơn em thì giúp cho chú Tuất một chút cho em nó hả lòng hả dạ)
    Được mig19farmer sửa chữa / chuyển vào 19:03 ngày 26/11/2005

Chia sẻ trang này