1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tranh luận về Tên lửa đối không và các Hệ thống dẫn đường tấn công cho tên lửa đối không

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi VietKedoclap, 02/09/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Jet_Ace

    Jet_Ace Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/12/2003
    Bài viết:
    830
    Đã được thích:
    0
    Chán bác quá, bác vừa quote bài của bác thandautuat về AIM ngày nay, lôi cả Janes 2002 ra mà nay lại bảo là thời kỳ 65-72.
    1, Các bác nói rõ góc 90 độ này là góc nào? Có 2 tham số góc là aspect angle và lead angle.
    2, Tên lửa all aspect tấn công head on sẽ bay như thế nào?
    3, Đồng ý là với tên lửa đời đầu, tầm rất ngắn, đầu dò yếu và chậm nên chỉ bắn được khi aspect angle và lead angle nhỏ. Nhưng AIM ngày nay, tầm xa hơn, đầu dò mạnh và nhanh hơn nên có thể bắt được mục tiêu trong khoảng thời gian rất ngắn.
    Các bác tham khảo về HMDTDS/ SHLEM (không biết viết có đúng không) của MiG-29 và Su-27 nhé.
    4, Cái này thì không liên quan đến tên lửa. Khi không chiến tầm gần, tốc độ khoảng 300-450knots, gia tốc khoảng 3-6G, hoàn toàn nằm trong giới hạn chịu đựng của phi công.
  2. hairyscary

    hairyscary Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2003
    Bài viết:
    1.354
    Đã được thích:
    1
    AXRAAM AIM-182, Mẽo đang phát triển để trang bị cho F-22 và F-35. Mình tên lửa có tiết diện vuông chứ không tròn. Ước tính giá chỉ có khoảng 2 triệu đô một quả.
  3. than_dau_tuat

    than_dau_tuat Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/09/2005
    Bài viết:
    791
    Đã được thích:
    304
    Tất nhiên là, một người tuyên bố thẳng thừng, vỏ máy bay phát UV (tia cực tím), máu UV là một màu của của hồng ngoại và tên lửa tấn công mọi hướng nhờ đầu dò hồng ngoại, người như thế quá lỗi lạc. Nên những bài viết tràng gian đại hải của người chắc không ai hiểu. Em xin nói về chúng dễ hiểu hơn.
    Để đánh giá đầu dò hồng ngoại ta nhìn quan các bước phát triển của nó nhỉ.
    Có một bác, tôi không nhớ, yêu cầu tôi thêm thông tin về lịch sử tên lửa tầm nhiệt. Nhưng cõ lẽ, trong này nhiều cao thủ đã nói về điều đó rồi. Việc nói về lịch sử cần chính xác, nên phải lục lại sách vở, Tuất tôi không có nhiều thời gian, chỉ đưa lên vài giai đoạn, mong các bác tra cứu tiếp, mong các bác thông cảm, như là một chút dịu đi so với bài viết trên. Lịch sử tên lửa tầm nhiệt gắn liền với lịch sử máy bay và lịch sử không chiến, mặc dù, ngày nay, phần lớn các tên lửa tầm nhiệt được sử dụng để đối đất, đánh xe.... Nhưng chúng đã, đang và sẽ được phát triển vì và trong mục đích đối không. Sự phát triển của chúng gắn liền với điện tử.
    Cũng như phần lớn chủng loại vũ khí ngày nay, tên lửa tầm nhiệt ra đời trong bão lửa thế giới WW-II. Giữa và nửa sau chiến tranh này, máy bay chiến đấu trên không lên ngôi, những trận chiến trên không đã trở thành quyết định ở một số chiến trường và là phần quan trọng của tất cả các cánh mũi tiến công. Thời gian đó, nước Đức đi đầu về kỹ thuật hàng không, tên lửa và vũ khí nói chung. Các trận không chiến của WW-II được gọi là đấu chó, dog figth. Các máy bay tìm cách duổi theo mục tiêu ở tầm vài trăm mét, góc đúng hướng sau (180 độ), bắn súng máy vào mục tiêu. Vì điều đó, các máy bay không chiến mạnh là các máy bay vòng lượn mạnh. Tầm bắn cũng thấp, chủ yếu chỉ vài trăm mét. Nếu như trên biển, các tầu ciến lớn làm chủ đại dương thì trên không, các máy bay lớn trở nên nặng nề, không né tránh hay bám đuôi địch được. Những trận không chiến ở WW-II là đẹp nhất lịch sử, những cảnh nhào lộn ngoạn mục tầm thấp, như những trận đấu gươm. NHưng người Đức cần thắng, đâu cần đẹp, họ cần thứ nào có thể bắn góc lớn, bắn xa, thoát khỏi cuộc đấu chó, để những máy bay lớn tầm xa làm chủ bầu trời. Động cơ tên lửa rắn và lỏng cũng được chế tạo trong chiến tranh này. Người Mỹ phát triển tên lửa rắn, sau trở thành Thiolkin. Đức sử dụng tên lửa lỏng. Ngoài V-II họ có một tên lửa đối không sử dụng dây dẫn đặc biệt tầm bắn hơn 1km. Để thoát khỏi góc bắn 180 độ, cần hệ thống dẫn đường, lái gián tiếp hay tự tìm mục tiêu. Người Đức đã chế ra máy truyền tín hiệu qua radio. Họ áp dụng cho bom lượn, được máy bay mẹ lái đánh mục tiêu trên biển hay trên không. Thế hệ đầu tiên của máy truyền tín hiệu điều khiển qua radio có tính kháng nhiễu bảo mật tồi và bị người Anh vô hiệu. Những ngày chuối cùng của chiến tranh, thế hệ máy tính tương tự và điều khiển radio mới cho phép sử dụng V-2 như là một tên lửa đánh chặn. Đây là SAM đầu tiên của loài người, cha đẻ của Delta (Mỹ), SAM-1 Nga rất giống, chỉ khác radar tốt hơn nhiều. Việc radar, máy tính hồi đó dẫn đường và kích nổ thiếu chính xác được người ta thay bằng đầu đạn 300kg. Ở trên không, tên lửa có người lái không hiệu quả lắm, vì tên lửa không đối không có đầu đạn nhẹ. Người ta cần tên lửa tự dẫn đường. Phương án tầm nhiệt được thử nghiệm từ 1943. THời gian này đánh dấu sự rá đời của chương trình phát triển đầu dò tầm nhiệt đầu tiên. Như vậy, người Đức đã đạt đủ điểm về điều khiển, chất lượng động cơ và khí động, để có thể làm tên lửa, ngoại trừ đầu dò. Người Đức đã đặt bộ khung cho hệ thống đối không ngày nay: radar, máy tính, liên kết số, điều khiển, đạn là tên lửa có điều khiển. SAM đầu tiên dự định chế tạo 500 trạm, có thể nó sẽ thay đổi kết cục chiến tranh nếu nó hoàn thành, nhưng nhiều khả năng hơn là người Đức đã hy vọng quá nhiều vào radar lúc đó.
    Trong thời gian này, truyền hình đã có, người ta dùng đèn chân không, ánh sáng nhìn thấy được dứt các điện tử ra khỏi cathod, tạo thành dòng điện. Người ta đã có thể nhận ra điểm sáng nhất phía trước trong mạch điều khiển và truyền camera tương tự. Trong khi người ta thuận lợi trong việc chụp ảnh các dải tần cao hơn, từ vùng nhìn thấy được trở lên, thì lại gặp khó khắn rất nhiều trong việc chụp ảnh hổng ngoại. Vấn đề là tần số thấp, hồng ngoại trơ với các phản ứng điện hóa, nó không làm đen giấy ảnh, không àm thay đổi đặc tính dẫn điện của chất rắn, không làm cathod của đèn chân không phát điện tử. Nó chỉ làm nóng chất rắn. Do khó khăn như vậy, đầu dò ban đầu chỉ có một điểm duy nhất, gương lõm dao động làm cho các điểm ảnh lần lượt chiếu lên đầu dò, mạch điện (hay gọi cho sang là máy tính tương tự) sẽ cho thấy điểm nào của gương làm đầu dò nóng nhất. Tât nhiên, để nhậy, dot-pic duy nhất của đầu dò này cũng rất nhỏ. Một biến thể-ảnh hồng ngoại cũng ra đời lúc đó, theo phương pháp truyền ảnh của thế kỷ 19. Nhưng do máy bay phản lực rất ít và đầu dò thô, các phương pháp thử nghiệm đã không kịp cho kết quả trong chiến tranh. 1950, chương trình dược di cư sang Mỹ và có nhiều kết quả.
    NOTS (Naval Ordnance Test Station) sau là NWC (Naval Weapons Center) - tại China Lake phát triển tên lửa. Chất sử dụng là nhiệt điện trở trên cảm biến duy nhất là Sunphit-Chì(PbS). XAAM-N-7.là tên bản thiết kế. Điều đặc biệt là ý tưởng sử dụng bánh xe trên cánh lái, bánh xe được dòng không khí làm quay, có tác dụng ổn định như con quay. Đây là vấn đề cốt yếu để tên lửa nhỏ trở thành thực tế khi mà máy tính còn lớn.
    AAM-N-7 Sidewinder I, bản ứng dụng đầu tiên được trang bị 5-1955 sau khi General Electric sản xuất cầm chừng, cộng 240 tên lửa. AAM-N-7 Sidewinder IA Được Ford Aerospace và General Electric sản xuất hàng loạt. AIM-9A (Sidewinder I) và AIM-9B (Sidewinder IA) là bản 1963, bản chính thức đầu tiên.
    Động cơ Thiokol MK 17 cps ực đẩy 17,8 Kn trong 2,2 giây.
    AAM-N-7 Sidewinder IC có hai bản.
    AIM-9C , radar bán chủ động.
    AIM-9D, hồng ngoại, 1000 quả được sản xuất 1965-1969. Dây là tên lửa đầu tiên có đầu dò làm lạnh, nó làm lạnh nitơ lỏng, góc nhìn 2,5 độ, tốc độ theo dõi lớn 12 độ / giây.
    AIM-9B sau trở thành AIM-9E, đây là tên lửa đầu tiên có đầu dò làm lạnh điện tiếp giáp. Nó đặt trên giá phóng lâu thoải mái, chứ AIM-9D lo hết nitơ. Vác Vietkedoclap à, bác nhớ tên con này nhé. Tốc độ dò AIM-9E là 16,5 độ giây. AIM-9E được đóng lại từ 9B với dầu dài, khoảng 5000 quản được chuyển đầu. AIM-9-E-2 thay động cơ ít khói.
    AIM-9F là bản châu ÂU của hàng B, còn có tên AIM-9B FGW.2, Bodensee Gerätetechnik (BGT) Đức sản xuất 15000 quả. Cải tiến làm lạnh rẻ hơn bằng C02
    LarvaNH thích bài này.
  4. ducsnipper

    ducsnipper Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2003
    Bài viết:
    1.866
    Đã được thích:
    0
    Hê hê, ku than_dau_tuat này nói ý gì mới đi chứ, toàn nói lại ý tui đã phân tích không thế này . Diễn đàn này là nơi để học hỏi không phải là nơi miệt thị nhau, dù người khác có suy nghĩ sao, đúng hay sai. Nói quá người khác không trả lời không phải vì họ không hiểu biết mà là vì họ khinh loại vô liêm sỉ nói năng có đạo đức còn chưa biết chưa nói gì xa. Tui cũng thế thôi, trước đây với mấy cái thằng ku hay nói bậy kiểu như tên lửa Nga có mắt thần, hay đạn phòng không gắn động cơ tên lửa, hay radar MiG-31 quét xa đến tầm 800-900km, vân vân và vân vân không nhớ hết, tui làm lơ là hay nhất, cho loại đó sống với cái dốt nát của họ, chẳng hơi đâu mình quan tâm. Đó là về kỹ thuật, còn xa hơn về đạo đức, nếu nói năng vô đạo đức thì hạng giỏi trời tôi cũng chẳng hơi đâu hầu chuyện, tẩy chay không quan tâm đến là cách hay nhất cho cái loại đó.
    Nên ku than_dau_tuat có bức xúc gì thì ghìm lại đi, nói năng bình tình vào, cũng là học hỏi nhau cả. Mà nói thì luôn phải có nguồn dẫn đàng hoàng, tui thấy ku than_dau_tuat nói cho lắm vào chẳng có nguồn nào hỗ trợ cho điều ku nói cả. Những nguồn ku cho thì toàn nói chuyện chính trị chẳng dính dáng bao nhiêu chuyện kỹ thuật đang nói, aljazeera chẳng hạn, nghe sao mà giống cái đài phổ biến tin tức của bọn khủng bố, kẻ thù của nhân loại. Rồi ku than_dau_tuat còn tự trích nguồn do chính mình nói trước đó, đã không có nguồn bổ sung từ đầu, thì cơ sở đâu mà ai tin được, nghe thì lại giống võ mồm. Điều chỉnh lại những điều đó đi thì mới tin được những điều ku em nói. Kỹ sư mà cơ bản không biết trích dẫn nguồn khi phân tích luận điểm của mình thì ... cần xem lại.
    Ku em ViêtKê nói về UV phát ra từ khung máy bay ngược lại có link đàng hoàng đấy:
    Not all "infra-red" seekers stick strictly to this part of the electromagnetic spectrum. For example, aircraft engines tend to emit a lot of radiation in the infra-red band but the aircraft''''s skin, which is heated by the passing air, will emit ultra-violet radiation.
    http://www.grohol.com/wiki/Infra-red_homing
    Link giải thích chung chung nên dẫn đến một số người có thể hiểu nhầm, nhưng khung máy bay vẫn phát ra UV qua hiện tượng airframe glazing reflectance đấy. Chỉ có điều là thường bức xạ UV đó là không bao nhiêu nhưng vẫn đủ để phân biệt ra khỏi nhiểu nền tốt hơn IR ở tầm ngắn để làm tiền đề cho sự ra đời của Stinger POST hay SA-16 với đầu dò IR/UV đấy.
    In 1986 it was supplanted by the FIM-92 Bravo Stinger-POST (passive Optical Seeker technique) seeker which introduced a new rosette-scanning dual band infrared(IR) and ultraviolet(UV) detector/optics assembly. The POST seeker exploits the low UV reflectance of aircraft compared to a sky background and initially acquires and guides the missile on to the UV ''''hole'''' in the sky represented by the target.
    http://www.ausairpower.net/mpsam.html
    Đầu dò RPM IR/UV của Stinger POST thậm chí từ chối không phân tích IR trong giai đoạn đầu trước lúc bắn mà chỉ phân tích UV.
    Trích:
    Nhưng để dừng lại như thế (thông tin về cường độ và nhiệt độ cho mõi điểm ảnh), đầu dò chưa phân biệt được bột quả bom, thùng dầu phụ và thân máy bay. Nó không phân biệt được một hòn bi đặt trước đầu dò vài phân hay một máy bay ném bom ở xa chục cây số. Đây lại là nhiệm vụ của khâu sử lý, dữ liệu từ phim được chuyển đến phần phân tích. Với data-link, đầu dò biết được khoảng cách đến mục tiêu qua thiết bị khác, như bệ phóng hay máy bay mẹ.
    Xin phép cho biết tên loại tên lửa Nga có đầu dò hồng ngoại mà có dùng datalink, cho thêm link dẫn chứng. Theo tui được biết đó chỉ là R-27T, nhưng chỉ điều khiển bay trong giai đoạn INS (inertial guidance), không phải lúc lock bắn về đích (terminal phase) để có thể nói là all-aspect từ đó. Giai đoạn về đích là do đầu dò IR lock bắn. R-27 như đã nói rất tệ hại, trong chiến tranh Ethiopia và Eritrea, được bắn 24 quả (cả R-27R và R-27T) trúng nửa quả.
    Finally - except one - all the air-to-air kills were reportedly scored by R-73, even if quite a few (up to 24) R-27s were fired, pointing to some possible problems with R-27s, which is otherwise highly prised by quite a few air forces around the world! Supposedly, there should be no significant differences between early and new - or domestic and export - versions of R-27s, however, it seems, that this type so far has a worst combat record than even US Vietnam-era AIM-7Es or AIM-7Fs!
    http://www.eritreaplanet.com/archive/030117AirWarBetweenEthiopiaAndEritrea_1998_000.htm
    Còn R-73 về cơ bản chỉ nhập thông tin radar trước khi rời khỏi giá bắn, R-73 không mang datalink receiver để nhận thông tin từ máy bay bắn ra nó. Đầu dò R-73 cần lock mục tiêu ngay từ khi nằm trên giá bắn, việc lock mục tiêu khi còn nằm trên giá bắn là do hổ trợ của mũ đội HMS. Đó là cơ bản kỹ thuật, còn về tình huống chiến thuật thì không bao giờ người ta bật radar khi không chiến tầm ngắn. Nguyên tắc radio silence còn khá cứng nhấc trong không quân Nga. Nếu có thể xin phép ku than_dau_tuat cho tui link R-73 dùng datalink .
    Trích:
    Một ví dụ về nhược điểm của tên lửa tầm nhiệt thuần túy là AIM ngày nay, nó phải bám mục tiêu (lock) trước khi bắn nên không thể xuất phát mọi hướng, chỉ vào khoảng 90 độ thôi. Nó cũng không thể tấn công mọi hướng, nên phải lượn vòng ra đàng sau máy bay rồi quay lai tấn công khi góc lớn.
    Làm ơn cho cái nguồn link nào nói tên lửa AIM "lượn vòng ra đàng sau máy bay" . Không nhìn thấy được phía trước nhưng biết để lượn ra phía sau mới hay . Rồi AIM- nào nữa chứ, kiến thức thế nào về vũ khí Mỹ mà vơ đũa cả nắm thế này.
    Trích:
    Đó là do yếu việc phân tích dải tần và không có liên kết dữ liệu số. Do đó, các nước phải chống lại AIM rất phát triển hệ thống báo động sớm hồng ngoại. AIM đang khắc phục nhược điểm này dựa vào kỹ thuật nhận dạng ảnh qua ảnh hồng ngoại, điều này đang được thử nghiệm và hứa hẹn nhiều kết quả. Đây là một ví dụ về việc phát triển phần sử lý trên đầu dò.
    AIM-9M, AIM-9X, ASRAAM, Python và R-73 đều được nhập thông tin từ radar trước khi rời khỏi bệ phóng, chẳng có gì là lạ để nói xử lý kém hay ít. All-aspect đầu tiên là của AIM-9L, điều này khỏi bàn cãi, tiền đề của tên lửa thế hệ tầm nhiệt thế hệ ba.
    A new 4 micron band Indium Antimonide (InSb) detector was used, enclosed with an optical filter in a cryogenic container. This optical system allows acquisition and tracking of targets from all aspects, due (to) the longer wavelength sensitivity of the InSb, with the filter employed to reject shorter wavelengths. Argon gas is used to cool the detector, with the coolant tank embedded in the missile''''''''s seeker to allow use with arbitrary physically/electrically compatible launchers.
    http://www.phoenixosfs.org/mambo/index.php?option=content&task=view&id=80&Itemid=51
    Tên lửa tầm nhiệt thế hệ thứ tư phát triển hơn với FOV bự hơn, tên lửa linh đông hơn (gas-controled fins), nên hiệu suất all-aspect từ thế hệ thứ ba phát triển mạnh lên. R-73 vượt lên chính là ở đây với 60 độ mỗi bên boresignt, hay 120 độ. Nhưng đến giờ thì ASRAAM hay AIM-9X cũng mỗi bên so với boresight là 90 độ, cộng lại là 180 độ. R-73M cũng 90 độ mỗi bên nhưng chưa phổ biến bao nhiêu.
    http://www.designation-systems.net/dusrm/m-132.html
    http://www.aviationnow.com/shownews/01paris2/topsto03.htm
    Còn thế hệ thứ năm là gì là IIR, cái này của Âu Mỹ nốt, R-73M đang cố mà học tập đấy .
    Trích:
    Khi tấn công, thông tin về tốc độ và khoảng cách qua data-link là điều kiện quyết định việc hạ mục tiêu hướng đánh chặn bằng đầu đạn nhỏ. Kết hợp những đặc điểm đó, là một thứ tên lửa ra đời đã lâu, với một phần thế giới đã là lạc hậu, nhưng phần còn lại thì chưa gì sánh được, đó là AAM R-73: đi góc 180 độ(phóng thẳng ra đằng sau máy bay mẹ) và đến góc không độ (đánh chặn thẳng mũi).
    Cho xin lại cái link nào nói R-73 dùng datalink . R-73 thả ra sau mà bắt mục tiêu là do radar sau thụ động thu được thông tin về mục tiêu và truyền vào hệ điều khiển của R-73 trước khi nó rời giá phóng. Loại R-73 này được thiết kế đăc biệt tự quay một góc 180 độ rồi sau đó mới bắt đầu dò và bắt mục tiêu bằng đầu dò hồng ngoại của nó. R-73 loại này được thiết kế khá đặc biệt với mục đích quảng cáo cho hàng Nga là chính, không dùng phổ biến, cũng chỉ là qua vài ba bức hình nhá nhem, ku than_dau_tuat có bao nhiêu thông tin về loại đó.
    Trích:
    Ở trang 22 tôi đã nói rồi, không nên gõ lại nữa. Các tên lửa đất đối không đầu tiên là những tên lửa đánh chặn. Việc đánh chặn làm tên lửa nổ ở xa mục tiêu, và được đổi bằng đầu đạn lớn 300kg, nổ xa gần không quan trọng. Các hệ thống chống tên lửa đạn đạo ban đầu còn sử dụng đầu đạn hạt nhân để đánh chặn. Chỉ với tên lửa có đầu đạn nhỏ việc tấn công mọi hướng mới khó khăn, gần đây mới thực hiện được bằng vi sử lý và truyền dữ liệu, chứ không phải bằng phát hiện cực tím.
    Hê hê, "việc đánh chặn làm tên lửa nổ xa mục tiêu" hay "nổ xa gần không quan trọng", ừ nhiều SA-2 trật không trúng B-52 cũng vì cái giọng quan liêu này đây. Lập luận logic thế mà cũng lập luận được nhỉ. Vấn đề là khó có thể điều khiển tên lửa vào gần mục tiêu theo cơ cấu radio command guidance cố hữu ở SA-2 nên người ta mới dùng đầu đạn lớn, và khi nổ thì quét theo nhiều phương để mong trúng mục tiêu. Radio command guidance là điều khiển tên lửa bay qua các lệnh sóng radio bằng những quan sát từ đài radar mặt đất (ở SA-2 là Fansong), nếu thấy tên lửa ở gần mục tiêu rồi thì ra lệnh kích nổ đầu đạn, nên cả đầu đạn SA-2 cũng gồm cả radio-command warhead.
    Không biết ku than_dau_tuat có phải là huyphuc không , nhưng mà cái kiểu tên lửa không đối không, đất đối đối không, không đối đất trộn hầm bà lằng cả thành một món thập cẩm ăn cho ngon mà không chỉ ra cụ thể loại nào, số hiệu, số liệu bao nhiêu ... thì hơi bị giống nhau .
    Hiệu quả của Stinger như VietKe đã nói nè - trên 80% nhé:
    The Basic Stinger received worldwide attention during the Afghanistan conflict, when over 250 Russian fixed-wing aircraft and helicopters were destroyed by Mujahideen guerrillas using US-supplied Stingers. Despite limited training, the Mujahideen achieved over 80 per cent combat success with the Stinger missile.
    http://www.harpoonhq.com/encyclopedia/HTML_Files/facilites_files/sams_unitedstates.htm
    SA-7 thì có lơ cái link dẫn của VietKe đi của ku than_dau_tuat vẫn là khoảng 40% nhé.
    Rồi tự nhiên mang báo phụ nữ vào về các Pro, chẳng ăn nhập gì cho chủ đề đang bàn ngoài ý nghĩa miệt thị, mà rãnh đọc nhiều báo phụ nữ nhỉ . Trước đây có một nick hay để chữ ký là "..., người yêu tôi dở hơi", hy vọng người yêu của nick đó không phải dở hơi vì theo các Pro đó . Còn nếu gọi là dở hơi vì theo các Pro đó thì chắc cần xem lại ... hoành tráng mà lị .
    Còn những câu chữ này nè về ku em VietKe:
    Trích:
    Bác dũng cảm kêu lên: "người ta làm lạnh đầu dò cơ à".
    Rồi sau bác thấy có vẻ như là người ta làm lạnh đầu dò thật, liền tưởng tượng rằng đầu dò có cục làm lạnh, như là nhà trổ cửa cho cái điều hòa??????
    Vietkedoclap nhảy dựng lên khi Tuất tôi nói tên lửa tầm nhiệt được dẫn đường bằng data-link trước khi bám mục tiêu.
    Vietkedoclap không phải nhầm mà là dốt hết thuốc chữa.
    Nhiều không đếm hết ...
    Tôi là người trực tiếp tranh luận với ku em VietKe suốt mấy ngày qua, tui hiểu ku em nó đang nói gì biết gì, những câu chữ trên của ku than_dau_tuat nói thật ra là quá chủ quan và bốc đồng. Miệt thị người ta là dốt đi ngược lại tinh thần trí tuệ Việt Nam Online không nói rồi, đằng này lại không có cơ sở rõ ràng, không phải là vì tư thù riêng à. Tui chỉ công nhận là ku em VietKe nhầm do nghĩ rằng dual-band là IR/UV, đó là do không rõ, vậy thôi, những điều về làm lạnh, photon detector ku em VietKe đều khá rõ, chẳng đợi ku than_dau_tuat lên lớp nó với vài ba từ chung chung như là nitrogen lỏng, ku em VietKe còn biết nhiều hơn về các hợp chất làm lạnh đó đấy.
    Nhưng nhầm lẫn đó là do không rõ, diễn đàn chúng ta thì tranh luận để rõ vấn đề. Ku than_dau_tuat biết điểm khác nhau giữa nhầm do không biết (ignorance) và sai do dốt (stupi***y) không? Đến lúc này thì tui có thể xem là ku than_dau_tuat dùng cái từ dốt quá nhiều đấy cho kqndvn hay ku em VietKe là do không biết điểm khác nhau giữa hai điều đó. Còn dùng nữa là do chính bản thân dốt quá đã có người chỉ ra rồi mà vẫn không chịu hiểu đấy nhé. Tôi sẽ chỉ xem nhẹ ở đây là do ku em than_dau_tuat do nóng quá, bức xúc quá mà thôi, bình tĩnh lại ok, đâu còn có đó. Nhưng nếu chỉ biết tiếp tục dùng những từ ngữ miệt thị đó với mục tiêu chỉ để lăng mạ người khác thì là ... loại vô liêm sĩ đấy nhé, loại ấy thì chả ai hơi đâu quan tâm.
    We kill people so that others can live!
    Được ducsnipper sửa chữa / chuyển vào 09:11 ngày 12/09/2005
  5. VietKedoclap

    VietKedoclap Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/02/2005
    Bài viết:
    1.188
    Đã được thích:
    0
    Thôi đi Bác Đức ơi . Cứ để cho Giáo sư Tuất nói đã hả cơn hận thù hihihi...dạo trước mớ kiến thức dốt đặc của tôi làm nhà Giáo Sư thông thái lạnh cả xương sống nên hận lắm hận lắm . Tôi không muốn Topic của Bác KQNDVN bị biến thành đống rác vì sự trả thù qua lại . Cái kiểu phân tích đầu dò IR là thiết bị đo nhiệt độ gồm vô số cảm biến nhiệt để nhận dạng hình ảnh thì cứ để ngài Giáo sư sống với nó đi hihihi...Hay cái kiểu đọc bài của tôi thế nào chả biết trí tuệ giáo sư đã nhanh chóng phán là tôi bảo UV là màu của hồng ngoại hihihi....cái kiểu nói với nguồn khoa học từ báo phụ nữ và của bọn khủng bố thì tranh luận chỉ là xã rác thôi Bác ạ . Giáo Sư Tuất có nói gì tôi cũng mặc kệ heheeee....
  6. Jet_Ace

    Jet_Ace Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/12/2003
    Bài viết:
    830
    Đã được thích:
    0
    Vậy làm thế nào để lock mục tiêu mà xịt nó đây?
  7. ducsnipper

    ducsnipper Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2003
    Bài viết:
    1.866
    Đã được thích:
    0
    Trích:
    Vậy làm thế nào để lock mục tiêu mà xịt nó đây?

    Jet_Ace hỏi lạ nhỉ, cái này là đặc trưng của passive attack của người Nga mà. Thì dùng IRST để phát hiện mục tiêu, laser ranger để định khoảng cách đến mục tiêu, và ... bắn .
    Được ducsnipper sửa chữa / chuyển vào 09:15 ngày 12/09/2005
  8. than_dau_tuat

    than_dau_tuat Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/09/2005
    Bài viết:
    791
    Đã được thích:
    304
    Thế cái gì đây:
    Ông nào phong tôi làm giáo sư, nhảy dựng đứng lên khi tôi nói đầu dò được làm lạnh đây. Nói phét văng mạng rồi không nhận lời nói của mình, sao hèn dzậy. Ông nào nói lộn hai dải mầu hồng ngoại thành UV là một tần trong hồng ngoại đây:
    Chẳng nhẽ tôi phải copy lại từng bài của ngài bốc phét hay sao. ????Ngài thử đọc lại tất cả các bài của ngài trong tuần gần đây xem, có cái nào đúng không.
    To duc.....
    UV từ thân máy bay hầu như rất ít phát, nếu cần cho đủ dẫn đường, nó phải cung cấp thêm, hay là được chiếu sáng bằng pháo sáng lớn. Một số hiện tượng làm cho thân máy bay phát UV, nhưng người ta rất dễ làm mất thứ đó, nếu có chú ý. Còn chiếu sáng ngoài, Tuất tôi đã nói đó, trước 1958, Liên Xô sử dụng tên lửa tầm quang, hệ thống bắn dùng đèn chiếu. Có thể sử dụng radio. Ngài Đuc thử đưa ra xem thân máy bay nào phát UV đủ mạnh nào.
    LarvaNH thích bài này.
  9. ducsnipper

    ducsnipper Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2003
    Bài viết:
    1.866
    Đã được thích:
    0
    Ít hay hầu như không bao nhiêu tui cũng đã nói nhưng không phải không có. Nếu không có thì cái gọi là IR/UV không có ý nghĩa, đây chỉ là ở tầm ngắn nhé. Cần thì trích lại link nè, ku than_dau_tuat này vẫn cái trò nói miệng.
    In 1986 it was supplanted by the FIM-92 Bravo Stinger-POST (passive Optical Seeker technique) seeker which introduced a new rosette-scanning dual band infrared(IR) and ultraviolet(UV) detector/optics assembly. The POST seeker exploits the low UV reflectance of aircraft compared to a sky background and initially acquires and guides the missile on to the UV ''''hole'''' in the sky represented by the target.
    http://www.ausairpower.net/mpsam.html
  10. than_dau_tuat

    than_dau_tuat Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/09/2005
    Bài viết:
    791
    Đã được thích:
    304
    Tưởng ông cũng có ý xây dựng nên tham gia.
    Phá đám vừa thôi, cái đó là sử dụng cho hệ thống phòng thủ. Không là hệ thống tấn công. Do không có hệ thống kháng nhiễu như đã phân tích ở trang 22 và 25, các tên lửa AIM-9 để trống một khoảng rộng trong chống nhiễu, do đó, các dòng SU phát triển mạnh hệ thông IRST phòng thủ. Hệ thống hoạt động với phần trung tâm là máy tính rất mạnh, thông tin từ các bộ tìm kiếm hồng ngoại và radar được thu thập, và chuyển scan-track trong máy tính (khác biết hoàn toàn track dầu dò). Nếu mục tiêu theo dõi trở nên mức nguy hiểm nào đó, laser ranger (đo xa laser) hoạt động để theo dõi chặt chẽ hơn. Khi điểm nguy hiểm đạt mức cao hơn, hệ thống đối kháng điện tử vào trận, nó phát đạn giả chống đầu dò hồng ngoại và gây nhiễu radar. Các đầu dò hồng ngoại của phương tây hiện nay đang đượng trang bị, đều rất khó phân biệt thùng dầu phụ,bom hay máy bay, như đã trình bầy trong trang 22 và trang 25, nên hệ thống phòng thủ này rất hiệu quả. Để khắc phục nhược điểm đó, các đầu dò hồng ngoại phương Tây đang tìm nhiều cách để đo xa, như thêm laser.
    ducsnipper lấy máy phòng thủ để tấn công, không hiểu phá đám hay nói vui. Nhưng Tuất tôi không có nhiều thời gian để chơi với dân nổ đâu, như trang trước tôi đã nói. SAM-7 trong chiến tranh VN là tên lửa vác vai có số lượng diệt mục tiêu và tỉ lệ trúng cao nhất từ trước đến giờ, ông nào nổ cũng kệ, nguồn điều đó trên Internét đầy.
    LarvaNH thích bài này.

Chia sẻ trang này