1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tranh luận về Tên lửa đối không và các Hệ thống dẫn đường tấn công cho tên lửa đối không

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi VietKedoclap, 02/09/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Mig19Farmer

    Mig19Farmer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    1.465
    Đã được thích:
    1
    Em biết bác có thể là người am hiểu thực sự về vấn đề này nhưng em nghĩ tên lửa cũng là thiết bị mà thôi, nếu hiểu nguyên lý có thể tháo ra can thiệp được tuốt. Ngày đó SA-2 bị áp chế, ta và chuyên gia đã phải can thiệp rồi. Việc chỉnh độ nhạy cho ngòi nổ cảm ứng do RCS của B-52 lớn hơn F-4 cũng làm rồi. Chẳng có lý gì để không can thiệp trong các trường hợp khác nhất là đây là việc đơn giản chỉ vô hiệu hóa 1 chức năng chứ đâu có phải là xây dựng mới. Biến 1 quả tên lửa có điều khiển thành 1 quả đạn không điều khiển chắc không đến nỗi khó (em nghĩ chắc là vác kìm bấm ra cắt tuốt luốt dây điện điều khiển là xong )
    SA-2 ngày trước em không biết chứ gần đây đám tên lửa to đùng cổ lỗ này được nhiều nước đem ra convert 1 ít thành tên lửa đạn đạo (tiêu biểu là Khựa và Bắc Hàn).
    The HQ-2 was originally designed as a high-altitude SAM, derived from the Soviet SA-2. The total number of HQ-2 missiles produced is unknown, but the HQ-2 is being retired with some being converted to short-range surface-to-surface missile called M-7.
    CSS-8 (M-7/Project 8610)
    Type
    Short-range, road-mobile, solid-propellant, single warhead ballistic missile.
    Development
    The development of the M family of solid-propellant short- and intermediate-range ballistic missiles is believed to have started in 1984, to be built for export and to have conventional HE warheads. There have been reports of four missiles in this family, known in China as M-7, M-9, M-11 and M-18. M-7, is believed to have been the designator for an export version of the missile project known as 8610, which converted the HQ-2 Surface-to-Air Missile (SAM) into a ballistic missile. The Russians sold some SA-2 `Guideline'' SAMs to China in the late 1950s, and the Chinese either reverse-engineered or built under licence the Hang Qi-1 (HQ-1) between 1961 and 1964. The Chinese then developed an improved version, designated HQ-2, which entered service in 1967. The HQ-2 SAM programme is believed to have started around 1985 and the missile probably entered service in 1992. M-7 has been given the NATO designator CSS-8. It is not known if the Chinese still use the project 8610 designator for this missile in service. M-9 is a solid-propellant missile with a range of 600 km, being given the Chinese internal designator DF-15 and the NATO designator CSS-6. The M-11 missile was developed as a solid-propellant interchangeable version of the SS-1 `Scud B'', capable of fitting the former Soviet MAZ 543 Transporter-Erector-Launcher (TEL) with the minimum of modification. M-11 has a range of 280 km, and was also adopted by the Chinese PLA, being given the Chinese internal designator DF-11 and the NATO designator CSS-7. The fourth member of the M family, M-18, was shown at an exhibition in Beijing in 1988 and appeared to be a larger two-stage version of the M-9 missile. It is believed that the M-18 programme was terminated in 1992.
    Description
    It is believed that CSS-8 is a modified SA-2 `Guideline''/HQ-2 surface-to-air missile. The CSS-8 design is based on HQ-2B, which is fitted to a tracked launcher vehicle developed from the Type 63 light tank chassis. The liquid-propellant sustainer motor of the HQ-2B missile has been replaced with a solid-propellant motor, creating a two-stage solid-propellant ballistic missile. The missile is believed to be 10.8 m long, to have a first-stage body diameter of 0.65 m and a second-stage body diameter of 0.5 m. The CSS-8 weighs 2,650 kg at launch and has a 190 kg HE warhead. There are probably alternative submunition and chemical warheads. Guidance is inertial, possibly with command updates during the boost phases. Control is provided by four moving fins, located at the rear of the second-stage assembly. The solid boost motor is an improved version from the HQ-2 design, with a burn time of 4 seconds, and this assembly is jettisoned after burnout. The sustainer motor burns for 20 to 30 seconds, giving CSS-8 a minimum range of 50 km and a maximum range of 150 km.
    Operational status
    It is believed that CSS-8 entered service in 1992, that 90 missiles were exported to Iran in 1992 and that some may have been exported to Iraq. There may be some connection between the CSS-8 programme in China and the North Korean development of an SA-2 `Guideline'' short-range ballistic missile, although the North Korean development is believed to have been terminated.
    Several other countries have adapted former Russian SA-2 `Guideline'' missiles into ballistic missiles, notably Iran, Croatia and Serbia. However, it is difficult to determine if these are exported M-7 missiles, simply adaptations of the SA-2 variant or copies of the CSS-8 (M-7) design. The total number of HQ-2 SAM missiles built in China is believed to be around 5,000 and it is possible that 100 to 500 may have been converted into the CSS-8 ballistic missile variant.
    [​IMG]
    Được mig19farmer sửa chữa / chuyển vào 18:26 ngày 09/02/2006
  2. kqndvn

    kqndvn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    1.117
    Đã được thích:
    0
    Chỉ mang tính tham khảo:
    "... sử dụng bộ gây nhiễu mạnh để làm mù radar điều khiển của SAM...Lực lượng PK Bắc Việt đành bắn không điều khiển vào các dòng máy bay ném bom, dùng cứ như là cao xạ cỡ lớn".
    By 1968 the effectiveness of the SA-2 was seriously limited and it took on average 30 missiles to hit an aircraft. By 1972 the deployment had continued until 300 sites were operational, but effectiveness dropped even more because of the powerful jammers that blinded radars control center of SA-2 lauch point, so much so that the USAF was able to fly the B-52 "downtown" Hanoi with impunity. In North Vietnamese air defence forces took to launching them unguided into the bomber streams, using them essentially as oversized anti-aircraft guns, and eventually ran out of missiles during the Linebacker-II raids in 1972.
    http://en.wikipedia.org/wiki/SA-2_Guideline
  3. kqndvn

    kqndvn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    1.117
    Đã được thích:
    0
    Bộ đội Phòng Không của ta "mổ" tên lửa ra điều chỉnh:
    Tuy nhiên, ?ovỏ quýt dày có móng tay nhọn?, đối phó với những thủ đoạn trên của không quân Mỹ, bộ đội phòng không Việt Nam cũng áp dụng nhiều biện pháp chiến thuật mới chống lại và nâng cao hiệu quả chiến đấu của SAM2 như: cải tiến một bộ phận của tên lửa này, tạo ra những tín hiệu giả điều khiển tên lửa phòng không để đánh lừa không quân Mỹ... Được sự giúp đỡ nhiệt tình của các chuyên gia Xô-viết, bộ đội phòng không Việt Nam đã bỏ công nghiên cứu và phát hiện ra đầu tự dẫn bị nhiễu, bởi tất cả các máy bay Mỹ đều lắp đặt hệ thống gây nhiễu điện từ. Trong một lần bị công kích, các chuyên gia cho mở đầu tự dẫn và trang bị hệ thống điều khiển giống như đang phóng tên lửa đi, nhưng không phóng thực, từ đó đo đạc nhiễu trên màn hình điều khiển; sau đó tiến hành điều khiển tần số thích hợp, thoát khỏi tần số bị nhiễu... Cùng đó, họ đã lập tức thiết kế và sản xuất đầu tự dẫn với tần số mới cho SAM2. Sau khi tên lửa được cải tiến, nó có khả năng tác chiến trong điều kiện nhiễu điện tử mạnh. Tính năng này có một ý nghĩa đặc biệt vì nó làm cho các trắc thủ của hệ thống SAM2 hoàn toàn thoát khỏi tên lửa Bun-phớt chống ra-đa của không quân Mỹ. Bộ đội phòng không Việt Nam còn tìm ra chiến thuật mới là cho ra-đa điều khiển làm việc nhưng không phóng tên lửa, khiến cho những máy bay chiến lược của Mỹ bộc lộ trên màn huỳnh quang ra-đa điều khiển tên lửa và bị bắn hạ. Sau nhiều lần cải tiến, SAM2 thực sự trở thành nỗi kinh hoàng của giặc lái Mỹ...
    *Theo tạp chí Binh khí hiện đại
    Hà Quảng (Trung Quốc)*
    http://www.quandoinhandan.org.vn/sknc/sk_phai.php?id=1496
  4. kqndvn

    kqndvn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    1.117
    Đã được thích:
    0

    Sách nhỏ, tình cảm sâu nặng

    Ngày 16 tháng 12 năm 2004

    Tháng 11-2003, một đoàn đại biểu chiến sĩ tên lửa Liên Xô từng ở Việt Nam trong thời gian kháng chiến chống Mỹ, đã trở lại đất nước Hồ Chí Minh, gặp gỡ bạn chiến đấu cũ của mình.
    Đoàn đã được Trung ương Hội cựu chiến binh Việt Nam, một số đơn vị tên lửa, Bộ tư lệnh Quân chủng Phòng không-Không quân chào đón như đón chính những người ruột thịt.
    Đoàn có mang tới trao tặng đơn vị, Thư viện Quân đội và một số nhà khoa học một cuốn sách mỏng 120 trang, khổ 13x19, bằng tiếng Nga. Tuy bị hạn chế về số trang nhưng tình cảm, số liệu hiện lên trên trang giấy thực sự còn giá trị, thân thương, sâu nặng, dày lớn hơn nhiều.
    Ấn phẩm này mang tính chất một kỷ yếu hội thảo khoa học thực tiễn với chủ đề ?oSự hợp tác và tương trợ kinh tế Liên Xô-Việt Nam trong những năm Mỹ xâm lược Việt Nam (1964-1973)?. Cơ quan tổ chức đồng thời chủ trương xuất bản kỷ yếu gồm: Viện lịch sử quân sự, Bộ Quốc phòng Liên bang Nga, Tổ chức quốc tế các cựu chiến binh ở Việt Nam, Tổ chức quốc tế các chiến sĩ quốc tế thuộc Hội Hữu nghị đoàn kết với Việt Nam. Thực hiện biên tập sách gồm có các tiến sĩ, giáo sư sử học, lịch sử quân sự, giáo sư Viện kinh tế Nga, giáo sư công huân văn hóa Liên bang Nga. Trong sách có lời cảm ơn các công ty thương mại An Phong, Sông Hồng, Sa Lút 2... của cộng đồng người Việt tại Liên bang Nga đã hợp tác, tài trợ giúp đỡ hội thảo và xuất bản sách.
    Trong lời chào mừng khai mạc hội thảo, Anh hùng Liên Xô, Trung tướng Pus-kin I-va-nô-víc, đã cám ơn Đại sứ Việt Nam tại Liên bang Nga, các bạn Việt Nam, các chiến sĩ Liên Xô đã chiến đấu chống Mỹ và các đại biểu, các học viện, cơ quan, đoàn thể... tới dự hội thảo đầu tiên về chủ đề này.
    Thông qua các báo cáo tham luận tại Hội thảo được in trong sách, người đọc tiếp nhận được nhiều thông tin mới.
    Theo Tiến sĩ khoa học quân sự, Giáo sư, Thượng tướng A.I.Khiu-pê-nhen: ?oTừ năm 1953 đến năm 1991, tổng viện trợ về trang bị và khí tài kỹ thuật của Liên Xô chuyển tới Việt Nam đã đạt tới 15,7 tỷ đô-la. Trong số này có 2.000 xe tăng, 1.700 xe bọc thép, 7.000 súng tiểu liên, súng cối, hơn 5.000 xe và súng cao xạ, 158 biên chế đồng bộ tên lửa (gồm xe máy, xe chỉ huy, dàn tên lửa), hơn 700 máy bay chiến đấu, 120 máy bay lên thẳng, hơn 100 tàu chiến...? (tác giả dẫn theo ?oTạp chí độc lập?, số 196, ngày 21-11-1998).
    Đoàn chuyên gia quân sự Liên Xô đầu tiên đến Việt Nam vào tháng 4-1965, gồm gần 100 người, trong đó có các sĩ quan cao xạ, tên lửa, đoàn trưởng là đại tá A.M.Đdư-dư. Một trong nhiệm vụ của đoàn là trong thời gian ngắn nhất phải huấn luyện và đưa vào chiến đấu hai trung đoàn tên lửa Việt Nam. Tại một khu vực gần Hà Nội, đã hình thành hai trung tâm huấn luyện. Trung tâm I được gọi là Mát-scốp-ki, huấn luyện trung đoàn 236. Trung tâm II gọi là Ba-kins-ki, huấn luyện cho trung đoàn 238. Sĩ quan, chiến sĩ Liên Xô và Việt Nam đã lao động và học tập 14-15 giờ trong một ngày đêm dưới nắng đổ lửa, mưa bão... Chỉ sau 3 tháng vừa dạy, vừa học, ngày 24-7 cùng năm, các trung đoàn tên lửa của ta và các chiến sĩ Xô Viết đã hạ gục 3 máy bay Mỹ đầu tiên.
    Đại tá Đai-ka A.B đã công bố một danh sách tám chiến sĩ tên lửa Liên Xô tham gia bắn rơi máy bay Mỹ trong hai lần chống cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân của đế quốc Mỹ ở Việt Nam gồm Tê-rê-sen-kô, Rư-giức, Bóc-ga-nốp, Lia-ki-sép, Rê-trốp, Chi-khô-mi-rốp và Pi-me-nốp. Người hạ nhiều máy bay Mỹ nhất là A.Gh.Tê-rê-sen-kô: 10 chiếc, sau đó là Gh.X.Rư-giức và I.P.Bóc-ga-nốp, mỗi người bắn hạ 8 chiếc, A.A.Pi-me-nốp, bắn rơi ít nhất: 2 chiếc. Tổng số máy bay Mỹ bị các chiến sĩ Xô Viết hạ gục là 48 chiếc, hiệu quả chiến đấu khá cao: một tên lửa, một giặc lái (hoặc một máy bay).
    Trang 106 đăng bài của N.I.Kôi-lét-nhíc, Ủy viên chủ tịch Đoàn Hội cựu chiến binh quốc tế... Kôi-lét-nhic cho biết: ?oNgày 13-4-1989, trên tờ ?oSao đỏ?, thiếu tá A.I.Đa-cu-tra-ép công bố bài báo ?oVà chúng tôi đã bảo vệ Việt Nam?, viết về những hồi ký chiến đấu ở Việt Nam của Thiếu tướng Bi-ê-lốp, Trung tướng Đdư-dư, Thiếu tướng Trôm-ba-trép... và nhiều sĩ quan, chiến sĩ khác, (đáng tiếc cho đến năm 1989, đã không ít người không còn nữa như (Thiếu tướng Đdư-dư, Trôm-ba-trép, đại tá Phê-đô-rốp...). Do nhiều lý do, từ nhiều phía, công lao, thành tích, sự hy sinh của họ chưa có điều kiện được làm sáng tỏ. Tuy nhiên với tinh thần ?ochiến đấu chung một chiến hào?, họ không hề băn khoăn, so sánh, đòi hỏi, suy tỵ.
    Với sự giúp đỡ của Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga, với đạo lý đền ơn đáp nghĩa của cộng đồng người Việt ở Liên bang Nga ?othay mặt? cho tấm lòng nhân dân ta, từng bước, các chiến công của họ đã được công nhận qua nhiều hình thức.
    Cuốn sách nhỏ, bước đầu chỉ mới giới thiệu sơ qua vài nét về những con người cùng năm tháng ?oSẻ chia gánh nặng? với Việt Nam. Đây là một món quà khiêm tốn tặng các chiến sĩ Việt Nam, để mỗi ai có điều kiện tiếp cận, chắc chắn sẽ không bao giờ quên rằng họ là chiến sĩ quốc tế, là bạn của quân đội, của nhân dân Việt Nam, đã chiến đấu dưới lá cờ của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại và mãi mãi chúng ta nói ?oXin cảm ơn những người đồng chí!?.

    Nguyễn Văn Khoan



    http://www.quandoinhandan.org.vn

  5. kqndvn

    kqndvn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    1.117
    Đã được thích:
    0
    Một nguồn tin cậy nữa cho thấy việc phát sóng sau khi phóng đạn, như trung tướng Hoàng Văn Khánh mô tả, là điều cơ bản thuộc quy trình phóng của SA-2, khỏi phải bàn.
    Tôi nghi ngờ về việc Lehaiha claim đã từng "làm việc" trên xe SA-2 rồi. Bởi việc đương nhiên thế này một chiến sỹ tên lửa không thể không biết.
    Sách: "Các cuộc Không chiến Trên bầu trời Bắc Việt, 65-72"
    Tên lửa đất đối không tới chiến trường
    Vào giữa năm 65, tình báo Mỹ ghi nhận Bắc Việt đã tăng hơn gấp đôi số lượng radar cảnh giới (warning radar).
    ...
    SA-2 là loại tên lửa to, bay theo chùm/búp/tia sóng rada (radar beam-riding), phát triển để bắn hạ những máy bay ném bom nguyên tử bay đơn và bay cao, như B-47 và B-52. Với vai trò đó, nó rất hiệu dụng, từng bắn rơi U-2 ở Liên xô, Cu ba, Trung quốc.
    Một vị trí SA-2 điển hình có một rađa dẫn bắn Fan Song, nhiều rada cảnh giới sớm tầm xa để phát hiện máy bay đang tới nhưng còn ở ngoài tầm của rada dẫn bắn Fan Song, và 6 bệ phóng. Mỗi trận địa có 12 đạn, 6 trên bệ và 6 ở trên xe đỗ ở các khu vực gần đó.
    ...
    EB-66B và EB-66C chỉ có số lượng ít, nên rất quý với KQ Mỹ. Nó dễ làm mồi cho Mig và khong có khả năng phá sóng dẫn bắn của SA-2 cũng như cơ động né tránh nó, nên phải bay theo quỹ đạo ngoài vùng SA-2 hoạt động.
    ...
    Mỹ đưa vào hệ thống RHAW phòng vệ chống SAM. Thiết bị này lợi dụng việc rada Fan Song của SA-2 phải cần cỡ 75 giây để nhận diện/bắt được mục tiêu, khoá/kẹp mục tiêu, và bắn (acquire, lock-on, fire).
    Radar buộc phải tăng đáng kể công suất phát sóng 30 tới 40 giây trước khi bắn để "khoá/kẹp" mục tiêu, và sau đó Fan Song phải bật sóng điều khiển tên lửa của nó - vốn cũng có dấu hiệu điện tử riêng biệt - trong vòng 4 giây sau khi phóng tên lửa.
    Hệ thống RHAW dò lại mỗi sự thay đổi này từ trận địa SAM và báo cho phi công biết bằng âm thanh thay đổi theo quá trình Fan Song xử lý thứ tự bắn, báo cho phi công biết hướng của trận địa tên lửa bằng một dấu hiệu trên màn hình, và một đèn sáng màu đỏ mang tên "Lunch" khi tín hiệu của Fan Song cho biết đã bắn.
    ...
    "
    kqndvn:
    Như vậy là nếu thao tác theo quy trình cơ bản, cả một quy trình từ lúc tìm địch cho đến lúc đạn lao nổ vào mục tiêu kéo dài (cỡ) 75 giây.
    Quá trình "lock-on" cần tới 30-40 giây, nên phi công địch được báo động từ rất sớm, hoàn toàn có khả năng cơ động né tránh.
    Việc TL Trung quốc đã thục luyện hàng tháng trời để rút ngắn quá trình này lại còn 8s đã giúp họ bắn rơi chiếc U-2 khi nó còn chưa kịp "định thần" lúc có báo động bắn.
    Trong chiến tranh, việc TL ta dưới sức chế áp mạnh của địch phải phát sóng ngắt đoạn, phát sóng thời gian ngắn dưới một phút đã ảnh hưởng cực lớn tới hiệu suất bắn (cuối 67 chỉ còn trung bình hơn 9 đạn cho một mục tiêu bị hạ).
  6. kqndvn

    kqndvn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    1.117
    Đã được thích:
    0
    A. Phân loại các hệ thống dẫn bắn cho tên lửa:
    [​IMG]
    Dẫn bắn Beam-riding:
    (http://www.periscope.ucg.com/terms/t0000069.html)
    TITLE: BEAM RIDER: A missile guided by radar, radio, or other electronic beam. The missile follows the conical-scan beam of the illuminating radar, correcting its flight to remain on the beam''s axis
    http://www.aerospaceweb.org/question/weapons/q0187.shtml
    Beam Rider Guidance
    The beam rider concept relies on an external ground- or ship-based radar station that transmits a beam of radar energy towards the target. The surface radar tracks the target and also transmits a guidance beam that adjusts its angle as the target moves across the sky.
    The missile is launched into this guidance beam and uses it for direction. Scanning systems onboard the missile detect the presence of the beam and determine how close the missile is to the edges of it. This information is used to send command signals to control surfaces to keep the missile within the beam. In this way, the missile "rides" the external radar beam to the target.
    [​IMG]
    Dẫn bắn Command
    Command Guidance
    Command guidance is similar to beam riding in that the target is tracked by an external radar. However, a second radar also tracks the missile itself. The tracking data from both radars are fed into a ground based computer that calculates the paths of the two vehicles.
    This computer also determines what commands need to be sent to the missile control surfaces to steer the missile on an intercept course with the target. These commands are transmitted to a receiver on the missile allowing the missile to adjust its course. An example of command guidance is the Russian SA-2 surface-to-air missile used against US aircraft in North Vietnam.
    [​IMG]
    Qua nhiều nguồn khác nhau, không biết SA-2 cuối cùng thì được điều khiển bởi phương pháp nào.
    Các đoạn trích sau cho thấy SAM-2 được dẫn bắn theo phương pháp Beam-riding:
    (1) Sách: "Các cuộc Không chiến Trên bầu trời Bắc Việt, 65-72"
    SA-2 là loại tên lửa to, bay theo chùm/búp/tia sóng rada (radar beam-riding), phát triển để bắn hạ những máy bay ném bom nguyên tử bay đơn và bay cao, như B-47 và B-52.
    Một vị trí SA-2 điển hình có một rađa dẫn bắn Fan Song, nhiều rada cảnh giới sớm tầm xa để phát hiện máy bay đang tới nhưng còn ở ngoài tầm của rada dẫn bắn Fan Song, và 6 bệ phóng. Mỗi trận địa có 12 đạn, 6 trên bệ và 6 ở trên xe đỗ ở các khu vực gần đó.
    ...
    Radar buộc phải tăng đáng kể công suất phát sóng 30 tới 40 giây trước khi bắn để "khoá/kẹp" mục tiêu, và sau đó Fan Song phải bật sóng điều khiển tên lửa của nó - vốn cũng có dấu hiệu điện tử riêng biệt - trong vòng 4 giây sau khi phóng tên lửa.
    ...
    "
    (2) Theo Theo tạp chí Binh khí hiện đại (quandoinhandan.org.vn)
    Tuy nhiên, ?ovỏ quýt dày có móng tay nhọn?, đối phó với những thủ đoạn trên của không quân Mỹ, bộ đội phòng không Việt Nam cũng áp dụng nhiều biện pháp chiến thuật mới chống lại và nâng cao hiệu quả chiến đấu của SAM2 như: cải tiến một bộ phận của tên lửa này, tạo ra những tín hiệu giả điều khiển tên lửa phòng không để đánh lừa không quân Mỹ... Được sự giúp đỡ nhiệt tình của các chuyên gia Xô-viết, bộ đội phòng không Việt Nam đã bỏ công nghiên cứu và phát hiện ra đầu tự dẫn bị nhiễu, bởi tất cả các máy bay Mỹ đều lắp đặt hệ thống gây nhiễu điện từ. Trong một lần bị công kích, các chuyên gia cho mở đầu tự dẫn và trang bị hệ thống điều khiển giống như đang phóng tên lửa đi, nhưng không phóng thực, từ đó đo đạc nhiễu trên màn hình điều khiển; sau đó tiến hành điều khiển tần số thích hợp, thoát khỏi tần số bị nhiễu... Cùng đó, họ đã lập tức thiết kế và sản xuất đầu tự dẫn với tần số mới cho SAM2. Sau khi tên lửa được cải tiến, nó có khả năng tác chiến trong điều kiện nhiễu điện tử mạnh. Tính năng này có một ý nghĩa đặc biệt vì nó làm cho các trắc thủ của hệ thống SAM2 hoàn toàn thoát khỏi tên lửa Bun-phớt chống ra-đa của không quân Mỹ.
    http://www.quandoinhandan.org.vn/sknc/sk_phai.php?id=1496
    Theo Lehaiha, đoạn trích bên trên, và đoạn dưới đây thì SA-2 được điều khiển theo Command guidance:
    http://en.wikipedia.org/wiki/SA-2_Guideline
    "The missiles are guided using radio control signals from the guidance computers at the site, sent on one of three channels. The earlier SA-2 models received their commands via two sets of four small antennas in front of the frontmost fins, while the D models and on used four much larger strip antennas running between the forward and middle fins. The guidance system at an SA-2 site can handle only one target at a time, but can direct three missiles against it. Ad***ional missiles could be fired against the same target after one or more missiles of the first salvo had completed their run and the radio channel was freed."
    kqndvn speculate:
    Ở link trên có nói beam-riding là phương pháp dẫn bắn từ cuối những năm 50, nói chung bắn tầm xa không chính xác, nên phần lớn đã bị bỏ. Vậy có khi SAM đời đầu dùng beam-riding, SAM đời sau (Lehaiha đang làm việc) dùng command guide (để đánh chặn).
  7. lehahai

    lehahai Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/03/2003
    Bài viết:
    297
    Đã được thích:
    0
    Thực tế là tôi cũng không muốn tranh luận với bạn, KQNDVN thân mến. Tôi chỉ muốn đính chính những điểm chưa thực sự chính xác trong các bài của bạn mà thôi. Theo tôi thấy thì bạn chưa nhìn thấy chứ đừng nói là sờ tay vào khí tài TL SAM2/3, mọi kiến thức của bạn về TLPK đều là qua các link Internet (Right?) và một số quyển sách dạng hồi ký. Nhưng bạn lại bỏ qua những chi tiết đúng mà lại chỉ dựa hoàn toàn vào những tài liệu của các vị tướng và sử gia Mỹ, không đọc kỹ những lời kể và hồi ký của những người trực tiếp tham gia chiến đấu (cũng do bạn đưa lên). Tôi hỏi bạn: Tướng Phùng Thế Tài và Hoàng Văn Khánh là Tư lệnh và Phó Tư lệnh quân chủng PKKQ từ năm nào?
    Việt Nam bắt đầu huấn luyện và xay dựng lực lượng TLPK vào năm nào?
    Vậy tướng Khánh có thực sự là bộ đội TL, hay nói cách khác là có thực sự am hiểu về kỹ thuật TLPK?
    (các bạn suy luận tiếp nhé)
    Về mặt kỹ thuật, kiến thức của bạn về SAM2/3 gần như bằng 0, tôi đưa ra ví dụ nhé, Bạn cho rằng:
    - Radar chiếu xạ của SAM2 đặt ngay trên nóc xe đk (sai hoàn toàn).
    - Các đài đk ở các bộ khí tài SAM2 khác nhau có cấu hình khác nhau (chưa đúng, phải hiểu là cấu hình như nhau, nhưng có lý lich khác nhau, có các "tật" khác nhau).
    - Quả đạn TL tự động bay theo quỹ đạo hình sin trong búp sóng của đài đk (sai cơ bản, quả đạn bay theo lệnh được gửi từ đài đk lên, nếu đúng như bạn thì búp sóng này sẽ có góc mởi là bao nhiêu để vừa đảm bảo độ chính xác vừa đảm sự cơ động của quả đạn?).
    - SAM2 là TL có đầu tự dẫn, hay nói cách khác là TL tự dẫn (sai nốt, quả đạn SAM2 chỉ có hai việc tự quyết định được, đó là khi tự huỷ và thời điểm nổ nhờ ngòi nổ VT nhưng cũng là từ sau khi nhận được lệnh mở ngòi nổ).
    Đấy là bốn vấn đề nhỏ nhưng khá cơ bản trong TLPK SAM2/3, bạn nên tìm hiểu kỹ lại nhé, đừng lảng tránh nhé.
    Quan điểm của tôi gần đúng như bạn đã tổng hợp trong bài của bạn gửi, sửa lúc 13:14 ngày 09/02/2006 trong topic này. Tôi chỉ đính chính lại ý đầu tiên là tôi không nói "chuyên gia LX hoàn toàn không tham gia chiến đấu...... không có chiến sỹ Nga nào hi sinh cả" mà tôi muốn nói là không phải chỉ có chuyên gia LX chiến đấu một mình mà phần lớn các vị trí là do bộ đội VN đảm nhiệm. Bạn đọc lại đi nhé, nó hoàn toàn khác nhau đấy.
    Cuối cùng, bạn đòi tôi phải đưa ra các link để chứng minh, tôi xin nhắc lại là tất cả các ý kiến của tôi đề được giải thich rõ ràng rồi. Bạn cần các link dạng tư liệu lịch sử, hồi ký, hay lời kể (ít mang tính kỹ thuật) như của bạn đưa ra?
    Hic Hic, vẫn chưa hết. vừa mới đọc thêm các bài mới nhất của KQNDVN co mấy điều nữa:
    Bạn viết "Radar buộc phải tăng đáng kể công suất phát sóng 30 tới 40 giây trước khi bắn để "khoá/kẹp" mục tiêu, và sau đó Fan Song phải bật sóng điều khiển tên lửa của nó - vốn cũng có dấu hiệu điện tử riêng biệt - trong vòng 4 giây sau khi phóng tên lửa".
    Bạn phóng to, bôi vàng, đặt chữ đỏ đoạn sau mục đích phải chăng là để chứng minh quan điểm là phóng YL trước rồi mới phát sóng Radar? Nếu thế thì bạn lại sai cơ bản nữa, bạn kô để ý ngay đoạn trước à? đoạn sau chỉ là nói về sóng điều khiển tên lửa (dùng gửi lệnh đk) được phát ra từ Anten khác với Anten Radar. Cái thời gian 4s đó tức là thời điểm trước khi kết thúc đoạn bay không đk của TL (cắt tầng 1).
    Còn SAM hiện nay trong lực lượng PK của VN có giống hay không SAM2/3 thời kháng chiến chống Mỹ thì bạn tự tìm hiểu nhé (ngoại trừ C300).
  8. Mig19Farmer

    Mig19Farmer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    1.465
    Đã được thích:
    1
    Các tên lửa SA-2 của Iraq trong chiến tranh vùng Vịnh đã có đầu tự dẫn IR và SARH rồi bác ạ. Em vẫn không hiểu sao bác luôn nghĩ mọi thứ luôn là bất biến thế nhỉ. Việc upgrade vũ khí khí tài là việc được tiến hành liên tục để đối đầu với các biện pháp áp chế mới mà. Nếu bác mà ngó sang đám SA-2 mới nhất của Khựa thì mọi kiến thức về SA-2 của bác sẽ không còn chính xác nữa:
    - Các dàn điều khiển cũng như rađa cảnh giới không còn như cũ nữa mà hoàn toàn là các bản thiết kế nội địa với cơ chế hoạt động, bước sóng cỡ mm ... hoàn toàn khác bản copy cũ của chúng. Ba Lan cũng chào các bản nâng cấp đài điều khiển SA-2 bnằng cách thay thế các thiết bị analog cũ bằng thiết bị digital để tăng cường độ chính xác và tin cậy cũng như khả năng chống nhiễu và tự động hóa linh hoạt hơn.
    - Đầu đạn SA-2 không có đầu tự dẫn: bản của Khựa có đầu dò passive radio frequency homing seeker ở tần số 2-6 GHz. Các nước khác như Ba Lan có chào hàng các bản nâng cấp đầu dò IR và SARH cho các nước còn sử dụng SA-2.
    - Bệ phóng SA-2 là cố định: giờ bệ phóng cũng như xe điểu khiển SA-2 của Khựa đều được lắp trên chassis của PT-76 nên có thể cơ động tương đối tốt.
    - Đầu nổ 195kg: giờ đầu nổ SA-2 của Khựa còn có 60kg.
    - Tầm bắn của SA-2 khoảng 30km nhưng theo mấy bài quảng cáo của Khựa thì cùng với việc giảm khối lượng đầu nổ và cải tiến động cơ (có khả năng điều chỉnh lực đẩy- thrust adjustment ) khiến tầm bắn có thể tới 60km, tầm cao 18km.

    Tất cả những cái đó cho thấy hệ SA-2 hoàn toàn có thể thay đổi và nó đã thay đổi quá nhiều so với phiên bản nguyên thủy.
    Tôi không bênh vực kqndvn nhưng tôi không nghĩ khi mà cả tài liệu của Mẽo lẫn của ta đều khẳng định thông tin mà kqndvn thì chắc là nó cũng có độ tin cậy nhất định. Còn thông tin của bác đưa ra hoàn toàn không có nguồn kiểm chứng mà xuất phát từ kinh nghiệm bản thân (nếu không có gì nhạy cảm bác có thể cho biết kinh nghiệm của bác xuất phát từ vị trí nào trong đơn vị SA-2 được không).
  9. kqndvn

    kqndvn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    1.117
    Đã được thích:
    0
    Cả hai ông đều là cán bộ tiền khởi nghĩa. Hoàng Văn Khánh còn hoạt động cùng một đường dây với đồng chí Trường Chinh những năm trước 45 (Sắc màu Văn hoá. online).
    Thượng tướng Phùng Thế Tài (lúc đó còn là Đại tá) làm tư lệnh Quân chủng PK-KQ từ năm 1963-1973.
    Trung tướng Hoàng Văn Khánh làm phó tư lệnh quân chủng từ năm 1965-1972. Từ năm 1973 tới 1989 thay tướng Phùng Thế Tài làm tư lệnh quân chủng. Nhà ông hiện nay ở ngõ 177 đường Trường Chinh.
    Trung tướng Hoàng Văn Khánh là lính chiến "tên lửa" thực thụ. Ông không phải là sỹ quan phòng ốc, mà là chiến quan. Ông là đại diện trực tiếp của Bộ Tư lệnh quân chủng tại chiến trường.
    Ông là tư lệnh lực lượng đặc biệt chuyên lùng sục tìm diệt, phục kích B-52 từ thủa sơ khai, khi ta chưa biết tí gì về nó cả. Lực lượng ông dẫn đầu, từ năm 66 tới 1972 (gồm 2 trung đoàn tên lửa + các đơn vị cao xạ + các kỹ sư thiện chiến nhất + trang bị hiện đại nhất được viện trợ lúc đó), luôn đi tiên phong trong phong trào khắc phục chế áp tấn công địch.
    Ông là người vào nửa đêm năm 1967 đã gọi điện ra Hà nội gặp tướng Phùng Thế Tài, đề nghị báo ngay với Bác Hồ tin vui đầu tiên và là niềm tự hào của cả miền Bắc: B-52 đã bị diệt. Tin này ngay sau đó được đồng chí Trường Chinh thông báo "breaking news" trong một cuộc họp lớn của Đại hội Đảng/Nhân dân Liên xô, có đoàn đại biểu của hàng chục nước tham dự; cả hội trường đã đứng dậy hoan hô không ngớt trong hàng chục phút liền (thầy giáo chính trị cấp 3 nói thế).
    Trong các đoạn hồi ký của ông trên Sự kiện và Nhân chứng (Báo Quân đội nhân dân), trong sách Đánh thắng B-52, hồi ký của các đồng nghiệp như thượng tướng Đào Đình Luyện (tư lệnh KQ), trung tướng Lương Hữu Sắt (nguyên cựu cục trưởng cục kỹ thuật PK-KQ? năm 72), trung tướng Trần Quý Hai (cán bộ đi học TL ở LXô về những năm 64), thiếu tướng Nguyễn Thi Ân (ban biên soạn sách Cách đánh B-52), thiếu tướng Trần Đại Nghĩa, ... trên tạp chí Lịch sử và Văn hoá (hội Sử học Việt nam), báo Nhân dân (báo Đảng), các câu chuyện về việc Hoàng Văn Khánh từng làm việc với chuyên gia thế nào, ngồi cùng trắc thủ quan sát và chụp ảnh phân tích jaming và jaming pattern ra sao, cùng cán bộ tham mưu đi thực địa bố trí xen kẽ các trận địa thế nào để tạo thế bảo vệ nhau, cùng cán bộ tham mưu nghiên cứu quy trình phát sóng và phóng đạn để sửa đổi thục luyện chiến sỹ, quyết định phóng đạn trong quá trình phục kích B-52 thế nào... ông đều là người tham gia trực tiếp và đưa ra những quyết định tối cao trong thời khắc căng thẳng nhất.
    Cũng nói thêm, ông là người rất cao số, nhiều lần thoát chết trong gang tấc khi trận địa bị địch đánh trả đũa.
    Đầu tự dẫn ở đây có thể hiểu:
    - Với tên lửa beam-riding guidance, nó có đầu tự dẫn giúp cho tên lửa luôn "luồn" bên trong chùm sóng beam, cứ khi lao ra ngoài thì nó tự động dẫn tên lửa quay lại trục chùm sóng (đọc lại link đã cung cấp).
    - Chuyên gia Liên xô vào cuối chiến tranh có thực hiện cải tiến đầu dẫn để SAM-2 tránh dải sóng đã bị địch gây nhiễu, và trong trường hợp blank vì jamping thì sẽ tự dẫn tên lửa lao đâm vào nguồn phát nhiễu (đặt trên B-52, đọc internet).
    Thằng AIM-7 của Mỹ đã được thiết kế tính năng này ngay từ ban đầu.
    Hôm trước Lehaiha nói: "Khả năng trắc thủ lái TL theo hướng quy định sẵn rồi hẹn giờ cho TL nổ khi đã bay một khoảng thời gian nhất định" là không thể"
    Nhưng đoạn trên lại thấy là có thể. Tôi muốn bắn tên lửa vào một điểm "chuẩn" toan tính trước, cách xa 25 giây, thì cứ hướng đạn vào đó. Sau 20 giây mới phát lệnh mở ngòi nổ. Bỏ điều khiển. Tên lửa tự nổ huỷ sau 5 giây (Lehahai).
    Đã từng đọc không nhớ ở đâu khi phóng tên lửa lên, sỹ quan điều khiển có thể ấn nút ra lệnh nổ chủ động. Chức năng này là để phòng khi bắn nhầm phải quân ta thì có thể huỷ ngay quá trình bắn.
    Được kqndvn sửa chữa / chuyển vào 14:13 ngày 12/02/2006
  10. kqndvn

    kqndvn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    1.117
    Đã được thích:
    0
    Sỹ quan dẫn đường nổi tiếng của Không quân Lê Liên hiện mang hàm Đại tá, trưởng phòng Nguyệt san Sự kiện và Nhân chứng báo Quân đội nhân dân.
    (khác với thông tin của Lê Thành Chơn)

Chia sẻ trang này