1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tranh luận về Tên lửa đối không và các Hệ thống dẫn đường tấn công cho tên lửa đối không

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi VietKedoclap, 02/09/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. kqndvn2

    kqndvn2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    138
    Đã được thích:
    4
    Sách Điện Biên Phủ trên không của tác giả Trần Xuân Nhẫn (?)
    Bắn mò trong điều kiện bị chế áp
    ...
    Địch càng vào, nhiễu càng dày đặc, lúc sau màn hình hoàn toàn trắng xoá.
    ...
    Phương pháp bắn không nhìn thấy mục tiêu được phát triển từ năm 1967, khi mà các khí tài điện tử SAM 2 của ta đã hoàn toàn bị địch chế áp.
    ...
    Trong 129 lần bắn, 108 lần (chiếm 83.6%) là bắn bằng phương pháp không nhìn thấy mục tiêu. 68% B52 bị bắn rơi cũng bằng phương pháp này.
    ...
    Trận đánh đầu tiên sử dụng khí tài quang học
    27/6/72, tiểu đoàn 57 trung đoàn 261 lần đầu tiên dùng kính quang học đặt trên nóc xe thu phát phối hợp với kíp trắc thủ điều khiển qua màn hiện sóng của xe điều khiển bắn rơi một máy bay địch [1].
    Diễn biến: Ban đầu kíp trắc thủ điều khiển chọn bám vào một dải nhiễu, sau đó một chiến sỹ ngồi trên nóc xe thu phát dùng ống nhòm tìm kiếm mục tiêu. Sau 10 s chiến sỹ đó hô to: "Đã bắt đúng mục tiêu, đang bám chiếc ngoài rìa bên phải". Tên lửa phóng lên...
    Sau ngày 16/4, hầu hết các đơn vị tên lửa bị dính Sơ rai mất sức chiến đấu.
    Đánh B-52:
    Tiểu đoàn 93 bàn luận, quyết tâm kết hợp cả 2 phương pháp bắn (pp bắn không nhìn thấy mục tiêu và pp P bắn điều khiển tự động) [2].
    Đêm 20.12: tiểu đoàn 93 bắn bằng phương pháp không nhìn thấy mục tiêu (mà tiểu đoàn 59 đã áp dụng thành công trước đó), 2 quả đầu vượt nổ, ngay sau đó mục tiêu đột ngột hiện lên trên nền nhiễu, kíp chiến đấu nhanh chóng chuyển sang bắt bám tự động theo cách đánh P (mà tiểu đoàn 77 đã dùng bắn rơi 1 B-52 ngay trước đó). Quả đạn thứ 3 đã hạ một B-52 tại chỗ.
    ...
    ...Có trận, cả kíp trắc thủ đã hi sinh do Sơ rai bắn trúng vào "rổ" phát sóng của xe điều khiển [3].
    kqndvn:
    - Theo [1] thì xe thu phát và xe điều khiển tách biệt. Khi chiến đấu kíp trắc thủ phải gọi sang nhờ chiến sỹ ống nhòm ngồi trên nóc xe thu phát quan sát xem có đang "chiếu" đúng vào mục tiêu thật không hay vào nhiễu ảo.
    - Theo [2] thì các tài liệu của KQ Mỹ đã nhận xét đúng về cách đánh của ta. Khi bị nhiễu dày đặc, địch còn ở xa, thì ta phải bắn mò theo dải nhiễu (trắc thủ kinh nghiệm của ta có thể nhận diện được dải nào là của máy bay thật). Khi tên lửa lên được giữa chừng, địch đã vào rất gần, lúc này có thể mục tiêu hiện ra trên màn hiện sóng (do hướng búp sóng nhiễu lắp trên B-52 đã lệch ra khỏi trận địa, do nhiễu tiêu cực đã bị gió thổi tạt đi chỗ khác hoặc rơi xuống thấp), thì ta có thể phát sóng bám điều khiển tự động dẫn tên lửa vào mục tiêu.
    - Theo [3] thì rổ phát sóng đặt trên xe điều khiển ?
    (Viết lại theo trí nhớ nên có thể sai sót ngày tháng, nhưng đảm bảo đúng bản chất)
  2. greenline

    greenline Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2003
    Bài viết:
    1.836
    Đã được thích:
    0
    Hôm vừa rồi tôi đến nhà một ông thấy trên tường có Giấy khen chiến sĩ thi đua chống Mỹ, hỏi ra thì là ông từng là chính trị viên đại đội 1, tiểu đoàn tên lửa phòng không của sư 341. Tranh thủ hỏi chuyện thì được biết:
    1. Xe điều khiển và ăng ten điều khiển là 1. Xe điều khiển gắn với bệ phóng tên lửa bằng dây điều khiển.
    2. Trong vòng 6-7s kể từ khi phóng, nếu phát hiện tên lửa sơ rai lao vào thì bắt buộc phải huỷ tên lửa, hắt ra đa tránh.
    3. Tên lửa bắt buộc phải phóng trong tình trạng có điều khiển, không thể ra lệnh phóng khi tắt sóng điều khiển hoặc phóng xong rồi tắt sóng điều khiển.
    4. Một quả Sam 2 khi nổ sinh thành 4.200 mảnh, máy bay dính 1 mảnh không chết cũng bị thương
    5. Đơn vị của ông này đã từng 3 lần sang Lào năm 1969, chỉ duy nhất 1 lần đánh được và bắn rơi một chiếc vỉ ruồi, không hiểu là loại máy bay nào.
    6. Về sau này đại đội của ông này cũng từng được điều lên Điện Biên (hình như nghi binh) rồi rút về Hưng Yên bảo vệ thủ đô Hà Nội.
    Được greenline sửa chữa / chuyển vào 01:01 ngày 10/10/2006
  3. thanhlong0988

    thanhlong0988 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/10/2006
    Bài viết:
    420
    Đã được thích:
    0
    ======
    Sư 341 là sư bộ binh đấy (Sư đoàn sông Lam)
    Có lẽ đây là sư 361 thì đúng hơn.
  4. giaosuq

    giaosuq Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2006
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    0
    Nhân tiện đọc baì của các bạn trong lúc nghỉ giải lao, tớ thấy hay hay nên cũng muốn góp mấy dòng :
    - Phải công nhận là các bạn có quá nhiều kiến thức về điều khiển tên lửa đất đối không, không đối không tớ thì chẳng hiểu mô tê gì cả. Chính vì vậy tớ muốn hỏi các bạn ngày trước cha chú chúng ta đánh mĩ nếu có nhiểu ( tích cực - tiêu cực ) không biết họ đánh ra sao ?
    -Tớ nghe nói có phương pháp bắn TT và PS gì đó không biết có bạn nào biết thì giảng giải cho tớ biết với.
    Tớ xin cảm ơn và sẽ hậu tạ
  5. zutiah

    zutiah Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/06/2006
    Bài viết:
    304
    Đã được thích:
    0
  6. kqndvn2

    kqndvn2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    138
    Đã được thích:
    4
    Báo An ninh thế giới mới có bài "Phát hiện máy bay MIG-17 và hài cốt phi công ở Sóc Sơn - Hà Nội", nhờ bạn nào tóm tắt giúp vài dòng về nội dung được không ?!
    Cám ơn.
  7. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Những thông tin chính :
    - Ngày 30-10-2006, ở thôn Cộng Hoà, xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn (HN) phát hiện ra xác máy bay MiG-17. Hiện vật còn lại tại hiện trường gồm 1 phần động cơ và phần đầu máy bay, 1 khẩu pháo, 1 súng ngắn, một số mảnh xác máy bay và hài cốt phi công.
    - Trong thời gian chống Mĩ, có 2 chiếc MiG-17 rơi ở khu vực này (đều của E923), phi công Hà Đình Bôn hy sinh ngày 20-8-1967, phi công Lê Văn Phong hy sinh ngày 23-8-1967. Cả 2 đều được nhân dân địa phương thu nhặt hài cốt và chôn tại địa phương.
    - Ngày 2-11-2006, tổ công tác F371 tìm được quyển lí lịch dù và ví da đựng 1 số vật dụng (trong đó có băng tang), trong đó có tờ hoá đơn ghi tên Phong. Xác máy bay và hài cốt tìm được được ghi nhận là phi công Lê Văn Phong. Băng tang được cho là để tang phi công Hà Đình Bôn hy sinh trước đó 3 ngày.
    Phần còn lại là viết về trận không chiến ngày 23-8-1967.
    hk111333laocaca thích bài này.
  8. kqndvn2

    kqndvn2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    138
    Đã được thích:
    4
    Cảm ơn.
    Phi công Hà Đình Bôn là số 3 trong biên đội Mig-17 bốn chiếc (gồm Bảy, Hôn, Bôn, Địch) của Trung đoàn 923 đã bí mật xuất kích từ sân bay Kiến An (vốn bị địch đánh hỏng nặng tối hôm trước) lên bất ngờ chặn kích Hải quân Mỹ vào đánh Hải phòng. Trận đó ta thắng lớn.
    Ngoài Bảy bị địch dùng số đông truy sát suýt không thoát, nhưng lại sống đến bây giờ (Bến tre + Sài gòn), cả 3 anh còn lại đều bắn rơi máy bay địch trong trận đó nhưng sau đó lại hi sinh trong các trận tiếp theo.
    Bôn hy sinh trận ngày 20/8, Hôn hi sinh trước đó vào tháng 5 cùng một trận với Võ Văn Mẫn (Theo Lê Thành Chơn đó là trận không chiến ác liệt nhất từ trước cho đến thời điểm đó. Trận đó ta 4 chiếc Mig-17 mất 3, chỉ còn phi công Lê Hải thoát về - sau trở thành trung đoàn trưởng, anh hùng quân đội).
    Sách Phi Công Tiêm Kích ?" Lê Hải NXB QĐND 2004 thì lại nói về trường hợp hi sinh của phi công Lê Văn Phong (ở thời điểm trước thời điểm báo nêu hơn 1 năm) như sau:
    "Ngày 23/5/1967, hồi 14 giờ 18 phút địch gồm 36 F- và F-105 đánh vào Hà Nội.Trung đoàn cho biên đội 4 chiếc Mig-17 do Anh Cao Thanh Tịnh làm biên đôi trưởng xuất kích, phối hợp với 4 Mig-21 đánh từ xa. Biên đội đánh đọan giữa và 4 mig 17 của bạn Triều tiên đánh đoạn cuối. Anh Tịnh bắn rơi 1 F 105D. Số 2 Lê Văn Phong phi công khóa 1 của Trường Không Quân VN mới về đơn vị hạ 1 F-4D. Anh đuổi tiếp những tên còn lại và bị tên lửa của bọn F-4 bắn trúng. A đã anh dũng hy sinh khi mới 25 tuổi đời. Đây là một trận thắng có ý nghĩa to lớn ta bắn rơi 6 /36 chiếc. Số còn lại hốt hoảng thả bom ngoài mục tiêu."
    (Mà cũng có thể có 2 phi công Lê Văn Phong)
    Được kqndvn2 sửa chữa / chuyển vào 04:20 ngày 14/11/2006
  9. nguoicamlaividai

    nguoicamlaividai Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/03/2011
    Bài viết:
    5.210
    Đã được thích:
    8.426
    Cuộc chiến vô hình - Giải mê cho rồng lửa

    thanhVNW thích bài này.
  10. ltgbau

    ltgbau Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/05/2006
    Bài viết:
    2.127
    Đã được thích:
    93
    Thánh đào mộ, 9 năm :-D

Chia sẻ trang này