1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tranh luận về Tên lửa đối không và các Hệ thống dẫn đường tấn công cho tên lửa đối không

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi VietKedoclap, 02/09/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ducsnipper

    ducsnipper Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2003
    Bài viết:
    1.866
    Đã được thích:
    0
    Hê hê, để coi còn nghe những gì kỳ lạ nữa ta . Nào tên lửa Nga có mắt thần, đạn phòng không có động cơ tên lửa, MiG-31 scan 800-900 km, giờ thì IRST là hệ phòng thủ gây nhiễu, R-73 dùng datalink, nhớ không đếm hết .
    Chẳng ai nói IRST là đầu dò, đúng là tự tạo ra cớ để bôi xấu kẻ khác, trò này quá xưa rồi .
    Đơn giản thôi, ý ban đầu cãi nhau là tên lửa tầm nhiệt tầm ngắn có dùng datalink để truyền thông tin radar cho R-73. Chẳng hiểu gì về datalink bạ đâu cũng chuốc datalink vào.
    Việc lock bắn R-73 có thể do IRST hoặc radar đảm nhiệm, một trong hai, hoặc cả hai giúp lock mục tiêu cùng lúc. Mũ đội HMS giúp điều khiển gimbal limit của tên lửa tầm nhiệt tầm ngắn khóa mục tiêu theo hướng nhìn của phi công khi còn nằm trên giá bắn, đó là giao diện cho phi công. Còn thực tế vật lý là do hội tụ radar hoặc IRST giúp lock mục tiêu. Khóa bằng IRST thì cần dùng laser ranger để đo khoảng cách đến mục tiêu vì không dễ gì bị phát hiện như sóng radio, tạo khả năng cho cái gọi là passive attack. Trong máy bay Nga, cụ thể là MiG-29, thì mặc dù giao diện khóa mục tiêu khi nó còn trên giá bắn (captive flight) qua mũ đội HMS nhưng thông số khoảng cách đến mục tiêu do laser ranger thu được lại hiển thị trên HUD, nên phi công phải quay lại HUD kiểm tra trước khi bắn; khác với HMD sau này của bọn phương Tây, có thông số khoảng cách đến mục tiêu hiển thị ngay qua mắt kính mũ đội. Khóa bằng radar thì sóng radar hội tụ, truyền đi phản lại đã giúp việc đo khoảng cách rồi không cần dùng đến laser ranger. Khóa bằng radar ở đây là radar chủ động, radar thụ động thì lúc nào cũng lắng nghe về các mục tiêu, tránh nhầm lẫn nhé.
    Khóa bằng IRST hay radar, trước khi rời giá phóng, những thông tin đó đều được truyền vào tên lửa, sau đó thì sau khi rời khỏi giá phóng, lock và điều khiển của tên lửa tầm nhiệt tầm ngắn luôn là nhờ đầu dò hồng ngoại.
    Ở tên lửa tầm trung có đầu dò hồng ngoại như R-27T thì có gắn thêm radio datalink để thu nhận thông tin hiệu chỉnh trong quá trình điều khiển bay nửa đường (midcourse guidance). Thông tin datalink là do radar máy bay thu nhận và cập nhật cho tên lửa R-27 qua các tín hiệu radio một cách tự động, nhưng luôn có một sự chênh lệch thời gian giữa lúc radar máy bay quét radar thu dữ liệu và truyền thông tin qua datalink cho tên lửa, nên thông tin truyền qua datalink không đủ chính xác để đến lúc nó đến tên lửa còn nhiều giá trị cho điều khiển giai đoạn về đích (terminal phase), mà datalink chỉ có ý nghĩa trong giai đoạn điều khiển nửa đường (midcourse guidance). Chưa kể là thông tin qua datalink luôn có thể bị nhiễu, hoặc do bất kỳ lý do nào khác trong môi trường truyền sóng mà không đến được tên lửa. Thông thường, truyền thông tin qua datalink người ta phải lặp lại việc truyền một mẫu thông tin hàng chục lần nhằm đảm bảo tên lửa sẽ thu được thông tin đó, không sớm thì muộn. Datalink cho giai đoạn điều khiển nửa đường (midcourse guidance) nghĩa là điều khiển tên lửa đến một khu vực chung chung được cho là có máy bay địch. Đến khu vực đó rồi thì đầu dò hồng ngoại (của R-27T tầm trung) kích hoạt và điều khiển tên lửa về đích (terminal phase).
    Còn ở tên lửa tầm nhiệt không đối không tầm ngắn thì sau khi rời khỏi giá tên lửa là do đầu dò hồng ngoại điều khiển, trước đó có thể được truyền thông tin từ IRST hoặc radar khi còn nằm trên giá bắn, nhưng sau đó khi bay việc lock và điều khiển đến mục tiêu là do đầu dò hồng ngoại. Điều tranh cãi ban đầu là ku than_dau_tuat bạ đâu cũng đem radar, datalink vào gọi là giúp lái tên lửa, cả R-73 cũng lôi vào là do radar, datalink lái . Thông tin của datalink mà để lái tên lửa tầm nhiệt tầm ngắn thì chắc chẳng hơn gì cái phương pháp xa xưa radio command guidance. Hê hê, đến lúc tên lửa đến nơi, mà radar máy bay truyền thông tin cho nó qua datalink, là ở đó có mục tiêu, thì ... ơ ô, mục tiêu đâu rồi . Ở tầm ngắn (cũng như giai đoạn về đích của tên lửa tầm nhiệt tầm trung) việc dò theo tên lửa luôn cần liên tục nên người ta mới gọi là bắn theo hướng nhìn (line of sight) của đầu dò. Chỉ có đầu dò hồng ngoại mới dò liên tục theo mục tiêu, chỉ cần nó mất lock mục tiêu trong tích tắc trong khi bay thôi cũng có thể hỏng rồi, đằng này có kẻ dám đem datalink mất thời gian truyền, chưa kể bị gây nhiễu, tên lửa không chắc gì thu được ra để gán cho điều khiển tên lửa tầm nhiệt tầm ngắn như R-73 là all-aspect, đúng là nói phét . Chưa kể cũng chưa bao giờ có cái gọi là R-73 có gắn datalink receiver để mà phét thế .
    Những ý tui nói đều có trong link đã cho, ai muốn nghiên cứu thì vào đây mà đọc (7 phần về MiG-29) trong link dưới đây, còn có tiền thì tìm mua quyển MiG-29 Flight Manual - Declassified:
    http://www.saunalahti.fi/~fta/MiG-29.htm
    Còn những ý này nè của ku than_dau_tuat:
    IRST là hệ phòng thủ - tui đã chỉ ra rõ ràng link là IRST khóa mục tiêu (locks up the target) mà ku than_dau_tuat vẫn nói không ngượng miệng IRST là hệ phòng thủ
    Còn IRST phòng thủ của ku than_dau_tuat nè :
    Khi điểm nguy hiểm đạt mức cao hơn, hệ thống đối kháng điện tử vào trận, nó phát đạn giả chống đầu dò hồng ngoại và gây nhiễu radar.
    Thế bác bảo đầu dò 180 độ, bác cho xem ảnh của nó. - tui đã nói là 90 độ mỗi bên boresight cho đầu dò hồng ngoại hay 180 độ cho cả FOV (Field Of View), link thì đã cho đầy ra đó, mà tự nhiên hỏi ảnh
    Chọn một trong những câu sau:
    1: bằng đầu dò, định hướng mục tiêu (không phải tầm nhiệt-định hương hồng ngoại. Định hướng mục tiêu không tấn công điểm nóng nhất, mà tấn công mục tiêu đã được lọc ra từ dữ liệu đầu dò).
    2: bằng radar
    3: bằng mũ chỉ thị
    4: bằng màn hình tương tác
    5: bằng đường đi đặt trước và hệ thống dẫn đường quán tính (như của tên lửa đạn đạo)
    6: không là gì trong số trên.

    Đến là ngốc cơ cấu radar/HMS và IRST/LaserRanger/HMS hoạt động thế nào mà tự nhiên cái ra câu hỏi tự chọn ngớ ngẩn này này .
    Nhưng bác khác bác ấy, tôi nói thế mà bác vẫn gào lên phản đối, bác thật bệnh nặng rồi. - tui đã chỉ cho biết thế nào là khác nhau giữa thiếu hiểu biết và ngu khi lúc nào ku than_dau_tuat cũng chỉ biết dùng những từ ngữ lăng mạ, mà vẫn cứ dùng tiếp đúng là chỉ có kẻ đần độn hay vô đạo đức, không (cần) hiểu cả những gì tui đã viết mới tiếp tục cái trò này
    ducsnipper nối tiếp bước tuyên bố thân máy bay phát tử ngoại, còn ai nữa đây. Căn bệnh này có vẻ phát triển rất nhanh. Ban đầu, tôi có một bài viết (chia 2), mọi người nhảy dựng lên phản đối. Nhưng đã phản đối những gì???? ngoài việc lây căn bệnh lạ, thi nhau chứng minh thân máy bay phát cực tím, tên lửa tầm nhiệt truy cực tím, đầu dò hồng ngoại lấy cực tím là một mầu. - Cái này gọi là sao nhỉ do ku than_dau_tuat không biết nói gì, không có nguồn trích dẫn thôi thì hô hào bà con ai tin được thì may .
    Nhưng ở đây, IRST là gì, nó không phải là đầu dò. - tui chưa bao giờ nói IRST là đầu dò, nó là hệ thống tấn công giúp bắn tên lửa như R-60 và R-73 thì đúng như link đã cho, cái này gọi là sao nhỉ ku than_dau_tuat: "ngậm máu phun người."
    Tiếp đi nhé, cứ tiếp tục cái trò lăng mạ, nói mà không biết đang nói gì, nói mà không cần dẫn chứng mà vì lý do ... "tại tôi là kỹ sư", rồi thêm những trò tự bôi xấu kẻ khác để nói là họ nói sai, ngậm máu phun người, kể không hết . Loại người luôn tự hào về vũ khí Nga mà cũng chẳng biết nó cho đến nơi đến chốn , chỉ biết luôn miệng ca ngợi suông và tự cho người khác là không biết gì thì quả thật là đần độn và vô liêm sỉ.....Thôi thì cứ để hắn sống với sự dốt nát và thô bỉ của riêng hắn đi vậy.. Tui không như ku em ViệtKê, bỏ ra ngay, tui ở đủ lâu để xem cho rõ cái bản chất của cái nick than_dau_tuat này. Tui cũng chẳng hơi đâu quan tâm gì nữa khi đến giờ đã quá rõ bản chất của cái nick than_dau_tuat là loại vô liêm sỉ nào rồi. Muốn nói gì thì cứ nói tiếp đi nhé , tui đây mặc kệ ... hê hê .
    P.S: Xin có lời xin lỗi KQNDVN vì tui làm nhạt đi chủ đề topic bạn tạo ra
    We kill people so that others can live!
    Được ducsnipper sửa chữa / chuyển vào 22:18 ngày 12/09/2005
  2. ChienV

    ChienV Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/05/2001
    Bài viết:
    597
    Đã được thích:
    0
    Trời, cãi nhau vui quá!
    Vụ đầu dò náo nhiệt quá, nhưng tôi đồng ý phần lớn với ý kiến than_dau_tuat.
    Trong phổ ánh sáng, IR và UV cách nhau quá xa, nếu phải phát ra cả IR và UV, máy bay chảy tan ngay. Vì UV bước sóng ngắn hơn, nó phải được phát ra ở điểm nhiệt độ cao hơn, nghĩa là nếu máy bay phát UV đủ để dò (giả sử thế) nó phải phát ở động cơ.
    Hơn nữa, trong link mà ducsniper dẫn, có nói rõ rằng dò UV là để tìm một lỗ hổng (hole) UV trong vùng trời, có nghĩa rằng máy bay chắn UV từ trên trời, và theo "lỗ" UV phối hợp với IR để đánh.
    Cái này đúng, và vì vậy, nó chỉ dùng được ban ngày (bức xạ UV nền trời lớn) và tên lửa bay dưới lên -> chỉ dùng cho SAM, đặc biệt là tên lửa vác vai.
    IRST mà các bác bảo lock được mục tiêu thì siêu quá. Tôi cho rằng cái tên của nó phản ánh đúng chức năng của nó: Tìm (search) và theo dõi (track). Lock bằng IRST là sai, máy bay chỉ có track được, và pasive lock bằng chính đầu dò của tên lửa. Chính vì thế, passive lock chỉ thực hiện được khi địch nằm trong thị trường của đầu dò tên lửa. Không thể passive lock mặc dù IRST đã track được, khi mục tiêu ngoài thị trường của đầu dò tên lửa.
    Lock, về bản chất là làm cho đầu dò tên lửa nhận biết được mục tiêu của nó. Với đầu dò radar, máy bay phải chiếu xạ một chùm radar hẹp vào mục tiêu nó định bắn, chờ đầu dò của tên lửa nhận biết mục tiêu rồi mới lock xong. Với laser cũng vậy, phải định hướng sơ bộ đầu dò về hướng mục tiêu, chờ đầu dò định vị xong điểm chiếu, mới lock xong. Và với IR phiền hơn một chút: hệ thống so sánh ảnh từ đầu dò của tên lửa với ảnh track của máy bay, chỉ cho nó biết điểm nóng nào là điểm đến của nó, chờ nó focus, xác định cường độ ảnh để theo (cái này đời sau mới có), mới lock xong.
    Chính vì vậy, các tên lửa hiện đại có khả năng lock sau khi phóng, vì có datalink với máy bay. Máy bay sẽ cấp thông tin để tên lửa hướng về phía nó sẽ nhận được tín hiệu phản xạ mạnh từ chùm radar chỉ điểm.
    Thông tin cự ly thường không được tên lửa quan tâm, vì nó chỉ có nhiệm vụ chạy đến đúng chỗ cần, càng nhanh càng tốt, và chạy đến kiệt lực thì thôi, giống một con chó săn mồi (quỹ đạo của nó cũng tên như vậy). Cự ly được máy bay quan tâm để đảm bảo cho tên lửa đủ cơm đến được mục tiêu.
  3. than_dau_tuat

    than_dau_tuat Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/09/2005
    Bài viết:
    791
    Đã được thích:
    304
    Nhầm chỗ rùi. Bây giờ mới hiểu tại sao những kẻ như vậy có thể tràng giang đại hải hàng trang nói về đỉnh cao của khoa học.
    Hoá ra, ở đây có một tập đoà bốc phét thật sự, tìm mọi cách bốc phét và bảo vệ ý kiến bốc phét, bảo vệ nhau bốc phét. Căn bệnh thân máy bay cọ sát với không khí phát tia cực tím đã phát triển mở rộng. Mà tại sao cứ phải bảo vệ ý kiến thân máy bay phát tia cực tím nhỉ. Nếu dùng hệ thống IRST trang bị trên SU-27 thì thế nào, tấn công đằng sau????
    Kiên cường bảo vệ ý kiến thân máy bay phát tia cực tím, rồi đầu dò 180 độ. Sau khi Tuất tôi đưa trang web của chính hãng sản xuất cái đầu dò 180 độ ấy, thì lại là đầu dò 180 độ chia hai = 90 độ. Nói cho Duc buồn, đầu dò 180 độ có kết cấu đặc trưng. Nhìn biết ngay, và hầu như không được dùng cho tên lửa, vì tên lửa tầm nhiệt được thiết kế để tấn công, chứ không để rút lui.
    Tấn công mọi hướnglà thế nào, tên lửa phải vượt qua thời điểm vận tốc bằng không trước khi đến mục tiêu, phải tấn cong đánh chặn mục tieu trong thời hạn bằng phần trăm bắn đuổi. Trước khi nói về nó, hãy làm việc này, đây là tên lửa đầu tiên trên thế giới, và duy nhất ngày nay tấn công mọi hướng, tức là tên lửa duy nhát từ trước đến giờ tấn công mọi hướng. Làm được việc này hãy dùng đến những từ nói về tấn công mọi hướng.
    Chọn một trong những câu sau:
    1: bằng đầu dò, định hướng mục tiêu (không phải tầm nhiệt-định hương hồng ngoại. Định hướng mục tiêu không tấn công điểm nóng nhất, mà tấn công mục tiêu đã được lọc ra từ dữ liệu đầu dò).
    2: bằng radar
    3: bằng mũ chỉ thị
    4: bằng màn hình tương tác
    5: bằng đường đi đặt trước và hệ thống dẫn đường quán tính (như của tên lửa đạn đạo)
    6: không là gì trong số trên.
    LarvaNH thích bài này.
  4. than_dau_tuat

    than_dau_tuat Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/09/2005
    Bài viết:
    791
    Đã được thích:
    304
    Thôi kệ ông duc gì đó. Ông ấy có vẻ hiểu biết, nhưng là hiẻu biết dại. Ai đời hùng dũng bảo vệ ý kiến thân máy bay cọ sát với không khí phát tia cực tím. Phát minh ra việc sử dụng IRST dẫn đường cho tên lửa. Đó là kết của của việc tìm thông tin trên web, điều đó sẽ dẫn đến "ít chứ không phải không có" việc thân máy bay cọ sát với không khí phát tia cực tím. Cứ seẩch đi, đây, chính trang này đang nói điều đó. Vì hiểu biết dại mới đầu dò 180 độ, mới tuyên bố hùng hồn việc tấn công mợi hướng, mà không hiểu được điều đó cực khó, Thiên Chúa mới dành cho một thứ. Đầu dò làm cho tên lửa tấn công mọi hướng. ĐÚng là bốc phét, thổi kèn khen lấy????, đến giờ mới rõ mặt bốc phét.
    Hiện nay AIM-9X (có hai cách viết AIM-9X : các AIM và đời AIM sau cùng là X), cũng có lái tia khí thải (lái lực đẩy), một điều kiện để tấn công mọi hướng, như nó chưa vượt qua điểm vận tốc bằng không. Còn lái cánh mũi(bào khí), thì chính AIM-9 phát minh. Duc nhớ nhé, dù đầu dò có tiên tiến đến đâu cũng không thể làm tên lửa tấn công mọi hướng. Cãi nhau, tìm mọi cách giành thắng, tập đoàn bốc phét còn tìm cách lái sai ý Tuất tôi. Tôi chỉ ví dụ: tôi nói, SAM-1 đánh chặn nhưng số lượng và hiệu quả thấp, SAM 3 đánh chặn, SAM 2 bắn đuổi thì họ lái là SAM-2 đánh chặn. Thật hèn hết chỗ nói, mắc bệnh dịch thân máy bay cọ sát với không khí phát tia cực tím, trở nên hèn hạ. (thật ra SDAM-2 có nhiều loại đạn, sử dụng ở ta là bắn đuổi, nhưng có loại đạn được sử dụng để đánh chặn tên lửa đạn đạo)
    Chúng ta trởt lại đề tài nhé, kệ mấy gã bốc phét văng mạng đi. Tên lửa SAM có khoảng cách điếc, xung quang bệ phóng. Trong khoảng cách đó. tên lửa đi thẳng vì hệ thống lái-đẩy đang bận tăng tốc cho nó. Khoảng này vài cây số. Vậy nên trong trận đánh đó, Mỹ hoảng loạn bắn bừa, chứ không thể trúng được. Đúng như phi công kể lại, tên lửa bắn thẳng lên trời. Một tầu bị thương nặng (chiếc trúng đầu tiên), chiếc thứ hai thì phi công không nhìn rõ mục tiêu.
    LarvaNH thích bài này.
  5. Jet_Ace

    Jet_Ace Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/12/2003
    Bài viết:
    830
    Đã được thích:
    0
    Hạ hỏa đi 2 bác snipper + thandautuat.
    Tôi xen vào chuyện tấn công mọi hướng nhé.
    2 bác trả lời cho tôi tấn công mọi hướng là theo hướng nào, aspect angle hay lead angle, xem có đúng hay không đã rồi hẵng cãi nhau tiếp.
    [​IMG]
    Được Jet_Ace sửa chữa / chuyển vào 13:41 ngày 13/09/2005
  6. than_dau_tuat

    than_dau_tuat Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/09/2005
    Bài viết:
    791
    Đã được thích:
    304
    Những gã bốc phét trên kia chưa nhận ra việc tấn công mọi hướng khó khăn như thế nào, nên thấy đầu dò góc rộng là cho rằng tấn công được góc rộng, rằng nhìn thấy mục tiêu là tấn công được mục tiêu. Đáng ra, nên có một nền tảng kiến thức tối thiểu mới đọc sách phổ biến khoa học, nếu không loạn chữ. Đó mới là sách phỏ biến khoa học cho trẻ em, còn néu đọc sách nghiên cứu thì không phải mắc bệnh loạn chữ truyền nhiễm, mà là bị điên.
    Chào bác ChienV.
    Chuyện thân máy bay cọ sát với không khí phát tia tử ngoại là chuyện của trẻ em, bất cứ học sinh lớp 12 nào cũng biết rằng nhiệt độ của ngọn nến rất ít tia cực tím, chỉ đến nhiệt độ hồ quang mới có tỷ lệ đáng kể và cao hơn nhiều nữa mới phát tia cực tím mạnh, nhưng học sinh lớp 12 cũng chưa dám nói gì về đầu dò. Thế mà những kẻ bốc phét này văng mạng hàng trang về tên lửa tầm nhiệt với đầu dò. Nếu không có ai nói thì cái tập đoàn bốc phét này cứ tiếp tục lải nhải suốt. Nhưng cũng chỉ cần một người nói là đủ, chửi nhiều mất hay phải không bác. Bác tham gia làm gì , Tuất tôi rất thú vị được cùng bác nói về tên lửa. Đặc bịêt là tên lửa tầm nhiệt, với đầu dò bao giờ cũng là đỉnh cao của công nghiệp điện tử và vật lý.
    Từ khi tên lửa tầm nhiệt chính thước được sản xuất và thử nghiệm (1950, như Tuất tôi đã nói, còn việc thiết kế thử nghiệm đầu dò được bắt đầu tử 1943), nó chỉ lao vào mục tiêu, không cần quan tâm đến tầm, việc xác định góc bắn và tầm do phi công thực hiện. Nhưng song song với việc đó, các tên lửa đối không khác lại tính toán phần tử bắn. Tên lửa đất đối không đầu tiên được Đức sản xuất trong chiến tranh thế giới dã trở thành bộ khung cho các hệ thống đối không sau này. Bộ khung đó có thành phần cơ bản không phải là đạn, không phải là thiết bị trinh sát (radar), không phải là thiết bị đo đạc (radar), không phải là thiết bị theo dõi (radar), mà là một máy tính điện tử. Người Đức sử dụng máy tính tương tự (hay còn gọi là máy tính dòng) cho mục đích này. Chính máy tính xác định điểm gặp nhau của mục tiêu và tên lửa, cho phép đạn đánh chặn được. Như vậy, điểm khác cơ bản giữa tên lửa tên lửa tầm nhiệt và tên lửa đánh chặn là, tên lửa tầm nhiệt chỉ dịnh hướng mục tiêu và chỉ đánh đuổi được. Còn tên lửa đánh chặn có máy tính để tính điểm đến.
    Các tên lửa đối không nhỏ gặp một khó khăn rất lớn là, nó nhỏ, do đó không thể mang đầu đạn lớn. Muốn đánh chặn, nếu không có đầu đạn lớn để nôt trùm lên vùng rộng quang mục tiêu thì phải bắn chính xác. Nhưng để chính xác khi bắn chặn thì phải xác định được cự ly, vận tốc, nói chung là các đặc tính vận động của mục tiêu. Nhưng tên lửa lại nhỏ, không thể mang phương tiện đo đạc lớn, như radar. Đầu dò hồng ngoại chỉ định hướng được. Các đầu dò hồng ngoại và radio của tên lửa định hướng rất chính xác, nhứng rõ ràng yếu trong tấn công hướng trực diện.
    Ngày nay, máy tính và phương tiện thông tin phát triển, việc cung cấp thêm thông tin định vị cho đầu dò làm tính năng tấn công của nó tăng vọt. Thông tin được máy tính gửi đến đầu đạn, đã được chắt lọc từ nhiều phương tiện quan sát. Một ví dụ về việc nhận dạng thông tin là hệ thống cảnh báo sớm trên máy bay SU-27. Nó có bộ phận quan sát mạnh nhất là IRST, máy tính nhận thông tin từ đây là radar (cả phía sau), và đo xa laser để ra lệnh cho hệ thống phòng thủ ?ođối kháng quang điện tử?. Nhờ vậy, với bán cầu sau 80 cây số, có vô cùng nhiều điểm phat hồng ngoại nhưng hệ thống đối kháng chỉ làm việc với mục tiêu ?otrở thành nguy hiểm?. Nếu không có máy tính, thì hệ thống này nhận ra hàng triệu hàng vạn mục tiêu, và vô dụng.
    Một ví dụ nữa về máy tính là ?otầm radar? của máy bay F-22 tối tân. Máy bay này mang radar có khả năng theo dõi mục tiêu 180km, diện tích phát xạ 10 mét vuông. Thế nhưng tại sao người ta nói nó có tầm radar 400-500 cây số và hơn nũa. Với tầm này, độ cong quả đất không cho phép radar dẫn đường vũ khí, nếu nó đủ mạnh. Ở đây, radar này nhận tín hiệu từ phương tiện khác không ở trên máy bay. Thế tại sao người ta không nói tầm nó hàng vạn km cho ngon. Chính vì khả năng của máy tính chỉ quản lý đủ chất lượng được bán kính như vậy, nếu to nữa, dữ liệu nhiều lên, không máy tính nào sử lý nổi.
    Như vậy, để đo đạc chính xác mục tiêu, cần những hệ thống quan sát lớn và máy tính rất mạnh mà tên lửa đối không mang đầu đạn nhỏ không thể mang nổi. Nên, hướng nghiên cứu trang bị thêm phương tiện trinh sát khác hoặc thông tin thêm cho tên lửa sẽ mở ra khả năng tấn công mạnh, là điều kiện quyết định để tấn công mọi hướng. Khi hai máy bay đuổi nhau, tốc độ tương đối của chúng có thể bằng không, nhưng khi chặn nhau, tốc độ tương đối là cộng hai tốc độ. Trên vũ trụ, việc tấn công vệ tinh có mặt đơn giản hơn tấn công mục tiêu trong khí quyển, vì khí quyển gây ra những bất ổn cho đường bay của đầu đạn. Trên vũ trụ, đầu đạn bay hàng ngàn cây số không lệch quỹ đạo, còn những chấn động không khí làm lệch đường bay tên lửa chỉ trong vài trăm mét.
    Những nỗ lực kết hợp đầu dò hồng ngoại với truyền dữ liệu và phương tiện quan sát mạnh phần lớn để đạt mục tiêu tấn công mọi hướng. Nhưng cũng có những nố lực cho mục tiêu khác. Tên lửa SAM-2 và SAM-3 của Iraq được một công ty Đức trang bị đầu dò hồng ngoại.
    Ngày nay, tên lửa tầm nhiệt được sử dụng chủ yếu trên vũ khí đối đất, việc tấn công từ mọi hướng đặc biệt quan trọng với những mục tiêu này. Vì tầm xa, vì hướng trên ít được bảo vệ, vì khuất tầm nhìn..v.v.v.v. Để đối không, những tên lửa tầm nhiệt có thêm thông tin cũng đã được phát triển. Việc kết hợp này đòi hỏi đầu dò phải tiến bộ một bước mới, vì đầu dò trước đây vốn hay nhầm lẫn và nhiễu.. Nếu không tiến bộ việc định dạng mục tiêu, đầu dò sẽ vô dụng khi các phương tiện liên kết khác chính xác hơn.
    Cuộc đua để đạt mục đích tấn công mọi hướng đã bắt đầu 35 năm nay, nhưng những tiến bộ thì vẫn chưa đạt yêu cầu. AIM-9X (có hai cách viết AIN-9X: dời X và mọi đời, đây tôi nói đời X), đã có lái dòng đẩy, liên kết, nhưng chưa vượt qua khoảng vận tốc bằng không. Để tấn công hướng góc trước, nó phải vòng ra sau.
    Hiẹn tại, chỉ R-73 vượt qua được vận tốc bằng không, là tên lửa đầu tiên và duy nhất hiện nay đối không mọi hướng.
    Để tấn công mọi hướng cần:
    + nhìn thấy mục tiêu từ mọi hướng quay của mục tiêu
    + xuất phát từ bệ phóng đi mọi hướng
    + tấn công mục tiêu từ mọi hướng
    và nếu góc nhìn từ ta càng rộng thì càng tốt, nó không quyết định việc tấn công mọi hướng thành công, nhưng đảm bảo một đường bay ưu việt, trong đó, dù vòng lượn, tên lửa vẫn bám mục tiêu. Góc nhìn rộng này chính là góc đầu dò, mà bọn bốc phét cho là góc tấn công.
    LarvaNH thích bài này.
  7. than_dau_tuat

    than_dau_tuat Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/09/2005
    Bài viết:
    791
    Đã được thích:
    304
    Ten lửa R-73 khi xuất phát lái bằng gì????
    Chọn một trong những câu sau:
    1: bằng đầu dò, định hướng mục tiêu (không phải tầm nhiệt-định hương hồng ngoại. Định hướng mục tiêu không tấn công điểm nóng nhất, mà tấn công mục tiêu đã được lọc ra từ dữ liệu đầu dò).
    2: bằng radar
    3: bằng mũ chỉ thị
    4: bằng màn hình tương tác
    5: bằng đường đi đặt trước và hệ thống dẫn đường quán tính (như của tên lửa đạn đạo)
    6: không là gì trong số trên.
    Trả lời được câu này (quá đơn giản), mới chứng tỏ nắm đượckỹ thuật cơ bản của ký thuật tên lửa có điều khiển. Tại sao có những người thao bất tuyệt hàng trang về đầu dò và tên lửa mà bản thân không biết chút gì về tên lửa. Tại sao có những người tin được "thân máy bay cọ sát với không khí phát tia cực tím". Có lẽ tôi vào nhầm chỗ, tạm dừng ở đây vậy.
  8. kqndvn

    kqndvn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    1.117
    Đã được thích:
    0
    Tranh luận về Tên lửa đối không và các Hệ thống dẫn đường tấn công cho tên lửa đối không

    Tên lửa đối không có thể được dẫn đường bằng 2 hình thức chính:

    - Dùng hệ thống tự dẫn đặt trên đầu tên lửa.
    + Dùng đầu dò hồng ngoại (IR) bám thụ động
    + Dùng radar đặt trên tên lửa chủ động phát tín hiệu tìm mục tiêu (Active radar homing). Loại này còn gọi là Fire-and-Forget. F-14 chuyên dùng loại này để đánh từ xa.

    - Dùng hệ thống dẫn đường chỉ thị mục tiêu từ máy bay mẹ hoặc máy bay khác trong đội hình chiến đấu.
    + Semi-active radar homing: lao vào mục tiêu theo tín hiệu phản xạ từ mục tiêu do bị radar từ máy bay điều khiển chiếu xạ. Với loại này, trong trường hợp địch dùng hệ thống điện tử đối kháng ECM (Electronic Counter Measure) gây nhiễu tín hiệu radar dẫn đường, tên lửa có thể chủ động chuyển sang lao luôn vào nguồn phát nhiễu.
    + Bay theo quỹ đạo đánh chặn đón đầu máy bay địch theo thông tin tính toán từ máy bay dẫn đường. Tên lửa gặp địch trên điểm giao hội.
    + Cũng bay theo quỹ đạo đánh chặn như trên, nhưng khi tới khu vực mục tiêu, tên lửa mới bật on-board radar để đâm chính xác vào mục tiêu.


    Được kqndvn sửa chữa / chuyển vào 00:25 ngày 15/09/2005
  9. than_dau_tuat

    than_dau_tuat Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/09/2005
    Bài viết:
    791
    Đã được thích:
    304
    Thôi, sang bên này cũng được, để bên ấy cái bọn bốc phét. Để bên ấy toàn thân máy bay phát tia cực tím, đầu dò tầm nhiệt tìm tia cực tím, đầu dò 180 độ, Phạm Thanh Ngân làm ở cụm cảng miền trung rồi tham nhũng gì gì đó..v.v.v.v.v.v.v.v.
    Còn bên này thì Tuất tôi tiép tục.
    Thế là, vào đầu những năm 1950, tên lửa tự tìm mục tiêu đã được sản xuất để thay thế súng. Giờ đây, các máy bay đã không cần bay đúng góc đàng sau để bắn và tàm bắn xa hơn. Với các AIM trong chiến tranh VN, góc bắn đã đạt đến 30 độ. Việc nâng góc bắn này lên, cùng với việc tăng sức mạnh động cơ , đưa tên lửa tầm nhiệt đến gần việc tấn công mọi hướng.
    Nói về tên lửa tầm nhiệt, thì phần quan trọng nhất là đầu dò. Ban đầu, đầu dò chỉ là một hệ thống gương-thấu kính với một cảm biến nhiệt duy nhất. Hệ thấu kính dao động đưa ảnh dao động xung quanh cảm biến, máy tính dòng sẽ xác định vị trí nào của gương làm cảm biến nóng nhất, hệ thống lái sẽ hiệu chỉnh hướng bay của tên lửa để hướng tên lửa về điểm này. Số lượng cảm biến càng ngày càng tăng theo công nghiệp điện tử, không phải lắc thấu kính nữa. Để tăng độ nhậy, người ta làm lạnh cảm bién. Do cảm biến có quán tính nhiệt, nên càng gần không độ K, năng lượng nhiệt trong nó càng bé, và năng lượng hồng ngoại càng chiếm phần hơn. ban đầu, người ta làm lạnh toàn bộ các cảm biến bằng chất làm lạnh (nitơ lỏng) và sau đó, khi các linh kiện đã nhỏ, người ta sử dụng làm lạnh tiếp giáp (do làm lạnh tiếp giáp hiệu quả thấp, nhưng với vật được làm lạnh nhỏ, nó cho nhiệt độ thấp). Nhưng lớp các cảm biến làm lạnh ban đầu, cùng máy tính số mạnh, đã chụp ảnh được mục tiêu (và cảm biến giờ được gọi là phim), nhưng cũng chỉ đo được cường độ phát xạ, chưa lọc được tần số, chưa đo được nhiệt độ (những năm 1960). Việc thu hồng ngoại có bước sóng lớn, phát ra từ thân máy bay, khó khăn hơn là việc thu tia tần số cao của động cơ. Nên các đầu dò đến lớp đó chỉ nhìn được máy bay khi máy bay quay đuôi vào nó. Do chỉ đo được cường độ hồng ngoại mà không xác định được nhiệt độ mục tiêu, nên các tên lửa đời đó không phân biệt được mặt trời hay động cơ, nên một chiến thuật phổ biến tranh tên lửa là lợi dụng hướng mặt trời. Người ta cũng chểa các mồi giả, là các pháo sáng, khi phát hiện tên lửa, phóng mồi ra và tên lửa tấn công mồi. Việc sử dụng tia cực tím để tránh mồi và mặt trời là ở lớp đầu dò cổ này. Đầu dò cổ này cũng đã sử dụng kỹ thuật "điểm vàng", tức bố trí độ phân giải ở tâm cao hơn xung quanh, tăng độ chính xác, bằng cách bố trí thấu kính.
    Khi dịch sốt gia cầm phát triển, ở các sân bay có các camera hồng ngoại màu, trong đó, mầu đặc trưng cho nhiệt độ, đó là lớp phim đo được njiệt độ mục tiêu, mở ra khả năng chống nhiễu mà không cần đến cực tím, phân biệt thân máy bay và động cơ, nhận dạng hình ảnh hồng ngoại. Việc nhìn được thân máy bay cho phép đầu dò phát hiện ra mục tiêu cả khi mục tiêu quay mũi vào đầu dò, tức nhìn thấy mục tiêu từ mọi hướng. cácđầu dò có đo nhiệt dược phát triển những năm 1970. Đến những năm 1990, chũng đã có hàng chục triệu dot-pic (điểm ảnh), khả năng chụp ảnh hàng trăm lần giây. Người ta cũng thiết kế các thấu kính đặc biệt, để đầu dò quan sát được góc lớn (hình nón trước đầu dò), đặc trưng cho thị trường rộng.
    Trước 1958, Liên Xô phát triển tên lửa tầm quang. Tên lửa này cùng đóng vai trò tên lửa không đối không tầm ngắn như tên lwủa tầm nhiệt, nhưng thay cho đầu dò hồng ngoại là đầu dò quang, mục tiêu được máy bay chiếu đèn chỉ thị (hồi đó chưa có laser), như vậy, việc truy tìm ánh sáng tần số cao(nhìn thấy và cực tím) đã có trước khi có đầu dò tầm nhiệt. Trong các trận không chiến trên eo biển Đài Loan, ngày 28-11-1958, Trung Quốc thua đau, họ phát hiện một quả tên lửa trơi xuống biển. Điều này làm thay đổi toàn bộ kỹ thật tên lửa tầm ngắn Liên Xô.
    Nói đến tên lửa, không thể thiếu một bộ phận ổn định tự động. Đó là con quay hồi chuyển (gyroscope). COn quay có đặc tính nhớ trục quay của nó, căn cứ vào dó người ta ổn định hướng tên lửa, làm nó không xoáy tít như đầu đạn. Nhưng các tên lửa tầm nhiệt nhỏ, không thể chữa máy tính lớn hồi đó, làm thế nào. V-II sử dụng hai con quay LV-3, sau này các con quay đó được sử dụng cho tầu vũ trụ Mỹ. V-II thì to.
    AIM-9 sử dụng một kỹ thuật đặc biệt, thay vì mạch điện tử đo tính vị trí con quay, nó bố trí các con quay ngay trên cánh lái, được không khí đẩy quay (bắnh răng trên cánh lái). Phản ứng ổn định của con quay này bẻ cánh lái, làm tên lửa ổn định, không cần mạch điện nào. Sau này, khi các con quay chỉ còn bằng quả trứng gà, người ta mới cho nó vào trong thân tên lửa. Tên lửa đạn đạo ngoài con quay còn cần bộ đo quán tính, là các con lắc cực nhậy. Sau này, các con lắc này phát triển và thay thế cho con quay. Tiếu theo, nhưng năm 1980, con lắc được thay bằng vòng lasêr: một bộ gươnglàm tia laser chạy vòng tròn, hai chùnm tia hai hướng ngược nhau. Nếu bộ gương quay, sẽ tạo chênh lệch đường đi của hai chùm tia, và độ lệch được đo bằng giao thoa-> do được sự quay của bộ gương (thân tên lửa).
    Động cơ tên lửa nhiên liệu rắn được phát triển trong chiến tranh thến giới. Thành phần cơ bản của nó là cao su kết dính và chất oxy hoá (như nitơrat, clorat..v.v.). Sau này, cao sư lưu hoá thường được thay bằng cao su nhân tạo có độ ổn định cao hơn (những năm 1950). Tiếp theo, cao su urethan liên kết không gian cho độ ổn đinh tuyệth vời đang được dùng. Nhờ cao su này, người ta cho thêm bột kim loại vào để tăng nhiệt độ(10%-20% bột kim loại trong nhiên liệu). Động cơ là một khối nhiên liệu bên ngoài hình tròn, lỗ rống bên trong hình sao, để tăng diện tích cháy. Bột kim loại tốt nhất là bột bary, nhưng nó đắt và độc, nên nhôm được dùng phổ biến. Động cơ có nhiên liệu chính là bột kim loại, chất kết dính polyurethan không gian và chất oxy hoá cho tên lửa 200kg gia tốc 40G và tầm 40-50 cây số. Người ta cũng làm các cánh lái dòng khí phụt ra từ động cơ, tăng vọt lực lái tên lửa. Người ta cũng dùng các cánh mũi, làm tên lửa ăn lái hơn và mất ổn định hơn, nhược điểm mất ổn định được con quay siêu nhậy bù đắp. (các con quay laser không hề có quán tính, phản ứng tức thì với những chuyển động nhỏ nhất).
    Thế là, người tá từng bước tiến tới việc tấn công mọi hướng. Việc đó gồm:
    -nhìn tháy góc rộng (góc đầu dò)
    -nhìn được vào mục tiêu mọi góc (bất kể mục tiêu quay đầu hay quay đuôi vào)
    -Xuất phát từ mọi hướng (điều này yêu cầu phải vượt qua vận tốc bằng không).
    -Đánh mục tiêu từ mọi hướng bằng gia tốc lớn (quay quắt), đo đạc chính xác.
    Để từ từ, Tuất tôi nói tiếp về tên lửa tầm nhiệt đối không, con chó sắn linh hoạt nhất trên không.
    Được than_dau_tuat sửa chữa / chuyển vào 11:15 ngày 14/09/2005
    LarvaNH thích bài này.
  10. steppy

    steppy Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/03/2005
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    1.327
    Lại nội chiến rồi. . Đề nghị các bên bình tĩnh, chủ yếu là bàn về kỹ thuật. Công nghệ "bám dính" cho tên lửa đúng là công nghệ cao. Tớ
    cũng vừa nói chuyện với mấy anh bạn quen đang làm PhD của quân đội . Đề tài về công nghệ đeo bám cho tên lửa, nhưng khi đưa ra xét duyệt để bảo vệ thử, thì bị Hội Đồng kín gạt đi, vì đây thuộc bí mật quốc gia.Lại phải thay tên Đề tài mới thì mới hy vọng được bảo vệ. Thế đấy, học được know how mang về cho đất nước cũng vất vả đến như thế nào.
    Được steppy sửa chữa / chuyển vào 23:05 ngày 14/09/2005

Chia sẻ trang này