1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tranh luận về Tên lửa đối không và các Hệ thống dẫn đường tấn công cho tên lửa đối không

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi VietKedoclap, 02/09/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Mig19Farmer

    Mig19Farmer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    1.465
    Đã được thích:
    1
    Bác đưa em 1 máy phát laser nhá, em điều điều chỉnh chùm tia cho mà xem. Em chả biết đặc tính "tự hội tụ" là cái gì nhưng chùm tia sáng song song mà muốn thành hội tụ hay phân kỳ đều được tuốt bằng cách cho qua thấu kính phù hợp. Thế bác nhá.
  2. than_dau_tuat

    than_dau_tuat Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/09/2005
    Bài viết:
    791
    Đã được thích:
    304
    bác MIG có vẻ hình dung laser giống đèn pin quá.
    Laser chỉ thị thì điều chỉnh hội tụ phân kỳ khúc xạ phản xạ như ánh sáng thường thôi, lúc đó coi đầu phát là đèn pin cũng được.
    Nhưng chùm công suất, nhất là chùm công suất cho vũ khí, mà lại là vũ khí đối không, không bình thường được. Lasêr tự nó trở thành chùm song song, hội tụ gần tuyệt đối về hướng và thời gian phát, tức không phải một chùm tia nữa mà gần trở thành cục sáng di chuyển.
    LarvaNH thích bài này.
  3. ChienV

    ChienV Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/05/2001
    Bài viết:
    597
    Đã được thích:
    0
    Bạn ơi, hãy nghiên cứu lại. Tia laser đơn nhất bạn không có trong thực tế, mà trong phòng thí nghiệm. Thí nghiệm cơ bản của laser là tạo laser khí, có gương cầu bán phản xạ. Công thức chứng minh khả năng tự hội tụ của laser bạn có thể dễ dàng tìm trong tài liệu vật lý cơ sở của khoa Lý trường ĐHSP HN1 (tôi đọc từ nguồn đó, không rõ các nguồn khác) và trong suốt thời tôi học chuyên Lý, kể cả học trên lớp và học đội tuyển, chả ai nói khác.
    Bạn đừng tưởng cái diode laser phát ra tia đơn, nó là chùm tia đấy bạn ạ. Bạn tin đi, tôi chỉnh hội tụ laser cho cái máy Laser Jet 2 của Nhà in TTXVN từ những thời năm 90 cơ, và sau này đệ của tôi coi chuyện này là chuyện thường trong bảo dưỡng máy laser.
    Tia laser có đặc trưng khác hẳn chùm sáng đa sắc, chỉ vì nó là đơn sắc, đơn tần. Chênh chiết suất chỉ làm nó đổi hướng, chứ không tán xạ. Bạn nói về hệ thấu kính, thế bạn hiểu vì sao càng ngày các hệ kính quang học càng phức tạp, càng nhiều khối thấu kính không??? Trong khi chế 1 cái thấu kính đơn nhất với độ chính xác cao hơn nhiều lần giá vẫn rẻ hơn nhiều.
  4. ChienV

    ChienV Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/05/2001
    Bài viết:
    597
    Đã được thích:
    0
    Gây nhiễu bằng laser khác hẳn bắn phá bằng Laser. Cái ta đang bàn treo trên boeing là gây nhiễu, bằng cách chiếu xạ laser tới mức độ seeker bị "mù". Nhờ đặc trựng laser là tia mật độ năng lượng cao, nó có thể đốt các thành phần của sensor nóng lên và gây bão hoà nhiệt độ, lúc đó giữa tín hiệu IR thực còn nhiều điểm "loé sao", seeker nhìn thấy quá nhiều thứ thành ra chẳng thấy gì, đọc nhiều quá nên chẳng hiểu mình đang cần đọc cái gì
    Trên tăng tầu, nó chiếu xạ diệt seeker của con người, là đôi mắt xạ thủ.
    Bạn hoàn toàn có thể chống được cuộc tấn công của 1 côn đồ, bằng cách bình tĩnh và chính xác lấy laser pointer chiếu vào mắt hắn
    Tiến bộ để ứng dụng không phải là công suất laser, mà là hệ thống điều khiển hướng laser.
    Còn laser công suất lớn, đủ để khoan thủng một lỗ trên đầu nổ, cần một công suất khổng lồ. Trừ phi có máy bay bay bằng năng lượng hạt nhân nó mới có thể cất cánh, còn thì nó sẽ nằm trên mặt đất, trong một complex khổng lồ (cả về tiền lẫn diện tích)
    Hãy xem xét trường hợp tia sét, công suất khổng lồ trong thời gian cực ngắn, tính về công, có thể chứa trong bình accu của ô tô, song tính về công suất, giờ chưa phòng thí nghiệm nào làm được tia sét như thiên nhiên. Laser gần giống vậy!!!
  5. hairyscary

    hairyscary Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2003
    Bài viết:
    1.354
    Đã được thích:
    1
    Thôi nào Huyphuc81_nb. Ku mà còn biết chê người khác bậy!!!??? Hic! Không hiểu sao mỗi lúc ku lên cơn đạo đức, tớ lại thấy rất buồn cười.
    Nói đúng hơn thì mỗi khi ku lên giọng đạo đức, ku tỏ ra rất buồn cười.
    Cái hệ thống chống tên lửa dùng cho máy bay dân dụng không phải là cái mà tớ nói tới trong cái post về boeing 747 với laser gì đó. Cũng không phải là cái mà bác 929r đề cập tới.
    Cái được đề cập tới là việc dùng hệ thống laser lắp trên máy bay để chống tên lửa đạn đạo. Cái boeing 747 với tia laser (mà đúng hơn là chùm tia, theo như bác ChienV đã cho biết) to đùng phọt ra từ mũi là hình concept trên tạp chí.
  6. ChienV

    ChienV Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/05/2001
    Bài viết:
    597
    Đã được thích:
    0
    Tôi e rằng khi đọc quá nhiều quảng cáo, mà chưa hiểu rõ những khái niệm cơ bản về học thuật, chúng ta dễ bị lầm lẫn.
    Vì vậy, tôi xin đề nghị chúng ta bàn về từng tiểu hệ thống của avionics, từ cơ bản, khái niệm và nguyên lý.
    Đầu tiên, về radar, một hệ thống quan trọng đối với máy bay chiến đấu chẳng kém gì airframe và engine.
    Radar thực sự là tổng hợp của vô số các khoa học mà con người đã nghĩ ra. Đầu tiên, trước khi đơn giản hóa radar theo kiểu Britanica hay HowStuffWorks, hay go o o gle, xin cùng tôi đọc bảng này, là bảng chép trong 1 thảo luận ngọai khóa của lớp chuyên Lý, trường PTTH Hà Nội - Amsterdam:
    Các khoa học cơ sở để tìm hiểu về radar
    Phân ngành radar/ Lý thuyết cơ sở
    1/Chọn lọc nhận dạng tín hiệu:
    - Giải tích tóan học
    - Lý thuyết hàm
    - Lý thuyết hàm biến phức
    - Lôgích tóan
    - Lý thuyết xác suất
    - Lý thuyết mã
    - Lý thuyết mạch vô tuyến v.v...
    2/ Đánh giá chỉ tiêu radar:
    - Lý thuyết truyền sóng vô tuyến
    - Vật lý tầng điện ly
    - Điện động lực học
    - Lý thuyết thông tin
    - Lý thuyết ma trận
    - Vật lý vô tuyến thống kê v.v
    3/ Anten
    - Lý thuyết tổng hợp anten
    - Lý thuyết trường
    - Lý thuyết truyền sóng vô tuyến
    - Điện động lực học, cơ học, vật lý chất rắn, sức bền vật liệu v.v...
    4/ Thu nhận xử lý tín hiệu
    - Kỹ thuật vô tuyến thống kê
    - Vật lý vô tuyến thống kê
    - Lý thuyết xác suất, lý thuyết thông tin
    - Lý thuyết thống kê về kiểm định giả thuyết
    - Lý thuyết nhận dạng
    - Quang học
    - Vô tuyến truyền hình
    Chép từ năm 198x, máy tính XT chạy đĩa 5 1/2, 128kb RAM, màn monochrome là thứ mà phần thưởng 5'' chạm vào bàn phím (chuột chưa có khái niệm) khuyến khích lũ học sinh chuyên (dép nhựa quần áo vá đạp xe thống nhất xuống khung xách cặp ***g cơm đi học đội tuyển) lao đầu vào học như kiểu các vip con đi lắc vậy!!!
    Một mớ kiến thức Liên xô đã tối giản hóa cho công chúng, để thấy radar là cái gì.
    Trong mớ đó còn trừ quá nhiều lĩnh vực của radar mới ra, về lý thuyết truyền tin gói (datalink bằng tiếng Việt đấy), lý thuyết vi xử lý v.v....
    Vậy sao các bạn cứ chỉ nhìn vào quảng cáo để đánh giá radar nhỉ???
    Nếu hứng thú, chúng ta thử cùng bàn về các tiểu hệ thống cơ bản của radar xem nào
  7. steppy

    steppy Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/03/2005
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    1.327
    Bác Chiến viết về chủ đề này đi, bọn em ham quá. Bọn em trái nghành trái nghề, nhưng cứ nghe đến quân sự và vũ khí đều ham cả. Vả lại có điều kiện ôn lại kiến thức cơ bản. Cái gì bọn em không hiểu thì cứ chấp nhận vậy, hỏi đồng thời hỏi các Bác và nếu có thời gian sẽ tra cứu và đọc thêm. Mong được đọc bài của các bác cao thủ nhiều.
  8. steppy

    steppy Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/03/2005
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    1.327
    Về nguyên lý laser có thể tham khảo theo trang WEB này.
    http://www.edu.linkoping.se/bit2a/laser/hist_principle/LASGEN.htm
  9. VietKedoclap

    VietKedoclap Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/02/2005
    Bài viết:
    1.188
    Đã được thích:
    0
    Bác ChienV nói : Công thức chứng minh khả năng tự hội tụ của laser bạn có thể dễ dàng tìm trong tài liệu vật lý cơ sở của khoa Lý trường ĐHSP HN1 (tôi đọc từ nguồn đó, không rõ các nguồn khác) và trong suốt thời tôi học chuyên Lý, kể cả học trên lớp và học đội tuyển, chả ai nói khác.......................................
    và sự thật thì :
    [​IMG]
    [​IMG]
  10. than_dau_tuat

    than_dau_tuat Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/09/2005
    Bài viết:
    791
    Đã được thích:
    304
    À, thì laser mang tín hiệu (chỉ thị) thì yếu. Còn cái đại bác laser năm 2008 bay lên bắn tên lửa đạn đạo ấy, lấu thấu kính gì để hiệu chỉnh nó. Làm như cái đèn pin à.
    Trên mặt đất, lasêr được sử duịng nhiều hơn trên không. Những ngày gần kết thúc chiến tranh thế giới thứ 2, người Đức chế ra tên lửa chống tăng đầu tiên, có ý kiến cho rằng nó đã tham chiến, điều đó còn bàn cãi, nhứng nó thật sự là the fist ATGM (Anti Tank Guided Missle). Sau chiến tranh, trừ Liên Xô, phần còn lại của thế giới ít quan tâm đến thứ này. CŨng như một vũ khí khác là súng chống tăng vác vai. Sau này, chắc chắn RPG-2, RPG-7 và AT-3 là những vũ khí diệt nhiều xe cộ nhất. AT-3, tên lửa chống tăng lớp 3 của Liên Xô đến nay là tên lửa chống tăng phổ biến nhất thế giới. Cấu tạo cơ bản của tên lửa là thiết bị ổn định, thiết bị lái, động cơ. Mãi cho đến AT-3, khi thiết bị ổn định, có nhân là con quay, mới bé bẳng quả trứng gà, khi đó mới thật sự là tên lửa chống tăng cá nhân. AT-1, AT-2 bà AT-3 ban đầu lái dây dẫn, do người trự tiếp lái, nên tốc độ chậm (phân biệt lái tự động và ổn định tự động). AT-3 đời sau giai đoạn cuối tên lửa lao vào mụch tiêu theo đèn chiếu hồng ngoại (lúc đó đầu dò chưa đủ mạnh để phân biệt xe cộ), đầu dò hồng ngoại sau thay bằng laser. NHờ lái tự động, tốc độ cao, tên lửa có tốc độ cao vượt qua hệ thống chống tên lửa sơ khai (lưới và bao cát). Năm 1973, VN và Trung đôngh làm cho AT-3 quá nổi tiếng, hầu như cả thế giới mua hay copy. Hài nhất là đôi tầu lớn tầu bé đều dùng AT-3. Cũng từ đó, các nước phát triển nhiều loại tên lửa mạnh.
    DO các tên lửa phổ biến sử dụng lasêr chống xe, nên trên mặt đất, phát triển hệ thống gây nhiễu lasêr chống tên lửa và hệ thống dẫn bắn. Chúng phát hiện nguồn phát, hướng về đó, gây nhiễu hoặc chiếu laser mạnh diệt những đầu cảm quang, như phim camera hay mắt người.
    TRên mặt đất, việc mặt đất phát hòng ngoại làm cản trở việc hướng mục tiêu hồng ngoại. Một điểm nữa không như trên không: nếu như trên không, tên lửa chỉ cần nổ gần mục tiêu thì ở mặt đất, cần bắn chính xác vào chỗ hiểm trên xe. Vì vậy, mãi sau này, khi đầu dò "mầu" phát triển, cùng với máy tính mạnh, mới sử dụng hồng ngoại cho tên lửa chống xe tự tìm mục tiêu. Đây gọi là kỹ thuật định tâm hồng ngoại: đầu dò chụp ảnh mầu, tách ra mục tiêu từ môi trường, dựa vào đó, máy tính tính ra tâm mục tiêu.
    Việc áp dụng tự dẫn trên mặt đất còn gặp khó khăn lớn của khói bụi sương mù, chỉ những bước sóng lớn hơn những hạt này mới đi qua được, nên ngnười ta phát trển các hệ dẫn bắn chống xe dùng radar bước sóng mm. Hệ thống này khánh nhiẽu cực tốt, nhưng lại kháng nhiễu quá tốt, nghĩa là bị công nghệ tàng hình chống. Các lớp hấp thụ sóng điện từ mỏng cũng nuốt hết sóng này. NHưng loại radar này là phương tiện lý tưởng cho thiết bị phòng thủ tích cực: một hệ thống phòng không thu nhỏ nhưng làm việc cực nhanh, chỉ trong 0,2 giây, nó bắn hạ tên lửa có vận tốc 800mét / giây.
    Trên không, việc chống nhiễu mặt đất trong trường hợp tầm xa và bắn xuống dưới cũng gây cản trở lớn. CŨng như trên mặt đất, người ta chỉ nhận ra chính xác mục tiêu bằng đầu dò mầu và máy tính mạnh đặt ngay trên đầu đạn phân tích ảnh nhiệt độ. Đó là một thành tựu xuất sắc của vật lý và điện tử.
    Đầu dò mầu có cấu tạo như thế nào mà khó làm thế. Nó nhiều mầu, điều đó đúng rồi, nhưng nó không phải là mầu tím, mầu ánh sáng hay cự tím, như các ông bốc phét văng mạng diễn thuyết. Mầu của đầu dò mầu chỉ thị nhiệt độ, đàu dò hoạt động hoàn toàn trong dải tần thấp hơn ánh sáng nhìn thấy. Người ta đo nhiệt độ điểm phát xạ dựa vào tỷ lệ năng lượng các bước sóng. Càng nóng, càng có nhiều năng lượng trên dải tần lớn. Người ta thường dùng hai mầu, từ 0,1 đến 10 mc. Dùng hai mầu vì nếu nhiều mầu thì cường độ thu được mỗi mầu giảm, mà đầu dò khối lượng kích thước có hạn, nên giảm nhậy. Tất nhiên gặp rất nhiều khó khăn trong lúc đo. Một khó khăn như là đo nhiệt độ mặt trăng vậy. Nếu sử dụng dải nhìn thấy đo nhiệt độ mặt trăng, sẽ thấy nó 6000 độ, vì đây là phản xạ từ mặt trời, không phải do mặt trăng phát. CÒn nếu dùng hồng ngoại đo mătỵ trời, sẽ thấy nhiệt độ thất thường, lúc thất lức cao vọt, do dải hồng ngoại của mặt trời đã bị hấp thụ hết trên vỏ mặt trời, hồng ngoại thu được là từ các lớp khí bụi rất cao.
    "Người ta làm lạnh đầu dò cơ à", câu hỏi ngô nghe như vậy mà lại do một kẻ diễn thuyết hùng hồng hàng trang về đầu dò???? chán thật. Mỗi điện trở nhiệt đều có dự trữ, quán tính nhiệt, khi làm lạnh thì điều đó giảm đi. Nôm na thế này, nếu hồng ngoại làm điện trở nhiệt tăng lên một độ trong chu kỳ đo, nó sẽ làm ảnh hưởng đến điện trở nhiệt nhiều hơn néu điện rở nhiệt đang ở 1 độ K (làm nhiệt độ tăng gấp đôi). Nếu điện trở nhiệt đang ở 100 độ K, thì nhiệt độ mới là 101 độ, chỉ tăng 1%. Do đó, các đầu dò được làm lạnh đến gần 0 độ K cho nhậy. Việc lọc mầu đơn giản nhất là bằng thấu kính, sau đó bằng phân cực.
    Ngày nay, việc loc mầu đã cho hiệu quả chống nhiễu mặt đất tuyệt vời. các tên lửa chống tăng tầm xa được mang một bầy đến gần mục tiêu bằng GPS, ở đó chúng mới phát hiện mục tiêu và chia nhau tấn công.
    Việc lọc mầu cùng phân tích máy tính vẫn hạn chế việc phân biệt máy bay và bom, thùng dầu phụ, vẫn cần nhiều thông tin khác để tăng tầm và bắn chính xác trên không.
    LarvaNH thích bài này.

Chia sẻ trang này