1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

TRAO ĐỔI | Cùng cảm nhận những vần thơ bè bạn..

Chủ đề trong 'Thi ca' bởi MUAMUON, 06/03/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Quan_Di_Ngo

    Quan_Di_Ngo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2003
    Bài viết:
    1.528
    Đã được thích:
    4

    Đến với:
    BÀI THƠ TẶNG CHA
    Của taicuc.
    Con lớn lên khi đất nước đã thanh bình
    Chiến tranh đã lùi xa ngoài biên giới
    Mẹ đã đợi và không còn phải đợi
    Bởi cha đã về bên mẹ và con
    Nhưng dấu chân cha giờ chỉ là chấm tròn
    Trên bờ biển những chiều đi dạo
    Nước mắt mẹ lại trào thêm lần nữa
    Khi ngắm cha bây giờ
    Hình hài cha đâu phải của ngày xưa
    Chàng trai mẹ thầm yêu trộm nhớ
    Thầm chờ đợi từng đêm hằng trăn trở
    Từng hiện về trong những giấc mơ
    Chiến tranh đã lùi xa
    Đất nước đã thanh bình
    Nhưng tàn tích chiến tranh đâu dễ gì xoá được
    Đâu dễ gì hàn gắn những nỗi đau
    Con vẫn thường suy nghĩ vì đâu
    Mà cha gửi lại chiến trường một phần xương máu
    Nếu không phải vì tình yêu quê hương đât nước
    Vì mong cho hạnh phúc con mình
    Bình minh
    Nắng rực hồng bãi cát
    Vẫn những dấu chân cha đi về khó nhọc
    Nuôi cho con ước mơ!
    Chiến tranh đã qua đi hơn một phần tư thế kỉ, nhưng những tỳ vết của đau thương vẫn còn hằn lên khuôn mặt của bao người. Viết về mảng đề tài này có đến hàng trăm tác giả và cả hàng ngàn bài thơ. Tuy nhiên, mỗi khi đọc bất cứ một khúc thơ nào về đề tài này, tôi lại thấy rân rân từng làn da thớ thịt. Đọc Bài Thơ Tặng Cha của taicuc, tôi không thể không nghĩ đến người cha ruột của mình - Một người cha đã để lại chiến trường một nửa bánh chè chân trái, cùng một mảnh đạn pháo ghim vĩnh viễn nôi thành sọ không thể lấy ra. Mảnh đạn pháo ác ôn đã cho tôi có đến hai người cha, một người cha hiền lành và một người cha nóng tính. Thế mà, tôi chưa bao giờ viết nỗi một câu thơ để tặng cho cha. Tiếng lòng của taicuc trong bài thơ trên, cũng là tiếng lòng của tôi và của bao người có cha anh để lại chiến trường một phần xương máu.
    Hình ảnh người cha trong thơ taicuc, là một hình ảnh thấm đẫm tính nhân văn, khiến người đọc rất cảm động. Có lẽ bỡi tất cả những đau thương ấy, là những sự thật một trăm phần trăm, vẫn đang đè nặng lên không biết bao gia đình người dân nước Việt. Chiến Tranh, phần thắng chẳng thuộc về ai cả (?!) Chỉ có người dân vô tội là gánh những thiệt thòi, hay phải gánh thay cho người thân những đau thương mất mát.
    Mặc dù bài thơ này của taicuc vẫn chưa thực sự là một bài thơ đặc sắc, nhưng Thi Ca của chúng ta vẫn thiếu những bài thơ như vậy. Và đề tài về hậu chiến tranh, có lẽ chúng ta vẫn chưa tiếp cận, nếu có cũng chỉ sơ xài, điểm xuýt.
    Gần đến kỉ niệm ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng 30/4/1975 - 30/4/2004, chúng ta hãy cùng nhau đóng góp những tiếng lòng bằng những bài thơ dạt dào tình cảm chân thành, để kính tặng cha anh - thế hệ đã đổ máu ở chiến trường cho chúng ta hôm nay tất cả những gì đang có...
  2. Quan_Di_Ngo

    Quan_Di_Ngo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2003
    Bài viết:
    1.528
    Đã được thích:
    4
    Tôi đọc bài thơ Tự Hoạ tuổi 19 của Dinh_Lan_Huong mà thấy cái già cỗi trong mình cũng là một điều tất yếu. Một tác giả 19 tuổi, ngồi tự hoạ về mình bức hoạ bằng ngôn ngữ của thơ, thoáng đọc qua không ai không khỏi bất ngờ về một tư duy vượt ra tầm lứa tuổi. Một bài thơ đầy trăn trở, rằn vặt, tư duy xáo trộn bởi những đợt cựa mình để ý thức về bản thân, về cha mẹ và về cuộc đời trước và sau giai đoạn trưởng thành.
    Tôi không phải là nghiên cứu về Tâm Lí Học Lứa Tuổi, nên việc nhận xét theo kiểu của phân môn ấy sẽ dẫn đến thiếu cơ sở. tôi chỉ xin căn cứ ở ngôn từ, ở nội dung bài viết của dinh_lan_huong, để có thể chia sẻ cùng cô những cảm nhận vừa bật ra từ tâm thức của một người vừa bước qua tuổi làm một công dân. Xã hội Việt Nam đương đại, mấy ai vừa qua tuổi công dân, bước vào cuộc đời mà mang theo được những tư duy như thế? Cũng có thế ta nói theo kiểu các cụ ở quê hay nói là già trước tuổi, vâng, tôi cũng nghĩ về dinh_lan_huong như vậy. Sự già giặn nằm ở chiều sâu tư duy này tôi rằng rất đáng đáng quý. Nhưng tôi cũng thấy hơi e ngại cho bạn, nếu tư duy ấy vẫn kéo dài. Bản thân tôi và một số bạn bè vừa tốt nghiệp Viết văn Nguyễn Du khóa 7 cũng có một thời trải qua như bạn bây giờ. Có khi cái ta cảm thấy là đúng với ta ở hôm nay, chưa chắc đã đúng với ta ở ngày mai, và khi ta nhận thức được điều đó, ta lại trở nên bàng quan và cho rằng cuộc này chỉ có vậy mà thôi!!!
    Đúng như dinh_lan_huong tâm sự: thơ ca, không bao giờ vướng vào tục luỵ tầm thường.Thơ ca là cứu rỗi, cứu rỗi cái thân ta trong vòng vật vã. Vâng, ở mỗi một con người, trong muôn vàn cảnh đời khác nhau của xã hội, thì những chiều kích của tư duy không có quy luật chung nào cả. Tôi mong sao thơ ca luôn sẽ là cứu cánh không chỉ với bạn, mà cả với tôi, và với bao người khác nữa. Bởi cuộc sống bây giờ hiếm tìm thấy được một sự cứu rỗi nào nhẹ nhàng mà siêu thoát như thơ. Nói vậy không phải để tụng ca thơ thế này thế khác, mà chỉ muốn khẳng định cái mà cả bạn và tôi đã, đang và sẽ lấy làm bạn tri âm cho bản thân ta trong vòng vật vả.
  3. Quan_Di_Ngo

    Quan_Di_Ngo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2003
    Bài viết:
    1.528
    Đã được thích:
    4
    Tôi đọc bài thơ Tự Hoạ tuổi 19 của Dinh_Lan_Huong mà thấy cái già cỗi trong mình cũng là một điều tất yếu. Một tác giả 19 tuổi, ngồi tự hoạ về mình bức hoạ bằng ngôn ngữ của thơ, thoáng đọc qua không ai không khỏi bất ngờ về một tư duy vượt ra tầm lứa tuổi. Một bài thơ đầy trăn trở, rằn vặt, tư duy xáo trộn bởi những đợt cựa mình để ý thức về bản thân, về cha mẹ và về cuộc đời trước và sau giai đoạn trưởng thành.
    Tôi không phải là nghiên cứu về Tâm Lí Học Lứa Tuổi, nên việc nhận xét theo kiểu của phân môn ấy sẽ dẫn đến thiếu cơ sở. tôi chỉ xin căn cứ ở ngôn từ, ở nội dung bài viết của dinh_lan_huong, để có thể chia sẻ cùng cô những cảm nhận vừa bật ra từ tâm thức của một người vừa bước qua tuổi làm một công dân. Xã hội Việt Nam đương đại, mấy ai vừa qua tuổi công dân, bước vào cuộc đời mà mang theo được những tư duy như thế? Cũng có thế ta nói theo kiểu các cụ ở quê hay nói là già trước tuổi, vâng, tôi cũng nghĩ về dinh_lan_huong như vậy. Sự già giặn nằm ở chiều sâu tư duy này tôi rằng rất đáng đáng quý. Nhưng tôi cũng thấy hơi e ngại cho bạn, nếu tư duy ấy vẫn kéo dài. Bản thân tôi và một số bạn bè vừa tốt nghiệp Viết văn Nguyễn Du khóa 7 cũng có một thời trải qua như bạn bây giờ. Có khi cái ta cảm thấy là đúng với ta ở hôm nay, chưa chắc đã đúng với ta ở ngày mai, và khi ta nhận thức được điều đó, ta lại trở nên bàng quan và cho rằng cuộc này chỉ có vậy mà thôi!!!
    Đúng như dinh_lan_huong tâm sự: thơ ca, không bao giờ vướng vào tục luỵ tầm thường.Thơ ca là cứu rỗi, cứu rỗi cái thân ta trong vòng vật vã. Vâng, ở mỗi một con người, trong muôn vàn cảnh đời khác nhau của xã hội, thì những chiều kích của tư duy không có quy luật chung nào cả. Tôi mong sao thơ ca luôn sẽ là cứu cánh không chỉ với bạn, mà cả với tôi, và với bao người khác nữa. Bởi cuộc sống bây giờ hiếm tìm thấy được một sự cứu rỗi nào nhẹ nhàng mà siêu thoát như thơ. Nói vậy không phải để tụng ca thơ thế này thế khác, mà chỉ muốn khẳng định cái mà cả bạn và tôi đã, đang và sẽ lấy làm bạn tri âm cho bản thân ta trong vòng vật vả.
  4. Quan_Di_Ngo

    Quan_Di_Ngo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2003
    Bài viết:
    1.528
    Đã được thích:
    4
    Tôi đọc bài thơ Tự Hoạ tuổi 19 của Dinh_Lan_Huong mà thấy cái già cỗi trong mình cũng là một điều tất yếu. Một tác giả 19 tuổi, ngồi tự hoạ về mình bức hoạ bằng ngôn ngữ của thơ, thoáng đọc qua không ai không khỏi bất ngờ về một tư duy vượt ra tầm lứa tuổi. Một bài thơ đầy trăn trở, rằn vặt, tư duy xáo trộn bởi những đợt cựa mình để ý thức về bản thân, về cha mẹ và về cuộc đời trước và sau giai đoạn trưởng thành.
    Tôi không phải là người nghiên cứu về Tâm Lí Học Lứa Tuổi, nên việc nhận xét theo kiểu của phân môn ấy sẽ dẫn đến thiếu cơ sở. tôi chỉ xin căn cứ ở ngôn từ, ở nội dung bài viết của dinh_lan_huong, để có thể chia sẻ cùng cô những cảm nhận vừa bật ra từ tâm thức của một người vừa bước qua tuổi làm một công dân. Xã hội Việt Nam đương đại, mấy ai vừa qua tuổi công dân, bước vào cuộc đời mà mang theo được những tư duy như thế? Cũng có thế ta nói theo kiểu các cụ ở quê hay nói là già trước tuổi, vâng, tôi cũng nghĩ về dinh_lan_huong như vậy. Sự già giặn nằm ở chiều sâu tư duy này tôi cho rằng rất đáng đáng quý. Nhưng tôi cũng thấy hơi e ngại cho bạn, nếu tư duy ấy vẫn kéo dài. Bản thân tôi và một số bạn bè vừa tốt nghiệp Viết văn Nguyễn Du khóa 7 cũng có một thời trải qua như bạn bây giờ. Có khi cái ta cảm thấy là đúng với ta ở hôm nay, chưa chắc đã đúng với ta ở ngày mai, và khi ta nhận thức được điều đó, ta lại trở nên bàng quan và cho rằng cuộc này chỉ có vậy mà thôi!!!
    Đúng như dinh_lan_huong tâm sự: thơ ca, không bao giờ vướng vào tục luỵ tầm thường.Thơ ca là cứu rỗi, cứu rỗi cái thân ta trong vòng vật vã. Vâng, ở mỗi một con người, trong muôn vàn cảnh đời khác nhau của xã hội, thì những chiều kích của tư duy không có quy luật chung nào cả. Tôi mong sao thơ ca luôn sẽ là cứu cánh không chỉ với bạn, mà cả với tôi, và với bao người khác nữa. Bởi cuộc sống bây giờ hiếm tìm thấy được một sự cứu rỗi nào nhẹ nhàng mà siêu thoát như thơ. Nói vậy không phải để tụng ca thơ thế này thế khác, mà chỉ muốn khẳng định cái mà cả bạn và tôi đã, đang và sẽ lấy làm bạn tri âm cho bản thân ta trong vòng vật vả.
    Bút nghiên đao kiếm hai tay múa
    Văn võ toàn song vẫn đói dài!
    Được Quan_Di_Ngo sửa chữa / chuyển vào 13:29 ngày 14/03/2004
  5. Quan_Di_Ngo

    Quan_Di_Ngo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2003
    Bài viết:
    1.528
    Đã được thích:
    4
    Tôi đọc bài thơ Tự Hoạ tuổi 19 của Dinh_Lan_Huong mà thấy cái già cỗi trong mình cũng là một điều tất yếu. Một tác giả 19 tuổi, ngồi tự hoạ về mình bức hoạ bằng ngôn ngữ của thơ, thoáng đọc qua không ai không khỏi bất ngờ về một tư duy vượt ra tầm lứa tuổi. Một bài thơ đầy trăn trở, rằn vặt, tư duy xáo trộn bởi những đợt cựa mình để ý thức về bản thân, về cha mẹ và về cuộc đời trước và sau giai đoạn trưởng thành.
    Tôi không phải là người nghiên cứu về Tâm Lí Học Lứa Tuổi, nên việc nhận xét theo kiểu của phân môn ấy sẽ dẫn đến thiếu cơ sở. tôi chỉ xin căn cứ ở ngôn từ, ở nội dung bài viết của dinh_lan_huong, để có thể chia sẻ cùng cô những cảm nhận vừa bật ra từ tâm thức của một người vừa bước qua tuổi làm một công dân. Xã hội Việt Nam đương đại, mấy ai vừa qua tuổi công dân, bước vào cuộc đời mà mang theo được những tư duy như thế? Cũng có thế ta nói theo kiểu các cụ ở quê hay nói là già trước tuổi, vâng, tôi cũng nghĩ về dinh_lan_huong như vậy. Sự già giặn nằm ở chiều sâu tư duy này tôi cho rằng rất đáng đáng quý. Nhưng tôi cũng thấy hơi e ngại cho bạn, nếu tư duy ấy vẫn kéo dài. Bản thân tôi và một số bạn bè vừa tốt nghiệp Viết văn Nguyễn Du khóa 7 cũng có một thời trải qua như bạn bây giờ. Có khi cái ta cảm thấy là đúng với ta ở hôm nay, chưa chắc đã đúng với ta ở ngày mai, và khi ta nhận thức được điều đó, ta lại trở nên bàng quan và cho rằng cuộc này chỉ có vậy mà thôi!!!
    Đúng như dinh_lan_huong tâm sự: thơ ca, không bao giờ vướng vào tục luỵ tầm thường.Thơ ca là cứu rỗi, cứu rỗi cái thân ta trong vòng vật vã. Vâng, ở mỗi một con người, trong muôn vàn cảnh đời khác nhau của xã hội, thì những chiều kích của tư duy không có quy luật chung nào cả. Tôi mong sao thơ ca luôn sẽ là cứu cánh không chỉ với bạn, mà cả với tôi, và với bao người khác nữa. Bởi cuộc sống bây giờ hiếm tìm thấy được một sự cứu rỗi nào nhẹ nhàng mà siêu thoát như thơ. Nói vậy không phải để tụng ca thơ thế này thế khác, mà chỉ muốn khẳng định cái mà cả bạn và tôi đã, đang và sẽ lấy làm bạn tri âm cho bản thân ta trong vòng vật vả.
    Bút nghiên đao kiếm hai tay múa
    Văn võ toàn song vẫn đói dài!
    Được Quan_Di_Ngo sửa chữa / chuyển vào 13:29 ngày 14/03/2004
  6. Quan_Di_Ngo

    Quan_Di_Ngo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2003
    Bài viết:
    1.528
    Đã được thích:
    4
    br]
    Nếu tôi nói rằng bài thơ này là một bài thơ độc đáo của Thi Ca chúng ta, ắt có nhiều người không đồng ý. Nhưng phải nói rằng, Thi Ca hiện nay thiếu nhiều những bài đại loại như thế này. Có thể chúng ta không chịu tiếp cận các mảng đề tài trong cuộc sống, hoặc có thể chúng ta sợ đụng chạn đến các vấn đề nhạy cảm. Tuy nhiên, ở bài thơ này, sự nhạy cảm nói trên chưa có gì là to tát cả. Đây chẳng qua là một tự cảm theo lối Ngộ Đạo mà thôi. Những điều được Ngộ ra, tôi nghĩ là rất thật, rất cuộc đời, đạo ở ngay trong cuộc sống, chứ không ở một niết bàn nào cả. Tôi chợt nhớ hai câu thơ của Nhà thơ, Nhà thư pháp Song Nguyên:
    Đi tìm Phật bốn phương trời
    Hóa ra Phật lại đang ngồi trong tâm.

    Cái điều mà tác giả cho rằng: Thái cực âm dương, trắng đen hỗn tạp , được nghiệm ra từ Kinh Dịch, mà tôi có dịp được tham khảo thời gian gần đây, tôi nghĩ nó gần với Chủ Nghĩa Mác - Lê về vấn đề tồn tại xã hội. Trong cái mớ bòng bong của cuộc sống không ngừng biến đổi ấy, cái gì là đục, cái gì là trong, cái gì là say, cái gì là mộng? Theo những cái đã nghiệm ra đó, hay bài trừ nó khỏi tư duy và cuộc sống của ta? Nhờ vào khả năng của riêng ta chắc gì làm được(!). Đọc bài thơ trên, tôi lại nghĩ đến 4 câu thơ của Nguyễn Thuỵ Đăng Lan, mà hồi trước tôi phải cố mà nghiệm mới hiểu được:
    Cuộc đời vốn là mộng
    Thực hư cũng là mộng
    Say tỉnh cũng là mộng
    Đều là mộng mà thôi.

    Cũng như cái suy nghĩ được nghiệm ra từ Đạo, đi vào bài thơ trên của gianghotieutu, thì cái mong ước của con người trên Cõi Tạm ( trần gian) đều là những mong ước chính đáng, tuy nhiên nếu ai ai cũng theo đó, thì xã hội không phát triển được. Song, tiếng nói của bài thơ trên cũng là tiếng lòng của nhiều người. Và nhờ đó, tôi giáo, chính trị, văn hóa...mới tồn tại được. Sự tồn tại này là sự tồn tại bất khả kháng mà con người phải chấp nhận.
    Tôi thỉnh thoảng ngồi buồn cũng phóng bút viết trên giấy xuyến chỉ chữ Mộng và phụ chú hai câu:
    Ngoảnh mặt lại cuộc đời như giấc mộng
    Được - mất, bại - thành bỗng chốc hoá hư không.

    Rồi cuốn lại đem vào chùa Nguyên Hương, ngồi uống trà với Thầy Thường Phước, để nghiệm thêm về những điều mình nghĩ. Nhưng có lẽ, gianh giới giữa đạo và đời không được rõ ràng. Đạo ở mọi nơi, đời là muôn nẻo. Làm thơ viết văn cũng là một hình thức thiền của Đạo Phật (!) Tôi thường nghĩ như vậy. Triết lí về Thiền tôi không tiện nói ra trong bài viết này, duy có một điều mà trong sách Kinh Dịnh Đạo Của Người Quân Tử có nói rằng: Mọi sự vật hiện tượng đều không ngoài quy luật chín chữ: Cùng tắc biến, biến tắc thông, thông tắc cửu. Những điều mà gianghotieutu viết ở trong thơ đang ở dạng cùng hay thông hoặc cửu ta từ từ nghiệm lấy. Cuối cùng, tôi chỉ hi vọng chúng ta hãy lấy những tiêu chí của Đạo Làm Người, áp dụng vào tư duy của lối sống công nghiệp hiện đại, tìm cho mình một góc nào đó của cuộc sống để Tịnh trước khi Động bất cứ một việc gì...
    Bút nghiên đao kiếm hai tay múa
    Văn võ toàn song vẫn đói dài!
  7. Quan_Di_Ngo

    Quan_Di_Ngo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2003
    Bài viết:
    1.528
    Đã được thích:
    4
    br]
    Nếu tôi nói rằng bài thơ này là một bài thơ độc đáo của Thi Ca chúng ta, ắt có nhiều người không đồng ý. Nhưng phải nói rằng, Thi Ca hiện nay thiếu nhiều những bài đại loại như thế này. Có thể chúng ta không chịu tiếp cận các mảng đề tài trong cuộc sống, hoặc có thể chúng ta sợ đụng chạn đến các vấn đề nhạy cảm. Tuy nhiên, ở bài thơ này, sự nhạy cảm nói trên chưa có gì là to tát cả. Đây chẳng qua là một tự cảm theo lối Ngộ Đạo mà thôi. Những điều được Ngộ ra, tôi nghĩ là rất thật, rất cuộc đời, đạo ở ngay trong cuộc sống, chứ không ở một niết bàn nào cả. Tôi chợt nhớ hai câu thơ của Nhà thơ, Nhà thư pháp Song Nguyên:
    Đi tìm Phật bốn phương trời
    Hóa ra Phật lại đang ngồi trong tâm.

    Cái điều mà tác giả cho rằng: Thái cực âm dương, trắng đen hỗn tạp , được nghiệm ra từ Kinh Dịch, mà tôi có dịp được tham khảo thời gian gần đây, tôi nghĩ nó gần với Chủ Nghĩa Mác - Lê về vấn đề tồn tại xã hội. Trong cái mớ bòng bong của cuộc sống không ngừng biến đổi ấy, cái gì là đục, cái gì là trong, cái gì là say, cái gì là mộng? Theo những cái đã nghiệm ra đó, hay bài trừ nó khỏi tư duy và cuộc sống của ta? Nhờ vào khả năng của riêng ta chắc gì làm được(!). Đọc bài thơ trên, tôi lại nghĩ đến 4 câu thơ của Nguyễn Thuỵ Đăng Lan, mà hồi trước tôi phải cố mà nghiệm mới hiểu được:
    Cuộc đời vốn là mộng
    Thực hư cũng là mộng
    Say tỉnh cũng là mộng
    Đều là mộng mà thôi.

    Cũng như cái suy nghĩ được nghiệm ra từ Đạo, đi vào bài thơ trên của gianghotieutu, thì cái mong ước của con người trên Cõi Tạm ( trần gian) đều là những mong ước chính đáng, tuy nhiên nếu ai ai cũng theo đó, thì xã hội không phát triển được. Song, tiếng nói của bài thơ trên cũng là tiếng lòng của nhiều người. Và nhờ đó, tôi giáo, chính trị, văn hóa...mới tồn tại được. Sự tồn tại này là sự tồn tại bất khả kháng mà con người phải chấp nhận.
    Tôi thỉnh thoảng ngồi buồn cũng phóng bút viết trên giấy xuyến chỉ chữ Mộng và phụ chú hai câu:
    Ngoảnh mặt lại cuộc đời như giấc mộng
    Được - mất, bại - thành bỗng chốc hoá hư không.

    Rồi cuốn lại đem vào chùa Nguyên Hương, ngồi uống trà với Thầy Thường Phước, để nghiệm thêm về những điều mình nghĩ. Nhưng có lẽ, gianh giới giữa đạo và đời không được rõ ràng. Đạo ở mọi nơi, đời là muôn nẻo. Làm thơ viết văn cũng là một hình thức thiền của Đạo Phật (!) Tôi thường nghĩ như vậy. Triết lí về Thiền tôi không tiện nói ra trong bài viết này, duy có một điều mà trong sách Kinh Dịnh Đạo Của Người Quân Tử có nói rằng: Mọi sự vật hiện tượng đều không ngoài quy luật chín chữ: Cùng tắc biến, biến tắc thông, thông tắc cửu. Những điều mà gianghotieutu viết ở trong thơ đang ở dạng cùng hay thông hoặc cửu ta từ từ nghiệm lấy. Cuối cùng, tôi chỉ hi vọng chúng ta hãy lấy những tiêu chí của Đạo Làm Người, áp dụng vào tư duy của lối sống công nghiệp hiện đại, tìm cho mình một góc nào đó của cuộc sống để Tịnh trước khi Động bất cứ một việc gì...
    Bút nghiên đao kiếm hai tay múa
    Văn võ toàn song vẫn đói dài!
  8. Quan_Di_Ngo

    Quan_Di_Ngo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2003
    Bài viết:
    1.528
    Đã được thích:
    4
    Nhân đọc lại topic của mình
    sực nhớ những câu ca dao, tục ngữ.
    Topic Tiếp Cận Văn Chương mà tôi đã mở hồi trung tuần tháng 2 đến nay đã phát triển theo lối cũ mà chị Đoàn Minh Hằng đã làm. Tôi cũng nghĩ là đã đến lúc sự có mặt của hai chữ " Tiếp Cận" đã trở nên thừa thải và vô nghĩa. Có lẽ những điều dự đoán trước đây của tôi nay đã là sự thật. Một sự thật không thể cưỡng lại dù bằng bất cứ một nỗ lực nào.
    Nay, topic đã được đổi thành TRAO ĐỔI/ Cùng cảm nhận những vần thơ bạn bè thì nó vẫn bị thừa một chữ, đó là chữ cùng. Và những gì tôi viết ở bài viết đầu tiên có lẽ đã không sai.
    Tôi không phải là Nhà phê bình, càng không phải là một anh hề. Vì thế, không thể cầm quạt múa mãi một điệu chèo Sa lệch chênh được. Hôm Thi Ca phía Nam gặp nhau, tôi cũng đã nêu ra ý kiến với hai mod là votrungh xanxan. Và được phản hồi rằng, lí do chỉ mình tôi độc diễn là vì tôi viết ở đây nặng nề quá! Tôi nghĩ, những điều tôi viết ra chưa có gì gọi là nặng nề. Nhưng cũng nhận thấy rằng, việc tôi đang làm hơi giống kiểu ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng. Trong khi, vẫn cơm nhà ai người ấy ăn, việc nhà ai người ấy làm. Hoặc nếu có là hình thức đánh trống bỏ rùi cho qua chuyện. Không sao cả. Vì lẽ đương nhiên là có cô thì chợ vẫn đông, mà không cô thì chợ cũng chẳng bỏ không chỗ nào.
    Vâng, kiến tha lâu đầy tổ, tôi vẫn xin cứ làm, dẫu cái việc vo ve như loài ong đang đi tìm mật, vô tình làm người ta khó chịu. Loài ong mà trong sách của Maiakopxki, và trong tuỳ bút của Nguyễn Tuân cho rằng có đôi cánh nhỏ vạn dặm trên bước đường tìm mật ngọt cho đời, lại chẳng may mắn khi không có mưa thuận gió hoà, nên nhuỵ đời rớt rơi lả tả. Cái chuyện con ong, con kiến mà lại đem nói ở đây trước bàn dân Thi Ca thì thật là lẩn thẩn và bất kính quá. Phải nói chuyện gì đó về các con vật khổng lồ như khủng long thời tiền sử, chắc mới có chỗ dính hơi tai. Ngặt thay, to thì bị to, nhỏ thì bị nhỏ. To - nhỏ chỉ là hai thái cực của một giá trị vật chất, nếu có thay đổi thì cũng là sự thay đổi có tính chất hoán vị. Thế mới biết cái việc lâu nay các mod và các thành viên đã nổ lực là rất khó khăn(!!!)
    Sực nhớ về những câu tực ngữ, ca dao một thời được cất ra từ lời ru của mẹ, nhưng nay sao nghe có vẻ bụi trần, lại thấy sợ mình chẳng giữ được cái sự trong sáng ấy, không khéo lại làm lọ lem cả những lời ru, nên thôi thì mình hát mình nghe, âu cũng là hợp với xã hội bây giờ là đèn nhà ai nhà ấy rạng.
    Bút nghiên đao kiếm hai tay múa
    Văn võ toàn song vẫn đói dài!
  9. Quan_Di_Ngo

    Quan_Di_Ngo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2003
    Bài viết:
    1.528
    Đã được thích:
    4
    Nhân đọc lại topic của mình
    sực nhớ những câu ca dao, tục ngữ.
    Topic Tiếp Cận Văn Chương mà tôi đã mở hồi trung tuần tháng 2 đến nay đã phát triển theo lối cũ mà chị Đoàn Minh Hằng đã làm. Tôi cũng nghĩ là đã đến lúc sự có mặt của hai chữ " Tiếp Cận" đã trở nên thừa thải và vô nghĩa. Có lẽ những điều dự đoán trước đây của tôi nay đã là sự thật. Một sự thật không thể cưỡng lại dù bằng bất cứ một nỗ lực nào.
    Nay, topic đã được đổi thành TRAO ĐỔI/ Cùng cảm nhận những vần thơ bạn bè thì nó vẫn bị thừa một chữ, đó là chữ cùng. Và những gì tôi viết ở bài viết đầu tiên có lẽ đã không sai.
    Tôi không phải là Nhà phê bình, càng không phải là một anh hề. Vì thế, không thể cầm quạt múa mãi một điệu chèo Sa lệch chênh được. Hôm Thi Ca phía Nam gặp nhau, tôi cũng đã nêu ra ý kiến với hai mod là votrungh xanxan. Và được phản hồi rằng, lí do chỉ mình tôi độc diễn là vì tôi viết ở đây nặng nề quá! Tôi nghĩ, những điều tôi viết ra chưa có gì gọi là nặng nề. Nhưng cũng nhận thấy rằng, việc tôi đang làm hơi giống kiểu ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng. Trong khi, vẫn cơm nhà ai người ấy ăn, việc nhà ai người ấy làm. Hoặc nếu có là hình thức đánh trống bỏ rùi cho qua chuyện. Không sao cả. Vì lẽ đương nhiên là có cô thì chợ vẫn đông, mà không cô thì chợ cũng chẳng bỏ không chỗ nào.
    Vâng, kiến tha lâu đầy tổ, tôi vẫn xin cứ làm, dẫu cái việc vo ve như loài ong đang đi tìm mật, vô tình làm người ta khó chịu. Loài ong mà trong sách của Maiakopxki, và trong tuỳ bút của Nguyễn Tuân cho rằng có đôi cánh nhỏ vạn dặm trên bước đường tìm mật ngọt cho đời, lại chẳng may mắn khi không có mưa thuận gió hoà, nên nhuỵ đời rớt rơi lả tả. Cái chuyện con ong, con kiến mà lại đem nói ở đây trước bàn dân Thi Ca thì thật là lẩn thẩn và bất kính quá. Phải nói chuyện gì đó về các con vật khổng lồ như khủng long thời tiền sử, chắc mới có chỗ dính hơi tai. Ngặt thay, to thì bị to, nhỏ thì bị nhỏ. To - nhỏ chỉ là hai thái cực của một giá trị vật chất, nếu có thay đổi thì cũng là sự thay đổi có tính chất hoán vị. Thế mới biết cái việc lâu nay các mod và các thành viên đã nổ lực là rất khó khăn(!!!)
    Sực nhớ về những câu tực ngữ, ca dao một thời được cất ra từ lời ru của mẹ, nhưng nay sao nghe có vẻ bụi trần, lại thấy sợ mình chẳng giữ được cái sự trong sáng ấy, không khéo lại làm lọ lem cả những lời ru, nên thôi thì mình hát mình nghe, âu cũng là hợp với xã hội bây giờ là đèn nhà ai nhà ấy rạng.
    Bút nghiên đao kiếm hai tay múa
    Văn võ toàn song vẫn đói dài!
  10. Quan_Di_Ngo

    Quan_Di_Ngo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2003
    Bài viết:
    1.528
    Đã được thích:
    4
    Mấy hôm không vào TTVNOL, thấy lòng cũng trống vắng như thiếu một điều gì. Dạo một vòng trong Thi Ca, chợt đọc thấy bài thơ Khát Vọng của Iron_monkey, một bài thơ thật đúng với những gì mà iron_monkey khát vọng. Sự khát vọng đầy cao cả và chứa đựng nhiều nét nhân văn, nhân bản.
    Anh nhìn cuộc sống chung quanh với con mắt của một người theo chủ nghĩa hiện thực, nhưng khi sự phản ánh hiện thực ấy đi vào thơ anh, lại trầm bổng, du dương đầy lãng mạn. Ta có thể cảm nhận được những triết lí rất nhân bản qua Khát Vọng, mà bất cứ ai khi đọc vào cũng thấy nó không đơn thuần chỉ là một phút nhói lòng bên cuộc sống. Mà cả một chuỗi suy tư đầy bản ngã.
    Cuộc sống vốn là như thế, dù muốn dù không thì bản thân mỗi con người phải chấp nhận những quy luật hình như sắp sẵn. Và cũng vì thế, những mong muốn cho một cái gì đó tốt đẹp hơn, không ngừng thôi thúc con người hướng tới. Sự hướng tới cái Chân - Thiện - Mỹ không còn là mục đích, mà là con đường đi tới cho bất cứ ai mang theo Khát Vọng chân chính. Tôi đã nghe bạn bè trên Thi Ca nói nhiều về iron_monkey, nhưng thực sự tôi muốn tìm hiểu anh không đơn giản chỉ là qua một bài thơ này và những lời được nghe từ bè bạn. Tôi cũng có một Khát Vọng nhỏ nhoi là được tiếp xúc với những tác giả mà mình đã một lần hoặc hơn một lần tiếp cận qua thơ. Chỉ mong những gì mà thơ đem đến cho cuộc sống không ngừng được cải thiện hơn, để những khát vọng riêng tư sớm sẽ thành sự thật. Chúc cho iron_monkey sức khoẻ, viết khẻo, viết hay.
    Bút nghiên đao kiếm hai tay múa
    Văn võ toàn song vẫn đói dài!

Chia sẻ trang này