1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

TRAO ĐỔI | Cùng cảm nhận những vần thơ bè bạn..

Chủ đề trong 'Thi ca' bởi MUAMUON, 06/03/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Quan_Di_Ngo

    Quan_Di_Ngo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2003
    Bài viết:
    1.528
    Đã được thích:
    4
    Đường đi của THƠ & Đường đến với THƠ.​
    ( Trích: Tiểu luận phê bình thơ. Quản Di Ngô )​
    Trong cuộc sống, nhận thức của con người, theo thời gian ngày càng tiếp cận dần chân lí. Tuỳ theo mỗi người, mỗi hoàn cảnh khác nhau, mà nhận thức đời sống cũng khác nhau. Chính điều này làm nên cái muôn màu muôn vẻ của thơ ca.
    Thời gian, tuổi tác, trường đời từng trải...và sự điềm tĩnh tiếp cận chân lí là những quá trình xảy ra song saong trong nhận thức con người. Quy luật khách quan này ngẫu nhiên có mặt trong tư duy thơ và xúc cảm thơ. Tuy nhiên, cũng có người vô tình hay không nghĩ tới điều đó. Và vì thế, sản phẩm tinh thần được sinh ra trong những phút ấy, người ta hay ví là " xuất thần". cũng có người nhận thức rất rõ ràng quy luật ấy, nhưng đạt ở đỉnh cao tư duy nên họ có thể quên đi dưới dạng Thiền, mà vẫn không hề ảnh hưởng đến cảm xúc khi sáng tác.
    Thơ được sinh ra trong những thời khắc mà nhận thức khách quan của con người cao trào nhất, thì sản phẩn của nhận thức ấy là những vần thơ đầy triết lí. Và ngược lại, nó sẽ cho ra đời những vần thơ rất tự nhiên, lãng mạn và mượt mà.
    Con đường đến với thơ là con đường vô cùng dễ đi nhưng ít người về đích. Ai cũng có thể làm thơ, viết ra những suy nghĩ diễn tả tâm trạng dưới dạng văn vần, có thể xem đó là thơ. Tuy nhiên như thế, nó chưa phải là cột cờ trong bó đũa và đương nhiên không thể xếp chung với những thi phẩm giá trị cả về nội dung và nghệ thuật. Không sao cả. Người đời vẫn viết, viết cho mình, cho bạn tâm giao...khi nào hay hơn, được nhiều người đánh giá thì gửi đài, gửi báo. Sơ khởi của nghiệp thơ bắt đầu từ đó.
    ( Còn tiếp)
  2. Quan_Di_Ngo

    Quan_Di_Ngo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2003
    Bài viết:
    1.528
    Đã được thích:
    4
    ( tiếp theo)
    Ngay từ khi loài người phát minh ra chữ viết, thì thơ dưới hình thức những câu ca dao truyền miệng đã có tự lâu rồi. Song hành với sự phát triển của chữ viết và cách thức viết ( Calligraphy) thơ không ngừng được trau truốt. Từ công nghệ sơ khởi như dùng ngón tay viết lên cát, đất sét; viết trên mảnh tre ( Trung Hoa); bút lửa viết trên phiến lá bối, da dê ( Bà La Môn); rồi khi có giấy viết bằng bút lông, bút cây, bút chì, bút sắt, bút bi; công nghệ tin học ra đời thì tạo hình bằng "bit". Thơ theo đó mà hiện diện dưới những tấm áo vỏ ngôn ngữ trang trọng hơn, đẹp đẽ và hấp dẫn nhiều hơn. Chẳng hạn như gần đây, ông Chính Văn đã thể hiện Truyện Kiều bằng hình thức Calligraphy ( Thư Pháp) trên giấy Dó cỡ lớn, triển lãm tại festivanl Huế...Dù ở bất cứ hình thức nào, trong tủ kính trang trọng hay bên kệ sách ven đường bụi bặm, thì cái hồn trong thơ vẫn không hề mai một. Dù giá cả có được tính bằng USD/quyển hay VND/kg, thì thơ vẫn không mất đi giá trị nội dung. Có lẽ tất cả điều này làm cho thơ luôn tồn tại song hành với tâm hồn con người.
    Nói con đường đến với thơ là con đường rộng mở, bởi thơ hiện diện ở mọi nơi mọi chỗ. Nó phản ánh khách quan đời sống lao động của con người và ghi lại những biến động xã hội dưới dạng hình tượng. Chức năng này là cơ sở để lí luận rằng xã hội nào văn học ấy. Chủ nghĩa Mác - Lê nin cũng thừa nhận điều đó qua việc nhấn mạnh vai trò của thơ ca trong đời sống xã hội loài người.
    Xét riêng ở khía cạnh tiếp cận, thơ có lẽ là phương tiện con người sử dụng nhiều nhất so với bảy loại hình nghệ thuật còn lại. Và vì thế, đến một chừng mực nào đó nó bùng nỗ về số lượng. ( Về chất lượng xin bàn ở một bài viết khác). Như cách đây vài năm, ông Bùi Vợi, một nhà thơ và cũng là nhà phê bình cho rằng, thập niên cuối của thế kỉ XX, ở Việt Nam đang bị loạn thơ.
    Chúng ta phải thừa nhận một điều là, chưa bao giờ thơ nhiều như bây giờ; chưa bao giờ người làm thơ và thơ xuất bản nhiều như bây giờ, chưa kể thơ được hiện đại hoá bằng công nghệ "bit" trên các trang web nghệ thuật...Điều đó cho thấy người ta đến với thơ ngày càng nhiều, tức nhu cầu thưởng thức và khả năng tiếp ứng ngày càng đạt ở trình độ cao hơn rõ rệt. Tuy nhiên có người đến với thơ ở mục đích này hay mục đích khác, thì bản chất thơ vẫn không hề thay đổi.
    Ở một bài viết khác, có lần tôi đã mượn lời một nhà phê bình văn học Trung Quốc rằng, thơ không phải là Bồ Tát cứu thế, cũng không phải là Gian Hùng loạn thế. Tuy nhiên, những gì thơ đã góp phần làm cho đời sống con người trở nên phong phú, ít chai sạn. Và đặc biệt là nó không hề từ chối một ai đến với nó, nếu không quay lưng lại với nó hoặc không quay lưng lại với cuộc đời, thì thơ luôn tồn tại một giá trị nhất định.
    Con đường đến với thơ tuy chẳng có chông gai nhưng nhiều chênh vênh bất định. Bởi người nào đó dành cả cuộc đời cho thơ, mà chưa được Nàng Thơ âu yếm, thì số mệnh đã bắt buộc phải ra đi khi câu vần đang còn dang dở. Tuy nhiên, như ý nhạc của chàng trai họ Trịnh đã cho rằng, trần gian chỉ là quán trọ. Vì vậy mà, rất nhiều người tình nguyện theo đuổi Nàng Thơ, cả trong lịch sử lẫn hôm nay. Họ được gì thì chúng ta không biết, duy một điều ta thấy rõ nét là, tên tuổi của họ cùng Nàng Thơ của họ sống lâu hơn tuổi thọ của họ rất nhiều.
    Vâng, hình như cái duy nhất không bị phủ mờ bởi thời gian khắc nghiệt là điều vừa nói đó chăng? Câu trả lời có cẩn thiết hay không thì mỗi người cầm bút chúng ta đều cảm được. Có lẽ chỉ giản đơn có vậy, mà kẻ bạn đường của đêm đen như tôi, luôn phải cau mày để họa lên con đường thơ đi và con đường để tiếp cận cùng thơ.
    Ai ơi một gánh thơ điên đọc nhòai!
  3. Quan_Di_Ngo

    Quan_Di_Ngo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2003
    Bài viết:
    1.528
    Đã được thích:
    4
    ( tiếp theo)
    Ngay từ khi loài người phát minh ra chữ viết, thì thơ dưới hình thức những câu ca dao truyền miệng đã có tự lâu rồi. Song hành với sự phát triển của chữ viết và cách thức viết ( Calligraphy) thơ không ngừng được trau truốt. Từ công nghệ sơ khởi như dùng ngón tay viết lên cát, đất sét; viết trên mảnh tre ( Trung Hoa); bút lửa viết trên phiến lá bối, da dê ( Bà La Môn); rồi khi có giấy viết bằng bút lông, bút cây, bút chì, bút sắt, bút bi; công nghệ tin học ra đời thì tạo hình bằng "bit". Thơ theo đó mà hiện diện dưới những tấm áo vỏ ngôn ngữ trang trọng hơn, đẹp đẽ và hấp dẫn nhiều hơn. Chẳng hạn như gần đây, ông Chính Văn đã thể hiện Truyện Kiều bằng hình thức Calligraphy ( Thư Pháp) trên giấy Dó cỡ lớn, triển lãm tại festivanl Huế...Dù ở bất cứ hình thức nào, trong tủ kính trang trọng hay bên kệ sách ven đường bụi bặm, thì cái hồn trong thơ vẫn không hề mai một. Dù giá cả có được tính bằng USD/quyển hay VND/kg, thì thơ vẫn không mất đi giá trị nội dung. Có lẽ tất cả điều này làm cho thơ luôn tồn tại song hành với tâm hồn con người.
    Nói con đường đến với thơ là con đường rộng mở, bởi thơ hiện diện ở mọi nơi mọi chỗ. Nó phản ánh khách quan đời sống lao động của con người và ghi lại những biến động xã hội dưới dạng hình tượng. Chức năng này là cơ sở để lí luận rằng xã hội nào văn học ấy. Chủ nghĩa Mác - Lê nin cũng thừa nhận điều đó qua việc nhấn mạnh vai trò của thơ ca trong đời sống xã hội loài người.
    Xét riêng ở khía cạnh tiếp cận, thơ có lẽ là phương tiện con người sử dụng nhiều nhất so với bảy loại hình nghệ thuật còn lại. Và vì thế, đến một chừng mực nào đó nó bùng nỗ về số lượng. ( Về chất lượng xin bàn ở một bài viết khác). Như cách đây vài năm, ông Bùi Vợi, một nhà thơ và cũng là nhà phê bình cho rằng, thập niên cuối của thế kỉ XX, ở Việt Nam đang bị loạn thơ.
    Chúng ta phải thừa nhận một điều là, chưa bao giờ thơ nhiều như bây giờ; chưa bao giờ người làm thơ và thơ xuất bản nhiều như bây giờ, chưa kể thơ được hiện đại hoá bằng công nghệ "bit" trên các trang web nghệ thuật...Điều đó cho thấy người ta đến với thơ ngày càng nhiều, tức nhu cầu thưởng thức và khả năng tiếp ứng ngày càng đạt ở trình độ cao hơn rõ rệt. Tuy nhiên có người đến với thơ ở mục đích này hay mục đích khác, thì bản chất thơ vẫn không hề thay đổi.
    Ở một bài viết khác, có lần tôi đã mượn lời một nhà phê bình văn học Trung Quốc rằng, thơ không phải là Bồ Tát cứu thế, cũng không phải là Gian Hùng loạn thế. Tuy nhiên, những gì thơ đã góp phần làm cho đời sống con người trở nên phong phú, ít chai sạn. Và đặc biệt là nó không hề từ chối một ai đến với nó, nếu không quay lưng lại với nó hoặc không quay lưng lại với cuộc đời, thì thơ luôn tồn tại một giá trị nhất định.
    Con đường đến với thơ tuy chẳng có chông gai nhưng nhiều chênh vênh bất định. Bởi người nào đó dành cả cuộc đời cho thơ, mà chưa được Nàng Thơ âu yếm, thì số mệnh đã bắt buộc phải ra đi khi câu vần đang còn dang dở. Tuy nhiên, như ý nhạc của chàng trai họ Trịnh đã cho rằng, trần gian chỉ là quán trọ. Vì vậy mà, rất nhiều người tình nguyện theo đuổi Nàng Thơ, cả trong lịch sử lẫn hôm nay. Họ được gì thì chúng ta không biết, duy một điều ta thấy rõ nét là, tên tuổi của họ cùng Nàng Thơ của họ sống lâu hơn tuổi thọ của họ rất nhiều.
    Vâng, hình như cái duy nhất không bị phủ mờ bởi thời gian khắc nghiệt là điều vừa nói đó chăng? Câu trả lời có cẩn thiết hay không thì mỗi người cầm bút chúng ta đều cảm được. Có lẽ chỉ giản đơn có vậy, mà kẻ bạn đường của đêm đen như tôi, luôn phải cau mày để họa lên con đường thơ đi và con đường để tiếp cận cùng thơ.
    Ai ơi một gánh thơ điên đọc nhòai!
  4. Quan_Di_Ngo

    Quan_Di_Ngo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2003
    Bài viết:
    1.528
    Đã được thích:
    4
    Thưa toàn thể quý Bác và quý bạn Thi Ca.
    Tôi mở topic TIẾP CẬN VĂN CHƯƠNG ( Đôi dòng về thơ trên Thi Ca) với mong muốn cùng quý Bác và quý bạn góp một phần gì đó nho nhỏ, trong cái việc to to là " Xây dựng Thi Ca " ngày một tốt đẹp hơn. Dù biết là cái việc đang làm là nho nhỏ, nhưng sức tôi có hạn, nếu không muốn nói thẳng ra là cái Tâm sắp kiệt và cái Lực sắp tàn. Tôi kính mong quý bác và quý bạn cùng tôi làm cái việc đang còn dang dở này.
    Công việc tiếp theo, tôi mới chuẩn bị được cho việc tiếp cận thơ cua taicuc, votrungh, away. Còn lại rất nhiều những tác giả nữa tôi chưa có thời gian tiếp cận. Rất mong quý bác hưởng ứng.
    Nhân đây, tôi xin chân thành cảm ơn những Bác đã PM gửi tư liệu, bản thảo, cùng những tình cảm ủng hộ tôi. Xin được tri ân cùng quý Bác và quý bạn!
    Tôi sẽ lần lượt post bài theo từng tác giả.
    Kính!
  5. Quan_Di_Ngo

    Quan_Di_Ngo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2003
    Bài viết:
    1.528
    Đã được thích:
    4
    Thưa toàn thể quý Bác và quý bạn Thi Ca.
    Tôi mở topic TIẾP CẬN VĂN CHƯƠNG ( Đôi dòng về thơ trên Thi Ca) với mong muốn cùng quý Bác và quý bạn góp một phần gì đó nho nhỏ, trong cái việc to to là " Xây dựng Thi Ca " ngày một tốt đẹp hơn. Dù biết là cái việc đang làm là nho nhỏ, nhưng sức tôi có hạn, nếu không muốn nói thẳng ra là cái Tâm sắp kiệt và cái Lực sắp tàn. Tôi kính mong quý bác và quý bạn cùng tôi làm cái việc đang còn dang dở này.
    Công việc tiếp theo, tôi mới chuẩn bị được cho việc tiếp cận thơ cua taicuc, votrungh, away. Còn lại rất nhiều những tác giả nữa tôi chưa có thời gian tiếp cận. Rất mong quý bác hưởng ứng.
    Nhân đây, tôi xin chân thành cảm ơn những Bác đã PM gửi tư liệu, bản thảo, cùng những tình cảm ủng hộ tôi. Xin được tri ân cùng quý Bác và quý bạn!
    Tôi sẽ lần lượt post bài theo từng tác giả.
    Kính!
  6. Quan_Di_Ngo

    Quan_Di_Ngo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2003
    Bài viết:
    1.528
    Đã được thích:
    4

    Mến tặng bác taicuc, món quà trước khi tôi tiếp cận thơ bác và con người của bác. Kính!
    Ai ơi một gánh thơ điên đọc nhòai!
  7. Quan_Di_Ngo

    Quan_Di_Ngo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2003
    Bài viết:
    1.528
    Đã được thích:
    4

    Mến tặng bác taicuc, món quà trước khi tôi tiếp cận thơ bác và con người của bác. Kính!
    Ai ơi một gánh thơ điên đọc nhòai!
  8. Quan_Di_Ngo

    Quan_Di_Ngo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2003
    Bài viết:
    1.528
    Đã được thích:
    4
    Lâu nay, trên thị trường phê bình của Việt Nam vắng nhiều những đợt sóng này nọ. Phải nhận định rằng, sau cái vụ " Chân dung và đối thoại" của Trần Đăng Khoa và những tập thơ của Vi Thuỳ Linh, thì hình như các cây viết có tên tuổi trong giới phê bình cũng phê luôn rồi thì phải!
    Ấy là chuyện to tát của làng Văn Nghệ, tôi không đi sâu vào làm gì, nay, cái việc Tiếp Cận thơ trên Thi Ca, mà tôi đã mở topic này khá lâu rồi, cũng chẳng có mấy người tham gia, tôi thấy cái thị trường nhỏ này cũng khan hiếm những lời bình phẩm. Chẳng biết là mảnh đất Thi Ca của chúng ta cằn cỗi, nên ít người nhòm ngó, hay thế nào không rõ, mà công việc tiếp cận này cứ chỉ mình tôi độc diễn(?!) Thành thử, tôi lại thấy ngại khi tiếp tục công việc. Làm thì cũng dở, bỏ cũng không xong. Chẳng khác nào anh chàng trong thơ Nữ sĩ họ Hồ, cứ phải dùng dằng trước nhiều vấn đề khó xử. Thôi thì, đâm lao ta phải theo lao, lỡ học theo kiểu Ca Dao rồi, nên nếu như có giơ bao tượng để hứng gió vào thiên thu thì cũng cứ làm. Vậy để mời bà con chúng ta cùng lên chiếu để Hề tôi diễn tiếp!
  9. Quan_Di_Ngo

    Quan_Di_Ngo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2003
    Bài viết:
    1.528
    Đã được thích:
    4
    Lâu nay, trên thị trường phê bình của Việt Nam vắng nhiều những đợt sóng này nọ. Phải nhận định rằng, sau cái vụ " Chân dung và đối thoại" của Trần Đăng Khoa và những tập thơ của Vi Thuỳ Linh, thì hình như các cây viết có tên tuổi trong giới phê bình cũng phê luôn rồi thì phải!
    Ấy là chuyện to tát của làng Văn Nghệ, tôi không đi sâu vào làm gì, nay, cái việc Tiếp Cận thơ trên Thi Ca, mà tôi đã mở topic này khá lâu rồi, cũng chẳng có mấy người tham gia, tôi thấy cái thị trường nhỏ này cũng khan hiếm những lời bình phẩm. Chẳng biết là mảnh đất Thi Ca của chúng ta cằn cỗi, nên ít người nhòm ngó, hay thế nào không rõ, mà công việc tiếp cận này cứ chỉ mình tôi độc diễn(?!) Thành thử, tôi lại thấy ngại khi tiếp tục công việc. Làm thì cũng dở, bỏ cũng không xong. Chẳng khác nào anh chàng trong thơ Nữ sĩ họ Hồ, cứ phải dùng dằng trước nhiều vấn đề khó xử. Thôi thì, đâm lao ta phải theo lao, lỡ học theo kiểu Ca Dao rồi, nên nếu như có giơ bao tượng để hứng gió vào thiên thu thì cũng cứ làm. Vậy để mời bà con chúng ta cùng lên chiếu để Hề tôi diễn tiếp!
  10. Quan_Di_Ngo

    Quan_Di_Ngo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2003
    Bài viết:
    1.528
    Đã được thích:
    4
    Mấy hôm vừa qua, có lẽ do áp lực cuộc sống đè lên trái tim yếu ớt của tôi quá nhiều, nên nó hành tôi bằng những cơn đau vô quy luật. Để vỗ về nó và đánh lừa những cơn đau trong ***g ngực, tôi khởi động máy và mở những bài thơ của taicuc, coppy từ Thi Ca đem về mấy hôm trước. Không biết vì thơ taicuc hay do ngấm thuốc trợ tim mà trái tim của tôi trở nên hiền lành và đập những nhịp đập ngoan ngoãn giống người thường.
    Đọc qua những trang viết của anh, tôi có nhận xét ban đầu rằng, taicuc là một người có điểm mạnh ở lĩnh vực thơ tình. Có thể nói thơ tình anh viết khá ấn tượng, mà hầu như ở mỗi bài ta đều gặp những số phận có cá tính trong các nhân vật trữ tình. Và, có lẽ, cái lối nhỏ để vào thơ taicuc là lối ấy!
    ĐỌC THƠ TÌNH CỦA CHỊ TUỔI HAI MƯƠI
    Đọc bài thơ của chị tuổi hai mươi
    Vẫn thấy ngỡ ngàng như ngày mười sáu tuổi
    Và thấy mình như người có lỗi
    Bốn năm rồi không hiểu hết chị ơi
    Có phải tình yêu là bản ngạc không lời
    Nên mỗi người nghe lại mỗi người thấy khác
    Có phải hồng nhan luôn luôn mệnh bạc
    Sắc sảo nhiều càng lắm những khổ đau
    Em băn khoăn mãi chẳng hiểu tại đâu
    Mà bão tố cứ ùa vào thơ chị
    Những câu thơ ngập tràn nước mắt
    Như những ngôi sao tắt lịm phía chân trời
    Suốt bốn năm em là kẻ rong chơi
    Trong phiên chợ tình yêu người mua kẻ bán
    Phung phí hoài những que diêm tuổi trẻ
    Ngọn lửa tình yêu vẫn chẳng cháy chị ơi
    Đến chiều nay gặp câu thơ của người
    Em như lạc vào bài thơ xưa của chị
    Cũng những khát khao được sẻ chia hạnh phúc
    Dựng thiên đường yêu rực rỡ ánh đèn hoa
    Và cũng sót xa khi ngày tháng dần qua
    Không níu nổi trên tay mình hạnh phúc
    Em tìm lại bài thơ xưa em đọc
    Chị bây giờ đang ở nơi đâu
    1997
    CHIA TAY
    (Viết hộ một người con gái... hay là viết cho chính mình?)
    Anh đi rồi nước mắt trào trên má
    Không buồn lau em tựa cửa đứng nhìn
    Bóng anh khuất sau từng đám lá
    Xanh như ngày hò hẹn đầu tiên
    Em muốn tin mà không thể nào tin
    Sự thật về anh có lẽ nào như thế
    Có lẽ nào trái tim em lầm lạc
    Đã đập sai những nhịp đập tim mình
    Xung quanh em tất cả vẫn lặng yên
    Tất cả vẫn y nguyên như thế
    Chú gấu bông mở tròn xoe đôi mắt
    Con búp bê biết uống sữa như người
    Con đường này hai đứa đã dạo chơi
    Mưa nặng hạt cùng trú vào góc phố
    Và kia nữa cây bồng bồng bóng rủ
    Anh vẫn gọi đùa cây me nước anh ơi
    Nước mắt rơi không níu nổi chân người
    Vẫn biết thế nhưng làm sao ngăn được
    Khi trái tim em ngày đêm thổn thức
    Gọi tên anh dù anh đã xa rồi...

    Tôi thật sự cảm động trước hai nhân vật trong ĐỌC THƠ TÌNH CỦA CHỊ TUỔI HAI MƯƠI. Có lẽ tất cả những người cầm bút bởi nghiệp thơ, dù chuyên nghiệp hay không chuyên, đều mong sao cho thơ mình có một chốn đời neo đậu, để chia sẻ và gặp nhau trong thơ, trong tiếng lòng chứa đầy tâm sự. Vâng, nếu như tình yêu là bản nhạc không lời, nên mỗi người nghe lại mỗi người thấy khác, thì thơ cũng vậy mà thôi. Chỉ duy một điều riêng biệt là, chút tình trong mắt nhau có còn đọng đến ngày sau hay không, thì nhạc và thơ, câu trả lời vẫn còn lấp lửng.
    THÁNG BA
    Ta giật mình khi ta chợt nhận ra
    Đã tháng ba đầy đường hoa gạo đỏ
    Ta giật mình thấy tên em đâu đó
    Trong những bài thơ ta chẳng viết tặng em
    Tháng ba náu mình trong lất phất mưa xuân
    Trong giá rét mùa đông còn sót lại
    Những đốm lộc cuối mùa biếc mãi
    Và mắt em trong như mắt trẻ thơ
    Có phải tình yêu thường đến bất ngờ
    Nên chiều nay một mình ta xuống phố
    Hao gạo bừng lên như má ai ửng đỏ
    Sắc HOA LÒNG chợt nhắc tháng ba!
    GIÁNG SINH
    Anh đốt thời gian bằng điếu thuốc trên môi
    Thời gian chạy vòng quanh như trò chơi đuổi bắt
    Nhớ ngày xưa chân đất
    Rong chơi khắp chốn cùng nhau
    Khói thuốc nhạt màu
    Những vòng tròn hoá thành lễnh loãng
    Bao mối tình đã qua như gió thoảng
    Vẫn nhớ bàn tay ấm năm nao
    Anh nhìn lên bầu trời đầy sao
    Những ngôi sao không tên
    Những chuyện tình dang dở
    Những chuyện tình đã vỡ
    Lặn sâu dải Ngân Hà
    Đêm Giáng sinh Hà Nội rợp đèn hoa
    Anh đốt thời gian từng vòng tròn khói thuốc
    Mong tìm lại một dáng hình thân thuộc
    Đặt tên sao thôi dang dở chuyện mình...

    Ở mỗi bài thơ, tôi mường tượng như đó là một khúc tâm tình của taicuc viết cho chính mình và viết cho cái nửa chưa thực thụ của anh. Nên đâu đó trong thơ anh, phảng phất những u buồn, nghe nhói một nỗi gì khó tả. Thú thực, tôi cũng nhiều lần tập tễnh làm thơ, nhưng để tìm cho mình được những hướng đi độc lập như anh thì tôi chưa thể. Tôi tìm thấy mình trong yêu ghét hờn ghen như là trò con trẻ ở thơ anh, nhưng lại chẳng giám tìm lại mình trong những chuyến phiêu du, bởi cái nợ duyên trần còn vương nặng, mà cõi lòng cũng chưa thoát tục.
    (Còn tiếp)
    <P align=center><EM><STRONG><FONT face="Times New Roman">Ai ơi một gánh thơ điên đọc nhòai!</FONT></STRONG></EM></P>
    Được Quan_Di_Ngo sửa chữa / chuyển vào 12:35 ngày 28/02/2004

Chia sẻ trang này