1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trao đổi kinh nghiệm - Các trò chơi

Chủ đề trong 'Câu lạc bộ Tháng Năm' bởi robinsonsvn81, 27/12/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. robinsonsvn81

    robinsonsvn81 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/03/2002
    Bài viết:
    1.415
    Đã được thích:
    4
    Trao đổi kinh nghiệm - Các trò chơi

    Hôm vừa rồi tham gia Noel ở bảo trợ I mới thực sự thấy rằng, chẳng có sự ngăn cản hay khoảng cách nào giữa mình với tình nguyện trẻ hay bất kỳ một câu lạc bộ nào khác, có thể đơn giản vì các câu lạc bộ đều có những con người có chung một mục đích, đều có những điểm chung và rất dễ dàng hoà nhập với nhau ..

    Robinson luôn nghĩ rằng tham gia ở đâu không quan trọng, điều quan trọng là việc mà mình làm, thế là đủ.

    Mục đích của topic này là : tranh thủ học tập kinh nghiệm của các câu lạc bộ khác cũng như những nguồn tài nguyên phong phú trên mạng

    Nội dung của nó là : các kinh nghiệm có thể áp dụng cho các hoạt động xã hội, có thể đơn giản chỉ là một phong cách, một bài hát hay, các trò chơi .. hay lớn hơn như chiến lược phát triển, những mục tiêu, cơ cấu tổ chức, quản lý, hoạt động ..

    Hề, cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm nào , hoan nghênh tất cả mọi người

    Đề nghị có thêm chú thích nguồn gốc nữa nhé
  2. robinsonsvn81

    robinsonsvn81 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/03/2002
    Bài viết:
    1.415
    Đã được thích:
    4
    Vừa mới học được một bài hát rất hay, bà con tham khảo nhé :
    Nhìn mặt nhau đi, xem ai có giận hờn gì.
    Nhìn mặt nhau đi xem ai có giận hờn chi.
    Mình là anh em có chi đâu mà phải ngại.
    Nhìn mặt nhau đi, hãy nhìn mặt nhau đi.
    (vừa hát vừa lúc lắc đầu sang những người bên cạnh)
    Sờ đầu nhau đi, xem ai có giận hờn gì.
    Sờ đầu nhau đi xem ai có giận hờn chi.
    Mình là anh em có chi đâu mà phải ngại.
    Sờ đầu nhau đi, hãy sờ đầu nhau đi.
    (vừa hát vừa sờ đầu nhau)
    --> Thay thế các từ đậm màu đỏ bởi các từ mình thích : sờ tai, sờ chân, sờ tay ... vv và vv --> diễn tả bằng hành động
    Click here ~~>Câu lạc bộ tháng năm[/size=1]
  3. Ngu_ngu_81

    Ngu_ngu_81 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/04/2002
    Bài viết:
    3.800
    Đã được thích:
    2
    Thay thế các từ đậm màu đỏ bởi các từ mình thích : sờ tai, sờ chân, sờ tay ... vv và vv --> diễn tả bằng hành động <--- He he . Cứ như là hát Thập Bát Mô ý
    Đời đau khổ nên phải cười nhăn nhở !
    Người với người là bạn , nhưng ... lòng người hiểm ác !
  4. robinsonsvn81

    robinsonsvn81 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/03/2002
    Bài viết:
    1.415
    Đã được thích:
    4
    Mọi người có thấy là chúng ta cũng như các CLB tình nguyện có rất ít trò chơi không? (có thể không ít nhưng mà ít thấy chơi, toàn chơi văn nghệ)
    Với mục tiêu phổ biến các trò chơi trong các hoạt động tình nguyện, hà hà hà, từ giờ trở đi, robinson sẽ tiến hành sưu tầm các trò chơi cũng như lý thuyết , mong rằng sẽ có sự chia sẻ giữa tất cả các CLB , bác nào ở CLB khác đọc topic này thì góp vui vài trò nhé.
    Dạo này đang bận tý, khi nào rảnh post tiếp .
  5. robinsonsvn81

    robinsonsvn81 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/03/2002
    Bài viết:
    1.415
    Đã được thích:
    4
    Trò chơi
    1. Lý thuyết chung:
    . Sổ trò chơi
    . Cách chọn trò chơi
    . Cách trình bày trò chơi
    . Cách kết thúc trò chơi
    2. Chủ trò
    3. Các trò chơi
    4. Thưởng và phạt khi chơi trò chơi
  6. robinsonsvn81

    robinsonsvn81 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/03/2002
    Bài viết:
    1.415
    Đã được thích:
    4
    1. Lý thuyết chung:
    a. Chơi là nhu cầu không thể thiếu của mỗi người, đặc biệt là với các em nhỏ. Với trẻ, trò chơi là một cửa ngõ để trẻ tiếp xúc với thế giới bên ngoài, để hòa đồng với mọi người. Với người lớn, trò chơi là một biện pháp để giáo dục trẻ. Chơi có nhiều cách, nhiều thể loại, từ đơn giản đến phức tạp nhưng điều quan trọng là làm sao nâng cao hiểu biết của trẻ, tạo cho trẻ sự hứng thú khi tham gia. Vì vậy tùy lứa tuổi mà cần có những trò chơi khác nhau.
    b. Để tổ chức cho trẻ chơi hiệu quả, trước tiên, các anh chị phải nắm vững các trò chơi, phải biết được trong điều kiện hiện có, mình có thể cho trẻ chơi những trò nào. Với chỉ 1 vài trò chơi, bạn có thể nhớ hết được, nhưng khi số lượng trò chơi tăng lên, bạn nên có 1 quyển sổ ghi chép lại để sẵn sàng tra cứu khi cần thiết, tránh quên hay bỏ xót luật chơi. Và nhất thiết phải thực hành rồi thì mới đem áp dụng cho trẻ.
    c. Để chọn 1 trò chơi phù hợp, bạn cần phải lưu ý đến các yếu tổ sau:
    - Tính giáo dục: mỗi trò chơi có thể mang lại sự giáo dục nào đó, trò thì nghiêng về trí tuệ, trò thì đòi hỏi sự phối hợp nhịp nhàng của cả đội, trò thì mang lại sự vui tươi. Cần phải lưu ý về sự ?othành công? của trẻ, trẻ cần phải có ?othành công? để khích lệ, nhưng quá nhiều thành công sẽ làm phản tác dụng và tạo ít điều kiện cho các em khác thành công.
    - Thời tiết: nóng, lạnh, nắng, mưa
    - Địa điểm: rộng hay hẹp, ghồ ghề hay bằng phẳng, khô ráo hay ẩm ướt.
    - Thời gian: sáng hay tối, trước hay sau khi ăn
    - Số người chơi: ít hay nhiều, số lượng nam và nữ
    - Dụng cụ cần thiết:
    - Khả năng của trẻ:
    Nên tránh bắt đầu bằng 1 trò chơi mệt nhọc, nên đan xen các loại trò chơi, như sau 1 trò chơi mất sức, ồn ào là 1 trò chơi tĩnh. Không được để trẻ tị nạnh, gây gổ với nhau, không để trò chơi thành nơi chế nhạo, châm chọc nhau.
    d. Cách trình bày trò chơi:
    + Trước tiên, cần phải phổ biến luật chơi, hãy nói rõ ràng, chậm rãi theo trình độ của những em chậm hiểu nhất, hãy bỏ qua những lời của những em lanh trí, thông minh để tiếp tục truyền đạt cho các em.
    + Nhắc nhở các em im lặng
    + Nói to, rõ, nếu có thể thì nên kèm thêm các cử động để giải thích
    + Giải thích có tuần tự
    + Chơi thử và cho các em thực hành
    + Hãy hỏi các em để chắc chắn rằng các em đã hiểu luật chơi
    e. Tan cuộc:
    + Nên dừng lại khi các em còn thích chơi
  7. robinsonsvn81

    robinsonsvn81 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/03/2002
    Bài viết:
    1.415
    Đã được thích:
    4
    2. Chủ trò:
    Trò chơi có thành công hay không có phần đóng góp đến 50% của chủ trò. Để dẫn trò chơi thành công, chủ trò cần nắm vững luật chơi, có khả năng dẫn dắt các em, có vốn trò chơi đủ nhiều, sẵn dùng cho các tình huống khác nhau.
    Nắm vững cách dẫn dắt trò chơi:
    + Giới thiệu luật chơi, chơi thử, thực hành trước khi chơi thật. Nhắc nhở khi các em vi phạm luật chơi để đảm bảo tất cả người chơi đều nắm rõ luật
    + Tiến hành chơi thật
    + Chấm dứt khi các em còn muốn chơi nữa, có thể chuyển sang trò khác hay tiết mục khác
    + Không làm các em quá mệt, nên giữ sức để tham gia các trò khác
    + Không loại ai khỏi trò chơi, cần lôi kéo các em tham gia chơi cùng, nên tận dụng khả năng lôi kéo của cả tập thể.
    + Thưởng phạt (xem thêm bên dưới): thưởng, phạt cũng có thể là những trò chơi lý thú
    Quan sát tinh tế khi chơi: khi các em chơi, các em có thể bộc lộ được những phẩm chất và con người thực của mình, do đó chủ trò cần phải có con mắt quan sát tinh tế và có thể tiến hành điều chỉnh kịp thời khi cần thiết:
    + Nhắc nhở trẻ khi trẻ thể hiện những phẩm chất không tốt, vi phạm luật chơi, chơi không công bằng. Bỏ qua những lỗi lầm của trẻ sẽ vô tình khuyến khích trẻ tiếp tục vi phạm, coi thường người khác vì tưởng mình qua mặt được, lâu dần thành quán tính.
    + Nhận ra và khuyến khích ưu điểm của các em (năng động, nhiều sáng kiến, cẩn thận, kỷ luật tốt, nhanh nhẹn, nhiệt tình ..), đặc biệt là trước đông người. Nếu cần có thể giao cho trẻ những vị trí có trách nhiệm cao hơn.
    + Rộng lượng, vui vẻ, chan hòa
    Cần phải chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ cần thiết trước khi chơi, nên có thêm các phụ tá để giúp giữ nhịp độ, tránh các vi phạm của trẻ và đảm bảo trò chơi diễn ra suôn sẻ
  8. robinsonsvn81

    robinsonsvn81 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/03/2002
    Bài viết:
    1.415
    Đã được thích:
    4
    Kết đoàn:
    mọi người xếp thành 1 vòng tròn
    (a) Quản trò hô ?oKết đoàn, kết đoàn? (?oĐoàn kết, đoàn kết?, ?okết chùm, kết chùm"). Người chơi đáp lại ?oKết mấy, kết mấy?. Quản trò hô ?oKết xxx? (xxx = 1 số, ví dụ ?oKết 4?). Người chơi sẽ phải xếp thành các nhóm xxx người. Ai không xếp được vào trong 1 nhóm thì bị phạt, nhóm nào xếp quá số người thì cũng bị phạt.
    (b) Làm quen: đây là trò chơi để thay đổi vị trí của người chơi, phân bố lại trai gái tham gia. Đầu tiên thực hiện kết đôi, tiếp tục các đôi quay vào nhau và hát ?oCó 1 người ở ô bên kia, đó là người tôi không quen biết, xin mời người qua ô bên này, để ngàn năm nhớ nhau đời đời?. Hát xong câu hát, 2 người đổi chỗ cho nhau. 2 người sẽ tiếp tục cặp đôi với người khác và dịch chuyển vị trí của mình. Việc làm quen dừng lại khi có hiệu lệnh của quản trò hoặc có khu vực bị ùn tắc (tiến hành phạt).
    (c) Chân tay: sau khi thực hiện bước (a), quản trò tiếp tục hô ?occc chân, ttt tay?. Các nhóm sẽ phải xếp hình để chỉ có ccc chân và ttt tay, nhóm nào không xếp được thì bị phạt.
    (d) Em đi họp đoàn (giống (a)): sau khi thực hiện kết đơn. Tất cả cùng hát ?oEm đi họp đoàn, em thấy có 1 con trâu, trâu ơi là trâu, đuôi dài tai ngắn, mình trâu sao lại đen xì, nằm ì giữa đường đi, í ì i .. ? Hết câu, quản trò hô ?oxxx con trâu?. Người chơi sẽ phải xếp thành các cụm xxx con trâu. Ai nằm ngoài sẽ bị phạt.
  9. robinsonsvn81

    robinsonsvn81 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/03/2002
    Bài viết:
    1.415
    Đã được thích:
    4
    Tìm thủ lĩnh:
    Người quản trò sẽ xác định 1 người làm người đoán, người này phải tạm thời lui ra chỗ khác. Tiếp theo xác định 1 người thủ lĩnh trong số những người còn lại. Cứ sau nhiều nhất 1 khoảng thời gian (5s) người thủ lĩnh phải thực hiện 1 hành động hay thay đổi tư thế, tất cả những người còn lại phải theo dõi và thay đổi giống như thủ lĩnh. Người đoán sẽ phải đi vòng vòng không được dừng lại và tìm ra thủ lĩnh trong số những người đang đứng.
    Mẹo: người chơi không nên nhìn soi mói vào thủ lĩnh, nên tìm cách đánh lạc hướng người đoán.
  10. TruongLaoCaiBang

    TruongLaoCaiBang Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/03/2002
    Bài viết:
    2.086
    Đã được thích:
    0
    ai có kinh nghiệm dạy trẻ con cấp 1 post lên đây hộ cái, nghiệp vụ sư phạm của mình kém quá

Chia sẻ trang này