1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trao đổi kinh nghiệm dịch thuật

Chủ đề trong 'Tiếng Việt' bởi HCMPusan, 18/10/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. levant57

    levant57 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    1.520
    Đã được thích:
    1
    Cảm ơn, Tôi vẫn chưa yên tâm với từ hiệu suất lắm. Hiệu suất này xem ra giống efficiency quá. Nếu dịch là hiệu suất thì cụm từ sau đây "Performance Management Plan", mà dịch là Kế hoạch Quản lý Hiệu suất Làm Việc nghe không ổn lắm. Nktvnvn có thể tìm được từ khác sát nghĩa hơn không?
  2. HCMPusan

    HCMPusan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/09/2004
    Bài viết:
    225
    Đã được thích:
    0
    Hay là chúng ta dịch performance là: "vận hành" hay "khả năng vận hành" được không nhỉ?
  3. nktvnvn

    nktvnvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/10/2003
    Bài viết:
    916
    Đã được thích:
    0
    Tùy tình hình mà chữ performance có nghĩa gì chứ. Không nhất thiết gán cho nó chữ "hiệu suất" thì nó mang luôn cái nghĩa đó. Cái nghĩa hiệu suất cho câu trước tôi thấy ổn nhất. Trong từ điển nó được định nghĩa là "how well or badly you do sth; how well or badly sth works" mà. Vậy chứ các bác dịch high-performance machines ra sao?
  4. levant57

    levant57 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    1.520
    Đã được thích:
    1
    Có lẽ tiếng Việt không có từ phù hợp để thay. Performance Management Plan là kế hoạch mà ở chỗ tôi mỗi một nhân viên phải lập ra từ đầu năm trong đó đưa ra các nội dung làm việc của mình và cam kết thực hiện tốt các nội dung đã đưa ra. Đến một thời điểm nào đó, ví dụ từng quý một, Nhân viên ấy cùng xếp của anh (chị) ta sẽ xem lại performance của anh (chị) để đánh giá cam kết được thực hiện ra sao trong quý vừa qua.
    So sánh hai từ Performanceefficiency, tôi thấy từ đầu là một danh từ đa nghĩa, mô tả một trạng thái động, một quá trình trong khi từ sau là danh từ đơn nghiã, mô tả một trạng thái tĩnh, một kết cục. Tiếng Việt có cũng như vậy.
    AI có thể tìm từ khác với hiệu suất không?
    high-performance machines
    Cụm từ này tôi dịch là: Máy đa năng, Máy đa công dụng mà không dịch là máy hiệu suất cao.
    Dịch như thế là dựa vào hiểu biết. Một số máy móc được thiết kế và chế tạo chỉ cho một hoặc một vài công dụng nhất định. Sau đó người ta nâng cấp nó lên để thực hiện thêm một số chức năng khác mà loạt máy ban đầu hay thế hệ đầu không làm được. Nhưng máy như vậy được gọi là high-performance machines và có thể chúng đều có hiệu suất (Cơ, nhiệt, chức năng...) như nhau.
    Xin các nhà ngôn ngữ bỏ quá cho.
    Được levant57 sửa chữa / chuyển vào 13:47 ngày 27/10/2004
  5. ha_vy_84

    ha_vy_84 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/08/2002
    Bài viết:
    340
    Đã được thích:
    0
    Đây cũng là vấn đề Vy thắc mắc tù lâu. Từ performance quả thật khó dịch trong một số trường hợp. Trong các ngữ cảnh thường gặp, performance có thể dịch khá sát thành "hiệu suất, năng suất" (gần nghĩa với efficiency) , tức là một thông số cho biết tình hiệu quả của công việc. Tuy nhiên, trong lĩnh vực kỹ thuật, khái hiệm "hiệu suất" (efficiency) được định nghĩa khá chặt chẽ, nó phải là một số thực, có giá trị từ 0 đến 1, do vậy không phải lúc nào cũng có thể dịch performance là "hiệu suất". Trường hợp của Vy như sau:
    Cùng là một thông số đo tính hiệu quả của công việc, được tính bằng (tác động thu được)/(năng lượng bỏ ra), đối với động cơ nhiệt, ta có tỷ số (công cơ học thu được)/(nhiệt bỏ ra), tỷ số này luôn có giá trị từ 0 đến 1 nên được định nghĩa là "hiệu suất của động cơ" (efficiency). Mặt khác, đối với máy lạnh, ta có tỷ số (nhiệt hấp thụ được)/(công cơ học bỏ ra), tỷ số này có thể lớn hơn 1 nên không gọi là "efficiency" mà gọi là "Coefficient of Performance", Vy vẫn tạm dịch là "hệ số năng suất".
    Như vậy theo Vy, khó lòng có thể tìm một từ hoàn toàn tương đương với "performance" trong tiếng Việt. Ta nên tùy theo ngữ cảnh mà dịch cho thích hợp. "Performance Management Plan" có thể dịch là Kế hoạch quản lý hiệu suất làm việc vì thuật ngữ này thuộc lĩnh vực quản lý. Đối với "high-performance machines" Vy nghĩ không nên dịch là "máy đa năng" vì sẽ bị nhầm với "multi-function". Theo như levan57 nói thì đây là những thế hệ máy được nâng cấp để có thêm những tính năng tiện dụng mà thế hệ máy trước không có, vậy nên chăng dịch là "máy cải tiến" ("cải tiến" là thay đổi để tốt hơn). Điểm bất tiện duy nhất của cụm từ này là nó làm người ta liên tưởng đến các loại xe cộ, máy nông cụ thường được sử dụng hồi tập thể hóa nông nghiệp.
  6. esu

    esu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2004
    Bài viết:
    1.244
    Đã được thích:
    0
    Nên dịch performance ở đây là: thành tích, thành quả.
    Performance Management Plan : Bảng Quản Lý Thành Tích
  7. levant57

    levant57 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    1.520
    Đã được thích:
    1
    Havy84 nói cũng đúng. Trong vấn đề công việc chúng tôi sử dụng performance như sau: Dạo này performance của cậu không được tốt như quý trước, nhiều target cậu cam kết với tớ nhưng không đạt được...Cô Y có Performance tốt...Như vậy, performance là cái thể hiện công việc của cá nhân do đó nó có thể là tốt, có thể tồi. Khó có thể dịch nó là thành tích như Esu đã gợi ý. Chúng ta vẫn hiểu thành tích thì toàn những cái tốt, không có cái xấu. Nói rằng anh kia có thành tích kém tức là chỉ nói đến anh đó có ít kết quả tốt mà không ngụ ý anh ta có nhiều hay ít kết quả tồi.
    Trong kỹ thuật performance được hiểu là sự hoạt động, sự thể hiện tính năng, chức năng của máy móc mà theo đó nó được thiết kế, chế tạo ra. Parameters of engine performance được dịch là Các thông số hoạt động của động cơ. Sự performance ấy (sự hoạt động của) một cái máy bất kỳ thường thông qua (thể hiện qua) các thông số công tác của nó như áp suất, nhiệt độ, vòng quay, hiệu suất. Cái máy này sau khi bảo dưỡng có performance tốt như máy mới, không trục trặc như trước nữa.
    Do vậy, performance trong cả hai trường hợp trên là giống nhau nhưng tìm ra một từ tiếng Việt sát nghĩa quả là khó.
    Được levant57 sửa chữa / chuyển vào 10:00 ngày 29/10/2004
  8. yeungon

    yeungon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    1.308
    Đã được thích:
    0
    Trích từ HCMPusan:
    ...
    (4) Một người làm kỹ thuật không thể dịch được vài chữ trong chuyên ngành của mình là chuyện thường, có gì đâu mà xấu hổ. Cái đáng xấu hổ, nếu có, là không biết mà tỏ ra là biết cơ bác yeungon ạ. Về tiếng Việt, chúng ta tự hào về tiếng Việt, nhưng cũng phải chấp nhận là tiếng Việt của ta còn thiếu thuật ngữ khoa học. Thí dụ ngành tin học thôi, nhiều từ ta con chưa dịch được, mà có dịch cũng chỉ là dịch nghĩa từ nước ngoài thôi. Thí dụ nhé: mainboard hay motherboard người ta dịch là gì? có chuẩn không, hay vẫn gọi là "men-bo" đấy thôi. Sao lại trách bác levant57 vì mấy chuyện đó?
    ...
    -------------------------------------------------------------------------
    Có ba trường hợp.
    1) Vận dụng khả năng cấu tạo từ (khả năng này ngôn ngữ nào cũng có) để tạo ra từ mới đại diện cho khái niệm mới.
    Cái máy điện thoại có trước hay từ ?~điện thoại?T có trước? Nếu nghe theo HCMPusan thì phải trả lời là từ ?~điện thoại?T có trước. Nhưng thực tế thì không phải như vậy. Ông Alexander Bell phải phát minh ra cái máy cho phép hai ngưòi ở hai nơi nói chuyện với nhau rồi mới có chuyện đặt tên cho sản phẩm ấy được. Đặt tên bằng cách nào? Bằng cách cấu tạo nên từ ?~telephone?T từ hai hình vị ?~tele?T (có nghĩa là xa) và ?~phone?T (có nghĩa là âm thanh). Đến khi cái điện thoaị được du nhập vào VN thì điều tương tự cũng xảy ra. Đâu phải lúc đó tiếng Việt của chúng ta đã sẵn có cái từ ?~điện thọai?T để mà gọi cái cỗ máy lạ lùng mà lại hay hay kia. Người ta lại phải vận dụng những quy tắc cấu tạo từ mà ngôn ngữ nào cũng có để tạo ra một từ mới đại diện cho một vật mới/một khái niệm mới. Và kết qủa là chúng ta có từ ?~điện thoại?T đựoc tạo ra từ hai tiếng (vốn đã có) ?~điện?T (nghĩa rõ rồi) và ?~thoại?T (có nghĩa là nói). Và cũng xin chú ý mặc dù nghĩa tổng hợp của telephone (nói + xa) đã khác với nghĩa tổng hợp cua điện thoại (nói + điện) nhưng hai từ này vẫn cùng chỉ một cái/loại máy mà thôi. Tại sao không áp dụng cách tương tự với mainboard hay motherboard mà lại bảo là có thể bảo tiếng Việt thiếu từ đựơc?
    2) Vận dụng khả năng tạo nghĩa mới bằng cách lấy một từ vốn có để đặt tên cho một vật/khái niệm mới trên cơ sở có quan hệ về nghĩa (khả năng này ngôn ngữ nào cũng có).
    Lấy một ví dụ tiếng Anh: trước khi phát minh ra con chip thì tiếng Anh ít nhất đã có danh từ chip (= khoai tây rán, mảnh gỗ/đá)rồi. Nhưng người ta đã không gọi cái vật mới đựoc phát kia bằng từ khác mà lấy ngay một từ sẵn có để đặt tên cho nó vì một sự tương đồng nào đó giữa hai vật này, rất có thẻ là hình dáng bên ngoài. Kết quả là từ chip từ nay có thêm một nghĩa mới thuộc lĩnh vực khoa học kỹ thuật. Ví dụ tiếng Việt: thử nhìn cái xe máy xem nào. Cái mặt có cái đồng hồ của xe máy đựoc dân ta gọi nôm na là cái ?~bàn thờ?T trên cơ sở có sự tương đồng về vị trí và hình dáng giữa hai vật, còn cái mặt phía trứoc thì được gọi là ?~mặt nạ?T, còn cái bộ phận bằng nhựa trùm lên máy và khung xe được gọi là ?~yếm?T vì nó giống cái yếm của các bà các mẹ các chị ngày xưa hay cái yếm dãi của trẻ em. Cũng toàn là khái niệm kỹ thuật đấy nhé, thế mà chẳng những người ta (có lẽ là mấy ông thợ xe máy không có hiểu biết gì về ngôn ngữ, ngoại ngữ, và dịch thuật) lại ?~dịch?T đựơc mà còn dịch rất hay chứ đâu có kêu ca tiếng Việt thiếu từ kỹ thuật như ai!
    3) Vay luôn từ nước ngoài, giữ nguyên dạng hoặc phiên âm ra tiếng Việt:
    Ví dụ: ô tô bu-gi, cac-bua-ra-tơ, gác-đờ-bu, ghi-đông, và thời vi tính là chip, mên-bo, DVD, RAM, bệnh AIDS, .?
    Trong ba cách này cách 1 và 2 cần phải động não, khó khăn nhưng bù lại là kết quả làm giàu và trong sáng tiếng Việt. Cách thứ 3 là cách mà cho những ai hoặc lười suy nghĩ , thiếu tự tin vì/hoặc có quan niệm sai về ngôn ngữ (cho rằng tiếng Việt ta làm gì có từ nào để đặt tên cho cái vật/khái niệm mới ấy!) hay vận dụng vì đó là cách dễ nhất, nhanh nhất, đỡ tốn trí lực nhất nhưng lại làm hại tiếng Việt nói chung và tiếng Việt của người vận dụng nó nhiều nhất. Nói như thế để mà cố gắng vận dụng cách 1 và 2 và hạn chế dùng cách 3 nếu thực sự còn yêu tiếng Việt. Nói như thế cũng không có nghĩa là nên lẳng cách thứ 3 vào sọt rác. Vẫn phải để đấy mà phòng thân phòng khi không vận dụng thành công cách 1 và 2, như là một giải pháp cứu cánh cuối cùng. Ngưòi thông minh, lợi khẩu, hoạt ngôn, và yêu tiếng Việt đến mấy đi nữa thì cũng có lúc phải dùng đến nó.
    Chốt lại: mọi ngôn ngữ đều có các phương tiện để tạo từ mới để người sử dụng làm giàu nó lên. Nếu có ai đó chê tiếng Việt là nghèo thì phải hiểu thực chất đó là chê chính cái khả năng tiếng Việt của mình chứ không phải chê tiếng Việt như một ngôn ngữ chung của người Việt. Tiếng Việt không có lỗi, chỉ có những ai không biết hay không muốn hay không thể vận dụng khả năng vốn có của tiếng Việt (và cũng là của mọi ngôn ngữ) là có lỗi mà thôi.
    YN
  9. yeungon

    yeungon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    1.308
    Đã được thích:
    0
    Còn một trưòng hợp thứ tư mà tôi quên chưa nhắc tới đó là cả hai ngôn ngữ đã có từ tương đương hay gần tương đương nhau, cùng chỉ một vật hay một khái niệm Ví dụ: book (n) = sách (dt); hạnh phúc (dt) = happiness (n).
    Có lẽ không cần bàn thêm về trường hợp này mặc dù dịch chúng thế nào không phải lúc nào cũng dễ dàng, không phải lúc nào cũng có thể chuyển dịch theo kiều 1 thành 1.
  10. HCMPusan

    HCMPusan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/09/2004
    Bài viết:
    225
    Đã được thích:
    0
    (1) Bác nói còn thiếu 2, 3 trường hợp khác nữa.
    (2) Nhưng nói lý thuyết thì để làm gì. Bác năm vững lý thuyết thì dịch thử những từ anh chị em chúng tôi đang bàn ở trên đi. Nói lỳ thuyết thì ai chả nói được.
    Được HCMPusan sửa chữa / chuyển vào 08:39 ngày 07/11/2004

Chia sẻ trang này