1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trao đổi kinh nghiệm dịch thuật

Chủ đề trong 'Tiếng Việt' bởi HCMPusan, 18/10/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. esu

    esu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2004
    Bài viết:
    1.244
    Đã được thích:
    0
    Thế ra có chữ "thước vòng" cơ à ? Nghe không hợp lý lắm, thước chủ yếu là để đo, còn compa để vẽ hình tròn. Làm sao gọi compa là thước được ?
  2. yeungon

    yeungon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    1.308
    Đã được thích:
    0
    Esu không đọc kỹ rồi. Tôi đã nói rõ ở bài trưóc rồi. Đây này.
    Nếu ngày xưa khi cái dụng cụ để vẽ vòng tròn xuất hiện ở VN lần đầu mà cũng có nhiều người quyết liệt như tôi thì ngày nay ta đã không phải gọi nó là ''''com-pa'''' rồi. Biết đâu tiếng Việt lại chẳng đã có từ ''''thước vòng'''' chẳng hạn, nghe có vẻ mộc mạc nhưng lại sâu sắc chứ không rỗng tuếch vô cảm như cái từ Tây ''''com-pa'''' kia.
    Nghe nói không hơp ý thì rõ rồi Vì: 1) Đây là lần đầu tiên Esu nghe thấy nó (vì tớ tự đặt ra mà) 2) Theo tớ esu đang có một quan niệm không đúng đắn về dịch.
    Dịch chẳng qua là việc nhìn mặt đặt tên thôi.
    Cảm ơn đã làm như tớ khuyến cáo! Dzô nào!
    Được yeungon sửa chữa / chuyển vào 21:29 ngày 15/11/2004
  3. yeungon

    yeungon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    1.308
    Đã được thích:
    0
    Giải thích chẳng phải là một hình thức giao tiếp sao? Bà mẹ giải thích và dạy cho em bé cái từ để chỉ cái dụng cụ vẽ vòng tròn lại không phải là đang giao tiếp với em bé sao? Con trẻ đang học nói tiếng Việt mà bà mẹ lại nói với con là ''từ này là mượn tiếng Pháp'' sao? Bà mẹ không cảm thấy có gì áy náy không ổn sao? Em bé có thể lại ngây thơ hỏi bà mẹ vài câu như thế này nữa thì bà mẹ biết trả lời thế nào? ''Mẹ ơi, sao lại phải mượn hả mẹ? Tiếng Pháp là gì hả mẹ? Cũng là tiếng Việt hả mẹ? Nhà mình nghèo thế cơ à mẹ? vv...''
    Lại nữa, giao tiếp là gì nhỉ? Có phải cái khả năng suy diễn/uận (ý) chính là khả năng làm cho hoạt động giao tiếp của ngưòi với người diễn ra suôn sẻ trong hầu hết các trường hợp không? Loài người khác con vật ở chỗ con người biết suy ý (suy diễn) để hiểu đưọc người giao tiếp với mình muốn nói (ý) gì. Còn con vật thì không có khả năng đó. Cứ mỗi khi con chim bồ câu trống nó muốn ******** với con mái thì nó có mỗi một cách là phải gù cho đúng cách đúng điệu, có thể tạm gọi là phải gù ''bản tình ca''. Nó phải phát ra đúng cái tín hiệu âm thanh ấy mà chúng (bồ câu nói chung) đã quy ước với nhau ấy. Phát sai tín hiệu (ví dụ gù bài ''báo động nguy hiểm'') thì chắc chẳng thể xơ múi gì đâu! Nó cũng chẳng thể bày tỏ cái nhu cầu kia bằng cách chớp chớp đôi mắt, hay liếc ngang liếc dọc như con người được. Con người thì khác. Ngoài những động tác phi ngôn ngữ như vừa kể trên, con người còn có cái khả năng suy ý/diễn từ những câu thậm chí rất vu vơ cơ. Một câu như ''Em ghét anh lắm!'' tuỳ ngữ cảnh người ta có thể suy là người nói muốn nói là ''Em yêu anh lắm!'' hay ''Anh cút đi cho tôi học còn học bài!'' Khi ngưòi ta nói ''Em dốt lắm!'' thì đó cũng có thể là có ý khen ''Em giỏi lắm!'' và ngưọc lại.
    Được yeungon sửa chữa / chuyển vào 04:54 ngày 17/11/2004
  4. nktvnvn

    nktvnvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/10/2003
    Bài viết:
    916
    Đã được thích:
    0
    Vấn đề mà yeungon đặt ra làm tôi phải suy nghĩ những thứ mà trước giờ chưa nghĩ tới: Tại sao gọi con này là con chó, con kia là con mèo, con kia là con ngựa?....
  5. yeungon

    yeungon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    1.308
    Đã được thích:
    0
    Tôi nghĩ không có gì ghê gớm/khó hiểu cả, nktvn ạ. Đó là một quá trình khái niệm hoá, một quá trình mà tôi vẫn gọi là ''''trông mặt đặt tên'''' phần nhiều mang tính quy ước (arbitrary). Cũng lại nói thêm, vì quá trình này diễn ra trong những nền văn hoá khác nhau nên khái niệm ẩn dưới con chữ nhiều khi nó không trùng nhau. Tôi chắc rằng cái khái niệm đưọc ''''nén'''' (mượn chữ của người khác) trong từ ''''dog'''' trong tiếng Anh nó khác nhiều cái khái niệm ẩn dưới từ ''''chó'''' trong tiếng Việt.
    Được yeungon sửa chữa / chuyển vào 05:42 ngày 17/11/2004
  6. HCMPusan

    HCMPusan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/09/2004
    Bài viết:
    225
    Đã được thích:
    0
    Tính quy ước mà bác yeungon nói cũng còn được gọi là tính võ đoán. Sự xuất hiện và phát triển của ngôn ngữ dựa trên quan sát của con người đối với thế giới xung quanh, và có thể nói ngôn ngữ là sản phẩm kỳ diệu nhất của con người. Ý bác yeungon là tiếng Việt nên dùng từ Việt là đúng, càng Việt hoá được nhiều thì càng tốt, như thế là phát triển tiếng Việt. Việc sử dụng "com-pa" hay "thước vòng", tôi thấy nếu dùng được "thước vòng" mà ai cũng hiểu được là điều tốt. Nhớ tiếng Việt những năm đầu sau chiến tranh, từ vựng vẫn còn dùng tiếng Pháp rất nhiều, nhưng TV cũng đã vươn lên và thay đổi nhiều:
    Thí dụ:
    "gác đờ bu" > chắn bùn
    "phi đe" > tủ lạnh
    "ra đi ô" > đài
    Tuy nhiên, bàn về sự trong sáng và vay mượn của tiếng Việt, tôi có mấy ý thế này, các bác đọc chơi:
    (1) Trong tiếng Việt, có rất nhiều các cơ tầng (subtrata) từ vựng mà nguồn gốc của nó từ nước khác. Đó là cơ tầng Hán, Nhật, Mon-Khmer, Mã lai đa đảo, Thái tạng v.v... và cả tiếng Anh, tiếng Pháp nữa. Chính qua qúa trình vay mượn mà tiếng Việt mới phát triển như ngày nay. Sự vay mượn, sử dụng từ và cả cú pháp từ các ngôn ngữ khác một cách có chắt lọc sẽ làm cho tiếng Việt mạnh lên. Có những từ mà ta vay mượn và đã nhập hệ chúng, đến nỗi đôi khi không mấy ai chú ý nguồn gốc của nó. Thí dụ:
    chiếc lốp
    xe tăng
    cái tách
    đôi bốt
    áo may ô
    con tem
    v.v...
    Những từ trên đều từ tiếng Pháp, và việc đi tìm từ khác để thay thế nó là không cần thiết. Chẳng hạn từ vi rút máy tính, thay bằng con "vi trùng máy tính" thì hơi khó nghe. Đó là chưa kể "vi trùng" là từ tiếng Tàu.
    (2) Tuy nhiên, trước xu thế tiếp biến văn hoá trên diện rộng hiện nay, nhất là xu thế toàn cầu hoá và tiếng Anh hoá, sự vay mượn nhiều lúc trở nên quá đáng, đó là điều ta cần cảnh báo. Bác yeungon nói ý này trong các bài trước, tôi đồng ý. Những từ kiểu: "Anh set up cho em cái chương trình này", hay "Phải save cái doc này trước" thì không nên thật.
    (3) Về vấn đề thuật ngữ. Thuật ngữ có một đặc điểm cần chính xác, đơn nghĩa. Nó không thuộc từ toàn dân, nên không phải ai cũng hiểu. Hệ thống thuật ngữ của một ngành phát triển cùng với sự phát triển của ngành đó. Rất nhiều khái niệm về Psycholinguistics hay Neurolinguistics mà tôi đang dịch, nói thật là tiếng Việt chưa có. Ở các ngành khác cũng vậy, nhất là sự cập nhật thông tin khoa học kỹ thuật ở ta chưa cao. Để có thể xây dựng hệ thống thuật ngữ các ngành, cần có sự bắt tay giữa các nhà chuyên môn và các nhà NN, chứ đơn phương thì chịu. Đơn cử ngành tin học, với 300 thuật ngữ mới vừa ra, thật chưa đủ, nhưng dù sao cũng cho thấy một bước tiến. Ngày trước ai nói cái mainboard, tôi chẳng hiểu gì, nhưng bây giờ thì tôi hiểu. Đó là nhờ sự phổ cập kiến thức khoa học vào đời sống. Mức độ dễ hiểu của thuật ngữ chính là mức độ xã hội hoá của nó, mà xét cho cùng là dân trí.
    Vài suy nghĩ cá nhân, chúng ta hãy cùng làm cho tiếng Việt tốt hơn, và xin nhắc lại là chỉ các nhà NNH thì chưa đủ, mà phải cả sự vận hành của XH.
  7. HCMPusan

    HCMPusan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/09/2004
    Bài viết:
    225
    Đã được thích:
    0
    Trong tiếng Anh có khái niệm semilingual, dùng để chỉ những người song ngữ (bilingual) nhưng khả năng ở cả hai ngôn ngữ đều kém. Các bác thấy nên dịch từ này như thế nào?
  8. yeungon

    yeungon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    1.308
    Đã được thích:
    0
    Chính vì vậy mà nhiệm vụ của các bác quan trọng lắm và cũng khó khăn lắm. Các bác đang là những chuyên gia đầu ngành mà. Hãy tận dung cơ hội ấy mà Việt hoá các thuật ngữ Tây kia đi bác. Đặt tên Việt hết, trên cơ sở có một số nét tương đồng thôi, rồi nuôi nó lớn lên cho đúng với tầm vóc khái niệm của tiếng nước ngoài.
    T/b: tớ mà ngồi cùng với HCMpusan dịch Psylinguistics với Neurolinguitics thì chắc được việc ra phết đấy. Nhưng đừng có cậy khoẻ mà đấm tớ đấy nhé! Cậu to khoẻ lắm mà!
    Được yeungon sửa chữa / chuyển vào 06:10 ngày 19/11/2004
  9. yeungon

    yeungon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    1.308
    Đã được thích:
    0
    ''Song ngữ nửa vời/mùa''. Nghe chuẩn quá rồi còn gì. Nhưng tuỳ mà dùng nhé! Lúc nói khác, lúc lên văn bản khác.
  10. HCMPusan

    HCMPusan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/09/2004
    Bài viết:
    225
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn gợi ý của bác yeungon. Chữ "nửa vời" không biết có nghĩa (-) không nhỉ?
    Về chuyện dịch thuật, biết đâu sau này bác và tôi cộng tác!
    Các nhà NNH thì đúng là rất rất nên Việt hoá thuật ngữ. Nhưng các nhà kỹ thuật thì không nên trách họ nếu họ không thể chuyển và dùng được một thuật ngữ sang tiếng Việt. Việc họ sử dụng thuật ngữ còn phụ thuộc vào sự tiện lợi và nhanh chóng nữa. Bác nhìn quanh quẩn trang này mà xem, nhiều từ vẫn còn chua được Việt hoá đấy.
    Cuối cùng, bác bảo tôi là chuyên gia đầu ngành thì chết cho tôi. Sách đọc được có vài cuốn, kiến thức có vài mớ. Tôi mà là chuyên gia đầu ngành thì Việt ngữ học chắc là phá sản mất thôi. Cạn ly nào. Nhậu với nhau rồi, ai lại nỡ thụi bác,

Chia sẻ trang này