1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trao đổi kinh nghiệm dịch thuật

Chủ đề trong 'Tiếng Việt' bởi HCMPusan, 18/10/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. mvc

    mvc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2004
    Bài viết:
    1.706
    Đã được thích:
    1

    Thưa bác yeu_ngon, em thấy bác phê phán em nguỵ biện, nhưng em chưa thấy được bác nói em nguỵ biện chổ nào? Còn riêng theo ý em, những gì em nói là hợp lý. Em vẫn bảo lưu ý kiển của em rằng từ marketing không nên dịch ra tiếng Việt vì 1/ Không thể dịch (Không có từ vựng hay thuật nghĩa nào của tiếng Việt diễn đạt hết khái niệm từ marketing (về ý nghĩa của từ này, phải nhờ đến các nhà kinh tế học hoặc các giáo trình về marketing); 2/ dễ gây sai khi dịch ngược (Giữa từ marketing với từ tương đương tiếng Việt (theo bác yeu_ngon là từ ''''tiếp thị'''') không phải là một cặp chuyển ngữ hoàn chỉnh); 3/ quá ép buộc (Các ngôn ngữ khác khi du nhập từ vựng nước ngoài vào đều có nhiều cách, trong đó có cách giữ nguyên cách viết (mặt chữ), tại sao tiếng Việt lại không thể?) 4/ không bình đẵng (Nếu bắt buộc phải chuyển ngữ từ marketing sang tiếng Việt, thế cón các từ khác thì sao? (kể cả những từ vẫn giữ nguyên mặt chữ [mạng internet, in offset, tia laser, máy fax] lẫn những từ đã được Việt hóa cách đọc như xe tẵc xi, ra đi ô, xe buýt...)).
    Được mvc sửa chữa / chuyển vào 18:56 ngày 17/01/2005
  2. yeu_ngon

    yeu_ngon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/01/2005
    Bài viết:
    91
    Đã được thích:
    0
    Bây giờ tôi phản biện từng điểm mà bạn đã nêu.
    Tôi đã nói không dưới 2 lần là một thuật ngữ mới ra khỏi lò dịch không thể nagy lập tức chứa đựng đầy đủ cái khái niệm mà từ nước ngoài chứa đựng. Nó mới chỉ là cái vỏ cái da, cần có thời gian để nó lớn lên có thịt có xương.
    Không bắt buộc nhưng rất nên. Càng Việt hoá càng nhiều càng tốt. Với một người chưa biết tiếng Anh và cũng chưa biết cái máy fax là máy gì thì đối với người đó việc gọi nó là ''máy fax'' hay ''máy chuyển hình'' (tôi tạm dịch) không có gì là khác nhau cả! Khi anh ta đã biết được cái máy đó là máy gì, để làm gì thì về mặt gọi tên, gọi tên nào cũng là cái máy đó thôi. Nhưng dùng tên Việt thì sẽ phát huy làm giàu đưọc tiếng Việt, bảo tồn đưọc chất Việt - đó là sự khác biệt. Hãy nhớ lại ví dụ mà tôi đã đưa ra ở trước khi một đứa trẻ nó chỉ vào cái compa và hỏi bố mẹ đó là cái gì.
  3. mvc

    mvc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2004
    Bài viết:
    1.706
    Đã được thích:
    1

    Trích từ:
    --------------------------------------------------------------------------------
    - Không có từ vựng hay thuật nghĩa nào của tiếng Việt diễn đạt hết khái niệm từ marketing (về ý nghĩa của từ này, phải nhờ đến các nhà kinh tế học hoặc các giáo trình về marketing)
    --------------------------------------------------------------------------------
    Từ ''''marketing'''' chứa đựng một khái niệm có nguồn gốc nước ngoài. Vì vậy khi nó (khái niệm) đưọc đưa vào VN thì tiếng Việt chưa có từ tương đương để diễn đạt khái niệm đó là dĩ nhiên. Vì thế nên mới cần đặt tên cho khái niệm mới đó, cần dịch nó ra tiếng Việt. Cần khoác cho nó cái áo tiếng Việt.
    ---> Việc đặt tên cho khái niệm mới là chuyện rất hay, em đồng ý với bác. Có nhiều khái niệm của nước ngoài khi vào tiếng Việt mình chuyển ngữ rất hay, rất đạt. Nhưng có điều từ nào làm được thì làm, không làm được thì đừng cố mà ép, nếu không sẽ rất khiên cưỡng. Theo em, từ marketing là một trong những hiện tượng không thể dịch ra tiếng Việt.
    Trích từ:
    --------------------------------------------------------------------------------
    - Giữa từ marketing với từ tương đương tiếng Việt (theo bác yeu_ngon là từ ''tiếp thị'') không phải là một cặp chuyển ngữ hoàn chỉnh.
    --------------------------------------------------------------------------------
    Tôi đã nói không dưới 2 lần là một thuật ngữ mới ra khỏi lò dịch không thể nagy lập tức chứa đựng đầy đủ cái khái niệm mà từ nước ngoài chứa đựng. Nó mới chỉ là cái vỏ cái da, cần có thời gian để nó lớn lên có thịt có xương.
    --> Từ marketing vẫn được chúng ta hiểu đầy đủ ý nghĩa, đó mới là có thịt, có xương. Còn chưa gọi được nó bằng một thuật ngữ tương đương, đó mới là chưa có da, chưa có vỏ. Thế nhưng, nếu dùng từ tiếp thị (hay bất cừ từ nào có sẵn) để nói từ marketing là không hợp lý ở chổ, xét riêng trường hợp này, từ tiếp thị đã được hình thành rõ ràng trong tiếng Việt về mặt từ lẫn nghĩa từ lâu lắm rồi, trước khi từ marketing vào VN cơ (cho dù từ tiếp thị cũng là từ vay mượn). Như vậy, bác không thể dùng một từ đã định hình, định nghĩa rõ ràng để gọi tên một khái niệm mới với tầng nghĩa còn rộng hơn gấp mấy lần tầng nghĩa của từ tiếp thị hiện nay. Làm như vậy, nghĩa gốc vốn có của từ tiếp thị sẽ bị mất; thứ hai, nghĩa gốc của từ marketing cũng bị mất luôn. Nói một cách có hình ảnh, không thể dùng một cái bát để đựng hết một nồi súp vậy. Có chăng thì phải sáng tạo ra một từ mới chưa có trong tiếng Việt mà thôi (radio --> máy vô tuyến truyền thanh...)
    Trích từ:
    --------------------------------------------------------------------------------
    - Các ngôn ngữ khác khi du nhập từ vựng nước ngoài vào đều có nhiều cách, trong đó có cách giữ nguyên cách viết (mặt chữ), tại sao tiếng Việt lại không thể?
    --------------------------------------------------------------------------------
    Tôi không nói tiếng Việt không thể hay không đưọc. Tôi chỉ nói là càng Việt hoá được càng nhiều thì càng tốt. Vay mượn xét cho cùng không hay ho gì cả.
    ---> Vâng, vay mượn (từ vựng) xét cho cùng không hay ho gì cả, nhưng ngược lại, vay mượn cũng làm một hình thức làm giàu cho một ngôn ngữ, làm cho ngôn ngữ đó trở nên phong phú và đầy đủ hơn. Nếu không vay mượn từ nước ngoài, tiếng Việt chắc chắn sẽ không hay, không giàu như hiện nay. Cũng giống như trong cuộc sống, nếu chúng ta không vay mượn các đồ vật, phát minh của nước ngoài (kể từ chiếc xe đạp, cái máy ảnh, cho đến điện, máy tính...) thì chúng ta hẳn đang vẫn ở thời ''ăn lông ở lỗ'' đo bác. Ngay cả chữ viết tiếng Việt cho bác và em đọc đây cũng là đồ vay mượn đấy, bác có điều gì chê trách nó không?
    Trích từ:
    --------------------------------------------------------------------------------
    - Nếu bắt buộc phải chuyển ngữ từ marketing sang tiếng Việt, thế cón các từ khác thì sao? (kể cả những từ vẫn giữ nguyên mặt chữ [mạng internet, in offset, tia laser, máy fax] lẫn những từ đã được Việt hóa cách đọc như xe tẵc xi, ra đi ô, xe buýt...)?
    --------------------------------------------------------------------------------
    Không bắt buộc nhưng rất nên. Càng Việt hoá càng nhiều càng tốt. Với một người chưa biết tiếng Anh và cũng chưa biết cái máy fax là máy gì thì đối với người đó việc gọi nó là ''''máy fax'''' hay ''''máy chuyển hình'''' (tôi tạm dịch) không có gì là khác nhau cả! Khi anh ta đã biết được cái máy đó là máy gì, để làm gì thì về mặt gọi tên, gọi tên nào cũng là cái máy đó thôi. Nhưng dùng tên Việt thì sẽ phát huy làm giàu đưọc tiếng Việt, bảo tồn đưọc chất Việt - đó là sự khác biệt. Hãy nhớ lại ví dụ mà tôi đã đưa ra ở trước khi một đứa trẻ nó chỉ vào cái compa và hỏi bố mẹ đó là cái gì.
    --->Theo cách nói của bác như thế, thì từ marketing cứ gọi là marketing đi, chuyển ngữ sang tiếng Việt làm gì cho nó dễ gây hiểu sai, dịch sai? Sao người Việt không dùng máy chuyển hình mà vẫn giữ nguyên từ máy fax? Sao khộnh dùng xe ôt tô nhỏ vận tải hành khác mà dùng xe taxi?...
  4. yeungon1

    yeungon1 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/01/2005
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    Bạn không có kiến thức về ngôn ngữ học nói chung và kiến thức về quá trình khái niệm hóa, quá trình lĩnh hội một khái niệm mới nên bạn không hiểu những gì tôi nói, thậm chí hiểu sai. Và tôi có tiếp tục cố giải thích cho bạn thì cũng vẫn vô ích thôi. Nói cách khác tôi thấy thật khó khăn khi giải thích cho bạn hiểu.
    Có lẽ bạn nên bắt đầu từ sự phân biệt ngôn ngữ và khái niệm. Không nên đánh đồng hai cái này làm một. Ngôn ngữ là cái vỏ phần nhiều có tính võ đoán, nó trùm lên cái lõi khái niệm, cái vỏ chỉ có thể được coi là đại diện cho cái lõi khái niệm khi người ta đã hiểu bản chất cái lõi là gì. Nhưng không bao giờ nên kỳ vọng cái vỏ bao giờ cũng phản ánh đúng 100% cái lõi. Cùng một từ ''''chó''''/''''dog'''' nhưng trong con mắt của đa số người Việt thì đó là con vật bẩn tưởi, coi như kẻ thù, còn trong con mắt của đa số người Anh thì đó là con vật thật đáng yêu, một người bạn. Đấy, từ ''''dog'''' dịch ra tiếng Việt là ''''chó'''' chuẩn là thế, dễ là thế nhưng có hết đưọc nghĩa đâu.
    Bạn là dân kinh tế thì tốt nhất là bạn hãy chọn lấy một thuật ngữ diễn đạt một khái niệm mà bạn chắc là người Việt chúng ta chưa có (dĩ nhiên là chưa có từ Việt) rồi chúng ta cùng dịch/đặt tên cùng bàn thì có lẽ sẽ dễ hiểu hơn. Tôi tin rằng khó đến đâu cũng có thể đặt tên/dịch được.
    Được yeungon1 sửa chữa / chuyển vào 21:00 ngày 17/01/2005
  5. hoa_khanh

    hoa_khanh Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    30/11/2003
    Bài viết:
    7.374
    Đã được thích:
    6.827
    Đọc qua thì tôi hiểu các bác muốn nói gì, và nói chung tôi không phản đối gì quan điểm rằng đôi khi chúng ta cũng cần vay mượn từ ngữ các nước. Tuy nhiên ví dụ của các bạn đưa ra lại không được thuyết phục lắm. Như chữ marketing, theo tôi được biết thì ban đầu chỉ có nghĩa là đem hàng hóa đi đến nơi có thể tiêu thụ, sau này có thêm nghĩa là khuyến khích lôi cuốn người mua hàng (?othe process or technique of promoting, selling, and distributing a product or service?). Chữ này theo tôi nghĩ dịch ?otiếp thị? (viết tắt ?otiếp cận thị trường?) thì hoàn toàn chuẩn và đủ. Để ý rằng khi nói marketing, người ta hàm ý rằng hàng hóa vẫn chưa có người mua (vì thế nên mới phải làm marketing). Bởi tôi sợ có người đọc mô tả của bác levant và cho rằng marketing còn có nghĩa mang hàng tới người mua cụ thể nào đó. Nói một cách nôm na, marketing chỉ là 1.?omang hàng ra chợ? hoặc 2.?quảng cáo, khuyến khích mua hàng?. ?oTiếp thị? cũng có thể mang cả hai nghĩa đó chứ.
    Có thể một số bạn cho rằng ?otiếp thị? ngày nay gắn liền với hình ảnh các em váy ngắn mời bia hơi, nói cách khác đã mang nghĩa như ?opromotion? hay ?okhuyến mãi?. Thứ nhất, hiểu ?otiếp thị? = ?opromotion? là một cách hiểu sai, chứ không phải vì bản thân từ ?otiếp thị? là thiếu. Thứ hai, những hình thức khuyến mãi cá nhân như vậy, trong tiếng Anh cũng gọi là marketing. Ví dụ ?odirect marketing?, hay ?omulti-level marketing?. Không phải lúc nào nói ?omarketing? cũng là một chiến dịch quảng cáo ở một công ty lớn cả.
    Còn việc phục vụ khách hàng và dịch vụ sau khi bán (after sale support) thì tôi nghĩ nó thuộc vào ?ocustomer service? hay ?otechnical support? rồi. Dĩ nhiên, nếu bạn làm tốt vụ đó thì khách hàng sẽ mua nhiều hơn, nhưng không thể coi đó là ?omarketing?. Để ý rằng ?oMarketing? chỉ xảy ra trước khi hàng/dịch vụ được bán. (Đây là tôi dựa vào cách hiểu trong tiếng Anh và từ điển. Nếu cty của bạn sắp xếp dịch vụ hậu mãi vào chung với phòng ?omarketing?, tôi nghĩ đó chỉ là ngoại lệ).
    Cuối cùng nếu nói rằng ?otiếp thị? đã có hẳn một tầng ngữ nghiã lâu đời và không tương thích với ?omarketing?, thì tôi không đồng ý. Chữ ?otiếp thị? này ra đời là để dịch ?omarketing? chứ đâu, cách đây chừng 20 năm làm gì có chữ này (trừ trong sách báo Tàu). Nếu bây giờ đơn giản và rõ ràng như ?omarketing? (dù sao từ này cũng đã có trong tiếng Anh cả vài trăm năm nay) các bạn còn nói là không dịch được, thì bây giờ trong IT cũng có cả núi từ tôi muốn dùng thẳng tiếng Anh đây. Cứ như vậy vài bữa thì tiếng Việt sẽ thành tiếng gì? (Mở ngoặc chút, vậy các bạn có giữ nguyên các từ equity, assets, liability, options, futures, không? Bởi tôi biết chúng không có từ tiếng Việt hoàn toàn tương đương đâu).
    [Chỗ này đáng lẽ xong rồi nhưng mở ngoặc nói với bác levant một chút]
    Chữ giám đốc, tôi nghĩ không thể dịch là manager được. Manager trong tiếng Anh/Mỹ thường để chỉ những người phụ trách công việc hàng ngày trong xưởng/cửa hiệu. Trong tiếng Việt mình có thể dịch là quản đốc phân xưởng, người quản lý/quản trị, hay trưởng phòng. Nếu bạn là giám đốc rồi ghi danh là Manager, người ta sẽ nghĩ bạn không có quyền hành gì ở bậc vĩ mô, chỉ trông coi hàng ngày thôi. Director cho dù không được quen và phổ biến, nhưng dù sao vẫn mang nghĩa là người đứng đầu, và người ta vẫn hiểu. Nếu muốn cụ thể hơn, tùy tình hình có thể dùng Managing Director, hoặc CEO (đối với những cty có hội đồng quản trị).
    Chuyển sang từ ?otsunami?, thì như bạn nào đã có nói, không có gì để bàn cả. Hai từ này (tiếng Nhật/Anh ?otsunami?, Việt ?osóng thần?) đều đã có từ lâu, có nghĩa được thiết lập rõ ràng (ở Đồng Nai hình như còn có địa danh Sóng Thần) và hoàn tòan tương đồng, nên dịch từ này sang từ kia là chuẩn và bình thường (canonical).
    Về hai chữ ?oupstream/downstream?, tự nhiên tôi nghĩ rộng ra, vấn đề có lẽ vì người Việt/tiếng Việt có tính ?ođề kháng? quá cao, nên thấy lạ lạ thì không dùng. Chứ còn tôi chắc chắn lúc mới dùng cũng ít có người Anh/Mỹ nào biết upstream = nguồn nguyên liệu (thô) và downstream = nguồn/nhà máy chế biến. (Đây là nghĩa tôi biết trong báo chí, nếu cty các bác tự gán cho nó nghĩa nào khác thì tôi cũng chịu ). Ngay bây giờ cũng vậy thôi, đâu phải thằng Tây nào cũng biết nghĩa đó đâu. Nên tôi nghĩ, nếu bây giờ cứ dịch như nghĩa đen ?oupstream? = ?othượng nguồn?, ?odownstream? = ?ohạ lưu? thì sao? Biết đâu mai này chẳng có anh Lào/Miên nào đó cũng nói ?ochữ Hạ Lưu trong tiếng Việt nó còn có nghĩa này, trong tiếng Lào/Miên mình chẳng có từ gì tương đương?... ?
    Được hoa_khanh sửa chữa / chuyển vào 04:36 ngày 18/01/2005
  6. mvc

    mvc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2004
    Bài viết:
    1.706
    Đã được thích:
    1
    Thưa bác yeu_ngon,
    Bạn không có kiến thức về ngôn ngữ học nói chung và kiến thức về quá trình khái niệm hóa, quá trình lĩnh hội một khái niệm mới nên bạn không hiểu những gì tôi nói, thậm chí hiểu sai. Và tôi có tiếp tục cố giải thích cho bạn thì cũng vẫn vô ích thôi. Nói cách khác tôi thấy thật khó khăn khi giải thích cho bạn hiểu.
    --> Bác nói sai rồi. Tuy em không phải là dân chuyên về ngôn ngữ nhưng những môn học về ngôn ngữ học (trừ môn từ nguyên học - etymology ra), còn lại như ngữ âm học cấu âm (phonetic & phonology), hình thái học (morphology), từ vựng học (lexicology), ngữ nghĩa học(semantics), ngữ cú học (syntax), ngữ dụng học (pragmatics), lẫn tâm lý học ngôn ngữ (psycholinguistics) đều là những môn học có hệ số cao của em hồi học đại học chính quy đấy bác ạh. Hơn nữa, những gì em đã nói không hề sai. Nó chỉ đi ngược lại với những gì bác đang ra sức giải thích (mà em cho là không thuyết phục nên em không công nhận)
    Có lẽ bạn nên bắt đầu từ sự phân biệt ngôn ngữ và khái niệm. Không nên đánh đồng hai cái này làm một. Ngôn ngữ là cái vỏ phần nhiều có tính võ đoán, nó trùm lên cái lõi khái niệm, cái vỏ chỉ có thể được coi là đại diện cho cái lõi khái niệm khi người ta đã hiểu bản chất cái lõi là gì. Nhưng không bao giờ nên kỳ vọng cái vỏ bao giờ cũng phản ánh đúng 100% cái lõi. Cùng một từ ''chó''/''dog'' nhưng trong con mắt của đa số người Việt thì đó là con vật bẩn tưởi, coi như kẻ thù, còn trong con mắt của đa số người Anh thì đó là con vật thật đáng yêu, một người bạn. Đấy, từ ''dog'' dịch ra tiếng Việt là ''chó'' chuẩn là thế, dễ là thế nhưng có hết đưọc nghĩa đâu.
    --> Chổ này bác lại nhầm rồi. Trường hợp nghĩa của từ của ''chó'' hay ''dog'' thuộc về lĩnh vực khác, liên quan đến vấn đề giao thoa văn hóa (cross culture) và giao thoa ngôn ngữ, không thể đưa ra giải thích trong trường hợp đang xét ở đây (về từ marketing). Từ chó không hề được dịch ra từ dog, mà cũng không phải là khái niệm chuyên môn như từ marketing. Trường hợp này cũng giống như rồng, ở phương Đông (chỉ sự linh thiêng, cao quý) khác với phương Tây (chỉ sự hung dữ, tàn bạo) vậy, đây là khác biệt về văn hóa, không thể lý giải ở đây được đâu bác à.
    Bạn là dân kinh tế thì tốt nhất là bạn hãy chọn lấy một thuật ngữ diễn đạt một khái niệm mà bạn chắc là người Việt chúng ta chưa có (dĩ nhiên là chưa có từ Việt) rồi chúng ta cùng dịch/đặt tên cùng bàn thì có lẽ sẽ dễ hiểu hơn. Tôi tin rằng khó đến đâu cũng có thể đặt tên/dịch được.
    --> Marketing cũng giống như trường hợp một số từ khác (tia laser, in offset, máy photocopy, xe taxi...) nên giữ nguyên từ gốc là hơn. Có chăng thì kết hợp với một từ tiếng Việt khác để tạo ra từ mới: ''chiến lược marketing'', ''nghiên cứu marketing''.... Cho nên em vẫn cho là không nên chuyển ngữ sang tiếng Việt. Chứ nếu cố ý khoác cho nó một cái vỏ ngôn ngữ tiếng Việt thì phải chăng chúng ta đang cổ xúy cho việc dùng sai từ chuyển ngữ rồi mặc nhiên công nhận là đúng?
    Được mvc sửa chữa / chuyển vào 15:05 ngày 18/01/2005
  7. yeungon1

    yeungon1 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/01/2005
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    Chào bạn mvc,
    Tôi thấy hơi lạ là bạn giới thiệu là dân kinh tế mà lại học nhiều môn về ngôn ngữ học thế. Chắc tốt nghiệp BBE à? Hay vốn dân ngôn ngữ nhưng đổi tay lái? Tôi hỏi xã giao thế thôi chứ thực ra nó cũng không liên quan gì đến những gì chúng ta đang bàn ở đây.Tuy nhiên dù bạn có học đến thạc sỹ/tiến sĩ ngôn ngữ học đi nữa, chừng đó chưa đủ để bạn kết luận là tôi sai còn bạn thì đúng. Tình trạng bây giờ là chúng ta chưa thuyết phục được nhau thôi. Có thể cùng một ngành đấy nhưng có bao nhiêu trường phái, lý thuyết nên chúng ta không/chưa gặp nhau cũng là chuyện thường thôi.
    [
    Bạn nên làm việc này, tôi trích lại: Bạn là dân kinh tế thì tốt nhất là bạn hãy chọn lấy một thuật ngữ diễn đạt một khái niệm mà bạn chắc là người Việt chúng ta chưa có (dĩ nhiên là chưa có từ Việt) rồi chúng ta cùng dịch/đặt tên cùng bàn thì có lẽ sẽ dễ hiểu hơn. Tôi tin rằng khó đến đâu cũng có thể đặt tên/dịch được.
    Bạn không nên lấy những từ như marketing, internet... những từ đã cắm rế sâu trong tiếng Việt để làm ví dụ cho những từ không nên/không thể dịch. Đó là những SỰ ĐÃ RỒI. Biện hộ theo cách của bạn nó giống như biện hộ cho một tên kẻ trộm đã vào nhà rồi, đã hãm hại con gái người ta rồi, bây giờ mình cãi là không thể không để nó vào nhà, không thể không để nói hãm hại người con gái để cho nó cái tư cách đàng hoàng mà nó không thể có.
    Tôi không giải thích thêm nữa vì tôi tin là tôi càng giả thích thì càng đẩy bạn ra xa thôi, rồi chúng ta lại dễ sa đà vào chỗ đả kích cá nhân. Nếu bạn muốn tiếp tục thì bạn hãy bắt đầu bằng một từ/một khái niệm thuộc bất kỳ lĩnh vực nào miễn là bạn hiểu bản chất của nó nhưng không biết gọi nó thế nào bằng tiếng Việt đồng thời từ/khái niệm đó cũng chưa có chỗ đứng trong tiếng Việt -tức là người Việt chưa biết đến khái niệm đó.
    Bạn không nên dùng những từ đã rồi/những ''tên trộm'' như tôi vừa nói ở trên. Bởi vì như vậy có nghĩa là bạn chỉ có thể kết luận những từ như internet, marketing là không thể dịch đưọc khi nó đã cắm rễ chắc chắn trong tiếng Việt rồi. Như vậy thì kết luận đó có giá trị gì nữa?
  8. mvc

    mvc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2004
    Bài viết:
    1.706
    Đã được thích:
    1
    Thưa bác yeu_ngon,
    Tuy là vấn đề cá nhân, em cũng xin được nói thêm là em chưa hề tự nhận mình là dân kinh tế, đó chẳng qua là bác quy chụp cho em vậy, rồi bác đổ lại cho em thì cũng oan cho em lắm thay. Việc bác cho là đã kích cá nhân em cũng nói luôn là em không hề có ý đó. Có chăng là là bác đả kích em với cách cho là em ngụy biện, không hiểu biết, rồi bác lại đưa ra những ví dụ không hề mang tính thuyết phục, ngược lại chỉ nhằm vào nói móc cá nhân thôi. Cách nói chuyện của bác chỉ cần qua chủ đề này em cũng đã rõ rồi. Về phần những bài viết của bác trả lời vấn đề em đang tham gia, em khẳng định với bác một điều, với em, nó chẳng có giá trị gì cả và chẳng thể phản biện lại những gì em đã nói, ngược lại, nó chỉ đưa ra những ý mơ hồ và có phần nhảm nhí mà thôi (xin lỗi bác trước nhé). Với bác, trong vấn đề này, em xin phép chấm dứt ở đây, và mong được có dịp cùng tranh luận với bác ở một vấn đề khác.
    (Các bác mod thông cảm cho em nói chuyện riêng một chút. Cám ơn các bác)
    Được mvc sửa chữa / chuyển vào 10:26 ngày 19/01/2005
  9. mvc

    mvc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2004
    Bài viết:
    1.706
    Đã được thích:
    1
    Em đồng ý với ý kiến của bác levant78 và em skept82 cho rằng tiếp thị chỉ là một khâu nhỏ (cũng là ý nhỏ) trong khái niệm marketing. Tiếp thị (promotion) được hiểu là chiêu thị, cổ động việc bán hàng nên là một phức hợp các công đoạn để khách hàng biết về sản phẩm, bao gồm quảng cáo (advertising), tài trợ các chương trình (public perfomance support), công tác báo chí truyền thông (PR), tổ chức các sự kiện (event)...Như thế gọi tiếp thịpromotion là hoàn toàn chính xác, chứ không thể coi tiếp thị là marketing được.
    Khái niệm marketing mà bác hoa_khanh dẫn giải ra ở đây là nghĩa toàn dân (popular meaning), có thể tìm thấy ở bất cứ từ điển nào, chứ không phải là nghĩa chuyên môn (technical meaning) có nét khu biệt nghĩa cao. Để hiểu từ marketing nghĩa là gì, có lẽ phải đọc hết cả cuốn ''Basic Marketing'' hay ''Lý thuyết Marketing'' mới có thể định nghĩa được. Đơn cử, GS.TS. D. Perreault và TS. J. McCarthy trong cuốn ''Basic Marketing - A Global-Managerial Approach'' định nghĩa ''The marketing concept means that an organization aims all its efforts at satisfying its customers at a profit''
    Khái niệm marketing tất nhiên là có mặt từ lâu, nhưng nó du nhập vào VN chưa lâu. Ngược lại, từ tiếp thị không phải là từ mới của từ vựng tiếng Việt, mà mặc dù nó là từ Hán-Việt, nó vẫn có mặt rất lâu trong từ vựng tiếng Việt trước khi khái nhiệm marketing xuất hiện. So sánh về mặt lịch sử lẫn về mặt ngữ nghĩa, không thể dùng tiếp thị để nói từ marketing được. Mốt số thuật ngữ có thể được dịch sang tiếng Việt. Nhưng những trường hợp này dùng trong ngành hẹp, hơn nữa, cho dù không du nhập những từ này vào thì tiêng Việt vẫn có từ tương đương có thể dùng mà không cần phải sử dụng thuật ngữ tiếng nước ngoài. Chỉ đối với một số ngành mới, một số khái niệm mới chưa xuất hiện ở VN cho đến khi nó du nhập vào VN thì mới nảy sinh ra vấn đề là... không biết gọi nó là gì nên mới mượn đỡ tiếng nước ngoài mà thôi (marketing nằm trong trường hợp này, kê cả như options hay futures..). Nhưng mốt số thuật ngữ được dịch ra tiếng Việt và đựợc các nhà chuyên môn chấp nhận (equity: tài sản ròng, assets: tài sản, liability: công nợ, options: quyền chọn, futures: hàng giao sau...) nhưng một số thì không. Như vậy, ngôn ngữ không thể ép chuyên môn được. Bác hoa_khanh lại cho rằng không nên đưa công đoạn after-sales vào marketing mà chỉ nên tách ra, mà quên rằng marketing là khái niệm nước ngoài chứ không phải là do VN tự định nghĩa. Như thế việc phòng Marketing có bộ phận After-sales support là mô hình của các công ty nước ngoài (liên doanh, tâp đoàn đa quốc gia) du nhập vào, mang tính văn hóa công ty và đặc thù kinh doanh của nước ngoài, cũng là nơi đã định nghĩa ra khái niệm marketing. Như vậy hoàn toàn là phù hợp và chẳng có gì là ''ngoại lệ'' cả, có chăng, nó hơi lạ so với VN thôi. Thậm chí, nhiều chức danh của các nhà quản trị ở các công ty đa quốc gia, công ty liên doanh như President, Senior Officer, CEO, Head of BOT (Board of Trusters), Regional Supervisor, Local Supevisor, Chief of Officers..... cũng mang nét văn hóa đặc thù của nước ngoài mà VN phải chấp nhận. Ví dụ, chức danh Local Supervisor nghe có vẻ tầm thường nhưng thực ra đó là Giám đốc Quốc gia/Giám đốc Chi nhánh, hoặc Resident Engineer là Tư Vấn Trưởng ...
  10. levant57

    levant57 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    1.520
    Đã được thích:
    1
    Cùng với mvc tớ muốn bổ xung thêm, Chúng ta cần biết rằng trong bối cảnh kinh tế nào của VN từ tiếp thi (dịch từ tiếng Anh Marketing) ra đời? Từ ngữ tiếp thị thực ra mới được dùng phổ biến trên 10 năm trở lại đây khi mà nền KT của VN bắt đầu chập chững chuyển qua nền kinh tế thị trường. Trước đấy VN hầu như không có một thị trường đúng nghĩa. Các đơn vị kinh doanh, sản xuất của nhà nước - Bộ phận xương sống của nền KT tập trung quan liêu bao cấp của VN - thực hiện kế hoạch sản xuất của mình theo chỉ tiêu ban từ phía nhà nước xuống nên thị trường là khái niệm mơ hồ đối với họ. Kể từ khi thị trường hình thành mặc dù còn chưa rõ nét thì sự cạnh tranh nảy sinh. Do chưa cạnh tranh bao giờ thì bi giờ cạnh tranh nên việc tìm thị trường và thâm nhập thì trường chiếm một tỷ trọng khá lớn về thời gian tiền bạc cũng như công sức của các đơn vị kinh tế nói trên. Chính những hoạt động tìm thị trường và thâm nhập nó (tức là tiếp cận, tiếp xúc thị trường) đã nảy sinh nhu cầu tìm từ ngữ (thông qua tiếng Anh) để diễn đạt các hoạt động này và như vậy từ tiếp thị ra đời. Khi phải dịch sang tiếng Việt và ngược lại, marketing đã được dịch là tiếp thị. Từ đó, các chức danh dành cho công việc này, ví dụ như Giám đốc tiếp thị, nhân viên tiếp thị...chỉ thực hiện các công việc thuộc tác nghiệp kể trên mà thôi.
    Như ở chỗ tôi, ông chủ tịch bộ phận marketing của tập đoàn(Marketing Business Unit - MBU) nắm một lực lượng sản xuất khỏng lồ. Lực lượng đó bao gồm các công ty tại các quốc gia mà tập đoàn hoạt động với các nhà máy lọc dầu, đội tầu biển, các đầu mối hàng hoá, các công ty bán lẻ và cả các tổ nghiên cứu khoa học kỹ thuật. Bộ tiêu chuẩn kỹ thuật của MBU (giống như bộ Tiêu Chuẩn Việt Nam - TCVN) mặc dù được gọi là XYZ Marketing Standards không hề đề cập tới bất kỳ một hoạt động marketing nào.
    Đối với từ giấm đốc Hoà Khanh khăng khăng phải là director. Điều này đúng với VN vì người Việt chúng ta đã dùng như thế quen rồi. Tuy nhiên, ở các nước nói tiếng Anh lại khác. Mọi chức danh quản lý phụ trách công ty, nhà máy, ban ngành của tập đoàn tôi dẫn ở trên đều được gọi là manager tuốt. Giám đốc công ty thì là General manager, quản lý các bộ phận của CT đó gọi là, ví dụ, Sales Manager, technical manager...Cái ông phụ trách ông GM của công ty kia theo ngành dọc cũng gọi là GM luôn. Tôi chỉ thấy người ta dùng director trong các tổ chức làm nghệ thuật như phim ảnh, sân khấu...
    Có ý kiến cho rằng cứ gọi như thế đi sau này dần dần khái niệm của từ sẽ dần đủ da đủ thịt như ta muốn. Tôi không nghĩ như vậy. tất cả các ngôn ngữ đều phát triển không ngừng, bản thân các từ vựng của ngôn ngữ ấy cũng vậy, khái niêm, ngữ nghĩa mà một từ mang tải cũng sẽ biến đổi theo thời gian nhưng với tốc độ chậm hơn. Với lập luận này thế thì, khi từ gốc (marketing) thay đổi, liệu tiếp thị có thay đổi theo một tốc độ nào đó để chúng có thể song hành về việc chứa đựng cùng một khái niệm mà chúng biểu đạt hay không? Tôi e rằng rất khó !!!

Chia sẻ trang này