1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trao đổi ngắn về người trí thức.

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi atolly, 28/05/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. atolly

    atolly Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/05/2009
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    Trao đổi ngắn về người trí thức.

    Trên chúngta.com có bài viết về trí thức - trí thức nửa mùa - Không bàn,không tán về những điều trong bài viết ấy, vì những điều đó khá xưa cũ và khá rõ, chí ít trong cuộc sống. Bạn có ý kiến nào súc tích, ngắn gọn, xin mời.

    Đây là 1 k''luận trong bài viết trên.

    "Trí thức chân chính luôn luôn đối lập một cách tự nhiên với nhà cầm quyền, cho nên, thay vì xây dựng các tiêu chuẩn nhận diện thì chúng ta chỉ cần nhận diện trí thức bằng thuộc tính tự nhiên cơ bản của lực lượng này, đó là tính ?ođối lập?. Những ai không có năng lực đối lập thì dường như rất khó trở thành trí thức. Những ai không có phản ứng về sự vô lý, về sự thiếu nhân đạo, về sự thiếu hiểu biết thì kẻ đó dứt khoát không phải là trí thức? Và tiêu chuẩn để phân biệt sự khác nhau giữa các cá thể trí thức, các nhóm trí thức là mức độ đối lập của nó đối với nhà cầm quyền. Trạng thái đối lập cực đoan là trạng thái đối kháng. Trạng thái đối lập khôn ngoan, phải chăng và tích cực là trạng thái không đối kháng. Ở mọi thời đại, tất cả những trí thức vĩ đại đều là những người đối lập tích cực. Nghiên cứu tính đối lập của trí thức, tôi thấy rằng có bốn điểm cơ bản: Thứ nhất, trí thức đối lập với nhau để hình thành một trong những sinh hoạt phổ biến tạo ra sự sáng tạo và lựa chọn, đó là tranh luận. Thứ hai, trí thức đối lập với nhà cầm quyền để tạ ra một sinh hoạt rất phổ biến, đó là sinh hoạt phản biện. Thứ ba, trí thức đối lập với những yếu tố văn hóa xâm nhập từ bên ngoài để tạo ra năng lực chọn lọc của xã hội. Và cuối cùng, trí thức phải đối lập với quá khứ để tạo ra động lực của sự phát triển và năng lực phỏng đoán tương lai?(Nguyễn Trần Bạt) "

    http://www.chungta.com/Desktop.aspx/ChungTa-SuyNgam/Suy-ngam/Tri_thuc_nua_mua/
  2. longanhn

    longanhn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/05/2009
    Bài viết:
    131
    Đã được thích:
    0
    Oh, gặp lại bác atolly rồi! Bác đưa ra một đề tài gai góc đây. Tôi không đồng ý với cách lập luận cũng như quan niệm về giới trí thức của cái Ông Bạt này. Tôi sẽ trình bày sự nhìn nhận của mình như sau:
    - "Trí thức chân chính luôn đối lập một cách tự nhiên với nhà cầm quyền": Tôi cho rằng cái sự "đối lập tự nhiên" này là một kết luận (hay định lý cũng được) mà ông ta phải chứng minh, chứ không phải là một tiên đề mà ông ta áp đặt một cách gượng ép buộc mọi người phải mặc nhiên công nhận. Rồi sau đó, ông ta từ cái "tiên đề" vớ vẩn này lại tiếp tục suy diễn ra một loạt những điều khác. Về nguyên nhân của cách lập luận không thuyết phục này, tôi cho rằng có hai lý do sau: Một là có thể ông ta khờ khạo và ngộ nhận (lỗi nhận thức kém); Hai là ông ta thuộc mẫu người "thần kinh chính trị".
    - Khái niệm "TRạng thái đối lập cực đoan" và "trạng thái đối lập khôn ngoan hay tích cực" của cái ông Bạt này cũng chẳng ra đâu vào đâu cả: Giả định ông ta đúng thế thì tầng lớp sỹ phu, trí thức của ta làm cách mạng thành công cũng như không thành công từ cổ chí kim toàn là những người cực đoan và không khôn ngoan sao?
    - Việc cố gắng phân định rạch ròi hai từ gần nghĩa "tranh luận" và "phản biện" gắn liền với từng trạng thái đối lập của ông này không rõ ràng và vô nghĩa.
    Tóm lại, cái ông Nguyễn Trần Bạt gì đó của bác cũng thật "bạt" mạng trong lý luận. Có thể, một số người cho rằng ông này có khả năng hùng biện, hoặc ngụy biện còn tôi thì cho rằng Ông này cũng thuộc dạng lý luận cùn .
    Theo tôi, ông Bạt này không đủ tiêu chuẩn được xem là trí thức. Ông ta nên lặng lẽ rút lui, để tránh gặp phải những điều trớ trêu đến với mình.
    TRên đây là ý kiến của tôi. Xin Bác cho biết ý kiến của mình.
    CHào bác.
  3. atolly

    atolly Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/05/2009
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0

    ùm ! Sao lại vội kết luận ô. Bạt "không đủ tiêu chuẩn" là trí-thức ? Bạn có những tiêu chuẩn nào không ? - tiện thể có thể đề nghị ISO tri-thức . Còn nếu bạn muốn "đối lập" với ô. Bạt thì bạn cũng nằm gọn trong "cạm bẫy" của ông ta luôn. Khôn nhỉ ! Đồng tình hay phản biện đều "thuộc phe" ông ta cả !? Tiếc là ông ta không có ở đây để tranh luận, nghĩa là trả lời chất vấn của bạn.
    Hai từ tôi chú ý nhất là "cực đoan" và "bạt mạng".
    Cực đoan - là cực đoan về cái gì ? Là tìm mọi cách bảo vệ quan điểm của mình à !? Có 1 sự phân cực giữa các hạng người. Kẻ cực đoan muốn đề cao địa vị và tư cách của mình, và cực đoan chỉ để người ta biết rằng mình là người ...cực đoan, tức muốn yên thân đấy thôi. Hoặc có chút lý luận thì tôi gọi là cực đoan k''niệm, tức đẩy mọi k''niệm về 1 cực, đối phương buộc phải ở về cực đối lập, chẳng thù oán cũng trở nên oán thù !?
    Bạt mạng - từ này bạn nói đúng về khía cạnh cực đoan trong lý luận của ông ta.
    Tạm k''luận: ô.Bạt không phải là hạng trí-thức nửa mùa mà chỉ là trí-thức 1/2 mùa + 1 mùa = trí-thức chín héo.
  4. atolly

    atolly Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/05/2009
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    Tôi nghĩ rất dễ nhận biết người trí-thức, nếu không phải là bề ngoài, phong cách, thái độ, cử chỉ thì là cách ăn nói, vốn tri thức. Bài viết dở hơi - trí thức nửa mùa - quả là lặm vào tâm can của mỗi người - dù là trí thức hay không - mà điều này lại thuộc khía cạnh khác - chẳng hạn chợ búa hay tâm lý. Tính cách đấu đá lại càng thể hiện hơn qua những k''luận của NTB. Ta dễ nhận biết người có học thức nhưng không thể "xây dựng những tiêu chuẩn nhận diện", mà lại nhận diện "những thuộc tính ...tự nhiên cơ bản" của họ. Có chăng cái gọi là "thuộc tính tự nhiên" của người trí thức !? Thế thì ta còn có thể nói gì về "giáo dục" và "được giáo dục". Một con người có giáo dục hay được giáo dục là điều mà mỗi người chúng ta đều có thể nhận biết. Quốc hội VN không hề đưa ra những công cuộc cải tổ nhằm vượt trội so với Âu Mỹ như Liên Xô trước kia. Cũng không đáng trách những người trí thức - 1 số được gọi là "nửa mùa" - thuộc LX cũ. Góoc-ba-chốp đã quá vội vàng và thiếu chu đáo, thế thôi.
    Chúng ta không cần giá trị hay tri thức của người tri thức. Cái chúng ta cần là những giá trị mà họ tìm được và trao lại cho xã hội.
  5. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Trí thức đơn giản là tầng lớp giữa của Xã hồi. Ở giữa hai cực: giai cấp bóc lột và bị bóc lột. Ở đây, nói Trí thức thuộc tầng lớp ''ăn trên ngồi trốc cũng phải'' mà nói rằng ''thuộc tầng lớp dưới cũng phải''. Chính vì thế mà người trí thức hoàn toàn có thể thuộc nhóm ''lớp trên'' hoặc lại lẫn xuống ''lớp dưới''.
    Nhưng có một điều do ở giữa hai giai cấp như vậy, người trí thức phân vân lắm, lựa chọn lắm. Họ đều hiểu rõ cuộc sống của hai giai cấp đó như thế nào (xâm nhập dễ dàng). Nên họ thấy rõ điều bất công phi lý của cái hiện thực.
    Lại nữa, con người là động vật có đời sống tinh thần. Mọi hoạt động, sinh hoạt đều là thể hiện đời sống tinh thần. Mọi chế độ, xã hội đều đều có tư tưởng, giá trị tinh thần nào đó dẫn dắt - Đó là sản phẩm của một nghệ sỹ cụ thể nào đó đã sáng tạo ra. Người nghệ sỹ thực sự là một vị thánh, sống một cuộc sống thoát tục, tôn thờ vẻ đẹp của chân lý. Do đó học thuyết hoặc giá trị sáng tạo của họ luôn là những ánh sáng nằm ở phía nào đó cách xa cuộc sống, nó thuộc về tương lai xa xăm hoặc quá khứ thăm thẳm.
    Cuộc sống hướng theo những giá trị đó luôn bị kéo dãn ra, phân thành 2 cực: những kẻ nhanh chóng bị các giá trị của các nghệ sỹ khuất phục trở thành tín đồ, có thể phát triển nhanh chóng về hướng đó để lại phía xa xa cả một hiện thực xã hội đang bối rối... và có nguy cơ rơi về các giá trị ''thấp kém''. Người trí thức thì ở giữa, bị căng ra. 1 phần của họ thì vẫn chưa nhấc khỏi cái phần còn lại kia, còn đầu họ thì bị kéo mạnh về phía các cực, các giá trị của các học thuyết. Họ căng ra, day dứt. Và để đạt tới sự bình an của tâm hồn, thể xác, họ bắt buộc phản ứng để cho không ai có thể thoát khỏi một thực tại toàn thể này. Không để cho xã hội vượt thoát khỏi những vấn đề hiện thực. Không để cực này thoát khỏi các cực kia. Và thế là họ chính là lương tâm xã hội, là những cái phanh phanh lại những cỗ máy chạy quá đà. Giống như tàu vũ trụ bay lên thì bị ma sát không khí tì vào, nhắc nhở rằng trái đất này vẫn còn là một phần của vũ trụ, gần gũi chứ không xa cách đâu.
    Do đó, lực căng trong trí thức luôn luôn chống lại những sự cực đoan trong các học thuyết có xu hướng xoá bỏ đi những cực khác, các phần còn lại của thế giới.
    Ông Bạt nói có lý đấy chứ?
  6. atolly

    atolly Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/05/2009
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    Không thể đánh đồng trí-thức và nghệ-sĩ được. Trí-thức luôn đương đầu với hiện thực còn nghệ-sĩ thì không.
  7. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Nhưng ''Nghệ sỹ'' và ''Trí thức'' cũng có thể chỉ là một người. Hai cái này nó lẫn lộn, giằng xé với nhau trong 1 con người chứ?
  8. atolly

    atolly Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/05/2009
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    Có dịp tớ sẽ phân tích kỹ hơn. Cái con người nghệ-sĩ trong con người trí-thức chỉ là 1 luật sư biện hộ cho kẻ cắp mà thôi. Trí-thức chính là những kẻ đánh cắp những giá trị của xã hội và giữ cho riêng mình. Khi lương tâm thức tỉnh thì họ tưởng đó là con người nghệ-sĩ.
  9. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Có vấn đề trong lập luận à nghe.
    Khi lương tâm thức tỉnh: Là khi trí tuệ bừng nở. Người ta trở nên sáng suốt nhất, thoát khỏi mê muội. Ây vậy mà Bác lại cho nó cái vế sau:
    thì họ tưởng.... Tưởng tức là mê muội.
    Ý bác nói khi họ sáng suốt nhất tức là họ lại mê muội? Ục...
    Như vậy câu này vô nghĩa à nha. Lẫn lộn quá đấy.
    Điều này bác suy ra từ thực tế nào vậy? Có phải vấn đề này, bác cảm nhận được? Cái bộ rễ hiện thực nào đưa bác đến kết luận như vậy? Nói có sách, mách có chứng à nghe.
    Nếu nói Trí thức là những kẻ cắp thì quả là một mệnh đề mới, rất mới và cần được chứng minh và đưa ra những dẫn chứng thực tế.
    Nghệ sỹ chưa bao giờ biện hộ cho ai. Bác ạ. Cùng lắm là họ chỉ sáng tạo. Mục đích sáng tạo chả cho ai cả ngoài chân lý. Ai theo họ, sử dụng sản phẩm sáng tạo của họ thì tự biện hộ cho mình. Họ cũng chẳng cần ai biện hộ. Những người nghệ sỹ có thể rất ''nghèo'' nhưng họ chẳng bao giờ lìa bỏ con đường tìm chân lý.
    Thế này bác ạh. Để giúp bác hiểu được giá trị của người trí thức và nghệ sỹ - Những tầng lớp ưu tú của xã hội. Có lẽ phải tuyên truyền cho bác một thứ khoa học - Khoa học về cảm xúc. Cái này là của riêng tôi nhé. Bác đừng lầm tưởng là tôi đánh cắp của ai vậy.
  10. atolly

    atolly Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/05/2009
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0

    Bạn học Nho giáo chắc biết khi xưa Nho-sĩ và Nghệ-sĩ tách biệt 1 trời 1 vực. Nho sĩ cho rằng nghệ-sĩ là những kẻ "xướng ca vô lòai". Điển hình ở nước ta có ông Đào Duy Từ, đỗ đạt cao nhưng bị xét nét lý lịch cầm ca. Sau ông trở thành nhà chính trị, quân sự mà vẫn không quên nghiệp cầm ca. Ở đây cần phân biệt nghệ-sĩ trở thành chí-sĩ và trí-thức lại mang cái vẻ nghệ-sĩ, tại sao bây giờ trí-thức lại hay thích khóac cái vẻ nghệ-sĩ thế nhỉ ? Đấy, có phải họ đã đánh cắp cái nghệ sĩ tính của "xướng ca vô lòai" không ?
    Về cái "lương tâm thức tỉnh" ở đây là tôi nói trong vô thức (đây là trường hợp trí-thức muốn thành nghệ-sĩ nhé) - vì họ không phạm những tội do luật pháp qui định. Trong vô thức họ muốn hòan trả những giá trị, mà không biết bằng cách nào. Giằng co giữa tính ích kỷ và cho trả, tác phẩm của nghệ-sĩ mang cái danh quảng đại nhưng thực ra nó hợp thức hóa những giá trị ăn cắp đấy thôi (vì t''phẩm vẫn mang danh của nghệ-sĩ).
    Bạn nhầm về trạng thái sáng tác của nghệ-sĩ. Trạng thái lúc sáng tác của họ không hẳn (nếu không nói là họ sợ chính cái sự sáng suốt - nó làm thức tỉnh lương tâm) sáng suốt.
    Tôi nói trí-thức là những kẻ cắp ở đây không phải là đánh cắp những vật chất cụ thể - họ đánh cắp những giá trị vốn có của xã hội. Cụ thể hơn nhé. Bạn có thể về miếm đồng quê, ngắm nhìn những cô gái quê ngày nay xem sao - họ có thực sự như thơ ca của những nghệ-sĩ không ? - Hay họ chỉ còn có trong những tác phẩm nói về họ ?
    Còn cái gọi là "kh''học về cảm xúc" của bạn, tại sao lại phải có cái kh''học ấy ? Đấy, cũng như khi tài nguyên dầu mỏ cạn kiệt thì người ta buộc phải nghĩ đến những nguồn năng lượng khác, nhờ vào kh''học.

Chia sẻ trang này