1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trao đổi ngắn về người trí thức.

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi atolly, 28/05/2009.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. atolly

    atolly Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/05/2009
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    Đồng ý với bạn. Nhưng hãy thận trọng. Cái mới không thể làm đảo lộn cái cũ 1 sớm 1 chiều được. Như chính tâm lý của bạn - làm hết sức mình để bảo vệ quan điểm. Nói cách khác cái mới chỉ làm gia tăng tiêu chuẩn hoặc loại bớt những điểm không cần thiết của 1 giá trị nào đó.
  2. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Xin thưa với Bác, ''Chữ Nhân'' không phải chỉ có Nho giáo mới có. Dân tộc nào cũng có. Đây không phải là giá trị riêng của Nho giáo.
  3. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Bác cấm tôi nói về bạo lực, tôn giáo thì Bác lại thế này đấy? Khách quan ở đâu?
    Khoa học tự nhiên là điểm dựa cho cái gọi là ''tái cấu trúc xã hội''. Nghiên cứu tự nhiên là để tìm cái quy luật khách quan và đem áp dụng cho xã hội, thay đổi và tái cấu trúc xã hội, làm cho xã hội ổn định hơn, bền vững hơn và tránh sự xung đột, trở thành bền vững như ... tự nhiên. Ấy là lợi ích cho con người. Chẳng có nguồn nào để con người có thể tự tái cấu trúc xã hội ngoài bạo lực nếu không dùng khoa học về tự nhiên. Cái ''dĩ nhiên'' của Bác cũng đã nói lên điều đó.
    Bác sai ở điểm gì? Tôi phân tích bao nhiêu đấy mà Bác lại nghĩ rằng tôi không chỉ Bác sai ở điểm gì ư? Ở điểm không chịu nghe theo quy luật khách quan.
    Vâng ''nhưng hiện giờ thì công việc vẫn tiến triển'' - Đó là một sự thật, sự thật khách quan, tôi cũng công nhận Nhưng Bác biết không, nhân gian có câu: ''Con vua thì lại làm vua, con sãi ở chùa lai quét lá đa'' - Đó là tư duy của Bác, Nhưng ''dĩ nhiên'': Bao giờ dân nổi can qua.......
    Việc ấy là tự nhiên, nhưng nó sẽ không là tự nhiên nếu cứ suy nghĩ theo cách của Bác bởi tư duy: nhưng hiện giờ thì công việc vẫn tiến triển. Điều này không hàm ý rằng nó sẽ đúng cho mãi mãi, là chân lý. Cái ''hiện giờ'' nó sẽ thay đổi và có lúc Bác sẽ nói: nhưng hiện giờ thì công viêc không tiến triển nữa mà thụt lùi. Và một điều Bác phải công nhận rằng: Sẽ đến một ngày, ai cũng phải chết, và các giá trị cũng sẽ đi theo người đó - Như là những đồ trang sức cho chung xuống cùng những nấm mồ.
  4. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Đúng thế. Nhưng lưu ý là tôi chỉ nói đến phương pháp khoa học, cách nghiên cứu dựa vào tính khách quan.
    Đó gọi là ''cách'' hay phương pháp.
    Bạn đã bao giờ nghe: Mọi thứ đều thay đổi, trừ một điều không bao giờ thay đổi đó là ''Sự thay đổi''.
    Ấy là như vậy. Chứ không phải là phải tin theo một thứ khoa học cụ thể nào. Không trở thành tín điều.
  5. atolly

    atolly Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/05/2009
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    Đấy là tôi ví dụ cho bạn thấy cái ngớ ngẩn của bạn khi hỏi tôi về "điểm gì?". Nếu biết vậy sao không bàn trước, mở rộng trước. nên xem lại cái tính khách quan của bạn nhé.
  6. atolly

    atolly Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/05/2009
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    Tôi nhắc lại: kiến tạo xã hội là ý chủ quan. Anh có thể nghiên cứu tự nhiên như thế nào tuỳ anh. Nhưng việc anh lựa chọn hình thái xã hội hoàn toàn là chủ quan của anh. Ví dụ nhé. Nhìn 1 hiện thực khách quan như nhìn 1 con voi chẳng hạn. Bạn thích gì nhất ở nó: vẻ oai vệ, cặp ngà, chân bồ tượng, cái mũi dài...Bây giờ tôi muốn áp dụng điều ấy cho xã hội.
    - Xã hội phải có cái vẻ oai vệ.
    - Xã hội phải có cái vẻ quí phái của cặp ngà.
    - Xã hội phải vững chắc như những chiếc chân bồ tượng.
    .....................
    Anh không thể áp dụng mọi cái chỉ vì anh là con người. Và nếu anh áp dụng mọi cái thì anh trở thành...voi à. Nhưng nếu anh áp dụng mọi cái của con voi thì người ta cũng có quyền áp dụng đặc điểm của con hổ chứ. Và thế là xảy ra xung đột. Học cách hợp tác, đó chính là điều tự nhiên cơ bản của con người..
  7. atolly

    atolly Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/05/2009
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    Tôi là con người. Đó là điều tự nhiên khách quan nhất mà tôi biết.
  8. atolly

    atolly Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/05/2009
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    Đúng thế. Tuy nhiên bạn không thể thuyết phục tất cả mọi người trong xã hội tin và theo bạn. Đấy mới gọi là cấu trúc xã hội. Một số người lấy tín điều làm lẽ sống. Chớ có quá công kích họ. Vì sao ? Vì đơn giản chúng ta và toàn xã hội đang sống nhờ vào họ. Tín điều nhìn ở 1 góc độ tr''học, là 1 thứ động lực. Ví dụ như khi ra trận, bạn là người lính, bạn có dám chất vấn mệnh lệnh của ban chỉ huy!?
  9. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Xin lỗi, tôi đang lặp lại cái ngớ ngẩn của Bác đấy:
    ''Chưa nói về khoa học nhé. Các giá trị Khổng - Mạnh : nhân, nghĩa, lễ, trí, tín ...cũng đáng bàn lắm...''
    Cái ngớ ngẩn là ở chỗ: Nói lên một điều mà không ai hiểu điều đó là gì.
    Bác là người đầu tiên đặt vấn đề, Bác phải chỉ rõ vấn đề đó là đối tượng nào? Cái giá trị của Khổng đó là gì? Chỉ những giá trị nào đã và đang có trong xã hội. Và ''cái đáng bàn'' ấy là ''cái có ích và có ích như thế nào'', ''có bắt buộc phải có hay không'' hoặc là ''cái vô ích và vô ích thế nào''? có ''bắt buộc phải có không'' và có nên bỏ nó đi?
    Một người ra một bài toán mà chả nói lên cái vấn đề gì thì đúng là ''bài toán không giải được'' và không nên nói ra. Hình thức phải chứa đựng nội dung bên trong. Đó là trách nhiệm của người ra đề.
  10. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Ờ, Bác có biến chuyển rất tốt trong tư duy. Đoạn highlight đó chính là tính dân chủ mà Bác đã lĩnh hội được đấy.
    Đúng là giá trị xã hội của con người là do con người tạo ra và sử dụng. Bởi nó là giá trị nên người ta thoải mái lựa chọn, không ai có thể bắt phải chọn cái này hoặc cái kia mà họ có quyền tự quyết.
    Nho giáo cũng là một giá trị xã hội. Nó đã quá cũ rồi, như cái quần thụng người xưa, đến bây giờ không mặc ra đường được nữa. Nếu có mặc thì cũng là ''mặc chơi'' thôi, rồi cũng phải cởi ra.
    Còn tôi nói: TỰ DO đó chính là đặc tính tự nhiên nhất của con người: Tự do lựa chọn và tự do sáng tạo.
    Còn đoạn Bác nói về : kiến tạo xã hội là ý chủ quan[/b tôi không ý kiến gì. Nhưng có một sự kiến tạo khác - Kiến tạo tự nhiên mà bác không nói tới.
    kiến tạo xã hội là ý chủ quan[/b thì Bác đã phân tích rồi.
    Thế ''Kiến tạo tự nhiên là gì''? Kiến tạo tự nhiên là kiến tạo đã tạo ra loài người và khuynh hướng phát triển loài người. Là kiến tạo đã tạo nên những ý chí chủ quan và phủ định ý chí chủ quan đó. Nó tạo ra những cuộc chơi và xoá các ván chơi đó, bắt con người trở về bản chất kiến tạo tự nhiên của mình. Con người có thể nhập game và thoát game dễ dàng.
    Để thấy được đặc tính tự nhiên là gì, người ta phải dùng phương pháp khoa học. Nếu không sẽ rơi vào kiến tạo xã hội là ý chủ quan[/b và điều sẽ bị phủ định là luôn không thể tránh khỏi. Phương pháp khoa học là phải thực hiện những tìm tòi, lặp đi lặp lại tại các điều kiện khác nhau khả dĩ, tìm ra bản chất tự nhiên nhất, quy luật chung nhất. Mà ở nhận thức đó, ai cũng có thể kiểm chứng được, thời đại nào cũng có thể kiểm chứng được. Do vậy nó không chết theo ''ý chí chủ quan'' mà nó tồn tại vĩnh viễn. Và hơn hết đó là phương pháp ''khoa học khách quan''.

Chia sẻ trang này