1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trao đổi ngắn về người trí thức.

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi atolly, 28/05/2009.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. longanhn

    longanhn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/05/2009
    Bài viết:
    131
    Đã được thích:
    0
    Chà chà! Hai nhà trí thức lớn và chân chính tranh biện với nhau rất nghiêm túc để tìm ra chân lý đây. NHưng thưa hai bác, có thực sự có chân lý trên đời này không?
    Tôi có một câu hỏi nhỏ nữa: Giữa "Trí thức" & "Ngố" có những điểm giống và khác nhau nào không?
    Rất mong hai bác chỉ bảo để kẻ mông muội này sáng lòng sáng mắt ra.
    Xin chân thành cám ơn!
  2. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Ý của cậu là gì? Tôi không hiểu?
    Người ra đề phải rõ ràng, rành mạch thì mới giải được.
    Có mấy điểm cần làm rõ: Ngố là gì? Ngố là biểu hiện gì của sự bệnh hoạn, của cái nên phải đấu tranh, loại bỏ trong xã hội?
    Có cần thiết phải đấu tranh với bọn ''Ngố'' hay không? Nó có hại gì không?
  3. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Nếu không ai phản bác được một cách khách quan, trung thực thì điều đó sẽ là chân lý.
  4. atolly

    atolly Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/05/2009
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    Ta phân tích 2 điểm bât đồng chính.
    "Ông ta" , tức Minh trị, là quan trọng, là vai trò quyết định tuyệt đối. "Ông ta" đã sáng suốt nhìn từ hiện thực khách quan và quyết định canh tân. Trước đó không ai ở Nhật có quyền đặt quan hệ làm ăn với phương Tây. Như thế có thể so sánh sự mở cửa của nước Nhật xưa với tình hình nước ta hiện thời. Tính chủ quan đã quyết định khách quan.
    "Nước Nhật bỏ nhiều công sức". Xin cho biết cụ thể đó là ai? Nếu không phải là những tri-thức.
    "Canh tân" không có nghĩa là cần 1 sự đối lập.
  5. atolly

    atolly Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/05/2009
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    Tôi không có tham vọng ấy. Điều chúng ta nên nhận biết là Vietnam như nước Đức thời chiến tranh lạnh.Nhưng chúng ta chỉ có đối đầu về kinh tế (mà đà khiến bao trí thức trẻ chỉ muốn "đào ngũ"), không có đối đầu về chính trị, quân sự.
  6. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Câu này có nghĩa rằng. Ông ta đã không thể chủ quan. Tức là làm việc theo những giá trị chủ quan, đã có của Ông ta. Ông ta đã bị cái khách quan chi phối, ''xúi dục''. Ở đây chú ý quan hệ nhân quả. Nếu không có Phương Tây, Ông ta không thể và chẳng bao giờ muốn canh tân đất nước. Giống như Bác ấy: Nếu Bác không có nguy cơ ngày mai sẽ mất việc thì Bác chẳng bao giờ có thể thay đổi bản thân. Bởi thay đổi theo hướng nào? Cái gì làm nguồn và động lực cho thay đổi.
    Do vậy cái khách quan đã ''quyết định'' hành động cho Ông Minh Trị. Ông ta chỉ đóng vai trò truyền tải, làm chủ thể cho nó thôi. Giống như Bác, Bác chỉ là cái giá xương thịt đóng vai trò chủ thể cho các giá trị xã hội thôi. Như vậy có thể thấy, mọi sự vật nếu có biến đổi thì luôn có sự khách quan ''quyêt định'' sự thay đổi hay phát triển. Nếu sự vật nào đó chủ quan, đóng kín tức là nó đã chết. Đóng băng và lụi tàn.
    Và câu này có vẻ hơi vội vàng:
    ''Trước đó không ai ở Nhật có quyền đặt quan hệ làm ăn với phương Tây. Như thế có thể so sánh sự mở cửa của nước Nhật xưa với tình hình nước ta hiện thời. Tính chủ quan đã quyết định khách quan.''
    Đúng là Trí thức. Nhưng sự canh tân này là hợp pháp, được Minh Trị ủng hộ. Mặc dù trong quá trình canh tân nó vấp phải sự kháng cự của phe bảo thủ.
    Canh tân có hàm nghĩa của sự đối lập giữa cũ và mới. Tư tưởng mới vs tư tưởng cũ.
    Tư tưởng cũ thì nó có hạn vì có tính chủ quan, tự mãn. Tư tưởng mới thì tràn trề sinh lực, có nguồn vô tận, vô biên bởi nó lấy từ khách quan, bên ngoài.
  7. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Sự so sánh này là khập khiễng.
    Nước Việt Nam chẳng bao giờ giống một nước nào, thời nào.
    Cả về vốn sống, tư tưởng, văn hoá.
    Sự tiếp thu tư tưởng mới và ban đầu là một cú va chạm cực mạnh.
    Và hệ quả sinh ra là một xã hội..... chưa rõ, định hình. Nếu có vấn đề gì đó khiến Bác cảm thấy là một ... vấn đề thì nó có nguồn gốc của nó. Vậy mới cần đến những người Trí thức.
    Tôi không quan tâm đến việc cần phải đối đầu về kinh tế, hay chính trị, quân sự mà tôi quan tâm tới việc nhìn thấy Việt Nam. Nhìn thấy được những gì là nét của Việt Nam. Chúng ta đang đi đâu và về đâu? Người Việt Nam là thế nào? Họ đang làm gì? Nên làm gì? Để làm gì?...
    Tôi không lấy tiêu chí là phải đối đầu về kinh tế, quân sự hay chính trị.
  8. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Có thể thấy có hai luồng tư tưởng:
    Phương Tây: Chủ yếu là nghiên cứu tự nhiên = > update vào tư tưởng làm cho con người càng gần với thiên nhiên, quy luật thiên nhiên. (Nhờ có các nhà khoa học mà ngày nay chúng ta biết được trái đất nóng lên là do đâu, chứ không phải là các thánh, các ngài tiên tri nói ra).
    Do đó tư tưởng của Phương Tây làm cho con người ngày càng sống gần với Thiên nhiên, thượng đế toàn năng. Nắm giữ các quy luật của vũ trụ. Giá trị của con người cũng trường tồn cùng vũ trụ. Con người đối xử cũng được bình đẳng, dân chủ.
    Phương Đông: Chủ quan là chính. Sức mạnh dựa vào quyền thuật, mưu thuật. Con người luôn bị mị lực của các ''vị chủ quan'' chi phối và có lẽ, điểm xuất phát đầu tiên của nó cũng là tôn giáo. Thay vì Từ tôn giáo, dựa vào quy luật tự nhiên lý giải dần thì ''Ông chủ quan'' lại liên tục nghĩ ra các mưu mô, các cách để mị dân, làm cho tôn giáo càng trở nên mù mịt và chính cái mị lực của Ông ta đã làm nên quyền lực cho tôn giáo. Thứ nữa nếu không có tài mị dân thì Ông ta dùng quyền lực để trấn áp, tạo nên nỗi sợ hãi đối với vua chúa và thần linh.
    Nói chung, con người ở đây là quyền lực và mưu thuật thống trị.
    Bác có lẽ đang đi theo hướng đó.
  9. atolly

    atolly Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/05/2009
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    Lại phải xét "những giá trị chủ quan" của ông vua ấy. Ông ta không thể là thầy tu chỉ sống với những giá trị chủ quan, và cũng không thể là bù nhìn để dễ dàng bị chi phối bởi khách quan. Chính những giá trị chủ quan đã kiến tạo nên nhân cách tài năng 1 con người. Đó là độc nhất vô nhị. Tôi với anh có thể học chung trường lớp, thầy, bài học, nhưng nhãn quan của tôi vẫn khác anh. Bạn đồng ý thế không?
    Cũng như thế ta có thể xem vua Tự Đức Vietnam chẳng hạn, có thể học cùng trường Nho giáo với ông vua Nhật trên. Nhưng những "giá trị chủ quan" của 2 ngài vẫn khác biệt. Cho nên cùng 1 hòan cảnh (như việc cả 2 cùng nhìn 1 con voi chẳng hạn), sẽ có cảm nhận và quyết định khác nhau. Một ngài thì nói - con voi là biểu tượng hòang gia. Còn 1 ngài thì nói - không, biểu tượng hòang gia là bông cúc cơ. Và thế là người thì mua voi, người lại kiếm bông cúc...
    Nhân quả của bạn đâu khiến người Nhật ngày nay phải tưởng nhớ đến phương Tây vào thời điểm đó.
    Còn nói về "động lực cho thay đổi" hay quyết định thì ta cũng phải xét đến chính những "giá trị chủ quan trên". Sự quyết định trên là vì lợi ích của tòan nước Nhật hay chỉ vì lợi ích của riêng hóang gia?
    " Ông ta chỉ đóng vai trò truyền tải, làm chủ thế cho những "quyết định" (!?). Ô hô, thế ông vua Nhật này làm tay sai cho phương Tây à !?. Phương Tây, tức khách quan, không hề ra lệnh hay "xúi giục" nước Nhật canh tân được. Điều này là hết sức vô lý. Chính khát vọng không thua kém ai đấy. Phải làm gì và làm như thế nào. Điều đó hòan tòan phụ thuộc vào chủ thể.
  10. atolly

    atolly Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/05/2009
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    Cái khéo của người Nhật là tiếp thu được những giá trị mới mà vẫn bảo tòan được những giá trị cũ.

Chia sẻ trang này