1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trao đổi ngắn về người trí thức.

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi atolly, 28/05/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. atolly

    atolly Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/05/2009
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    Ở đây chỉ bàn về thời ông Minh Trị thôi. Chứ con cháu ông lãnh đạo nước Nhật như thế nào làm sao biết được. Tóm lại:
    - Thời ông Minh Trị, nước Nhật canh tân.
    - Sau thế chiến, nước Nhật bị áp đặt (tức "bị canh tân"). Và họ vẫn ở vị trí số 2 thế giới về KT.
    ANh bạn không muốn hay không dám ganh đua với họ sao?
  2. atolly

    atolly Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/05/2009
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    Thế ông nội chú có chịu trách nhiệm về những điều chú làm không!?
  3. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Đề nghị nói rõ ý ra đi Bác Trần Thắng.
    - Thời ông Minh Trị, nước Nhật canh tân.
    - Sau thế chiến, nước Nhật bị áp đặt (tức "bị canh tân"). Và họ vẫn ở vị trí số 2 thế giới về KT.
    ANh bạn không muốn hay không dám ganh đua với họ sao?
    Tôi đã phải tự luận từ cái mớ hổ lốn này của Bác nhiều quá rồi.
    Đề nghị khi đặt vấn đề, các khái niệm, Bác chỉ ra luôn quan hệ của nó.
    Lúc đó mới Bàn được.
    Tôi thử đoán ý Bác. Khí không phải:
    Thời Ông Minh Trị canh Tân đất nước.
    Sau chiến tranh thế giới II, nước Nhật bị áp bức (tức bị canh tân)
    Đoạn này là mô tả trung thực vấn đề đây.
    Và họ vẫn ở vị trí thứ 2 kinh tế thế giới
    Thế là sao nhỉ? Vẫn là đang mô tả thôi đúng không Bác?
    Thế mà:
    ANh bạn không muốn hay không dám ganh đua với họ sao?
    Thế thì đoạn này ăn nhập gì với những đoạn trên nhỉ?
    Nó không xuất phát từ những mệnh đề trên.
    Có vẻ Bác có vấn đề khi diễn tả ý của mình.
    Tôi thì tôi hiểu rằng: Bác đang moi móc ham muốn của tôi, xem tôi muốn gì đúng không? Xem tôi thủ gì trong túi: Đồ đồng, đồ sắt, đồ nóng hay....
    Ờ xin lỗi Bác, cái này thì không được.....bởi tôi... đang đóng vai Trí thức.
  4. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Lại nữa. Câu hỏi của Bác liên quan gì đến những câu của tôi?
  5. atolly

    atolly Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/05/2009
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    Rõ chán anh bạn này. Nói cái lý lẽ về chủ quan và khách quan, tôi nêu 1 số dẫn chứng. Những dẫn chứng của tôi là những sự kiện khách quan, có thật. Những điều mà nước Nhật làm được theo quan điểm của tôi là từ chính cái chủ quan, chủ động của họ, ngay cả khi họ ở cái vị thế bị áp đặt. Tri-thức thì phải luôn có quan điểm, xu hướng. Quan điểm và xu hướng cũng phải xuất phát từ nhận thức của họ. Chúng ta ai cũng đều biết, để tránh bị chia rẽ thì điều cần thiết là tránh mọi ảnh hưởng từ bên ngoài (như cụ Đề, ***** của khoa học hiện đại đã dạy: phải tách khỏi khách thể, tức những tác động bên ngoài, thì anh mới có thể tư duy về cái khách quan ấy). Nói cụ thể và chính trị 1 chút thì nếu nước Vietnam cần có những người dân chủ thì những người dân chủ ấy phải là công dân nước Viet, chưa chịu bất cứ ảnh hưởng nào từ bên ngoài, như ...tôi đây chẳng hạn.Những điều tôi viết trên cũng hoàn toàn xuất phát từ chủ quan cá nhân tôi, nên tôi cũng muốn, 1 cách dân chủ, mang ra để mọi người cho ý kiến.
    Thế bạn khách quan thì xu hướng của bạn là gì?
  6. atolly

    atolly Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/05/2009
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    Haha ! Mang chính trị ra hù anh bạn chút chứ kỳ thực tôi cũng muốn Vietnam mình có 1 hoặc nhiều nhóm "elite group", cạnh tranh 1 cách phi-chính trị. Đáng tiếc là hễ cứ gặp nhau là tranh cãi túi bụi...
    Ừ thì cứ xem những điều chúng ta học đều là những tín điều đi thì bạn cũng không nên nhọc công mà kiến nghị này nọ. Và (có lẽ) cũng vì bạn chưa nhận thức được vấn đề 1 cách toàn diện. Hơn nữa như tôi đã nói - tín điều chính là điều kiện để chúng ta lật lại vấn đề của chính chúng. Như Newton - quả táo rơi có phải do ý Chúa không? - Như Einstein - các vật có đúng là hút nhau như Newton nói không?.
    Bạn cũng không thể lấy 1 tín điều mới để phủ nhận 1 tín điều cũ được. Ví dụ điển hình sau:
    "Trong môn học Chủ nghĩa Mác Lênin, phần chủ nghĩa duy vật biện chứng, em được dạy là "vật chất có trước và vật chất quyết định ý thức", và "con người có khả năng hiểu được tự nhiên". Đây là những điều đến bây giờ khoa học vẫn còn tranh cãi. Nhà vật lý thiên văn Trịnh Xuân Thuận, một bộ óc lớn của Việt Nam đang làm việc tại Mỹ, trong quyển sách "Giai điệu bí ẩn" đã được phát hành ở trong nước lại cho rằng con người không bao giờ hiểu được tự nhiên. Nếu thế giới quan khoa học của ông sai thì làm sao ông có thể trở thành một nhà khoa học tên tuổi tầm cỡ thế giới. Trong khi những nhà khoa học trong nước được trang bị chủ nghĩa Mác Lênin lại không thể tìm ra hoặc tìm ra rất ít những cái mới. Vậy thì theo thầy, chúng ta có nên dạy và áp đặt cho học sinh, sinh viên những điều vẫn còn đang tranh cãi hay không ?"
    (NTT - Thu ngo 1 sv binh thuong).
    Chính ở đây tác giả lại lấy ngay 1 tín điều mới "con người không bao giờ hiểu được tư nhiên" (B)(Trinh Xuân Thuận) để phản bác lại 1 tín điều cũ "con người có khả năng hiểu được tự nhiên" (A).
    Theo tôi thì chính tín điều A mới là điều kiện cho những khám phá tự nhiên. Cho dù ta không thể hiểu được tòan phần thì cũng có thể hiểu được từng phần của tự nhiên. Có thể chúng ta không phải là những nhà nghiên cứu chuyên nghiệp, nhưng tín điều (B) sẽ triệt phá mọi nguồn động lực về khám phá, tìm tòi của chúng ta, từ cơ bản...
  7. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Sao Bác lại nghĩ rằng lấy chính trị ra là hù doạ tôi???
    Không hiểu được Bác.
    Tôi cũng không hiểu tại sao chúng lại cãi nhau túi bụi. Có giống tôi và Bác không?
    Tôi không phải kiến nghị làm gì. Nhưng Ổng nào đó mà bảo tôi làm cái này cái nọ mà không nói rõ mục đích, không thuyết phục được tôi thì đừng hòng.
    Có thể tôi không nhận thức giống Bác, với cái gọi là ''toàn diện'' của Bác. Tôi đơn giản nghĩ rằng cái gì hợp logic là đúng.
    Có thể đây là suy nghĩ của Bác thôi. Nhưng tôi nghĩ đó là một sự sai lầm. Một hệ thống logic thống nhất chặt chẽ, Bác muốn phản bác nó, Bác chỉ còn cách lấy một khái niệm khác nằm ngoài hệ thống đó phản bác nó thôi. Mà như vậy là nguỵ biện, đánh tráo nội dung khái niệm. Và cách của Bác gọi là phủ định triệt để nôm nôm na na là như: Tao cứ cho là mày sai đấy, kệ tao.
    Còn nếu một hệ thống không đảm bảo thống nhất, logic chặt chẽ thì là luôn ẩn chứa sai lầm bên trong. Ví dụ hệ thống công tắc và bóng đèn. Bình thường tôi bật lên là phải sáng, nhưng do sai lầm trong 1 hoặc vài mắt xích hệ thống, tôi bật lên thì nó lại tắt. Và để phủ định nó Bác có một cách là tìm ra chỗ sai lầm của hệ thống đó, chỉnh lại làm sao cho nó bật lên là sáng.
    Tức là dùng chính khái niệm ''bật lên là sáng'' mà sửa chữa sai lầm trong hệ thống. Khác với kiểu tư duy cùn ở trên đó Bác.
    Tôi không phủ định tín điều của Bác. Nhưng nếu đầu ra không hợp logic với đầu vào thì hệ thống của Bác có vấn đề. Nghĩa là giả dối. Ví dụ: Bác đặt những viên gạch đầu tiên của nhận thức là những hiện tượng khách quan, sau đấy Bác khẳng định rằng đó là chủ quan của Bác. Thì nhận thức như vậy là không hợp logic. Ví dụ một dãy đèn. ''Đèn sáng'' là một tín hiệu. Khi tín hiệu đi tới đèn 2 cũng phải sáng thì gọi là thể hiện đúng bản chất của nó. Còn ngược lại là sai, là lộn ngược, là chủ quan, là sai lầm. Là cố tình áp đặt.
    Còn việc Bác chủ quan thì cứ việc, tôi khách quan thì cứ việc. Nhưng chớ dùng vũ lực hay áp đặt đối với tôi. Tôi cũng có vũ lực.
    Thực tế sẽ chứng minh thôi. Hãy nhìn kết quả ở đầu ra, nó sẽ nói lên giá trị đúng hay sai của đầu vào.
    Tôi cho rằng tranh cãi về ''vật chất'' và ''ý thức'' là một điều ngớ ngẩn. Tôi hỏi nhé: Trước khi đặt câu hỏi, phải có đối tượng để nói về nó. Tức là phải có nó để đặt lên bàn chứ? Nếu nói ''vật chất có'' tức là chúng đã có. Tương tự thế với ''ý thức'': ''''Ý thức'' có không? Nếu có tức là nó đã có. Vậy ý thức và vật chất là có trước khi các anh bắt đầu nhận thức về nó và nó tồn tại không phụ thuộc vào người nào, và không phụ thuộc vào anh nào muốn hay không muốn. Còn nếu nói nó không có thì khỏi bàn về.
    Việc cãi nhau là do đem hai hệ thống logic, chặt chẽ và thống nhất khác nhau chọi nhau thôi. Dùng hai khái niệm về hình thức giống nhau nhưng nội dung khác nhau. Ví dụ: Bác ''Trần thắng'' tôi thấy Bác bằng xương bằng thịt - hợp logic - đúng => Khái niệm Bác Trần Thắng = xương, thịt, đạm đường, mỡ..v.v.
    Tôi thấy Bác Trần thắng buồn cười ở những câu ngớ ngẩn => Bác Trần Thắng = ý thức = ý nghĩa. Như vậy ''Bác Trần Thắng'' là một khái niệm mà hai người ở hai hệ thống khác nhau hiểu khác nhau. Sao lại cãi nhau làm gì? Vô bổ.
    Đúng là như thế. Hai Ông khác nhau không thể hiêu được nhau.
    Đã làm khoa học, khách quan => phải làm khoa học, đừng lăn tăn về ý thức mà hãy nghĩ về các quy luật khách quan. Thấy gì nói nấy.
    Hễ mà nghĩ sang ''ý thức'' vs vật chất thì sẽ có chuyện ngay.
    Đây là Ông ấy nói theo hệ thống nào? Nhân văn thì được, bởi như thế ý Ông ấy nói rằng: Dùng khái niệm khoa học nhân văn sẽ không bao giờ hiểu được thế giới tự nhiên.
    Còn tôi, tôi nói theo hệ thống khoa học rằng: Bản chất của tự nhiên là một mớ quark và lepton...electron và proton.... Còn sau này phân tích thành gì gì nữa thì nói thêm sau.
    Như vậy các hạt cơ bản kia có nội dung rõ ràng: rằng nó là chính những hạt mà thí nghiệm hiện thời phân tích ra được, tạo ra được.
  8. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Dẫn chứng thì có thật. ''Ý chí chủ quan của Bác'' cũng có thật. Có điều nó thể hiện là ''sai'' hay ''đúng'' = ''chủ quan'' hay ''khách quan''.
    Thứ nhất, những thành tựu là của người Nhật, không của ai khác. Nhưng bản chất thành tựu là dựa trên nền tảng khoa học tự nhiên, tư tưởng của khách quan, chứ không phải chủ quan. Vậy có thể thấy người Nhật rất khách quan đấy. Họ đã chuyển từ tư tưởng chủ quan sang khách quan rồi. Điều đấy chỉ nói lên vai trò ''Chủ động'' của họ chứ không phải là ''chủ quan''. Chủ quan tức là toàn bộ tư tưởng nền tảng kia là phải do họ tự nghĩ ra kia, chứ không phải lấy của người khác.
    Cho nên cái nhận thức của Bác là ''Chủ quan'', là sai lầm. Còn Bác cứ cố nghĩ là đấy là chủ quan cũng được, tuỳ Bác. Như thế nó phản ánh đúng bản chất chủ quan của Bác hơn.
    Ờ, nhưng mà quan trọng là xu hướng đó đúng hay sai. Chủ quan hay khách quan.
    Cu Đề là cu nào vậy? Ông Đề Thám hả?
    À Decarter.
    Ông ấy nói hình tượng thôi. Có ai tách ra được cái gì đâu?
    Ý Ông nói rằng, hãy tỉnh táo, nghi ngờ tất cả, đừng có mắc vào tín điều, thành kiến. Hãy quan sát đúng như sự vật, hiện tượng diễn ra => mới dùng được tư duy lý tính một cách chính xác.
    Dù tư duy lý tính có chuẩn đến mấy, mà đề bài lại sai lầm thì cũng vứt đi thôi.
    Ngoài ra tôi chẳng thấy cái chủ quan nào ở đây cả. Ông ấy nói về tư duy lý tính đấy chứ?
    Thế Bác vẫn đang mặc quần thụng của các Cụ đấy à? Nói mà chả trúng sự thật cái gì cả.
    Nếu như không ảnh hưởng gì của bên ngoài thì nước Việt Nam vẫn đang là nước phong kiến, nông nghiệp lạc hậu và đương nhiên không có khái niệm ''dân chủ'' và ''Trí thức''. Bởi một điều tư tưởng chủ đạo vẫn là ''tư tưởng chủ quan'' của Bác.
    Ờ cái chủ quan của Bác nó thể hiện chân xác ở như cái quần thụng Bác đang mặc kia kìa.
    Bác đang bịp tôi đấy à?
    Khách quan của tôi là ở điều tôi đang nói ấy. Bác thế nào tôi nói toẹt luôn sự thật về Bác ấy. Bác bảo Bác không chịu ảnh hưởng bên ngoài thì đương nhiên Bác đang mặc quần thụng của các cụ rồi còn gì nữa.
  9. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Tính khách quan của Tôi. Bác còn nhớ ví dụ về con số 2 chứ?
    Đấy 2.
    Dù Bác có nói là 5, 6,7, 20.... thì tôi vẫn chỉ nói rằng nó là 2.
  10. atolly

    atolly Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/05/2009
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    Tôi đã trả lời câu hỏi cảu bạn. thế câu trả lời của bạn là gì?
    - Bạn cho rằng "khách quan quyết định chủ quan". Thế xu hướng khách quan của bạn là gì? (cứ lấy chút chính kiến vào cũng được).

Chia sẻ trang này