1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trao đổi ngắn về người trí thức.

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi atolly, 28/05/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. atolly

    atolly Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/05/2009
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    Sao lại lấy ví dụ của tôi để trả lời.
    Thứ I: vi phạm bản quyền.
    Thứ II: không tạo được khác biệt màng tính thuyết phục.
  2. atolly

    atolly Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/05/2009
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    Nhưng hãy xem những điều bạn viết có logioc không nhé.
    Tôi chưa lấy k''niệm nằm ngoài hệ thống mà tôi cũng cũng không ngụy biện.
    Tôi đâu có nói "phủ định triệt để" nó đâu. Tôi nói hãy đặt lại vấnh đề về nó.
    Rõ là thẩn thẩn và vu vạ...
  3. atolly

    atolly Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/05/2009
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    Thế thì cho bạn trả lời lại nhé. Thế chủ quan hay khách quan mang tính quyết định hơn?
  4. atolly

    atolly Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/05/2009
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    Tôi mặc gì cũng được miễn là không...
    Tôi xem tv, radio, báo chí...hàng ngày. Toàn những điều khách quan. Tôi không muốn tranh luận với 1 cái máy.
  5. atolly

    atolly Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/05/2009
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    Điều mà chúng ta luôn băn khoăn,nhầm lẫn, đó chính là điều gì là biểu tượng của nước Vietnam: xã hội, văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế, thể thao? Có thực sư là dân tộc Vietnam luôn đề cao tính tập thể? Thế tại sao các phương tiện truyền thông vẫn cứ đề cao những cá nhân này nọ, xem họ như đại diện cho cả xã hội? Có thực sự là mỗi người Vietnam chúng ta đều có như cầu về 1 biểu tượng cho đất nước trong thời đại này? Trách nhiệm của người trí-thức là ở đấy: vực dậy cả 1 lĩnh vực, và từ đó khơi nguồn luôn cho giới trẻ tiếp bước. Giới trẻ không thể kỳ vọng ở 1 cá nhân như 1 thần tượng nghệ thuật hay thể thao được. Làm sao bạn có thể khao khát bước chân vào 1 lĩnh vực để tiếp nối, để phát triển 1 lĩnh vực nếu bạn không thể đồng thời cạnh tranh với những "vì sao" ở lĩnh vực đó. Trở thành "ngôi sao cô đơn", đó là bi kịch của người trí-thức Vietnam.
  6. atolly

    atolly Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/05/2009
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    Trở lại 1 chút với vấn đề dân chủ, nhất là dân chủ cơ sở đã được phát động chục năm nay, thì hỏi bạn chứ sao chúng ta lại phải cần đến những "chiếu trên" chứ !? Trong học đường chỉ nghe phàn nàn về chương trình học, chi phí, cư xử...Dân chủ của học sinh cũng chỉ có thế. Phải chăng họ hiểu sai về dân chủ? Phải chăng họ cần 1 thần tượng nổi bật? Chính cái lớp học của bạn cũng đã phân chia "giai cấp" rồi đấy. Nhưng hs giỏi và những hs chưa giỏi. Vì những lý do này nọ thì bạn chưa thể giỏi được, vì thiên tài trong con người bạn chưa được đánh thức. Thế thì sao bạn không thể dân chủ, dũng cảm mà nói: những kẻ học giỏi của lớp tôi, trường tôi, tỉnh tôi...không đại diện cho toàn bộ thành phần còn lại. Họ chỉ đại diện cho chính họ, cho các quí thấy cô mà thôi. Họ chỉ học những giáo điều và đến 1 lúc nào đó họ sẽ chán ngán những giáo điều ấy. Có thể thức tỉnh phần nào ở những kẻ học giỏi kia chăng? Con đường đời của họ sẽ mãi thăng tiến và sẽ không chút vướng bận nào. Như thế thì đúng là họ sẽ chẳng hề đại diện cho ai, và vì ai cả. Tất cả là để tô điểm cho bản thân họ. Xin mãi đừng quên cái tính dân chủ trong con người bạn. Hãy dũng cảm đương đầu ngay khi bạn còn ở ghế nhà trường. Niềm tự hào sẽ vẫn theo bạn mãi.
  7. atolly

    atolly Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/05/2009
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    Tôi thì tin rằng nền dân chủ cơ sở, nếu được phát huy đúng, sẽ giúp xã hội phát triển ổn định. Dân chủ cơ sở sẽ trì kéo lại những xu hướng tách biệt của giới trí-thức, vì chính tri thức của họ cũng sẽ trở nên vô giá trị nếu tri thức đó không được tương tác với toàn bộ xã hội, vì lợi của xã hội. Thực ra thì khi giới trí-thức tách biệt thì xu hướng tất yếu của họ là tự sàng lọc, hơn là liên kết. Có thể hiểu tham vọng của 1 số trí-thức muốn hưởng cái thú phong lưu được giao lưu với các giới chính trị các nước, được người ta tán dương những ý tưởng ngẫu hứng xuất phát từ những cảm xúc, tình cảm nào đó (Cũng như những thú vui của giới nghệ thuật Vietnam, nó không thua kém về hình thức so với những nước...tiên tiến. Điều đó lý giải tạo sao nền nghệ thuật nước ta lại có quá nhiều "sao"). Rồi thì toàn bộ nước Vietnam, dân Vietnam sẽ trở thành những con cờ, quân bài, không hơn. Chúng ta hãy "dán nhãn mác cho Vietnam" , chứ chúng ta không dán nhãn mác cho những kẻ như thế.
    Trí-thức nói chung vẫn không thể đại diện cho toàn xã hội, chính xã hội mới là biểu hiện về sự tồn tại của họ. Thật khó mà đổ lỗi cho ai khác khi mà toàn xã hội, 1 cách vô hình chung, vẫn đinh ninh về sự tồn tại của họ.
  8. atolly

    atolly Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/05/2009
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0

    Trong các "tiêu chí" mà ông Bạt nêu, tôi không thấy tiêu chí "trách nhiệm" hoặc khắc phục những nhược điểm của chính quyền.. Bộ máy hay cơ thể nào cũng có những nhược điểm. Vậy thì chọn lực của bạn có thể nào là thay thế !?. Khắc phục từng bước, đó là giải pháp hay nhất. Hay khi mà ta có sự ổn định chính trị để dồn mọi khả năng cho mặt trận kinh tế thì lẽ nào mà 1 thứ "tự do ngôn luận theo kiểu phương Tây" lại có thể khiến mọi người ngoái cổ về những chiếc loa kia. Hay bạn lại so sánh rằng bạn có thể nhảy Hiphop thì sao lại cấm...nhảy điệu dân chủ!?
    Bạn có cái năng lực khắc phục những nhược điểm không? Như 1 vị bác sĩ chẳng hạn, khi không có biện pháp chữa trị thì lại quay sang ...giết bệnh nhân!? Những tài năng toán học một thuở đâu rồi. Họ chỉ nói những điều khách quan, những điều được học. Thế đấy, những điều khách quan theo logic lại sinh ra 1 điều khách quan. Có thể nói trí-thức Vietnam là những kẻ chỉ ...sản sinh ra những điều khách quan chăng!? Và ở cuối cái chuỗi khách quan kia, ở tận cùng của cái duy lý ấy, cái tính chủ quan vốn có của họ sẽ lại phải trỗi dậy. Chẳng có giải pháp nào cả, chỉ là sự chủ quan do chính chuỗi khách quan đè nén.
  9. kingbox3101

    kingbox3101 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/07/2009
    Bài viết:
    293
    Đã được thích:
    0
    Có câu: "Phải nếm đủ mọi thứ cảm giác trên đời mới có thể thành người toàn diện". Người mà luôn thành công thì họ không biết cảm giác thế nào là thất bại. Họ hãnh tiến trên con đường đời. Thông minh, khoẻ mạnh, gia đình lại khá giả, từ bé họ đã được cha mẹ sắp xếp, định hướng cho một tương lai tốt. Nhưng họ lại thường có một nhược điểm là không biết thông cảm, họ coi những người nghèo, người ngu dốt là những kẻ thất bại. Họ không thể đồng cảm và chia sẽ được với những người đó. Họ bị tê liệt cảm giác. Chỉ tiến, tiến và thăng tiến. Đó là những nhà chính trị. Điển hình là đất nước Mỹ, phe diều hâu, đảng cộng hoà... Một đất nước luôn coi mình là giỏi, là đúng đắn... hơn người khác thì mâu thuẫn với các nước khác là điều bình thường. Cũng như học sinh giỏi với học sinh dốt. Chính quyền không đại diện cho cả nước là như vậy - học sinh giỏi không đại diện cho học sinh cả địa phương.
  10. atolly

    atolly Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/05/2009
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    Không hẳn là như vậy đâu, thưa bạn. Tôi chưa từng ra nước ngoài nhưng cảm nhận của tôi về giới chính trị Âu Mỹ chỉ là trò cờ, bạc. Nước cờ hay chiêu thức của họ là đường lối, chính sách và giải pháp. "Tiêu chuẩn" chính vẫn là dấn thân vì trách nhiệm, và cũng vì trách nhiệm nên thắng, thua không ảnh hưởng mấy đến...sĩ diện. Chúng ta muốn có được cái tự do chơi cờ, bạc đó không? Muốn lắm chứ, thích lắm chứ. Nhưng có gì đảm bảo là sẽ không sát phạt nhau chí tử. Theo tôi biết thì Âu Mỹ chưa bao giờ sử dụng quân đội (chỉ cảnh sát chống bạo động là cùng) để can thiệp vào chính trị. Tôi vẫn tin rằng chính quyền ta là đại diện cho đa số - chính cái đa số này giúp bình ổn xã hội. Trí-thức sống trong sự bình ổn ấy. Họ mờ nhạt dần vì môi trường xã hội không còn như môi trường của 1 lớp học (mà ở đó họ là con cưng của các quí thấy cô - "chính quyền"). Họ muốn ngoi lên, muốn gây sự chú ý, 1 số muốn có thêm cái cảm giác của trò cờ bạc, mà "bác thằng bần" thì mấy ai chịu, phải thế không?
    Có 1 sự khác biệt nho nhỏ: thầy cô, học trò giỏi - chính quyền. Học trò giỏi nước ta không đại diện cho nền giáo dục, còn chính quyền thì đúng là đại diện cho đa số. Nếu tôi còn là học trò thì tôi cũng sẽ tuyên chiến với các thầy, cô, học trò giỏi (chỉ tiếc là khi xưa chưa có internet). Tuyên chiến bằng cách nào? Bạn tự nghĩ cách nhé.
    Có bác nào dám làm mạnh thường quân, cổ vũ cho học sinh trung bình không nhỉ?

Chia sẻ trang này