1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trao đổi ngắn về người trí thức.

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi atolly, 28/05/2009.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. kingbox3101

    kingbox3101 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/07/2009
    Bài viết:
    293
    Đã được thích:
    0
    Chúng ta không nên nhìn nhận xã hội theo bề nổi. Trước trận Trân Châu cảng, ai đoán được Nhật sẽ choảng Mỹ. Trước những biến động lớn là những khoảng lặng yên bình. Xã hội VN thế nào, không một ai biết hết được cả, kể cả là chính quyền. Vì có nhiều giai cấp, thế hệ, vùng miền, tôn giáo và mức sống.
    Hãy để ý những câu chuyện ngầm trong các phòng kín, những câu nói bâng quơ ở ngoài quán nước chè, những chia sẻ trong những lần thăm nom thân mật... Cộng những thứ đó lại cho ta thấy mặt thật của xã hội. Thực ra đối với những người dân thường, việc VN chọn theo chủ nghĩa nào không quá là quan trọng. Thời gian với họ phần nhiều là để làm ăn buôn bán. Thứ mà họ liên quan đến chính quyền là vài ba loại giấy tờ và người trực tiếp họ làm việc thường là mấy ông bên phường, xã...
    Có những cuộc họp mà giờ giải lao, ngoài hành lang mới là thời giờ nghị sự chính. Người ta thu thập thông tin, tìm cơ hội, hùn vốn, chia chác... Vì thời gian nghị sự chính họ đang phải nói và nghe cái thứ mà người ta phát buồn ngủ.
    Trí thức bình thường thì phần nhiều sống nhàng nhàng với bàn giấy, vài ba lần đi công tác, anh nào phiêu lưu thì một vài mối tình công sở. Thời gian hàng ngày của họ phần nhiều cho công việc, số ít còn lại cho vợ con và truyền hình. Nhiệt huyết thì cũng chẳng đi đến đâu vì mọi thứ đã sắp đặt sẵn, mà đùn đẩy lười nhác thì lương lậu kém. Tóm lại là vó việc thì làm, không có thì sống lờ đờ cho qua ngày thôi. Trong mỗi ngành nghề đơn vị thì cũng có những người hoặc là yêu nghề hoặc là chót đam mê với một điều gì đó thì bỏ thời gian nghiên cứu làm việc nhiều hơn kiểu "ăn no lại nằm" này một chút.
    Bộ phim nói về trường học phù thuỷ đã chiếm nhiều sự yêu thích của người xem trên toàn thế giới vì nói nói rằng không phải mọi người thày đều gương mẫu và không phải mọi học sinh đều giỏi. Những người thày thì khá bí hiểm và những học sinh thì mỗi người ngây ngô một kiểu. Đó là sự thực cuộc sống. Ở VN mọi thứ quay xung quan người thày hay bạn nào đó giỏi hay xinh đẹp. Còn lại những kiểu học sinh lờ nhờ thì âm thầm, bang quơ chém gió. Thậm chí người này cũng chẳng thèm nghe người khác chém. Do một vài yếu tố nào đó, họ tụ tập lại thành những nhóm lợi ích. Nam có vài nhóm, nữ cũng thế...
    Và khi một người thày chuyên quyền độc đoán thì các học sinh không ưa, trừ vài cán bộ lớp vì họ cũng vì lợi ích của chính họ. Nhìn bề ngoài thì bình ổn nhưng ông thày đó có thể bị mất chức bất kỳ lúc nào vì trong số học sinh, có một vài người nghịc ngợm có bố mẹ làm lớn hay quan hệ gia đình khá tốt. Trừ khi người thày kia là dây với "hiệu trưởng" hay các lãnh đạo địa phương.
    Mình là một học sinh trung bình trong một lớn chọn. Các thày cô chỉ quan tâm đến rèn luyện đổi tuyển của mình nên chiếm dụng cả thời gian trong giờ dạy đại trà, vì quỹ thời gian cho đội tuyển có hạn, mà thành tích thì nhà trường ép. Nên các đề thi dạy trên lớp toàn là các đề thi quốc tế, quốc gia năm nảo năm nào. Và thế là một học sinh bình thường hiếu động trở thành một học sinh dốt.
    Tôi muốn đại diện bênh vực cho khối học sinh dốt! Tôi có khẩu hiệu là giảm thiểu chương trình và không nên chạy theo thành tích.
  2. atolly

    atolly Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/05/2009
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    Liệu có quá mâu thuẫn không, khi mà chính sự bình ổn lại chứa đựng những nguy cơ bất ổn? Bản chất mọi sự việc luôn là như thế. Nó tạo tâm lý lo sợ mơ hồ, vì chúng ta từ thời đi học vẫn bị lôi cuốn theo những điều lý tưởng, như những toa tàu bị lôi kéo bởi đầu tàu. Hoặc nó khiến 1 tầng lớp lại có tâm lý "được voi đòi tiên". Có lẽ có 2 xu hướng. Một là tạo bình ổn để chính sự việc tự phát sinh mâu thuẫn, đó chính là động lực phát triển. Tôi theo xu hướng này. Hai là nếu chính cái nội hàm đó không phát sinh mâu thuẫn thì phải cậy đến ngoại diên, nhưng chính cái ngoại diên lại sẵn những yếu tố dẫn đến bất ổn. Bất ổn từ thượng tầng. Như thế lại dẫn đến việc những "đầu tàu" lôi kéo nhưng toa tàu theo nhiều chiều hướng...Hơi mạo hiểm ...
    Trở lại xu hướng I. Bạn không thể hô khẩu hiệu "giảm thiểu chương trình và chạy theo thành tích" được. Vì điều này khiến chính bạn bị chựng lại. Và khỏi cần bạn hô khẩu hiệu thì chính cái vẻ "ngây ngô, lờ nhờ" mỗi người mỗi kiểu cũng đã nói lên điều đó rồi. Rồi thì họ lại trôi theo những xu hướng thời thượng, hái hoa, bắt ****...Theo tôi thì lớp học không phải là 1 đoàn tàu xình xịch chạy theo những thanh ray. Nó cũng không thể là nơi dệt những mộng tưởng tiểu thuyết, vì điều này cũng dễ biến học trò thành những "thằng chơi". Cái lớp học nó mất chất chính vì những điều này. Tại sao học trò lại phải đến lớp? Vì lớp học nó tạo dựng nên cái nội hàm. Nội hàm muốn có nghĩa và giá trị thì buộc nó phải có sự đối lập. Đối lập ở đây cũng không có nghĩa xu hướng này tìm cách lôi kéo và triệt hạ xu hướng kia. Đối lập để tạo nghĩa, nhưng triệt hạ là làm mất giá trị...Tóm lại là cái lớp học của chúng ta luôn theo xu hướng làm mất nghĩa và mất luôn giá trị...
  3. kingbox3101

    kingbox3101 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/07/2009
    Bài viết:
    293
    Đã được thích:
    0
    Có vẻ như vì một vài điều kiện nào đó bạn không thể nói mộc mạc được vấn đề. Hoặc giả bạn cố tình nói thế này để thử mình. Nhưng không sao, để viết được như thế là một điều không dễ. Có một chân lý chung trong lịch sử là thế này: cứ ông thày nào vì học sinh, vì lớp học, dạy dỗ để cho ra đời những công dân tốt cho xã hội là ông thày đó đúng, và được lịch sử ghi lại lưu truyền đến mai sau. Tức là bình ổn, mâu thuẫn hay bất ổn đều nên có căn nguyên từ đó. Bình ổn mà thày tốt, trò tốt thì mong quá còn gì. Mâu thuẫn thì thường ai cũng cho mình là tốt, chiến thắng thường thuộc về kẻ tiếp cận cuộc chơi tốt hơn. Nếu bất ổn (mạo hiểm) mà sau nó là tốt đẹp thì nên xem xét...
    Số đông thì luôn lo sợ mơ hồ, vì họ bị động, sự chủ động - rất tiếc - lại thuộc về những kẻ "được voi đòi hai bà trưng". Sự mạo hiểm của những người này tạo ra bất ổn xã hội, có vài người bị bắt...
    Có lẽ đúng hơn trong câu kêu gọi của tôi là giảm thiểu giáo trình. Có một lần về quê, tôi đến thăm một di tích lịch sử nổi tiếng của quê mình. Tôi ngạc nhiên vì nơi này có rất nhiều rác. Thế học sinh học nhiều để làm gì trong khi ý thức làm sạch môi trường không có? Người ta tính tạo ra những cái máy chăng? Giáo trình nên giảm bớt và nên cho học sinh học những điều trong thực tế. Ngày nay nhiều học sinh học xong đại học không nấu nổi nồi cơm, chưa nói đến yêu cầu anh (chị) ta phải tự mổ thịt một con lợn.
    Còn mơ mộng: tuổi trẻ là tuổi của mơ mộng, dù giáo trình có nặng đến cỡ nào cũng không thể ngăn cấm người ta làm thế. Nếu không có những mơ mộng đó có lẽ loài người chúng ta không thể có máy bay, tên lửa để bay lên trời... Hái hoa, bắt ****... thì cũng nên dạy mà định hướng cho người ta, vì hái hoa bắt **** cũng là một phần của cuộc sống. Còn có những đại học dạy vẽ hoạ, nhảy múa và ca hát cơ mà. Tay chơi cũng cần phải học đấy chứ. Chơi nó cũng có nguyên tắc của nó chứ, đâu phải dễ đâu. Chơi cho nó phong cách, cho nó đẹp mà lại tiết kiệm thì không phải ai cũng chơi được. Cho nên những tay chơi có hạng cũng là những nghệ sỹ, tất nhiên là còn trong phạm trù đạo đức.
    Có lẽ cái "xu hướng làm mất nghĩa và mất luôn giá trị" luôn thôi thúc chúng ta hành động và không bao giờ thành công. Vì chính khi thành công lại chính là khi rất dễ mất nghĩa (mục đích) và mất giá trị vì các mục tiêu luôn thay đổi. Dù nói điều này là thật mâu thuẫn, một con người có khi còn mẫu thuẫn với chính họ, nhưng tiến bộ là điều họ luôn cần. Câu hỏi nên luôn được đặt ra là: thế nào là đúng và làm thế nào tiến tới điều đó. Và đặt câu hỏi đó là nhiệm vụ của trí thức, vì nếu không làm điều đó, chẳng có mục đích trong đời, không có lý tưởng cuộc sống quả là nhàm chán!
  4. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Rồi! Tay này khá. Đúng là hậu sinh khả Ố. Nói năng mạch lạc, chính xác. Nắm chính xác được vấn đề, cứ như nhắm mắt thò tay vào bị và lôi được sự thật ra.
    Đó là hai trường hợp khả dĩ cho Ông Atolly. Anh nói rõ:
    + Trường hợp 1: Ông ta hiểu rõ sự thật. Ông ta biết lý luận, dùng rất tốt logic hình thức. Ông ta cũng hiểu rõ thế nào là Chân lý và Công lý. Như vậy cách nói của Ông ta là cố tình chủ quan. Xuý Zân dzả dzại để xem phản ứng của anh em thế nào. Cố tình chơi lởm, chơi trội - Đòi đặt đít lên đầu người khác, xem mình là tài, áp đặt lối chơi cho cả Topic (Chưa tính chuyện có thể chà đạp lên sự thật, và nhận vơ 1 số điều của người khác tư duy làm của mình).
    Trường hợp này: Không tham gia. Quyết không tham gia. Không làm thằng hề, con rối trước một tay điều khiển, trừ khi tỏ ý muốn thi tài.
    + Trường hợp 2: Mắc vào mê cung của sự mê tưởng. Nhầm tưởng mình là đúng đắn, là tài giỏi. Bệnh này là chủ quan. Mâu thuẫn trong chính con người Ông ta trở nên một mớ lùng nhùng. Như mê cung. Không thể thoát ý, không thể hiện đươc ý, cảm xúc của bản thân. Các cụ bảo: ''Ăn không lên đọi, nói không nên lời''.
    Kiểu nói này là kiểu nói cổ truyền: Than thân, trách phận. Tuy nhiên, than thân được, trách phận được cũng là một cách để giải thoát, để xoa dịu, giống như nước mắt của một người đau khổ: ''Trăm năm trăm cõi người ta - Chữ tài chữ phận khéo là ghét nhau''. Ở đây chữ ''phận'' thì đúng rồi. Đó chính là đau khổ, nguồn gốc từ mâu thuẫn, từ sai lầm, mê tưởng, đối nghịch trong bản thân con người này mà ra. Chữ ''Tài'' ở đây rất khác, không phải nghĩa thường. Họ lầm tưởng mình tài. Họ tưởng họ hiểu rõ bản thân, hiểu rõ cái ''Tài'' của mình, ấy vậy mà vẫn không viết ra được cái đau khổ của mình nó ra được một cách mạch lạc chi tiết. Không có óc logic và phân tích.
    Đây là triệu trứng đầu tiên của bệnh tâm thần. Của sai lầm nhận thức, dần dần ăn vào não trạng làm cho một con người hoạt động gần như trở thành ''bất bình thường''. Dạng người thế này rất dễ biến thành đối tượng trêu đùa cho đám trẻ nít - Những nhân vật mà người lớn chúng ta thường cho rằng chúng ''không thiện không ác'' nhưng ''rất khách quan''. Có câu bào chữa hay dùng cho chúng: ''Con nít ấy mà'' chấp làm gì Bác.
    Cách thứ nhất đối xử với Ông ta: Đối với trường hợp này: Tuỳ bệnh nhân bị nặng, hay nhẹ mà việc chữa trị cũng tốn kém và mất một lượng thời gian nhất định. Tôi e rằng cách chữa tốt nhất là để Ông ta lãnh thêm vài trải nghiệm nữa chắc mới tới được ''cảnh giới''. Ở đây tôi biết yếu điểm của Ông ta. Xem hệ thống nhận thức của Ông ta biết được nguồn gốc của sai lầm là ở vấn đề ''Chủ quan'' của Ông ấy. Mọi thứ đều Ổn chỉ cần thay cái ''nhận thức chủ quan'' bằng nhận thức khách quan'' là xong. Tuy nhiên giống như một người ''Tâm thần'' lúc nào cũng khư khư bảo mình là ''cột đèn'' thì việc bắt Ông ta trở lại nhận thức ''bình thường'' rất dễ đi tới bạo lực. Và cách lựa chọn hay dùng là ta cũng ''giả vờ làm cột đèn'' với Ông ta để xem diễn biến Ông ta, chừng nào có lợi sẽ tác động. Nhưng cẩn thận và tỉnh táo kẻo lại biến thành tâm thần như Ông ta mà không biết. Đấy là thiện ý, xuất phát từ nhận thức, hiểu biết khoa học, không xuất phát từ tình thương. Đao kiếm thì vô tình.
    Cách thứ hai: Tảng lờ. Im lặng cũng là câu trả lời. Tuy nhiên cũng có người bị phản tác dụng. Ông ta cũng có nguy cơ rơi vào tự kỷ. Bệnh này càng khó chữa. Ông ta sẽ chối bỏ cái ''bên ngoài'', cái ''khách quan'' hoàn toàn. Và rất sợ hãi về nó.
    Cách này thường được những người không có thiện ý với Ông ta lựa chọn.
    + Trường hợp 3: Phân vân, đứng giữa ngã 3 đường. Biết rằng cái nhận thức ''chủ quan'' không còn đúng nữa, nhưng vẫn chưa chịu dứt bỏ. Thể hiện con người đầy tham lam, hối tiếc, luyến tiếc. Con rô cũng tiếc, con riếc cũng.... Rõ ràng cắt tóc, mặc quần âu mà cứ nói mình là con người truyền thống. Nói chung là đang mắc mớ, nói sai sự thật. Nhưng như người tâm thần mới khỏi bệnh. Như là con riếc mới vượt vũ môn, nhưng đang ngấp nghé ... biến thành ''bò sát''.
    Loại người này đang khá hơn dạng 2 một chút. Nói chung xu hướng là tốt, là đang chuyển hoá sang nhận thức chính xác.
    Nếu Ông ta mà rơi được vào trường hợp này thì thật tốt. Mong thay, mong thay.
  5. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
  6. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Việc tư vấn cho nghành giáo dục thì tôi không bàn. Cuộc sống ắt sẽ đòi hòi và tự tìm đường đi cho mình. Sẽ là tốt nếu xã hội bớt đi những kẻ ''tâm thần''. Đối với những người ''không tâm thần'' thì xử lý những việc ấy luôn trong tầm ''phủ tư duy''.
    Lúc đó, mỗi học trò sẽ thành một thực thể sống, mang trong mình tinh thần sống của cả dân tộc. Chỉ cần còn 1 giọt máu của dân tộc là còn cả dân tộc.
    Tôi nói thêm về ''hái hoa bắt ****'': Ý nói về sự lãng mạn đây mà.
    Lãng mạn là một nhu cầu của ''con người''. Nó là nghĩa đứng sau hình thức là tấm thân bồ tượng này.
    Nghĩa - là một khái niệm trừu tượng, không thấy cụ thể mà chỉ thấy thông qua những hoạt động sống, những sản phẩm của cuộc sống: Ví dụ: Ngôn ngữ (Nó là ký tự, nhưng chở nghĩa), âm nhạc (Sóng âm, nhưng mang nghĩa - thông tin) Nó chính là nhận thức lý tính, logic, là quy luật tự nhiên được thể hiện vào một hệ thống nào đấy (Chúng ta thường có những bài toán tìm nghĩa của một chuỗi số...v..v..) Hay rõ hơn là đời một người, sau 100 năm chết đi, nhưng cái nghĩa của Ông ta còn mãi cho đời sau...v..v... khác với kẻ ''chủ quan'' sớm nở tối tàn và biến mất tích khỏi bầu trời HN.
    Như vậy: Nghĩa là động lực luôn thôi thúc con người ta sống, hoạt động, tư duy. Nó thuộc về những quy luật khách quan, tồn tại vĩnh hằng trong tự nhiên, thiên nhiên.
    Trong một con người: Đuổi ****, bắt hoa, ngay từ bé (Khi chưa có những phản xạ có điều kiện của người lớn che lấp, lấn át) nó thể hiện bản năng của một thời hái lượm tiền sử. Là một sinh hoạt thường nhật của một thời và hiện giờ vẫn còn phản xạ đó. Trông nó thật lãng mạn và ''có chiều sâu lịch sử''. Ý nghĩa của nó là vậy. Càng thấy nó ở chiều sâu ở quá khứ thì càng thấy chiều sâu của nó ở tương lai và cao nhất là thành bất tử.
    Tương tự như vậy, nhu cầu chơi cũng có thể giải thích và tìm hiểu được nguyên nhân từ quá khứ.
    (Tôi có một số tìm hiểu, nghiên cứu về thời gian và các hệ quả tiên đề của nó. Lúc nào rỗi sẽ post.)
    Sự lầm lẫn mới là sự làm mất nghĩa và giá trị. Lấy cái hữu hạn mà gán cho cái vô hạn là sai lầm, rốt cục sẽ dẫn đến mâu thuẫn và mất nghĩa.
    Ví dụ: Khái niệm mặt trăng, thời xưa chỉ ví như chiếc đĩa, như trái bóng, như.... một vị thần nào đó.
    Ấy là ý nghĩa và giá trị của ''mặt trăng'' thời đó.
    Khái niệm này theo dòng thời gian, bằng sự lao động và sáng tạo của loài người, đã được lấp đầy nội hàm với những khám phá mới: Đẩy xa cái huyền thoại vào cấp vi mô, phân tử và lượng tử. Thậm chí người ta thấy nó rất to và gọi nó như một hành tinh. Vậy là Ý nghĩa và giá trị của mặt trăng đã khác. Nó khác hoàn toàn với khái niệm ''mặt trăng cổ đại''.
    Như vậy ''mặt trăng cổ đại'' đã mất nghĩa và giá trị ở thời hiện tại. Nó chỉ còn nghĩa, gía trị trong môi trường của nó - Văn hoá cổ đại.
    Qua đó có thể thấy, một Ông vua không thể đội mồ mà đứng dậy đòi ngai vàng vì: Cuộc sống luôn đi tới, luôn phát triển về phía tương lai, luôn bỏ Ông ta lại với thời đại của Ông ta, quá khứ của Ông ta, với cái huyệt và mồ của Ông ta.
    Ông ta không thể tài giỏi bằng ''Giời'', không thể 1 bàn tay che lấp thiên hạ mà luôn có kẽ hở, luôn hở bằng chứng là không thể che chở được cho dân, làm người dân vẫn luôn bị ảnh hưởng bởi yếu tố bên ngoài (mặc dù Ông ta luôn luôn không muốn thế): Như cuộc xâm lăng của Tây Phương. Ánh sáng từ các thiên hà xa xôi vẫn luôn lọt tới được trái đất này.
    Do vậy những Ông vua ấy, công và tội luôn bị phán xét bởi lịch sử, bởi những con người tương lai, dẫu có bưng bít đến đâu.
    Những cái mâu thuẫn, bất lực luôn đến từ bản chất sai lầm của một con người không tôn trọng sự thật, sự vận động khách quan.
  7. kingbox3101

    kingbox3101 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/07/2009
    Bài viết:
    293
    Đã được thích:
    0
    Tôi thích cái cảm giác chênh vênh khi tham gia vào một diễn đàn: không biết mình nói có đúng hay không? không biết người khác nói về cái gì? không biết họ nói đúng hay sai? và chênh vênh nhất là không biết chủ thể cái nick này có có là chủ thể nick kia hay không?
    Thế nên có vẻ mọi người (kể cả tôi) có xu hướng nói nước đôi, nước ba, thậm chí nói thật trừu tượng, khó nắm bắt để làm khó nhau và một mũi tên có thể trúng đến hai ba đích.
    Có lẽ hai bài trả lời dài bên trên có quá nhiều luận điểm để trao đổi. Tôi chỉ xin bàn bạc thêm vài điều. Thứ nhất hai bài trả lời hình như ra ngoài phạm vi ban đầu của chủ đề topic. Thứ hai tôi không hiểu nổi chủ thể của bài viết đang nói về vấn đề gì và nhắm tới gì. Thứ ba nếu quả thật sự nhắm tới là kỹ càng đến vậy thì có vẻ như chủ thể của nó cũng rất hiểu và đang có một cái bệnh gần như vậy. Thứ tư là học thuyết phân tâm học nói trong mỗi chúng ta đều có một phần là tâm thần. Có một vài người luôn thắc mắc xem mình có quên gì không nên luôn phải quay lại nơi mình rời đi. Một người luôn sợ mình làm rơi thứ gì đó nên hay quay lại nhìn phía sau. Đó là những triệu chứng tâm thần hạng nhẹ...
    Có một bác sỹ muốn tìm hiểu xem vì sao những người nghiện lại khó cai đến thế? Vậy là ông ta liền nghiện như người khác mong hiểu tâm lý họ đê chữa trị. Thế rồi ông ta cũng không cai được. Cuộc đời quả thật là trớ trêu, đó là còn chưa nói đến một thứ tâm lý kinh khủng khác. Đồng tính!
    Có vẻ như chủ thể của hai bài viết trên không hiểu ý tôi, hay không muốn tranh luận nên quay sang bàn bạc về một cá nhân nào đó khác. Vì ý chính tôi nói ở đoạn cuối là khi biết được mặt trăng rồi, Chúng ta sẽ nghĩ đến việc khai thác nó. Xem có bao nhiêu vàng, kim cương, có nước không, có oxy không, con người có lên đó sống được không... chứ nói thật tôi cũng không đủ mơ mộng để nghĩ ra những mục đích mơ mộng và trừu tượng khác. Có thể thực dụng nó chiếm lĩnh suy nghĩ và hành động của tôi rồi, nhưng không sao, thực tế nó cũng có cái yêu kiều của nó.
  8. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Không, bạn không có lỗi. Có chăng là sai lầm của Bạn trước khi vào Topic này, không đọc kỹ phần tranh biện của Tôi và Ông Attoly. Phải nói Ông ta là một tay quăng rác cự phách. Lẩn như trạch. Đang nói chuyện có vẻ khách quan, bí cái là lẩn sang chủ quan trốn ngay. Hành động như một chú cá mực.
    Có lẽ dùng một cái thòng lọng thì không đủ bắt Ông ta. Lần này tôi tung ra bảo bối. Có ba cái thòng lọng: Khách quan - Chủ quan - Ẩm ẩm.
    : Atolly!!!
    Có ba sự lựa chọn, Ngài chọn cái nào?
    Ha ha....!
    Ông ta nói chuyện với tôi về Trí thức. Tôi dùng nội hàm thời đại, hiện đại của Khái niệm này để tranh biện còn Ông ta cứ khư khư giữ quan niệm cổ hủ về Trí thức để tranh biện. Rõ khổ cho tầm nhìn Ông ta. Trả trách cứ mắc mớ, loay hoay.
  9. atolly

    atolly Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/05/2009
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    Tôi nghĩ là chính ý tưởng "giảm thiểu" để chia xẻ cũng là 1 ý đồ triệt hạ rồi (à mà có lẽ tôi dùng từ sai. Xin đổi "đối lập" thành "đa xu hướng", vì tôi cũng đang phản đối nhận định của ông Bạt). Tại sao có 1 số học sinh theo kịp giáo trình, còn 1 số thì không? Quả thực lớp học của chúng ta có số đảm nhiệm nhiều chức vụ: lớp trưởng kiêm luôn bí thư đoàn, giỏi toán kiêm luôn văn nghệ...Điều đó khiến những học trò khác phát ghen, phát chán hay do họ quá tham? Như ví dụ của bạn, ý tôi thế này: do những học trò giỏi phải chạy thi với giáo trình nên họ không có thì giờ cho những việc xã hội. Nhưng lại có 1 số học trò khác, học cũng trung bình thôi, chúng lại có thể thích làm những việc như thế. Đó là đa xu hướng. Cậu này học dốt, nhưng ai biết được rằng cậu chỉ say mê luyện đàn. Cô kia hay mơ mộng, nhưng ai biết rằng cô ta thích toán. Như thế ta lại đi vào khía cạnh cá nhân. Hãy biết cách tôn trọng tự do cá nhân. Không phải cái kiểu như: - Cậu tưởng tớ chỉ giỏi toán thôi sao, tớ còn có thể đánh đàn hay hơn cậu đấy. Sự đối lập rất dễ hiểu sai, chẳng hạn - Ôi giời, học cho lắm ... chúng ta đi dance thôi. Chuyên nghiệp hóa cũng phải đi từ đây.
    Lãng mạn hay "chơi" cũng thuộc cá nhân. Mà bạn bênh vực chúng là phản giáo dục. Giáo dục là tạo nhân cách riêng chứ không thể muốn "nhập" vai nhân vật nào trong tiểu thuyết cũng được.
    Một cách đơn giản để không mất nghĩa, đó là không nên lôi kéo người khác. Hãy làm những điều mình thích.
  10. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Kha kha.
    Nói là không lôi kéo mà lại là lôi kéo.
    Trình độ lý luận tụt xuống ''Zero'' thế này rồi sao?
    Dân gian gọi là ''Cùn'' đấy.

Chia sẻ trang này