1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trao đổi ngắn về người trí thức.

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi atolly, 28/05/2009.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Chúng ta cần phải bám sát diễn biến tranh luận nhé. Tránh đi trật đường ray.
    Tôi muốn nghe bác nói về con người ''Trí thức'' và ''nghệ sỹ'' của thời đại này kia. Những ''Nho sỹ'' ngày xưa chỉ bị tác động của 2 cực: 1 cực là Nghệ sỹ ''Khổng Khâu'' và cực kia là phần còn lại nói chung. Nhưng bác cần nhận rõ những ''Nho sỹ'' - ''Trí thức'' chân chính với những kẻ tín điều ''Nho sỹ'' nhé. ''Nho sỹ''-''Trí thức'' chân chính là những người hiểu Ông ''Khổng Khâu'' nhưng cũng hiểu luôn cả cuộc sống của những người bần hàn, tầng lớp bị trị. Họ cũng sống cả 2 cuộc sống trong 1 con người. Họ hiểu được cả cái hay, cái đẹp của cuộc sống, mọi ngóc ngách cuộc sống, họ cảm được cái đẹp của ''Nghệ sỹ tính''. Họ bị căng ra giữa 2 cực. Đó là trí thức chân chính. Chân đi dép lê nhưng đầu có thể đội mũ quan. (Giống như ông Táo quân ấy nhỉ? Cởi truồng mà vẫn đội mũ quan. ). Dân nể mấy người này lắm. Thương lắm. Bởi họ thấy sự thông cảm của tầng lớp này, thấy sự bảo vệ của tầng lớp này. Còn những kẻ tín điều hủ nho cho là ''Xướng ca vô loài'' thật sự là những kẻ cơ hội và phản....động. Ở họ ta chả thấy nổi cái ''Trí thức'', thấy lương tâm ở đâu rặt ngoài cái vụ lợi, trên thì xu nịnh, dưới thì e hèm, bóc lột dân chúng. Tri thức có được ở chúng là ''quyển mấy'', '' chương mấy'', đại loại là ''Ở bển'' bảo thế rồi. Chúng quả thật là vô tích sự cho dân.
    Cái Chân lý là phổ quát, có giá trị cho tất cả mọi người. Chừng nào có giá trị cho tất cả mọi người, nó mới là chân lý. Chính vì thế, ở mỗi người dân, mỗi Trí thức thật sự luôn có một nghệ sỹ thú vị. Trong từng hoàn cảnh, họ luôn có những sáng tạo. Mỗi người dân có thể là một nghệ sỹ. Mỗi một vấn đề trong cuộc sống đều tạo cho họ một cảm xúc, một nỗi niềm mà họ phải giải toả. Trầm lặng phân tích hay bi ai oán khổ đều là những sáng tạo của họ. Nó có tác dụng rung cảm lòng người, bởi nó có chung một bản thể là hoàn cảnh xã hội đương thời. Mỗi người một cách giải quyết. Nó mang tính cá nhân và cá biệt. Đó là nghệ sỹ. Còn người trí thức thì sao? Người trí thức sinh ra từ sự thông cảm, thấu hiểu. Người trí thức sinh ra từ mối liên hệ giữa những cá thể trong xã hội, không để cho cơ thể xã hội bị đứt lìa. Vậy thôi, Chả có người trí thức nào không phải là con người, do đó họ đều mang trong mình một nghệ sỹ tính nhất định. Ông Đào Duy Từ là một trí thức.
    Vậy không phải là người Trí thức ăn cắp tính nghệ sỹ. Bác đừng đem sự phân biệt của người xưa (giữa xướng ca vô loài và Nho sỹ) mà nhìn nhận người Trí thức ngày nay. Bác phải nhìn lại quá khứ và hiện tại bằng trình độ, bằng lăng kính của thời đại này.
  2. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Lại lấy cái vô thức để ngụy biện rồi. Thực ra cái ''vô thức'' cũng là một sản phẩm của nghệ sỹ ''Freud'' mà tín đồ Trần Thắng đang ưa dùng. Không ai thấy cái vô thức, chỉ thấy một con người cụ thể. Trong con người ấy có cái chất nghệ sỹ. Một con người đang day dứt giữa trạng thái của Trí thức và nghệ sỹ. Vừa muốn thoát tục, vừa bị tình cảm với phần còn lại của thế giới níu kéo. Muốn đem đến cho xã hội giá trị gì là vai trò của người Trí thức.
    Đậm 1: Tôi chẳng đồng ý với bác. Bác đang nói ''Họ'' là ai. Nghệ sỹ hay ''Trí thức''? (Tại bác đang phân biệt hai dạng người này. Thế mà dùng từ ''Họ'' thì chung chung quá. Lẫn lộn). Câu nói này của bác như sự áp đặt cho mọi người việc phải đem những gì của riêng họ cho tất cả mọi người nếu không là bác oánh ấy.
    Tôi thì tôi nghĩ thế này. Sáng tạo là quyền của mọi người. Tự do sáng tạo là quyền của mọi người. Đói thì ăn, đó là quyền của mọi người. Đối với nghệ sỹ cũng vậy. Sáng tác đó là một nhu cầu của đời sống tinh thần. Họ làm vậy vì đó là nhu cầu tự thân, vì họ. Bởi họ là con người. Có gì ích kỷ ở đây? Họ sáng tạo là cho họ cái đã. Bác không được đi xe ô tô, thấy họ sản xuất ô tô đi thì bác bảo họ ích kỷ ư? Thế hoá ra Nghệ sỹ là ích kỷ ráo? Nghệ sỹ luôn là những người sáng tạo bởi họ sinh ra đã là nghệ sỹ. Giống như ong thợ thì đi lấy nhuỵ hoa vậy.
    Lập luận của Bác là sự đố kỵ rõ nét. Mà nó sinh ra từ sự ích kỷ, tham lam. Con bò sát thì phải bò dưới đất, đừng thấy chim nó bay thì lại muốn bay. Muốn bay thì hãy làm chim, đừng làm bò sát. Không thể vừa muốn bò lại muốn bay.
    Đó là con người nghệ sỹ. Còn khi nào có người trí thức, nhận rõ được cái hay, cái đẹp, cái dụng của sáng tạo nghệ sỹ đó, đem tới mọi người để mọi người thưởng thức, giảng giải cho họ thì họ mới biết bác nhé. Họ sử dụng sản phẩm của nghệ sỹ tức là tôn vinh, công nhận ''tầm'' của nghệ sỹ rồi đó. Trách nhiệm đem tới cho mọi người ''giá trị'' là của người Trí thức chứ không phải là nghệ sỹ. Đúng. Người Trí thức là người ăn cắp. Nhưng ăn cắp của nghệ sỹ, không cần xin phép và mang đến cho mọi người. Chứ không phải nghệ sỹ ăn cắp của mọi người mà bác đòi xông đến cướp về. Bác phải biết cám ơn những người nghệ sỹ. Vô ơn quá. Cuộc sống của bác nếu không có những nghệ sỹ sẽ ra sao hả bác? Chỉ toàn những người ''đòi hỏi'' thôi à bác? Thuyết tương đối là của Anhxtanh. Bác không hiểu thuyết tương đối thì bác lại bảo Ông Anhxtanh ích kỷ? Viết cho bác không hiểu được? Cánh đồng rộng lớn kia, bác không chịu cày. Chờ cho người khác cày bừa, trồng cấy xong bác lại đòi xông đến, bắt người ta chia?
  3. longanhn

    longanhn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/05/2009
    Bài viết:
    131
    Đã được thích:
    0
    oh kia, bác atolly đi đâu mất rồi. Hai nhà trí thức đang tranh biện với nhau sôi nổi, sao chỉ còn một nguời ở lại độc thoại mà thôi.
    Nhà phê bình lỗi lạc atolly, Ngài đi loanh quanh ở đâu, xin trở lại cùng với Nguời từ những hành tinh khác.
  4. atolly

    atolly Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/05/2009
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0

    Hết ông Bạt "cải tiến tên lửa đạn đạo của LX cũ" nay lại đến ông Nho sao hỏa nghiên cứu Einstein để chế bom hạt nhân !? Vậy thì Vietnam đã có thể thách thức các siêu cường !?
    Einstein là nhà kh''học đã giải quyết rốt ráo những vấn đề đương thời. Đấy chính là người trí-thức tiêu biểu đương đầu với hiện thực. Ông không sáng tác văn nghệ, con người nghệ-sĩ chỉ là con người phụ thôi. Cái ông hoàn trả cho xã hội lớn hơn cái ông vay mượn. Bạn đề cao Einstein, sao lại muốn bác bỏ Freud !?
    Tôi không đố kị hay hằn học với trí-thức, mà theo bạn thì tri-thức là nghệ-sĩ và ngược lại. Tôi chỉ muốn mở ra 1 "hướng điều tra" về những rối rắm trong xã hội ta hiện nay. Trí thức nước ta bắt đầu từ thời nào ? Từ thời Lý, tức giới trí-thức đều từ Nho giáo mà ra, ông Khổng vẫn là ***** của giới trí thức Vietnam. Bạn đồng ý không ? Cái thời ấy nó kéo dài đến tận ngày Pháp xâm chiếm Vietnam, từ đó cái từ "trí thức" dần dà thay thế dần cái từ "nhà Nho". Rồi thì dân trí-thức mới lại thỏa chí tang bồng với chữ quốc ngữ, họ xâm thực vào lĩnh vực cầm ca từ đấy. Chẳng khác nào người Pháp với chữ Latin của họ, giới trí-thức đã đẩy lùi bọn cầm ca xuống 1 bậc...Đến tận bây giờ thì người ta đã thần tượng hóa người "nghệ-sĩ". Dân cầm ca dấm dớ (mà đã gọi là "xướng ca vô loài" thì xá gì cái danh dấm dớ chớ, họ còn có cái quyền tự xưng bằng "ông" cũng được kia mà). Bạn nói là tự do thưởng thức và sáng tác nghệ thuật, có thực sự là như thế không ?
  5. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Bác bực mình chuyện Ông Bạt lắm ru. Ông ấy có cải tiến tên lửa chứ trực thăng hay tàu thuỷ bác liệu cũng bực mình lắm?
    Còn bác gọi tôi là Nho sao hoả thì tôi cũng chẳng ý kiến gì? Chỉ là cái tên. Không nội dung, và cũng chẳng có dẫn chứng cụ thể cho điều ấy.
    Việt nam có thể thách thức các siêu cường??(Tolly): À, điều này đối với bác cũng viển vông phải không bác. Nhưng ý bác là nói Việt nam hiện tại hay mai sau? Hiện tại có thể còn yếu, còn kém, nhưng còn tương lai? Bác có vẻ bi quan quá nhể. Cũng phải thôi, khi con người ta đang lùng bùng mớ tư duy hũ nút trong đầu, chưa được khai phóng thì cũng chẳng có đường nào mà thoát, bi quan là điều không tránh khỏi. Tôi rất hiểu cái tâm lý bác. Thật sự là bế tắc. Không thấy đường. Con ếch ngồi dưới đáy giếng thì trời chỉ bằng cái vung, Nó không thoát đi đâu được và tư duy và nhận thức nó cũng bằng chừng ấy. Bác chớ giận. Dân chủ là phải ... phớt ăng lê. Tôi có công kích bác là cũng chỉ công kích cái thói quen, cái kinh nghiệm mà bác cứ khăng khăng và cố thủ. Chớ thâm tâm, tôi vẫn coi trọng bác với ý nghĩa là một con người. Thật sự tôi mở rộng điều này là dò xét tâm lý bác, tôi cũng hiểu bác đang gặp những điều bế tắc trong cuộc sống... nhất là về mặt nhận thức.
    Bác thực sự đang là một trí thức... bất lực. Bác cạn rồi, cạn nguồn. Các giá trị, các ý nghĩa, các khái niệm và các học thuyết trong con người bác xáo trộn lung tung hết cả. Để giải quyết nó, theo tôi, bác nên chọn cho mình một điểm nhìn cụ thể, tiên quyết. Ví dụ, bác có thể chọn thời điểm bây giờ, hiện tại, với những giá trị, quan niệm hiện tại để bắt đầu nhận thức, đánh giá. Bác hãy dùng những khái niệm ''trí thức'' và ''nghệ sỹ'' của thời hiện tại. Bác nên nhớ ngày xưa không có khái niệm ''trí thức'', mãi sau này mới có. Vậy bác phải tìm hiểu từ ''trí thức'' xuất hiện từ bao giờ, với những đặc tính biểu hiện nào mà người ta nói tới, chứ đừng nhầm lẫn với đời Tống tồng tông xa xôi nhé. Và
    theo diễn biến có lợi trong thời đại cho dân tộc này, Khái niệm ''Trí thức'' phải đáp ứng yêu cầu mới nào phải thêm những nội dung nào để cho anh em còn phấn đấu, còn nhìn thấy đích mà hướng tới, để còn xứng đáng với ý nghĩa là giá trị tinh hoa và lương tâm của dân tộc. Giải quyết được điều đó cũng là giải quyết cho chính bác.
    Ai bảo bác là Einstein đã giải quyết được rốt ráo được những vấn đề đương thời? Tôi bảo là chưa bởi vì ''Chỉ có Chúa mới biết''. Einstein đứng trước sự phi lý trong vật lý đành thốt lên: Chúa không chơi xúc xắc. Ấy thế mà lý thuyết sác xuất vẫn được chấp nhận và thế giới vẫn phải chấp nhận sự bất định đó bác.
    Đúng vậy, Einstein là trí thức tiêu biểu đương đầu với hiện thực khi Ông đứng trên bục giảng và trước Hội đồng khoa học để thuyết minh, giảng giải cho mọi người về học thuyết, giả thuyết của mình. Nhưng không nên thấy cây mà không thấy rừng. Ông lại là một nghệ sỹ. Ông sáng tạo thực sự, Ông sáng tạo những ký hiệu, những ''công thức'', với ý nghĩa và giá trị Ông nắm giữ. Cái đấy là của Ông. Cả thế giới công nhận cái đó là của Ông. Ông mang đến, trao cho, cống hiến cho loài người. Chứ không phải là Ông ''vay mượn''. Bác bảo Ông ấy vay mượn của mọi người thế bác có thấy Ông ấy vay không? vay ở đâu, chỗ nào? Ai đưa cho Ông ấy? Nếu đã vay, thì vật vay phải đã có sẵn chứ? Thế thì sao bác không nhanh tay chộp trước đi có phải vinh hạnh thuộc về bác trước không? Tôi công nhận là học thuyết của Einstein là thuộc về Einstein. Khái niệm Vô thức là thuộc về học thuyết của Freud. Nhưng tôi không dùng bác ạ. Tôi muốn nói về trí thức như là tôi đang thấy. Tôi giải thích bằng khả năng của tôi, bằng lý luận của tôi có được. Ấy cũng coi như là học thuyết của tôi đi bác. Nếu bác không tin Bác cứ bác bỏ lập luận của tôi bằng chính sự sai lầm trong lập luận của tôi. Bác đừng lấy Khái niệm của học thuyết khác để lấp vào chỗ ''lỗ hổng'' trong lập luận của bác. Điều đó khác gì quăng rác. Bác quăng một đống rác tôi phải dọn từ nãy đến giờ đây này. Bác lấy đâu ra nhiều rác vậy? Ok, nếu bác có quá nhiều rác, cứ lập topic riêng, tôi sẽ làm lao công dọn cho bác từng đống một. Nhưng nhớ là phải nhất quán. Khái niệm phải đúng từ đầu và giải thích từ đầu. Đừng quăng ra một câu lơ lửng đại loại như: ''Cái Ông hoàn trả lớn hơn Ông vay mượn'' mà chả có diễn giải gì cả làm mọi người hoang mang, mơ mang... như bác. Ờ, mà nói về số lượng thì nếu Ông trả nhiều hơn mượn thế thì Ông ấy lấy ở đâu ra nhiều mà trả nhể? Sao Ông ấy dại thế!
  6. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Ủa, đó là bác nói đấy nhé. Bác lẫn lộn quá mức. Nhiều lần quá rồi đấy. Tôi nói là trong con người có cả Trí thức và cả nghệ sỹ tính. Bác có vấn đề về đọc hiểu. Bác cẩn thận, khi lý trí xẹp xuống là bản năng nổi lên đó.
    Tôi đánh giá bác lẫn lộn quá rùi. Ha ha. Khái niệm ''Trí thức'' có từ thời Lý? Ục. Bác nên nhớ ''Trí thức'' là dịch nghĩa của bên phương Tây, không phải ở Ta. Tôi chẳng đồng ý tí nào với bác. Bác đúng mới là hủ nho. Vì sao. Bác bảo ''Từ thời Lý, tức giới trí-thức đều từ Nho giáo mà ra, ông Khổng vẫn là ***** của giới trí thức Vietnam''. Bác định nghĩa Trí thức thế thì khác nào xúi anh em Trí thức Việt Nam phấn đấu chui lại vào cái hũ nút? Ngày xưa chỉ có bậc ''Hủ nho'' và ''Thánh nhân'' thôi bác, làm gì có Trí thức? Họ toàn là bậc trên, thậm chí cao tít tắp, và cai trị dân.
    Ai cũng là con người, cũng đều thích ''cầm'', ''kỳ'', ''thi'', ''hoạ''. Đến người hát xẩm cũng thích, dân làng cũng hát, hội. Vua cũng nghe nhạc ''Cung đình''. Cớ sao bảo ''Rồi thì dân trí-thức mới lại thỏa chí tang bồng với chữ quốc ngữ, họ xâm thực vào lĩnh vực cầm ca từ đấy''???
    Không hiểu câu này à nghe. Với nữa ai nói bác ''Giới trí thức đẩy lùi bọn cầm ca xuống một bậc''? Bác nói giới đó là giới nào đó chứ? Nhà hát lớn Hà Nội xây ở thời nào mà đẹp thế hở bác?
    Rồi lại
    Tôi cũng chả hiểu kết cấu logic trong câu chuyện phiếm của bác được nữa. Tôi nói là một con người thực sự bao giờ cũng thần tượng hoá ''Người nghệ sỹ đích thực''.
    Bác làm rõ vấn đề này đi. Tôi xin chiều bác. Viết thế thì u u minh minh quá, tôi chả nhận rõ được vấn đề. Khác gì trạng quỳnh vạch 10 ngón tay mực lên giấy. Mà không nói ra là 10 con rồng đất thì có bố ai mà biết đó là rồng.
  7. atolly

    atolly Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/05/2009
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0

    Mỗi người đều có cuộc sống cá nhân,cơm áo,gạo, tiền...miễn bàn. Thế nhé.
    Ý tôi là tại sao ta lại mang cái chuyện dở hơi - trí thức nửa mùa - để bàn vào lúc này? Có phải là muốn đánh lạc hướng dư luận không ? Rồi lại từ cái chuyện dở hơi của người ta, lại rút ra những kết luận, cho ai ? Cho trí thức Vietnam à ? Nhưng cảnh báo trước là giới trí-thức VN mà dở trò đối lập, cãi lộn loạn xị thì cũng chỉ để cạnh nhau, chia nhau chiếc bánh quyền lợi mà thôi.
    Nói rõ hơn là Einstein đã giải quyết những vấn đề đương thời - ở thời đại của ông - giải quyết đây là tiến, là mở 1 con đường mới trên con đường KH - dĩ nhiên con đường này chưa có ai đi qua. Còn về vay-trả thì chắc bạn cũng nghe qua như - 1 chữ cũng thầy, nửa chữ cũng thấy - bộ trả chữ lại cho thầy cả rồi sao ! - nói vậy chứ tôi đây cũng chẳng học nhiều ở thầy nào cả, tôi tự học, tự tìm hiểu - đó cũng là những giá trị cơ bản mà nhiều người đánh mất - hay bị đánh mất.
    Nếu bạn nói về trí-thức và nghệ-sĩ hiện tại thì hẳn Vietnam mình cũng khác xa Tây Âu, thậm chí TQ gần kề. Cái này dành cho người đi nhiều biết nhiều vậy. Nhưng tôi chắc rằng trí-thức và nghệ-sĩ ở họ cũng tách biệt rạch ròi, về những vấn đề quốc gia, kinh tế hay nghệ thuật, không xâm thực, đan xen lẫn nhau như VN mình. Xin nhắc lại là hướng "điều tra chính" theo tôi vẫn là tách biệt trí-thức và nghệ-sĩ, trí-thức không núp bóng váy nghệ-sĩ và nghệ-sĩ không chớ đả động hiện thực (hay lấy "nghệ thuật vị nghệ thuật" là hướng đí đúng nhất cho họ).
  8. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Tôi chốt lại mạch vấn đề cho bác tư duy, kẻo lại đâm quáng, đâm quàng.
    Tôi nói:
    1. Nghệ sỹ (nghệ sỹ thực thụ chứ không phải giả cầy) là bay bổng, tít trên cao, thoát tục.
    2. Trí thức (trí thức thực sự, trí thức nửa mùa chưa được gọi là trí thức mà thuộc phần còn lại): Là người kết nối người nghệ sỹ với phần còn lại của thế giới. Do họ hiểu được cả người nghệ sỹ, cả người bình thường nên họ gọi là học rộng biết nhiều.
    3. Con người bao gồm cả hai phần: Người nghệ sỹ và người trí thức.
    Bác thì bảo:
    1. Phải phân biệt 2 hạng người: Người nghệ sỹ và hạng người trí thức.
    2. Người nghệ sỹ và người Trí thức là người ăn cắp của xã hội. Họ phải bắt buộc bị trả lại.
    Tôi đã giải quyết vấn đề của tôi, còn bác thì chưa.
  9. atolly

    atolly Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/05/2009
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    Đồng ý với bạn là trong con người ta có 1phần nghệ sĩ ,1 phần trí-thức, nhưng phần nào là chính và phần nào là phụ chứ, như con người ta phải có tay thuận, tay nghịch vậy.
    Nghệ sĩ theo tôi là người thoát khỏi mọi ràng buộc xã hội, kể cả chuyện cơm, áo, gạo, tiền cũng không màng. Như thế họ có thể chu du từ địa ngục đến thiên đàng để khám phá, tìm tòi các giá trị cho xã hội.
    Nên bỏ, tốt nhất nên quên cái gọi là - trí thức nửa mùa - đi, nhé. Từ nay không nhắc lại nữa. Trí-thức biết nhiều hiểu nhiều, được ! Nhưng có lẽ chỉ để tán dóc thôi. Không cần.
    Tóm lại thì quan điểm của bạn giải quyết được v''đề gì ?
  10. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Bác bình tĩnh, bình tĩnh. Tôi biết rồi. Bác đừng để ý những câu tôi nói, phớt đi. Chú ý vào mục tiêu. Ở đây là tranh cãi, có thể tôi sẽ sáng mắt thêm, hoặc là bác. Đừng có cái tôi to thế. Nếu bác bẻ được tôi, tôi buông phím đầu hàng.
    Trí thức nửa mùa tôi đã cho vào ngoặc rồi mà bác để bác phân biệt với trí thức thực sự. Đấy cái bọn mà bác bảo ''Nhưng cảnh báo trước là giới trí-thức VN mà dở trò đối lập, cãi lộn loạn xị thì cũng chỉ để cạnh nhau, chia nhau chiếc bánh quyền lợi mà thôi.'' là bọn trí thức nửa mùa đấy. Rõ như ban ngày nhé. Thế mà bác bảo tôi đánh tráo khái niệm gì ở đây?
    Tôi nghe, tôi nghe, đúng người ''Thầy'' vẫn là người ''Thầy''. Thế bác định người ''Thầy'' sẽ thành gì nữa? Người thầy chẳng qua trao lại cho tôi con đường mà loài người trong quá khứ đã đi qua, chứ không trao cho tôi con đường sẽ đi tới. Chẳng qua là giúi cho tôi cái trách nhiệm mới mà tôi sẽ phải đóng vai người hành khất tiếp tục trên con đường đó. Đoạn kế tiếp là của tôi, chứ không phải của người thầy. Của người thầy là đoạn người thầy đã đi. Bác cũng công nhận điều đó ở đoạn sau rồi nhé. Người thầy cũng giống như một người trong tập thể chạy tiếp sức thôi. Đừng làm nó thêm phức tạp. Cái giá trị của người Thầy là ở đó, chứ chả có gì khác. Tôi vay gì? Bác nên nhớ, cái quá khứ luôn luôn có nguy cơ rơi vào vô nghĩa nếu không có tương lai. Việc trao lại cho thế hệ tương lai cái ''vai người hành khất'' là nhu cầu tự thân của quá khứ. Đó là lẽ sống. Nhờ thế sự sống mới liên tục sinh sôi, tiếp diễn, mới có cớ tiếp diễn. Sau khi trao vai cho hành khất cho Einstein thì những giá trị tiếp theo mà Einstein tìm được là của ''người hành khất Einstein'' chứ không phải là của ''Người hành khất Thầy''. Quá khứ không thể nhảy ra để tranh công được. Sẽ thế nào bỗng nhiên có một Ông vua từ thời đại xa lắc xa lơ hiện ra và đòi lại ngai vàng đây? Quá khứ hãy yên tâm, tự hào mà nghỉ yên trong ý nghĩa vĩnh hằng của mình.
    VIệc phân chia rạch ròi, là theo tư duy phân tích. Vật lý là vật lý, hoá học là hoá học, sinh học là sinh học, nhưng nên nhớ tất cả đều bắt nguồn từ khoa học. Mà khoa học bắt nguồn từ cuộc sống con người.
    Cũng thế dù có chia con người thành con người nghệ sỹ hay con người trí thức thì cũng phải nên nhớ tất cả những lát cắt đấy là cũng cắt từ một cơ thể con người. Bác không thể cấm người Trí thức là nghệ sỹ hay người nghệ sỹ là Trí thức được. Họ có thể có lúc bay bổng, mơ màng, cũng có thể bị ''mẹ đĩ'' bợp tai bất cứ lúc nào bác ạ. Không ai có thể bắt họ không được làm nghệ sỹ hoặc trí thức. Cái đó là họ tự quyết định. Còn bác sẽ thấy ở mỗi người có phẩm chất nghệ sỹ hoặc ít hay nhiều là do họ tự thể hiện thôi.

Chia sẻ trang này