1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trao đổi ngắn về người trí thức.

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi atolly, 28/05/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Tôi giải quyết vấn đề này:
    Cái con người nghệ-sĩ trong con người trí-thức chỉ là 1 luật sư biện hộ cho kẻ cắp mà thôi. Trí-thức chính là những kẻ đánh cắp những giá trị của xã hội và giữ cho riêng mình. Khi lương tâm thức tỉnh thì họ tưởng đó là con người nghệ-sĩ.
    Còn bác, bác muốn thế nào? Bác đòi hỏi gì ở con người Trí thức? Bác mà đòi hỏi người Trí thức một vấn đề gì, hoặc xây dựng tiêu chuẩn cho người Trí thức là chính bác đang cố tình đẩy người ta về một cực đó. Và tất nhiên khi đó, những trí thức khác sẽ đối lập với anh ta. Bác càng cực đoan họ càng cực đoan. Giống như một sợi dây cao su. Nó là một sợi dây toàn thể. Bác càng kéo mạnh Sợi dây càng căng và tác dụng vào bác cũng một lực mạnh y như bác muốn. Phải nhìn rõ tại sao trí thức họ đối lập mạnh như vậy? Nguồn gốc của sự đối lập chính là thực tiễn của sự đối lập xã hội. Họ chỉ là người nêu lên sự đối lập đó. Xã hộ càng chia rẽ sâu sắc, cực đoan thì sự phản ánh của Trí thức cũng càng cực đoan.
    Vậy Trí thức luôn có thuộc tính tự nhiên là phản ánh đúng cái mâu thuẫn xã hội. Họ như tấm gương sáng mà Những bức xúc và bản chất của xã hội soi lên đó. Họ là đại diện cho lương tâm xã hội, cho sự gắn kết của xã hội. Không có trí thức riêng, cụ thể. Chỉ có trí thức phản ánh rất chân thật cuộc sống, không giả dối, do đó họ thực sự là con người đạo đức. Không thiên vị và rất công bằng. Khi nào người ta quên mất vai trò này thì người ta trở thành ''Trí ngủ''. Do đó, tôi đồng ý với Ông Bạt ở chỗ:
    ''Trí thức chân chính luôn luôn đối lập một cách tự nhiên với nhà cầm quyền, cho nên, thay vì xây dựng các tiêu chuẩn nhận diện thì chúng ta chỉ cần nhận diện trí thức bằng thuộc tính tự nhiên cơ bản của lực lượng này, đó là tính ?ođối lập?. Những ai không có năng lực đối lập thì dường như rất khó trở thành trí thức. Những ai không có phản ứng về sự vô lý, về sự thiếu nhân đạo, về sự thiếu hiểu biết thì kẻ đó dứt khoát không phải là trí thức? Và tiêu chuẩn để phân biệt sự khác nhau giữa các cá thể trí thức, các nhóm trí thức là mức độ đối lập của nó đối với nhà cầm quyền.'' Theo tôi, từ ''đối lập'' ở đây nên chuyển thành nghĩa khác như ''phản biện'' hay ''đấu tranh'' thì hay hơn. ''Đối lập'' tự thân đã mang ý nghĩa cực đoan trong đó. Đối lập thì thành không thể dung hoà. Nhưng đấu tranh thì: 1 là có thể cảm hoá được Nhà cầm quyền cực đoan, 2. Nếu thua thì chính bản thân phe đấu tranh cũng đạt được một nhận thức mới, một trình độ mới. Nói chung là mang tính cách mạng.
    Hiểu theo nghĩa đó, ta xét tiếp:
    ''Trạng thái đối lập cực đoan là trạng thái đối kháng. Trạng thái đối lập khôn ngoan, phải chăng và tích cực là trạng thái không đối kháng. Ở mọi thời đại, tất cả những trí thức vĩ đại đều là những người đối lập tích cực.''
    Ở đây người ta thấy xuất hiện ''thái độ người trí thức''. Chẳng qua là thấy sự thoả hiệp của người trí thức trước vũ lực:
    ''...Dăm bảy cái chột nưa, có ai biết ai ngờ, thế vẫn tròn danh dự....''
    Cái Tôi đã lòi ra. Cái ''giả cầy'' đã lòi lên trên nền trí thức. Giả cầy đội lốt trí thức. Cái lợi ích cá nhân cũng đã xuất hiện.
    Trí thức là lương tâm của xã hội, là sự phản ánh bất công xã hội, họ làm gì có thoả hiệp. Chỉ có đấu tranh. Kết quả đấu tranh diễn ra thế nào thì người trí thức thể hiện thế ấy. Sự chuyển biến xã hội tích cực thì họ tích cực. Chuyển biến xã hội tiêu cực thì họ tiêu cực và thậm chí cực đoan.
    Làm gì có những trí thức khôn ngoan và không khôn ngoan. Mà chỉ có ở họ, sức mạnh của họ là sự thật. Chỉ khi nào họ vén được bức màn che phủ sự thật, sự thật của xã hội thì mới là Trí thức chân chính, lương tâm trong sáng. Nhà cầm quyền có sợ họ, thua họ là ở chỗ đó, thậm chí quý họ là ở chỗ đó. Sự khôn ngoan không nên dùng cho người trí thức, tầng lớp giữa mà nên dành cho những cái Tôi, những Cực khác nhau của xã hội. Mức độ ''khôn ngoan'' thể hiện mức độ những cái Tôi đã được cảm hoá, đấu tranh được bóc vỏ để lột ra bản chất sự thật bên trong. Khi nào bác nghe thấy ai đó vỗ ngực: ''Ta là Trí thức khôn ngoan'' thì bác nên hiểu đó là một cái Tôi đang vỗ ngực là những ''Lợi ích'' đang đội lốt Trí thức hoặc là những ''Lợi ích'' cực đoan đang bị đấu tranh bởi lương tâm xã hội, cũng có thể là diễn ra trong một con người.
  2. atolly

    atolly Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/05/2009
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    Tránh ở đây là tránh lặm và sử dụng không đúng. Như câu nói của Lenin "nhiệt tình và ngu dốt là phá hoại". Câu này bị nhiều kẻ lạm dụng, nhất là trí-thức. Tránh qui chụp như thế là tránh luôn sự võ đoán, nhìn nhận và sử dụng con người 1 cách rẻ rúng. Hãy luôn tạo cho họ những cơ hội.
    Tôi không cấm người ta muốn làm trí-thức hay nghệ-sĩ. Phân chia ở đây để thấy cái lố bịch của họ. Bạn có thể tự cho mình thế này thế kia, còn xã hội thì luôn cần những chuẩn mực.
  3. atolly

    atolly Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/05/2009
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    Ông Bạt "nghiên cứu tính đối lập của trí-thức" là nghiên cứu họ ở các thời đại trước, từ phong kiến, tư bản đến độc tài, phát-xít. Sao ông ta không nghiên cứu trí thức Vietnam, nhất là trong thời hiện tại ? Đó mới là vấn đề của xã hội ta. Thứ I, ông ta nghiên cứu cái mớ đồng nát của Liênxo cũ, thứ II, ông ta kết hợp những yếu tố ngoại lai để kết luận. Không đúng thực tiễn. Hơn nữa, 1 điều hoàn toàn mang tính văn hóa, nếu không muốn nói là đạo đức, là việc ông ta muốn áp đặt 1 tiêu chuẩn "nhận diện trí-thức". Nếu đúng trí-thức mang những "thuộc tính tự nhiên" như trên thì họ cũng đã tự nhiên mà hành động đúng vai trò, cần gì phải "xây dựng những tiêu chuẩn nhận diện", họ có phải là virus cúm đâu !? Mâu thuẫn to dùng trong lập luận nhé. đúng là "bạt mạng" như longanhn nhận xét.
  4. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Bác nói đúng. Đã là thuộc tính tự nhiên thì nó tồn tại như nó vốn có. Những tiêu chuẩn tự nhiên của nó cũng đã vốn có. Bác không có quyền áp đặt một tiêu chuẩn riêng nào. Theo tôi, tiêu chuẩn tự nhiên của nó vốn đã là: Lương tâm, đạo đức xã hội, trung thực không vụ lợi, quyết liệt bảo vệ lẽ phải.
    Còn ngoài những đức tính ấy, những phẩm chất khác thuộc về lĩnh vực khác, không thuộc về người Trí thức.
  5. atolly

    atolly Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/05/2009
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    Không có cái gọi là "tiêu chuẩn tự nhiên" cho con người nói chung và cho trí-thức nói riêng đâu bạn. Trong xã hội con người chỉ có các giá trị, những giá trị đó phải được học, được giáo dục người ta mới biết được.
    Trở lại v''đề ta hãy tạm gác nghệ-sĩ sang 1 bên. Tiếp tục bàn về tr''thức, mà tiền thân là Nho-sĩ. Trí-thức Vietnam vẫn mang gốc rễ là Nho giáo, không thể trốn đi đâu được - và cũng khó mà bắt sang gốc rễ khác. Lúc nào ta cũng có thể nghe câu - ông, bà A, B, ở bên tây-u, vốn có truyền thống Nho học, đã làm rạng danh Vietnam.
    Đấy, nhưng mà thực ra Nho giáo mà cụ thể là các Nho sĩ, là những kẻ cắp. Họ đánh cắp những giá trị vốn có của xã hội, họ giữ các giá trị ấy cho riêng mình, họ là những kẻ vô cùng ích kỷ. Một số những bằng chứng sau chứng tỏ điều đó:
    - Không thầy đố mày làm nên: trong xã hội thì ai cũng phải lao động, tức làm việc. Ấy thế mà chỉ có Nho sĩ mới công nhận giá trị lao động ấy thôi sao !? Không có họ thì những người lao động khác cũng có quyền công nhận chứ.
    - Một chữ cũng thầy, nửa chữ cũng thầy : học tập là bản năng cơ bản nhất của con người. Nói đúng hơn, ấy là quyền con người. Sao lại phải qua người thầy. Tệ hơn, trong xã hội xưa còn cấm phụ nữ thi cử.
    - Muốn sang phải bắc cầu Kiều, muốn con hay chữ hãy yêu lấy thầy: Đây có thể là 1 lời cảnh báo cho con nhà nghèo muốn học chữ. hãy coi chừng ! Khó mà qua khỏi "nhà thầy" nhé. Thế cho nên cứ phải lễ, nghĩa, suýt xoa người thầy...
    Còn nhiều chứng lý kết án nữa, tớ sẽ thu thập sau.
  6. atolly

    atolly Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/05/2009
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    Xin lỗi, xin dùng từ "chứng lý cáo buộc" thay cho "chứng lý kết án".
    Tại sao những kẻ ích kỉ trong 1 khoảng thời gian dài l-sử lại có thể nắm giữ, quyết định, thậm chí lũng đoạn các giá trị xã hội như thế ? Ích kỉ là thái độ kỳ thị, không muốn chia xẻ. Nhưng đã gọi là "giá trị xã hội" thì chính tính ích kỉ của Nho giáo đã giết chết các giá trị ấy. Ô hô, manh mối là đây nhé ! Vậy thì động lực thực sự của các Nho-sĩ là gì ? Đó có phải là lối thoát cho chính họ không ? Cái gọi là quân tử, sĩ diện thực ra chính là sự hợp thức hóa những giá trị đánh cắp. Chứng minh này có gì mâu thuẫn hay oan uổng không ?
  7. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Bác vẫn bị tật thấy cây mà không thấy rừng. Bác chỉ thấy những cái chóp của các ngọn sóng mà không biết rằng chúng cùng là nước. Đúng là trong xã hội có các giá trị. Nhưng chỉ nhìn thấy các giá trị, là cái nhìn tách biệt, phân biệt không thể dung hoà bác ạ. Cái nhìn này không thể thấy được cái mối liên hệ giữa chúng. Cái nhìn này là khi bác đứng trên quan điểm, lập trường của bác. Cái tôi của bác lớn quá, to quá, cái giá trị mà bác được thừa hưởng, cái phản xạ mà bác được lập nó quá vững bền, cho nên cái nhìn của bác cũng khắt khe với các giá trị khác. Bác nhìn thấy các giá trị khác ... thật ....là ...thấp... kém và chỉ duy nhất cái giá trị của Bác mới là tuyệt văn vời. (Bác đọc chuyện ngụ ngôn: Con cáo cụt đuôi của La Phông Ten rồi chứ nhỉ? ) Ấy mà khi bác vươn tầm ảnh hưởng của bác sang những vùng giá trị khác thì bác cũng gặp cái phản ứng ''Vô... cùng.... mãnh .... liệt''. Hê hê, Bác bó tay... Bác thoả hiệp với nó... Để tránh thương vong và đau khổ, tránh gây ra chiến tranh tàn ác, người ta nêu câu: ''Tôn trọng cái khác biệt.... Giàu bản sắc... Đa dạng phong phú...'' Chú Cáo cụt đuôi thì cụt đuôi, con nào còn đuôi, thì còn đuôi.
    Ai bảo bác không có tiêu chuẩn tự nhiên cho con người?
    Bác bảo không có tiêu chuẩn tự nhiên? Tôi hỏi bác, ai dạy cho loài người biết trồng cấy? Biết chăn nuôi, biết làm khoa học?
    Chắc bác trả lời tôi rằng: Lao động. Tôi hỏi: Thế lao động không phải là khả năng tự nhiên của con người không? Bác lại nói: Tự nhiên dạy. Tôi trả lời: Thế đó có phải là khả năng tự nhiên của con người không?
    Lại nữa, bác định dạy loài người giá trị gì? Nho ism? Mao ism?... Phương Tây ism? Phương Đông ism? Hê hê, hay bác dùng bạo lực cưỡng ép người ta phải học theo giá trị của Bác? Ấy làm thế có phải là lại giống ''Tinh thần thể dục'' của Nguyễn Công Hoan mà Bác đã mỉa mai giễu cợt bấy lâu? Hay là dạy tất? Dạy tất tần tật các giá trị? Cái này có vẻ được Bác nhể? Ờ nhưng mà dạy thế thì Giá trị loài người là giá trị nào? Là tất cả các giá trị? Thế thì Giá trị loài người là tất cả các giá trị. Cớ gì phải dạy? Để người ta tự tìm hiểu, người ta thấy hợp giá trị nào thì theo giá trị ấy. Nước tạo ra sóng, muôn vàn sóng. Chứ sóng làm sao tạo ra nước? Ấy là cái Tiêu chuẩn tự nhiên của con Người đó Bác - Tự do - Tự lựa chọn có hoặc không giá trị gì cả. Mà nói chung là tính ''Tự quyết''.
    Tất cả các giá trị mà loài người biết đến đều do một con người cụ thể, trong một hoàn cảnh và thời điểm cụ thể phát minh, sáng tạo ra. Vì thế nó mang tính hữu hạn. Cho nên làm sao giá trị đó có thể mãi mãi đúng cho chặng đường vô hạn của loài người? Bác cứ khư khư cái giá trị của Bác, mai mốt nhỡ may có loài người ''From the Stars'' đến nó làm cho Bác cái ***g rồi cho bác vào đó để con cháu nó ngày ngày vào tham quan có phải đau khổ lắm ru? Hê hê.
  8. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Bác nói e có vẻ chủ quan. Bác cứ vui tính. Bác cứ làm như cả dân tộc này sinh ra từ Nho giáo ấy ...không...bằng. Thực ra ''Không có quần dài phải mặc quần đùi thôi....'' thôi. Hê hê. Bản thân Nho giáo phải cuối đời Tần mới sinh ra, còn đặt được chỗ đứng ở Việt Nam thì cũng phải cuối đời Trần và đến đời Hậu Lê thì mới được củng cố. Tức là cũng là mới Bác ạ.
    Thế thì giới Trí thức Việt Nam trước thời Trần làm gì có. Nhắm mắt đánh quáng đánh quàng vậy thế mà thắng quân thù mới hay chứ. Giỏi giỏi! Lại cái Ông Lý thường Kiệt lên đồng hay sao mà có những câu tuyệt ....thế?
    Bác đùa. Ai ăn cắp của ai? Nho giáo như là một sản phẩm của Ông Khổng Khâu. Cơ chế thị trường, ai dùng thì dùng. Ờ mà thị trường ngày xưa nó cũng chả có nhiều sp. Mà sản phẩm này lại thường đi theo với cả gươm đao. Những kẻ ban phát sản phẩm này nó có quyền lực thực sự.
    Những dạng Thầy này cứ phải thấy trò bê đít thầy, đặt lên đầu thì Thầy mới thoả lòng thoả dạ. Thấy trò công kênh đi ra với bàn dân thiên hạ thì mới lấy làm hãnh diện, vinh dự lắm, cho bõ cái công đã từng đội đít các Ông thầy tiền bối. Đúng là sản phẩm của CĐ bạo quyền.
    Câu này chỉ là câu nói của một người Trí thức chân chính, để liên kết các thế hệ, cái quan hệ máu thịt. Nó chỉ mang tính nhắc nhở, đạo đức, không mang tính quy phạm và bắt buộc.
    Tất nhiên, muốn mua sp thì phải trả tiền. Không thì sang hàng khác miễn phí.
    Thầy cũng là con người thôi. Nhưng mà nếu Thầy không giữ phẩm giá, nhân cách thì cũng bị khinh như thường. Đã là Thầy thì phải chấp nhận vai trò và giá trị của Người Thầy. Chứ đừng đội lốt Thầy, đi làm việc khác thì hơn.
  9. atolly

    atolly Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/05/2009
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    Có lẽ bạn nhầm với bản năng của con người. Lại lẫn lộn "tiêu chuẩn tư nhiên" với "khả năng tự nhiên". Khả năng gần với tự nhiên hơn tiêu chuẩn. Nói cách khác tiêu chuẩn là 1 mức độ về 1 khả năng nào đó. Nhưng "tiêu chuẩn" mà gắn với "tư nhiên" là tự mâu thuẫn - "tự nhiên" tự nó không có "tiêu chuẩn".
    Bạn cũng nên tự định nghĩa giá trị xã hội là gì ? Theo tôi mọi cái có ý nghĩa đều có giá trị đối với mỗi cá nhân con người và với toàn xã hội. Không thể lấy tầng lớp này để định đoạt, phân chia giá trị chung của xã hội cho 1 tầng lớp khác.
  10. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Bác ạ. Tôi thì hiểu thế này: Tiêu chuẩn tự nhiên là Tiêu chuẩn do tự nhiên tự đặt ra. Tự nhiên có. Mà nhờ nó ai cũng nhận ra. Ví dụ: Cái cây, tự nhiên nó có với những phẩm chất như thế. Ai nhìn thấy nó cũng gọi là cái cây, không thể gọi là cái que. Ấy là phẩm chất sẵn có của nó như thế. Bác cũng đừng đưa từ bản năng trừu tượng và mơ hồ vào đi. Cứ nói là Bản chất tự nhiên đi cho dễ hiểu. Ta hay nói: ''Thằng này tự nhiên như ruồi'' hay '' Cô ấy hát tự nhiên quá'' là dựa vào tiêu chuẩn này đấy. Đó chính là sự tự do, tự tin và tự quyết, tự thể hiện phẩm chất của chính bản thân mình. Nó khác với những phẩm chất che đậy, giả dối. Đó là sự thể hiện sự thật, khách quan. Là tiêu chuẩn khách quan.
    Thế cho nên mức độ tự nhiên ở mỗi người mỗi khác đấy chứ? Tiêu chuẩn của sự thể hiện sự thật là có đấy chứ? Chúng ta thường nói: Ông này rất thật thà, Ông kia rất giả dối, đạo đức giả là thế.
    Cái sự thật thà làm nên giá trị của người Trí thức. Nếu người Trí thức cứ cho là ''Tài'' là ''Giỏi'' đi, mà nếu Ông ấy không thật thà, không tôn trọng sự thật, không khách quan phỏng có ích gì? Nếu không thật thà, làm sao người ta nắm được cái vấn đề thực tế? Không nắm được vấn đề làm sao mà giải quyết được? Thế cho nên ''Trí thức'' kiểu ấy cũng là vô nghĩa mà thôi.
    ''Tiêu chuẩn là một mức độ về khả năng nào đấy''. Bác cứ làm mờ đi khái niệm bằng những từ chung chung: Bản năng ....khả năng... Cái này dễ dẫn đến ai hiểu thế nào thì hiểu.
    Tiêu chuẩn của TV là nét như Sony.
    Tiêu chuẩn tự nhiên là Tự nhiên, là khách quan, Thế thôi!

Chia sẻ trang này