1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trao đổi ngắn về người trí thức.

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi atolly, 28/05/2009.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. atolly

    atolly Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/05/2009
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    Ví dụ thế này:
    A: Tạo sao con người lại đi bằng 2 chân.
    B: Không biết. Có lẽ do tự nhiên. Họ vốn thế.
    C: Đi 2 chân là tiêu chuẩn của...Chúa.
    "Tự nhiên" đã là khách quan (objectivity), bao gồm luôn con người. Còn đề ra tiêu-chuẩn thì phải có 1 chủ thể (subjectivity). Chủ thể tối thượng có thể là Chúa (ví dụ thế thôi chứ không bàn về tôn giáo nhé !)
    Còn nói như kiểu - anh cứ tự nhiên cho ! - là cái tự nhiên xã giao xã hội, vì có lẽ tiếng Việt không dùng từ đúng (như từ "easy" chẳng hạn). Nếu bạn nói - trí-thức có những tiêu chuẩn tự nhiên, là tự nhiên xã giao xã hội, thì người ta cũng có thể xem tài sản của bạn như của họ sao !?
  2. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Nói chung, Tự nhiên không mâu thuẫn. Chỉ có Bác Trần Thắng mâu thuẫn.
    Giá trị xã hội ư? Bác định nghĩa đúng lắm. Cái gì có ý nghĩa thì nó có giá trị, cho tất cả mọi người (nhưng phải là tất cả mọi người nhé, tức là ai cũng được hiểu). Nhưng giá trị ấy sẽ trừu tượng như những huyền thoại mơ hồ nếu không có những nghi lễ thực thi. Ai sẽ thực thi? Tầng lớp thực thi sẽ thực thi.
    Ấy thế là bắt đầu xuất hiện phân chia giá trị.
    Tôi ví dụ. Đạo đức tôn giáo. Mọi người sẽ không biết thực thi Đạo đức này như thế nào nếu không có một Ông làm ''mẫu'' - Ông giáo chủ và các linh mục. Một bản nhạc sẽ không biết nó hay như thế nào nếu không có người đánh nó lên. Một sản phẩm ta sẽ không biết sử dụng nếu không có người hướng dẫn.
    Nhưng phải có ai tìm hiểu nó để hướng dẫn người khác chứ? Người ấy là Trí thức. Người Trí thức là người vít nó từ trên cành cây cao vút xuống sát mặt đất cho mọi người chiêm ngưỡng vẻ đẹp, giá trị của nó. Người Trí thức sẽ không được công nhận là Trí thức nếu Ông ta không đem Tri thức đó đưa ra công bố cho thiên hạ biết và công nhận. Việc Công bố là phổ biến và bình đẳng toàn xã hội.
    Thế là người ta tìm hiểu và dùng. Người sành điệu dùng kiểu sành điệu và người không sành điệu (không hiểu) cũng dùng ra vẻ sành điệu (bắt chước). Thế là sự phân hoá giá trị hình thành. Trong đám người ''giá trị cao'' kia có cả loại Trí thức và giả Trí thức - Trí thức nửa mùa - những kẻ không có tư duy nhưng lại luôn tôn sùng những người đã tư duy và nghiên cứu giá trị đó. Họ luôn bắt chước tác phong, cử chỉ và hành động, lời nói của những nhà Trí thức thật sự làm cho dân .... không biết đâu mà lần, mà phân biệt. Đúng là ... cáo đội lốt mèo. Nó thực ra là tâm lý của những kẻ bất... ''thông minh'' nhưng luôn lo sợ mọi người nhìn thấy sự thật đó nên luôn tìm cách che dấu sự thật.
    Họ sẽ đánh lừa và che dấu mọi người khi cố chen lấn, lẫn lộn vào những người Trí thức thật kia. Thật sự bản chất của bọn ''Trí thức nửa mùa'' là sự giả dối, trí trá vì lợi ích cá nhân nhỏ mọn. Nó chả mang đến cho xã hội gì ngoài những thứ ấy.
    Còn người trí thức thì sao? Họ mang đến cho xã hội tất cả những giá trị mà họ tìm thấy một cách không vụ lợi. Có chăng, cái mác ''Trí thức'' là những cái danh và nếu có chút lợi ích vật chất thì đó là xã hội tôn vinh và ưu đãi họ, coi như là trả ơn.
    Nhưng nếu xã hội ai cũng là Trí thức thì bọn Trí thức nửa mùa mới hết đất sống. Bởi họ sẽ biết nhận ra sự lố bịch của chúng và tôn vinh người Trí thức chân chính. Khi đã là Trí thức cả rồi thì cái giá trị kia cũng chả khác gì món hàng trong siêu thị, như một vở kịch trong nhà hát đâu. Làm gì còn sự áp bức áp đặt?
    Thế đấy bác ạ.
  3. atolly

    atolly Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/05/2009
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    Hoan nghênh Fromthestars đoạn trên.
    Ờ, kỳ thực thì cái việc trao đổi ngắn về trí thức cũng chẳng khác nào thám sát 1 cái hang sâu nhiều ngóc ngách vậy. Thi thoảng lại gặp 1 chút ánh sáng le lói cuối đường hấm...
    Việc các giá trị xã hội được sở hữu và sử dụng như thế nào để mang lại lợi ích chung thì sẽ bàn sau, đấy là nói về Lượng. Điều chúng ta cần khảo sát là về Chất. Thực chất những động lực thúc đẩy chúng ta là gì ?
  4. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Đề nghị Bác Trần Thắng đưa vấn đề sao cho chính xác, rõ ràng, mạch lạc, đúng đối tượng. Bác mà làm được thế thì chính Bác cũng tự trả lời câu hỏi của mình rồi. Bác mà cứ lầm lẫn, lẫn lộn, mơ hồ tức là vào trạng thái '' Vô minh'' rồi đấy. Lúc đấy sự thật bị che dấu, Vấn đề trong câu hỏi mờ đi, thậm chí mỗi người sẽ hiểu theo một kiểu. Còn tôi lại mất thời gian phải phân chia các trường hợp cho Bác.
    ''Thực chất động lực thúc đẩy chúng ta là gì?'': Ở đây chúng ta là ai? Là tất cả loài người? Nếu thế câu hỏi chuyển thành: Thực chất động lực thúc đẩy loài người là gì? Câu này rộng quá. Mỗi câu trả lời sẽ tương ứng với một hành động cụ thể. Động lực con người đánh nhau là gì? Thì câu trả lời cũng sẽ là Vô minh -> Sinh ra đủ thứ tham ái, sân si... (Vô minh là trạng thái không nhận ra được sự thật ở đằng sau hiện tượng).
    Động lực con người giúp nhau là gì? Đó phải chăng là Tình yêu. Động lực tình yêu là gì? Có phải là do có một sự liên hệ mật thiết, thân thuộc không thể tách rời giữa các cá nhân: Đó là ý nghĩa cuộc sống và trách nhiệm của họ?.... Tranh luận thì Bác đừng nói chung chung, chả đâu vào đâu, cụ thể vào. Tôi biết cảm xúc của Bác là có, nhưng tự thân Bác phải tự phân biệt nó là cảm xúc dạng nào, rồi mới diễn đạt rõ ràng được, không thể trộn lẫn thành một món thập cẩm được bởi món thập cẩm thì mãi vẫn là món thập cẩm. Nói chung chung là để cho các Quan - Miệng quan trôn trẻ. Nói thế, ai hiểu thế nào thì hiểu, chả chết ai, mà chả ai làm gì được mình. Gửi Bác đoạn link này cười cho đã:
    http://74.125.153.132/search?q=cache:VvSp1KPZqcsJ:hoinhavanvietnam.vn/News.Asp%3FCat%3D31%26SCat%3D%26Id%3D1411+kinh+te+mui+nhon+-+tieu+pham+-+hoinhavanvietnam.vn&cd=2&hl=vi&ct=clnk&gl=vn
  5. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Ở đây tôi sẽ hiểu theo nghĩa: Chúng ta = Trí thức.
    Vậy câu hỏi: '' Động lực thúc đẩy người Trí thức là gì''?
    Tức là Cái gì bắt người Trí thức cứ phải là người Trí thức?
    Chúa bắt! Tự nhiên nó thế. Hì câu trả lời có vẻ mơ hồ quá nhỉ? Có ai lại hỏi, cái gì làm nên cái thân cây để nối phần rễ với ngọn không? Đơn giản Trí thức là một vai trò chức năng trong xã hội. Giống như bất cứ vật gì cũng phải có trọng tâm, đại diện của nó. Chỉ vào tâm đó là vừa chỉ vào chính ''Điểm trọng tâm'' mà cũng đại diện tiêu biểu luôn cho cả toàn bộ vật đó. Hễ ta chỉ lệch sang một chút là hàm ý đã có sắc thái khác.
  6. atolly

    atolly Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/05/2009
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    Không nhầm đâu. Sao ta lại cứ phải tách khỏi trí thức (nói chung) chứ ? Dẫu sao ta, tôi hay bạn, cũng có 1 phần trí-thức. Nghi vấn rất chí lý "điều gi khiến trí-thức phải là trí-thức". Có thể tôi sẽ trả lời - khi tôi không là trí-thức thì tôi thấy mình là trí-thức. Vì có lẽ trí-thức vẫn tự thân nó là trí-thức, ta không cần phải "vác" theo những "thuộc tính".
  7. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Vậy có phải: Trí thức luôn sám hối? Trí thức luôn phải thanh lọc bản thân?
  8. atolly

    atolly Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/05/2009
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    Chưa biết được, nhưng chắc là không phải như trên. Có lẽ lại bế tắc rồi. Hoãn binh để suy ngẫm tiếp vậy.
  9. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Tôi rất thông cảm với Bác Trần Thắng. Tôi cũng cố tìm hiểu xem Bác đang nói lên vấn đề gì? Cái cảm xúc trong con người Bác đang được Bác phân định rạch ròi nguyên nhân, phân tích nó ra làm sao? Cũng có thể xem đó là sự đấu tranh giữa con người Trí thức và con người Nghệ sỹ trong Bác. Hoặc cũng có thể tôi đang lắng nghe con người Trí thức trong Bác đang hùng biện, bảo vệ cho một giá trị xã hội nào đó đang có nguy cơ bị lãng quên. Bác đang cố gắng đưa khái niệm ''Trí thức'' về một cực giá trị nào đó của Bác?
    Như vậy nhé! Trí thức là một phẩm chất của mỗi con người. Nó như tấm gương sáng trong lòng người (Gọi là Tuệ cũng được) rất nhạy cảm. Nó phản ánh mọi tác động của đời sống xung quanh, của môi trường xã hội. Xã hội mâu thuẫn thì nó thể hiện mâu thuẫn, xã hội đồng lòng nhất trí thì Nó lại cất lên những lời ngợi ca thể hiện cái ước vọng chung ấy, nhưng không quên cảnh báo những nguy cơ vì việc ấy.
    Như vậy: Thể hiện đúng sự thật các quan hệ xã hội xung quanh ta. Nói lên những điều phi lý, trái lương tâm nếu xã hội bất công hủ hóa. Nói chung là chân thật và tôn trọng sự thật. Đấy là Tiêu chuẩn tự nhiên về Trí thức.
    Còn đây là Trí ngủ: Diễn biến xã hội một đàng, nói một nẻo. Dối trá và vị kỷ. Bảo vệ lợi ích của mình, tầng lớp mình mà xuyên tạc sự thật về nguyên nhân gây ra xung đột xã hội. Tranh cướp luôn cả danh hiệu Trí thức để dành quyền ?~phát biểu về sự thật?T ?" đây là bản chất của thói ích kỷ và vô minh (Không nhìn thấy sự thật).
    Như vậy, không cần phải là cứ có bằng master hay tiến sỹ? là mới là Trí thức. Mà Trí thức là bất kỳ ai có thể lý luận, bình luận về một chủ đề một cách logic và hợp lý. Tức là họ nhìn thấy cái bản chất, quy luật tự nhiên logic, hợp lý trong sự chuyển dịch của sự vật, hiện tượng ?" Đó là sự thật và không thể phản biện bằng bất logic và không hợp lý.
  10. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Tôi ví dụ: Bản chất Trí thức:
    Đố cậu: 1 + 1 = ?
    Trả lời: 1+1 = 2
    Quy luật này là của Chủ thể tự nhiên đặt ra không phải nhân tạo chủ quan. Nó chính là sự thật hiển nhiên.
    1 con bò + 1 con bò = 2 con bò.
    Tự nhiên là thế. Không có chuyện 1 con bò + 1 con bò = 3 con bò - 4 con bò + 5 con bò - 2 con bò.
    Đó là lối loanh quanh. Không trung thực và sự ngu dốt.
    Tôi có thể diễn giải lối vô minh, dối trá sự thật đó bằng hội thoại:
    Hỏi: 1 con bò + 1 con bò bằng mấy?
    Trả lời: 1 + 1 = 3 con bò.
    Hỏi: Tôi thấy đâu có như vậy?
    Trả lời: À thì 1 + 1 = 3 - 4
    Hỏi: Cũng đâu có đúng?
    Trả lời: Vậy thì 1 + 1 = 3 - 4 + 5 vậy.
    Hỏi: Đâu có vậy?
    Trả lời: Ờ thì 1+1=3-4+5 - 2.
    Rõ ràng ở đây là sự nguỵ biện, cố tình che dấu sự thật. Trí thức như là người nắm giữ sự thật để liên kết những điều phi lý lại với nhau, bắt nó cuối cùng phải tuân theo sự thật. Sự thật cuối cùng phải là sự thật.
    Cũng có thể cái Ông trả lời kia biết tỏng tòng tong là 1+1=2, nhưng cố tình che dấu. Việc ông ấy biết thì đó là phẩm chất Trí thức. Việc Ông ta cố tình che dấu là động lực do sự vô minh trong Ông ta thúc đẩy, điều khiển tư tưởng và ý nghĩ. Nó như là đám bụi làm mờ đi cái gương sáng trong lòng Ông ta.
    Những dạng thường thấy ở Trí ngủ:
    Thầy đồ: (Hủ nho) Quân tử thì phải là sao?
    Trả lời: Quân tử thì phải???..!
    Như vậy câu trả lời như khuôn vàng thước ngọc, được xem như là định lý nhưng chưa được chứng minh. Vậy nó mang tính võ đoán, không tự nhiên. Nó là ép buộc, có gươm đao ở trỏng.
    Xã hội nhất thiết phải cần quân tử? Có những người Quân tử thì mới là tốt, tồn tại lâu dài?
    Phương Tây chả có Ông quân tử nào hết, ấy thế mà xã hội vẫn tồn tại, mà vẫn phát triển cao. Thậm chí họ còn hiểu được mấy Ông quân tử Tàu này hiểu gì, nói gì. Sao họ không theo? Hay bởi không bị mấy Ổng kia mang gươm đao (mang tính chủ quan) đến?

Chia sẻ trang này