1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trao đổi ngắn về người trí thức.

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi atolly, 28/05/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Quan: Mày có biết tao là ai không?
    Trả lời: Có ạ.
    Hỏi: Thế gặp Quan mày không lạy à?
    Trả lời: Em nhiệt liệt chào anh ạ.
    Nói chung những chân lý của mấy ông này rất không tự nhiên. Trí ngủ nó dạng là như thế. Tiêu chuẩn để nhận thấy của nó là: Sự vô minh. Cái ?~Tôi?T to đùng, giỏi giang. Nhưng nếu có nhà Trí thức hỏi: Thế anh ca ngợi cái ?~Tôi?T của anh giỏi giang thế, xin cho hỏi, giá trị cái ?~Tôi?T của anh ở chỗ nào vậy? Nhìn quanh, sờ quanh, thấy cũng chỉ 2 tay, 2 mắt và hai lỗ mũi như mọi người, bèn quay sang chỉ cái ô tô đi đàng sau: Kia, cái ?~Tôi?T của ?~Tao?T kia (Vô minh bậc 1). Trí thức hỏi tiếp: Nhưng cái Ô tô đi một hồi nó mòn , hỏng thì cái ?~Tôi?T của Ông nó đi đâu? Vào bãi rác à? Nghĩ một hồi: Tao phải thay cái ô tô mới chứ? (Cũng thông minh có vẻ Trí thức). Hỏi tiếp: Ờ nhưng nhà Bác có in tiền được đâu, thay mãi thì Ông cũng phải hết tiền chứ? Thì tao phải ?~tìm cách kiếm?T ở chỗ khác chứ? (Vô minh bậc 2). Ta nhận thấy: Cái ?~Tôi?T luôn có nhu cầu nuôi dưỡng nó bằng những cái ?~Tôi?T khác. Nó phải tìm cách mông má, đắp vá nó lên để ?~tôn thêm giá trị?T cho nó (một cách vô minh bậc 1) rồi đem ra lòe bịp những cái ?~Tôi?T khác cũng đang thèm khát tìm những cái ?~vô minh bậc 1?T khác đắp vá cho mình. Vô minh nuôi dưỡng vô minh và sinh ra vô minh. Chân lý của nó thành những ?~Triết lý?T dạng ?~Có tiền mua tiên cũng được?T?? Trong khi đó, cái sự thật, cái cảm xúc chân thật luôn thể hiện ra trên những vết phồng rộp nơi bàn tay, những giọt mồ hôi đẫm ướt vai áo, những thịt da long ra từng mảng để tạo nên những cái Tôi, tạo nên những thỏi son để rồi trít, trát, ?~điểm tô?T cho đậm những cái ?~Tôi?T. Thời nào còn ảnh hưởng của hủ nho, có lẽ, Trí thức lại chính là những người Nông dân. Bởi họ nói ra sự thật, rất chính xác ?" Mịa tụi nó làm cho Ông mày phải thế này đây!
  2. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Hãy để sự thật được hiển bày. Ấy là người Trí thức:

    + Tôi bị đau ở chân:
    + Tai sao thế?
    + Ngã xe máy.
    + Sao mà ngã?
    + Tại có thằng đâm tôi.
    + Xe nó không có phanh à?
    + Tôi không biết.
    Vậy là cái đau của Bác đã được phân tích. Cái biết của Bác rõ rang đã tìm ra được nguyên nhân, nguồn gốc của cái đau đó.
    Chớ nên mắc phải cái cảnh bất lực: ?~Giận cá chém thớt?T. Của Xeda phải trả về cho Xeda.
    ''Có thể tôi sẽ trả lời - khi tôi không là trí-thức thì tôi thấy mình là trí-thức''. Tôi bắt được mạch Bác rồi! Tôi giải thích nhé: Khi bác nhìn thấy : Tôi không là Trí thức như tiêu chuẩn trên tức là Bác đã nhìn bằng con mắt thứ 3. Cái này gọi là cái ?~Thấy?T, nằm ở tầng nhận thức logic mà người ta gọi là ?~Nhận thức bình phương?T. Như vậy là Bác đã hiểu ngọn ngành ?~Cái Tôi?T là gì rồi. Cho nên Bác cũng tìm luôn ra được nguyên nhân tạo ra cái Tôi, tạo ra cảm xúc của Bác phải không?
    Tôi sẽ nói lại: Khi tôi thấy bất bình, tức giận về điều gì đó mà nói ra được nguyên nhân thì tôi là Trí thức.
    Ờ mà cái máu Trí thức cũng đôi khi gặp ở mấy đứa con nít: (Khi nó ngã): Tại mẹ ạ, huh u?.đi nhanh quá, không theo kịp..
    Hay cái Trí thức ở người Bà: À , để bà oánh cái chỗ này? hư? giám làm cháu bà ngã à?.!
  3. atolly

    atolly Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/05/2009
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    Tôi không công nhận những "tiêu chuẩn" trên. Trong nhiều trường hợp ta cần phải nhìn nhận, quan sát 1 vấn đề trong cuộc sống mà không có sự hiện diện của 1 người trí-thức nào đó. Vì có thể người ta sẽ xì sầm - gã kia, thằng kia, con kia, cô kia hắn biết điều hay lẽ phải đấy, hãy ăn nói thận trọng. Vậy là ta mất dịp xem xét 1 tình huống xem họ xử lý 1v''đề theo đúng với con người của họ...
    Theo tôi thì nhận thức và cảm xúc là 2 khía cạnh kh''biệt. Muốn nhận thức đúng, đừng cảm xúc, và cảm xúc thì đừng nói về nhận thức.
    Có lẽ ta nên theo 1 hướng khác. Thế theo bạn thì trí-thức nên tránh làm những điều gì ? Nói cách khác thì đã là trí-thức thứ thiệt thì người ta sẽ không bao giờ hay không thể làm những điều gì ?
  4. atolly

    atolly Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/05/2009
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0

    Tôi không công nhận những "tiêu chuẩn" trên. Trong nhiều trường hợp ta cần phải nhìn nhận, quan sát 1 vấn đề trong cuộc sống mà không có sự hiện diện của 1 người trí-thức nào đó. Vì có thể người ta sẽ xì sầm - gã kia, thằng kia, con kia, cô kia hắn biết điều hay lẽ phải đấy, hãy ăn nói thận trọng. Vậy là ta mất dịp xem xét 1 tình huống xem họ xử lý 1v''''đề theo đúng với con người của họ...
    Theo tôi thì nhận thức và cảm xúc là 2 khía cạnh kh''''biệt. Muốn nhận thức đúng, đừng cảm xúc, và cảm xúc thì đừng nói về nhận thức.
    Có lẽ ta nên theo 1 hướng khác. Thế theo bạn thì trí-thức nên tránh làm những điều gì ? Nói cách khác thì đã là trí-thức thứ thiệt thì người ta sẽ không bao giờ hay không thể làm những điều gì ?
    [/quote]
    Có lẽ tôi sử dụng từ chưa đúng lắm. B''chất con người lại là 1 v''đề khác. Ta cứ khoanh vùng con người xã hội vậy.
    Một cách ẩn dụ, ta có thể xem trí-thức như những Bạch cầu của cơ thể vậy. Như thế điều ta cần nói đây không hẳn là chức năng của họ, cũng giống như bạch cầu. Chẳng hạn, đã gọi là bạch cầu thì nó không thể huỷ hoại huyết cầu...Với trí-thức thì sao ?
  5. atolly

    atolly Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/05/2009
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    Lại 1 chốt điểm nữa đây: Người ta không thích nói về những điều mà mình không bao giờ làm hay không được phép làm - những nguyên tắc. Đa số thích áp đặt cho người khác.
    Nhưng ta đang bàn về Nho học, tiền thân của trí-thức. Nho giáo như tôi đã nêu, vốn chiếm giữ những giá trị xã hội, rồi bằng thứ "vũ khí chữ quốc ngữ" mới chiếm giữ, họ xâm thực luôn lĩnh vực nghệ thuật, vốn thuộc về những nghệ-sĩ, những kẻ lấy tự-do phóng túng làm lẽ sống. Chính điều đó khiến họ xa rời dần tính khắc kỉ. Mâu thuẫn này vừa là động lực vừa là sự huỷ diệt. Nó giúp họ hòa nhập dễ dàng với giới bình dân - bằng sự buông tuồng dễ dãi - đồng thời chà đạp lên họ bằng tính sĩ diện quân tử. Người ta đang muốn đề cao Nho học, chính để giúp trí-thức thoát khỏi "vũng bùn" do chính họ tạo ra mà thôi. Xã hội con người 1 cách tổng thể chẳng phân chia Khổng-Mạnh và Lão-Trang, mà nó bao gồm tất thảy, nó vốn hài hòa...
    Hứng thú viết thế thôi, kẻo cúp điện lại đi tong...
  6. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Bạn đã nhầm lẫn: Bạch cầu huỷ diệt với những yếu tố ngoại lai, nhưng không huỷ diệt tế bào của mình. Giống như quân đội. Nhiệm vụ phải là tiêu diệt yếu tố ngoại lai, không thể và không bao giờ được phép tiêu diệt đồng bào mình. Trừ khi nó là quân đội tay sai của chính quyền đô hộ.
    Bạch cầu giống như là các Nho sĩ. Tín điều và bảo thủ. So sánh làm sao với Trí thức được? Trí thức gần như có chức năng về tinh thần. Mà tẩy lọc về tinh thần, về cả sự bảo thủ, trì trệ lẫn sự quá cấp tiến. Nó chính là lực lượng phục vụ cho sự phát triển thêm các khả năng, thích nghi, thích ứng với điều kiện hoàn cảnh của cơ thể đó. Trên tinh thần đó, nó có nhiệm vụ tiên phong tiếp nhận những vấn đề mới, làm đồng bộ hoá hệ thống, tái lập cấu trúc đảm bảo thông tin được truyền tải chính xác, trung thực đến từng bộ phận.
    Đó là chức năng của trí thức. Còn bạch cầu làm nhiệm vụ theo quy định cài đặt sẵn.
    Bạn tưởng tượng như thế này: Có 2 loại robot hay trí thông minh nhân tạo: Loại thụ động và loại chủ động.
    loại 1: Một lời giải cho tất cả mai sau: Tức là bất biến và bảo thủ.
    Cái tinh thần của nó mà không phải của nó. Ví dụ bạch cầu - là được lập trình huỷ diện tế bào lạ thâm nhập. Tinh thần ấy của nó là do tạo hoá lập nên. Nó chỉ chủ động trên tinh thần ấy với năng lực ấy và hữu hạn. Ở đó nó nằm gọn trong định mệnh của mình.
    loại 2: Loại cao cấp, thể hiện khả năng phát triển, thích nghi...
    Đó là thể hiện sự chủ động tái tạo, thiết lập lại bản thân. Nó là sự tự do, tự chủ, tự sinh. Nó cho phép những thành tố thâm nhập vào nó (có thể bắt buộc hoặc không bắt buộc có lựa chọn).
    Để có thể nhận rõ hơn, tôi ví dụ như trong một nhà máy:
    So sánh người công nhân và người quản lý.
    Tinh thần của nhà máy là: Tồn tại và phát triển.
    Riêng với người công nhân, tinh thần ấy chẳng ăn nhập gì với họ. Tinh thần của họ, công việc của họ là bị lập trình; Họ chỉ biết vặn con ốc, tại vị trí ấy, thời điểm ấy, chi tiết ấy. Cái tinh thần nhà máy kia, người quản lý lại là người nắm giữ.
    Ông ta mới là người quyết định, lựa chọn loại sản phẩm sản xuất, quyết định việc chuyển đổi loại công việc của người công nhân kia.
    Ông ta vừa là trí thức, nhưng cũng là Ông chủ. Như vậy là khá nguy hiểm. Sự đồng nhất này cũng khá nguy hiểm nếu như không phân biệt được chủ thể sở hữu.
    Nếu là nhà máy của Ông ta (được pháp luật công nhận - rành rành đã định ở sách trời) thì Ông ta kiêm luôn vai trò của Trí thức thì càng tốt. Ông hãy tự chịu trách nhiệm.
    Nếu Ông ta chỉ là người đóng vai trò chức năng là quản lý trong nhà máy - thì Ông ta cần phải phân biệt vị trí và lợi ích cái Tôi của mình. Sự nhầm lẫn, đồng nhất cái Tôi và lợi ích riêng với cái quyền lực mà Ông đại diện là sự nhầm lẫn và cực kỳ nguy hiểm. Tinh thần của Nhà máy không tập trung nơi Ông. Nó đã phân tán về từng bộ phận.
    Ông là quản lý - là đại diện quyền lực, chính quyền. Về nguyên tắc chỉ là người đặt bút ký, là đại diện. Ông không có động lực để chịu trách nhiệm trước quyết định của mình như trường hợp trên mà là tập thể chịu trách nhiệm. Chủ thể sở hữu đã khác. Là toàn bộ nhà máy. Ở mỗi vị trí đều được thấm đẫm cái tinh thần chung, đều cảm nhận được sự thay đổi của thời tiết. Nhờ có được sợi dây liên lạc chính xác và trung thực. Nhờ đó, Ông không thể nhầm lẫn vị trí của mình với lợi ích, cái Tôi của mình dù cố tình muốn hay do yếu tố nào đi nữa. Người trí thức ở đây đã mang đúng vấn đề thời sự về tận nồi cơm của mọi nhà, và lại mang đúng cái phản ứng của họ mang đi. Trên tinh thần chung ấy - đó là tính dân chủ.
  7. atolly

    atolly Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/05/2009
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    Bạn nói rất hay về và khá cụ thể, khá khu biệt ở 1 bộ phận xã hội. Để tránh sa vào những chuyên môn không đúng tinh thần chủ đề, ta nên khái quát hóa, nói về giới trí-thức. Tôi chưa thấy chuyên đề nào đi đúng trọng tâm, tức đi từ cụ thể đến tổng quát. Chỉ toàn lá cải về giới trí thức. Thường ta vẫn đọc anh, chị, gia đình này nọ, cũng thuộc hàng học thức, vậy mà cũng sinh tật này nọ như ai. Nào là ngoại tình, bợm nhậu, cư xử thiếu văn hóa...
    Có 1 điểm khá chung thế này: Nho giáo và nghệ-sĩ đều tự cho mình cái quyền...đa thê, bồ bịch lủng củng, đến nỗi thanh niên bây giờ chẳng thích nói đến họ, chứ nói gì đến noi gương...
  8. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Tôi chả còn gì mà nói.
    Đơn giản thế thôi. Sự thật sẽ là chất keo gắn kết lập luận của bạn. Bạn hướng tới sự thật, lập luận của bạn sẽ thuyết phục được người khác. Bạn làm như thế, bạn là Trí thức.
    Tôi đã có thí dụ :
    Nói về 2: 2 là sự thật. Là cái mà bạn đang nói đến, nắm bắt đến. Nó là sự thật của cảm xúc của bạn.
    2 là:
    3
    +4
    +5
    -7
    -2
    -1
    Cần nói trúng sự thật. Nói về người Trí thức với ý nghĩa cao quý. Bạn thì lại đang nói về người Trí thức với nghĩa khác - Những trí thức đang.....ngủ.
  9. atolly

    atolly Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/05/2009
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    Tôi cũng đang cố gắng để đưa người tri-thức về đúng vị trí, tư cách của họ. Tôi không cổ vũ trí-thức làm giàu như điển hình Bill Gate (mà có lẽ Bill Gate giàu nhờ những nền tảng c''bản của xã hội Mỹ).Trong xã hội ta, giới trí-thức mà theo trào lưu làm giàu (mà sự thực là như vậy) thì họ không thể "cao quí" được. Mà cái tính sĩ diện Nho giáo cũng không cho phép họ tạo điều kiện thuận lợi, hay tạo sân chơi cho kẻ khác (ích kỷ mà lị).
    V''đề không phải là xã hội hay giới tri-thức tự cho mình là cao quí. Bạn có tự hào, hãnh diện bước vào hàng ngữ của họ không ? Điều đó mới đáng quan tâm.
  10. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Theo Tôi, không ai nắm tay được từ sáng tới tối. Ai cũng có đủ cả Ái, Ố, Sân, Si....
    Khi ta nói tới Người Trí Thức thì mới nhìn ở khía cạnh Trí thức của Người ta. Thực ra cũng có lúc họ trở thành con người ngớ ngẩn, ngu đần. Cũng sai bét nhè.....
    Nếu vì cái danh ''Trí thức'' của họ mà cả tin, cho họ là tuyệt đối đúng thì cũng thật là nguy hiểm cho nhận thức và hành động.
    Do đó Chúng ta không ngần ngại mà phê phán, xét lại.
    Câu nói ''Ai bắn vào quá khứ bằng súng lục, tương lai sẽ bắn vào người đó bằng đại bác'' thì quả là bao biện và bảo thủ. Nó quả là sự lú lẫn đang kiếm tìm thêm sự lú lẫn để tăng thêm giá trị cho sự lú lẫn đó.
    Theo tôi, Nếu mà bắn vào quá khứ sai lầm để mà trả lại cho sự thật bộ mặt tươi sáng của mình thì tương lai có bắn vào tôi bằng ngàn quả bom nguyên tử bằng tất cả sự ngu si nếu có của nó thì cũng kệ mẹ nó. Sống thật lòng còn sướng hơn cả sống ngu si và tung hê cho ngu si và sai lầm.

Chia sẻ trang này