1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trao đổi ngắn về người trí thức.

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi atolly, 28/05/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195

    Theo Tôi, không ai nắm tay được từ sáng tới tối. Ai cũng có đủ cả Ái, Ố, Sân, Si....
    Khi ta nói tới Người Trí Thức thì mới nhìn ở khía cạnh Trí thức của Người ta. Thực ra cũng có lúc họ trở thành con người ngớ ngẩn, ngu đần. Cũng sai bét nhè.....
    Nếu vì cái danh ''''''''Trí thức'''''''' của họ mà cả tin, cho họ là tuyệt đối đúng thì cũng thật là nguy hiểm cho nhận thức và hành động.
    Do đó Chúng ta không ngần ngại mà phê phán, xét lại.
    Câu nói ''''''''Ai bắn vào quá khứ bằng súng lục, tương lai sẽ bắn vào người đó bằng đại bác'''''''' thì quả là bao biện và bảo thủ. Nó quả là sự lú lẫn đang kiếm tìm thêm sự lú lẫn để tăng thêm giá trị cho sự lú lẫn đó.
    Theo tôi, Nếu mà bắn vào quá khứ sai lầm để mà trả lại cho sự thật bộ mặt tươi sáng của mình thì tương lai có bắn vào tôi bằng ngàn quả bom nguyên tử bằng tất cả sự ngu si nếu có của nó thì cũng kệ mẹ nó. Sống thật lòng còn sướng hơn cả sống ngu si và tung hê cho ngu si và sai lầm. Làm thế còn giúp cho mỗi người có trách nhiệm sống tốt hơn, hơn là bao biện cho sự sai lầm và tha hoá.
    Được FromtheStars sửa chữa / chuyển vào 03:05 ngày 30/06/2009
  2. atolly

    atolly Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/05/2009
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    À hà ! Thật khó mà chấp nhận cho 1 sự biện hộ về trí-thức như trên của bạn. Khi là 1 người trí-thức ít nhất họ phải tỉnh táo trong công việc. Cái khiến họ đáng nể là đấy, luôn ưu tiên cho sự sáng suốt, hành xử sao cho không làm mất giá trị của mình và của người khác. Điều đó 1 cách bình dân ta gọi là gì nhỉ ? Phong độ ! Luôn có phong cách và giữ phong độ...Nhưng thôi, chớ để lan sang lĩnh vực "chơi". Mà đúng tri-thức Vietnam vẫn là những "thằng chơi", hơn những là những kẻ tạo ra luật chơi và sân chơi. Nho-sĩ gần đây nhất thì điển hình vẫn có Nguyễn Công Trứ đến Nguyễn Khuyến, Tú Xương... người ta vẫn nhìn nhận họ ở khía cạnh "chơi", hơn khía cạnh nghiêm túc. Học sinh thời nay, 1 cách vô hình chung, cũng thế, học giỏi, đi thi này nọ, cũng để "chơi", "chơi" thay cho cả các quí thầy cô...Ra trường, lại cũng bắt đầu 1 cuộc chơi mới, cuộc chơi của những đồng tiền, địa vị, danh vọng...Xã hội ta vẫn chưa có cái gọi là "giới trí-thức", 1 hội đồng biết thẩm định những giá trị cũ và mới...
  3. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Bác cẩn thận kẻo lạc đề.
    Tôi phản bác lại luận điểm của Bác về lĩnh vực chơi nhé.
    Theo như Bác nói, Bác phê phán rằng có người chỉ chơi, không tạo ra sân chơi?
    Bác thử nêu lên lý do nào làm cho chúng ta chỉ nên cố mà tạo ra sân chơi chứ đừng chỉ nên chơi xem?
    Lúc đó: Chỉ toàn nhạc sỹ sáng tác bài hát, nhưng rất ít người hát. Thậm chí có những nhạc sỹ sáng tác mà không có ca sỹ nào hát bài của mình. (tự hát đi nhé!)
    Một người nào đó sản xuất ra sản phẩm mà không ai thích dùng (Bởi không có người ''chơi'').
    Lúc đó sẽ ra sao?
    À, thì ra cuộc sống rất cần những cuộc chơi. Bản thân cuộc sống là những cuộc chơi bất tận. Cách chơi của từng người cũng đã là sự sáng tạo ra những sân chơi, những trường phái.
    Vừa sáng tạo, lại vừa chơi.
    Không có một luân lý nào yêu cầu con người phải nên tạo ra sân chơi hoặc chỉ nên chơi một cách thuần tuý, như là cỗ máy.
    Thế mới là cuộc sống. Tự do và tự lựa chọn.
    ''Nho-sĩ gần đây nhất thì điển hình vẫn có Nguyễn Công Trứ đến Nguyễn Khuyến, Tú Xương... người ta vẫn nhìn nhận họ ở khía cạnh "chơi", hơn khía cạnh nghiêm túc''
    Đoạn trích này theo tôi, Bác đã nhầm lẫn: Không phải là việc nhìn nhận họ chơi thì nói lên con người ''Trí thức'' như Bác hiểu. Ở đây chính là đưa ra cái nhìn về một khía cạnh ''Ái ố sân si'' của một người mà họ nổi tiếng hoặc là Trí thức ở khía cạnh nào đó.
    Tức là cái nhìn về đời thực của một con người Trí thức. Giống như Bác ấy, có lúc cảm thấy mình cao thượng, có lúc cũng giận mình thật đê tiện. Ba cái việc ''thịt chó, mắm tôm'' có hay ho gì đâu? Có lạ lẫm gì đâu? Nhưng họ cũng kể ra để cho mọi người thấy được con người một cách toàn thể. Ấy nhưng sa vào việc kể lể lông rông lài rài khía cạnh đó cũng cho ta thấy cái u mê và ngu si của người viết. Ông ta đã bị lầm lẫn thần tượng và đồng nhất hoá cái khía cạnh ''Trí thức'' cua đối tượng với cái đời thường của Ông ta. Điều này rất dễ đưa đến cho mọi người cái sai lầm cho mọi người về nhận thức, dẫn đến mọi người học cái hay chả học, lại đua đòi theo cái dở (Vì nó đời thường nên nó dễ học, dễ bắt chước). ''*** của Thượng đế cũng thơm mà''
  4. atolly

    atolly Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/05/2009
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    Phê phán về nghệ-sĩ thì còn dài dài, chỉ sợ không có th''gian mà phê mà phán. Nghệ-sĩ nhà ta là những kẻ cũng khá ích kỷ, không muốn ai qua mặt mình, chỉ muốn đàn em nối gót mình. Thế cho nên nghệ thuật nước nhà vẫn khép nép sau những thần tượng ấy, không phong phú đa dạng. Đúng hơn nó không xuất phát từ bản chất nghệ-sĩ, nó bị "thực dân hóa", bị trấn áp...Nói thiệt thì loài ếch nhái, ve sầu hay dế chúng còn có cái tự do phóng túng, sáng tạo và có phong cách riêng hơn giới nghệ-sĩ..."Sướng ca vô loài", đấy là k''niệm mà nghệ-sĩ nên khai thác, nó hay đấy chứ.
    Bạn có thể định nghĩa cho tôi về "chơi" không ? Theo tôi thì "chơi" là 1 hình thức phá luật, đó là thói thường. Điều này đi ngược với Nho giáo, những kẻ tạo ra luật. Trí thức ta vẫn chưa vượt qua, vươn cao hơn được cái thú chơi. Tạo ra sân chơi quan trọng hơn "thằng chơi" cũng chính là tinh thần của Nho giáo, đó là cái Đức. Tôi nghĩ Đức Khổng tử không xem cuộc sống là "cuộc chơi bất tận" đâu. Ngài muốn xã hội phải có những giá trị, như việc tạo ra những con cờ, tức sân chơi và luật chơi. Như tôi đã nói, chúng ta cần những giá trị, mới và cũ, cho xã hội. Muốn như thế chỉ có cách:
    Thứ I: vượt qua cái bóng của những thần tượng.
    Thứ II: tạo ra những sân chơi mới.
    Cũng không ai chấp nhận những kẻ vừa đá bóng lại vừa thổi còi cả, nó vô giá trị, vì ta không biết phải đặt chúng ở đâu. Đấy, điều chúng ta cần là giá trị và chất lượng của những giá trị ấy. Muốn thế phải có kẻ tạo luật và kẻ chơi thuần tuý. Vì nếu không thuần tuý thì là "chơi bẩn" à !?
    Còn về "cao thượng" hay "đê tiện" là do xã hội đánh giá("Tốt khoe xấu che" mà lị ). Nếu trí-thức mà không "giấu" được cái xấu của họ thì đừng mang danh trí-thức.
  5. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Thế đấy, Họ còn nghĩ ra câu '''''''' Nếu ai nã vào quá khứ bằng súng lục, thì tương lai sẽ nã vào anh ta bằng đại bác'''''''' để doạ dẫm những mầm chồi dám ''''''''cãi'''''''' lại. Hoá ra cũng chỉ là ra sức củng cố cho cái ''''''''Tôi'''''''' của những Ông ''''''''Kễnh'''''''' này vậy. Thôi thì cứ ''''''''khừ'''''''' ''''''''khừ'''''''' mấy phát chơi, mở đường đi tới.
    Không ''''''''lễ'''''''' phép gì tất, san bằng cho công bằng. Không chấp nhận bị gọi là ''''''''Ngoan''''''''.
    Chơi à? Mỗi người chơi một kiểu. Hay là mỗi người có một kiểu chơi. Cái chơi của tôi khác của Bác. Ấy là chơi.
    Hay ý Bác nói đến một cái gì đó không phải Chơi mà là cái nghiêm túc? Nghiêm túc trong vấn đề gì? Có cái nghiêm túc nào bằng cái nghiêm túc của nhận thức? Mà nhận thức là phải đi đến chân lý khách quan? Mà là khách quan thì không Ông nào có thể vẽ ra được luật chơi ngoài ''''''''Chúa'''''''' hay ''''''''Quy luật tự nhiên''''''''. Do đó, không phải ta tạo ra luật chơi mà là chơi đúng luật tự nhiên, khi đó ta trở về đúng bản chất của tự nhiên. Khi đó ta là ta, là sự thật khách quan.
    Đấy, Bác lại đặt ra luật chơi rồi đấy.
    Không, Ông Khổng Khâu cũng không tạo ra luật. Lịch sử tạo ra luật. Lịch sử ở đây là Lịch sử của xã hội Ông ta đang ở. Đã có ''''''''Vua'''''''' ở trên, Ông ta có tạo ra luật thì cũng là do áp lực của ''''''''Trên'''''''' và ''''''''Dưới''''''''. Mâu thuẫn xã hội là như vậy, nên cái tự nhiên của Ông ta là như vậy. Ông ta đi đâu, bầu trời chỉ có trên và dưới. Mà trước khi nhìn thấy trời thì đã thấy ''''''''đít'''''''' Ông vua lù lù ở Trển rồi. Ông ấy ''''''''pèn'''''''' nhún nhường mà rằng: ''''''''Tôi thì ở dưới vua'''''''' đúng y như cái Ông ta thấy. Có thế thì mới ''''''''yên thân''''''''.
    Đâm ra cả xã hội mới nhao nhao học theo và ''''''''Đít'''''''' ông nọ lại đặt lên ''''''''đầu'''''''' ông kia. y như....
    Còn giờ thì sao? Có khác không?
    Lại luẩn quẩn theo Ông Khổng khâu rồi. Muốn tạo sân chơi mới? Muốn đặt đít lên đầu người khác sao?
    (Xin lỗi, ẩn dụ của tôi hơi thô, nhưng biết sao được? Tôi chỉ nhìn được có thế!)
    Tôi phản bác lại rằng. Không phải chúng ta cần ''''''''những giá trị, mới và cũ, cho xã hội''''''''. Chúng ta không tự nhiên mà cần. Mà bởi Hoàn cảnh hiện tại đã dịch chuyển so với ngày xưa. Không giống và không phải là thời xưa, nên Ông Khổng Khâu không còn đúng với giờ nữa. Cho nên cái ta nhìn thấy hiện nay không giống cái mà Ông ấy nhìn thấy. Do vậy ta phải:
    Thứ I: Phế bỏ cái không hợp thời.
    Thứ II: Chơi theo kiểu hợp với mình (Tức là chơi như ta đang chơi, nói cái ta đang thấy).
    Lập luận và những câu hỏi của Bác thể hiện đúng cái mâu thuẫn của Bác, của sự nhầm lẫn của Bác. Bác vừa muốn theo Ông Khổng, lại vừa nói xấu Ông ấy và tưởng rằng mình không theo Ông ấy.
    Vừa đá bóng, lại vừa thổi còi: Đó là kiểu vừa thổi còi (điều khiển trận đấu theo ý mình) lại vừa giả vờ là điều đó là tự nhiên, là đá ngẫu hứng, sáng tạo và những điều đem đến là khách quan. Kiểu này là để lừa người xem trình độ còi có con mắt tối sầm.
    ''''''''Đấy, điều chúng ta cần là giá trị và chất lượng của những giá trị ấy. ''''''''
    Không phải chúng ta cần cái giá trị giả tạo, chúng ta cần sự thật, sự tự nhiên như nó vốn có, không bị ai điều khiển, áp đặt trận đấu. Tất cả phải ăn theo, tuân theo tự nhiên.
    ''''''''Muốn thế phải có kẻ tạo luật và kẻ chơi thuần tuý. Vì nếu không thuần tuý thì là "chơi bẩn" à !?'''''''' Tôi sửa lại câu này của Bác thành: ''''''''Muốn thế phải không có kẻ áp đặt ý muốn của mình vào trận đấu, để cho trận đấu là của cầu thủ và kẻ chơi được sáng tạo tự do trong khi chơi. Hãy nhìn không gian của các cầu thủ đang chơi không chỉ là sân có mà cả những luật lệ của Bóng đá. Nó đóng vai trò là khách quan và luật tự nhiên. Đó là luật, không phải do trọng tài tạo ra nó và không cho phép trọng tài thay đổi nó.''''''''
    ''''''''Vì nếu không thuần tuý thì là "chơi bẩn" à !?'''''''' Câu này nên đổi thành: ''''''''Vì nếu không thuần tuý thì là "chơi sáng tạo" à !?''''''''
    Chẳng phải vì là Trí thức nên ta cứ phải giấu giấu giếm giếm một cái gì đó. Chẳng hạn nếu tôi muốn trung tiện thì cứ việc ''''''''Ít'''''''' một cái. Tự nhiên thôi, cũng chả cản được. Ông nào Trí thức thì cứ việc che mũi lại.
    Hì, thô quá nhở?
    Ơ nhưng mà Sự thật vẫn cứ phải là sự thật (cách nhìn của khoa học) ''Ít'' vẫn phải là ''Ít'', không thể là ''Sấm động Nam Vang'' như cái Ông văn hoa lá cành nào đó đã nói.
    Bác không được sử dụng chiêu của Chí phèo nghe: ''Lương thiện? Ai cho tao lương thiện?'' - ''Sự thật? Có ai là người nói ra Sự thật?''
    Ờ mà có ai cấm được Bác nói thế đâu? Nếu mà Bác nói thế thì tôi lại phải dùng chiêu ''Thông cảm'' thôi. Bởi Bác nói thế ắt phải có hoàn cảnh của Bác, âu cũng là một Trí thức.
    04/07/2009
    Được FromtheStars sửa chữa / chuyển vào 02:05 ngày 04/07/2009
  6. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Hay ý rằng Bác muốn tôi phải chơi trò gì đó của Bác?
    Tôi xin thưa: Tôi không chơi!
    (Hì, mình khôn ngoan ghê)
    Ấy, đấy là hãy quên các tiểu tiết đi nhé, hãy nhận những ý ẩn dụ đằng sau lời nói. Dân chủ là Phớt ăng lê. Bác mà cố chấp là chính Bác là đi ngược lại câu nói ấy của Bác đấy. Tức là Bác là người giả dối. Tức là Bác đang tự out ra cuộc chơi ''Tự nhiên'' này.
  7. atolly

    atolly Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/05/2009
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    Chuyện của Lienxo cũ, không thể áp dụng cho Vietnam được đâu. Mà họ cũng hiểu về "súng lục" và "đại bác" khác chúng ta.
    Về ông Khổng Khâu (Quái ! Sao tôi chưa đọc sách nào có cái từ "Khổng Khâu" nhỉ !) thì ông tạo luật cho xã hội và các giá trị cho xã hội (quân tử và nhân, nghĩa, lễ, trí, tín). Ông cũng không nghĩ hậu thế sẽ lách luật ông như thế nào. Nhưng những điều ông dạy vẫn giữ nguyên giá trị...
    Chúng ta cần những giá trị cũ và mới cũng chỉ vì cái nhu cầu "chơi" ấy. Mâu thuẫn là ở chỗ những kẻ đã từng "chơi" thỏa thích, ấy thế mà lại muốn hậu nhân nối gót mình (có phải đúng là vừa "đá bóng" vừa "thổi còi" không). Như tôi chẳng hạn, muốn chạy nhảy đá bóng, bơi lội... thế mà cũng khó...
    Ấy, không nên "phế bỏ cái không hợp thời", chỉ nên vượt qua nó hoặc tránh nó thôi, vì nó cũng có thể hữu ích cho số người.
    Ta cũng không bàn về bản chất tự nhiên, vì nếu đúng là trí-thức thì người ta có thể hy sinh bản chất hoặc dùng cái thiên phú tự nhiên phục vụ lợi ích chung.
    Không biết bạn có hay xem bóng đá hay thể thao nói chung. Riêng tôi thì xem cũng chỉ vì muốn "áp đặt" 1 điều gì đó đối với họ. Nhưng dùng mọi thủ đoạn thì không được rồi...
  8. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Được, cứ cho là của bên Liên Xô đi, không nhắc nữa. Và nếu ai sử dụng nó thì tôi sẽ quay lại và tiếp tục vấn đề.
    Tôi không hiểu giá trị nó giữ nguyên như thế nào? Khi người ta đã phá luật chơi của Ông ấy thì cái giá trị đó nó có còn nguyên như Bác nói không? Và cái giá trị hiện thời có còn là của Ông ta nữa không? Cái câu Nhưng những điều ông dạy vẫn giữ nguyên giá trị... này nó lấp lửng lắm đấy Bác nhé. Nguyên là nguyên thế nào, bác lấy dẫn chứng cụ thể và nói rõ sức sống nó như thế nào? Có bền vững triệu năm không? Có ưu việt và thắng được các giá trị khác không?
    Điều này cũng thể hiện cái tính ham chơi của Bác, thay vì là ham nhận thức. Bác cần luật chơi? Đương nhiên là cần có người truyền lại luật chơi cho Bác, không thì Bác phải tự nghĩ ra thôi. Cho nên:
    Bác lại trách người truyền luật cho Bác thì tôi nghĩ Bác thật quá là mâu thuẫn. Bác vừa muốn giống Nho sỹ, nhưng lại muốn phá rào của luật. Bởi vì Bác cũng muốn chơi như các Ông kia nên Bác có nhu cầu thì người ta mới dạy. Đố Bác chơi được như các cụ đấy: Không thày đố mày làm nên. Muốn chơi thì ''''phải bắc cầu kiều nhé'''' Không phải các Cụ ép Bác chơi theo các cụ nhưng vì Bác cũng muốn cơ. Bác cũng muốn được chơi và truyền lại cách chơi cho thế hệ sau, thì Bác lại không thích và bảo rằng vừa đá bóng, vừa thổi còi. Mâu thuẫn quá, mâu thuẫn quá.... Vừa thích chơi ả đào, nhưng cũng lại thích mình là người Đạo đức, và dè bỉu khinh bỉ những Ả Đào. Vừa muốn đội khăn xếp, bỉ lậu, nhưng thấy người ta đi Ô tô, máy bay thì lại cũng muốn cơ, muốn vơ lấy, chiếm lấy nhưng... lực bất tòng tâm, Bác nhỉ? Quả là nặng căn. Muốn vươn lên nhận thức, nhưng cái mông nặng quá. Tôi thấy về góc độ tâm lý thì như thế này: Bác cảm thấy thiệt thòi, Trước kia phải đội ''''Đít'''' ông trước rồi, bây giờ mà không được đội đít thằng nào hậu bối thì e rằng không vui, thiệt quá, thiệt quá... Ấy nên phân vân, ray rứt. Một đàng thì xã hội mới phát triển, cái thoáng mát bao la làm bác cũng muốn đi ra ngoài để thụ hưởng nhưng lại cũng tiếc là chưa được thoả mãn được cái công lao xưa kia. Cho nên cũng lưỡng lự chưa phân. Bác phải cảnh giác. Các cụ ngày xưa cũng đã từng cảnh báo: Giận cá chém thớt. Đó là một tính xấu mà nó từng xảy ra ở xã hội của các cụ. Đừng có mắc vào nghe.
    Tôi cũng đồng ý với Bác chỗ này. Ừ thì cũng không phế bỏ hoàn toàn, mà là đương nhiên là hiện thực xã hội đã phế bỏ sự độc tôn của nó. Tức là đã có một cái đường vòng mà xã hội vòng qua tránh nó rồi. Không phải tôi nghĩ ra, mà đường vòng đó đã xuất hiện đúng vào thời điểm xã hội Nho giáo đã đổi mới và tiếp xúc và kết nối với ''''những con đường khác ngoài kia'''' bằng nhu cầu tự thân.
    Tức là trong xã hội đã có sẵn những đường để ta tránh nó. Thế cho nên đã có tới 2 hay có thể nhiều hơn nữa con đường để ta lựa chọn. Và ta đã lựa chọn con đường nào thích hợp với hoàn cảnh cá nhân của ta cũng là hợp lẽ tự nhiên và rất hiện thực.
    Ai cấm ta làm như thế? Nếu cấm thì chặn đường đi! Bây giờ thì ta có thể thích thì đội mũ cánh chuồn, không thích thì bỏ ra, đội mũ pê rê, mũ phớt thậm chí là mũ cối. Ừ hoá ra các giá trị xã hội kia chẳng khác gì là những món hàng mà ta thích thì mua.
    Mà đã nhiều mũ thế thì làm gì có mũ nào có quyền lên tiếng là độc nhất chiếm quyền làm mũ.
    Tôi thấy thế là Bác cũng nhận thức được lẽ tự nhiên rồi. Ta xem trận bóng đá thường hay phán đoán tình huống, tỉ số. Điều ấy là kỳ vọng tương lai. Tâm lý thường là lo cho tương lai, hướng về tương lai. Thi thoảng mới có vài pha quay lại để tạo điểm nhấn và tạo liền mạch cho nhận thức về Trận đấu. Ta không thể áp đặt phán đoán mình cho trận đấu được, thế nên mới Ô, A, hò reo nhiều thế. Điều đó cho thấy con người rất hâm mộ cái mới và rất yêu sự thật. Từ tận trong bản chất.
    Được FromtheStars sửa chữa / chuyển vào 17:32 ngày 04/07/2009
  9. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Nhận thấy: Tất cả vấn đề trong con người bác được thể hiện, lột tả - Những mâu thuẫn không được giải quyết đã chứng tỏ Bác là một con người rất nhu nhược, khó có thể được tin cậy. Nhưng Bác nói được ra là một điều tốt lành, trước mắt là đối với Bác, sau là đến tôi cũng đỡ ray rứt.
    Được FromtheStars sửa chữa / chuyển vào 18:03 ngày 04/07/2009
  10. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Đồ cổ chỉ dùng để chơi thôi, để trưng bày, để nhớ lại và hồi tưởng, để nối liền mạch một ý nghĩa. Nhưng tuyệt đối phải phân biệt rõ ràng thực tại và quá khứ.
    Món đồ cổ chỉ đẹp khi trưng bày trong một ngôi nhà hiện đại và văn minh. Thể hiện sự tương phản, sự tiếp nối với quá khứ. Tức là từ cái quá khứ sần sùi, xù xì thế mà đến giờ nó đã trở nên văn minh như thế. Thế đã là ý nghĩa lắm rồi.
    Khi nó đứng trong môi trường cũ của nó thì nó gợi lên niềm đau thương hay tiếc nuối hoặc chua xót trong sự vô cảm của thời gian hơn. Mà con người thâm tâm không bao giờ muốn nhắc đến những điều đó.

Chia sẻ trang này