1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trao đổi ngắn về người trí thức.

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi atolly, 28/05/2009.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. atolly

    atolly Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/05/2009
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0

    Đã nói về giá trị thì không thể đi sâu vào bản chất của giá trị đó. Như việc bạn nói đến vàng hay kim cương. Ta không thể lấy kính hiển vi để xăm soi từng hạt nguyên tử của chúng. Như thế ta có thể rút ra 1 qui tắc nhìn nhận về giá trị. Hoăc tôi có thể định nghĩa: giá trị của 1 sự-vật là ý nghĩa của sự-vật ấy khi ta nhìn nhận chúng tách biệt với các sự-vật xung quanh. Tại sao khi đi xa ta lại nhớ quê nhà. Tại sao phụ nữ lại thích đeo nữ trang giữa phồn hoa đô thị. Qui tắc thẩm định nghệ thuật cũng thế: tránh mọi mối liên hệ với điều mà ta cần phải đánh giá.Chúng ta chớ mắc căn bệnh đi sâu vào mọi sự-việc, tìm hiểu bản chất của chúng. Đấy là căn bệnh mà tôi tạm gọi là Dĩ kh''học vi trung. Nói cách khác thì chính khán giả hay giới bình dân, những người không trực tiếp liên hệ đến nghệ-thuật hay tri-thức là những giám khảo công minh nhất.
    Tôi không lấy tư cách tri thức để nói về người trí thức. Nếu tôi là tri-thức thì tôi được gì. Và đổi lại nếu tôi không là tri thức thì tôi cũng phải được gì chứ (tư do hơn chẳng hạn). Hoặc cụ thể hơn, nếu tôi là trí-thức, chí ít tôi cũng không lấy công việc làm thú chơi. À hà, thế ta lại có thể rút ra 1 qui tắc rồi: mọi công dân hãy cố gắng tách công việc khỏi những thú chơi. Xem ra thì chính giới tri-thức và văn-ghệ-sĩ là những kẻ phạm vào qui tắc này nhiều nhất. Điều đó nói lến 1 điều rằng họ xem thường công chúng, nếu không muốn nói là đang chà đạp lên họ. Nếu bạn giải quyết dứt khoát được vấn đề này thì bạn không cần phải lo đến cái việc truyền nghề hoặc thù chơi cho thế hệ sau nữa. Xem ra đó chính là trật tự cơ bản nhất của xã hội.
    Sao bạn lại đố tôi "chơi được như các cụ" (dường như cả hệ thống giáo dục cũng như bạn, đằng sau mọi bài giảng là 1 sự thách đố, đố chúng mày "chơi" được như thế). Tôi không nhận lời thách đố ấy. Tôi đang cáo buộc họ. Vì cái thú chơi của họ không tạo dựng được những nền tảng căn bản nào cả. Trí-thức ngày nay đang chơi là đang chà đạp lên xã hội...
  2. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Bác rất sai lầm như là bác đang tạo một ý nghĩa mới cho giá trị. Bác đang tạo luật chơi mới đấy. Sao bác lại nói là giá trị thì không thể đi sâu hơn được nữa? Tôi đã nói với Bác là ''Giá trị'' là biểu tượng của một ý nghĩa nào đó như ý nghĩa của sự sống loài người chẳng hạn. GIá trị đấy là ''Nhân đạo'' rồi ''Đạo đức''. Thực ra ở tầng ký hiệu, biểu tượng thì nó hoàn toàn là trừu tượng, chung chung. Nói đến giá trị là nói đến một xu hướng nào đó mà người ta theo đuổi. Ví dụ càng kiếm được nhiều tiền thì giá trị vật chất càng cao, nhưng là xu hướng vật chất. Còn tu nhân tích đức thì giá trị nhân văn càng cao. Như vậy bản thân ký hiệu, biểu tượng là vô hình, nội dung, bản chất nó là hữu hình.
    Nói đến cái chén đó là hữu hình, nhưng vẽ hình cái chén, hoặc biểu tượng của nó là những ký hiệu - giống ngôn ngữ ấy chỉ là những thứ vô hình. Một lời nói, khi ta không để ý tới nội dung, ý nghĩa đằng sau ấy thì nó thành vô nghĩa. Nhưng khi ta tìm hiểu ý nằm sau lời nói thì lời nói đó có ý nghĩa và tồn tại hữu hình. Nó là âm thanh nhưng không phải là âm thanh mà nó là hiện hữu của cái khác, là lời nói, ý nghĩa của lời nói đằng sau nó.
    Vàng hay kim cương cũng chỉ là những khái niệm trừu tượng, nó không có ý nghĩa trừ khi đối tượng bác nói đến chứa đựng những tập hợp nào đó gọi là quặng vàng, nhẫn vàng, chén vàng... có trong thực tế. Như vậy đằng sau khái niệm ''Vàng'', ''Kim cương'' mà Bác nói đến, chứa đựng một loạt những kinh nghiệm, những tập hợp vật thể hữu hình, do đó chúng ta có thể phân tích được. Vì vậy cái ví dụ của Bác không chuẩn. Tôi có thể giải thích ví dụ của Bác như sau: Khi nói đến vật thể vàng hay kim cương trong thực tế, nó đã là vật hữu hình. Bản thân nó là những tập hợp của những phân tử nhỏ hơn. Tiếp tục phân tích, ta tìm thấy những phần tử nhỏ hơn nữa và cứ thế, người ta tiếp tục phân tích và bổ sung danh sách các phần tử cơ bản và nhỏ hơn nữa của nó như proton, electron, quark, lep ton.... mà có thể sờ được, thấy được, cảm nhận được và đo đạc được. Tức là nó rất hiện thực, không phải là tưởng tượng. Và sự phân tích ấy đang được tiếp tục với tất cả khả năng của con người - Chế tạo máy gia tốc lớn LHD.
    Vậy có thể kết luận rằng: Ta hoàn toàn có thể phân tích giá trị. Tìm hiểu được ý nghĩa của các trị.
    Tôi thấy Bác có một nhận thức rất không khoa học. Mà Bác biết đấy: Nhận thức khoa học là nhận thức đúng đắn, khách quan, dựa trên một hệ thống logic nhất quán. Không theo phương pháp khoa học thì sẽ dẫn đến nhận thức lập lờ, đánh lộn con đen do đó sẽ lầm lẫn có hệ thống và khi đã lầm lẫn rồi thì lời phát biểu sẽ không khoa học và vô giá trị - Thành bị thần kinh - Do đó không ai tin.
    Việc tách rời một bộ phận ra khỏi toàn thể là một việc làm siêu hình và chính là chỉ thực hiện được trong tưởng tượng. Trong tự nhiên không có cái gì là hoàn toàn tách được khỏi cái gì. Mọi sự tách ra chỉ là tương đối. Phương pháp cơ giới này có từ thời New tơn. Siêu hình. Và nhận thức của Bác là chậm so với thế giới mấy trăm năm rồi.
    Do vậy, Để nghiên cứu sát với thực tế nhất một sự vật hiện tượng, các nhà khoa học phải mô tả sự vật hiện tượng đó trong mối liên hệ với phần thế giới còn lại. Nhưng sự mô tả chân thật sự vật như nó vốn có là không thể bởi nó quá phức tạp và quan hệ của nó liên tục. Do đó người ta phải tìm đến giải pháp gần đúng. Tương tự như phép vi phân và tích phân. Càng chia nhỏ vấn đề, chia nhỏ các mối liên hệ, thì việc mô tả càng chính xác. Tuy nhiên bao giờ cũng có sai số và lệch so với thực tế. Nhưng nếu không chia thì không giải quyết được gì. Ví dụ Bác đi chợ đòi người bán hàng mua một cân thịt, nếu không chấp nhận sai số, Bác sẽ không mua được một cân thịt nào cả bởi cân bao giờ cũng có sai số khoảng 1-2 gr.
    Nhưng khi mô tả sự vật hiện tượng gần đúng bao giờ cũng phải tạo ra các giả thiết (tương đương với các tiêu chuẩn áp dụng):
    Ví dụ để nghiên cứu thép và thiết lập các công thức tính toán, người ta phải thí nghiệm nhiều lần và đưa ra giả thiết rằng vật liệu thép là môi trường đồng nhất, tuân theo định luật Húc trong giai đoạn đàn hồi và áp dụng được các công thức thực nghiệm..v..v.
    Việc giả thiết đã đặt ra nội dung cho các khái niệm. Tức là các giá trị đã có nội dung của mình.
    Không bao giờ nghiên cứu một vật lại có thể tách rời được vật ấy ra khỏi môi trường. Bởi nếu tách được thì vật đó nó sẽ tác động thế nào được với Bác, Bác đo đạc ra làm sao và nhận được Tri thức nào từ nó? Hoá ra Bác tách ra được cái không có gì à? Tách ra được một tập rỗng?
    Khoa học thì sao? Họ tách ra và thay vào đó những liên kết với bên ngoài gọi là các ẩn số, đóng vai trò tham số đầu vào. Tham số đầu ra đo đạc bằng máy móc, thiết bị (gọi là các điều kiện biên). Dựa vào kết cấu nội tại của vấn đề (theo các giả thiết) họ tính toán ra được các ẩn số đầu vào và sự vận động của thông tin trong cấu trúc của vấn đề đó (theo giả thiết và thí nghiệm thực nghiệm). Phương pháp này gọi là phương pháp phần tử hữu hạn có thể lập ma trận và chạy bằng máy tính để xử lý số lượng ẩn số lớn mà ngày xưa đành bó tay.
    Do đó Bác không thể nghiên cứu được một vật không có gì, không nội dung.
    Khi đi xa ta nhớ quê nhà à? Khi đi xa, tiếp xúc với môi trường bên ngoài tạo ra cho bác các cảm xúc lạ (thông số đầu ra - điều kiện biên) và được xử lý nội tại trong con người bác => Bác ra được các ẩn số đầu vào (điều kiện ban đầu) Do đó Bác biết Bác từ đâu đến đây để có được cái cảm xúc như Bác đang thấy, Do đó Bác thấy có sự so sánh giữa điều kiện Biên và Điều kiện ban đầu. Điều kiện Biên thì có rồi, ngay trước mặt, còn điều kiện ban đầu thi không có trước mặt nên tạo ra cho Bác cảm giác nhớ.
    Người phụ nữ thì ngược lại. Họ thiết kế tham số đầu ra, cảm xúc đầu ra (có được kinh nghiệm, giả thiết từ những lần trước, học của người khác) nên chủ động trang bị tham số đầu vào.
    Bác đừng nói tiếng Trung. Tôi không hiểu đâu và chắc chắn nó là câu nói không có nội dung. Việc đi sâu phân tích đối tượng là công việc của Nhà khoa học đó Bác. Kể cả Bác luôn, nếu tôi muốn đi sâu phân tích, tìm hiểu, khảo sát tôi cũng biết được thành phần gì có trong con người của Bác.
    Còn về cảm xúc về cái đẹp, nghệ thuật cũng tuỳ từng năng khiếu, cái cấu trúc bên trong của mỗi người Bác ạ. Người không thấy cảm xúc của mình là người dễ bị cảm xúc nhất: Ví dụ khi nóng nảy, Bác không thể bình tĩnh do đó không thể thấy rằng điều đó là bất thường và có tác hại gì không.
    Nếu là Trí thức thì có Tri thức. Nếu không là Tri thức thì cứ việc tồn tại như đang tồn tại. Thế là được rồi còn gì, nhưng chỉ là tồn tại tự do trong không gian lịch sử thôi nhé, nhưng mà đòi lấn sân hoặc bành trướng sang lãnh địa thì bị đập cho dẹp mỏ, đòi đặt đít lên đầu người khác thì oánh dập đít luôn. Nhưng tôi sợ là cái không gian tồn tại của Bác nó không lâu sẽ bị co hẹp lại bởi nhu cầu tự thân.
  3. atolly

    atolly Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/05/2009
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    Bạn vẫn đứng trên quan điểm khoa học tự nhiên, trong khi vấn đề lại thuộc về khoa học xã hội - nhân văn. Khoa học xã hội - nhân văn là bề nổi, khoa học này nghiên cứu cấu trúc xã hội, những khác biệt, ý nghĩa và giá trị. Xét ở phương diện này thì trí-thức có 1 vị trí trong xã hội, chính vị trí ấy nói lên giá trị của họ. Ta không xét bản chất con người họ, nó thuộc về khoa học tự nhiên. Điều ta đang bàn chính là xét về vị trí của họ, bản chất của vị trí ấy, nó thuộc về khoa học xã hội. Cũng như thế thì vàng và kim cương mang giá trị xã hội, nó sẽ nói lên vị trí của người sở hữu nó trong xã hội. Mặt khác nó cũng mang giá trị khoa học tự nhiên - nó cũng rất cần thiết trong vi mạch hay thiết bị khoan chẳng hạn.
    Về khoa học tự nhiên thì bạn cho rằng không thể tách biệt các sự vật với nhau. Thế còn khoa học xã hội - nhân văn ? Ta cũng không thế tách biệt trí-thức và phần còn lại. Hai thanh phần phải tương tác nhau. Thế thì thành phần nào là cơ bản hơn thành phần nào? Thành phần nào được qui chiếu ? Mọi biểu hiện (dấu hiệu) của xã hội Vietnam đều qui về họ. Trí-thức ở vị trí cao, tức họ có giá trị hơn. Vì sao ? Vì họ cơ bản hơn, chuẩn mực hơn. Họ không thể "chơi" trong môi trường những thành phần còn lại được.
  4. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Có thể thấy, giá trị xã hội có thể thay đổi, chuyển hướng, nhưng bản chất, cái tạo nên giá trị cho nó là không thay đổi. Khoa học xã hội bắt nguồn từ đời sống con người, đời sống con người bắt nguồn từ đời sống tự nhiên. Vậy muốn hiểu về khoa học xã hội, phải hiểu rõ về khoa học tự nhiên và nói chung là phải có tư duy khoa học.
    Tôi hiểu ý của Bác. Nó là như thế này. Ý bác: Hãy quên khoa học tự nhiên, cách lý giải khoa học tự nhiên mà hãy chỉ xem trong xã hội bây giờ có những giá trị nào. Và ta chọn giá trị nào?
    Cách nhìn này thấy ngọn mà không thấy gốc. Thấy sóng mà không thấy nước.
    Đảm bảo bác sẽ không có cơ sở để chọn giá trị nào. Sẽ là mò mẫm, sẽ là con lắc dao động. Như người mù đang đi. Do đó, những lời nói của Bác sẽ không thuyết phục được ai.
    Khi đó Hệ thống con lắc của Bác sẽ giao động, xung quanh cái nhận thức của Bác, cái tâm của Hệ thống. Bác sẽ hoang mang -> dẫn đến suy sụp về tinh thần, về định hướng. Và không có lối thoát. Hiện tượng này xảy ra như thế nào? Bác sẽ ôm khư khư cái lịch sử thuần nhất của bác, cái dĩ vãng mà trong đấy Bác thấy rõ phương hướng tiếp diễn của nó. Nó đã từng tích cực khi Bác thấy nó là duy nhất đúng, khi chưa có các giá trị khác - Khi nó đang trong giai đoạn củng cố, xác lập các mối liên hệ trong xã hội. Nhưng giờ thì sao? Bác hoang mang, Bác càng ôm khư khư cái gọi là truyền thống (mà ngộ nhận) bác càng gặm nhấm nó, đau khổ, ray rứt khi hiện thực có vẻ vắng bóng nó. Bác mặc bộ quần thụng truyền thống đi giữa thời đại mặc quần âu. Bác tự cô lập mình, trong không gian riêng mình giữa không gian thời đại. Giá trị của Bác trở nên vô hình, không màu, thiếu sức sống. Bác giận cá chém thớt, khi bất lực trong việc chứng minh, bảo vệ Giá trị truyền thống của Bác là duy nhất đúng. Bác đành đem ra dùng một mình và có vẻ cảm thấy yên thân, bình an trong tâm hồn - Đó gọi là Chơi. Chơi đồ cổ giữa thời đại, không giống ai ở thời đại. Con người thường phải suy nghĩ và hành động. Mà suy nghĩ thì phải có hướng, có phương pháp. Khi suy nghĩ mất hướng thì hành động sẽ mất hướng. Khi đó nó chỉ chơi những cái cũ, cái mà nó tưởng là có giá trị. Và nhiều người chơi cái đó thì sẽ biến nó thành giá trị chung của số người đó và mang ''tính xã hội''. Tuy nhiên so với cái vô hạn của vũ trụ, cái ''giá tri xã hội'' đó chỉ là hạt hạ nguyên tử mà thôi.
    Thường trong xã hội đóng kín, sự tha hoá bắt đầu xuất hiện.
    Đó là biểu hiện quay về gặm nhấm cái tôi, ăn hết cái tôi - giá trị của kinh nghiệm, của ước vọng đã thất bại và lịch sử.
    Nguyễn Công Trứ cũng thế, Ông ta đã có biểu hiện của tâm thần: Khi chí lớn không đáp ứng, tức là giá trị mà Ông ta khư khư cho là đúng và muốn thực hiện không được Triệt để, Ông ta quay ra gặm nhấm nó, ăn nó, phá phách nó, đập vỡ nó, khảo sát và xem xét nó. Cũng là cách chơi. Nó làm Ông thoả mãn, thoả mãn đau đớn, thoả mãn những ước vọng chưa thành hoặc không thành. Đây là triệu chứng của tâm lý. Nó là tiêu cực. Đóng kín riêng biệt là tiêu cực. Giống như hành vi thủ dâm vậy.
    Ăn mình, thoả mãn điều thầm kín - > trống rỗng -> hư vô.
    Đấy, cái ngọn của Bác là như thế.
    Hãy xem xét cái gốc của nó. Chữa bệnh là chữa tận gốc. Hãy theo phương pháp khoa học. Tức là chia nhỏ vấn đề thành các thành phần liên hệ được với nhau. Đo đạc được, điều khiển được, tính toán được -> ta sẽ chủ động được - > thoát được sự bế tắc - > đi ra ngoài tình trạng tồi tệ. Tất nhiên cuộc đời là một chuỗi dài liên tục và do đó ta phải liên tục theo phương pháp này.
    Không thể chơi được. Chơi là biểu hiện của hư vô, bế tắc và tiêu cực. Ví dụ cho bác 1 tỷ. Bác không làm ăn được và cứ chơi phung phí, cho đến khi hết và thành hư vô - > ăn mày.
    Nó là bất lực, bất tài. Và càng chơi, càng là thể hiện biểu hiện của tâm thần.
    Do đó, Tầng lớp Trí thức luôn là niềm hy vọng của cả xã hội, mà ở đó người ta kỳ vọng một lối thoát không cho xã hội rơi vào tình trạng tâm thần.
  5. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Tôi thấy rằng, khi không có phương pháp khoa học trong tư duy sẽ làm cho những lời ta nói thành những lời rên rỉ, ca thán mang đầy nỗi niềm, cảm xúc. Rất đáng thương.!
    Được FromtheStars sửa chữa / chuyển vào 12:35 ngày 05/07/2009
  6. atolly

    atolly Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/05/2009
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    Tôi phản đối cách nhìn nhận trên, cũng như của ông Bạt. Tôi không xem giới trí-thức là đối tượng của khoa học tự nhiên. Như nghiên cứu về con bò, nó cần những điều kiện tự nhiên nào và ta tạo những điều kiện cho chúng. Hãy cứ để những khoảng trống như thế, cho lòng tự trọng được phát huy.
    Hơn nữa tư duy về tự nhiên hay xã hội cũng phải dựa trên những nền tảng. Một nền tảng không thể chối bỏ về xã hội, đó là nền tảng Khổng học. Rõ ràng chúng ta cần gạt bớt những điều củ hủ. Nhưng xã hội nhìn từ góc độ ấy là khá toàn diện, nó khác 1 cách cơ bản với xã hội loài thú. Còn nói về trách nhiệm ư ? Trách nhiệm không phải chỉ ở con thú đầu đàn. Xã hội loài thú ư? Chỉ có chuyện kiếm ăn, đực - cái, thủ lĩnh, tranh giành lãnh thổ bằng bạo lực. Thích nghi với tự-nhiên í ! Đi nghiên cứu tự nhiên để áp dụng cho xã hội là muốn con người phải học tập loài thú về tổ chức xã hội sao !? Tại sao người ta lại thương tiếc mãi cho 1 Khuất Nguyên.
    Bạn hãy "chia nhỏ" xã hội đi, bạn sẽ thấy thành phần nào là cơ bản nhất. Đấy ! Cũng lại là những trí-thức. Mâu thuẫn nữa đây. Khi trí-thức thành danh thì họ lại là đại diện cho cả xã hội. Nói theo dấu hiệu học thì các phương tiện truyền thông luôn mặc nhiên xem họ là cái biểu đạt hay dấu-hiệu (signifier), còn xã hội và thành phần còn lại là cái được biểu đạt hay được qui-chiếu (signified). Mà theo phương pháp chia nhỏ trên của bạn thì ta lại thấy chính tri-thức mới là cái được biểu đạt hay cái cơ bản, chuẩn mực được qui về. Còn xã hội chỉ là biểu hiện của họ. Tóm tắt như vầy:
    A - Xã hội : dấu hiệu - sign.
    - Trí-thức - Đại diện - hay dấu-hiệu - Signifier.
    - Bình dân - Được đại diện - hay qui-chiếu - Signified.

    Và :
    B - Xã hội :Dấu hiêu - sign.
    - Bình dân - Đại diện - Signifier.
    - Trí-thức - Được đại diện - Signified.
    Mô hình nào ưu việt hơn. Điều khiến cho xã hội bị "tâm thần" là nhầm lẫn khá khôn ngoan của người trí-thức giữa 2 mô hình trên í.
  7. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Đồng ý là trên đời này còn có rất nhiều bò. Cho nên phải để nó có một chút tự do gặm cỏ trên cánh đồng. Ta phải có tính thiện trong khoa học, nhưng sự tự do của bò chỉ được trên cánh đồng thôi nhé. Để sự tiến hoá của chúng được trở nên tự nhiên.
    Thế là nó có lòng tự trọng rồi.
    Tức là không nên áp đặt, không dùng vũ lực, hãy để bò tự tinh tấn về tình thần mà phát triển lên tư duy khoa học (thực ra tư duy khoa học là sản phẩm của tự nhiên khách quan, không chủ quan) - đó là đỉnh cao của nhận thức. Do đó không dùng vũ lực thì cũng không được phép ngăn cấm dùng tư tưởng, tư duy giáo hoá chúng. (Thực tế chúng ta thường giáo hoá chúng... VD: Họ, họ....Tắc, tắc...) Nếu không chúng có nguy cơ tách rời khỏi chúng ta, không tương tác với chúng ta và chúng ta không thể hiểu nó biết gì, nghĩ gì, làm gì và do đó khái niệm ''Bò'' cũng biến mất.
    Ha ha. Không ngờ Đồng chí Trần Thắng lại có tư duy khoa học kém tắm vậy. Rất cố thủ. Nhưng yên tâm. Bác sỹ sẽ chữa trị.
    Cái nền tảng Khổng Học nó là của quá khứ, nằm ở một thời điểm xa xôi với bây giờ, nhưng nó chưa phải là thời điểm để bắt nguồn cuộc sống loài người, Bác ạ. Bác nói nền tảng của người Việt là Khổng học thì có phải là sai lầm lắm chưa? Nhỡ may trong lúc lựa chọn Đạo Khổng, tổ tiên ta chẳng mắc sai lầm thì sao? Nhỡ lúc đó có kẻ gí dao vào lưng ép tổ tiên ta phải dùng Đạo Khổng thì sao? Chúng ta chỉ có thể nói rằng, dân tộc này từng có duyên nợ với Đạo Khổng. Đương nhiên xã hội Đạo Khổng là khác với loài thú. Ở xã hội Đạo Khổng có xác lập các giá trị để mọi người theo đuổi, chơi.
    ''Thích nghi với tự-nhiên í ! Đi nghiên cứu tự nhiên để áp dụng cho xã hội là muốn con người phải học tập loài thú về tổ chức xã hội sao !''
    Câu nói này rất nguỵ biện. Tự nhiên nào? Tự nhiên của thuở hồng hoang hay Tự nhiên của hoàn cảnh hiện tại? Xã hội nào, xã hội của quá khứ hay Xã hội có cả tương lai? Bác vứt tương lai ra ngoài lề sao? Đúng là sự thoái hoá trong tư tưởng.
    Như vậy phải nói là nghiên cứu tự nhiên một cách toàn thể để đưa xã hội toàn thể (có cả tương lai) phát triển đồng hành cùng tự nhiên, trường tồn cùng trời đất. Ấy gọi là tồn tại và phát triển bền vững. Nếu bác bắt xã hội hoạt động như thời nguyên thuỷ là Bác bắt mọi người quay đầu về quá khứ, chổng đít vào tương lai, chui đầu vào cái rọ dã man. Kiểu tôn vinh Khổng Đạo của Bác cũng là một cách chổng đít vào tương lai vậy.
    Đúng thế, tôi không chia, mà xã hội nó cũng đã từng chia rồi. Cũng giống một cơ thể, bất cứ bộ phận nào của cơ thể sai hỏng, phải tiến hành sửa chữa, thậm chí thay thế, để cho cả cơ thể hoạt động đồng bộ, tồn tại và phát triển, dự báo và giảm thiểu nguy cơ.
    Những tri thức đó lấy được ở đâu? Ở cái bản chất tự nhiên của con người, ở cái phẩm chất trí thức nhất của con người, cái vi diệu nhất của tự nhiên.
    Cái đó dễ hiểu thôi, nó là quan hệ biện chứng, trước hết, mỗi người là một bộ phận mà cũng là một đại diện của bộ phận. Như Bác ấy, có lúc Bác cảm giác mình là một trí thức mà có lúc cũng ham hố và làm những điều ngu xuẩn hoặc dận giữ hoặc vvv.v.v.. Nhưng khi người trí thức trung thực thì xã hội được nhờ, khi họ không trung thực thì xã hội mất nhờ. Và thế là họ không còn là trí thức nữa và thế là sẽ xuất hiện những người khác thay thế họ và đóng vai trò trí thức.
    Bác lưu ý: Xã hội loài người phải là một khái niệm ám chỉ một xã hội có cả quá khứ, hiện tại và tương lai.
    Nhìn chung tôi thấy tư duy của Bác chưa uyển chuyển và thuyết phục.
    Thường thì sự nhầm lẫn của xã hội xuất phát từ nhầm lẫn của người Trí thức. Mà trước hết sai lầm ở phương pháp khoa học. Ví dụ như Bác ấy, không phản ánh chính xác được tự nhiên: Ví dụ Xã hội theo ý bác là xã hội của quá khứ, của sự chết, hư vô, biến mất rồi.
    [/quote]
  8. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Có môt lối thoát để thoát khỏi cái vòng càn khôn, sinh tử, luân hồi, tránh vòng qua được nó là chứng ngộ được quy luật tự nhiên, khách quan - tư duy khoa học. Nó chính là Trí tuệ.
    Giống như là tắt máy, thoát game.
    Ở đây khác với sống thời nguyên thuỷ là ta đã có toàn bộ được chứng ngộ về quy luật của tự nhiên và chỉ có một cách là dựa vào tìm hiểu và giải thích của Khoa học.
  9. atolly

    atolly Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/05/2009
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    Khổng giáo ảnh hưởng khá mạnh ở Đông Á., từ Trung Hoa cho đến Nhật, Hàn thì ắt nó khá toàn diện. Thật khó mà dẫn chứng trong l-sử nước nhà về 1 nhà nước xác thực, tồn tại trong thời buổi sơ khai ở Vietnam, đơn giản là không có những văn bản thuyết phục về những mô hình nhà nước này. Thế cho nên "vũ khí" dùng cho tranh biện về xã hội cơ bản vẫn lấy từ Nho giáo. Còn "vũ khí Mỹ" ư? Nó bị cấm nên hạn chế "nhập" vậy. Tôi không nói "nền tảng người Việt" mà là nền tảng xã hội nói chung, xây dựng cơ bản trên Khổng giáo. Ví như khi xưa tổ tiên ta chỉ xây nhà tranh vách lá thì ngày nay ta phải khảo sát nền móng kỹ càng vậy.
    Xã hội con người được xây dựng theo chủ ý con người, tức chủ quan, thế nên miễn bàn về tự nhiên.
  10. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Ủa, Bác Trần Thắng nên xem lại Nho giáo xâm nhập vào Việt nam khi nào vậy?
    Nói như Bác thì dân tộc này có từ khi có Nho giáo, bởi chỉ có từ khi ấy mới có chữ Viết.
    Sai be bét. Không có chữ nhưng có một nền văn học dân gian, vật thể và phi vật thể, những tập tục để lại trong lòng dân tộc. Nhờ những dấu hiệu ấy ta biết rằng có một nền văn hoá độc lập với Nho giáo.
    Được FromtheStars sửa chữa / chuyển vào 18:59 ngày 05/07/2009

Chia sẻ trang này