1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trao đổi,thảo luận về Hoá Học

Chủ đề trong 'Hoá học' bởi tucurie, 29/10/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tucurie

    tucurie Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    564
    Đã được thích:
    0
    Trao đổi,thảo luận về Hoá Học

    Hey!
    Như đã nói ở topic "Đố vui Hoá Học",mọi người sẽ cùng trao đổi,thảo luận về những vấn đề mang "nặng" tính chất Hoá Học ở đây nhé!
    Tớ thử trả lời mấy câu hỏi của TheHallowman cái!
    1.."Giải thích t/ch thuận từ của O2. Tại sao O2 có tính thuận từ còn N2 thì lại ko?"
    <----Nói một cách đơn giản,một chất thuận từ là chất mà các phân tử của nó (hay các nguyên tử,ion hợp phần) có chứa một hoặc vài electron độc thân.Khi đó,chất thuận từ sẽ bị hút vào từ trường.
    Theo phương pháp MO(Molecular Orbital-Obital phân tử) ,dễ có cấu hình electron của phân tử O2 là:
    O2: [KK](Es)2 (E*s)2 (Ez)2 (Px)2 (Py)2 (P*x)1 (P*y)1
    (E:thay cho xichma; P:thay cho Pi; *:Phản liên kết)
    Nhìn vào cấu hình của O2,dễ thấy phân tử O2 còn 2 electron độc thân nên O2 có tính thuận từ.
    Với N2,tương tự,có cấu hình của phân tử N2 như sau:
    N2: [KK](Es)2 (E*s)2 (Px)2 (Py)2 (Ez)2
    N2 không có electron độc thân nên là chất nghịch từ.
    2.Tại sao p/tử H2 lại bền hơn p/tử He2?
    <----Xét bậc liên kết của H2 và He2 theo phương pháp MO:
    Theo phương pháp MO,bậc(hay còn gọi là độ bội của liên kết) đối với phân tử 2 nguyên tử được tính theo công thức:
    p=(n-n*)/2
    (p:bậc liên kết;n:số electron trên MO liên kết;n*:số electron trên MO phản liên kết)
    Ta có:
    H2 : (Es)2 --->p=(2-0)/2=1 --------------> H......H
    He2: (Es)2 (E*s)2 ---->p=(2-2)/2=0
    Phân tử He2 nếu tồn tại có 2 e trên MO liên kết và e trên MO phản liên kết.Tác dụng phản liên kết của 2 e trên MO phản liên kết làm triệt tiêu tác dụng của 2 e trên MO liên kết,bậc liên kết p=0--->phân tử He2 không tồn tại.
    3.Dự đoán dạng hình học và công thức cấu tạo XeF2?
    <---Câu này có thể xem trong tài liệu mà TheHallowman đã đọc(của tác giả Đào Đình Thức),không vẽ hình dạng cảu phân tử để đưa lên được!


    ********Về những vấn đề này,mọi người có thể xem thêm trong tài liệu "Hoá Cơ Sở" của tác giả Đặng Trần Phách!


    Tucurie
  2. tucurie

    tucurie Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    564
    Đã được thích:
    0
    Tớ cũng đố mọi người một câu:
    Vì sao tuy ở cùng một phân nhóm nhưng Nitơ không có tính thù hình,còn photpho lại có nhiều dạng thù hình?
    Tucurie

Chia sẻ trang này