1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trật tự hay hỗn loạn !

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi NoHellandHeaven, 20/02/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. NoHellandHeaven

    NoHellandHeaven Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/11/2003
    Bài viết:
    313
    Đã được thích:
    1
    Trật tự hay hỗn loạn !

    Chắc mọi người đều biết nguyên lý 2 nhiệt động học, nói ngắn gọn là theo nguyên lý này thì entropy của một hệ kín luôn tăng có nghĩa là với một hệ kín luôn có xu thế chuyển từ trạng thái trật tự về trạng thái vô trật tự ( hỗn loạn ).
    Nhưng mọi người có hiểu khái niệm về độ hỗn loạn không ? nếu hiểu xin thử trả lời câu hỏi này : Giữa trạng thái rắn và trạng thái lỏng thì cái nào hỗn loạn hơn ? tại sao ?

    Tạm thời như vậy đã, để khi mọi người trả lời xong câu này chúng ta lại bàn đến khía cạnh khác của vấn đề.
  2. goulouran

    goulouran Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/05/2003
    Bài viết:
    113
    Đã được thích:
    0
    nghe lờ mờ thấy bảo trạng thái lỏng hỗn loạn hơn đấy , còn tại sao thì tham khảo giáo trình Vật lý Chất rắn hay Tinh thể học đại cương nhé.
    cái box này hết thời rồi, toàn mấy cái topic nhảm nhí thế này à? Hết cãi nhau xem Thuyết tương đối của Einstein sai hay đúng rồi à
    Thái tử gâu gâu
  3. NoHellandHeaven

    NoHellandHeaven Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/11/2003
    Bài viết:
    313
    Đã được thích:
    1
    Bảo tham khảo giáo trình thì còn ý nghĩa gì nữa hả bạn, tôi không hiểu rõ vấn đề mới post lên để mọi người chỉ giáo, nếu biết sớm trên diễn đàn toàn người trả lời như bạn thì tôi đã chẳng vào làm gì cho tốn công. Mà cái gì mà bạn lờ mờ thì đừng cho ý kiến nhé, không thì nó sẽ mờ hơn đấy !
    Tôi không muốn tranh cãi ở đây đâu, hãy tôn trong mọi người
  4. conTotso9

    conTotso9 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/01/2004
    Bài viết:
    57
    Đã được thích:
    0
    Theo tớ thì trạng thái rắn kém hỗn loạn hơn nhưng để hình thành được trạng thái rắn đấy thì phải tốn nhiều năng lượng hơn và như thế làm tăng độ hỗn loạn của các hệ kín chứa nó , còn nếu nó nằm ở một nơi xa xăm nào đấy xa cách các thiên hà thì quá trình đấy làm tăng độ hỗn loạn của vũ trụ . Mình nói thế chắc là gần đúng
    Surrender your ego - be free, be free to yourself
  5. NoHellandHeaven

    NoHellandHeaven Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/11/2003
    Bài viết:
    313
    Đã được thích:
    1
    Trước hết xin cảm ơn bạn conTotso9.
    Theo những gì bạn nói thì trạng thái rắn là trật tự hơn. Tôi thử nêu ra một ví dụ mong bạn cùng mọi người giải thích giùm nhé :
    Giả sử ta có 2 hệ kín đều chứa 100% là H2O. Một hệ có năng lượng E1, hệ kia có năng lượng E2. Biết rằng khi ở trạng thái đồng nhất ( có nghĩa là hỗn loạn nhất ) thì hệ có E1 sẽ tồn tại ở trạng thái rắn, hệ có E2 sẽ tồn tại ở trạng thái lỏng. Như vậy tôi có kết luận là trong hệ 1 thì trạng thái rắn là hỗn loạn nhất, trong hệ 2 trạng thái lỏng là hỗn loạn nhất, đúng hay sai ? Và có sự liên hệ gì giữa độ hỗn loạn và năng lượng hay không ? ( có nghĩa là độ hỗn loạn có tăng hay giảm khi hệ ở trạng thái năng lượng thấp hay cao không ?)
  6. conTotso9

    conTotso9 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/01/2004
    Bài viết:
    57
    Đã được thích:
    0
    Không hiểu bác nói trạng thái đồng nhất là trạng thái gì mà hỗn loạn nhất . Theo tớ hiểu thì trạng thái hỗn loạn nhất là khi hệ đó là một món súp các hạt cơ bản gồm photon và mấy loại hạt gì đấy như quark mà tớ không biết ( như kiểu trạng thái của vũ trụ thời kì đầu ) . Ở trạng thái đấy thì hệ có năng lượng cao nhất mà nó có thể có . Còn tất nhiên thì trạng thái lỏng thông thường thì hỗn loạn hơn rắn . Không biết nói thế có đúng ý bác hỏi không ?
    Qué kí nữa !!
  7. Trajan

    Trajan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/08/2003
    Bài viết:
    100
    Đã được thích:
    0
    "Trạng thái đồng nhất" (homogeneous state, homogenous con***ion?) của bác là trạng thái gì mà có ý nghĩa là "hỗn loạn nhất"? Thay vì dùng cụm từ này, hãy gọi đó là "trạng thái cân bằng" (equilibrium state, equilibrium con***ion) thì nghe hợp tai hơn.
    Để trả lời câu hỏi của bác, chúng ta cần làm rõ ý nghĩa của từ "hỗn loạn" ở đây.
    -Ta thường nghe nói rằng mức độ hỗn loạn của vật chất tăng từ chất rắn < chất lỏng < chất khí. Điều này hoàn toàn không có gì sai bởi vì từ "hỗn loạn" ở đây được hiểu như sự phân bố của các phân tử trong không gian. Các phân tử chất khí di chuyển tự do nhất nên được xem "hỗn loạn" nhất.
    -Từ "hỗn loạn" bác sử dụng trong định luật 2 của nhiệt động học nên được hiểu như là cách thức phân bố năng lượng của một hệ. Thí dụ, bác cần phân bố N phân tử vào m mức năng lượng sao cho tổng năng lượng của hệ sẽ bằng E. Người ta định nghĩa một hàm wA như là tổng số cách để đạt được cách thức phân bố A. Entropy tương ứng với cách thức phân bố này là SA = k.lnwA. Tình trạng "hỗn loạn" nhất tương ứng với cách thức phân bố năng lượng mà có w lớn nhất (và do đó dễ xảy ra nhất). Trong nhiệt động học, số lượng phân tử trong hệ rất lớn. Nếu bác làm bài toán ở trên cho một số lớn phân tử thì bác sẽ thấy ở một điều kiện cho trước chỉ có 1 cách phân bố năng lượng có w rất lớn và những cách còn lại có w rất rất nhỏ. Cách phân bố năng lượng có w rất lớn đó tương ứng với trạng thái cân bằng.
    Do đó, quay trở lại câu hỏi của bác, chẳng ai nói rằng trong hệ X với điều kiện such and such, trạng thái rắn/lỏng/khí là hỗn loạn nhất. Ngược lại, người ta sẽ nói trong hệ X với điều kiện such and such, trạng thái rắn/lỏng/khí là trạng thái bền nhất (bởi vì nó là trạng thái có xác suất xảy ra lớn nhất).
    Khi tìm hiểu sự liên hệ giữa mức độ hỗn loạn và năng lượng của hệ, bác cần hiểu từ "hỗn loạn" trên nền tảng của cách thức phân bố năng lượng. Rõ ràng cách thức phân bố năng lượng phụ thuộc rất nhiều vào năng lượng của hệ.
  8. NoHellandHeaven

    NoHellandHeaven Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/11/2003
    Bài viết:
    313
    Đã được thích:
    1
    Vâng, đúng là dùng thuật ngữ " trạng thái cân bằng " chính xác hơn. Tôi gọi là trạng thái đồng nhất có ý nói đến trạng thái mà những người ủng hộ thuyết BigBang vẫn đề cập đến. Còn việc bạn giải thích khái niệm "hỗn loạn" tôi cũng rất đồng tình. Khái niệm hỗn loạn hay trật tự trong nguyên lý 2 này gắn với năng lượng, như bạn giải thích là sự phân bố của năng lượng trong không gian của hệ kín, nếu hiểu theo quan niệm thường ngày về những thuật ngữ đó sẽ dẫn tới nhiều điều vô lý. Bài trả lời của bạn hầu như đã thông tỏ vấn đề tôi đưa ra. Tuy nhiên có đôi chút thắc mắc nữa về cách dùng từ, như tôi vẫn được đọc trong những cuốn sách viết về vũ trụ thì cái trạng thái mà bạn gọi là bền nhất của hệ (ứng với sự phân bố năng lượng đồng đều nhất) người ta cũng gọi là trạng thái mất trật tự nhất. Tôi không nhớ chính xác nhưng có một khái niệm về tính trật tự như thế này : hệ có trạng thái kém trật tự hơn là hệ mà ta phải dùng ít thông tin để mô tả về nó hơn. Không biết bạn đã đọc qua ý đó chưa, nếu chưa thì có lẽ để tôi tìm đọc lại rồi post lên cho chính xác. Và theo như tôi hiểu từ quan niệm trên thì trạng thái mà cân bằng nhất chính là trạng thái hỗn loạn nhất ?????
    Xin cảm ơn những lý giải của bạn. Vì không có thời gian để tìm hiểu tất cả nên tôi lên đây nhờ mọi người cùng giúp !!!

Chia sẻ trang này