Trẻ hoá Trẻ hoá đã từ lâu mà vấn đề những người yêu bóng bàn Việt Nam luôn day dứt. Mỗi một mùa giải qua đi, nhìn vào lực lượng bóng bàn nước nhà không khỏi xót xa. Cách đây 2 năm tôi có được tháp tùng đoàn VĐV tỉnh nhà đi dự Hội khoẻ Phù Đổng toàn quốc và có may mắn được tiếp xúc, gặp gỡ nhiều VĐV lúc đó đang khoác áo tuyển trẻ Quốc gia. Tôi không khỏi ngỡ ngàng trước lối đánh hiện đại của những Nguyễn Huỳnh Minh Hiếu (Tiền Giang), Nguyễn Thành Luân (Hải Phòng), Thành Xuân Nam (Bộ Công an), Nguyễn Hoàng Chung (Hải Dương). Đấy là về phía nam, phái nữ cũng có những cây vợt rất khá dù tuổi còn măng tơ. Có thể kể tới Phạm Thị Thiên Kim (Tiền Giang), Mai Hoàng Mỹ Trang (TP HCM), Vũ Trà My (Hải Dương), Phạm Ngân Giang (khoác áo Lào Cai nhưng thực chất quê ở Yên Bái). Tuy nhiên từ đó đến nay, khi theo dõi khả năng của họ tôi không khỏi thất vọng, gần như không có gì biến chuyển. Mai Hoàng Mỹ Trang những giải gần đây làm mưa làm gió không phải vì quá tài năng mà vì những người còn lại quá kém, thậm chí một "lão bà" như Ngô Thu Thuỷ vẫn có thể làm mưa làm gió sau khi đã nghỉ 1 năm chuyển sang làm công tác huấn luyện. Trà My vẫn cứ ẻo lả, mong manh, yếu đuối và thiếu lửa như chính cái tên còn cây vợt nữ triển vọng hơn cả (Phạm Thị Thiên Kim) tự sa sút vì những lí do rất lãng nhách (ngoài chuyên môn). Về phía các cây vợt nam không có ai cho thấy triển vọng có thể thay thế lớp đàn anh đi trước. Thành Xuân Nam, Nguyễn Hoàng Chung, Thành Luân, Ngọc Trình đều thể hiện những hạn chế về cả kĩ chiến thuật và thể lực. Giải các cây vợt trẻ xuất sắc năm ngoái, tuy Ngọc Trình vô địch nhưng trận CK tôi có thấy chỉ trong 1 séc, Trình mắc tới 3 lỗi "thừa tay thiếu chân" và tỏ ra hụt hơi trong những séc cuối (may mà Trần Huy Bảo trận đó đánh quá kém). Điểm yếu lớn nhất của các cây vợt trẻ Việt Nam là lối đánh quá đơn điệu. Tuy bước đầu tiếp cận với lối đánh đôi công hiện đại nhưng dường như các đồng chí này đều chỉ chăm chăm đợi bóng sang là giật, buồn là toàn giật moi, đường bóng kiểu đó mà gặp cỡ Zhou Bin thôi là xong, đi nhặt bóng cho nhanh. Quá ít khi được chứng kiến những pha gài bóng thông minh cùng lối đánh khéo léo, vẩy cổ tay trên bàn. Dương Văn Nam hay Đinh Quang Linh đôi lần gây được bất ngờ trước những Quốc, Quỳnh, Hải nhưng khi bước vào những trận quyết định đều gục ngã. Mà xét cho cùng thì cả Quốc, Quỳnh, Hải tuy là những tượng đài hiện thời của BBVN nhưng xét trên bình diện thế giới chưa là gì cả, ngay cả khi so đo với các nước trong khu vực cũng tỏ ra thất thế. Trận thắng Yang Zhi của Quỳnh tại SEA Games 23 dường như mang ý nghĩa loé sáng nhất thời nhiều hơn là thể hiện trình độ của anh vượt qua đối hủ Singapore bởi chỉ mấy tháng trước anh đã bị chính Yang Zhi cho đo ván tại giải CVV thành phố HCM. Thực ra vấn đề lớn nhất của BBVN là có tài năng (không nhiều nhưng có tương đối) mà không biết đào tạo, đào tạo được thì lại không biết giữ gìn, quả là "cầm vàng mà để vàng rơi". Thậm chí tại một số trung tâm bóng bàn lớn, tình trạng HLV ăn chặn của VĐV vẫn xảy ra (có lẽ mọi người đều hiểu không cần "chỉ mặt đặt tên"). Đạo đức như thế thì tình trạng "cục vàng thì mất hòn đất thì còn" dĩ nhiên cứ tiếp diễn dài dài. Buồn. Vẫn biết so sánh là khập khiễng nhưng có lẽ cần học theo cách làm của Trung Quốc: sẵn sàng cho các VĐV trẻ đi cọ xát, đợt tuyển chọn đội tuyển đi dự giải vô địch đồng đội thế giới là ví dụ. Nhưng cây vợt trẻ như Ma Long, Zhou Bin, Li Ping, Lei Zhenhua, Zhang Chao, Zhan Jian, Li Hu đều được thử lửa với các bậc đàn anh. Xem họ thi đấu tôi nhận thấy một sự tự tin, phong thái đĩnh đạc (điều mà các VĐV trẻ Việt Nam thiếu) và quả thật đã gây không ít bất ngờ (như Zhan Jian thắng Ma Lin, Li Ping thắng Wang Liqin). Ngay cả những cây vợt ngôi sao, TQ cũng sẵn sàng thiết quân luật khi phạm lỗi (trường hợp của Chen Qi) trong khi ở ta thì "cứ vô tư đi" bởi nếu phạt làm gì có người mà đánh. Điều này tôi biết vì có thời gian sống chung với các VĐV qua một vài giải HKPĐ và ĐH TDTT. Nhìn xa hơn một chút, các nước khác đều có những VĐV trẻ khá tốt, Hàn Quốc có Lee Jung Woo, Hồng Kông có Jiang Taniy, Tang Peng, Đức có Suss còn Nhật có bộ 3 Kishikawa, Mizutani, Takikawa và cô bé Ai Fukuhara (mà chú caigichaduoc vô vàn ái mộ). Việt Nam? Câu trả lời là zero, lần tập trung nào cũng chỉ là những cái tên đã được biết trước, chả cần cố gắng cũng có suất thử hỏi động lực phấn đấu ở đâu? Tôi viết những dòng này không để chỉ trích ai vì quả thực tôi cũng chẳng làm được gì (sẽ có người bảo tôi rỗi hơi, ôm rơm rặm bụng, không làm được thì im). Nhưng tôi chỉ muốn nói lên những bức xúc của một người yêu bóng bàn, thế thôi. Mong rằng một ai đó có trách nhiệm đọc được những dòng này may ra giúp được gì chăng? Một mong muốn hơi hão huyền.
Minh thuc su cung rat lam tiec ve BBVN tai vi o co dua tu vo mon the thao nay. Trung QUOC ngoai tru nhung VDV ma ban da oi tren, TQ con co ZHANG YANG, LIU YANG, HUANG QIAO, GAO XIN, LI ZHI, WANG JIJUAN, SHAN MINJIE,YANG XIAOFU, HAO YINGCHAO,QIU YIKE, ZhAN JIKE, LI CHEN ve rat nhieu VDV tre deu la tuyen thu quoc gia. VN o co duoc co hoi di thi dau protour cho nen kiem nghiem thi con kem va o duoc dua di tap huan vai hang ỏ sweden, germany, beijing, shang hai cho nen ky thuat o co duoc hoang hao lam. Ban cho minh hoi la minh muon kiem video cua vdv dinh quang linh, nguyen ngoc danh phong, phan huy hoang...etc Ban co biet o vN o dau kiem duoc o vay?
em hoi that cac bac nhe tai sao bay h chi moi nguoi chi nham chu yeu noi ve cai khuyet diem ma ko tim xem va nhan xet xem o ho co nhung uu diem gi`,dau phai cai gi` cung hoan hao? cung phai co tg tap luyen thi moi dc chu,chang nhe~ cu noi ra khuyet diem thi` se~ sua dc ngay ah`, ko bao h co chuyen do dc ca? day ko phai? la` chuyen bay h ma la chuyen lau dai`, con co'' lam dc hay ko la do y tri tap luyen va cai dau` oc cua cac van dong vien
Bạn Mybeo viết hay quá.Đúng là mình kô thể chỉ nhìn vào một góc cạnh mà đánh giá toàn bộ được.Mà nên nhìn cả một quá trình đào tạo của tất cả các địa phương nữa."Có thực mới vực được đạo" thử hỏi các bác còn nhớ một giải dấu chuyên nghiệp như giai đội mạnh toàn quốc ở Thái Nguyên năm 2004 kô? động viên Kiến Quốc vô địch đơn nam ma chỉ được 250 nghìn tiền giải thưởng.kô băng tiền bồi dưỡng của mấy ông trọng tài mot mùa giải đó.Thử hỏi một giải quy mô như thế thì có thể làm đọng lực được cho các vận đọng viên chuyên nghiệp khác kô?Đã là chuyên nghiệp thì chỉ dựa vào đánh giải và tiền bồi dưỡng thì có đủ sống kô?Đấy là còn chưa phải nuôi gia đinh nữa đáy nhé! Các bác đã tận mắt một buổi tập của các vận đọng viên chưa?Đài báo thì nói bồi dưỡng ghê lắm nhưng các bác biết đến được tay vận động viên bao nhiêu và được ăn thực tế là bao nhiêu kô? Các bác cứ so sánh với các nước tư bản này nọ chứ các bác có biết họ được đãi ngộ như thế nào kô?Các vận đọng viên của họ cứ yên tâm mà sống với nghề của mình chứ đau như Huy hoàng hay Son trúc..... Được ngay nghi cũng phải lang thang đi kiếm tiền dạy thêm.Lấy đâu đọng lực để phấn đấu nữa bây giờ???? Các vận đọng viên trẻ bây giờ chưa thành tài thì cũng dã thành tật.Nghe tập trung từ Sơn này nọ ghê lắm.Nhưng lên đó tập được bao nhiêu?Mà hát hò hay lô đề là cá độ bóng đá thì kô ai bằng???rồi cuối năm ngoái phụ huynh nói đuôi nhau lên trả nợ tiền cá độ bóng đá đấy các bác ạ. Cơ cấu của mình chỉ được cái vẻ bên ngoài thôi các bác ạ.Đào tạo như thế thì bảo sao mãi kô đuổi kịp được các đàn anh cơ chứ. Nói chung các bác đừng hiểu nhầm cơ cấu của mình.Đào tạo quản lí như vậy thì mong tiến bộ làm sao được.Ai cũng lo ấm cái hầu bao của mình mà kô nghĩ đén đòi sống của các vận đọng viên thì chịu thôi. Vài lời rát chân thật và tâm huyết chia sẻ cùng các bác.hy vọng các bác có nhiều lời đôngj viên các tài năng trẻ hay các vận đọng viên vẫn đang miệt mài tập luyện dể mang vinh quang cho tổ quốc.Hãy đọng viên họ hơn là chỉ trích các bác ạ!
Không phải lổi của hlv và vdv đâu mà là lổi ở chánh sách của quốc gia, củng không phải lổi của chánh sách nửa mà là lổi của nước ta còn nghèo quá. Quan tâm và bồi dưởng cho vdv đả hơn ngày xưa rất nhiều nhưng còn quá ít so với nhửng gì mà vdv phải hy sinh cho sự đam mê của mình (bài viết của Ngô thu Thuỷ đả nói lên điều đó).. Không biết người trong nước có biết là nhửng ng có chơi thể thao nước ngoài rất vui mừng và có ng rướm nước mắt khi vn có huy chương bạc tại OLYMPIC không?
Theo nhu minh da chia se voi member tren forum la VDV VN tai vi o co dieu kien de tranh giai lon cho nen thieu kinh nghiem va o duoc tap huan dai hang cho nen ky thuat chua duoc hoang hao thoi. Nhung khi minh coi duoc vai tran thi dau o giai vo dich 2005 ma ban MILU da thau cho minh thi minh thay VDV thi dau rat hay so voi hoang canh hien tai cua ho. Doi voi ky thuat cua DOAN KIEN QUOC, TRAN TUAN QUYNH, PHAN HUY HOANG, DO TUAN SON thi hon hang nhung VDV o nhung nuoc ngoai.Vi du la giai cômmnwealth games 2006 to chu tai UC thí chi co nhung nuoc manh gioing nu la SINGAPORE, INDIA, NIGERIA con ngoai ra toan la nhung nuoc yeu thoi.Khi coi cay vot vang thi trinh do cua VN co the noi la ngang ngua voi INDIA< SINGAPORE, NIGERIA hoac co the tuong duong voi BRAZIL hay ARGENTINA. Neu co duoc nha nuoi dau tu nhu la ben MY hoac la AU CHAU thi VDV VN con tien bo hon nua.
Ai cũng muốn nền bbvn tiến bộ hơn nữa, có nhiều vdv có đẳng cấp cao hơn. BBVN có nhiều nhân tài (Cường. Quỳnh..), tinh thần thi đấu cao(Cường giành HCV SEAGAMES lần 2 là cả một ý chí, nỗ lực rất cao) nhưng vẫn lẹt đẹt ở tốp 100 trở lên, là do rất nhiều nguyên nhân chứ ko phải chỉ có một.Muốn bbvn đi lên tầm mới thì cả xã hội (các nhà quản lý, các vđv,địa phương, phụ huynh...)đều phải có cách nhìn và hwớng đi mới, ko thể theo lối cũ đwợc(đơn cử :cách đây 5 năm cầu lông IN, MA là mạnh nhất ko có đối thủ nhưng chỉ trong vòng 2 năm trở lại đây TQ đứng đầu các nội dung, chắc chắn họ phải có chiến lược, kế hoạch ntn đấy để đạt được nó chứ ko thể tự nhiên mà có).
Tôi đồng ý với ntbbhxh; với lực lượng hlv của vn hiện nay thì làm gì mà họ không thấy được nhửng gì mà vn phải làm để đưa bb vn lên đỉnh cao nhưng chắc chắn họ gặp phải nhửng khó khăn không thể nào vượt qua được; có làm công tác huấn luyện mới biết nhửng đau lòng của ng hlv.