1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Treblinka Ad-Phóng sự đầu tiên của nhân loại về trại hủy diệt Quốc Xã

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi danngoc, 16/03/2014.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.327
    @gakocanh: ý nói cái Địa ngục Treblinka.

    @hunterz: theo link của gakocanh nhé :)
    gakocanh thích bài này.
  2. hunterxmn

    hunterxmn Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/12/2006
    Bài viết:
    476
    Đã được thích:
    1.100
    Ý em là phần 1 bác ạ, trước có xem trên youtube, em muốn down bản của bác về xem lại. :(

    @gakocanh: thank bác nhiều, để tối về em down.
  3. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.327
    @hunterz: Phim thì tớ dịch từ bản tiếng Anh, bản này cũng ngắn hơn nguyên bản.
    gakocanh thích bài này.
  4. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.327
    7. CUỘC CHIẾN TRANH DU KÍCH.

    Chiến tranh du kích ở Mặt trận phía Đông là khái niệm khác với những gì chúng ta hiểu trong Chiến tranh Việt Nam. Nếu ở Việt Nam, người Mỹ vẫn cần dựng một chính quyền giữ lấy dân, cần dựa vào dân thì ở Nga, chiến tranh du kích mang bộ mặt khác hẳn. Người Đức đến đây với Bản Tổng kế hoạch phương Đông, mục tiêu chỉ giữ lại khoảng 15-20% dân địa phương làm nô lệ, số còn lại sẽ bị thủ tiêu để tạo Không gian sống Lebensraum cho dân tộc Đức. Cứ mỗi lính Đức bị giết, sẽ có ít nhất 2 dân làng bị xử bắn theo quy định. Và người Đức đã làm nhiều hơn quy định với hàng ngàn ngôi làng ở Nga, Bạch Nga và Tiểu Nga bị tiêu diệt không còn một sinh linh nhỏ. Ta có thể xem các tiểu thuyết của Vasil Bykov, Điều tra "Я из огненной деревни" của Ales Adamovich, bộ phim Hãy đến và chứng kiến (Иди и смотри) của Elem Klimov làm 1985 hay bộ phim Franz + Polina của Mikhail Segal làm năm 2006.

    Nhưng cũng như ở Việt Nam, chiến tranh du kích ở Nga đem lại không chỉ đau đớn và mất mát, mà còn cả hận thù và nghi ngờ, gieo rắc mầm mống cho những mâu thuẫn về sau. Trong các khu rừng ở Ukraina và Belorussia không chỉ có du kích Đỏ, mà còn cả vô chính phủ hay dân tộc chủ nghĩa, chống lại cả Đức lẫn Liên Xô.

    Mùa xuân năm 1942, cựu tham mưu trưởng của Sư đoàn Bộ binh 229, Trung tá Vladimir Rodionov, đã quyết định đi theo bọn Quốc Xã. Ông ta lập ra Chi đội SS Tình nguyện Nga đầu tiên. Nhưng mặc cho các điều kiện vô nhân tính, một số tù binh vẫn giữ kiên định. Nikolai Obrynba, lính cứu thương thuộc tiểu đoàn dân quân, bị bắt làm tù binh năm 1941 gần Vitebsk.“Nếu ta không muốn đánh mất bản thân trong tình thế tuyệt vọng, ta phải loại bỏ hết nghi ngờ trong đầu, bất kể có suy nghĩ gì về Stalin. Chỉ có hai phe, hai ý thức hệ, và hai người đứng đầu hai ý thức hệ đó. Và ta chỉ đi theo một ý thức hệ, một phe và một người hiện thân cho ý thức hệ đó mà thôi. Ta sẽ giữ được cho tới lúc chót. Nếu được vậy thì dù có chết hay bị tra tấn, ta cũng vẫn thanh thản với chính mình.”

    Sau khi chứng kiến cách thức tàn ác mà quân Đức đối xử với các đồng bào người Nga, bản thân Rodionov cũng choáng váng trước những gì bọn Quốc Xã thực hiện ở phía Đông. Ông ta ra lệnh cho Lữ đoàn những người dân tộc chủ nghĩa Nga của mình chạy sang du kích Đỏ, đổi tên thành Lữ đoàn du kích chống phát xít số 1. Năm 1944, Rodionov, lúc này đã là Đại tá Hồng quân và được tặng Huân chương Cờ Đỏ, chỉ huy du kích đánh phá vây và đã hy sinh giữa trận đánh...

    http://subscene.com/subtitles/soviet-storm-ww2-in-the-east/vietnamese/901142
    halosun, gakocanhthanhVNW thích bài này.
  5. gakocanh

    gakocanh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/04/2011
    Bài viết:
    207
    Đã được thích:
    162
    em chờ tuần để đến ngày thứu 5 này ^^
  6. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.327
    SOVIET STORM - SEASON 2.
    8. CUỘC CHIẾN BÍ MẬT.

    Trước chiến tranh, tình báo Xô-viết xây dựng được một mạng lưới khá hiệu quả trên toàn thế giới. Nhưng trong cuộc chơi này, người Đức đã có khởi đầu tuyệt vời…
    Năm 1964, báo chí Xô-viết đăng rằng ngày 15/6/1941, Richard Sorge gửi về một điện tín thông báo “Chiến tranh sẽ bắt đầu ngày 22/6.”
    Khi nghe tin, Stalin đã chế giễu Sorge và thông tin tình báo của ông về Chiến dịch Barbarossa:
    “Thằng khốn chuyên chúi đầu kiếm tiền và rúc vào mấy nhà thổ ở Nhật ấy giờ lại hạ cố thông báo ngày quân Đức tấn công là 22/6.
    Theo các anh tôi có nên tin hắn không?”
    (Theo KGB-Những chiến dịch tình báo của Oleg Gordievsky, NXB CAND, 2002)
    Và rồi chiến tranh nổ ra. Mạng lưới điệp viên của Stalin bị xáo trộn rối bời.
    Ngày 14/9/1941, Sorge báo về rằng Nhật sẽ không tấn công Liên Xô cho đến khi:
    1. Đức chiếm được Maskva.
    2. Quân số Tập đoàn quân Quan Đông của Nhật đạt gấp 3 lần lực lượng Xô-viết ở Viễn Đông.
    3. Có nội chiến nổ ra ở Sibiri.
    Thông tin này cho phép chuyển 32 sư đoàn Xô-viết từ vùng Viễn Đông về Maskva, dù sự hiện diện của Tập đoàn quân Quan Đông ở Mãn Châu,
    khiến Liên Xô vẫn phải giữ một lượng quân lớn ở biên giới phía Đông.
    Một thông tin khác của Sorge có lẽ đã ảnh hưởng đến Trận Stalingrad. Sorge báo cáo rằng Nhật sẽ tấn công Liên Xô ngay khi Đức chiếm được một thành phố nào đó trên sông Volga.
    Tuy nhiên, Mật vụ Nhật Kempeitai đã bắt được nhiều điện tín (dù không giải mã được). Ozaki, cố vấn của Thủ tướng Nhật Konoe, bị bắt ngày 14/10/1941 và lập tức bị hỏi cung.
    Sorge bị bắt ngày 18/10/1941 tại Tokyo. Ban đầu, bạn thân của Sorge, Đại sứ Đức ở Nhật Eugen Ott ngạc nhiên và nổi giận, cho rằng đây là âm mưu của Nhật. Ban đầu, do là Đảng viên Quốc Xã và có quan hệ cao ở Đức, Sorge là một điệp viên của Tình báo Đức Abwehr. Mãi vài tháng sau chính quyền Nhật mới công nhận Sorge là gián điệp của Liên Xô. Sau khi bị tra tấn, Sorge đã thừa nhận, nhưng phía Liên Xô phủ nhận ông là gián điệp Xô-viết(Sorge vi phạm điều luật cơ bản của Tình báo Xô-viết – không bao giờ được thú nhận làm gián điệp cho Liên Xô dù dưới bất kỳ hình thức nào, theo cuốn Những Chiến dịch Đặc biệt của Pavel Sudoplatov, NXB CAND, 2003). Người Nhật đề nghị Liên Xô trao đổi ông với các điệp viên Nhật nhưng bị từ chối.
    Richard Sorge bị treo cổ ngày 7/11/1944 tại Tokyo. Hotsumi Ozaki cũng bị treo cổ cùng ngày.
    Liên Xô không chính thức công nhận Sorge cho đến 1964.
    Đó chỉ là một trong nhiều chương về Tình báo Xô-viết trong Thế Chiến thứ II. http://subscene.com/subtitles/soviet-storm-ww2-in-the-east/vietnamese/907353
    gakocanhthanhVNW thích bài này.
  7. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.327

    SOVIET STORM - SEASON 2.


    8. TRẬN CHIẾN NƯỚC ĐỨC.

    Trích hồi ức của lính thông tin Yurii Koriakin
    Trước khi vượt biên giới nước Đức tại vùng Bromberg (Bydgoszcz), chính trị viên đại đội tổ chức một buổi mít tinh và thông báo những điều sau đây: "Chúng ta đang tiến vào lãnh thổ nước Đức. Chúng ta đều biết là người Đức đã mang vô vàn bầy quỉ dữ tới đất nước chúng ta, đó là lý do tại sao chúng ta đang tiến vào lãnh thổ của chúng, để trừng phạt người Đức. Tôi yêu cầu các anh không được quan hệ với cộng đồng địa phương, nhằm sao cho các anh không phải gặp bất cứ rắc rối nào, và không được đi một mình. Vâng, còn đề cập tới vấn đề đàn bà, các anh có thể tự do cư xử đối với phụ nữ Đức, nhưng sao cho đừng ra vẻ là có tổ chức. Một hay hai người tới, làm những gì mình cần (chính xác đó là những gì anh ta nói: “những gì mình cần”), rồi quay trở về, thế thôi. Bất cứ hành động xâm phạm không cần thiết nào tới đàn ông và phụ nữ Đức cũng đều không được chấp nhận và sẽ bị trừng phạt.” Lời phát biểu này làm chúng tôi cảm thấy ngay anh ta cũng không biết chính xác tiêu chuẩn đáng giá mức độ cư xử thế nào là phù hợp. Tất nhiên, tất cả chúng tôi đều chịu ảnh hưởng mạnh của sự tuyên truyền, vào thời kỳ đó đã không phân biệt giữa người Đức và bọn Hitler. Đó là lý do tôi được biết cả đống những trường hợp phụ nữ Đức bị cưỡng hiếp nhưng không bị giết chết. Cách đối xử với phụ nữ Đức (hầu như chúng tôi không gặp đàn ông) là hoàn toàn buông thả, thậm chí còn như để trút hận. Ở trung đoàn chúng tôi, viên trung sĩ trong đội quân nhu đã lập nên hẳn một cái hậu cung. Hắn nắm trong tay một lượng thực phẩm dồi dào. Do đó có nhiều phụ nữ Đức đến sống với hắn, hắn sử dụng họ và chia sẻ họ với những người khác. Có đôi lần, khi bước vào một căn nhà, tôi trông thấy những người lớn tuổi bị giết. Một lần, khi vừa bước vào nhà, chúng tôi trông thấy có ai đó đang nằm trên giường. Tôi kéo chiếc chăn lên và trông thấy một người phụ nữ với cái lưỡi lê cắm vào ngực. Chuyện gì đã xảy ra? Tôi cũng không biết nữa. Chúng tôi bỏ đi mà không thắc mắc gì cả. Nhưng mọi chuyện đã hoàn toàn thay đổi sau ngày Chiến thắng, vào khoảng 12-14 tháng Năm, một bài báo của Viện sĩ Aleksandrov mang tựa đề “Ilya Erenburg quá đơn giản hóa vấn đề” được đăng trên tờ Sự Thật. Trong bài viết tác giả tuyên bố rằng người Đức và bọn Hitler là khác nhau. Đó là lúc mọi việc đã đổi khác, khi công cuộc tái thiết thời bình bắt đầu. Thế rồi người ta bắt đầu siết chặt kỷ luật, trừng phạt mọi hành vi phạm tội. Đã có lần tại hòn đảo Bornholm, một trung sĩ lấy cái đồng hồ của một người Đan Mạch – đơn giản là lấy đi bằng vũ lực - và lột miếng da bọc bộ thiết bị thể thao của một trường học để sửa đôi giày của mình. Vì chuyện đó anh ta bị kết tội xử bắn, nhưng Rokossovskiy (chỉ huy trưởng Phương diện quân lúc đấy) đã không phê chuẩn bản án. ​


    Stalin đã nói “những kẻ như Hitler sẽ đến rồi đi, nhưng dân tộc Đức luôn tồn tại…” do đó mọi tuyên truyền đều tập trung vào bọn Quốc Xã, phát xít, không còn nhắm vào nhân dân Đức nữa. Khác hẳn với tuyên truyền của Mỹ với lính Mỹ đóng tại Đức sau chiến tranh trong bộ phim tài liệu tuyên truyền “Việc của các bạn tại Đức”:​







    Nhưng những gì đã xảy ra ở Đông Phổ vẫn thật khủng khiếp…​

    http://canitz.org/













    Sau chiến tranh, những người thắng trận chia nhau vùng ảnh hưởng. Tháng 2/1945, khi Churchill, Roosevelt và Stalin họp mặt tại Yalta để quyết định tương lai của Châu Âu thời hậu chiến, những thắng lợi gần đây của Hồng quân đã đưa Stalin vào thế mạnh mẽ. Các Đồng Minh phương Tây có nhượng bộ lớn với Stalin về đường biên giới Liên Xô-Ba Lan. Họ cho phép Liên Xô giữ hầu hết phần lãnh thổ đã chiếm của Ba Lan năm 1939, bao gồm cả thành phố Lvov, dù Bielostok sẽ bị trả lại. Bù lại, Ba Lan sẽ nhận phần lãnh thổ của Đức phía Đông sông Oder và phần lớn Đông Phổ.


    Yurii Koriakin
    Mặt trái của Chiến thắng

    Suốt quãng đời còn lại tôi sẽ không bao giờ quên tiếng thét the thé, man dại của một cô gái nhỏ bé chừng 15-16 tuổi, từ sau một cái bàn nằm giữa căn phòng rộng bài trí rất đẹp ùa tới chúng tôi với đôi tay giơ cao. Thoáng cái cô gái đã lao tới dùng nắm tay đập vào ngực tôi, đấm vào tà áo da cừu cáu bẩn, miệng không ngừng lặp lại: "Ich bin krank! Ich bin syphilis!" (Tôi bị bệnh giang mai) Nắm lấy tay và gạt cô bé sang một bên, tôi quay sang Dimka: "Cô ta bị sao vậy? Cậu có hiểu chuyện gì không?” Anh chàng Dimka nhe răng cười: "Hiểu quá đi chứ”. Và lập tức tôi tự hiểu ra mọi chuyện. Giữ chặt cô gái đang điên dại khóc lóc, tôi ngẫm nghĩ: "Mình cần quái gì cái con bé đang sụt sùi này trong khi lại phải leo lên tầng gác mái? Nếu mình thả nó ra – chỉ có quỉ mới biết nó sẽ làm bậy chuyện gì.” Trò chuyện với cô ta – cả tôi lẫn Dimka đều chỉ biết chút ít tiếng Đức. Tát cô ta chăng, để cô ta đừng quẩn chân chúng tôi – tôi không thể bắt mình làm chuyện đó được: cô ta chỉ là một cô gái ngớ ngẩn. Bối rối, tôi nhìn quanh, thử tìm buồng cầu thang. Chẳng thấy đâu cả. Dimka đã phát hiện ra trước tôi: “Cái cửa!” Nó nằm đằng sau lưng tôi, gần cái cửa mà từ đó chúng tôi đã bước vào. Tôi dợm bước về cái cửa đó; cô gái vùng khỏi tay tôi và chạy ra trước mặt tôi, tựa lưng mình vào cánh cửa và lại lần nữa hét lên một cách tuyệt vọng: "Nicht, nicht" Và cô ta bật ra: "Ich bin..." Tôi bắt đầu thấy nghi ngờ. Gặt phắt cô ta sang một bên, tôi hét lớn với Dimka: “Giữ lấy nó!” – và tay lăm lăm tiểu liên sẵn sàng nhả đạn, tôi giơ chân đá tung cánh cửa, trong chớp mắt nhận ra nó đang mở vào trong. Trong cảnh tranh tối tranh sáng của căn kho xép chỉ có một cái cửa sổ nhỏ, tôi nghe có tiếng rên rỉ, than vãn và tiếng trẻ em khóc. Tôi nhìn vào trong. Chúa Mẹ ôi! Lố nhố những người đang ngồi trên băng ghế và trên sàn nhà. Tôi quan sát kỹ hơn: họ gồm một ông già, ba người phụ nữ và bốn đứa trẻ. Tất cả bọn họ đều than vãn rên rỉ, đặt trên đầu gối và cạnh người những chiếc giỏ đầy chứa vật dụng cá nhân. Có vẻ như họ đang chuẩn bị để bỏ đi đâu đó. Vâng, thử tưởng tượng nếu tôi lại nã một loạt đạn vào đây? Ối anh em ơi!...

    Điếng người, tôi quay về chỗ người đồng đội, anh ta đang giữ chặt cô gái. Đúng lúc ấy chúng tôi nghe tiếng động của một chiếc xe đang tới gần. Cả hai chúng tôi đồng thanh hét lên: “Bọn Đức, nằm xuống!” Tôi nhào xuống ngay chỗ ngưỡng cửa, còn Dimka dúi cô gái xuống và bịt lấy miệng cô ta, mắt nhìn về cái cửa sổ phía có tiếng động vọng lại. Gia đình ở trong cái kho xép lập tức im bặt. Chiếc xe tắt máy, lúc này đã có thể nghe thấy tiếng người nói nhưng chúng tôi vẫn chưa xác định được là phe nào. Lặng lẽ, chúng tôi hạ thấp mình xuống. Như trong Ngày Phán xét, thình lình cái chuông của chiếc đồng hồ cũ kỹ trong phòng kêu vang lên. Tôi dò tay mình xuống phía dưới thắt lưng, rút quả lựu đạn ra. Cô gái nhìn thấy thế liền bắt đầu than khóc trở lại. Miệng lầm bầm chửi, Dimka giúi mũi cô ta xuống tấm thảm trải sàn. Rồi cậu ấy trườn về phía cửa sổ, tay vẫn không rời vũ khí. Nước mắt sụt sùi, cô gái bò theo sau. Từ góc cái cửa sổ, người “kỵ sĩ hộ vệ” của cô ta thận trọng nhìn ra ngoài và ngập ngừng lẩm bẩm: “Có vẻ như quân ta.” Tôi bảo cậu ấy: “Có vẻ như! Thế nếu không phải thì sao?” “Không” – cậu ta nói, mắt vẫn quan sát, - “dứt khoát là dân Slavơ” – và đứng thẳng dậy. Cô gái cũng làm theo. Giọng nói đã gần hơn, chúng tôi nghe thấy khẩu lệnh “Vào vị trí, tuốt lưỡi lê”. Phù, chúng tôi cảm thấy nhẹ người... Dimka xoay mặt cô gái về phía căn phòng kho, giúi vào phía sau đầu gối cô ta và bảo: “Quay lại chỗ họ hàng cô đi, đồ ngốc, chỗ cô trước ở đâu.” Cô ta vùng chạy: cô ấy đã phải chịu đựng thế là quá đủ rồi.

    Chúng tôi bước ra ngoài hiên. Nhiều người lính lập tức quay về phía chúng tôi. Họ hét lớn: “Các anh là ai? Giơ tay lên!” Từ thời điểm đó chúng tôi, tay cầm vũ khí giơ cao qua vai, ngay lập tức như cất được gánh nặng khỏi ***g ngực, theo cách nói của người Nga. Dựa theo loại súng trường cắm lưỡi lê đã lỗi thời từ lâu mà họ phô trương ra một cách ngu ngốc, cùng với những bộ quân phục kiểu mới, có thể xác định những người lính này rõ ràng thuộc lực lượng NKVD: mũ lưỡi trai có dải băng, áo choàng vạt dài làm bằng vải Canada màu lam xám (chúng rất có giá ngoài mặt trận) với những cầu vai sạch bóng, điệu đà cùng với loại ủng mới và không dùng loại xà cạp như đám lính chuyên bò sát đất chúng tôi thường đeo. Một đại úy nhảy xuống phía sau chiếc xe tải: “Sao lại ở đây! Các anh là ai?” Chúng tôi bèn giải thích. Anh ta lại gần, châm điếu “Belomor”, tay chìa bao thuốc cho chúng tôi. Anh ta hạ giọng, như thể mình cũng tới từ mặt trận, nói vẻ thân mật với chúng tôi: "Ở đây là thế này, các bạn ạ, sẽ có nhiều chuyến xe tải sớm tới đây, chúng tôi sẽ xua dân làng đi. Chúng tôi sẽ bắt đầu từ phía này. Các anh có hai giờ để làm chuyện của mình”. Anh ta khẽ mỉm cười. “Nhưng tôi khuyên các anh không nên ở đây lâu, các anh không cần biết những gì sẽ xảy ra ở đây. Các anh đã nghe về Hội nghị Yalta chứ? Thế đấy. Người ta đã chuyển giao nơi này cho người Ba Lan.” Anh ta hất đầu về phía ngôi nhà, hít vào một hơi: “Nhưng ở đây bọn họ sống tốt thật, giá như ở vùng Riazan chúng tớ cũng được vậy”. Đột nhiên, như thể vừa tỉnh lại, anh ta cáu bẳn ngắt lời: “Tốt nhất là hãy xéo khỏi đây và về báo cáo lại với cấp trên các anh”. Chúng tôi đồng loạt gật đầu: “Thưa vâng!”, - và mau chóng, chúng tôi bỏ đi cho xa...

    Link phim: http://www.fshare.vn/folder/TH9GD3BTMT
    Link phụ đề Việt http://subscene.com/subtitles/soviet-storm-ww2-in-the-east/vietnamese/909179
    thanhVNWgakocanh thích bài này.
  8. gakocanh

    gakocanh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/04/2011
    Bài viết:
    207
    Đã được thích:
    162
    úi.nhanh thế cụ!em tưởng thứu 5 hàng tuần mới có.
  9. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.327
    Đánh bại Đế quốc Nhật Bản

    [​IMG]
    Tượng đài kỷ niệm Nagasaki ( chụp 2008)

    [​IMG]
    Vị trí quả bom rơi xuống Nagasaki

    [​IMG]
    Lớp đất đá còn lại. Bảo tàng bom nguyên tử Nagasaki có hình ảnh một bức tường sau vụ nổ. Trên tường là bóng một người đang đứng trên cái thang, bị làn tia phóng xạ chiếu in lại vĩnh viễn trên bức tường.

    [​IMG]
    Phế tích ngôi nhà thờ sót lại ở Hiroshima (chụp 2005)

    [​IMG]
    Dòng chữ “Hòa Bình” bằng nhiều thứ tiếng, trong đó có tiếng Việt. Chụp tại Công viên Hòa Bình, Hiroshima 2005.


    Một số sử gia Nga hiện trách Stalin sao lại hủy bỏ Mãn Châu Quốc, thay vì thế nên giữ nó làm trái độn với một Trung Hoa hùng mạnh. Liên Xô sau chiến tranh rất cần có đồng minh mạnh để xây dựng lại đất nước. Ở Châu Âu họ phải vừa xây dựng các tàn phá trên đất mình, vừa gồng gánh cả Đông Âu. Tại Châu Á, cho dù trước đây Liên Xô tài trợ cho cả Tưởng lẫn Mao (tài trợ cho Tưởng có lúc còn nhiều hơn cả Mao – Trường quân sự Hoàng Phố là của Tưởng Giới Thạch), Stalin cần xây dựng đối tác tin cậy với Mao, có lẽ vì thế ông để cho Mao biến Mãn Châu Quốc (Manchukuo) thành Mãn Châu Lý. Cũng có thể ông không quan tâm đến Châu Á bằng Châu Âu hay Trung Đông. Dù gì đi nữa, chiến dịch Mãn Châu đánh bại quân Nhật của Liên Xô cũng liên quan chặt chẽ tới số phận một đất nước nhỏ bé cách đó gần 4.000 km. Ngay sau khi Nhật tuyên bố đầu hàng ngày 14/8, Cách Mạng Tháng 8 nổ ra. Điều gì sẽ xảy ra nếu Mỹ không ném 2 quả bom đó? Nếu Mỹ ném bom nguyên tử chậm hơn vài ngày, vài tuần, vài tháng? Dù sao, vào tháng 8 trong tay người Mỹ cũng không có hơn 3 quả bom nguyên tử. Điều gì xảy ra nếu Liên Xô tiến quân chậm hơn một chút qua Đại Hưng An? Nếu mùa mưa ở Đại Hưng An đến sớm hơn 1 tuần?

    Dưới đây là các bức ảnh chụp tại gian trưng bày ở chân tháp "Monas" Biểu tượng quốc gia Indonesia, Quảng trường Tự do, trung tâm thủ đô Jakarta.

    [​IMG]
    Tháng 3/1942, Hà Lan đầu hàng Nhật vô điều kiện. Nhật thoải mái bóc lột nhân công và thiên nhiên Indo. Tháng 10/1943, chính quyền của Quân đội chiếm đóng Nhật Bản ban hành sắc lệnh thành lập quân đội tình nguyện phòng thủ Java. Nhiều thanh niên đã nhiệt tình tham gia vào đội quân PETA (Lực lượng phòng thủ quê hương Indonesia do Nhật Bản huấn luyện và chỉ huy). Tại Blitar, đội quân Peta do Suprijadi dẫn đầu đã nổi dậy chống lại việc bóc lột nhân dân và khơi dậy tinh thần dân tộc.
    [​IMG]
    Sau khi quân Nhật đầu hàng Đồng minh, một cuộc họp bí mật của người Indo diễn ra đêm ngày 16/8/1945 tại Jakarta. Mọi người nhất trí rằng sáng hôm sau sẽ tuyên bố Indonesia độc lập. Nội dung tuyên ngôn được soạn và ký bởi Soekarno và Mohammad Hatta. Sáng ngày 17/8/1945 vào đúng 10 h, Soekarno cùng Mohammad Hatta đã đọc Tuyên ngôn độc lập cho Indonesia. Lễ đọc tuyên ngôn cũng được tham gia bởi các nhân vật lỗi lạc, các lãnh đạo đòi độc lập dân tộc và hàng ngàn người.
    [​IMG]
    Trước buổi lễ đọc tuyên ngôn độc lập, người Indo đã thành lập một ủy ban chuẩn bị cho cuộc độc lập. Ủy ban đã nghiên cứu nhiều phương án về học thuyết quốc gia và dự thảo quy chế quốc hội. Một ngày sau khi tuyên bố độc lập, Ủy ban chuẩn bị Độc lập Indonesia đã có cuộc họp đầu tiên ở Jakarta, bầu chọn Học thuyết Quốc gia và chọn Quốc hội 1945 là Quốc hội Quốc gia của Cộng hòa Indonesia. Ủy ban cũng bầu Soekarno làm Tổng thống và Mohammad Hatta làm Phó Tổng thống của Cộng hòa Indonesia.
    Như vậy là không chỉ Việt Nam, mà cả Indonesia cũng giành được độc lập nhờ việc Nhật bại trận.

    Sau chiến tranh, có lệnh tháo tất cả tháp pháo các xe tăng M4 Sherman (Mỹ cung cấp cho Liên Xô theo Hiệp ước Lend-Lease) thuộc Tập đoàn quân Xe tăng Cận vệ 6 ra để biến chúng thành máy kéo. Các chiến sĩ xe tăng buồn rầu đứng nhìn các người bạn chiến đấu của mình bị tháo rời. Sau này họ được biết lý do như sau: Theo Lend-Lease, các khí tài sau chiến tranh sẽ được Liên Xô trả lại cho Hoa Kỳ. Các đại diện phía Mỹ ở Vladivostok tiếp nhận chuyến đầu tiên các tiêm kích Airacobra và máy bay ném bom A-20 rồi đưa chúng lên tàu thủy. Chuyến tàu đầu tiên chở đầy máy bay tiêm kích. Trên tàu, ngay trước mắt người Nga, người Mỹ nhét hết đám máy bay này vào máy nghiền kim loại. Những khối kim loại này sau đó được vứt xuống biển. Chiếc tàu rỗng lại quay về cảng để lấy đợt hàng mới. Thông tin này mau chóng được bắn về cho bộ chỉ huy ở Maskva. Số phận các chiếc Sherman được quyết định ở cấp cao nhất trong Kremlin. Stalin quyết định báo cho người Mỹ rằng các xe tăng đã bị phá hủy. Chúng được biến thành máy cày. Tháp pháo thành bể nước. (Hồi ký của Anh hùng Liên Xô Dmitri Loza)
    Bình luận: xét trên quan điểm người Mỹ thì vứt hàng second=hand xuống biển là tốt, vì chi phí sẽ rẻ hơn việc niêm cất hay bảo trì, lại tạo công ăn việc làm cho công nhân để làm thêm xe tăng mới. Xét trên quan điểm Xô-viết thì bọn tư bản đem công sức của nhân dân lao động Mỹ vứt xuống biển!


    Phụ đề của tập cuối cùng 18/18:

    http://subscene.com/subtitles/soviet-storm-ww2-in-the-east/vietnamese/910358
    Lần cập nhật cuối: 07/05/2014
    thanhVNWgakocanh thích bài này.
  10. FarmerTadien

    FarmerTadien Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/07/2009
    Bài viết:
    515
    Đã được thích:
    677
    Cảm ơn bác danngoc nhiều nhiều, từ sau chỉ dẫn của bác nhà em đã tiếp cận được với công nghệ...he he. Không download được phụ đề của Battle of Kiev bác a.

Chia sẻ trang này