1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

TreKK.. HÀNH XÁC. TẬP 3: Sóc Sơn xuyên Tam Đảo. Tháng 12 đang chờ.

Chủ đề trong 'Hồi ức về các chuyến đi' bởi dlnguyen, 11/09/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. lovetivi2005

    lovetivi2005 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2006
    Bài viết:
    440
    Đã được thích:
    0
  2. dlnguyen

    dlnguyen Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Bài viết:
    737
    Đã được thích:
    2
    trong ebook về kỹ năng lều trại, có đoạn "quảng cáo" này hay hay..
    Ai chưa một lần ngủ đêm dưới lều để nghe côn trùng hòa nhạc, chưa một lần tắm nắng đến cháy da bên bờ biển, chưa một lần bó gối nhìn cơn mưa ở giữa rừng hay cuống cuồng đắp bờ chắn nước đang lăm le tràn vào lều... thì coi như mình mất đi một phần đẹp của tuổi trẻ.
    Trong cuốn " SInh tồn nơi hoang dã" có rất nhiều đoạn hay, xin phép tác giả trích một vài phần liên quan đến kỹ năng đi rừng của chúng ta, bạn nào cần cả ebook, có thể mang USB tới buổi off, để copy paste nhé:
    Xin trích một đoạn trong tạp chí THẾ GIỚI MỚI về cuộc hội thảo ?oVĂN HÓA NGOÀI TRỜI? được tổ chức tại Nhật Bản:
    ?oChúng ta lo đuổi theo văn minh vật chất, lo chú ý đến kinh tế mà coi nhẹ giáo dục con người, các nhà trường hiện nay nặng về phát triển trí tuệ chứ không phát triển đức tính. Với lớp trẻ, mọi thứ đều có những phát minh khoa học cung cấp cho: ăn uống, nhà ở, tiêu dùng, sinh hoạt... tất cả đều săfn sàng đến mức con người không phải làm gì và không biết làm gì nữa. Ơ? Nhật Bản đã tổ chức một cuộc thí nghiệm: Tập trung một số thanh thiếu niên, cho sống với nhau trên một hòn đảo, tự túc lấy một vài tuần... Người ta thấy rằng: Các em không biết nấu cơm, không dựng được nhà ở, không thể tre?o núi, băng suối...? (TGM số 221 ?" 1997)
    Như vậy, cho dù được trang bị đầy đủ mà không được học tập huấn luyện chu đáo, thì chúng ta cũng dêf bị lúng túng và thụ động trước thiên nhiên. Chúng ta nên nhớ rằng: Thiên nhiên rất tàn nhẫn nhưng cũng rất hào phóng. Lấy đi tất cả nhưng cũng cho lại tất cả. Chỉ có điều: Chúng ta phải biết cách nhận.
    -------------------
    Chuẩn bị vào nơi hoang dã
    - Các bạn là những người đang chuẩn bị cho một cuộc thám hiểm, khám phá những vùng đất hoang vu xa lạ.
    - Các bạn đang chuẩn bị cho một chuyến du lịch sinh thái ở một vùng mà bạn biết rất mơ hồ.
    - Các bạn sắp sửa phải dấn thân vào rừng sâu núi thẳm vì nhiệm vụ được giao phó.
    - Các bạn đã chán ngấy cuộc sống ồn ào náo nhiệt của thành phố, chán các tiện nghi của nền văn minh cơ khí... muốn tìm sự tĩnh lặng thanh thản giữa thiên nhiên.
    - Các bạn muốn làm một Robinson Crusoe thời nay.
    Hoặc vì một lý do nào đó, các bạn sắp phải sống một thời gian dài ở những vùng thiên nhiên hoang dã, vắng bóng người.
    Để cho công việc được hoàn thành một cách tốt đẹp và bản thân các bạn được an toàn, các bạn buộc phải qua một quá trình học tập, và rèn luyện một cách cẩn thận. Vì đây không phải là một chuyến du lịch với túi tiền đầy ắp. Không kẻ đưa người đón. Không có cỗ bàn dọn sẵn. Không có phòng ốc tiện nghi... Mà trái lại, có thể đầy dẫy gian lao nguy hiểm, nhọc nhằn, vất vả, bệnh tật, đói khát, sức cùng lực kiệt.... đang chờ đón các bạn. Ở đó, các bạn chỉ có thể trông cậy vào chính bản thân của mình. Vì vậy, các bạn phải trang bị cho mình một số kỹ năng và kiến thức cần thiết. Những kỹ năng nầy, không phải chỉ đọc ở sách vở hay học bằng lý thuyết suông, mà phải thực hành nhiều lần, nhất là trong những dịp cắm trại, thám du, khảo sát, dã ngoại... ngắn ngày. Các bạn cũng cần phải rèn luyện sức khỏe, chuẩn bị tinh thần và nghị lực, sẵn sàng đương đầu với mọi thử thách.
    Dĩ nhiên là khi các bạn đã được chuâ?n bị tốt, thì khả năng tồn tại nơi hoang dã của các bạn được an toàn và bảo đảm hơn rất nhiều so với những người đột nhiên bị ném vào những nơi xa lạ mà chưa hề có khái niệm gì về ?omưu sinh thoát hiểm?...
    Tuy nhiên, điều quan trọng nhất vẫn là tinh thần của các bạn, nếu các bạn không bình tĩnh tự tin, không có nghị lực và quyết tâm cao, không có máu phiêu lưu và đam mê thiên nhiên... thì mọi sở học của các bạn cũng vô ích.
    Những kỹ năng và kiến thức quan trọng mà các bạn cần phải học tập và thực hành là:
    - Kiến thức về thiên nhiên, khí hậu, thời tiết, môi trường, động thực vật...
    - Các phương pháp tìm phương hướng
    - Đọc và sử dụng bản đồ và địa bàn
    - Kỹ thuật di chuyển vượt chướng ngại
    - Kỹ thuật lều trại và các cách làm chòi trú â?n bằng vật liệu thiên nhiên.
    - Thủ công, nghề rừng.
    - Kỹ thuật săn bắn đánh bắt, mưu sinh thoát hiểm
    - Biết bảo vệ sức khỏe và phòng chống các bệnh thông thường
    - Cứu thương và cấp cứu
    ...

  3. dlnguyen

    dlnguyen Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Bài viết:
    737
    Đã được thích:
    2
    Ngủ đêm dưới lều đêm ngắm ánh trăng và nghe côn trùng hòa nhạc thì cũng nhiều lần rồi, bơi đến cháy da trên biển cũng đã qua. Ấn tượng nhất vẫn là cảm giác sinh tồn, bó gối nhìn cơn mưa giữa núi rừng Tây CÔn mà chưa biết ngày mai ra sao, lương thực hết, cái bụng lép và cơn mưa rừng cứ giăng.. cũng đôi ba lần được "cuống cuồng" đắp đập be bờ.. mà nước vẫn cứ vào lều. Tuổi trẻ thì cứ trôi, mới đây thôi mà cảm giác như đã xa lắm rồi. Vẫn cứ..uổng phí cả nửa đời..
    Dùng tạm vài bức ở TCL minh họa, thân tặng anh like, anh invi, trangdang..để nhớ những lúc cận kề sống chết trên đường bôn ba. Ai dám chắc đỉnh HL đơn giản hiền hòa..
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Được dlnguyen sửa chữa / chuyển vào 15:36 ngày 17/09/2008
  4. giang2c

    giang2c Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/11/2007
    Bài viết:
    229
    Đã được thích:
    0
    Em đi chuyến này có được fờ ri ko nhỉ anh Lộc Thấy hôm tràđá có ng` hứa thế mà
  5. dlnguyen

    dlnguyen Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Bài viết:
    737
    Đã được thích:
    2
    hì, lạc đề chút. Cũng tại sau mấy tháng trở về mới lấy được nốt ảnh TVL, nên..xúc cảm chút, đem ra show, các bạn quan tâm xin vào topic TCL, chuyến đi để đời để xem những cập nhật mới, [ http://www10.ttvnol.com/f_233/1046909.ttvn ] TCL, ban đầu cũng tưởng "an nhàn" , "du hí" , "cắm trại" "băng rừng", " giản đơn"..cuối cùng trở thành " sống chết", "để đời", "đói rét", bị "giữ chân lại trong rừng".. H thì xin trở lại với đỉnh HL của chúng ta, cũng xin các bạn lưu ý một chút những gì đã và sẽ post
    LÊN DỐC

    Khi lên dốc, các bạn phải sử dụng sức nhiều, nên rất dễ bị mệt, vì vậy, các bạn cần lưu ý những điều sau:
    - Chọn một đôi giầy tốt, vừa chân, có độ bám cao, sẽ giúp các bạn đắc lực khi leo núi.
    - Giữ cho hơi thở điều hoà, nếu thở nhanh hay hổn hển có nghĩa là các bạn đã đi quá sức, hãy tạm nghỉ chừng 5 ?" 10 phút (không nên nghỉ lâu, vì bắp thịt sẽ bị lạnh và giãn cơ, gây đau nhức do bị phản ứng).
    - Nếu dốc núi hơi lài, thì với một cây gậy chống, các bạn cứ thong thả mà đi lên. Mỗi lần đặt chân lên một cục đá, nên ướm thử độ bám cũng như độ kết cấu của nó.
    - Nếu dốc hơi đứng thì các bạn men theo triền để đi lên theo hình chữ Z, cộng với sự hỗ trợ của hai tay bám vào các mô đá, cành cây, khe đá, thân cây?
    - Nếu dốc quá đứng hay vách đá bụôc phải dùng dây, thì cần một hay hai người hỗ trợ (Belayer) là những người khoẻ mạnh, leo núi giỏi, trang bị gọn nhẹ leo lên trước, cột dây neo vào một điểm chịu chắc chắn. Những người nầy có nhiệm vụ thâu dần sợi dây theo từng bứơc leo của các bạn, giữ chặt dây khi các bạn bị trượt té, cảnh báo những nguy hiểm có thể xảy ra.


    - Những người còn lại, từng người một, sẽ dùng đầu dây làm thành một nút ghế đơn (hay ghế kép, nếu là dây đôi), quàng vào ngang ngực. Dùng hai tay để bám víu, hai chân tìm điểm tựa để làm bàn đạp, rồi cùng với sự giúp sức của người hỗ trợ, các bạn sẽ leo lên. (Xin xem phần LEO VÁCH ĐÁ)
    - Người sau cùng, trước khi leo lên, phải kiểm tra lại tất cả hành lý và dụng cụ mang theo còn sót, cột lại cho các bạn của mình kéo hết lên trước, rồi mình mới leo lên.

    XUỐNG DỐC

    Khác với lúc leo lên, xuống núi tuy ít mệt hơn, nhưng lại nguy hiểm không kém, hơn nữa, lúc nầy chân cẳng của các bạn đã rã rời, sau khi leo qua những quãng dốc dài. Khi xuống núi, các bạn cần phải cẩn thận, không nên đi quá nhanh (cho dù trọng lượng của cơ thể và hành lý như đẩy các bạn chạy về phía trước), vì các bạn rất dễ bị vấp té, lăn lông lốc xuống dưới.
    Khi xuống dốc, khom người và rùn đầu gối lại, giữ cho ba lô ổn định, và cân đối trên lưng của các bạn, trọng tâm của ba lô nằm phía trước chân đế, chịu cả bàn chân xuống mặt đất. Nếu đi thẳng người, trọng tâm balô sẽ nằm phía sau chân đế, dễ bị trượt té.

    Nếu dốc khá đứng, thì các bạn xoay người lại đối diện với vách núi, sử dụng luôn cả hai tay để bám chịu mà leo xuống. Khi leo xuống, lúc nào cơ thể các bạn cũng phải chịu trên 3 điểm tựa, một tay với hai chân hay một chân với hai tay. Sử dụng tay hay chân còn lại để tìm điểm tựa thấp hơn. Khi đặt tay hay chân vào điểm tựa mới, phải ướm thử sức chịu đựng trước khi tì cả sức nặng của mình lên đó.
    Nước
    Nước là nhu cầu số một và cũng là chìa khoá của sự sống và sự mưu sinh ở nơi hoang dã. Cơ thể của chúng ta chứa 75% nước, nhưng cũng rất dễ mất nước qua hệ bài tiết, cho nên chúng ta phải kịp thời bổ sung số lượng nước đã mất, nếu không cơ thể sẽ suy kiệt nước, và nguy đến tính mạng. Người ta có thể nhịn đói hàng tuần nhưng không thể nhịn khát vài ngày?
    Khi cần di chuyển để tìm đường thoát thân, chúng ta càng phải biết dè sẻn nước uống, dù khát đến đâu thì cũng chỉ nên nhấp từng ngụm nhỏ cho đỡ khát mà không nên tu ừng ực, vì trước mắt, chưa chắc chúng ta đã tìm thấy nước. Hơn nữa, khi đang mệt, uống nước nhiều sẽ lả người, có thể dẫn đến ngất xỉu.
    Trong cuộc sống nơi hoang dã, việc tìm ra nước là một vấn đề cấp bách, khẩn thiết và sinh tử, cho nên các bạn bằng mọi cách, phải kiếm cho ra nguồn nước.

    TÌM NGUỒN NƯỚC & MẠCH NƯỚC

    Ngoài những nơi mà chúng ta có thể tìm thấy nước dễ dàng như : Sông, suối, ao, hồ, mương, lạch, giếng, mạch nước? Chúng ta còn có thể tìm thấy nước ở những nơi như:
    - Dọc theo bờ biển hoặc bờ hồ nước mặn, các bạn đào một lỗ ở nơi vùng đất trũng, cách bờ khoảng 30 mét. Hoặc sau một đụn cát đầu tiên, nếu thấy nơi đó có cỏ mọc hay đất ẩm ướt, hy vọng có nước ngọt hay nước có thể uống được.

    Đào lỗ ở những vùng nầy, các bạn nên chú ý: Khi đến lớp cát ẩm, các bạn phải ngưng đào để cho nước rỉ ra từ từ, không nên đào sâu nữa, vì sẽ gặp nước mặn.
    - Đi lần theo những con sông, suối khô cạn, tìm dưới những lớp đá chồng chất ở những khúc quanh của lòng sông hoặc bờ sông. Hay đào những hố nhỏ nơi có cát ẩm ướt. Vì ở đây có thể ẩn chứa những mạch nước.

    - Đi ngược về nguồn sống, suối cạn, ở đó có thể còn những mạch nước rỉ hay đất ẩm chứa nước.
    - Đào lỗ ở vùng trũng thấp, giữa những đồi cát, nơi có cỏ xanh hoặc đất ẩm.

    - Các bạn cũng có thể tìm thấy những vũng nhỏ chứa nước ở các khe mương, sau các tảng đá lớn, dưới chân các vách núi? Những vũng nầy không thấm xuống đất, vì nó nằm trên một lớp đá hay đất sét nhão. Cũng ít bị bốc hơi vì được che khuất ánh nắng mặt trời.

    - Đào một lỗ nhỏ ở khu vực sình lầy hay đá ẩm ướt, sâu khoảng từ 3 ?" 6cm, chỗ đất mềm. Nước sẽ từ từ rỉ ra trong hố. Nước nầy có thể lọc để dùng.
    Nếu chỉ có cát ướt hay bùn nhão thì các bạn dùng một miếng vải sạch hay áo sạch, bỏ vào trong đó, túm lại rồi vặn xoắn mạnh, nước sẽ chảy ra.

    Nước «sản xuất» theo kiểu nầy thường không được trong sạch, cần phải lọc và khử trùng trước khi sử dụng.

    - Các bạn còn có thể tìm thấy nước mưa đọng lại từ trong các hốc cây đại thụ, hoặc trong các lóng tre bị mắt kiến (tre bị kiến đục mắt). Nếu lắc mà nghe tiếng óc ách, thì khía phía dưới từng lóng tre để hứng nước. Ta thường gặp ở những cây tre bánh tẻ (không quá già hoặc quá non) cũng chứa nước.

    NGƯNG TỤ HƠI NƯỚC :

    Phương pháp thứ nhất :
    Đào một cái hố hình phểu, đường kính khoảng một mét, sâu cũng khoảng một mét, ở những khu vực ẩm ướt. Đặt ở dưới đáy hố một vật dụng đựng nước (ton, tô, chén?) rồi phủ lên trên miệng hố một tấm nylon sạch và trong suốt, dằn đất, đá cho kín chung quanh mép, ở giữa bỏ một cục đá làm cho tấm nylon thụng xuống ngay ở miệng vật chứa nước. Sức nóng của mặt trời làm cho đất ẩm bốc hơi, đọng lại dưới tấm nylon, chảy dài xuống và nhỏ vào vật chứa nước để dưới đáy hố.

    Các bạn có thể áp dụng phương pháp nầy ở những vùng hoang mạc khô cằn, nhưng trước đó, các bạn phải lót một số thân cây mọng nước đã được chặt nhỏ (như xương rồng, sống đời?)

    Hoặc những cành lá còn xanh tươi xuống đáy hố để tạo ẩm. Nếu có thể thì dùng một ống nylon hay ống trúc thông mắt, để cắm một đầu vào vật đựng nước, một đầu ra khỏi miệng hố, khi cần thì có thể hút nước qua ống mà không phải mở tấm đậy lên.
    Nước được «sản xuất» theo kiểu nầy rất tinh khiết.

    Phương pháp thứ hai :

    Các bạn tìm một bụi cây thấp, thật nhiều lá xanh. Đào một cái hố chứa nước nhỏ gần gốc cây, chỗ thấp nhất. Lót một tấm nylon xuống lỗ và chung quanh gốc cây với một độ nghiêng tập trung vào hố.
    Trùm một tấm nylon khác trong suốt và sạch, lên bụi cây, dằn kín.
    Dưới ánh mặt trời, lá cây sẽ bốc hơi, ngưng tụ dưới bề mặt tấm nylon, rồi chảy về phía hố tích lũy. Nước nầy cũng tinh khiết, có thể dùng ngay.

    LẤY NƯỚC TỪ SƯƠNG MÙ

    Đây là một phương pháp lấy nước mới nhất do các kỹ sư của Canada và Chile phối hợp nghiên cứu. Họ đặt ở sa mạc Atacama phía Bắc Chili, 75 mảnh lưới bằng Polystyrene, mỗi mảnh rộng 12m x 4m. Những mắc lưới đó đã thu những giọt nhỏ của sương mù góp lại thành những giọt nước. Nó chảy tự nhiên vào một cái máng ở dưới những mảnh lưới, rồi theo những ống dẫn, đổ vào bể chứa. Mỗi mét vuông lưới thu được trung bình từ 3 đến 4 lít nước một ngày (?), đủ để cung cấp cho một làng chài trong vùng Chungungo.
    Những đề án tương tự cũng đang được thực hiện trong vùng núi khô cằn ở Pérou, Equateur, Kenya, Ấn Độ, Yémen và Philippine. (Science et Vie. 1/94)

    QUAN SÁT & THEO DÕI CÁC ĐỘNG VẬT

    Ở trong sa mạc hay những vùng khô cằn, quan sát và theo dõi các động vật, côn trùng là phương pháp giúp chúng ta có thể phát hiện ra những nơi có nước.
    - Côn trùng rất phụ thuộc vào nước, chúng chỉ sống ở những nơi mà nước chỉ ở trong tầm bay của chúng (nhất là loài ong). Các bạn hãy theo dõi và quan sát kỹ hướng bay của chúng.
    - Các động vật thường đi tìm nước uống vào buổi sáng sớm và lúc chiều tối. Theo dõi tìm kiếm các lối mòn của chúng, vì có khi những con đường mòn nầy chúng đã sử dụng từ rất nhiều năm, dẫn đến những nơi có nước.
    - Chim cu rừng thường hay có thói quen đậu trên các cành cây, lùm bụi, ở những nơi gần nước vào mỗi buổi chiều.
    - Chim chóc thường bay đến và bay đi từ nơi có nước, ở nơi có nước, chúng bay vòng vòng hoặc tập hợp lại thành đàn lớn.
    - Theo dấu chân của bầy voi rừng, chắc chắn sẽ dẫn các bạn đến khu vực có nguồn nước.
    Những con chim săn mồi thường sử dụng máu của con mồi như là một loại chất lỏng, nên ít dùng đến nước.
    Người Bédouins ở sa mạc Sahara cho rằng: Những con chim bay đến nơi có nước thì bay thấp và bay thẳng, còn những con chim bay từ chỗ có nước về, thì bay nặng nề, đập cánh mạnh mẽ (tiếng vỗ cánh kêu lớn) và thường xuyên đậu lại để nghỉ ngơi.
    ---------------------------------------
    KHỬ TRÙNG NƯỚC

    Sau khi lọc xong, các bạn cần phải khử trùng nước trước khi uống. Có nhiều phương pháp khử trùng, nhưng các bạn chỉ chọn những phương pháp khả thi với những gì mà các bạn có trong tay.
    - Đun sôi: Đây là phương pháp dễ dàng và hiệu quả nhất, chỉ cần đun sôi nước chừng 5 ?" 10 phút là có thể triệt tiêu mọi vi khuẩn.
    - Dùng thuốc lọc nước (drinking water tablets): Là loại thuốc có bán trên thị trường, ở các nhà thuốc Tây. Tuy nhiên, bạn chỉ có nó khi bạn đã được chuẩn bị từ trước. Bỏ thuốc vào trong nước (theo sự hướng dẫn trong toa thuốc) lắc đều, chừng vài phút sau thì uống được.

    - Nếu không nồi, xoong để đun sôi, các bạn đào một lỗ ở dưới đất, lót một tấm plastic dầy hay một tấm da thú, đóng cọc dằn chung quanh, đổ nước vào.
    Đốt một đống sỏi thật nóng, rồi gắp bỏ từ từ vào, cho đến khi nước sôi lên, bỏ vào thêm vài cục than hồng đang cháy để khử mùi.

    NƯỚC TỪ THỰC VẬT

    Khi không kiếm được nguồn nước tự nhiên như sông, suối, đầm lầy? hay mạch nước, các bạn có thể tìm kiếm nguồn nước từ thực vật. Nhưng dĩ nhiên là không phải cây nào cũng cho chúng ta nước, hay là nước cây nào cũng uống được, cho nên các bạn phải cẩn thận, chỉ sử dụng những cây mà mình đã biết khá rõ.

    Dây leo

    Hầu như tất cả các loại dây leo trong thiên nhiên đều chứa nước, nhất là các loại dây leo thân mềm. Tuy nhiên trước khi sử dụng, các bạn cũng phải biết rõ tính chất loại dây leo đó.
    Để lấy nước, các bạn chặt xiên mũi mác ở phần gốc, gần mặt đất. Kê bình chứa vào để hứng nước. Sau đó với lên, hoặc leo lên một đoạn, chặt mở miệng một vết sâu hơn phân nửa dây leo, nước sẽ từ từ chảy vào bình.
    Các bạn cũng có thể chặt đứt hẳn một đoạn dây leo dài khoảng 1 mét (chặt gốc trước ngọn sau). Cầm dựng thẳng lên, kê phần gốc vào miệng, nước sẽ chảy từ từ xuống. Khi hết nước, các bạn chặt một đoạn khác.

    Các loại nước ở dây leo có những mùi vị khác nhau, có khi gây ngứa cổ, cần phải nếm thử, nhưng hầu hết là tinh khiết.

    Cây chuối
    Là một loại cây mọc hoang và được trồng rất nhiều ở những vùng nhiệt đới để lấy trái ăn. Người ta còn dùng là để gói đồ, thân (bẹ) xẻ nhỏ phơi khô để làm dây cột.
    Muốn có nước, các bạn chặt ngang thân chuối, cách mặt đất chừng 1 gang tay (20cm). Khoét một lỗ hình chén ở giữa, sâu xuống cho đến phần gốc (củ). Chừa bẹ chung quanh vừa đủ dầy để giữ nước. Khoảng một giờ thì nước trào lên, các bạn múc đổ vào bình chứa nước, và cứ tiếp tục như thế cho đến khi kiệt nước.Mỗi gốc chuối làm như thế, có thể cho ta nước từ 4 ?" 5 ngày.
    Cây dừa
    Được trồng và mọc hoang ở nhiều nơi trong những vùng nhiệt đới, gần bờ biển hay các hải đảo?
    Nếu chúng ta đi lạc vào một vùng có cây dừa, thì sự sống của chúng ta khá an toàn. Vì từ cây dừa, nó sẽ cho chúng ta những sản phẩm như:
    - Nước dừa: Chứa rất nhiều axit amin, axit hữu cơ? là một loại nước giải khát hảo hạng.
    - Cùi dừa: Có chứa 65% chất béo, 20% gluxit, 8% protit, 4% nước. Là một loại thực phẩm rất tốt.
    - Gáo dừa: Dùng làm đồ đựng thay tô, chén, gáo múc nước? và làm chất đốt.
    - Lá dừa: Dùng để lợp nhà, làm vách chắn, chất đốt?
    - Gân lá dừa: Bện hay bó lại để làm chổi, làm tăm xỉa răng, đan rổ rá?
    - Xơ dừa: Bện dây thừng, làm thảm chùi chân, chất đốt?
    - Đọt non dừa (Củ hủ): Là một loại thực phẩm cao cấp, có thể ăn sống, luộc, xào, nấu?
    - Thân cây dừa: Dùng làm cột nhà, làm cầu, thủ công và các tiện nghi khác.

    Trường hợp gặp cây dừa mới ra hoa, mà chúng ta thì rất cần nước. Hãy níu cuống hoa cho cong xuống (có thể dùng dây để trì giữ lại), và cắt chỗ giáp cuống với buồng hoa. Dùng bao nylon chụp lại để hứng nước. (Đừng để không khí tiếp xúc nhiều với vết cắt, nếu không, thì cứ 12 giờ lại phải cắt thêm một lát mỏng, vì váng đã đóng bít các lỗ hỗng dẫn nước.)
    Với cách nầy, mỗi cây dừa sẽ cho các bạn 1 lít nước trong một ngày đêm.

    Cây báng

    Còn gọi là cây Bụng Báng, là những cây có dạng tương tự như: cây Đoác, cây Kapác, cây Xế, cây Rui, cây Đủng Đỉnh (Đùng Đình)? đều có công dụng giống nhau.
    Là những cây mọc hoang, thường được thấy nhiều ở các tỉnh miền Trung và Bắc Việt Nam, và một số nước trong vùng nhiệt đới.
    Những cây nầy co thể cho ta nước lấy từ ngọn, tinh bột từ thân cây, đọt non có thể luộc hay nấu canh như các loại rau cải?
    Muốn lấy nước, người ta chặt lưu thân (không đứt hẳn) cho cây ngã xuống theo triền núi (làm sao cho phần gốc nằm cao hơn phần ngọn). Bóc hết lá trên ngọn cho đến đọt. Đẽo vạt phần đọt non làm thành máng dần. Trùm bao nylon hay kê đồ để hứng. Trung bình một ngày, một cây có thể cho chúng ta từ 4 ?" 5 lít nước. Khi lượng nước giảm, các bạn vạt thêm vào khoảng 1 cm, nước sẽ chảy tiếp.

    Các bạn lưu ý: Khi chặt cây Đùng Đình (người Bắc gọi là cây Móc), nếu bị vướng vào buồng trái của nó thì rất ngứa phải rất cẩn thận.
    Một cây Kapác cao từ 12 ?" 15 mét, sẽ liên tục cho chúng ta từ 150 ?" 170 lít nước trong vòng 40 ngày.
    Ruột của thân cây đem giã, lọc, sẽ cho chúng ta một loại bột để làm bánh.

    Cây xương rồng
    Ở những vùng đất khô cằn hay hoang mạc, người ta thường gặp những cây xương rồng khổng lồ Saguaro (không thấy ở Việt Nam) thân cây chứa rất nhiều nước.

    Để lấy nước, người ta lựa những cây thấp, mọng nước (khía căng, không lõm sâu), cắt ngang thân cây, rồi dùng gậy hay tay quậy một lúc ở trong ruột cây, nó sẽ cho chúng ta một chất nhờn tựa như thạch, có thể ăn để đỡ khát.
    ----------------------------------------------------------


  6. dlnguyen

    dlnguyen Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Bài viết:
    737
    Đã được thích:
    2


    Lửa
    Từ ngàn xưa, khi tổ tiên chúng ta còn sống trong hang động, đã biết dùng lửa. Có lẽ họ đã biết dùng lửa rất lâu (do tình cờ) trước khi biết làm ra lửa.
    Ngày nay, chúng ta quá quen với các tiện nghi văn minh đến độ... đôi khi chúng ta quên đi sự quan trọng của lửa, có thể là do chúng ta làm ra lửa một cách dễ dàng bă?ng diêm, bật lửa, điện...
    Nhưng nếu các bạn đi vào rừng hay bị lạc vào nơi hoang dã, các bạn sẽ thấy: Lửa là một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống của con người. Là một nguồn năng lượng rất quan trọng trong việc mưu sinh để tồn tại nơi hoang dã:

    - Lửa cung cấp ánh sáng và hơi ấm, giúp chúng ta tự tin và thư giãn tinh thần.
    - Lửa làm cho chúng ta có cảm giác được che chơ? trước các thú dữ lẫn trong bóng tối.
    - Lửa giúp chúng ta nấu nướng thức ăn, sấy khô các thực phẩm cần tồn trữ.
    - Lửa hong khô các y phục và đồ dùng ẩm ướt, giúp chúng ta không bị nhiễm lạnh.
    - Lửa được dùng đun sôi để khử trùng và làm tinh khiết nước.
    - Lửa và khói có thể dùng để làm tín hiệu.
    - Lửa dùng để đốt một đầu cây, tạo thành mufi nhọn để làm vuf khí.
    - Lửa có thể thay cưa rìu trong việc cắt cây để dựng nhà, làm nơi trú ẩn.
    - Lửa và khói có thể xua đuổi một số động vật, côn trùng, muỗi mòng... kho?i nơi chúng ta đang trú ẩn.
    - Lửa và khói dùng hun ong bay ra kho?i tổ để chúng ta lấy mật và nhộng.
    - Lửa còn dùng để xua đuổi muông thú ra kho?i nơi ẩn núp để rồi bị rơi vào bẪy hay bị đón bắt.
    - Một khúc cây đang cháy có thể dùng làm vuf khí để chống trả hay xua đuổi mãnh thú.
    - Lửa dùng để soi chim cá và các động vật khác, làm cho chúng bị chói mắt để chúng ta dễ dàng tiếp cận.

    Nếu khi nào cần, mà các bạn có thể làm ra được lửa, thì khả năng sinh tồn nơi hoang dã của các bạn được bảo đảm hơn.
    Lửa là yếu tố quan trọng nhất ơ? nơi trú ẩn. Nếu không có lửa, các bạn sẽ chìm trong bóng tối lạnh lẽo. Như vậy, tình hình sẽ càng xấu đi rất nhiê?u. Cho nên các bạn phải biết nhiê?u phương pháp lấy lửa khác nhau, để có thể áp dụng với những vật liệu mà chúng ta có thể tìm thấy tại chỗ.

    BÙI NHÙI HAY CHẤT DẪN LỬA

    Trước khi muốn làm ra lửa, các bạn phải chuẩn bị một số bùi nhùi hay vật dẫn lửa. Đây là những vật tơi, xốp, khô, dễ bắt lửa, dễ cháy.

    Nếu gặp thời tiết tốt và khô ráo thì chúng ta dễ dàng tìm thấy những vật liệu để dẫn lửa như: cành cây khô, lá khô, co? khô, hoa khô, tre khô, trái gòn khô, dương xi?, rêu hay địa y khơ, vo? cây khô, trái thông khô, lông chim, tổ chim, phân khô của súc vật...
    Nếu gặp thời tiết xấu, ẩm ướt, các bạn cố tìm cho được những loại cây có tinh dầu như: thông, tùng, song tử diệp... Dùng dao hay rìu bửa bo? lớp vo? ấm ướt bên ngoài, rồi vạt thật nho? như dăm bào... Các bạn cufng có thể tìm thấy các vật dẫn lửa dưới các tảng đá, trong những bọng cây, hay dưới các lớp lá khô....
    Nếu không tìm được các chất dẫn lửa thiên nhiên, các bạn có thể dùng giấp vụn, vải xé nho?, băng gạc và bông gòn trong túi cứu thương, bông gòn trong áo bông, mơf động vật, kem nhóm lửa, xăng dầu (nếu có)....

    CÁC CÁCH TẠO RA LƯ?A

    Các cách thông thường

    Dĩ nhiên tốt nhất là chúng ta có một hộp diêm không thấm nước, một quẹt gas gọn gàng tiện lợi, hoặc những vật dụng đánh lửa có bán trên thị trường như: Đá đánh lửa (Flint Fire Starter), Đá Ma-nhê (Mangesium Fire Starter).

    Dùng thấu kính

    Đây cufng là một phương pháp khá dễ dàng. Các bạn dùng thấu kính hội tụ từ các vật dùng như: kính lúp, ống dòm, máy ảnh, kính cận hay kính lão cao độ, đít chai tròn...
    Các bạn đưa thấu kính lên, đặt thẳng góc với mặt trời, đoạn xê dịch sao cho điểm sáng hội tụ gom lại thành một chấm nho? nhất, chiếu thẳng vào mớ bùi nhùi dễ cháy. Vài giây sau khói sẽ bốc lên, chờ khi thấy có điểm lửa, các bạn cầm bùi nhùi lên thổi nhe? nhẹ, lửa sẽ bùng lên. (Nếu các bạn có vài hạt thuốc súng hay phân dơi thì chi? vài giây sau lửa sẽ bùng lên ngay)

    Lưu ý: Thổi lửa từ bùi nhùi đang cháy ngún để cho ngọn lửa cháy bùng lên là cả một kinh nghiệm. Không thể thổi quá mạnh hay quá yếu mà thổi nhe? nhẹ, khi thấy khói càng lên nhiê?u thì càng tăng cường độ, và cho thêm bùi nhùi vào, cho đến khi lửa cháy bùng lên.

    Dùng pin hay bình điện (Accu)

    Nối hay đầu dây điện vào hai cực âm dương rồi đánh vào nhau. Nếu cường độ điện đủ mạnh, và bùi nhùi dễ bắt lửa (có tẩm xăng dầu càng tốt), thì sau vài lần đánh, lửa sẽ bùng cháy (các bạn cần đánh nhanh liên tiếp).

    CƯA TẠO LƯ?A

    Các bạn dùng tre hay nứa che? làm đôi, một nửa cố định làm bàn ma sát, nửa kia dùng làm cưa. Lật úp bàn ma sát xuống vắt ngang một khe nho? để cố định vết cưa. Độn bùi nhùi vào dưới vết cắt. Đặt thanh tre vào khe và kiên nhẪn cưa, lúc đầu cưa chầm chậm, khi thấy bắt đầu bốc khói, thì tăng dần nhịp độ cho đến khi thấy có lửa thì cho thêm bùi nhùi vào và thổi cho lửa bùng lên.

    KÉO DÂY TẠO LỬA

    Lấy một thân cây tròn che? làm đôi, và chêm cho hơ? ra. Nhét một nắm bùi nhùi vào trong kẽ. Lấy một sợi dây de?o, bê?n, chắc (tốt nhất là dây mây) vòng qua nắm bùi nhùi đó. Hay tay cầm hai đầu dây kéo lên kéo xuống đê?u đê?u cho đến khi thấy bùi nhùi bốc khói thì kéo nhanh dần. Lúc bùi nhùi bén lửa thì cầm thổi cho lửa bùng lên.

    GIƯf GI?N VA? BA?O QUA?N LỬA

    Nếu có diêm, bật lửa hay các dụng cụ đánh lửa khác, thì chúng ta không cần phải giữ lửa. Nhưng nếu không có thì chúng ta phải biết một vài cách bảo quản cho lửa không tắt, vì như các bạn đã biết một lần làm ra lửa cufng chẳng dễ dàng gì.
    Trường hợp các bạn ơ? một chỗ thì rất dễ. Chi? cần đưa những gốc cây khô, lớn, vào đống lửa, giữ cho cháy suốt ngày đêm. Nếu các bạn muốn đi vắng một vài ngày mà khi quay vê?, lửa vẫn còn cháy, các bạn chi? cần sắp những gốc cây dài thành một hàng, đặt gối lên nhau, rồi đốt phía trên gió.

    - Lấy một đoạn dây thừng khô (loại thừng được bện bă?ng xơ dừa), đốt một đầu dây cho cháy lên rồi thổi tắt, chi? để lửa cháy ngún. Tuy? theo độ dài của sợi dây, các bạn có thể giữ được lửa từ vài giờ cho tối vài ngày. Khi cần, chúng ta đưa đầu lửa vào bùi nhùi và thổi cho lửa bùng lên.
    - Dùng một miếng vải cuộn tròn lại, và se cho thật chặt. Lấy dây cột lại từng khúc (như cột bánh tét), và sử dụng như một đoạn dây thừng.
    - Lấy vo? cây khô, xơ của nách là dừa, cọ, đùng đình... khô, bó lại chung quanh một cây củi khô, loại gỗ tốt. Bên ngoài bao bă?ng lá tươi của các loại cây như: buông dừa, ke?... Dùng các loại dây rừng tươi bó lại cho thật chặt. Đốt một đầu cho cháy ngún, các bạn có thể giữ được lửa khá lâu.
    - Dùng rơm hay co? khô... bện theo hình con rít hay quấn lại cho thật chặt (có nơi gọi là con cúi), đốt một đầu cho cháy ngún (nếu lửa cháy bùng lên thì phải thổi tắt ngay). Tuy? theo các bạn bện dài hay ngắn mà chúng có thể giữ được lửa lâu hay mau.
    - Lấy lon đồ hộp, gáo dừa, vo? cây tươi, bọng cây... đổ tro nóng vào. Lựa loại than chắc, nặng, đang cháy hồng, bo? vào và phủ lên trên một lớp tro mo?ng hay địa y khô. Khi di chuyển thì dùng dây treo để mang theo. Cách nầy có thể giữ lửa được khoảng một buổi (từ sáng đến trưa, hay từ trưa đến tối).
    THẮP SÁNG & SƯƠ?I ẤM

    Khi ơ? nơi hoang dã, các bạn không có những vật dụng cần thiết để thắp sáng như: đe?n cầy, đe?n bão, đe?n pin... thì các bạn có thể đốt lên một đống lửa. Tuy nhiên, có những nơi mà các bạn không thể bê nguyên cả một đống củi vào chỗ trú ẩn để vừa thắp sáng vừa sươ?i ấm được như: hang động, vòm băng igloo, nơi trú ẩn chật chội... Vì khói có thể làm bạn ngộp thơ?, gây cháy nổ (nếu gặp phân dơi)... Vậy các bạn hãy sử dụng một trong những phương thức sau đây để có thể vừa thắp sáng, vừa sươ?i ấm và cufng có thể vừa làm nóng thức ăn.

    Xăng đặc: Là những hợp chất được chế tạo theo công nghiệp, thành từng miếng nho?, trắng hay ngà. Dành riêng cho quân đội, những nhà thám hiểm, những người đi dã ngoại... Khi đốt thì toả sức nóng nhưng không tạo khói. Tuy nhiên, ?oxăng đặc? không có ánh sáng nên không thể thay thế cho đe?n được. Ngoài ra, khi đốt nơi kín đáo chật hẹp, có thể toả ra hơi độc. Cần cẩn thận.
    Các bạn chi? có xăng đặc khi đã được chuẩn bị trước.
    Bây h có lẽ có cồn khô tiện hơn :D

    Bếp mini
    Nếu các bạn có sáp (lấy từ các tổ ong), dầu thực vật, mỡ động vật? và một ít hộp thiếc, thì các bạn có thể chế tạo thành những bếp mini khá đơn giản như sau:
    Cách thứ nhất:
    - Dùng một lon thiếc có nắp đậy. Đục 4 lỗ trên nắp lon. Xâu 4 tim đèn vào những lỗ đó.
    - Lấy dầu thực vật hay mỡ động vật hoặc nấu sáp cho chảy ra đổ vào lon. Đậy nắp lại.
    - Cắt 2 miếng thiếc như hình bên để làm kiềng đỡ. Khi sử dụng thì ráp chồng lên nhau, khi không cần thì tháo ra xếp gọn.
    Cách thứ hai:
    Lấy 4 ?" 5 tờ nhật báo hay vải cuộn tròn rồi cột chặt lại. Cắt từng đoạn ngắn (vừa bỏ vào lon). Nấu đèn cầy hay dầu, mỡ đổ vào như trên.
    Đèn thợ rừng
    Dùng một mảnh vỏ sò, nghêu, vỏ lon đồ hộp, miếng gáo dừa, dĩa sành? Đựng một ít dầu ăn hay mỡ động vật. Lấy vải hay bông gòn làm tim đèn. Kẹp tim đèn ở giữa hai cục đá không cho tuột xuống. Đốt lên, các bạn sẽ có một ngọn đèn tuy hơi mờ nhưng cũng cung cấp được phần nào ánh sáng.

    Đèn mù u
    Các bạn có thể lấy nhân của trái mù u già, (là một cây mọc hoang và cũng được trồng khắp nơi trong nước ta). Ép lấy dầu để thắp đèn. Hoặc thái mỏng rồi xâu vào một cái que, khi đốt sẽ cháy như đuốc và khá lâu.
    Đuốc bu-lô
    Lột một miếng vỏ mỏng (lớp trong) của cây bu-lô (Birch), cuốn nhỏ lại theo chiều dọc của thớ vỏ cây, giắt vào một cái kẹp (như hình minh hoạ), rồi đốt lên một đầu, cứ mỗi một mét, đuốc sẽ cháy từ 15 đến 20 phút.
    Đốt đèn cây khi gió lớn
    Nếu các bạn có đèn cầy, muốn đốt lên mà không sợ bị gió thổi tắt, xin hãy làm theo những mẫu minh hoạ dưới đây:

    [ Híc.. bài có khá nhiều hình mình họa, không ngồi Up lên nổi. Ai thích xem..tận mắt. XIn liên hệ.

  7. dlnguyen

    dlnguyen Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Bài viết:
    737
    Đã được thích:
    2
    Thực phẩm
    Sau nước, thực phẩm là một nhu cầu tối cần thiết của con người, nếu thiếu thực phẩm, chúng ta sẽ suy kiệt sinh lực và sức chịu đựng, tinh thần hoang mang mơ hồ, không còn ý chí, nghị lực để phấn đấu? sinh mạng sẽ bị đe doạ.
    Nhưng để tìm kiếm được thực phẩm từ thiên nhiên hoang dã, các bạn phải là người có kinh nghiệm. Tuy thiên nhiên thật hào phóng, nhưng cũng rất khắc nghiệt. Bên cạnh những thực vật, động vật có thể nuôi sống được con người, thì cũng có những cây trái và sinh vật có thể giết chết con người trong nháy mắt. Đã vậy, sự khác biệt giữa ?olành? và ?ođộc?, lại không sai biệt nhau là bao nhiêu, nhất là ở trong các loài thực vật. Thí dụ: Cây ?oChè vằng? ăn được lại rất giống cây ?oLá ngón? cực độc, chỉ cần ăn vài lá là vô phương cứu chữa. Hoặc giữa cây khoai môn và cây môn nước, một loại thì ăn rất ngon, còn một loại ăn vào thì ngứa như cào cổ. Những cây nầy, chỉ có người kinh nghiệm mới phân biệt được.

    Nói như thế không có nghĩa là bạn khoanh tay nhịn đói chờ chết, chúng tôi chỉ muốn nói là các bạn hãy thận trọng, nên ăn những gì mà các bạn biết rõ, cả về tính chất lẫn cách chế biến (chẳng hạn như củ nần, củ nâu, thì phải ngâm nước và luộc nhiều lần. Củ nưa phỉa luộc với vôi. Măng tre thì phải luộc hay nấu, không thể nướng hay ăn sống được?)
    Về động vật, tuy ít có con mang chất độc trong thịt, nhưng nếu các bạn không biết cách làm và chế biến, thì cũng có thể trúng độc. Nhiều người đã chết do ăn Cóc và cá Nóc làm không kỹ. Các bạn không nên ăn những lòng, ruột, trứng.. của các loại cá và động vật mình không biết rõ, và cũng đừng đụng tới những sinh vật và côn trùng hay nấm có màu sắc sặc sỡ, vì đó là lời cảnh cáo của thiên nhiên.
    Để tìm thực phẩm từ trong thiên nhiên, chúng ta có 2 nguồn chính: từ THỰC VẬT và từ ĐỘNG VẬT.

    THỰC PHẨM TỪ THỰC VẬT.

    Đây là một nguồn thực phẩm phong phú và đa dạng, dễ tìm kiếm, rất thích hợp cho những trường hợp phải di chuyển. Tuy nhiên, cũng rất dễ bị ngộ độc, các bạn phải cẩn thận.
    Thường thì cây, trái, củ, hạt, mầm? nào mà chim, thú (nhất là khỉ) mà ăn được thì chúng ta cũng có thể ăn được. Nhưng đó không phải là công thức, vì một số loài chim có thể ăn những trái độc (Mã tiền, Mặt quỷ?) mà nếu các bạn ăn vô thì chắc chắn ?ongủm?.
    Nếu nghi ngờ thì các bạn có thể thử bằng những cách sau đây:
    - Ngắt một đọt cây, cuống lá, mà thấy nhựa trắng như sữa thì đừng ăn.
    - Nhai thử, thấy có vị đắng, cay, hay buồn nôn, thì đừng ăn.
    - Nấu lên trong 15 ?" 20 phút, bỏ vào miệng ngậm một lúc, nếu thấy không có phản ứng gì thì từ từ ăn thêm, nhưng đừng quá nhiều, cho đến khi hoàn toàn tin tưởng.
    Trong sự hạn chế của một chương sách cũng như về khả năng, chúng tôi không thể trình bày được hết tất cả các loại cây trái có thể dùng làm thực phẩm. Chúng tôi cũng không đề cập đến các loại cây đã được thuần hoá từ lâu và được trồng khắp nơi như: lúa, bắp, đậu, mè? khoai lang, khoai tây, khoai mì? cam, quýt, xoài, ổi, mít, mận? mà chúng tôi thiên về những cây mọc hoang, hoặc đang được thuần hoá. Nhất là ở Việt Nam và các nước lân cận.
  8. manhtuan8660

    manhtuan8660 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/03/2007
    Bài viết:
    826
    Đã được thích:
    0
    Đi off thôi các bác, bác nào ở Cầu Giấy ới em câu nhé
    Được manhtuan8660 sửa chữa / chuyển vào 08:48 ngày 18/09/2008
  9. conangngongao

    conangngongao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/12/2001
    Bài viết:
    1.554
    Đã được thích:
    0
    Vì mắc công việc nên em đành rút lui trong tiếc nuối. Nhưng ko sao, thế nào rồi cũng có 1 dịp khác trek ngọn HL này. Hôm nay cả nhà off đông phải biết :D, chúc mọi người 1 chuyến đi trên cả tuyệt vời
  10. lizardlovely

    lizardlovely Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2005
    Bài viết:
    459
    Đã được thích:
    0
    bác nào hôm nay có quyển sổ up lên đây mấy cái Y! ID đi , add cái còn bít thông tin :D

Chia sẻ trang này