1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trekking in Himalayas

Chủ đề trong 'Du lịch' bởi dumdum, 25/03/2012.

  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
  1. dumdum

    dumdum Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/08/2004
    Bài viết:
    1.595
    Đã được thích:
    2
    Ngày 12 (tiếp)

    Đi qua tu viện ở Tengboche

    [​IMG]

    Người ra đi đầu không ngoảnh lại

    [​IMG]

    Một cái tổ chim bắt gặp trên đường

    [​IMG]

    Những ngày tháng đã đi qua, chỉ ký ức còn sót lại

    [​IMG]

    Gần 5h30 chiều, chúng tôi về đến Khumjung là 1 ngôi làng nhỏ phía trên Namche Bazaar. Trời đã ngả sang tối, nếu cố tiếp thì phải 7h mới đến Namche. Hơn 7 tiếng trek ngày hôm nay có lẽ đã đủ đối với tôi, nên tôi quyết định sẽ nghỉ lại ở đây. Ngày mai chúng tôi sẽ qua Namche về đến Phakding, và ngày kia tôi có thể bay về Kathmandu từ Lukla.
    Một ngày đang dần khép lại, mọi thứ đang dần đến hồi kết...
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Không có bạn ạ, chỉ là để tưởng niệm thôi. Nếu chán thì đi leo Everest đi bạn , có khi đến lúc cận kề sinh-tử mới thấy quý cuộc sống thế nào ;)
  2. karkmen

    karkmen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2012
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    0
  3. dumdum

    dumdum Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/08/2004
    Bài viết:
    1.595
    Đã được thích:
    2
    Ngày 13-15: Những ngày cuối hành trình

    Có lẽ cũng đã đến lúc kết thúc hành trình này của chúng tôi. Những ngày sau đó, bọn tôi đi về lại Namche Bazaar, rồi Phakding, Lukla. Cảm giác sắp phải rời xa nơi này khiến tôi buồn man mác. Tuy nhiên, tôi đã thèm được về nhà...

    "Happy to have been where I have been
    Happy to come home again ..." - Jason Marz


    Ước mơ được đặt chân lên Himalaya, lên những con đường mà biết bao nhà leo núi, biết bao kẻ dám sống vì đam mê đã đi qua rồi cũng đã thành hiện thực. Tuy nó còn dang dở song đó không còn là điều khiến tôi bận tâm.

    Trong cuộc sống, có rất nhiều những con đường ta phải đi qua để trưởng thành, để ngộ ra điều này điều kia, để vẽ lên trong giới nhân sinh quan của ta một bức tranh với những sắc màu và ước mơ riêng biệt. Không phải con đường nào cũng có đích đến, không phải con đường nào ta cũng đi hết, không phải con đường nào cũng trải hoa hồng, nhưng điều quan trọng là ta đã bước ra, đã bước đi cho dù (có thể sẽ) vấp ngã. Chuyến đi này không chỉ cho tôi có những xúc cảm đặc biệt bởi thiên nhiên hùng vĩ và những màu sắc kỳ diệu của cuộc sống nơi đây, mà tôi còn cảm nhận được sức mạnh tinh thần to lớn của những con người dám dấn thân tới những ước mơ trong cuộc đời của họ.
    Everest - it'll bring tears to your eyes, and freeze them to your face

    [​IMG]

    Life is short. Live your dreams. Wear your passion.
  4. dumdum

    dumdum Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/08/2004
    Bài viết:
    1.595
    Đã được thích:
    2
    Các thông tin cần thiết cho chuyến đi

    Một số bạn có hỏi về các thông tin cần thiết để có thể lên lịch cho chuyến đi, tôi cũng xin chia sẻ luôn. Hy vọng rằng sẽ có thêm nhiều bạn nếu chẳng may qua tôpic này mà ghi thêm "trekking đến EBC" vào cái travel list của mình thì tôi đã rất vui rồi.

    1. Thời tiết

    Mùa thu và mùa xuân là hai mùa đẹp, thời tiết ổn định nhất cho chuyến trek đến EBC và các khu vực khác trong vùng. Mùa thu (từ tháng 9 đến tháng 11) trời xanh, ít mưa; trong khi mùa xuân (từ tháng 3 đến tháng 5) thì hoa hoét, đặc biệt là hoa đỗ quyên nở ngợp trời. Mùa xuân hay gặp mưa hơn, trời mây nhiều hơn, song màu sắc xanh tươi của cây cối nghe nói rất là đẹp. Mùa xuân cũng là mùa leo Everest và các đỉnh núi cao khác trong vùng (nhiều hơn hẳn mùa thu), nên trên đường trek sẽ gặp rất nhiều các đoàn Everest expe***ion; trong khi mùa thu sẽ chỉ gặp đa số dân trek/ hike thông thường.

    2. Lịch trình đi

    - Trek đến EBC
    Tùy thuộc vào sức khỏe, thời gian và túi tiền mà bạn có thể chọn 1 lịch trình đi cho phù hợp. Thông thường 1 chuyến trek từ Lukla đến EBC mất khoảng 13-15 ngày, đi nhanh mất 10-12 ngày. Nếu bạn leo thêm 1 số đỉnh phổ biến như Island peak, Mera peak thì thêm vào 2-3 ngày nữa. Nếu bạn thêm trek đến Gokyo (là 1 cái hồ trên núi rất đẹp) thì thêm vào 2-3 ngày nữa.

    - Trek ở vùng Annapurna
    Cùng với EBC, Annapurna trek là cung đường trek nổi tiếng nhất ở Nepal, thậm chí Annapurna circuit trek còn được rất nhiều người đánh giá cao hơn trek đến EBC (cảnh đẹp hơn, văn hóa đặc sắc hơn). Một chuyến trek ở đây cũng tốn 13-20 ngày tùy những nơi bạn muốn đi

    Ngoài ra thì Nepal - nơi mệnh danh là "thiên đường trekking" thì còn có hàng trăm cung đường trekking, hiking cho bạn chọn. Hai điểm ở trên chỉ là 2 nơi phổ biến nhất. Bạn có thể vào bất cứ công ty du lịch nào để họ tư vấn về cung đường bạn muốn đi

    3. Chi phí

    Chi phí thay đổi tùy thuộc vào bạn đi theo tour hay tự đi. Tự đi sẽ rẻ hơn và cũng ko quá khó do bản đồ đường đi rất rõ, nhưng với những người mới đi đến đây lần đầu thì nên mua tour.

    - Tour:có hàng chục tour agency tổ chức các chuyến đi này, chất lượng thì same same như nhau. Có thể tham khảo các công ty tour tại đây: http://www.tripadvisor.com/Attractions-g293890-Activities-Kathmandu.html --> vào phần Tours

    Tốt nhất bạn nên liên hệ 1 vài công ty để lấy giá và book trước, nếu không chơi theo kiểu ngẫu hứng + thừa thời gian thì cứ đến Kathmandu, vào khu Thamel và đi 1 vòng hỏi han chọn lựa.

    Về cơ bản, tour sẽ lo cho mình mọi thứ của chuyến đi: Các loại giấy phép thủ tục, vé máy bay tàu xe đưa đón, ăn, ngủ, porter, guide + 1 số vật dụng trong chuyến đi như túi đựng đồ, túi ngủ, thuốc men, dây dợ dụng cụ vv

    Giá 1 chuyến trek đến EBC giao động từ 1500$-1700$, tùy thuộc vào số ngày bạn đi, bạn có leo thêm cái gì không và công ty tour đấy to hay bé, nổi tiếng hay ko nổi tiếng. Một số nơi offer những giá khá cạnh tranh để thu hút khách.

    -Tự đi:
    Bạn sẽ vẫn phải nhờ 1 tour agency bất kỳ nào đó làm cho bạn các thủ tục về giấy tờ, permit vv + nhờ họ book vé máy bay cho bạn đến Lukla. Các agency này sẽ lấy 1 khoản phí nhỏ.

    Các loại permit giá khoảng 50$, vé máy bay Kathmandu - Lukla khứ hồi max khoảng 250$

    Guide có thể thuê với giá 10 $/ ngày. Nếu đoàn đông thì chi phí tính trên đầu người sẽ giảm. Bạn có thể tìm guide ở các tour agency, hoặc bay đến Lukla và tìm. Chọn người nói tiếng Anh khá 1 chút, bạn sẽ biết đc thêm nhiều thông tin về các vùng mình đi qua. Lưu ý nếu bạn thuê guide từ Kathmandu thì bạn sẽ phải trả cả tiền máy bay cho guide đến Lukla. Tuy nhiên dân Nepal thì giá rẻ hơn dân ngoại quốc (khoảng 80-100$/khứ hồi)

    Porter có thể thuê với giá 7-8$/ ngày. Sau khi đến Lukla thì nhờ guide hoặc vào bất cứ guest house nào ở đó nhờ họ thuê. Chúng tôi đi 3 người thì thuê 2 porters.

    Một số đoàn chúng tôi gặp thì thuê porter kiêm luôn guide để tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên có hạn chế là ko nhiều porter nói khá tiếng Anh. Nếu may mắn thì bạn sẽ tìm được.

    Phòng ở dọc đường thì nhờ guide liên hệ trước mỗi ngày. Giá phòng (1 phòng có 2-3 giường) khoảng 20-30$/ đêm. Càng lên cao càng đắt

    Ăn uống 1 ngày 3 bữa tốn khoảng 15$

    Như vậy nếu đoàn đi có ít nhất 2 người, chi phí cho 1 người trong 15 ngày trek đến EBC (ko leo thêm đi thêm gì) thì mất khoảng:
    - Vé máy bay: 250
    - Permit: 50
    - Guide: 75 (10$/ngày x 15 ngày = 150$ chia cho 2 người)
    - Porter: 60 (8$/ngày x 15 ngày = 120$ chia cho 2 người)
    - Ăn ở dọc đường: 30$/ ngày x 15 ngày = 450$
    - Các chi phí phát sinh + tips: 100$
    --> Tổng cộng: khoảng 1000$

    Total chỉ khoảng 700$ cho chuyến trek 15 ngày của nó>

    Bạn cần tính thêm:
    - Phí visa vào Nepal (trên 20 ngày): 40$ xin ngay ở sân bay/ cửa khẩu
    - Vé máy bay khứ hồi HN-Kathmandu: Rẻ nhất là mua vé bay đến Bangkok rồi bay BKK - Kathmandu của Nepal Airlines (245$/chiều)
    - Các chi phí ăn ở đi lại ở Nepal (ngoại trừ thời gian trek): 25-30$/ngày
    - Bảo hiểm y tế và cứu nạn (tùy theo mức bạn chọn)

    4. Đồ đạc cần chuẩn bị

    - Nếu bạn tự đi ko cần porter thì chọn balo loại 55-70 lit. Còn ko thì mang theo 1 balo loại nhỏ/ vừa để đựng các vật dụng cá nhân (nước, đồ ăn vặt, máy ảnh vv) trên đường. Chú ý balo phải chống nc hoặc có bọc chống nc
    - Giày: Giày leo núi loại tốt, chống nước
    - Áo: 1 bộ quần áo thermal mặc trong cùng, 1 áo gió, 2 áo len, 2-3 áo cotton dài tay, 1 áo down jacket (chống nc được thì tốt)
    - Quần: 2-3 quần kaki/ mau khô, 1 quần 2-3 lớp dành cho thời tiết lạnh (chống nc thì tốt)
    - Tất: 4-5 đôi tất dành cho trek/hike
    - Mũ: mũ chống nắng, mũ len
    - Găng tay: 1 găng mỏng, 1 găng dày loại chống nước
    - Túi ngủ loại lông vũ (có thể thuê ở Kathmandu, rất nhiều)
    - Khăn, kính râm, kem chống nắng, sáp nẻ
    - Bọc đầu gối, mắt cá (tùy)
    - Đèn pin (đeo trán)
    - Bọc chống nước (bọc giữa giày và ống quần để nếu đi mưa tuyết ko bị ướt)
    - Gây leo núi (tùy)
    - Miếng dán giữ nhiệt (tùy)
    - Các loại thuốc: Đau đầu, cảm cúm, hoạt huyết dưỡng não, nhỏ mắt mũi, đau bụng, đau răng, salon pas, chống độ cao (Diamox)
    - Các loại thức ăn nhẹ tạo năng lượng nhanh: chocolate (thanh Mars), phomai, bánh kẹo
    - Có thể mang thêm ruốc vì các món Nepal ăn mãi cũng chán và hơi khó ăn
    - Bình nước 1.5-2lit: việc uống nhiều nước là tối quan trọng khi trek lên cao. Một ngày phải uống 2-4lit. Có thể mang thêm C sủi, vitamin
    - Có thể mang thêm sữa Ensure đề phòng bị ốm khó ăn.
    - Giấy ăn khô/ ướt, bàn chải, sữa rửa mặt, kem dưỡng ẩm. Trên đó rất lạnh nên ko cần mang sữa tắm dầu gội đầu đâu vì cũng hiếm khi dùng được :)

    Tạm thời là thế. Ai có thắc mắc gì cứ hỏi, nếu biết mình sẽ giải đáp :)
  5. dumdum

    dumdum Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/08/2004
    Bài viết:
    1.595
    Đã được thích:
    2
    Everest Expe***ion

    Từ trước đến nay, tôi vẫn giữ nguyên trong đầu suy nghĩ Everest là 1 nơi không tưởng, không thể đặt chân, không thể chiến thắng. Suy nghĩ đấy được hình thành và củng cố khi xem các bộ phim về thảm họa trên Everest, đọc các sách về tai nạn trên Everest, nhìn những bức hình về bia mộ, về những người bì bỏng lạnh phải cắt hết ngón chân ngón tay...

    Tuy nhiên, khi nói chuyện với bạn guide của chúng tôi cùng 1 số bạn guide khác gặp dọc đường, thì ai cũng bảo "Everest no difficult". Họ nói rằng họ không hề có ý xem thường ngọn núi cao nhất thế giới ấy, song việc lên được đó không phải là việc không làm được.

    Ngày nay, tỷ lệ summit Everest thành công ngày càng cao. Như mùa leo 2007, 2008 và 2009 mỗi mùa có trên dưới 500 người summit trong khi tỷ lệ chết chỉ từ 7-12 người/ mùa. Đó là nhờ sự hỗ trợ rất hiệu quả của các bản tin thời tiết, gần như dự đoán chính xác những ngày đẹp để có thể bảo đảm an toàn và thành công cho ngày lên đỉnh. Ngoài ra, sự điều khiển của các leader cũng đóng vai trò quan trọng và đóng góp rất nhiều vào việc thành bại. Leader sẽ theo dõi tình hình sức khỏe, thích nghi độ cao của từng thành viên trong quá trình tập luyện từ base camp và sẽ quyết định ai có đủ điều kiện và khả năng lên được đỉnh. Không phải ai trả tiền và muốn lên đỉnh họ cũng cho đi. Ngoài ra trong quá trình leo, leader và các thành viên leo + guide đi cùng luôn có sự trao đổi (qua bộ đàm) liên tục, đảm bảo leader nắm rõ tình trạng của người leo và có quyền yêu cầu người leo quay lại bất cứ khi nào thời tiết xấu, khi quá giờ hoặc cảm thấy tình trạng người leo không đủ sức lên đỉnh. Mỗi người leo sẽ có 1 climbing Sherpa bám sát. Đây đều là những Sherpa có kinh nghiệm và từng summit Everest. 2-3 người leo sẽ chung 1 guide, cũng là người rất có kinh nghiệm. Như vậy người leo gần như được "hộ tống" tận răng lên đỉnh.

    Ngoài ra, còn phải kể đến sự tiến bộ về các công nghệ dành cho thiết bị, dụng cụ, quần áo, giúp giảm thiểu rất nhiều rủi ro khi leo. Quãng đường leo còn được hỗ trợ bởi thang nhôm (cho những đoạn khó) và dây gần như từ đầu đến cuối. Người leo chỉ việc mắc thiết bị an toàn của mình vào đây và từ từ leo lên mà ko sợ nguy cơ bị trượt ngã nữa.

    Những ca thương vong tại Everest hiện giờ chủ yếu do các nguyên nhân bên ngoài như lở tuyết bất ngờ, hoặc do những cá nhân tự đi mà không có sự chuẩn bị tốt nhất về an toàn, thiết bị dụng cụ vv. Nhiều người rất tự tin vào khả năng của mình, kiên quyết không đeo mặt nạ oxy khi lên trên cho đúng kiểu "con người có thể chinh phục thiên nhiên theo cách tự nhiên nhất", hoặc từ chối việc sử dụng dây an toàn, cho rằng khả năng của mình có thể tự lên được. Tất nhiên có người làm được, nhưng cũng nhiều người chịu những chấn thương nặng khi não và phổi sưng do thiếu oxy, dẫn đến kiệt sức, ngất, mất cảm giác. Một khi đã đi qua Camp 3 mà bị những triệu chứng này thì sẽ chẳng ai vác xuống được.

    Lại cũng có nhiều người thích đi solo, họ cho rằng leo núi mà có hỗ trợ tận răng như những người khác thì không "xứng tầm", không ý nghĩa. Nhiều người không tự lượng được sức mình, hoặc ko có liên lạc gì với bên dưới để được update kịp thời các thông tin về thời tiết, sức khỏe ... cũng rất dễ trở thành các ca thương vong tại Everest. Ngoài ra còn 1 số nguyên nhân điển hình và bất cẩn khác, ví dụ như leader yêu cầu đúng 2pm cho dù đang ở đâu thì phải quay lại; nhưng nhiều người thấy chỉ còn một tẹo nữa là tới đỉnh rồi nên mặc kệ và đi tiếp, để rồi lúc xuống thì chịu nhiều rủi ro hơn về thời tiết, or bị cạn bình oxy. Lại có 1 số người bất cẩn kiểu lên đỉnh sướng quá bỏ kính và mặt nạ oxy ra để chụp ảnh quá lâu, làm cho giác mạc bị bỏng dẫn đến lúc đi xuống bị snowblind (mù tuyết) và não thiếu oxy lâu dẫn đến việc đi xuống rất nguy hiểm do có thể bị ngất. Một số ca thì do bỏ găng tay ra chụp ảnh dẫn đến bị bỏng tuyết và phải cắt hết các ngón tay v..v

    Như vậy, có thể thấy ngoài nguy cơ lở tuyết (thường chiếm tỉ lệ nhỏ), các ca thương vong chủ yếu do sự chủ quan của người leo. Vậy nếu bạn đăng ký đi theo 1 tour được sự điều khiển chuyên nghiệp, có đầy đủ các đồ nghề dụng cụ, có sự hỗ trợ của Sherpa và guide, thể lực tốt, thích nghi độ cao tốt thì việc summit Everest nằm trong khả năng của bạn. Thực ra vấn đề cốt lõi nhất chỉ là máu đi, có đủ tiền để đi và chăm chỉ tập luyện cho tốt.

    Everest đã từng có người mù summit, người bị cụt 2 chân và phải đi bằng chân giả summit, người 71 tuổi summit, trẻ con 13 tuổi summit. Tôi nghĩ rằng người Việt nam chúng ta nếu tài chính dồi dào như các bạn Nhật, Hàn, Đài Loan ... và cũng máu như các bạn ý, thì con số người summit sẽ ko chỉ dừng lại ở con số 3 như bây giờ.
  6. tphat2009

    tphat2009 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/08/2009
    Bài viết:
    3.456
    Đã được thích:
    4

    Không rõ bác mặc đồ theo thứ tự như thế nào, nhưng đồ làm từ sợi cotton không giữ ấm được khi nó ướt (từ mồ hôi). Nó lại lâu khô hơn đối với các loại sợi nhân tạo khác. Bác gúc gồ chữ cotton kills in winter là ra một số bài viết về sự nguy hiểm của quần áo cotton trong mùa lạnh.


    Bác muốn chống đồ cho không ướt thì có thể dùng bình xịt chất chống nước. Dĩ nhiên là sau khi giặt quần áo thì phải xịt lại.
  7. dumdum

    dumdum Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/08/2004
    Bài viết:
    1.595
    Đã được thích:
    2
    Chào bạn, thực ra mình để đồ cotton là vì 3 ngày đầu đi trek thì ban ngày rất nóng bức, dân tình mặc áo phông, áo cộc tay, ba lỗ rất nhiều. Hầu hết mọi người đến nơi nghỉ tầm 2-4h chiều, vẫn trong khoảng thời gian nóng bức nên ai cần thì khoác thêm cái áo mỏng nữa là okie. Từ sau đó trở đi lên cao hơn mới lạnh, thì sau đó mình mặc 1 lớp baselayer thermal và khoác thêm cái áo gió, chứ ko mặc áo phông nữa. Tất nhiên nếu thay chất liệu cotton bằng những loại sợi nhân tạo khác, có chức năng thấm hút tốt và mau khô thì nhất rồi.

    Nếu có thêm thông tin gì bổ ích về việc chuẩn bị đồ thì bạn share cho mọi người luôn nhé. Cảm ơn bạn :)
  8. tphat2009

    tphat2009 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/08/2009
    Bài viết:
    3.456
    Đã được thích:
    4

    Tớ thì chỉ đi dã ngoại thường thôi nên đồ đạc hơi khác đồ leo núi tuyết của bác. Chỉ có cái giống nhất là cái ba lô.

    Dựa trên kinh nghiệm và các bài viết trên mạng thì tớ chọn túi:

    1. 65L-75L. Với thể tích này tớ có thể đeo đồ ăn tới chừng 6 ngày và nặng có thể lên tới 45 lb - 20 Kg. Nước uống thì đi tới đâu lọc tới đó, đeo trong bị chỉ có chừng 2L thôi. Nếu đi lâu hơn thì dĩ nhiên túi lớn hơn. Vì tớ đi chừng 6 ngày trở lại nên túi 65-75 là vừa.

    2. Cần túi có thể chỉnh độ dài của lưng - dây đeo. Cái này là quan trọng nhất vì nếu người lưng dài mà đeo túi ngắn thì bao nhiêu sức nặng sẽ đặt lên vai. Đi bộ vài ngày là đau lưng chết luôn. Khi chọn túi có đồ chỉnh thì tớ chọn loại chỉnh bằng dây vì dễ chịnh hơn. Đừng chọn loại chỉnh bằng velcro strap. Loại này hơi khó chỉnh vì thường là phải "xé" ra rồi gắn vô lại. Tuy nhiên chỉnh vài lần là túi sẽ vừa ý mình. Yếu điểm nữa của loại velcro strap là nếu không gắn đúng thì túi sẽ bị nghiêng qua phải hay trái.

    3. Miếng "STAY" - xương sống của túi, thường là 2 miếng nhôm, nhựa. Cái này giữ cho túi thẳng, cân bằng, và không bị sục sịch khi đi. Có nhiều loại túi "siêu nhẹ" không dùng miếng này. Tớ thích dùng loại có xương sống vì nó không sục sịch, tuy nhiên sẽ hơi nặng hơn. Tớ thì gỡ 2 miếng này ra rồi uốn lại cho cong theo xương sống của mình. Đồ đeo càng xát vô lưng càng dễ đeo. Lý do là tại trọng tâm của túi càng xát vô người bác thì sẽ thăng bằng hơn.

    4. Đa số các túi có bao chống mưa. Đối với tớ thì không quan trọng mà còn vô dụng nữa. Lý do là tớ đeo miếng nệm ngủ bên ngoài. Bao che mưa chỉ to hơn ba lô chút xíu thôi, không chùm nổi cái tấm nệm. Tớ mua riêng cái "bông xô" lọai lớn để che người lẫn túi.

    5. 1 số bao lô thì túi trên cùng có thể gỡ rời ra làm thành túi đeo lưng. Cái này rất tiện. Tớ thì dùng túi này đựng đồ cứu thương vì nó nằm trên cùng dễ lấy. Thêm vào đó tớ đựng đồ lọc nước, găng tay, đồ thoát hiểm. Vì tới chỗ cắm trại thì lúc đi chụp hình, lấy nước, đi đồng tớ chỉ đeo theo túi nhỏ này thôi. Nếu túi lớn bị người hay gấu lấy mất thì tớ có thể sống trong rừng được 1 vài ngày với túi đeo này.
  9. dumdum

    dumdum Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/08/2004
    Bài viết:
    1.595
    Đã được thích:
    2
    Tớ dùng em này http://www.youtube.com/watch?v=QuDEyNXJL8w, 70l, loại dành cho female, cũng khá là thích mỗi tội hơi to so với tớ. Tất cả đồ của chuyến đi Tibet-Nepal 40 ngày của tớ đều cho vừa đủ vào đây


    [​IMG]
  10. loops

    loops Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/01/2004
    Bài viết:
    303
    Đã được thích:
    0
    Phục dumdum quá, em làm bọn anh quá xấu hổ về mấy chuyến đi lông gà lông vịt của mình.

    Mà từng đấy đồ có thể pack được trong cái ba lô trên à, thế thì nhồi nhét phết nhỉ. Vẫn thiếu lọ ô mai nữa Dum à

Chia sẻ trang này