1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trên biên giới Tây Nam và tiêu diệt bọn diệt chủng Pol Pot

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi ptlinh, 06/10/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. tre100dot

    tre100dot Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/10/2004
    Bài viết:
    506
    Đã được thích:
    766
    Hôm nay tình cờ đọc được bài này trên báo NGƯỜI LAO ĐỘNG của một cựu chiến binh ở biên giới tây nam đồng thời cũng là cựu binh của sư 309, thấy hay pot lên cho bác nào chưa xem thì xem nhé:
    Trong một truyện ngắn, nhà văn quá cố Nguyễn Minh Châu viết về không khí chiến tranh năm 1979 thật khái quát: hình ảnh 2 mẹ con người lính ôm nhau trong đêm lắng nghe nhịp quân hành rầm rập ở ngoài kia. Người con gfài thơ ngây hỏi mẹ, đại ý: có phải người ta gọi đó là cả nước hành quân không mẹ...
    Chúng tôi bước vào chiến tranh trong không khí bi tráng như vậy ...Gần 1/4 thế kỷ trôi qua, một buổi sáng tháng 12-2004, nhà thơ Phạm Sỹ Sáu, cũng là một người lính từng chiến đấu trên chiến trường Campuchia(K), tặng tôi cuốn sách "cuộc chiến tranh bắt buộc" của đại tá NVH, nguyên trung đoàn trưởng trung đoàn 31, sư đoàn trưởng 309, phó tư lệnh- tham mưu trưởng quân đoàn 4. Cầm cuốn sách, lật bìa 4, tôi buột miệng kêu lên:"thủ trưởng Hồng" . Vâng, ông là sư đoàn trưởng của tôi, sư 309.
    Đêm ấy, tôi đọc một hơi hết cuốn sách. Những khuôn mặt đồng đội hiện lên lấp lánh; những địa danh trên chiến trường K , từ Mondonkiri, Rattanakiri, Cô-nhet, Battambang...chợt hiện về rõ mồn một, nơi những bước chân của chúng tôi từng giẫm nát. Nơi những đồng đội của tôi đã để lại tuổi thanh xuân ở đó.
    12-1978, Đà Nẵng lạnh căm căm. Vậy mà những đơn vị bộ đội lầm lũi hành quân trong đêm tối. Chúng tôi, những tân binh đang tập hành quân đêm triền miên. Những bài tập tác chiến cấp đại đội, tiểu đoàn, trung đoàn được tập dồn dập, khẩn trương. Rồi học tiếng Khmer líu lo trong hội trường...Tất cả đang chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh khác, một cuộc chiến tranh sau này đại tá NVH gọi là " cuộc chiến tranh bắt buộc" với một đối tượng không lâu trước đó là đồng chí của mình.
    Với chúng tôi, thế hệ tuổi 18, đôi mươi lúc đó chưa hiểu tường tận một cuộc chiến phức tạp sắp diễn ra nhưng vẫn hình dung được khuôn mặt thật của nó. Lẽ ra, thế hệ chúng tôi phải được ngồi trênn ghế giảng đường đại học, phải được hạnh phúc nhất vì xương máu cha anh đã đổ quá nhiều trong cuộc kkháng chiến chống Mỹ. Khi ấy, những chiều chủ nhật, tôi vẫn đợi bạn bè từ trường ĐHBK Đà Nẵng đến thăm, để nung nấu một ngày nào đó mình sẽ bước vào giảng đường. Vậy mà...
    Cuối tháng 12-1978 từng đoàn xe cơ giới chở chúng tôi đổ quân vào biên giới Đức Cơ ( gia lai). Mùa khô Tây Nguyên, tôi từng đọc trong sách vở, giờ hiện lên dưới chân. Ngã 3 Đông Dương đông như ngày hội, ngày hội ra chiến trường. Những con đường dày cả tấc bụi đỏ, bụi bay mịt mù. Những người lính trẻ hừng hực khí thế ra trận, tự viết lên mũ cối những dòng chữ dễ thương chi lạ: "quyết tử", "quyết chiến" và cả tình yêu thương dành cho mẹ, người thương: " xa quê hương nhớ mẹ hiền", "chiến trường xa nhớ em!...".Rồi chúng tôi được phiên vào các đơn vị. Những cuộc chia tay bè bạn, tiếng gọi nhau ơi ới, hẹn gặp nhau ở chiến trường...Sức trẻ 18 lao vào chiến trường và tôi hiểu rằng, từ đây cái chết là có thật.
    Tôi được về trung đoàn 812, một trung đoàn anh hùng thời chống Mỹ, lừng danh, để chuẩn bị cho chiến dịch tổng công kích giải phóng Campuchia. Thực ra ở biên giới Tây Nguyên, chiến tranh đã nổ ra từ năm 1977 bằng những cuộc gây hấn, đánh lấn liên tục của Polpot. Các trung đoàn 31, 96, 812, 726- những đơn vị thuộc sư 309 sau này- đã chiến đấu ác liệt để giữ vững từng tấc đất biên cương. Ngày 22-12-1978, chiến dịch tổng tấn công bắt đầu. Trung đoàn 812 nhận nhiệm vụ tấn công mở màn chiến dịch, đánh trực diện trung đoàn bộ binh 81 thuộc sư 801 polpot, để mở cửa cho các trung đoàn, xe tăng thọc sâu. Những trận đánh ác liệt diễn ra liên tục. Lần đầu tiên khẩu AK trong tay tôi nổ giòn giã, cái mùi thuốc súng, không khí chiến tranh hằn sâu trong ký ức. Chỉ 3 ngày sau, phòng tuyến Đông bắc của địch bị chọc thủng. Địch rút đến đâu rải mìn đến đó. Mìn, từ đây chúng tôi phải đối mặt với nó, ám ảnh bởi nó. Rồi tôi chứng kiến đầu tiên cảnh đồng đội tôi hy sinh. Tẩm- Nguyễn Văn Tẩm- quê ở Quảng Nam, ngã xuống ở tuổi 18. Khi thay quần áo liệm Tẩm, anh Thành - trung đội trưởng( sau này cũng hy sinh ở Battambang) - nói qua kẽ răng, nước mắt ràn rụa: " Tẩm nó còn trẻ quá, tụi bây ơi". Sau này, mỗi lần đọc lại những câu thơ của Trần Mạnh Hảo trong trường ca " đất nước hình tia chớp", lập tức khuôn mặt trẻ măng của Tẩm hiện ra: " thế hệ chúng tôi đi như gió thổi.Quân phục xanh đồng sắc với chân trời. Chưa kịp yêu một người con gái. Khi ngã vào lòng đất vẫn còn trai..."
    Và chỉ một tuần sau, cả vùng đất rộng lớn đông bắc Campuchia được giải phóng . Chúng tôi chứng kiến một chế độ diệt chủng Polpot tàn bạo đến không thể lý giải nổi.
    ( tôi đang pot tiếp, các bạn đợi tôi pot xong bài này rồi pot nhé)
  2. tre100dot

    tre100dot Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/10/2004
    Bài viết:
    506
    Đã được thích:
    766
    Hôm nay tình cờ đọc được bài này trên báo NGƯỜI LAO ĐỘNG của một cựu chiến binh ở biên giới tây nam đồng thời cũng là cựu binh của sư 309, thấy hay pot lên cho bác nào chưa xem thì xem nhé:
    Trong một truyện ngắn, nhà văn quá cố Nguyễn Minh Châu viết về không khí chiến tranh năm 1979 thật khái quát: hình ảnh 2 mẹ con người lính ôm nhau trong đêm lắng nghe nhịp quân hành rầm rập ở ngoài kia. Người con gfài thơ ngây hỏi mẹ, đại ý: có phải người ta gọi đó là cả nước hành quân không mẹ...
    Chúng tôi bước vào chiến tranh trong không khí bi tráng như vậy ...Gần 1/4 thế kỷ trôi qua, một buổi sáng tháng 12-2004, nhà thơ Phạm Sỹ Sáu, cũng là một người lính từng chiến đấu trên chiến trường Campuchia(K), tặng tôi cuốn sách "cuộc chiến tranh bắt buộc" của đại tá NVH, nguyên trung đoàn trưởng trung đoàn 31, sư đoàn trưởng 309, phó tư lệnh- tham mưu trưởng quân đoàn 4. Cầm cuốn sách, lật bìa 4, tôi buột miệng kêu lên:"thủ trưởng Hồng" . Vâng, ông là sư đoàn trưởng của tôi, sư 309.
    Đêm ấy, tôi đọc một hơi hết cuốn sách. Những khuôn mặt đồng đội hiện lên lấp lánh; những địa danh trên chiến trường K , từ Mondonkiri, Rattanakiri, Cô-nhet, Battambang...chợt hiện về rõ mồn một, nơi những bước chân của chúng tôi từng giẫm nát. Nơi những đồng đội của tôi đã để lại tuổi thanh xuân ở đó.
    12-1978, Đà Nẵng lạnh căm căm. Vậy mà những đơn vị bộ đội lầm lũi hành quân trong đêm tối. Chúng tôi, những tân binh đang tập hành quân đêm triền miên. Những bài tập tác chiến cấp đại đội, tiểu đoàn, trung đoàn được tập dồn dập, khẩn trương. Rồi học tiếng Khmer líu lo trong hội trường...Tất cả đang chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh khác, một cuộc chiến tranh sau này đại tá NVH gọi là " cuộc chiến tranh bắt buộc" với một đối tượng không lâu trước đó là đồng chí của mình.
    Với chúng tôi, thế hệ tuổi 18, đôi mươi lúc đó chưa hiểu tường tận một cuộc chiến phức tạp sắp diễn ra nhưng vẫn hình dung được khuôn mặt thật của nó. Lẽ ra, thế hệ chúng tôi phải được ngồi trênn ghế giảng đường đại học, phải được hạnh phúc nhất vì xương máu cha anh đã đổ quá nhiều trong cuộc kkháng chiến chống Mỹ. Khi ấy, những chiều chủ nhật, tôi vẫn đợi bạn bè từ trường ĐHBK Đà Nẵng đến thăm, để nung nấu một ngày nào đó mình sẽ bước vào giảng đường. Vậy mà...
    Cuối tháng 12-1978 từng đoàn xe cơ giới chở chúng tôi đổ quân vào biên giới Đức Cơ ( gia lai). Mùa khô Tây Nguyên, tôi từng đọc trong sách vở, giờ hiện lên dưới chân. Ngã 3 Đông Dương đông như ngày hội, ngày hội ra chiến trường. Những con đường dày cả tấc bụi đỏ, bụi bay mịt mù. Những người lính trẻ hừng hực khí thế ra trận, tự viết lên mũ cối những dòng chữ dễ thương chi lạ: "quyết tử", "quyết chiến" và cả tình yêu thương dành cho mẹ, người thương: " xa quê hương nhớ mẹ hiền", "chiến trường xa nhớ em!...".Rồi chúng tôi được phiên vào các đơn vị. Những cuộc chia tay bè bạn, tiếng gọi nhau ơi ới, hẹn gặp nhau ở chiến trường...Sức trẻ 18 lao vào chiến trường và tôi hiểu rằng, từ đây cái chết là có thật.
    Tôi được về trung đoàn 812, một trung đoàn anh hùng thời chống Mỹ, lừng danh, để chuẩn bị cho chiến dịch tổng công kích giải phóng Campuchia. Thực ra ở biên giới Tây Nguyên, chiến tranh đã nổ ra từ năm 1977 bằng những cuộc gây hấn, đánh lấn liên tục của Polpot. Các trung đoàn 31, 96, 812, 726- những đơn vị thuộc sư 309 sau này- đã chiến đấu ác liệt để giữ vững từng tấc đất biên cương. Ngày 22-12-1978, chiến dịch tổng tấn công bắt đầu. Trung đoàn 812 nhận nhiệm vụ tấn công mở màn chiến dịch, đánh trực diện trung đoàn bộ binh 81 thuộc sư 801 polpot, để mở cửa cho các trung đoàn, xe tăng thọc sâu. Những trận đánh ác liệt diễn ra liên tục. Lần đầu tiên khẩu AK trong tay tôi nổ giòn giã, cái mùi thuốc súng, không khí chiến tranh hằn sâu trong ký ức. Chỉ 3 ngày sau, phòng tuyến Đông bắc của địch bị chọc thủng. Địch rút đến đâu rải mìn đến đó. Mìn, từ đây chúng tôi phải đối mặt với nó, ám ảnh bởi nó. Rồi tôi chứng kiến đầu tiên cảnh đồng đội tôi hy sinh. Tẩm- Nguyễn Văn Tẩm- quê ở Quảng Nam, ngã xuống ở tuổi 18. Khi thay quần áo liệm Tẩm, anh Thành - trung đội trưởng( sau này cũng hy sinh ở Battambang) - nói qua kẽ răng, nước mắt ràn rụa: " Tẩm nó còn trẻ quá, tụi bây ơi". Sau này, mỗi lần đọc lại những câu thơ của Trần Mạnh Hảo trong trường ca " đất nước hình tia chớp", lập tức khuôn mặt trẻ măng của Tẩm hiện ra: " thế hệ chúng tôi đi như gió thổi.Quân phục xanh đồng sắc với chân trời. Chưa kịp yêu một người con gái. Khi ngã vào lòng đất vẫn còn trai..."
    Và chỉ một tuần sau, cả vùng đất rộng lớn đông bắc Campuchia được giải phóng . Chúng tôi chứng kiến một chế độ diệt chủng Polpot tàn bạo đến không thể lý giải nổi.
    ( tôi đang pot tiếp, các bạn đợi tôi pot xong bài này rồi pot nhé)
  3. tre100dot

    tre100dot Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/10/2004
    Bài viết:
    506
    Đã được thích:
    766
    17-2-1979 Đơn vị chúng tôi làm nhiệm vụ truy quét địch ở Lom Phát, thuộc tỉnh Rattanakiri. Đêm, sau một ngày truy quét, một vài lần chạm súng, chúng tôi bắt được 2 tù binh Polpot, đóng quân qua đêm bên một hồ nước tuyệt đẹp. Tôi không bao giờ quên cái đêm " cả nước hành quân" ấy. Cán bộ chiến sĩ trung đoàn bộ binh 812 tập trung quanh cái đài của trung đoàn trưởng Lê Đức Thiện nghe thông tin lịch sử: Biên giới phía Bắc bị tấn công và ************* Tôn Đức Thắng đọc lệnh tổng động viên. Trong ánh lửa bập bùng, khuôn mặt từng trải qua cả một cuộc chiến tranh chống Mỹ của thủ trưởng Thiện đanh lại, đôi môi thâm sì vì sốt rét rừng mấp máy những từ gì nghe không rõ. Ông như nói với chính mình. Ngoài kia, gió rừng thổi cuồn cuộn, trăng rừng vắt vẻo lạnh lẽo trên cao. Thủ trưởng Thiện đứng dậy, buông câu nói lạnh băng: "chuẩn bị đánh nhau nữa nhé, các đồng chí...".
    Đêm ấy, hình như không ai chợp mắt. Càng về khuya càng lạnh, cái lạnh suốt, buốt xương da của mùa khô đông bắc như thấm vào từng tế bào, đau buốt.
    20-3-1979 Lại hành quân. Lần này về nước. Cả trung đoàn ai cũng vui, thì thầm bàn tán. Sân bay Cù Hanh (Pleicu). Những chiếc máy bay C130 đợi sẵn. Chúng tôi sẽ có mặt ở biên giới phía Bắc?Không có câu trả lời. Tất cả đều bí mật, kỷ luật quân đội là vậy. Vài giờ sauchúng tôi có mặt ở Tân Sơn Nhất. Giờ thì chúng tôi đã biết, địa điểm đến lại là Campuchia. Mãi sau này chúng tôi mới biết rằng toàn bộ sư 309 thực hiện một mũi vu hồi chiến lược bằng tất cả các phương tiện để tiêu diệt địch đang dồn vào một cái túi lớn ở Battambang, xiem riệp, prếchvihia. Tại đây, cuộc chiến tranh bắt buộc với polpot được xem là ác liệt, gai góc nhất, kéo dài cho đến gần 10 năm sau, 1988.
    (em đang pot tiếp)
  4. tre100dot

    tre100dot Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/10/2004
    Bài viết:
    506
    Đã được thích:
    766
    17-2-1979 Đơn vị chúng tôi làm nhiệm vụ truy quét địch ở Lom Phát, thuộc tỉnh Rattanakiri. Đêm, sau một ngày truy quét, một vài lần chạm súng, chúng tôi bắt được 2 tù binh Polpot, đóng quân qua đêm bên một hồ nước tuyệt đẹp. Tôi không bao giờ quên cái đêm " cả nước hành quân" ấy. Cán bộ chiến sĩ trung đoàn bộ binh 812 tập trung quanh cái đài của trung đoàn trưởng Lê Đức Thiện nghe thông tin lịch sử: Biên giới phía Bắc bị tấn công và ************* Tôn Đức Thắng đọc lệnh tổng động viên. Trong ánh lửa bập bùng, khuôn mặt từng trải qua cả một cuộc chiến tranh chống Mỹ của thủ trưởng Thiện đanh lại, đôi môi thâm sì vì sốt rét rừng mấp máy những từ gì nghe không rõ. Ông như nói với chính mình. Ngoài kia, gió rừng thổi cuồn cuộn, trăng rừng vắt vẻo lạnh lẽo trên cao. Thủ trưởng Thiện đứng dậy, buông câu nói lạnh băng: "chuẩn bị đánh nhau nữa nhé, các đồng chí...".
    Đêm ấy, hình như không ai chợp mắt. Càng về khuya càng lạnh, cái lạnh suốt, buốt xương da của mùa khô đông bắc như thấm vào từng tế bào, đau buốt.
    20-3-1979 Lại hành quân. Lần này về nước. Cả trung đoàn ai cũng vui, thì thầm bàn tán. Sân bay Cù Hanh (Pleicu). Những chiếc máy bay C130 đợi sẵn. Chúng tôi sẽ có mặt ở biên giới phía Bắc?Không có câu trả lời. Tất cả đều bí mật, kỷ luật quân đội là vậy. Vài giờ sauchúng tôi có mặt ở Tân Sơn Nhất. Giờ thì chúng tôi đã biết, địa điểm đến lại là Campuchia. Mãi sau này chúng tôi mới biết rằng toàn bộ sư 309 thực hiện một mũi vu hồi chiến lược bằng tất cả các phương tiện để tiêu diệt địch đang dồn vào một cái túi lớn ở Battambang, xiem riệp, prếchvihia. Tại đây, cuộc chiến tranh bắt buộc với polpot được xem là ác liệt, gai góc nhất, kéo dài cho đến gần 10 năm sau, 1988.
    (em đang pot tiếp)
  5. tre100dot

    tre100dot Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/10/2004
    Bài viết:
    506
    Đã được thích:
    766
    1979-1982 Ác liệt. Xuống sân bay Battambang, chúng tôi nhận lệnh chiến đấu. Trung đoàn 812 , một bộ phận cơ động bằng máy bay phối thuộc ngay với sư 341 của quân đoàn 4 đánh Tà Sanh, Xâm Lôt. Tôi có mặt trong chiến dịch này, kéo dài gần một tháng.Tại đây, chúng tôi lại chứng kiến hiện thực tàn khốc của chủ nghĩa diệt chủng Polpot. Xác người dân vô tội bị bọn đồ tể Polpot giết rải rác khắp rừng. Chọn một vị trí mắc võng ngủ cũng khó, vì mùi xác người thum thủm cứ phảng phất. Cho đến lúc đó tôi cũng không lý giải nổi chủ nghĩa diệt chủng Polpot. Sau này, tình cờ đọc được tác phẩm triết học của giáo sư Trần Đức Thảo, cuốn: vấn đề con người và chủ nghĩa "lý luận không có con người" (nxb tphcm, 1989), tôi mới hiểu. Theo giáo sư Trần Đức Thảo , " sở dĩ có cái thực chất như thế là vì chúng được đào tạo và tổ chức trên cơ sở lý luận của một chủ nghĩa vô nhân bản, chủ nghĩa lý luận không có con người (antihumanisme théorique) của phái Althusser xây dựng nên trong những năm 1960 ở Pháp...để xây dựng đảng Khmer đỏ". " Cái cuồng tín diệt chủng của Khmer Đỏ biểu hiện cái thực chất vô nhân bản của chủ nghĩa " lý luận không có con người".
    Lý luận đó phần nào giải thích vì sao có chủ nghĩa diệt chủng Polpot, vì sao Khmer đỏ gây hấn với VN, vì sao có cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc.
    Pailin- Phnom Melai. Sau đó không lâu, trung đoàn 812 về trấn ở Pailin- một thị trấn gần biên giới Thái Lan. "Pailin- thành phố kim cương và sốt rét"- ở đó có mỏ kim cương lớn ăn sâu vào đất Thái và cũng là vùng đất được tổ chức y tế thế giới " khoanh vùng đen sốt rét". Ngày đầu tiên đặt chân ở Pailin, trung đoàn 812 bị thiệt hại khá đau vì mìn. Khắp Pailin mìn dày đặc. Những cuộc hành quân liên miên, những đợt gùi gạo, nước, vật liệu xây dựng tuyến phòng thủ biên giới không ngơi nghỉ. Đây là thời kỳ chúng tôi sống đời chiến binh khốc liệt, giày lính chỉ 2 tháng bung tanh bành, quân phục vài tháng là tàn tạ. Và đối đầu với 2 thử thách cực kỳ khắc nghiệt: sốt rét và thiếu nước. Khoẻ như " võ sĩ Khôi" của trung đội tôi, chỉ qua 2 ngày sốt ác tính, đái ra máu rồi hy sinh.
    Pailin chỉ có con đường 10 độc đạo về Battambang. Con đường đầy mìn và những ổ phục kích của địch. Để địch khống chế đường 10 là mất Pailin. Việc đưa tử sĩ về an táng ở sân bay Battambang cũng là một nỗi khổ. Thường phải " đủ cơ số" 5-7 đồng chí hy sinh mới tổ chức chốt đường, đưa về, có khi xác tử sĩ nằm chờ đưa đi 10-15 ngày là chuyện thường, có người phải bọc năm bảy lớp bao ni lông
    24 năm đã qua, tôi và đồng đội không thể quên được Pailin, đặc biệt trong chiến dịch đánh vào sào huyệt cuối cùng của địch ở Phnôm melai. Đây là chiến dịch lớn cấp sư đoàn do 2 trung đoàn 31 và 812 đảm nhận. Người Cam có câu " khoẻ như voi đến phnom melai cũng phải quay đầu trở lại" cho thấy sự khắc nghiệt vô cùng của vùng đất này. Lần ấy trung đoàn 812 tấn công hướng thứ yếu không thành công cũng chỉ vì thiếu nước với khá nhiều chiến sĩ bị ngất xỉu phải nằm lại dọc đường hành quân. Trong khi trung đoàn 31 đánh mũi chủ yếu, có xe xì-tec nước trở theo và họ đã đánh chiếm hoàn toàn mục tiêu, làm chủ phnom melai...Cuộc chiến đấu trên chiến trường K còn ác liệt, kéo dài đến năm 1988
    Vĩ thanh- Hôm 15-12-2004, tôi ghé thăm sư trưởng, đại tá NVH, đang nghỉ hưu ở TPHCM. Ở tuổi 61, nghỉ hưu đã 10 năm, nhưng trôngt ông không khác những ngày ở chiến trường. Theo đại tá Hồng, cuộc chiến tranh bắt buộc ở K còn nhiều vấn đề nghiên cứu, mổ sẻ, đặc biệt đó là cuộc chiến tranh vừa tự vệ vừa có tính nhân đạo cao cả. Đó cũng là cuộc chiến sử dụng mìn lớn nhất mà ông từng biết. Trầm ngâm bên tách trà, đại tá Hồng ưu tư " điều tôi ưu tư nhất là vẫn còn nhiều đồng chí nằm lại trên chiến trường K"
    Ưu tư của người thủ trưởng năm xưa cũng là ưu tư của đồng đội còn sống đến ngày hôm nay. Họ đã chiến đấu như những chiến binh tình nguyện quả cảm, cứu lấy một dân tộc đứng bên bờ diệt vong. Họ đã chỉ cho toàn nhân loại thấy bản chất của chủ nghĩa diệt chủng tàn bạo, nơi mà con người bị giết bằng cuốc, xẻng, búa rìu và cả chôn sống. Nói như nhà triết học Áo George Steiner: "chế độ đó là một quái thai của thời đại, nó còn tàn bạo hơn cảnh giết người thời trung cổ, thời vua Leopold ll(Bỉ) với những màn thiến hoạn rợn người"
    Chỉ có QĐNDVN, chỉ có bộ đội ***** mới giúp nhân loại nhận ra chân tướng của chủ nghĩa " không có con người". Họ - những tình nguyện quân VN - đã nằm xuống trên chiến trường K để chỉ cho nhân loại đâu là tội ác, đâu là chân lí
    Họ - người có mồ cũng như chưa có nấm mồ, nhưng trên chỗ họ nằm có mùa xuân đang ở mãi...
  6. tre100dot

    tre100dot Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/10/2004
    Bài viết:
    506
    Đã được thích:
    766
    1979-1982 Ác liệt. Xuống sân bay Battambang, chúng tôi nhận lệnh chiến đấu. Trung đoàn 812 , một bộ phận cơ động bằng máy bay phối thuộc ngay với sư 341 của quân đoàn 4 đánh Tà Sanh, Xâm Lôt. Tôi có mặt trong chiến dịch này, kéo dài gần một tháng.Tại đây, chúng tôi lại chứng kiến hiện thực tàn khốc của chủ nghĩa diệt chủng Polpot. Xác người dân vô tội bị bọn đồ tể Polpot giết rải rác khắp rừng. Chọn một vị trí mắc võng ngủ cũng khó, vì mùi xác người thum thủm cứ phảng phất. Cho đến lúc đó tôi cũng không lý giải nổi chủ nghĩa diệt chủng Polpot. Sau này, tình cờ đọc được tác phẩm triết học của giáo sư Trần Đức Thảo, cuốn: vấn đề con người và chủ nghĩa "lý luận không có con người" (nxb tphcm, 1989), tôi mới hiểu. Theo giáo sư Trần Đức Thảo , " sở dĩ có cái thực chất như thế là vì chúng được đào tạo và tổ chức trên cơ sở lý luận của một chủ nghĩa vô nhân bản, chủ nghĩa lý luận không có con người (antihumanisme théorique) của phái Althusser xây dựng nên trong những năm 1960 ở Pháp...để xây dựng đảng Khmer đỏ". " Cái cuồng tín diệt chủng của Khmer Đỏ biểu hiện cái thực chất vô nhân bản của chủ nghĩa " lý luận không có con người".
    Lý luận đó phần nào giải thích vì sao có chủ nghĩa diệt chủng Polpot, vì sao Khmer đỏ gây hấn với VN, vì sao có cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc.
    Pailin- Phnom Melai. Sau đó không lâu, trung đoàn 812 về trấn ở Pailin- một thị trấn gần biên giới Thái Lan. "Pailin- thành phố kim cương và sốt rét"- ở đó có mỏ kim cương lớn ăn sâu vào đất Thái và cũng là vùng đất được tổ chức y tế thế giới " khoanh vùng đen sốt rét". Ngày đầu tiên đặt chân ở Pailin, trung đoàn 812 bị thiệt hại khá đau vì mìn. Khắp Pailin mìn dày đặc. Những cuộc hành quân liên miên, những đợt gùi gạo, nước, vật liệu xây dựng tuyến phòng thủ biên giới không ngơi nghỉ. Đây là thời kỳ chúng tôi sống đời chiến binh khốc liệt, giày lính chỉ 2 tháng bung tanh bành, quân phục vài tháng là tàn tạ. Và đối đầu với 2 thử thách cực kỳ khắc nghiệt: sốt rét và thiếu nước. Khoẻ như " võ sĩ Khôi" của trung đội tôi, chỉ qua 2 ngày sốt ác tính, đái ra máu rồi hy sinh.
    Pailin chỉ có con đường 10 độc đạo về Battambang. Con đường đầy mìn và những ổ phục kích của địch. Để địch khống chế đường 10 là mất Pailin. Việc đưa tử sĩ về an táng ở sân bay Battambang cũng là một nỗi khổ. Thường phải " đủ cơ số" 5-7 đồng chí hy sinh mới tổ chức chốt đường, đưa về, có khi xác tử sĩ nằm chờ đưa đi 10-15 ngày là chuyện thường, có người phải bọc năm bảy lớp bao ni lông
    24 năm đã qua, tôi và đồng đội không thể quên được Pailin, đặc biệt trong chiến dịch đánh vào sào huyệt cuối cùng của địch ở Phnôm melai. Đây là chiến dịch lớn cấp sư đoàn do 2 trung đoàn 31 và 812 đảm nhận. Người Cam có câu " khoẻ như voi đến phnom melai cũng phải quay đầu trở lại" cho thấy sự khắc nghiệt vô cùng của vùng đất này. Lần ấy trung đoàn 812 tấn công hướng thứ yếu không thành công cũng chỉ vì thiếu nước với khá nhiều chiến sĩ bị ngất xỉu phải nằm lại dọc đường hành quân. Trong khi trung đoàn 31 đánh mũi chủ yếu, có xe xì-tec nước trở theo và họ đã đánh chiếm hoàn toàn mục tiêu, làm chủ phnom melai...Cuộc chiến đấu trên chiến trường K còn ác liệt, kéo dài đến năm 1988
    Vĩ thanh- Hôm 15-12-2004, tôi ghé thăm sư trưởng, đại tá NVH, đang nghỉ hưu ở TPHCM. Ở tuổi 61, nghỉ hưu đã 10 năm, nhưng trôngt ông không khác những ngày ở chiến trường. Theo đại tá Hồng, cuộc chiến tranh bắt buộc ở K còn nhiều vấn đề nghiên cứu, mổ sẻ, đặc biệt đó là cuộc chiến tranh vừa tự vệ vừa có tính nhân đạo cao cả. Đó cũng là cuộc chiến sử dụng mìn lớn nhất mà ông từng biết. Trầm ngâm bên tách trà, đại tá Hồng ưu tư " điều tôi ưu tư nhất là vẫn còn nhiều đồng chí nằm lại trên chiến trường K"
    Ưu tư của người thủ trưởng năm xưa cũng là ưu tư của đồng đội còn sống đến ngày hôm nay. Họ đã chiến đấu như những chiến binh tình nguyện quả cảm, cứu lấy một dân tộc đứng bên bờ diệt vong. Họ đã chỉ cho toàn nhân loại thấy bản chất của chủ nghĩa diệt chủng tàn bạo, nơi mà con người bị giết bằng cuốc, xẻng, búa rìu và cả chôn sống. Nói như nhà triết học Áo George Steiner: "chế độ đó là một quái thai của thời đại, nó còn tàn bạo hơn cảnh giết người thời trung cổ, thời vua Leopold ll(Bỉ) với những màn thiến hoạn rợn người"
    Chỉ có QĐNDVN, chỉ có bộ đội ***** mới giúp nhân loại nhận ra chân tướng của chủ nghĩa " không có con người". Họ - những tình nguyện quân VN - đã nằm xuống trên chiến trường K để chỉ cho nhân loại đâu là tội ác, đâu là chân lí
    Họ - người có mồ cũng như chưa có nấm mồ, nhưng trên chỗ họ nằm có mùa xuân đang ở mãi...
  7. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Bác Tre100dot hết bài rồi! Để em tiếp!
    Trước khi bước vào chiến dịch tổng tiến công
    Sau đòn trừng phạt đầu tiên của ta sâu vào đất đối phương, địch đã tỏ ra lúng túng. Các hoạt động quấy rối của chúng giảm xuống đảng kể.
    Trung đoàn bộ binh 95 và trung đoàn bộ binh 31 được giao nhiệm vụ chốt lại để mở rộng và giữ vững bàn đạp. Trung đoàn bộ binh 95 có nhiệm vụ chốt giữ các mục tiêu vừa mới đánh chiếm: trung đoàn bộ binh 31 triển khai trận địa phòng ngự tại ngã ba Công hương và trên trục đường đất đỏ để đánh địch phản kích từ trong nội địa ra.
    Ở phía sau, Quân khu đã điều ra một số đơn vị triển khai dọc đường 19 từ đồn biên phòng 23 vào sâu trong đất địch khoảng 1 km, đồng thời, đã huy động hàng ngàn dân ở hậu phương lên phá quang và sửa chữa lại đường để vận chuyển tiếp tế ra phía trước. Trên con đường quốc lộ 19 từ phía Tây đồn biên phòng 23 đến Đức Cơ, đông như ngày hội. Từng đoàn dân công nam có, nữ có đi xen kẽ với những chiếc xe vận tải chở đầy ắp hàng hoá, lương thực quân trang, quân dụng và đạn được nối đuôi nhau từ sân bay dã chiến Đức Cơ lên đến đồnbp 23. ?oTất cả cho phía trước!? câu khẩu hiệu hồi chiến tranh giải phóng đã được phục sunh trong cuộc chiến tranh hôm nay.
    Sư đoàn bộ binh 801 Pol Pot đã lùi căn cứ sâu vào nội địa. Chúng lại tung ra nhiều toán biệt kích tiếp tục bu bám, đánh vào các đơn vị của ta ở phía trước, nhất là xung quanh các trận địa phòng ngự của trung đoàn bộ binh 31 ở khu vực Ngã ba Công hương. Thật đúng với phương châm ?ođịch tiến, ta lùi, địch dừng, ta quấy? mà chúng đã áp dụng từ trước đến nay.
    Được giao nhiệm vụ phòng giữ khu vực mới đánh chiếm, chúng tôi đã tiên liệu được tất cả những khó khăn mà đơn vị phải đương đầu. Trung đoàn bộ binh 95 đã sử dụng tiểu đoàn 9, trung đoàn bộ binh 31 (được tăng cường từ khi đánh chiếm XA-XB) làm lực lượng chủ yếu chốt giữ mục tiêu. Còn trung đoàn bộ binh 95 được rút ra, bố trí gần đó làm lực lượng cơ động. Như vậy thực chất toàn bộ trung đoàn bộ binh 31 chúng tôi (bao gồm tiểu đoàn 9) làm nhiệm vụ phòng ngự trực tiếp, đối đầu với sư đoàn bộ binh 801 của địch. Tuy nhiên, sư đoàn bộ binh 801 lúc này đã phân tán trên một diện rộng bao gồm một trung đoàn rải ra, đương đầu với trung đoàn bộ binh 31 trên vòng cung từ phía Đông căn cứ XA-XB-đường đất đỏ-ngã ba Công hương dài gần chục km. Một trung đoàn đứng ở phía Bắc đường 19 cũng bị phân tán, rải ra từ đồnbp 23 đến cao điểm 174 (phía Bắc ngã ba Công hương). Đó là chưa tính đến lực lượng phía sau thuộc các đơn vị của Quân khu 109 nối đuôi với các lực lượng tác chiến với ta ở phía trước theo đội hình ?ođầu nhọn, đuôi dài?.
    Đội hình các đơn vị của ta ở ngã ba Công hương triển khai chưa xong, công sự trận địa còn sơ sài, lực lượng chưa được bổ sung thì địch đã áp sát các vị trí xung quanh ngã ba Công hương và phản kích liên tục hòng đánh bật lực lượng của ta, để chiếm lại những khu vực đã mất.
    Cuộc chiến đấu ngày càng quyết liệt. Bước đầu địch có ưu thế về địa hình, lực lượng của chúng còn sung sức (trong trận đánh vừa qua ta diệt không được bao nhiêu, chủ yếu là địch tháo chạy). Có nơi chúng tập trung 2 đến 3 khẩu ĐKZ cùng với các hoả lực khác đánh vào một công sự, hoả điểm của ta. Có những công sự hình chữ A tuy chỉ cao hơn mặt đất khoảng 50-60 cách mạng mà trúng đến ba quả đạn ĐKZ75.
    Lúc đó, một số vị trí của ta chịu không được, anh em bì ù tai, một số bị thương phải bật ra khỏi công sự, bọn địch nhảy lên đánh chiếm. Sau đó, ta cơ động lực lượng ra đánh chiếm lại. Ta và địch giành nhua từng công sự, từng ụ súng?
    Về sau này, công sự, trận địa của bộ đội ta ngày càng vững chắc hơn. Hệ thống hoả lực từ các trận địa pháo 105 của Quân khu 5 và hoả lực đi cùng của các đơn vị đã chi viện cho chúng tôi, chính xác, chặt chẽ và có hiệu quả. Từ kinh nghiệm trong chiến tranh chống Mỹ, chúng tôi đã tổ chức đội hình phòng ngự một cách phù hợp và kịp thời. Ở tất cả các cấp, nhất thiết phải có lực lượng cơ động dự bị. Lực lượng này do người chỉ huy từng cấp trực tiếp nắm, được bố trí gần vị trí chỉ huy và những nơi có thể vận động đánh tạt sườn và đánh vu hồi vào sau lưng địch. Thực tế cho thấy kẻ địch rất chú ý đến việc đánh bên sườn và phía sau đội hình của ta. Ngược lại chúng cũng rất sợ những mũi vu hồi của ta đánh tạt sườn vào sau lưng chúng. Mỗi một trung đội nhất thiết phải rút ra một tiểu đội làm lực lượng cơ động, mỗi một tiểu đoàn phải rút ra một đại đội làm lực lượng cơ động. Trung đoàn bộ binh 31 chúng tôi sử dụng tiểu đoàn 8 làm lực lượng dự bị cơ động. Đây cũng là quán triệt tư tưởng tiến công trong chiến đấu phòng ngự. Phải loại trừ cho được tư tưởng phòng ngự một cách thụ động, đơn thuần.
    Còn lực lượng trực tiếp đối đầu với địch thì đội hình bố trí cũng có lực lượng phía trước, lực lượng phía sau. Lực lượng phía trước chủ yếu dựa vào công sự vững chắc, có chiến hào giao thông nối liền từ vị trí này sang vị trí khác, từ phía trước ra phía sau. Đây là một khối lượng công trình rất lớn, bộ đội ta phải làm cả ngày lẫn đêm dưới làn đạn hoả lực của địch. Cường độ lao động phải bỏ ra không sao kể hết được. Công tác Đảng-công tác chính trị đã giúp cho cán bộ, chiến sĩ trên chiến trường xác định được nhiệm vụ, dũng cảm trong chiến đấu, bằng mọi cách để hoàn thành nhiệm vụ cấp trên giao phó. Tôi xin nói rằng suốt một tháng trời, trung đoàn bộ binh 31 của chúng tôi bám trụ nơi đây trong điều kiện mùa mưa, đường vận chuyển tiếp tế phía sau ra phía trước bị lầy lội và địch đánh phá liên tục. Bộ đội chúng ta đã phải chịu thiếu thốn đủ thứ. Mỗi ngày chỉ ăn được một bữa cơm nóng. Riêng lực lượng trực tiếp đối đầu với địch phía trước, lại càng khó khăn hơn nhiều. Có khi phải dùng đến gạo rang, uống nước mưa. Có thời kỳ, trung đoàn bị loại khỏi vòng chiến đấu từ 10-13 đồng chí một ngày. Thế mà suốt một tháng mùa mưa, các đơn vị vẫn kiên cường bám trụ, đánh lui được nhiều đợt phản kích của địch, giữ vững trận địa. Bộ đội chúng ta trong những ngày tháng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc tuyệt vời như thế đó.
    Tuy nhiên, trong cuộc chiến đấu này, đứng giữa cái sống và cái chết trong hoàn cảnh cực kỳ khó khăn, một số cán bộ chiến sĩ đã xuất hiện tư tưởng sợ hy sinh ác liệt, ngán ngại vất vả, gian lao.
    Ngày 10 tháng 7 năm 1978, lực lượng địch khoảng một tiểu đoàn, thuộc trung đoàn bộ binh 81 từ trong nội địa Campuchia theo đường 19 ra phản kích cách ngã ba Công hương khoảng 500 m. Bộ binh của chúng chia thành nhiều mũi tấn công vào trận địa của ta trên hai hướng: một hướng tiến dọc theo đường 19, một hướng từ phía Bắc cao điểm 174, tiến xuống.
    Các lực lượng phía trước của tiểu đoàn 7 dựa vào công sự, hầm hào đánh trả quyết liệt, hoả lực của trung đoàn chi viện bắn vào đội hình và trận địa cối của chúng ở sườn dốc đối diện. Lúc này, trung đoàn ra lệnh cho tiểu đoàn 8 dùng một đại đội vận động xuất kích vượt qua phía Bắc đường 19, chiếm lĩnh điểm cao 174 rồi từ đó tiến công vào bên sườn và phía sau của đội hình địch. Khi đội hình vận động vượt qua đám ruộng cạnh đường, địch từ sườn dốc bắn ra rất rát. Lẽ ra đồng chí Cao Ích Nhường là đại đội trưởng phải nhanh chóng triển khai hoả lực chi viện cho bộ đội vượt qua, công kích vào bên sườn đội hình địch, thì anh lại không làm được việc đó, mà cùng với đồng chí Từ Văn Vy là chính trị viên, bỏ lại khẩu ĐKZ75 trên bờ ruộng, rồi kéo cả đại đội chạy về phía sau.
    Đây là trường hợp đầu tiên xảy ra đối với một tiểu đoàn mà trước đó chưa từng có.
    Tuy nhiên, nhìn chung, toàn thể cán bộ, chiến sĩ của tiểu đoàn 8 nói riêng và trung đoàn bộ binh 31 nói chung, vẫn phát huy được truyền thống của đơn vị, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ trong giai đoạn phòng ngự và trong cuộc tổng tiến công sau này.
    Dĩ nhiên hai cán bộ chủ chốt nêu trên sẽ phải chịu trách nhiệm về hành động của mình.
    Cuộc chiến đấu phòng ngự giữ vững khu vực đầu cầu này ngày càng quyết liệt. Các vị trí ở tiền duyên bị địch bu bám, áp sát các điểm tựa, bộ đội không xuất kích ra được, do hoả lực và những bãi mìn của địch ngăn chặn. Các đơn vị ở phía sau cũng bị địch tung nhiều toán lợi dụng sơ hỏ nơi tiếp giáp giữa các đơn vị, để luồn vào gài mìn, phục kích, cắt đường vận chuyển tiếp tế của ta.
  8. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Bác Tre100dot hết bài rồi! Để em tiếp!
    Trước khi bước vào chiến dịch tổng tiến công
    Sau đòn trừng phạt đầu tiên của ta sâu vào đất đối phương, địch đã tỏ ra lúng túng. Các hoạt động quấy rối của chúng giảm xuống đảng kể.
    Trung đoàn bộ binh 95 và trung đoàn bộ binh 31 được giao nhiệm vụ chốt lại để mở rộng và giữ vững bàn đạp. Trung đoàn bộ binh 95 có nhiệm vụ chốt giữ các mục tiêu vừa mới đánh chiếm: trung đoàn bộ binh 31 triển khai trận địa phòng ngự tại ngã ba Công hương và trên trục đường đất đỏ để đánh địch phản kích từ trong nội địa ra.
    Ở phía sau, Quân khu đã điều ra một số đơn vị triển khai dọc đường 19 từ đồn biên phòng 23 vào sâu trong đất địch khoảng 1 km, đồng thời, đã huy động hàng ngàn dân ở hậu phương lên phá quang và sửa chữa lại đường để vận chuyển tiếp tế ra phía trước. Trên con đường quốc lộ 19 từ phía Tây đồn biên phòng 23 đến Đức Cơ, đông như ngày hội. Từng đoàn dân công nam có, nữ có đi xen kẽ với những chiếc xe vận tải chở đầy ắp hàng hoá, lương thực quân trang, quân dụng và đạn được nối đuôi nhau từ sân bay dã chiến Đức Cơ lên đến đồnbp 23. ?oTất cả cho phía trước!? câu khẩu hiệu hồi chiến tranh giải phóng đã được phục sunh trong cuộc chiến tranh hôm nay.
    Sư đoàn bộ binh 801 Pol Pot đã lùi căn cứ sâu vào nội địa. Chúng lại tung ra nhiều toán biệt kích tiếp tục bu bám, đánh vào các đơn vị của ta ở phía trước, nhất là xung quanh các trận địa phòng ngự của trung đoàn bộ binh 31 ở khu vực Ngã ba Công hương. Thật đúng với phương châm ?ođịch tiến, ta lùi, địch dừng, ta quấy? mà chúng đã áp dụng từ trước đến nay.
    Được giao nhiệm vụ phòng giữ khu vực mới đánh chiếm, chúng tôi đã tiên liệu được tất cả những khó khăn mà đơn vị phải đương đầu. Trung đoàn bộ binh 95 đã sử dụng tiểu đoàn 9, trung đoàn bộ binh 31 (được tăng cường từ khi đánh chiếm XA-XB) làm lực lượng chủ yếu chốt giữ mục tiêu. Còn trung đoàn bộ binh 95 được rút ra, bố trí gần đó làm lực lượng cơ động. Như vậy thực chất toàn bộ trung đoàn bộ binh 31 chúng tôi (bao gồm tiểu đoàn 9) làm nhiệm vụ phòng ngự trực tiếp, đối đầu với sư đoàn bộ binh 801 của địch. Tuy nhiên, sư đoàn bộ binh 801 lúc này đã phân tán trên một diện rộng bao gồm một trung đoàn rải ra, đương đầu với trung đoàn bộ binh 31 trên vòng cung từ phía Đông căn cứ XA-XB-đường đất đỏ-ngã ba Công hương dài gần chục km. Một trung đoàn đứng ở phía Bắc đường 19 cũng bị phân tán, rải ra từ đồnbp 23 đến cao điểm 174 (phía Bắc ngã ba Công hương). Đó là chưa tính đến lực lượng phía sau thuộc các đơn vị của Quân khu 109 nối đuôi với các lực lượng tác chiến với ta ở phía trước theo đội hình ?ođầu nhọn, đuôi dài?.
    Đội hình các đơn vị của ta ở ngã ba Công hương triển khai chưa xong, công sự trận địa còn sơ sài, lực lượng chưa được bổ sung thì địch đã áp sát các vị trí xung quanh ngã ba Công hương và phản kích liên tục hòng đánh bật lực lượng của ta, để chiếm lại những khu vực đã mất.
    Cuộc chiến đấu ngày càng quyết liệt. Bước đầu địch có ưu thế về địa hình, lực lượng của chúng còn sung sức (trong trận đánh vừa qua ta diệt không được bao nhiêu, chủ yếu là địch tháo chạy). Có nơi chúng tập trung 2 đến 3 khẩu ĐKZ cùng với các hoả lực khác đánh vào một công sự, hoả điểm của ta. Có những công sự hình chữ A tuy chỉ cao hơn mặt đất khoảng 50-60 cách mạng mà trúng đến ba quả đạn ĐKZ75.
    Lúc đó, một số vị trí của ta chịu không được, anh em bì ù tai, một số bị thương phải bật ra khỏi công sự, bọn địch nhảy lên đánh chiếm. Sau đó, ta cơ động lực lượng ra đánh chiếm lại. Ta và địch giành nhua từng công sự, từng ụ súng?
    Về sau này, công sự, trận địa của bộ đội ta ngày càng vững chắc hơn. Hệ thống hoả lực từ các trận địa pháo 105 của Quân khu 5 và hoả lực đi cùng của các đơn vị đã chi viện cho chúng tôi, chính xác, chặt chẽ và có hiệu quả. Từ kinh nghiệm trong chiến tranh chống Mỹ, chúng tôi đã tổ chức đội hình phòng ngự một cách phù hợp và kịp thời. Ở tất cả các cấp, nhất thiết phải có lực lượng cơ động dự bị. Lực lượng này do người chỉ huy từng cấp trực tiếp nắm, được bố trí gần vị trí chỉ huy và những nơi có thể vận động đánh tạt sườn và đánh vu hồi vào sau lưng địch. Thực tế cho thấy kẻ địch rất chú ý đến việc đánh bên sườn và phía sau đội hình của ta. Ngược lại chúng cũng rất sợ những mũi vu hồi của ta đánh tạt sườn vào sau lưng chúng. Mỗi một trung đội nhất thiết phải rút ra một tiểu đội làm lực lượng cơ động, mỗi một tiểu đoàn phải rút ra một đại đội làm lực lượng cơ động. Trung đoàn bộ binh 31 chúng tôi sử dụng tiểu đoàn 8 làm lực lượng dự bị cơ động. Đây cũng là quán triệt tư tưởng tiến công trong chiến đấu phòng ngự. Phải loại trừ cho được tư tưởng phòng ngự một cách thụ động, đơn thuần.
    Còn lực lượng trực tiếp đối đầu với địch thì đội hình bố trí cũng có lực lượng phía trước, lực lượng phía sau. Lực lượng phía trước chủ yếu dựa vào công sự vững chắc, có chiến hào giao thông nối liền từ vị trí này sang vị trí khác, từ phía trước ra phía sau. Đây là một khối lượng công trình rất lớn, bộ đội ta phải làm cả ngày lẫn đêm dưới làn đạn hoả lực của địch. Cường độ lao động phải bỏ ra không sao kể hết được. Công tác Đảng-công tác chính trị đã giúp cho cán bộ, chiến sĩ trên chiến trường xác định được nhiệm vụ, dũng cảm trong chiến đấu, bằng mọi cách để hoàn thành nhiệm vụ cấp trên giao phó. Tôi xin nói rằng suốt một tháng trời, trung đoàn bộ binh 31 của chúng tôi bám trụ nơi đây trong điều kiện mùa mưa, đường vận chuyển tiếp tế phía sau ra phía trước bị lầy lội và địch đánh phá liên tục. Bộ đội chúng ta đã phải chịu thiếu thốn đủ thứ. Mỗi ngày chỉ ăn được một bữa cơm nóng. Riêng lực lượng trực tiếp đối đầu với địch phía trước, lại càng khó khăn hơn nhiều. Có khi phải dùng đến gạo rang, uống nước mưa. Có thời kỳ, trung đoàn bị loại khỏi vòng chiến đấu từ 10-13 đồng chí một ngày. Thế mà suốt một tháng mùa mưa, các đơn vị vẫn kiên cường bám trụ, đánh lui được nhiều đợt phản kích của địch, giữ vững trận địa. Bộ đội chúng ta trong những ngày tháng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc tuyệt vời như thế đó.
    Tuy nhiên, trong cuộc chiến đấu này, đứng giữa cái sống và cái chết trong hoàn cảnh cực kỳ khó khăn, một số cán bộ chiến sĩ đã xuất hiện tư tưởng sợ hy sinh ác liệt, ngán ngại vất vả, gian lao.
    Ngày 10 tháng 7 năm 1978, lực lượng địch khoảng một tiểu đoàn, thuộc trung đoàn bộ binh 81 từ trong nội địa Campuchia theo đường 19 ra phản kích cách ngã ba Công hương khoảng 500 m. Bộ binh của chúng chia thành nhiều mũi tấn công vào trận địa của ta trên hai hướng: một hướng tiến dọc theo đường 19, một hướng từ phía Bắc cao điểm 174, tiến xuống.
    Các lực lượng phía trước của tiểu đoàn 7 dựa vào công sự, hầm hào đánh trả quyết liệt, hoả lực của trung đoàn chi viện bắn vào đội hình và trận địa cối của chúng ở sườn dốc đối diện. Lúc này, trung đoàn ra lệnh cho tiểu đoàn 8 dùng một đại đội vận động xuất kích vượt qua phía Bắc đường 19, chiếm lĩnh điểm cao 174 rồi từ đó tiến công vào bên sườn và phía sau của đội hình địch. Khi đội hình vận động vượt qua đám ruộng cạnh đường, địch từ sườn dốc bắn ra rất rát. Lẽ ra đồng chí Cao Ích Nhường là đại đội trưởng phải nhanh chóng triển khai hoả lực chi viện cho bộ đội vượt qua, công kích vào bên sườn đội hình địch, thì anh lại không làm được việc đó, mà cùng với đồng chí Từ Văn Vy là chính trị viên, bỏ lại khẩu ĐKZ75 trên bờ ruộng, rồi kéo cả đại đội chạy về phía sau.
    Đây là trường hợp đầu tiên xảy ra đối với một tiểu đoàn mà trước đó chưa từng có.
    Tuy nhiên, nhìn chung, toàn thể cán bộ, chiến sĩ của tiểu đoàn 8 nói riêng và trung đoàn bộ binh 31 nói chung, vẫn phát huy được truyền thống của đơn vị, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ trong giai đoạn phòng ngự và trong cuộc tổng tiến công sau này.
    Dĩ nhiên hai cán bộ chủ chốt nêu trên sẽ phải chịu trách nhiệm về hành động của mình.
    Cuộc chiến đấu phòng ngự giữ vững khu vực đầu cầu này ngày càng quyết liệt. Các vị trí ở tiền duyên bị địch bu bám, áp sát các điểm tựa, bộ đội không xuất kích ra được, do hoả lực và những bãi mìn của địch ngăn chặn. Các đơn vị ở phía sau cũng bị địch tung nhiều toán lợi dụng sơ hỏ nơi tiếp giáp giữa các đơn vị, để luồn vào gài mìn, phục kích, cắt đường vận chuyển tiếp tế của ta.
  9. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Sở chỉ huy trung đoàn bộ binh 31 đóng ở chính giữa. Phía trước chưa đầy 1 km là tiểu đoàn 7. Bên phải, phía sau (gần trục đường 19) là tiểu đoàn 9. Lúc này tiểu đoàn 9 đã về lại đội hình của trung đoàn bộ binh 31. Còn tiểu đoàn 8 thì bố trí bên cạnh Sở chỉ huy trung đoàn.
    Phía sau đội hình trung đoàn bộ binh 31 là trận địa pháo 105 mm của Quân khu. Trận địa pháo này, sau đó được bổ sung cho sư đoàn bộ binh 309 khi được thành lập.
    Trên hướng phòng ngự của tiểu đoàn 7 luôn luôn bị địch gây sức ép.
    Ngày 25 tháng 8, tôi cử đồng chí Phan Hành Sơn-phó tham mưu trưởng trung đoàn cùng một số cán bộ gồm trợ lý tác chiến, trợ lý trinh sát, trợ lý công binh lên nghiên cứu để điều chỉnh lại đội hình của tiểu đoàn 7 cho phù hợp. Số cán bộ này vừa ra khỏi Sở chỉ huy trung đoàn khoảng 300 m, thì đồng chí trợ lý tác chiến đi đầu vướng phải mìn. May mắn, anh không sao nhưng đồng chí Phan Hành Sơn đi sau, thứ ba, bị thương nặng.
    Phan Hành Sơn là cán bộ chỉ huy dũng cảm, táo bạo. Đồng chí làm một người con của quê hương đất Quảng. Trong chiến tranh chống Mỹ, một mình đồng chí quần nhau với địch xung quanh núi Ngũ Hành Sơn, tiêu diệt hàng chục tên lính Mỹ. Đồng chí được tuyên dương Anh hùng lực lượng vị trí nhân dân.
    Trong chiến đấu, mỗi khi giao nhiệm vụ cho đồng chí, chúng tôi rất yên tâm. Với vóc dáng to khỏe, nặng trên 70 kg nhưng tác phong đồng chí nhanh nhẹn, sống chân tình, cởi mở với anh em đồng chí đồng đội. Trong cuộc sống đời thường sau này, đồng chí rất giản dị. Đồng chí bị mất sức chiến đấu lần này, chúng tôi rất tiếc và lại càng thương tiếc hơn khi được tin đồng chí đã từ trần trong một cơn bạo bệnh vào năm 2003, tại quê nhà-nơi đồng chí đã lập nhiều chiến công trong chiến đấu chống Mỹ.
    Cuối tháng 8, miền Đông Bắc Campuchia vẫn đang là mùa mưa. Tất cả các con suối trên trục đường 19 từ Đức Cơ lên biên giới và cả trên phạm vi tỉnh Ratanakiri của Campuchia đều đầy ắp nước và chảy xiết, Lực lượng công binh của Quân khu và dân công phải bắc cầu, nhưng đường thì lầy lội. Do đó bắc cầu xong thì xe cũng không thể đi được. Nhiều đoạn phải chặt cây chống lầy cho xe vận chuyển hàng hoá lên cho bộ đội, nhưng cũng rất hạn chế. Vì vậy, ở phía trước vẫn thiếu thốn đủ thứ.
    Quân số ngày càng hao hụt, sức khỏe bộ đội giảm sút nhiều, trong khi cường độ đánh phá của địch lại tăng lên. Chúng lợi dụng mùa mưa tăng cường đánh phá, gây cho ta không ít khó khăn.
    Để bảo đảm cho bộ đội chiến đấu lâu dài và nhất là chuẩn bị cho đồng chí tổng tiến công sắp tới, Quân khu quyết định điều động trung đoàn bộ binh 95 và một số đơn vị khác như trung đoàn bộ binh 93, 94 lên thay thế, giữ vững bàn đạp, rút trung đoàn bộ binh 31 chúng tôi về củng cố. Đây là một quyết định đúng đắn và rất kịp thời.
    Những ai đã từng sống trong những hoàn cảnh này mới thấy được niềm vui sướng của những người lính từ trong gian khổ, ác liệt được trở về hậu phương tận hưởng những giờ phút nghỉ ngơi.
    Hơn một tháng chiến đấu trong mùa mưa, bộ đội gần như kiệt sức, ai cũng mong có được một giấc ngủ thật sâu, một không khí yên tĩnh của thời bình, một ước mơ đơn giản mà đã hàng tháng nay mới có được.
    Sau khi bàn giao trận địa cho trung đoàn bộ binh 95, chúng tôi lại về căn cứ mà lòng cảm thấy nhẹ nhõm. Trong cuộc chiến đấu vừa qua, chúng tôi đã vượt qua bao khó khăn thử thách, đã kiên cường bám trụ và cuối cùng đã hoàn thành nhiệm vụ, không để mất một vị trí nào trước khi bàn giao lại cho Bạn.
    Trở về căn cứ, ai cũng tưởng rằng sẽ được xả hơi mấy ngày. Nhưng không! Bộ đội có thể được nghỉ ngơi, nhưng những người chỉ huy, lãnh đạo như chúng tôi thì công việc lại ngập đầu: nào là hội họp, sơ kết, tổng kết, nào là bổ sung quân số, vũ khí trang bị và phải bắt tay ngay vào công tác huấn luyện.
    Chúng tôi về căn cứ để củng cố lực lượng, nhưng hàng ngày vẫn dõi theo tình hình diễn biến trên chiến trường Đông Bắc nói riêng và tình hình Campuchia nói chung. Tình hình ở Campuchia lúc này đã có những dấu hiệu đáng chú ý. Tập đoàn ********* Pol Pot-Ieng Sary-Khieu Xamphon ngày càng lộ rõ bộ mặt phản bội tư tưởng Mác-xít của chúng. Ở trong nước, chúng thực hiện chính sách vô cùng tàn ác, hà khắc với nhân dân Campuchia. Vì vậy đã xuất hiện phong trào phản chiến trong quân đội. Một số đơn vị bộ đội thuộc Quân khu 203 chạy sang Việt Nam. Một bộ phận nhân dân Campuchia cũng tìm đường vượt biên giới sang nước ta lánh nạn.
    Trên chiến trường Đông Bắc, sau khi trung đoàn bộ binh 95 vào thay thế trung đoàn bộ binh 31 để tiếp tục chiến đấu giữ vững bàn đạp, địch tăng cường đánh phá gây sức ép trên toàn tuyến, không những ở chính diện mà ngay cả hai bên sườn và phía sau của các đơn vị cũng bị địch tấn công.
    Tại đồn biên phòng 23, chúng lại tiếp tục bu bám và cài mìn xung quanh. Đường 19 từ đồn biên phòng ra phía trước cũng liên tục bị phục kích và gài mìn, khiến cho công tác vận chuyển tiếp tế gặp rất nhiều trở ngại. Một số vị trí của ta ở ngã ba Công hương đã bị địch đánh chiếm. Một số dân công hoả tuyến bị địch phục kích bắt trong đó có cả phụ nữ. Tình hình ngày một phức tạp.
    Không thể để mất khu vực đầu cầu có tính chất trọng yếu này. Trước tình hình đó, Quân khu 5 đã điều trung đoàn bộ binh 94, thuộc sư đoàn bộ binh 307 lên triển khai dọc đường 19, sau đội hình trung đoàn bộ binh 95 và một số đơn vị khác, với mục đích tạo thế liên hoàn giữa phía trước với phía sau. Nhưng tình hình vẫn không cải thiện được bao nhiêu.
    Tháng 10 năm 1978, sư đoàn bộ binh 801 của địch đã cho một bộ phân lực lượng chiếm lĩnh điểm cao 312 (phía Bắc đường 19 thuộc tỉnh Ratanakiri). Từ bàn đạp này chúng cho nhiều toán xuống khống chế đường 19 và ngầm Ô Gia Đao bằng các thủ đoạn phục kích, gài mìn cắt đứt tiếp tế, cô lập các đơn vị phía trước gồm: trung đoàn bộ binh 94, trung đoàn bộ binh 95 và một số đơn vị khác với phía sau của ta.
    Tình hình trên hướng Quân khu 5 lúc này rất nghiêm trọng. Giữa lúc cuộc chiến đấu trên tuyến biên giới Tây Nam ngày càng quyết liệt và phức tạp thì hầu như đồng thời có nhiều sự kiện quan trọng diễn ra cùng lúc: trước tình hình quân đội địch và nhân dân Campuchia gần biên giới căm ghét chế độ Pol Pot chạy sang ta ngày một đông, được sự giúp đỡ chí tình của Đảng và Nhà nước ta, ?oMặt trận Cứu nguy Dân tộc Campuchia? ra đời. Sau này gọi là ?oMặt trận Dân tộc Cứu nước Campuchia? do đồng chí Hêng Somrin làm chủ tịch. Sự kiện này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong diễn biến tình hình ở Campuchia và các nước trong khu vực. Đây là hành lang pháp lý để chúng ta tiến hành thực hiện hai nhiệm vụ cùng lúc: là nhiệm vụ dân tộc và nhiệm vụ quốc tế. Trong đó, nhiệm vụ dân tộc là động lực thúc đẩy.
    Từ sự kiện đó, để hoàn thành nhiệm vụ vẻ vang của dân tộc, Bộ Quốc phòng và Bộ Tổng tham mưu đã thành lập nhiều đơn vị mới thuộc các Quân khu phía Nam, trong đó có sư đoàn bộ binh 309 chúng tôi. Sau chiến thắng mùa Xuân năm 1975, trước tình hình diễn biến bất lợi cho ta ở hai đầu đất nước, quân đội ta cũng đã thành lập ra nhiều đơn vị cơ động của bộ. Đó là những chủ trương rất sáng suốt và kịp thời của Đảng và Nhà nước ta, quân đội ta.
    Như vậy chúng ta có thể hiểu là sư đoàn bộ binh 309 và các đơn vị khác ra đời trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam, nhằm cùng toàn quân và dân ta thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược của Đảng và nhiệm vụ dân tộc và nhiệm vụ quốc tế.
    Ra đời tại thị xã Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắc Lắc vào ngày 27-9-1978, sư đoàn bộ binh 309 lúc mới thành lập gồm ba trung đoàn bộ binh, nòng cốt là trung đoàn bộ binh 31, một trung đoàn pháo binh (trung đoàn pháo binh 36-sau này đổi thành trung đoàn pháo binh 487) cùng các tiểu đoàn trực thuộc và chuyên môn.
    Bộ tư lệnh sư đoàn đầu tiên gồm các đồng chí:
    -Thượng tá Lê Chí Thuận (Lê Văn Nẹc)-sư đoàn trưởng.
    -Thượng tá Nguyễn Văn Chức-chính uỷ.
    -Thượng tá Lê Tá-phó sư đoàn trưởng.
    -Trung tá Trần Dực-phó chính uỷ kiêm chủ nhiệm chính trị sư đoàn.
    Còn chỉ huy các trung đoàn bộ binh và nhiệm vụ của họ tôi xin nói cụ thể ở các phần sau.
  10. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Sở chỉ huy trung đoàn bộ binh 31 đóng ở chính giữa. Phía trước chưa đầy 1 km là tiểu đoàn 7. Bên phải, phía sau (gần trục đường 19) là tiểu đoàn 9. Lúc này tiểu đoàn 9 đã về lại đội hình của trung đoàn bộ binh 31. Còn tiểu đoàn 8 thì bố trí bên cạnh Sở chỉ huy trung đoàn.
    Phía sau đội hình trung đoàn bộ binh 31 là trận địa pháo 105 mm của Quân khu. Trận địa pháo này, sau đó được bổ sung cho sư đoàn bộ binh 309 khi được thành lập.
    Trên hướng phòng ngự của tiểu đoàn 7 luôn luôn bị địch gây sức ép.
    Ngày 25 tháng 8, tôi cử đồng chí Phan Hành Sơn-phó tham mưu trưởng trung đoàn cùng một số cán bộ gồm trợ lý tác chiến, trợ lý trinh sát, trợ lý công binh lên nghiên cứu để điều chỉnh lại đội hình của tiểu đoàn 7 cho phù hợp. Số cán bộ này vừa ra khỏi Sở chỉ huy trung đoàn khoảng 300 m, thì đồng chí trợ lý tác chiến đi đầu vướng phải mìn. May mắn, anh không sao nhưng đồng chí Phan Hành Sơn đi sau, thứ ba, bị thương nặng.
    Phan Hành Sơn là cán bộ chỉ huy dũng cảm, táo bạo. Đồng chí làm một người con của quê hương đất Quảng. Trong chiến tranh chống Mỹ, một mình đồng chí quần nhau với địch xung quanh núi Ngũ Hành Sơn, tiêu diệt hàng chục tên lính Mỹ. Đồng chí được tuyên dương Anh hùng lực lượng vị trí nhân dân.
    Trong chiến đấu, mỗi khi giao nhiệm vụ cho đồng chí, chúng tôi rất yên tâm. Với vóc dáng to khỏe, nặng trên 70 kg nhưng tác phong đồng chí nhanh nhẹn, sống chân tình, cởi mở với anh em đồng chí đồng đội. Trong cuộc sống đời thường sau này, đồng chí rất giản dị. Đồng chí bị mất sức chiến đấu lần này, chúng tôi rất tiếc và lại càng thương tiếc hơn khi được tin đồng chí đã từ trần trong một cơn bạo bệnh vào năm 2003, tại quê nhà-nơi đồng chí đã lập nhiều chiến công trong chiến đấu chống Mỹ.
    Cuối tháng 8, miền Đông Bắc Campuchia vẫn đang là mùa mưa. Tất cả các con suối trên trục đường 19 từ Đức Cơ lên biên giới và cả trên phạm vi tỉnh Ratanakiri của Campuchia đều đầy ắp nước và chảy xiết, Lực lượng công binh của Quân khu và dân công phải bắc cầu, nhưng đường thì lầy lội. Do đó bắc cầu xong thì xe cũng không thể đi được. Nhiều đoạn phải chặt cây chống lầy cho xe vận chuyển hàng hoá lên cho bộ đội, nhưng cũng rất hạn chế. Vì vậy, ở phía trước vẫn thiếu thốn đủ thứ.
    Quân số ngày càng hao hụt, sức khỏe bộ đội giảm sút nhiều, trong khi cường độ đánh phá của địch lại tăng lên. Chúng lợi dụng mùa mưa tăng cường đánh phá, gây cho ta không ít khó khăn.
    Để bảo đảm cho bộ đội chiến đấu lâu dài và nhất là chuẩn bị cho đồng chí tổng tiến công sắp tới, Quân khu quyết định điều động trung đoàn bộ binh 95 và một số đơn vị khác như trung đoàn bộ binh 93, 94 lên thay thế, giữ vững bàn đạp, rút trung đoàn bộ binh 31 chúng tôi về củng cố. Đây là một quyết định đúng đắn và rất kịp thời.
    Những ai đã từng sống trong những hoàn cảnh này mới thấy được niềm vui sướng của những người lính từ trong gian khổ, ác liệt được trở về hậu phương tận hưởng những giờ phút nghỉ ngơi.
    Hơn một tháng chiến đấu trong mùa mưa, bộ đội gần như kiệt sức, ai cũng mong có được một giấc ngủ thật sâu, một không khí yên tĩnh của thời bình, một ước mơ đơn giản mà đã hàng tháng nay mới có được.
    Sau khi bàn giao trận địa cho trung đoàn bộ binh 95, chúng tôi lại về căn cứ mà lòng cảm thấy nhẹ nhõm. Trong cuộc chiến đấu vừa qua, chúng tôi đã vượt qua bao khó khăn thử thách, đã kiên cường bám trụ và cuối cùng đã hoàn thành nhiệm vụ, không để mất một vị trí nào trước khi bàn giao lại cho Bạn.
    Trở về căn cứ, ai cũng tưởng rằng sẽ được xả hơi mấy ngày. Nhưng không! Bộ đội có thể được nghỉ ngơi, nhưng những người chỉ huy, lãnh đạo như chúng tôi thì công việc lại ngập đầu: nào là hội họp, sơ kết, tổng kết, nào là bổ sung quân số, vũ khí trang bị và phải bắt tay ngay vào công tác huấn luyện.
    Chúng tôi về căn cứ để củng cố lực lượng, nhưng hàng ngày vẫn dõi theo tình hình diễn biến trên chiến trường Đông Bắc nói riêng và tình hình Campuchia nói chung. Tình hình ở Campuchia lúc này đã có những dấu hiệu đáng chú ý. Tập đoàn ********* Pol Pot-Ieng Sary-Khieu Xamphon ngày càng lộ rõ bộ mặt phản bội tư tưởng Mác-xít của chúng. Ở trong nước, chúng thực hiện chính sách vô cùng tàn ác, hà khắc với nhân dân Campuchia. Vì vậy đã xuất hiện phong trào phản chiến trong quân đội. Một số đơn vị bộ đội thuộc Quân khu 203 chạy sang Việt Nam. Một bộ phận nhân dân Campuchia cũng tìm đường vượt biên giới sang nước ta lánh nạn.
    Trên chiến trường Đông Bắc, sau khi trung đoàn bộ binh 95 vào thay thế trung đoàn bộ binh 31 để tiếp tục chiến đấu giữ vững bàn đạp, địch tăng cường đánh phá gây sức ép trên toàn tuyến, không những ở chính diện mà ngay cả hai bên sườn và phía sau của các đơn vị cũng bị địch tấn công.
    Tại đồn biên phòng 23, chúng lại tiếp tục bu bám và cài mìn xung quanh. Đường 19 từ đồn biên phòng ra phía trước cũng liên tục bị phục kích và gài mìn, khiến cho công tác vận chuyển tiếp tế gặp rất nhiều trở ngại. Một số vị trí của ta ở ngã ba Công hương đã bị địch đánh chiếm. Một số dân công hoả tuyến bị địch phục kích bắt trong đó có cả phụ nữ. Tình hình ngày một phức tạp.
    Không thể để mất khu vực đầu cầu có tính chất trọng yếu này. Trước tình hình đó, Quân khu 5 đã điều trung đoàn bộ binh 94, thuộc sư đoàn bộ binh 307 lên triển khai dọc đường 19, sau đội hình trung đoàn bộ binh 95 và một số đơn vị khác, với mục đích tạo thế liên hoàn giữa phía trước với phía sau. Nhưng tình hình vẫn không cải thiện được bao nhiêu.
    Tháng 10 năm 1978, sư đoàn bộ binh 801 của địch đã cho một bộ phân lực lượng chiếm lĩnh điểm cao 312 (phía Bắc đường 19 thuộc tỉnh Ratanakiri). Từ bàn đạp này chúng cho nhiều toán xuống khống chế đường 19 và ngầm Ô Gia Đao bằng các thủ đoạn phục kích, gài mìn cắt đứt tiếp tế, cô lập các đơn vị phía trước gồm: trung đoàn bộ binh 94, trung đoàn bộ binh 95 và một số đơn vị khác với phía sau của ta.
    Tình hình trên hướng Quân khu 5 lúc này rất nghiêm trọng. Giữa lúc cuộc chiến đấu trên tuyến biên giới Tây Nam ngày càng quyết liệt và phức tạp thì hầu như đồng thời có nhiều sự kiện quan trọng diễn ra cùng lúc: trước tình hình quân đội địch và nhân dân Campuchia gần biên giới căm ghét chế độ Pol Pot chạy sang ta ngày một đông, được sự giúp đỡ chí tình của Đảng và Nhà nước ta, ?oMặt trận Cứu nguy Dân tộc Campuchia? ra đời. Sau này gọi là ?oMặt trận Dân tộc Cứu nước Campuchia? do đồng chí Hêng Somrin làm chủ tịch. Sự kiện này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong diễn biến tình hình ở Campuchia và các nước trong khu vực. Đây là hành lang pháp lý để chúng ta tiến hành thực hiện hai nhiệm vụ cùng lúc: là nhiệm vụ dân tộc và nhiệm vụ quốc tế. Trong đó, nhiệm vụ dân tộc là động lực thúc đẩy.
    Từ sự kiện đó, để hoàn thành nhiệm vụ vẻ vang của dân tộc, Bộ Quốc phòng và Bộ Tổng tham mưu đã thành lập nhiều đơn vị mới thuộc các Quân khu phía Nam, trong đó có sư đoàn bộ binh 309 chúng tôi. Sau chiến thắng mùa Xuân năm 1975, trước tình hình diễn biến bất lợi cho ta ở hai đầu đất nước, quân đội ta cũng đã thành lập ra nhiều đơn vị cơ động của bộ. Đó là những chủ trương rất sáng suốt và kịp thời của Đảng và Nhà nước ta, quân đội ta.
    Như vậy chúng ta có thể hiểu là sư đoàn bộ binh 309 và các đơn vị khác ra đời trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam, nhằm cùng toàn quân và dân ta thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược của Đảng và nhiệm vụ dân tộc và nhiệm vụ quốc tế.
    Ra đời tại thị xã Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắc Lắc vào ngày 27-9-1978, sư đoàn bộ binh 309 lúc mới thành lập gồm ba trung đoàn bộ binh, nòng cốt là trung đoàn bộ binh 31, một trung đoàn pháo binh (trung đoàn pháo binh 36-sau này đổi thành trung đoàn pháo binh 487) cùng các tiểu đoàn trực thuộc và chuyên môn.
    Bộ tư lệnh sư đoàn đầu tiên gồm các đồng chí:
    -Thượng tá Lê Chí Thuận (Lê Văn Nẹc)-sư đoàn trưởng.
    -Thượng tá Nguyễn Văn Chức-chính uỷ.
    -Thượng tá Lê Tá-phó sư đoàn trưởng.
    -Trung tá Trần Dực-phó chính uỷ kiêm chủ nhiệm chính trị sư đoàn.
    Còn chỉ huy các trung đoàn bộ binh và nhiệm vụ của họ tôi xin nói cụ thể ở các phần sau.

Chia sẻ trang này