1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trên biên giới Tây Nam và tiêu diệt bọn diệt chủng Pol Pot

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi ptlinh, 06/10/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Thế là lại gấp rút chuyển quân lập thế.
    Sáng ngày 8 tháng 12, sở chỉ huy sư đoàn dời về Chi Pu. Trung đoàn 266 và đại đội xe tăng T.59 cơ động về Pô Pét và Tà Yên. Trung đoàn 273 từ Kô-ki Sa-om, Săng-kum Miên-chay cũng cơ động về Tà Yên. Pháo binh trung đoàn 55 cũng hành quân về Chi Pu và phía đông cầu tà Yên? Đi sau các đoàn xe tăng, thiết giáp và các đoàn ô tô chở quân là các đoàn xe vận tải chở lương thực, đạn dược, xe cứu thương. Trời nắng như đổ lửa, các cánh quân vẫn rầm rập chuyển mình, những con đường đất vằn lên những đám mây bụi đỏ tía như quầng lửa.
    16 giờ 15 phút ngày 8 tháng 12, cuộc tiến công chớp nhoáng trong hành tiến bằng bộ binh cơ giới của sư đoàn 341 vào Pra Sốt bắt đầu. Sau những loạt pháo 85 và 105 bắn chuẩn bị, xe ô tô chở tiểu đoàn 7, tiểu đoàn 8 cùng đại đội M.113 thiết giáp (vì xe tăng T.59 lúc này chưa qua được cầu Tà Yên) chọc thẳng đường số 1 vào phía đông Pra Sốt. Xe ô tô chở tiểu đoàn 9 đổ bộ vào bắc Pra Sốt, từ đấy tiểu đoàn theo triền sông đánh xuống. Còn ở phía nam, tiểu đoàn 1 trung đoàn 273 và tiểu đoàn 1 trung đoàn 14 sau khi làm chủ ngã ba Truôn Trà Pếc, đã tạo hướng vu hồi phía tây nam Pra Sốt. 17 giờ 10 phút, Pra Sốt hoàn toàn thất thủ.
    Thừa thắng, ngay đêm 8 tháng 12, bộ tư lệnh sư đoàn đưa toàn bộ lực lượng vượt qua Pra Sốt, tiến quân đến sát bờ đông sông Ba Sa.
    Vậy là chỉ trong ba ngày liên tục chiến đấu, sư đoàn 341 đã tiến công địch, làm chủ các mục tiêu trên một chiều sâu 40 kilômét, với chính diện gần 20 kilômét, cùng với các sư đoàn bạn khép chặt vòng vây chiến dịch. Một số đơn vị địch lúc này đã vượt sang phía tây sông Ba Sa. Còn hầu hết bị kẹt trong vòng vây của ta. Bọn này được lệnh phân tán nhỏ, trà trộn trong dân để đánh du kích, quấy phá trực tiếp hành lang vận chuyển tiếp tế và các vị trí đứng chân của ta.
    Sáng ngày 9 tháng 12, Tư lệnh Quân đoàn tới sở chỉ huy sư đoàn đặt vấn đề: ?oNhiệm vụ quân sự của sư đoàn 341 lúc này là gì; cách giải quyết như thế nào nghiên cứu kỹ!?.
    Sau khi nghe bộ tư lệnh sư đoàn bàn bạc, cân nhắc, đồng chí hoàn toàn nhất trí với kết luận về nhiệm vụ quân sự: Tảo trừ sạch quân địch trong vòng vây. Chốt cứng, đánh bại các cuộc phản kích của địch từ hướng thị xã Soài Riêng tới. Cụ thể là:
    -Nhanh chóng cơ động lực lượng hình thành thế bao vây, tiến công truy quét địch trong từng khu vực, tiến tới tiêu diệt gọn toàn bộ quân địch trong vòng vây.
    -Tạo thế vững chắc đánh địch phản kích, nắm vững thời cơ, dùng lực lượng mạnh cơ động nhanh thành thế bao vây tiêu diệt sinh lực quan trọng của chúng.
    -Chuẩn bị chu đáo, đầy đủ mọi mặt, đảm bảo nuôi dưỡng, giữ gìn sức khỏe bộ đội đánh địch liên tục, dài ngày.
    -Tiết kiệm đạn dược, sử dụng hoả lực hợp lý, đúng tính chất, đúng với từng trận đánh.
    Trước khi rời sở chỉ huy sư đoàn, Tư lệnh Quân đoàn dừng lại trước tấm bản đồ chiến sự, đưa tay theo đường lượn uốn khúc của sông Ba Sa, nhấn mạnh:
    -Trên chỉ cho phép ta đánh địch từ đây về phía đông. Sư đoàn các đồng chí phải hoàn thành tốt nhiệm vụ ở khu vực này!-Vừa nói, Tư lệnh vừa khoanh vòng các địa điểm ở phía nam đường số 1 từ Mộc Hoá (Long An) đến Pra Sốt và Tà Yên.
    Từ ngày 9 đến ngày 12 vừa lập thế trận đón đánh bọn địch phản kích, các đơn vị trong sư đoàn đã siết chặt vòng vây, truy quét diệt 250 tên, bắt sống 792 tên địch.
    Cuộc tiến công truy quét của sư đoàn có hiệu quả một phần quan trọng là nhờ sự đóng góp của nhân dân địa phương Campuchia.
    Cán bộ, chiến sĩ sư đoàn không bao giờ quên được buổi đầu tiến vào Mỏ Vẹt để truy kích kẻ thù. Các chiến sĩ không khỏi xúc động khi quân ta vừa dừng lại đã thấy hàng đoàn người ùa lại vây quanh. Nhân dân rất đỗi vui mừng đón tiếp những người anh em Việt Nam đến giải phóng họ thoát khỏi bàn tay đẫm máu của bọn Pol Pot-Ieng Sary. Họ là những ông già, bà lão run run trong da bọc xương: những trẻ em còm cõi, xanh xao, bụng báng; những phụ nữ gầy đét như que củi, tóc cắt ngang tai, gáy trắng theo kiểu tóc của phụ nữ Trung Quốc. Trên mình họ được khoác những bộ đồ đen vá víu bẩn thỉu. Đàn ông thường chỉ mặc quần áo cộc hoặc ở trần.
    Các chiến sĩ xúc động bật liên tiếng chào trân trọng tự đáy lòng:
    -Kính chào các cụ, các bác!
    Tức thì các ông già, bà lão, các chị đều oà lên nức nở. Tiếng khóc như xua đi những ngày qua đầy uất hận.
    -Gần ba năm nay chúng tôi không là con người nữa!-Một chị phụ nữ sõi tiếng Việt, nước mắt giàn giụa, nắm tay một cán bộ nói-Chúng tôi đi làm từ lúc gà gáy đến khi mặt trời lặn dưới sự giám sát của lính áo đen. Trẻ em không được học hành, phải vào các tổ chăn trâu, nhặt phân bò, kéo cá. Ông già, bà lão thì vào các đội trồng cây. Ăn uống tập trung chỉ có bát cớm bát cháo mà lại luôn luôn bị cắt xén, phạt tội. Con trai con gái ở riêng, đi làm riêng, không có tình yêu, ca hát. Không được mặc vải đẹp. Ốm đau chẳng thuốc thang, chỉ có thuốc được nghiền bằng lá hay được tiêm bằng nước dừa. Ai cãi lại đều bị ăng-ca gọi đi ?ohọc tập? (hành quyết). Người chết đã quá nhiều rồi! Không chịu nổi nữa rồi!
    Rồi chị ngẩng lên nhìn thẳng vào mắt anh cán bộ, nói rành rẽ:
    -Chúng tôi chờ các anh đến cháy lòng! Bây giờ chúng tôi được giải phóng rồi! Sống lại rồi!
    Họ đã ở lại bên các phum ven đường số 1 không một chút tài sản, không một lon gạo, lại còn bị bệnh tật hoành hành.
    Trước tình hình ấy, chính uỷ sư đoàn nêu vấn đề trong bộ tư lệnh: ?oNgay bây giờ phải lo giúp dân, cứu dân, tổ chức đời sống cho họ. Phải coi đó như một chiến dịch khẩn cấp. Họ sẽ chết tất cả nếu ta chậm trễ!?.
    Bộ tư lệnh chỉ thị cho các đơn vị: ?oBằng mọi biện pháp phải cứu giúp nhân dân, không được để một người dân nào trong khu vực đóng quân bị chết vì đói hay vì bệnh tật?.
    Ban dân vận sư đoàn được thành lập do đồng chí Lê Văn Thuần phụ trách. Các trung đoàn có cán bộ chuyên trách công tác dân vận. Mỗi đại đội có một tiểu đội tuyên truyền vũ trang do phó chính trị viên phụ trách. Từng đơn vị tổ chức trích phần lương thực, thực phẩm và quyên góp giúp dân. Nhiều chiến sĩ đã giúp dân những lạng đường, hộp sữa duy nhất của mình. Hàng ngày, các chiến sĩ quân y xuống từng phum khám bệnh, điều trị cho bà con. Bệnh xá sư đoàn, trung đoàn dành riền một phần để chữa bệnh cho dân? Cán bộ, chiến sĩ ta coi đây là sự thể hiện cụ thể nghĩa vụ quốc tế của mình. Những việc làm ấy đã cảm hóa được lòng tin yêu mến phục của nhân dân Mỏ Vẹt.
    Trong lần tiếp xúc thân mật với các chiến sĩ trung đoàn 266, chú Ma Sưu ở phum Pho đã nói: ?oPu đã biết đủ các sắc lính từ Pháp, Nhật, Mỹ, Lon Non,Sài Gòn, Pol Pot. Bọn chúng đều một tuồng gian ác như nhau. Chỉ có bộ đội cách mạng Việt Nam thì bao giờ cũng vậy: Hiền lành như com cái nhà Phật!?.
    Từ lòng tin yêu ấy mà thím Na Ry đã dẫn đại đội 3 tiểu đoàn 7 lùng diệt một đại đội địch ở đồng lúa Piêng Re Ay.
    Tàn quân địch lẩn trốn, trinh sát của chúng tung vào đều bị nhân dân các phum báo cho bộ đội bắt gọn. Bọn ?oăng-ca? lớn bé còn lẩn quất trong phum đều bị bà con vạch mặt.
    Địch đã bị quét sạch khỏi phía đông sông Ba Sa. Cuộc sống mới ấm tình hữu nghị Khơ Me-Việt Nam đang thổi bùng lên luồng sinh khí mới, chắp cánh cho mỗi người dân Mỏ Vẹt đến tương lai hạnh phúc.
  2. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Mãi đến ngày 12 tháng 12, địch mới tổ chức được lực lượng phản kích vào phía tây Pra Sốt do tiểu đoàn 8 chốt giữ. Trong suốt sáu giờ chiến đấu, tiểu đoàn 8 đã diệt 91 tên, bắt 162 tên.
    Ở sở chỉ huy, bộ tư lệnh sư đoàn nhận định: ?oĐịch đã gượng dậy và bắt đầu đối phó. Mục tiêu của chúng là Pra Sốt. Chỉ có Pra Sốt thì chúng mới có bàn đạp phản công?. Và, bộ tư lệnh sư đoàn đã lệnh cho các đơn vị phải kiên quyết, chủ động đánh bại các lực lượng phản kích của địch vào Pra Sốt. Phương châm là: chốt giữ kiên cường, vận động tiến công mạnh mẽ.
    Quả nhiên, sáng ngày 13 tháng 21, hai tiểu đoàn địch dẫn xác vào đúng dự kiến của ta. Trung đoàn 266 đã dùng tiểu đoàn 7, tiểu đoàn 8 phối hợp với đại đội thiết giáp M.113 tiến công diệt 107 tên, bắt sống 119 tên. Riêng tiểu đội Nguyễn Đức Lĩnh đại đội 6 tiểu đoàn 8 đã đánh lui 11 đợt phản kích, diệt 42 tên.
    Những trận đánh thắng giòn giã của trung đoàn 266 đã cổ vũ khích lệ cán bộ, chiến sĩ sư đoàn. Ai nấy đều mong có những trận đánh quy mô lớn, diệt lớn. Riêng các cán bộ ở sở chỉ huy sư đoàn, qua hành động của địch, phán đoán chúng đang chuẩn bị phản công lớn. Thế là đảng uỷ và bộ tư lệnh chuẩn bị vào xây dựng phương án. Trong buổi họp đó, Tư lệnh Quân đoàn phát biểu: ?oBa bốn mốt đánh như thế đã tốt! Cần phải đánh tốt hơn nữa! Làm sao tạo được cú đánh hiểm, đánh cho chúng những đòn thật nặng!?.
    Các cán bộ chỉ huy đều hiểu ý của Tư lệnh Quân đoàn không thể chờ địch phản kích mới đánh mà phải chủ động tiến công. Nhưng đâu còn đất để tiến công mà đánh lớn? Trên chỉ cho phép sư đoàn đánh đến bờ đông sông Ba Sa. Vậy, phải cử chốt chặt kết hợp với cơ động mạnh mà diệt chúng. Đó là ý kiến ban đầu của các cán bộ tiểu đoàn khi được sư đoàn trưởng nêu vấn đề: ?olàm thế nào tạo được một trận đánh lớn??. Sau đó, sư đoàn trưởng mới giảng giải trên cơ sở những nhận định của đảng uỷ và bộ tư lệnh đã thống nhất:
    Một là, chốt giữ đơn thuần, ta sẽ không đạt được yêu cầu tiến công quân sự. Địch cũng không dại gì mà cứ húc đầu vào chốt ta để hứng đòn tiêu diệt.
    Hai là, đánh địch trên đất ta, ta có thể vận dụng mọi thủ đoạn chiến đấu, kể cả việc mở đất cài thế dụ chúng mà không ảnh hưởng tới nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Điều quyết định nhất là tạo ra chiến trường để đánh lớn.
    Sư đoàn trưởng khoanh vòng chì đỏ từ Ngã ba Cột Cờ theo triền sông Ba Sa đến Pra Sốt và Tà Yên rồi nói tiếp:
    -Vùng này chẳng khác gì cái túi gắn và dải áo biên giới của ta. Đó là thế lợi. Vì khi đã dụ địch vào đây, ta chỉ cần buộc túi lại bằng các chốt đón lõng ở Pra Sốt là có ngay một cơ hội đánh lớn.
    Ba là, địch còn rất mơ hồ về ta lại bị thôi thúc bởi tâm trạng cố giành bằng được địa bàn này nên dễ sa vào ảo tưởng và sai lầm, cho phép ta dễ dàng tương kế tựu kế. Trên địa hình này, xe tăng, xe cơ giới của ta cơ động tốt, thuận lợi cho đánh hiệp đồng binh chủng trong hành tiến, tạo ra được sức đột phá nhanh và mạnh. Trong khi đó địch không thể giấu quân được trên đồng trống.
    Lời phân tích của sư đoàn trưởng đã cuốn hút tâm trí các cán bộ chỉ huy, như dẫn dắt họ vào trận đánh. Tan họp, mọi người hồ hởi trở về đơn vị lao vào cuộc chuẩn bị.
    Đêm 14 tháng 12, các đài vô tuyến của sư đoàn phát đi những mệnh lệnh ?otổ chức lui quân?.
    Sáng 15, một cuộc ?olui quân? vừa bí mật vừa rầm rộ đã diễn ra trên đường số 1 và nam, bắc đường 96. Trung đoàn 273 rút về Ngã ba Cột Cờ (giáp Mộc Hoà). Trung đoàn 266, trung đoàn 55 pháo binh, tiểu đoàn 1 xe tăng, thiết giáp, xe vận tải? ùn ùn ngược về Chi Pu.
    Địch thấy vậy, hí hửng. Từ khi ta dừng lại bên bờ đông sông Ba Sa, chúng đã nhận định: ?oTiến công vào sâu, Việt Nam đang gặp khó khắn?. Nhưng đó vẫn chỉ là sự mập mờ phỏng đoán. Còn bây giờ chúng tự cho đấy là những ý kiến chính xác: ?oRõ ràng, quân Việt Nam đã không kham nổi cái mặt trận quá rộng này!?.
    Trong khi địch vội vàng lập sở chỉ huy chiến dịch và điều động lực lượng tổ chức phản công trên hướng đường số 1 thì sư đoàn 3 địch đã được lệnh truy kích. Bộ binh và pháo binh của sư đoàn này trở lại Pra Sốt, Truôn Trà Pếc không mất một viên đạn. Chúng khấp khởi mừng nhưng vẫn dè dặt.
    Đến 11 giờ hôm sau, 16 tháng 12, lực lượng xung kích của địch đã chạm trán đại đội 9 tiểu đoàn 9 trên hướng đường số 1 và đại đội 1 tiểu đoàn 1 trên hướng đường 96. Tiếp đó đại đội 3 tiểu đoàn 7 xuất kích diệt gọm đại đội địch ở tây nam cầu Tà Yên. Thế nhưng bọn chỉ huy của chúng vẫn chưa khỏi cơn mê ngủ, vẫn khẳng định: ?oNhất định quân Việt Nam chưa qua khỏi Chi Pu. Đấy chỉ là bộ phận ngăn chặn, kiềm chế!?. Và sư đoàn 3 được lệnh ?onhanh chóng nhổ chốt, mau mau truy kích!?.
    Đêm hôm đó (16-12), bộ tư lệnh sư đoàn 341 lệnh cho trung đoàn 273 luồn sâu vào phía sau tạo thế chia cắt và dựng những chốt đón lõng từ Pra Sốt đến Truôn Trà Pếc. Trung đoàn 266, trung đoàn pháo binh 55, tiểu đoàn xe tăng, thiết giáp được tổ chức thành các mũi tiến công sẵn sàng đột phá theo trục đường số 1.
    Suốt đêm 16 tháng 12, cả sở chỉ huy sư đoàn hồi hộp theo dõi bước đi của cán bộ, chiến sĩ tiểu đoàn 3. Chiếc máy thông tin 2 oát trên lưng chiến sĩ Trường vẫn đều đều phát về đài canh những tín hiệu mật được quy định trước để báo với sở chỉ huy là tiểu đoàn đã đến những điểm quy ước. Cả tiểu đoà theo đội hình hàng dọc do tiểu đoàn trưởng Nguyễn Sông Thao đi đầu cùng với tiểu đội trinh sát của Kiều và trung đội bộ binh Nguyễn Ngọc Đôn. Từng đoạn lại để trinh sát ở lại dẫn đường cho cả đơn vị suốt 17 kilômét từ Ngã ba Cột Cờ đến Pra Sốt. Có lúc gặp đơn vị địch chuyển quân đi ngang đội hình tiểu đoàn, các chiến sĩ cứ lẳng lặng bước làm địch tưởng lầm là ?ođơn vị bạn? của chúng. Có tên còn lẽo đẽo theo tiểu đoàn 3 đến sáng bạch mới biết. Lúc cách Pra Sốt gần hai kilômét, lính gác của địch bắn súng và hét toáng lên những Nguyễn Sông Thao cũng mặc, chỉ để trung đội của Nguyễn Cảnh Hồi phục lại ngăn chặn còn cả tiểu đoàn lao thẳng theo triền sông về phía cầu Pra Sốt.
    5 giờ 20 phút, ánh chớp lựu đạn và súng liên thanh bỗng chốc bùng lên ở Pra Sốt. Vài phút sau, Pra Sốt lại chìm trong im lặng.
    Bấy giờ ở sở chỉ huy sư đoàn, trực ban tác chiến rời máy điện thoại, đứng phắt dậy, nói như reo: ?oD.3 làm chủ Pra Sốt rồi!?.
    Chỉ chờ có vậy, sư đoàn trưởng cầm tổ hợp ra lệnh cùng một lúc cho các chỉ huy trưởng trên các hướng: ?oCác đồng chí, lúc này là 5 giờ 30 phút, tiểu đoàn 3 đã khóa túi Pra Sốt, thời cơ diệt địch đã đến rồi, tôi ra lệnh nổ súng!?.
    Các chiến sĩ sư đoàn 341 đã quen với cách đánh lớn, đánh hiệp đồng binh chủng trong hành tiến, lần này được dịp vùng vẫy thoả sức. Trong khi pháo binh của sư đoàn còn giội bão lửa xuống các cánh quân địch thì xe tăng, thiết giáp và ô tô chở quân đã ầm ầm vượt cầu Tà Yên xốc về phía chúng. Địch chống cự yếu ớt, tan rã rồi tháo chạy-tháo chạy để bảo toàn lực lượng, để rồi lại quay lại truy kích, và để ?ođánh nhau lâu dài với Việt Nam!?. Điều này thì các chiến sĩ sư đoàn 341 đã hiểu tận tim đen của sư đoàn 3 địch. Nhưng chúng chạy đi đâu khi phía sau chúng trung đoàn 173 đã vậy chặt suốt từ Truôn Trà Pếc đến Pra Sốt.
    Cánh quân đột phá của sư đoàn vẫn ào ào xốc tới. Bộ binh của chúng toé ra tìm nơi ẩn trốn ngoài cánh đồng và các phum. Xe chỉ huy và xe kéo pháo của chúng lúc ấy đang rời khỏi phum Diêng Re Ay tháo chạy trước mũi đột phát của ta. Chúng mở hết tốc độ, lao như bay trên đường số 1 với hy vọng thoát khỏi sự trừng trị của các chiến sĩ xe tăng, thiết giáp và bộ binh tiểu đoàn 9. Nhưng khi cách cầu Pra Sốt 100 mét thi chúng rơi vào trận địa đón lõng của tiểu đoàn 3.
    Chiến sĩ Thái Đình Kỳ, từ khoảng cách 15 mét, bắn một quả đạn B.40 trúng buồng lái xe đi đầu. Một vầng lửa màu da cam bùng lên. Chiếc xe chệnh choạng lao thêm hơn chục mét rồi dừng lại, bốc cháy. Lính pháo của chúng trên xe sau nhảy xuống đường lẩn trốn, nhưng bị các chiến sĩ đại đội 10, đại đội 11 quật ngã ngay trên mặt đường. Chỉ có chiếc xe Toyota du kcịh là kịp dừng cách trận địa hơn 200 mét. Khi các chiến sĩ xông đến thì trên xe chỉ còn chiếc máy thông tin vô tuyến, một số bản đồ và tài liệu gồm nghị quyết của trung ương đảng Pol Pot và quân khu 203.
    Thế là, với hành động nghi binh, tạo thế trận dụ địch và phản công, tiến công mạnh mẽ, sư đoàn 341 đã nhanh chóng đánh tan rã và vây chặt sư đoàn 3 địch, diệt tại chỗ 222 tên, bắt sống 67 tên, thu ba ô tô, hai khẩu pháo 105 cùng hàng trăm súng các loại, đặc biệt thu được nhiều tài liệu sặc mùi ********* và phản bội của bọn Pol Pot.
    Sau ngày 17, sư đoàn quét địch trong vòng vây, diệt 371 tên, bắt sống 74 tên, thu hàng trăm súng trong đó có ba khẩu cối 82.
  3. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Mãi đến ngày 12 tháng 12, địch mới tổ chức được lực lượng phản kích vào phía tây Pra Sốt do tiểu đoàn 8 chốt giữ. Trong suốt sáu giờ chiến đấu, tiểu đoàn 8 đã diệt 91 tên, bắt 162 tên.
    Ở sở chỉ huy, bộ tư lệnh sư đoàn nhận định: ?oĐịch đã gượng dậy và bắt đầu đối phó. Mục tiêu của chúng là Pra Sốt. Chỉ có Pra Sốt thì chúng mới có bàn đạp phản công?. Và, bộ tư lệnh sư đoàn đã lệnh cho các đơn vị phải kiên quyết, chủ động đánh bại các lực lượng phản kích của địch vào Pra Sốt. Phương châm là: chốt giữ kiên cường, vận động tiến công mạnh mẽ.
    Quả nhiên, sáng ngày 13 tháng 21, hai tiểu đoàn địch dẫn xác vào đúng dự kiến của ta. Trung đoàn 266 đã dùng tiểu đoàn 7, tiểu đoàn 8 phối hợp với đại đội thiết giáp M.113 tiến công diệt 107 tên, bắt sống 119 tên. Riêng tiểu đội Nguyễn Đức Lĩnh đại đội 6 tiểu đoàn 8 đã đánh lui 11 đợt phản kích, diệt 42 tên.
    Những trận đánh thắng giòn giã của trung đoàn 266 đã cổ vũ khích lệ cán bộ, chiến sĩ sư đoàn. Ai nấy đều mong có những trận đánh quy mô lớn, diệt lớn. Riêng các cán bộ ở sở chỉ huy sư đoàn, qua hành động của địch, phán đoán chúng đang chuẩn bị phản công lớn. Thế là đảng uỷ và bộ tư lệnh chuẩn bị vào xây dựng phương án. Trong buổi họp đó, Tư lệnh Quân đoàn phát biểu: ?oBa bốn mốt đánh như thế đã tốt! Cần phải đánh tốt hơn nữa! Làm sao tạo được cú đánh hiểm, đánh cho chúng những đòn thật nặng!?.
    Các cán bộ chỉ huy đều hiểu ý của Tư lệnh Quân đoàn không thể chờ địch phản kích mới đánh mà phải chủ động tiến công. Nhưng đâu còn đất để tiến công mà đánh lớn? Trên chỉ cho phép sư đoàn đánh đến bờ đông sông Ba Sa. Vậy, phải cử chốt chặt kết hợp với cơ động mạnh mà diệt chúng. Đó là ý kiến ban đầu của các cán bộ tiểu đoàn khi được sư đoàn trưởng nêu vấn đề: ?olàm thế nào tạo được một trận đánh lớn??. Sau đó, sư đoàn trưởng mới giảng giải trên cơ sở những nhận định của đảng uỷ và bộ tư lệnh đã thống nhất:
    Một là, chốt giữ đơn thuần, ta sẽ không đạt được yêu cầu tiến công quân sự. Địch cũng không dại gì mà cứ húc đầu vào chốt ta để hứng đòn tiêu diệt.
    Hai là, đánh địch trên đất ta, ta có thể vận dụng mọi thủ đoạn chiến đấu, kể cả việc mở đất cài thế dụ chúng mà không ảnh hưởng tới nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Điều quyết định nhất là tạo ra chiến trường để đánh lớn.
    Sư đoàn trưởng khoanh vòng chì đỏ từ Ngã ba Cột Cờ theo triền sông Ba Sa đến Pra Sốt và Tà Yên rồi nói tiếp:
    -Vùng này chẳng khác gì cái túi gắn và dải áo biên giới của ta. Đó là thế lợi. Vì khi đã dụ địch vào đây, ta chỉ cần buộc túi lại bằng các chốt đón lõng ở Pra Sốt là có ngay một cơ hội đánh lớn.
    Ba là, địch còn rất mơ hồ về ta lại bị thôi thúc bởi tâm trạng cố giành bằng được địa bàn này nên dễ sa vào ảo tưởng và sai lầm, cho phép ta dễ dàng tương kế tựu kế. Trên địa hình này, xe tăng, xe cơ giới của ta cơ động tốt, thuận lợi cho đánh hiệp đồng binh chủng trong hành tiến, tạo ra được sức đột phá nhanh và mạnh. Trong khi đó địch không thể giấu quân được trên đồng trống.
    Lời phân tích của sư đoàn trưởng đã cuốn hút tâm trí các cán bộ chỉ huy, như dẫn dắt họ vào trận đánh. Tan họp, mọi người hồ hởi trở về đơn vị lao vào cuộc chuẩn bị.
    Đêm 14 tháng 12, các đài vô tuyến của sư đoàn phát đi những mệnh lệnh ?otổ chức lui quân?.
    Sáng 15, một cuộc ?olui quân? vừa bí mật vừa rầm rộ đã diễn ra trên đường số 1 và nam, bắc đường 96. Trung đoàn 273 rút về Ngã ba Cột Cờ (giáp Mộc Hoà). Trung đoàn 266, trung đoàn 55 pháo binh, tiểu đoàn 1 xe tăng, thiết giáp, xe vận tải? ùn ùn ngược về Chi Pu.
    Địch thấy vậy, hí hửng. Từ khi ta dừng lại bên bờ đông sông Ba Sa, chúng đã nhận định: ?oTiến công vào sâu, Việt Nam đang gặp khó khắn?. Nhưng đó vẫn chỉ là sự mập mờ phỏng đoán. Còn bây giờ chúng tự cho đấy là những ý kiến chính xác: ?oRõ ràng, quân Việt Nam đã không kham nổi cái mặt trận quá rộng này!?.
    Trong khi địch vội vàng lập sở chỉ huy chiến dịch và điều động lực lượng tổ chức phản công trên hướng đường số 1 thì sư đoàn 3 địch đã được lệnh truy kích. Bộ binh và pháo binh của sư đoàn này trở lại Pra Sốt, Truôn Trà Pếc không mất một viên đạn. Chúng khấp khởi mừng nhưng vẫn dè dặt.
    Đến 11 giờ hôm sau, 16 tháng 12, lực lượng xung kích của địch đã chạm trán đại đội 9 tiểu đoàn 9 trên hướng đường số 1 và đại đội 1 tiểu đoàn 1 trên hướng đường 96. Tiếp đó đại đội 3 tiểu đoàn 7 xuất kích diệt gọm đại đội địch ở tây nam cầu Tà Yên. Thế nhưng bọn chỉ huy của chúng vẫn chưa khỏi cơn mê ngủ, vẫn khẳng định: ?oNhất định quân Việt Nam chưa qua khỏi Chi Pu. Đấy chỉ là bộ phận ngăn chặn, kiềm chế!?. Và sư đoàn 3 được lệnh ?onhanh chóng nhổ chốt, mau mau truy kích!?.
    Đêm hôm đó (16-12), bộ tư lệnh sư đoàn 341 lệnh cho trung đoàn 273 luồn sâu vào phía sau tạo thế chia cắt và dựng những chốt đón lõng từ Pra Sốt đến Truôn Trà Pếc. Trung đoàn 266, trung đoàn pháo binh 55, tiểu đoàn xe tăng, thiết giáp được tổ chức thành các mũi tiến công sẵn sàng đột phá theo trục đường số 1.
    Suốt đêm 16 tháng 12, cả sở chỉ huy sư đoàn hồi hộp theo dõi bước đi của cán bộ, chiến sĩ tiểu đoàn 3. Chiếc máy thông tin 2 oát trên lưng chiến sĩ Trường vẫn đều đều phát về đài canh những tín hiệu mật được quy định trước để báo với sở chỉ huy là tiểu đoàn đã đến những điểm quy ước. Cả tiểu đoà theo đội hình hàng dọc do tiểu đoàn trưởng Nguyễn Sông Thao đi đầu cùng với tiểu đội trinh sát của Kiều và trung đội bộ binh Nguyễn Ngọc Đôn. Từng đoạn lại để trinh sát ở lại dẫn đường cho cả đơn vị suốt 17 kilômét từ Ngã ba Cột Cờ đến Pra Sốt. Có lúc gặp đơn vị địch chuyển quân đi ngang đội hình tiểu đoàn, các chiến sĩ cứ lẳng lặng bước làm địch tưởng lầm là ?ođơn vị bạn? của chúng. Có tên còn lẽo đẽo theo tiểu đoàn 3 đến sáng bạch mới biết. Lúc cách Pra Sốt gần hai kilômét, lính gác của địch bắn súng và hét toáng lên những Nguyễn Sông Thao cũng mặc, chỉ để trung đội của Nguyễn Cảnh Hồi phục lại ngăn chặn còn cả tiểu đoàn lao thẳng theo triền sông về phía cầu Pra Sốt.
    5 giờ 20 phút, ánh chớp lựu đạn và súng liên thanh bỗng chốc bùng lên ở Pra Sốt. Vài phút sau, Pra Sốt lại chìm trong im lặng.
    Bấy giờ ở sở chỉ huy sư đoàn, trực ban tác chiến rời máy điện thoại, đứng phắt dậy, nói như reo: ?oD.3 làm chủ Pra Sốt rồi!?.
    Chỉ chờ có vậy, sư đoàn trưởng cầm tổ hợp ra lệnh cùng một lúc cho các chỉ huy trưởng trên các hướng: ?oCác đồng chí, lúc này là 5 giờ 30 phút, tiểu đoàn 3 đã khóa túi Pra Sốt, thời cơ diệt địch đã đến rồi, tôi ra lệnh nổ súng!?.
    Các chiến sĩ sư đoàn 341 đã quen với cách đánh lớn, đánh hiệp đồng binh chủng trong hành tiến, lần này được dịp vùng vẫy thoả sức. Trong khi pháo binh của sư đoàn còn giội bão lửa xuống các cánh quân địch thì xe tăng, thiết giáp và ô tô chở quân đã ầm ầm vượt cầu Tà Yên xốc về phía chúng. Địch chống cự yếu ớt, tan rã rồi tháo chạy-tháo chạy để bảo toàn lực lượng, để rồi lại quay lại truy kích, và để ?ođánh nhau lâu dài với Việt Nam!?. Điều này thì các chiến sĩ sư đoàn 341 đã hiểu tận tim đen của sư đoàn 3 địch. Nhưng chúng chạy đi đâu khi phía sau chúng trung đoàn 173 đã vậy chặt suốt từ Truôn Trà Pếc đến Pra Sốt.
    Cánh quân đột phá của sư đoàn vẫn ào ào xốc tới. Bộ binh của chúng toé ra tìm nơi ẩn trốn ngoài cánh đồng và các phum. Xe chỉ huy và xe kéo pháo của chúng lúc ấy đang rời khỏi phum Diêng Re Ay tháo chạy trước mũi đột phát của ta. Chúng mở hết tốc độ, lao như bay trên đường số 1 với hy vọng thoát khỏi sự trừng trị của các chiến sĩ xe tăng, thiết giáp và bộ binh tiểu đoàn 9. Nhưng khi cách cầu Pra Sốt 100 mét thi chúng rơi vào trận địa đón lõng của tiểu đoàn 3.
    Chiến sĩ Thái Đình Kỳ, từ khoảng cách 15 mét, bắn một quả đạn B.40 trúng buồng lái xe đi đầu. Một vầng lửa màu da cam bùng lên. Chiếc xe chệnh choạng lao thêm hơn chục mét rồi dừng lại, bốc cháy. Lính pháo của chúng trên xe sau nhảy xuống đường lẩn trốn, nhưng bị các chiến sĩ đại đội 10, đại đội 11 quật ngã ngay trên mặt đường. Chỉ có chiếc xe Toyota du kcịh là kịp dừng cách trận địa hơn 200 mét. Khi các chiến sĩ xông đến thì trên xe chỉ còn chiếc máy thông tin vô tuyến, một số bản đồ và tài liệu gồm nghị quyết của trung ương đảng Pol Pot và quân khu 203.
    Thế là, với hành động nghi binh, tạo thế trận dụ địch và phản công, tiến công mạnh mẽ, sư đoàn 341 đã nhanh chóng đánh tan rã và vây chặt sư đoàn 3 địch, diệt tại chỗ 222 tên, bắt sống 67 tên, thu ba ô tô, hai khẩu pháo 105 cùng hàng trăm súng các loại, đặc biệt thu được nhiều tài liệu sặc mùi ********* và phản bội của bọn Pol Pot.
    Sau ngày 17, sư đoàn quét địch trong vòng vây, diệt 371 tên, bắt sống 74 tên, thu hàng trăm súng trong đó có ba khẩu cối 82.
  4. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Mùa khô ở Mỏ Vẹt, nắng gắt và gió bụi vắt kiệu dần các lòng mương, đáy giếng. Trên chốt, da các chiến sĩ sạm dần. Mắt ai nấy đều thâm quầng vì thiếu ngủ. Có điều tất cả đều mạnh khỏe sau gần một tháng quần nhau liên tục với địch.
    Ai cũng thầm khen hậu cần chiến dịch chu đáo. Buổi sáng, các chiến sĩ ăn bánh mì hoặc mì ăn liền loại ?onăm con tôm? chở từ Bến Cầu đến. Bữa trưa và tối là cơm nóng, có rau bắp cải chở từ Đà Lạt, có cá từ Đồng Nai, có thịt lợn, thịt bò từ Tây Ninh đến. Nông trường Sông Lam của sư đoàn cũng đưa lên biên giới hàng chục tấn cá, gà, lơn. Sư đoàn lập thêm trạm thu mua ở các địa phương trong nước, tăng cường đầu xe vận tải để chở đến mặt trận lương thực, thực phẩm và củi đốt? Tất tật, trừ nước sinh hoạt. Vì ở đây, ?ocon cá dưới nước, con chim trên trời, cây rau, ngọn cỏ trên mặt đất đều là tài sản của nhân dân Campuchia?. Nước thì lại vô cùng thiếu. Hàng trăm con người mới có một cái giếng dùng được. Đúng là giếng không thiếu, nhưng bọn ăng-ca đã biến phần lớn các giếng đó thành hố chôn người. Khắc phục tình trạng đó, phòng hậu cần cấp phát thêm cho các tiểu đội bi đông năm lít và túi ni lông để đựng nước.
    Chiến trường náo nức, sôi động. Các chiến sĩ chiến đấu trong niềm lạc quan tin tưởng. Hàng ngày, cơ quan chính trị sư đoàn, trung đoàn đều tổng hợp tin thi đua giết giặc lập công để thông báo đến chiến sĩ. Thế là thành lệ, cứ mỗi khi chiều xuống, các chiến sĩ lại hỏi nhau: ?oHôm nay sư đoàn mình có gì mới không nhỉ??-Cái mới các chiến sĩ muốn biết là kết quả diệt dịch nhiều hay ít.
    Một ngày cuối tháng 12, từ Hà Tiên (Kiên Giang) chính uỷ trung đoàn 270 Nguyễn Hồng Tin báo về Mỏ vẹt tin thắng lớn của trung đoàn: Ngày 23 tháng 12 trung đoàn đã làm chủ mục tiêu đánh chiếm, diệt 273 tên, bắt năm tên, thu một pháo 75, một pháo 14,5, năm trọng liên 12,7, bốn cối 82 và 60, một ĐKZ.75, 20 máy điện thoại và hai máy PRC.25? Tin tức ấy làm nức lòng cán bộ, chiến sĩ sư đoàn. Ngày hôm sau, nhiều thư quyết tâm của tập thể và cá nhân được gửi lên đảng uỷ, bộ tư lệnh sư đoàn cùng chung lời hứa: ?oHọc tập và thi đua với trung đoàn 270, chúng tôi sẽ đánh mạnh, đánh giỏi, thắng lớn hơn nữa!?.
    Trong những ngày sư đoàn 3 địch bị sư đoàn 341 giáng những đòn nặng nề và mất sức chiến đấu thì sư đoàn 290 địch cũng bị sư đoàn 7 và sư đoàn 9 đánh cho tơi tả trên trường 241 và đông nam Choóc.
    Trước tình thế nguy khốn ấy, bộ chỉ huy địch đưa sư 703 thuộc lực lượng tổng trù bị từ cảng Công Pông Xom tới mặt trận Soài Riêng, tiếp tục phản kích trên hướng đường số 1.
    Ngày 23 tháng 12, sư đoàn 703 dùng hai tiểu đoàn có 12 xe M.113 đánh vào sườn trái sư đoàn 341, nhưng bị trung đoàn Vàm Cỏ Đông (tỉnh Long An)-đơn vị phối thuộc-đánh bại.
    Cùng ngày hôm đó, được một cụ già người Campuchia dẫn đường đến khu vực có quân địch ẩn nấp, trung đoàn 273 dùng đại đội 6 và đại đội 2 Sông Lam diệt 75 tên, bắt sống 35 tên.
    Bọn tù binh bị ta bắt đều khai sư đoàn 703 của chúng đang chuẩn bị đánh chiếm Pra Sốt, nhưng đánh bằng cách nào thì chúng không biết được.
    Đó cũng là điều mà bộ tư lệnh sư đoàn đã tính đến từ lúc bọn 703 mới xuất hiện. Các đồng chí đều thấy 703 là một sư đoàn mạnh của địch, được đưa tới để cứu đỡ cho sư đoàn 3 và sư đoàn 290. Nó sẽ rất hung hăng vì chưa hề nếm mùi thất bại. Phải kiên quyết đánh cho nó thua đậm ngay trận đầu. Quyết tâm của bộ tư lệnh là: Chủ động lập thế trận nhử địch ra từ phía đông cầu Soài Riêng đến cầu Pra Sốt, lấy khu vực phía nam đường 1 làm khu vực tập trung diệt địch. Thực hiện luồn sâu, vây chặt, chia cắt trước. Hiệp đồng chặt chẽ giữa pháo binh, bộ binh và xe tăng tiêu diệt gọn chúng.
    Ngày 25 tháng 12, sư đoàn 703 đưa quân vượt cầu Soài Riêng vào phía bắc đường số 1. Một lực lượng khác tập kết lên bờ tây sông Ba Sa.
    Đêm hôm ấy (25-12), lực lượng địch luòn vào phía đông-bắc Pra Sốt và vượt sông, luồn xuống phía nam, địch bí mật bao vây rồi bất ngờ đánh chiếm Pra Sốt vào sáng hôm sau.
    Song giờ ?oG? của sư đoàn 703 địch đã trùng với giờ hành động của sư đoàn 341. Ngay từ chiều 25 tháng 12, thấy địch có hiện tượng khác thường, bộ tư lệnh sư đoàn quyết định phải chủ động tiến công trước. Vẫn bằng cách đánh sở trưởng củ sư đoàn mà cán bộ, chiến sĩ thường gọi nôm na là ?oluôn sâu?, bộ tư lệnh đã dùng tiểu đoàn 7, tiểu đoàn 9 luồn lên phía tây bắc Pra Sốt, vận động tới vây phía đông cầu Soài Riêng; dùng tiểu đoàn 2 và tiểu đoàn 3 vượt sông Ba Sa vu hồi đón lõng ở bờ phía tây (đông nam thị xã Soài Riêng hai kilômét). Tiểu đoàn 2 và tiểu đoàn 8 được tăng cường đại đội xe thiết giáp M.113 tổ chức thành mũi đột phá chính diện.
    Thế là ngay trong đêm, tiểu đoàn 7 và tiểu đoàn 9 đụng độ với các tiểu đoàn của sư đoàn 703 đang luồn vào tây bắc Pra Sốt. Địch đã bộc lộ lực lượng và ý định. Còn ta thì khó hoàn chỉnh thế vây. Mặc dù quân ta được lệnh chỉ dùng một bộ phận nhỏ ngăn chặn, còn toàn bộ lực lượng luồn về tây bắc phum Che Ay. Trong khi đó, địch cũng hạ lệnh cho các đơn vị có số máy 31, 51 ?oluồn về phía đông bắc phum Che Ay bốn kilômét?. Nhưng cả ta và địch vẫn không tiến thêm được bước nào nữa. Trận đánh không diễn ra theo ý định của sư đoàn là ở phía nam đường số 1 mà lại ở khu vực Che Ay về phía bắc đường số 1.
    Sáng sớm hôm sau, khi sương mù còn phủ dày trên tả ngạn sông Ba Sa thì trung đoàn trưởng Trần Măng lệnh cho tiểu đoàn 2 và tiểu đoàn 3 đánh chiếm các mục tiêu hoàn thành thế vây cắt các đơn vị ở phía tây Pra Sốt với thị xã Soài Riêng, diệt 146 tên.
    Bấy giờ trên hướng chủ yếu, ta và địch đang quần nhau trong hình thái xen kẽ. Bọn lính Pol Pot nói chung giống nhau ở chỗ chúng đều mù quáng, cuồng tín. Nhưng bọn lính sư đoàn 703 hung hăng, táo tợn hơn hẳn bọn sư đoàn 3 và sư đoàn 290. Lúc 7 giờ, ở tiểu đoàn 7, các chiến sĩ đã phải xốc lưỡi lê, báng súng để diệt chúng. Xác địch nằm rải rác khắp đồng. Nhưng lúc đó, phía ta cũng bị thương vong một số.
    Mãi đến 7 giờ 48 phút, khi mũi đột phá do tiểu đoàn 8 và xe thiết giáp M.113 đã vượt đường số 1, theo con đường đất đỏ chọc vào sườn nam Che Ay, thì tiểu đoàn 7, tiểu đoàn 9 mới thực sự chuyển từ thế xen kẽ sang tiến công truy kích địch.
    8 giờ 10 phút, quân ta làm chủ khu vực Che Ay, diệt 267 tên, bắt 4 tên, thu 158 súng, hai máy PRC.25. Toàn bộ là súng mới, nhãn hiệu Trung Quốc.
    Thế là, mới nếm đòn của 341, sư đoàn 703 Pol Pot đã mất gọn ba tiểu đoàn. Đây là lần đầu những tên lính 703 giật mình khiếp đảm.
    Mọi cố gắng của địch trên chiến trường đều tuyệt vọng. Chúng không thể ?ongấm ngầm gây cho Việt Nam những khó khăn chồng chất? nữa. Lúc này, địch ?ochơi trò con dao hai lưỡi?. Một mặt, chúng ngỏ ý sẽ chấp nhận đàm phán. Mặt khác, chúng thẳng tay thanh trừng nội bộ, để củng cố quyết tâm chống Việt Nam. Chúng ra lệnh cho lực lượng vũ trang của chúng ?otiếp tục chiến đấu! Kiên quyết không thoả hiệp, không đàm phán!?.
    Về phía ta, từ lâu mong muốn đàm phán hoà bình để giải quyết vấn đề biên giới nhằm ?otăng cường tình đoàn kết, quan hệ hợp tác hữu nghị anh em giữa hai nước, xây dựng đường biên giới hữu nghị lâu dài giữa Việt Nam và Campuchia theo nguyên tắc công bằng và hợp lý?. Với thiện chí đó, ta quyết định đưa các lực lượng trở lại biên giới, đồng thời nêu cao cảnh giác, sẵn sàng tiêu diệt địch, nếu chúng ngoan cố tiếp tục xâm lấn.
  5. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Mùa khô ở Mỏ Vẹt, nắng gắt và gió bụi vắt kiệu dần các lòng mương, đáy giếng. Trên chốt, da các chiến sĩ sạm dần. Mắt ai nấy đều thâm quầng vì thiếu ngủ. Có điều tất cả đều mạnh khỏe sau gần một tháng quần nhau liên tục với địch.
    Ai cũng thầm khen hậu cần chiến dịch chu đáo. Buổi sáng, các chiến sĩ ăn bánh mì hoặc mì ăn liền loại ?onăm con tôm? chở từ Bến Cầu đến. Bữa trưa và tối là cơm nóng, có rau bắp cải chở từ Đà Lạt, có cá từ Đồng Nai, có thịt lợn, thịt bò từ Tây Ninh đến. Nông trường Sông Lam của sư đoàn cũng đưa lên biên giới hàng chục tấn cá, gà, lơn. Sư đoàn lập thêm trạm thu mua ở các địa phương trong nước, tăng cường đầu xe vận tải để chở đến mặt trận lương thực, thực phẩm và củi đốt? Tất tật, trừ nước sinh hoạt. Vì ở đây, ?ocon cá dưới nước, con chim trên trời, cây rau, ngọn cỏ trên mặt đất đều là tài sản của nhân dân Campuchia?. Nước thì lại vô cùng thiếu. Hàng trăm con người mới có một cái giếng dùng được. Đúng là giếng không thiếu, nhưng bọn ăng-ca đã biến phần lớn các giếng đó thành hố chôn người. Khắc phục tình trạng đó, phòng hậu cần cấp phát thêm cho các tiểu đội bi đông năm lít và túi ni lông để đựng nước.
    Chiến trường náo nức, sôi động. Các chiến sĩ chiến đấu trong niềm lạc quan tin tưởng. Hàng ngày, cơ quan chính trị sư đoàn, trung đoàn đều tổng hợp tin thi đua giết giặc lập công để thông báo đến chiến sĩ. Thế là thành lệ, cứ mỗi khi chiều xuống, các chiến sĩ lại hỏi nhau: ?oHôm nay sư đoàn mình có gì mới không nhỉ??-Cái mới các chiến sĩ muốn biết là kết quả diệt dịch nhiều hay ít.
    Một ngày cuối tháng 12, từ Hà Tiên (Kiên Giang) chính uỷ trung đoàn 270 Nguyễn Hồng Tin báo về Mỏ vẹt tin thắng lớn của trung đoàn: Ngày 23 tháng 12 trung đoàn đã làm chủ mục tiêu đánh chiếm, diệt 273 tên, bắt năm tên, thu một pháo 75, một pháo 14,5, năm trọng liên 12,7, bốn cối 82 và 60, một ĐKZ.75, 20 máy điện thoại và hai máy PRC.25? Tin tức ấy làm nức lòng cán bộ, chiến sĩ sư đoàn. Ngày hôm sau, nhiều thư quyết tâm của tập thể và cá nhân được gửi lên đảng uỷ, bộ tư lệnh sư đoàn cùng chung lời hứa: ?oHọc tập và thi đua với trung đoàn 270, chúng tôi sẽ đánh mạnh, đánh giỏi, thắng lớn hơn nữa!?.
    Trong những ngày sư đoàn 3 địch bị sư đoàn 341 giáng những đòn nặng nề và mất sức chiến đấu thì sư đoàn 290 địch cũng bị sư đoàn 7 và sư đoàn 9 đánh cho tơi tả trên trường 241 và đông nam Choóc.
    Trước tình thế nguy khốn ấy, bộ chỉ huy địch đưa sư 703 thuộc lực lượng tổng trù bị từ cảng Công Pông Xom tới mặt trận Soài Riêng, tiếp tục phản kích trên hướng đường số 1.
    Ngày 23 tháng 12, sư đoàn 703 dùng hai tiểu đoàn có 12 xe M.113 đánh vào sườn trái sư đoàn 341, nhưng bị trung đoàn Vàm Cỏ Đông (tỉnh Long An)-đơn vị phối thuộc-đánh bại.
    Cùng ngày hôm đó, được một cụ già người Campuchia dẫn đường đến khu vực có quân địch ẩn nấp, trung đoàn 273 dùng đại đội 6 và đại đội 2 Sông Lam diệt 75 tên, bắt sống 35 tên.
    Bọn tù binh bị ta bắt đều khai sư đoàn 703 của chúng đang chuẩn bị đánh chiếm Pra Sốt, nhưng đánh bằng cách nào thì chúng không biết được.
    Đó cũng là điều mà bộ tư lệnh sư đoàn đã tính đến từ lúc bọn 703 mới xuất hiện. Các đồng chí đều thấy 703 là một sư đoàn mạnh của địch, được đưa tới để cứu đỡ cho sư đoàn 3 và sư đoàn 290. Nó sẽ rất hung hăng vì chưa hề nếm mùi thất bại. Phải kiên quyết đánh cho nó thua đậm ngay trận đầu. Quyết tâm của bộ tư lệnh là: Chủ động lập thế trận nhử địch ra từ phía đông cầu Soài Riêng đến cầu Pra Sốt, lấy khu vực phía nam đường 1 làm khu vực tập trung diệt địch. Thực hiện luồn sâu, vây chặt, chia cắt trước. Hiệp đồng chặt chẽ giữa pháo binh, bộ binh và xe tăng tiêu diệt gọn chúng.
    Ngày 25 tháng 12, sư đoàn 703 đưa quân vượt cầu Soài Riêng vào phía bắc đường số 1. Một lực lượng khác tập kết lên bờ tây sông Ba Sa.
    Đêm hôm ấy (25-12), lực lượng địch luòn vào phía đông-bắc Pra Sốt và vượt sông, luồn xuống phía nam, địch bí mật bao vây rồi bất ngờ đánh chiếm Pra Sốt vào sáng hôm sau.
    Song giờ ?oG? của sư đoàn 703 địch đã trùng với giờ hành động của sư đoàn 341. Ngay từ chiều 25 tháng 12, thấy địch có hiện tượng khác thường, bộ tư lệnh sư đoàn quyết định phải chủ động tiến công trước. Vẫn bằng cách đánh sở trưởng củ sư đoàn mà cán bộ, chiến sĩ thường gọi nôm na là ?oluôn sâu?, bộ tư lệnh đã dùng tiểu đoàn 7, tiểu đoàn 9 luồn lên phía tây bắc Pra Sốt, vận động tới vây phía đông cầu Soài Riêng; dùng tiểu đoàn 2 và tiểu đoàn 3 vượt sông Ba Sa vu hồi đón lõng ở bờ phía tây (đông nam thị xã Soài Riêng hai kilômét). Tiểu đoàn 2 và tiểu đoàn 8 được tăng cường đại đội xe thiết giáp M.113 tổ chức thành mũi đột phá chính diện.
    Thế là ngay trong đêm, tiểu đoàn 7 và tiểu đoàn 9 đụng độ với các tiểu đoàn của sư đoàn 703 đang luồn vào tây bắc Pra Sốt. Địch đã bộc lộ lực lượng và ý định. Còn ta thì khó hoàn chỉnh thế vây. Mặc dù quân ta được lệnh chỉ dùng một bộ phận nhỏ ngăn chặn, còn toàn bộ lực lượng luồn về tây bắc phum Che Ay. Trong khi đó, địch cũng hạ lệnh cho các đơn vị có số máy 31, 51 ?oluồn về phía đông bắc phum Che Ay bốn kilômét?. Nhưng cả ta và địch vẫn không tiến thêm được bước nào nữa. Trận đánh không diễn ra theo ý định của sư đoàn là ở phía nam đường số 1 mà lại ở khu vực Che Ay về phía bắc đường số 1.
    Sáng sớm hôm sau, khi sương mù còn phủ dày trên tả ngạn sông Ba Sa thì trung đoàn trưởng Trần Măng lệnh cho tiểu đoàn 2 và tiểu đoàn 3 đánh chiếm các mục tiêu hoàn thành thế vây cắt các đơn vị ở phía tây Pra Sốt với thị xã Soài Riêng, diệt 146 tên.
    Bấy giờ trên hướng chủ yếu, ta và địch đang quần nhau trong hình thái xen kẽ. Bọn lính Pol Pot nói chung giống nhau ở chỗ chúng đều mù quáng, cuồng tín. Nhưng bọn lính sư đoàn 703 hung hăng, táo tợn hơn hẳn bọn sư đoàn 3 và sư đoàn 290. Lúc 7 giờ, ở tiểu đoàn 7, các chiến sĩ đã phải xốc lưỡi lê, báng súng để diệt chúng. Xác địch nằm rải rác khắp đồng. Nhưng lúc đó, phía ta cũng bị thương vong một số.
    Mãi đến 7 giờ 48 phút, khi mũi đột phá do tiểu đoàn 8 và xe thiết giáp M.113 đã vượt đường số 1, theo con đường đất đỏ chọc vào sườn nam Che Ay, thì tiểu đoàn 7, tiểu đoàn 9 mới thực sự chuyển từ thế xen kẽ sang tiến công truy kích địch.
    8 giờ 10 phút, quân ta làm chủ khu vực Che Ay, diệt 267 tên, bắt 4 tên, thu 158 súng, hai máy PRC.25. Toàn bộ là súng mới, nhãn hiệu Trung Quốc.
    Thế là, mới nếm đòn của 341, sư đoàn 703 Pol Pot đã mất gọn ba tiểu đoàn. Đây là lần đầu những tên lính 703 giật mình khiếp đảm.
    Mọi cố gắng của địch trên chiến trường đều tuyệt vọng. Chúng không thể ?ongấm ngầm gây cho Việt Nam những khó khăn chồng chất? nữa. Lúc này, địch ?ochơi trò con dao hai lưỡi?. Một mặt, chúng ngỏ ý sẽ chấp nhận đàm phán. Mặt khác, chúng thẳng tay thanh trừng nội bộ, để củng cố quyết tâm chống Việt Nam. Chúng ra lệnh cho lực lượng vũ trang của chúng ?otiếp tục chiến đấu! Kiên quyết không thoả hiệp, không đàm phán!?.
    Về phía ta, từ lâu mong muốn đàm phán hoà bình để giải quyết vấn đề biên giới nhằm ?otăng cường tình đoàn kết, quan hệ hợp tác hữu nghị anh em giữa hai nước, xây dựng đường biên giới hữu nghị lâu dài giữa Việt Nam và Campuchia theo nguyên tắc công bằng và hợp lý?. Với thiện chí đó, ta quyết định đưa các lực lượng trở lại biên giới, đồng thời nêu cao cảnh giác, sẵn sàng tiêu diệt địch, nếu chúng ngoan cố tiếp tục xâm lấn.
  6. lionking_hau

    lionking_hau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/07/2004
    Bài viết:
    2.078
    Đã được thích:
    0
    các bác có chủ đề hay quá , em nói thật là em cũng mê chủ đề này lắm , lần trước em có xem qua một tài liệu và có biết là chính bọn Mỹ còn công nhận rằng trận chúng ta đánh CPC là trận đánh điển hình và được tướng lĩnh Mỹ đánh giá rất cao trong nghệ thuật chiến đấu quân sự , nó đưa kiểu đánh của ta vào trương trình đào tạo ở những trường dạy về quân sự của nó , cả thằng Tàu nó cũng phải công nhận như thế , mà nó có làm gì được ta đâu khi nó xua quân định cho ta một bài học năm 79 , nó cũng chẳng ép quân ta về nước được , hehe , em chúc các bác làm cho box này thành box điển hình
  7. lionking_hau

    lionking_hau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/07/2004
    Bài viết:
    2.078
    Đã được thích:
    0
    các bác có chủ đề hay quá , em nói thật là em cũng mê chủ đề này lắm , lần trước em có xem qua một tài liệu và có biết là chính bọn Mỹ còn công nhận rằng trận chúng ta đánh CPC là trận đánh điển hình và được tướng lĩnh Mỹ đánh giá rất cao trong nghệ thuật chiến đấu quân sự , nó đưa kiểu đánh của ta vào trương trình đào tạo ở những trường dạy về quân sự của nó , cả thằng Tàu nó cũng phải công nhận như thế , mà nó có làm gì được ta đâu khi nó xua quân định cho ta một bài học năm 79 , nó cũng chẳng ép quân ta về nước được , hehe , em chúc các bác làm cho box này thành box điển hình
  8. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Ở sư đoàn 341, tất cả vẫn vững vàng trên vị trí. Ngày 1 tháng 1 năm 1978, sư đoàn 703 Pol Pot đưa ba tiểu đoàn vượt sông Ba Sa phản kích vào sườn nam 341 ở Prây Pốt và Prây Thom. Chúng bị tiểu đoàn 2 và tiểu đoàn 3 diệt 180 tên, buộc phải lui lại bờ tây sông Ba Sa.
    Ngày 2 tháng 1, trinh sát trung đoàn 273 báo về: một tiểu đoàn địch lại vượt sông Ba Sa sang khu vực Prây Pốt. Cán bộ chỉ huy trung đoàn 273 xin ý kiến và được bộ tư lệnh sư đoàn cho phép tiến công tiêu diệt bọn địch này.
    Đêm 2 tháng 1, sở chỉ huy nhẹ trung đoàn 273 chuyển đến khu vực chốt của tiểu đoàn 3.
    Ý đồ của trung đoàn 273 là đưa tiểu đoàn 3 vượt sang bờ tây sông, luồn sâu tạo thế bao vây vu hồi, lập các chốt đón lõng để ngày hôm sau đột phá, diệt gọn tiểu đoàn địch.
    Nhưng điều ta chưa biết là, đêm ấy sư đoàn 703 địch tiếp tục đưa quân đến Prây Pốt, Prây Tho, nâng quân số đến gần một trung đoàn.
    Sáng ngày 3 tháng 1, trung đoàn vẫn đánh theo phương án. Đại đội 3, đại đội 6 và thiết giáp đã nhanh chóng đánh phum Chum Pi. Tiểu đoàn 3 đánh hất trở lại phía đông.
    Lực lượng địch ở khu vực này đông gấp đôi quân ta nhưng bị thế trận vây, cắt và bị chiến sĩ, chiến sĩ ta đánh cho tơi tả, chúng tan rã nhanh chóng, tháo chạy đen đồng. Nhưng chạy đâu cũng bị hoả lực của ta chặn lại.
    Ở đại đội 11, nhân lúc khẩu 12,7 tắc vì kẹt đạn, địch tràn lên đội hình mở đường máu. Cán bộ chỉ huy đại đội bị thương nặng. Bấy giừo trung đội trưởng Nguyễn Ngọc Đôn xốc lại đội hình, siết chặt vòng vây, quật ngã hàng chục tên địch. Tiểu đoàn trưởng Nguyễn Sông Thao đang chỉ huy trận đánh, bị địch bắn trúng tay vẫn không rời vị trí.
    Cuối trận đánh, chiến sĩ Trần Văn Phú diệt gọn một cụm địch 4 tên và nghi binh bắt sống tên phó tham mưu trưởng trung đoàn thuộc sư đoàn 703.
    Đến 11 giờ 45 phút ngày hôm đó, trận đánh mới kết thúc. Ta diệt 400 tên địch, thu gần 200 súng các loại.
    Ngày 5 tháng 1 năm 1978, sau khi nhận được tín hiệu vô tuyến điện của sở chỉ huy, các đơn vị của sư đoàn lần lượt trở về Bến Cầu trong niềm hân hoan chờ đón của bà con cô bác.
    Đến đây, chiến dịch phá chuẩn bị mùa khô của địch ở chiến trường tây-tây nam tỉnh Tây Ninh đã kết thúc thắng lợi. Chiến dịch này chỉ diễn ra trong một tháng nhưng là một thắng lợi rực lửa chiến đấu và chiến thắng của cán bộ, chiến sĩ trên toàn mặt trận.
    Qua một tháng liên tục chiến đấu, toàn Quân đoàn 4 đã diệt 4.279 tên, bắt 3.212 tên, thu 1.921 súng các loại, đánh tiêu diệt gọn và làm tan rã nhiều đơn vị cấp tiểu đoàn, đại đội địch; sư đoàn 290 bị thiệt hại nặng, sư đoàn 3 bị loại khỏi vòng chiến đấu.
    Riêng sư đoàn 341 diệt 2.240 tên, bắt 1.536 tên, thu gần 700 súng các loại, trong đó có hai lựu pháo 105, bảy súng cối 120, một súng cối 106,7, 4 xe vận tải, 1 xe chỉ huy và nhiều đồ dùng quân sự. Những con số đó nói lên sự trưởng thành và lớn mạnh của sư đoàn 341. Nhưng cái quan trọng hơn cả là qua đó, nó tỏ rõ sự giác ngộ chính trị và ý thức trách nhiệm của cán bộ, chiến sĩ sư đoàn đối với nghĩa vụ thiêng liêng bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
    Sức mạn của sư đoàn được thể hiện bằng sự nêu cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tinh thần cách mạng tiến công, chủ động sáng tạo, biết đánh và quyết đánh thắng.
    Trong cách đánh, sư đoàn thường sử dụng sở trường của mình là dùng một lực lượng lớn đủ sức vây địch, bí mật luồn sâu vào bên sườn, phía sau, hình thành thế bao vây đón lõng, trước, sau đó bất ngờ dùng sức mạnh đột phá bằng hiệp đồng binh chủng, kếy hợp với các mũi luồn sâu và mũi đột phá đánh vỡ đội hình địch trong vòng vây chiến thuật, sau đó vây và quét trong từng khu vực.
    Nhiều cách đánh có hiệu suất cao cũng được sư đoàn linh hoạt vận dụng như vận động tiến công kết hợp chốt hoặc bao vây tiến công liên tục. Sư đoàn cũng chủ động tìm và tạo ra cách đánh trên những khu vực định sẵn bằng cách cài thế nhử địch, tạo thế và tạo thời cơ tiến công bao vây hoặc bao vây tiến công để giành thắng lợi lớn. Trong chiến dịch, sư đoàn đã đánh nhiều trận bằng sức mạnh hiệp đồng binh chủng trong hành tiến, vừa đánh vừa trinh sát, vừa hình thành thế bao vây. Đánh quy mô cấp trung đoàn, sư đoàn là chủ yếu? Đó là những trận đánh thể hiện tài trí và lòng dũng cảm cao độ của cán bộ, chiến sĩ cũng như truyền thống, phong cách chiến đấu của sư đoàn.
    Gặp lại cán bộ chỉ huy sư đoàn 341 sau chiến dịch, Trung tướng Lê Trọng Tấn khẳng định: ?oBa bốn mốt đúng là vừa đánh giặc giỏi, vừa làm chính trị cừ!?. Riêng cán bộ, chiến sĩ sư đoàn 341 thì luôn tự hào vì đã giữ gìn và phát huy phẩm chất của ?oAnh bộ đội *****?, chấp hành tốt chính sách dân vận quốc tế, làm cho nhân dân Campuchia hiểu rõ cuộc chiến đấu sáng ngời chính nghĩa của nhân dân ta là bảo vệ Tổ quốc và bảo vệ tình đoàn kết hữu nghị giữa hai dân tộc Việt Nam-Campuchia. Sau này, khi nói về thành tích của sư đoàn ở Mỏ Vẹt lúc ấy, có cán bộ cấp trên đã nói: ?oBa bốn mốt đã lập được thành tích lớn về công tác vận động quần chúng trong quan hệ quốc tế chính là do Ba bốn mốt đã làm được những điều hợp lòng người nhất!?.
    Qua một tháng chiến đấu, cán bộ, chiến sĩ sư đoàn 341 cùng với các đơn vị tham gia chiến dịch đã có nhận thức sâu sắc hơn về kẻ địch. Sau chiến dịch, sư đoàn 341 trở lại các điểm chốt giữ ở Bến Cầu. Tại đây, sư đoàn đã nhanh chóng củng cố, xây dựng mạnh về mọi mặt, chuẩn bị bước vào năm 1978.
  9. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Ở sư đoàn 341, tất cả vẫn vững vàng trên vị trí. Ngày 1 tháng 1 năm 1978, sư đoàn 703 Pol Pot đưa ba tiểu đoàn vượt sông Ba Sa phản kích vào sườn nam 341 ở Prây Pốt và Prây Thom. Chúng bị tiểu đoàn 2 và tiểu đoàn 3 diệt 180 tên, buộc phải lui lại bờ tây sông Ba Sa.
    Ngày 2 tháng 1, trinh sát trung đoàn 273 báo về: một tiểu đoàn địch lại vượt sông Ba Sa sang khu vực Prây Pốt. Cán bộ chỉ huy trung đoàn 273 xin ý kiến và được bộ tư lệnh sư đoàn cho phép tiến công tiêu diệt bọn địch này.
    Đêm 2 tháng 1, sở chỉ huy nhẹ trung đoàn 273 chuyển đến khu vực chốt của tiểu đoàn 3.
    Ý đồ của trung đoàn 273 là đưa tiểu đoàn 3 vượt sang bờ tây sông, luồn sâu tạo thế bao vây vu hồi, lập các chốt đón lõng để ngày hôm sau đột phá, diệt gọn tiểu đoàn địch.
    Nhưng điều ta chưa biết là, đêm ấy sư đoàn 703 địch tiếp tục đưa quân đến Prây Pốt, Prây Tho, nâng quân số đến gần một trung đoàn.
    Sáng ngày 3 tháng 1, trung đoàn vẫn đánh theo phương án. Đại đội 3, đại đội 6 và thiết giáp đã nhanh chóng đánh phum Chum Pi. Tiểu đoàn 3 đánh hất trở lại phía đông.
    Lực lượng địch ở khu vực này đông gấp đôi quân ta nhưng bị thế trận vây, cắt và bị chiến sĩ, chiến sĩ ta đánh cho tơi tả, chúng tan rã nhanh chóng, tháo chạy đen đồng. Nhưng chạy đâu cũng bị hoả lực của ta chặn lại.
    Ở đại đội 11, nhân lúc khẩu 12,7 tắc vì kẹt đạn, địch tràn lên đội hình mở đường máu. Cán bộ chỉ huy đại đội bị thương nặng. Bấy giừo trung đội trưởng Nguyễn Ngọc Đôn xốc lại đội hình, siết chặt vòng vây, quật ngã hàng chục tên địch. Tiểu đoàn trưởng Nguyễn Sông Thao đang chỉ huy trận đánh, bị địch bắn trúng tay vẫn không rời vị trí.
    Cuối trận đánh, chiến sĩ Trần Văn Phú diệt gọn một cụm địch 4 tên và nghi binh bắt sống tên phó tham mưu trưởng trung đoàn thuộc sư đoàn 703.
    Đến 11 giờ 45 phút ngày hôm đó, trận đánh mới kết thúc. Ta diệt 400 tên địch, thu gần 200 súng các loại.
    Ngày 5 tháng 1 năm 1978, sau khi nhận được tín hiệu vô tuyến điện của sở chỉ huy, các đơn vị của sư đoàn lần lượt trở về Bến Cầu trong niềm hân hoan chờ đón của bà con cô bác.
    Đến đây, chiến dịch phá chuẩn bị mùa khô của địch ở chiến trường tây-tây nam tỉnh Tây Ninh đã kết thúc thắng lợi. Chiến dịch này chỉ diễn ra trong một tháng nhưng là một thắng lợi rực lửa chiến đấu và chiến thắng của cán bộ, chiến sĩ trên toàn mặt trận.
    Qua một tháng liên tục chiến đấu, toàn Quân đoàn 4 đã diệt 4.279 tên, bắt 3.212 tên, thu 1.921 súng các loại, đánh tiêu diệt gọn và làm tan rã nhiều đơn vị cấp tiểu đoàn, đại đội địch; sư đoàn 290 bị thiệt hại nặng, sư đoàn 3 bị loại khỏi vòng chiến đấu.
    Riêng sư đoàn 341 diệt 2.240 tên, bắt 1.536 tên, thu gần 700 súng các loại, trong đó có hai lựu pháo 105, bảy súng cối 120, một súng cối 106,7, 4 xe vận tải, 1 xe chỉ huy và nhiều đồ dùng quân sự. Những con số đó nói lên sự trưởng thành và lớn mạnh của sư đoàn 341. Nhưng cái quan trọng hơn cả là qua đó, nó tỏ rõ sự giác ngộ chính trị và ý thức trách nhiệm của cán bộ, chiến sĩ sư đoàn đối với nghĩa vụ thiêng liêng bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
    Sức mạn của sư đoàn được thể hiện bằng sự nêu cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tinh thần cách mạng tiến công, chủ động sáng tạo, biết đánh và quyết đánh thắng.
    Trong cách đánh, sư đoàn thường sử dụng sở trường của mình là dùng một lực lượng lớn đủ sức vây địch, bí mật luồn sâu vào bên sườn, phía sau, hình thành thế bao vây đón lõng, trước, sau đó bất ngờ dùng sức mạnh đột phá bằng hiệp đồng binh chủng, kếy hợp với các mũi luồn sâu và mũi đột phá đánh vỡ đội hình địch trong vòng vây chiến thuật, sau đó vây và quét trong từng khu vực.
    Nhiều cách đánh có hiệu suất cao cũng được sư đoàn linh hoạt vận dụng như vận động tiến công kết hợp chốt hoặc bao vây tiến công liên tục. Sư đoàn cũng chủ động tìm và tạo ra cách đánh trên những khu vực định sẵn bằng cách cài thế nhử địch, tạo thế và tạo thời cơ tiến công bao vây hoặc bao vây tiến công để giành thắng lợi lớn. Trong chiến dịch, sư đoàn đã đánh nhiều trận bằng sức mạnh hiệp đồng binh chủng trong hành tiến, vừa đánh vừa trinh sát, vừa hình thành thế bao vây. Đánh quy mô cấp trung đoàn, sư đoàn là chủ yếu? Đó là những trận đánh thể hiện tài trí và lòng dũng cảm cao độ của cán bộ, chiến sĩ cũng như truyền thống, phong cách chiến đấu của sư đoàn.
    Gặp lại cán bộ chỉ huy sư đoàn 341 sau chiến dịch, Trung tướng Lê Trọng Tấn khẳng định: ?oBa bốn mốt đúng là vừa đánh giặc giỏi, vừa làm chính trị cừ!?. Riêng cán bộ, chiến sĩ sư đoàn 341 thì luôn tự hào vì đã giữ gìn và phát huy phẩm chất của ?oAnh bộ đội *****?, chấp hành tốt chính sách dân vận quốc tế, làm cho nhân dân Campuchia hiểu rõ cuộc chiến đấu sáng ngời chính nghĩa của nhân dân ta là bảo vệ Tổ quốc và bảo vệ tình đoàn kết hữu nghị giữa hai dân tộc Việt Nam-Campuchia. Sau này, khi nói về thành tích của sư đoàn ở Mỏ Vẹt lúc ấy, có cán bộ cấp trên đã nói: ?oBa bốn mốt đã lập được thành tích lớn về công tác vận động quần chúng trong quan hệ quốc tế chính là do Ba bốn mốt đã làm được những điều hợp lòng người nhất!?.
    Qua một tháng chiến đấu, cán bộ, chiến sĩ sư đoàn 341 cùng với các đơn vị tham gia chiến dịch đã có nhận thức sâu sắc hơn về kẻ địch. Sau chiến dịch, sư đoàn 341 trở lại các điểm chốt giữ ở Bến Cầu. Tại đây, sư đoàn đã nhanh chóng củng cố, xây dựng mạnh về mọi mặt, chuẩn bị bước vào năm 1978.
  10. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Cơ động
    Trung tuần tháng 1 năm 1978, khi ở miền Bắc còn đắm mình trong mưa phùn và gió bấc thì ở biên giới Tây Nam, nắng như đổ lửa. Hoa mai đang nhuộm sắc vàng trên khắp vùng biên giới. Mùa xuân đã đến.
    Những ngày này tình hình biên giới lại trở nên nghiêm trọng như trước ngày 6 tháng 12 năm 1977. Đáp lại thiện chí của ta, bọn Pol Pot-Ieng Sary ráo riết đẩy mạnh cuộc chiến tranh xâm lược. Ở Tây Ninh, chúng dùng các tiểu đoàn đánh phá vào Lò Gò, Lộc Hà, An Thạch, Đây Xoài. Còn trên địa bàn Quân khu 9, địch đã tăng cường tính chất và quy mô xâm lược. Ngoài một số khu vực địch đã chiếm từ năm 1977, chúng tiếp tục đánh chiếm Hà Tiên (Kiên Giang), Bảy Núi, Châu Phú (An Giang), Hồng Ngự (Đồng Tháp), Long Khốt (Long An).
    Để giáng trả sự xâm lược hèn hạ của bọn Pol Pot, chúng ta phải tính đến việc sử dụng lực lượng cơ động như những quả đấm thép mạnh để tiêu diệt chúng trên từng hướng chiến dịch và chiến lược.
    Chính trong tình hình đó, ngày 16 tháng 1 năm 1978, sư đoàn được lệnh cơ động tới Quân khu 9.
    Đêm 16 tháng 1, sư đoàn chuyển giao vị trí cho sư đoàn 7 và làm công tác chuẩn bị. Mờ sáng hôm sau (17-1), đoàn xe chở quân, xe kéo pháo xếp hàng dài nối đuôi nhau từ thị trấn Gò Dầu đến giáp thị trấn Trảng Bàng. Các chiến sĩ ?oBộ đội đường 1? đã được nhân dân Bến Cầu-những ba nuôi, má nuôi-tổ chức ?omột cái tết Quang Trung? trước giờ xuất trận. Hàng ngàn bà con, cô bác Bến Cầu, Trảng Bàng lưu luyến tiễn đưa ?oBộ đội đường 1? đến các nẻo đường biên giới. ?oHãy đánh cho bọn quỷ áo đen giập đầu đi con ạ! Để chúng nó biết thế nào là lẽ phải chứ!? Xong việc là về ngay với má nhé!?. Má Sáu Chánh cố vươn ra khỏi đám đông, goi với khi nhìn thấy xe của Nguyễn Văn Dền bắt đầu lăn bánh. Các chiến sĩ giơ mũ vẫy và đáp: ?oMá yên tâm! Chiến thắng! Nhất định là phải như thế!?.
    Vượt gần 300 kilômét, đêm hôm ấy sư đoàn ?ođổ bộ? vào Châu Đốc, Nhà Bàng, Tịnh Biên, Núi Sam. Và ngày 18 tháng 1 năm 1978, trung đoàn 273 (thiếu) cơ động về Phú Cường (Bảy Núi), trung đoàn 266 chốt giữ Nhà Bàng, Tịnh Biên, tiểu đoàn 1 trung đoàn 273 chốt giữ Núi Sam.
    Ngày 19 tháng 1, tham gia cùng sư đoàn 330 giải phóng Phú Cường, trung đoàn 273 đã táo bạo đưa lực lượng (tiểu đoàn 2 và tiểu đoàn 3) luồn từ phía sau quân địch, vượt lên đánh chiếm điểm cao 192 rồi từ điểm cao đánh xuống, buộc lực lượng cố thủ của chúng ở chân điểm trong này phải rời công sự, tạo thời cơ lớn cho các đơn vị bạn giành thắng lợi trận đánh.
    Tiếng súng ở Phú Cường vừa dứt thì ngày 20 tháng 1 sư đoàn 341 được Bộ và Quân khu 9 giao nhiệm vụ giải phóng hai xã Khánh An, Khánh Bình thuộc huyện Châu Phú (An Giang).
    Thế là, vừa tiếp tục đánh địch bảo vệ các khu vực Tịnh Biên, Nhà Bàng, Bảy Núi, kênh Vĩnh Tế, Núi Sam, Châu Đốc, các đơn vị trong sư đoàn vừa gấp rút chuẩn bị.
    Lúc này nhiệm vụ giải phóng Khánh An, Khánh Bình vô cùng cấp thiết. Địch đã đưa vào đây chín tiểu đoàn để xây dựng thành bàn đạp tiến công xuống thị trấn Châu Phú và thị xã Châu Đốc, hai điểm này cách Khánh An, Khánh Bình 25 kilômét.
    Một ngày đầu tháng 2 năm 1978, phương án tác chiến được Tiền phương Bộ và Bộ tư lệnh Quân khu 9 thông qua. Bấy giờ các trung đoàn mới hành quân về thị xã Châu Đốc và từ đấy tiến vào phía nam Khánh An, Khánh Bình bằng tàu đổ bộ của hải quân và ô tô.
    Chưa bao giờ lực lượng của sư đoàn vào trận hùng hậu như lần này. Quân đi nườm nượp. Ngoài lực lượng hiện tại của sư đoàn là hai trung đoàn bộ binh (vì lúc này trung đoàn 270 bộ binh còn đang ở Kiên Giang), một trung đoàn pháo binh và các đơn vị trực thuộc, sư đoàn còn được tăng cường hai trung đoàn bộ binh (trung đoàn 2 sư đoàn 330 và trung đoàn 2 tỉnh An Giang), một tiểu đoàn xe tăng thuộc lữ đoàn 26 gồm 12 xe M.113, bốn xe PT.85, một tiểu đoàn công binh, một tiểu đoàn pháo hỗn hợp chín khẩu (3 khẩu 85, sáu khẩ 105), một hải đội bốn tàu đổ bộ.
    Đấy là chưa tính đến lực lượng không quân gồm các máy bay trinh sát L.19, OV.10 và các biên đội A.37 sẽ dùng vào nhiệm vụ trinh sát và chi viện đánh phá các mục tiêu trong quá trình tiến công.
    Khi nghiên cứu địch và địa hình ở Khánh An, Khánh Bình, bộ tư lệnh sư đoàn rút ra kết luận là không thể đơn thuần dùng sức mạnh tiến công trực diện mà phải trên cơ sở địa hình và thế trận của địch mà tìm cách đánh phù hợp, phải đánh chúng cả bằng mưu lược và sức mạnh.
    Địa hình ở Khánh An, Khánh Bình quả là phức tạp. Đây là một doi đất (gọi là cù lao Khánh An, Khánh Bình) nằm giữa sự bao bọc của sông Hậu Giang (phía đông và bắc), sông Châu Đốc (phía Tây), bưng Biền Thiên Lớn (phía nam) và một dải đất nằm dọc bờ tây sông Châu Đố từ ngã ba tiếp giáp sông Hậu Giang đến phía nam đồn Vạt Lài. Đây là vùng đất màu mỡ, bằng phẳng. Ngoài bình độ 5 trong cù lao có dáng đất cao, còn lại là vùng đầm lầy, kênh rạch, những bãi lau, sậy xen kẽ các xóm ấp và vườn cây ăn trái. Bàn về địa hình ở đây, Trung tướng Lê Đức Anh, Tư lệnh Quân khu 9 đã nói: ?oTôi đã đi nhiều, đánh nhiều. Nhưng chưa đâu có địa hình phức tạp như ở đây. Một địa hình bằng phẳng mà ưu thế lại vô cùng thuận lợi cho bên phòng ngự và bất lợi cho bên tiến công?.
    Địch ở Khánh An, Khánh Bình ngoài các đơn vị địa phương, lực lượng chủ yếu ở đây là sư đoàn 2 và do sư đoàn 2 chỉ huy. Đây là đơn vị sừng sỏ của Pol Pot thời chống Mỹ-Lon Non, nay vẫn được tôn là ?oAnh cả đỏ? trong đội quân ********* của chúng.
    Trong thế bố trí, địch lập thế ?ovừa phòng ngự vừa tiến công?. Hướng phòng ngự chủ yếu cũng như hướng tiến công chủ yếu, chúng đều xác định là hướng nam.
    Trận địa phòng ngự của chúng xây dựng theo tuyến dọc bờ bắc bưng Bình Thiên Lớn và dọc phía tây sông Châu Đốc. Tuỳ theo lợi thế của địa hình mà địch bố trí công sự hay chông, mìn, cạm bẫy.
    Với lực lượng mạnh bố trí tập trung ở cù lao và bờ tây sông Châu Đốc, lại có đầu cầu Bắc Đại nằm trên đất liền Châu Phú, án ngữ ngã ba sông Châu Đốc, địch hí hửng đã xây được bức tường thép bất khả xâm phạm. Từ đây chúng có thể vươn bàn tay đến bất kỳ mảnh đất nào ở vùng này.
    Về phía ta, bộ tư lệnh sư đoàn 341 đã sớm nhận thấy sông Châu Đốc và bưng Bình Thiên, tự nó đã cắt địch thành ba khu vực độc lập. Điều đó không cho phép địch dễ dàng chi viện lẫn nhau. Hơn nữa, địch quá tập trung phòng phía trước mà xao nhãng phía sau, do đó ta có thể ?odùng độc trị độc? để diệt chúng.
    Bộ tư lệnh sư đoàn cho rằng, vẫn phải dùng đến sở trường luồn sâu bằng cách đưa một lực lượng lớn bí mật luông vào sườn, phía sau hướng chú ý của chúng, tạo thế bao vây, chia cắt, kết hợp diệt địch ở phía tây cù lao, cô lập cù lao, tiến tới dùng sức mạnh diệt toàn bộ quân địch ở đây.

Chia sẻ trang này