1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trên biên giới Tây Nam và tiêu diệt bọn diệt chủng Pol Pot

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi ptlinh, 06/10/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Để giải toá đồn biên phòng Lò Gò đang bị địch vây ép sáng ngày 29 tháng 2 Trung đoàn 48 cho Đại đội 5 Tiểu đoàn 2, Đại đội 3 Tiểu đoàn 1 được trinh sát trung đoàn dẫn đường, cắt góc phương vị áp sát phía tây bắc đồn nhằm đánh vào sau lưng địch. Trong quá trình phát triển đội hình, các đại đội liên tục cho một tiểu đội mũi nhọn đi trước thăm dò các hướng, nếu phát hiện được địch thì đánh vỗ mặt ghìm chân địch để các trung đội đi sau khoảng 50 mét đến 100 mét vòng trái (hoặc phải) bao vây tiêu diệt địch.
    10 giờ, tổ trinh sát Đại đội 5 Tiểu đoàn 2 phát hiện được ba tên lính Pol Pot mặc quần áo đen đang ngồi nhai cơm nắm, các anh lập tức cho người quay lại báo cáo với ban chỉ huy đại đội Nửa giờ sau, đội hình Đại đội 5 đã hình thành thế bao vây, đại đội trưởng Nguyễn Hữu Văn hạ lệnh nổ súng. Bằng ba loạt súng An Khê đanh gọn chính xác của Giao, Thập, Liễu phát ra cùng một lúc, 3 tên địch áo đen đã bỏ mạng. Đại đội địch chốt tản mát cách đó khoảng 100 mét thấy bộ đội ta đông, có cách đánh khôn khéo, không dám chống cự nhanh chóng rút lui về bên kia biên giới. Cùng lúc hoả lực Đại đội 7 và các chiến sĩ biên phòng ở trong đồn nổ súng đánh vào bọn địch triển khai trận địa bên kia sông làm chúng phải rút chạy.
    Đầu tháng 3 năm 1978, tình hình địch trên chiến trường biên giới Tây Nam diễn ra khá phức tạp. Bọn ********* Pol Pot-Ieng Sary tuy bị đánh đau, nhưng chúng vẫn tiếp tục ngông cuồng tuyên chiến, ồ ạt đưa quân vượt biên giới tấn công lấn chiếm lãnh thổ ta. Tại Kiên Giang, chúng đưa hai trung đoàn tiến đánh thị xã Hà Tiên. Ở Đồng Tháp, địch dùng 5 tiểu đoàn tập kích vào Hồng Ngự. Trên vùng biên giới tỉnh Long An, địch cho hai trung đoàn đánh vào Long Khốt. Đặc biệt ở Tây Ninh chỉ trong vòng một tháng chúng đã huy động tới 8 sư đoàn ra lấn chiếm biên giới, nuôi tham vọng chiếm được tỉnh Tây Ninh lập cầu phát triển đánh phá các thành phố lớn của ta.
    Trước tình hình nghiêm trọng ấy, Bộ tư lệnh mặt trận Tây Nam đã sử dụng các sư đoàn chủ lực cơ động mạnh tạo nên những quả đấm thép để tiêu diệt chúng.
    Trên hướng quân đoàn 3, nhằm đánh bại thủ đoạn tác chiến mới của địch, trừng trị đích đáng hành động ngoan cố, hiếu chiến của chúng, bảo vệ công cuộc xây dựng hoà bình của nhân dân ta, ngày 26 tháng 3, đồng thời với việc cho các đơn vị triển khai xây dựng tuyến phòng thủ biên giới (phát đổ cây rừng thành tuyến rộng khoảng 30 đến 50 mét và gài một số mìn các loại). Bộ tư lệnh Quân đoàn 3 còn mở đợt hoạt động mang mật danh A28 quét sạch bọn địch chiếm đóng trái phép trên đất ta và đẩy chúng về bên kia biên giới.
    Trên hướng Trung đoàn 48 Sư đoàn 320, trong những ngày cuối tháng 3 năm 1978, địch liên tục cho sư đoàn 310, sư đoàn 174 và vùng chiến thuật 22 lợi dụng địa hình phức tạp ở khu vực suối Đà ha tiến công liên tục, quyết liệt bằng nhiều thủ đoạn, với ý đồ thu hút ta vào những khu rừng rậm ở vùng Mỏ Vẹt rộng lớn để tác chiến với lối nhỏ lẻ, bu bám, xen cài của chúng. Với tâm lý cuồng tín, mê muội, lại bị địch thúc ép bằng cả sinh mạng, quân lính sư đoàn 310 đã thực hiện được môt số mục tiêu chia cắt đội hình phòng ngự của trung đoàn. Đặc biệt là khu vực ngầm đá đi Tà Nốt do Tiểu đoàn 3 chốt giữ.
    Tại đây, trong suốt bốn ngày (từ 25 đến 28 tháng 3 năm 1978) trung đoàn 202 sư đoàn 310 địch mở hàng chục lần tiến công vào toàn bộ tuyến chốt gần 3 kilômét của Tiểu đoàn 3. Các trận đánh diễn ra ban ngày, hầu hết bộ đội ta giữ được quyền chủ động, phát hiện mục tiêu từ xa, nổ súng là có thể tiêu diệt địch. Căng thẳng nhất vẫn là những đêm dài mưa xối xả, trời tối đen như mực, vừa không quan sát vừa không lắng nghe được tiếng động đi lại. Đã không ít lần quân Pol Pot đầu trần chân đất bí mật bò vào tận hầm chốt của ta ném lựu đạn. Các đại đội lại phải tổ chức những trận đánh ác liệt giành giật lại từng đoạn hào, hầm chốt, công sự. Nhiều trận ta phải lấy hai đổi một để giữ vững tuyến phòng thủ được giao.
    Để nhanh chóng tìm cách phá được chiến thuật bu bám, tiến tới đẩy lùi các đợt tiến công của địch trên tuyến phòng thủ Đà Ha, Ban chỉ huy Trung đoàn 48 gồm trung đoàn trưởng Hà Xuân Bính (mới về thay thế trung đoàn trưởng Lê Văn Hược đi nhận công tác khác), tham mưu trưởng Phạm Công Tuần và các trợ lý tác chiến đã thức trắng nhiều đêm liền để tìm hiểu cụ thể, tỷ mỷ các âm mưu thủ đoạn chiến thuật mà địch áp dụng, từ đó tìm ra phương thức tác chiến mới cho phù hợp nhằm đánh thắng địch trong mọi tình huống.
    Sau một tuần ?otung? cán bộ tham mưu xuống cơ sở tìm hiểu, ngày 30 tháng 3 năm 1978 ban chỉ huy Trung đoàn 48 đã tổ chức ?ohội nghị đầu bờ? mở rộng tới cán bộ đại đội tại Tiểu đoàn 2. Nhằm giải quyết bằng được câu hỏi cấp bách: ?oLàm thế nào để giành quyền chủ động trong phòng ngự trước sự bu bám như đỉa của quân thù??.
    Tiếp theo hàng chục ý kiến đóng góp sôi nổi của cán bộ tiểu đoàn, trung đoàn, đại đội trưởng Đại đội 6 Tiểu đoàn 2 Trịnh Xuân Lan sau nhiều ngày suy nghĩ đã phát biểu: Chiến thuật bu bám kết hợp với luồn sâu hoạt động nhỏ lẻ của địch vừa qua đã làm ta bị động đối phó và đã gặp tổn thất. Theo tôi, để phá vỡ hình thức tác chiến nhỏ lẻ, luồn sâu, áp sát của địch, giành lại quyền chủ động trong thế trận chốt chặn trên địa hình phức tạp ở khu vực Đà Ha, ta nên lấy ?ođộc trị độc?. Địch dùng các tổ nhỏ hoạt động chống phá, ta cũng dùng các tổ chức nhỏ lẻ bí mật phục kích đánh lại chúng. Trong đánh Mỹ cán bộ, chiến sĩ ta đã phát huy sở trường đánh phục kích, tập kích vào bên sườn phía sau lưng địch, làm cho kẻ thù luôn phải lo sợ bị động. Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới hôm nay, ngoài những loại hình tác chiến chiến dịch đã đem lại hiệu quả, ta cần phát huy tác phong chiến đấu đó?
    Ý kiến rút ra từ hoạt động thực tế của đại đội trưởng Trịnh Xuân Lan đã được hội nghị tán đồng và nhất trí giao cho Đại đội 6 làm thí điểm để trung đoàn rút kinh nghiệm.
    Được cấp trên tin tưởng giao nhiệm vụ, đại đội trưởng Lan bắt tay vào thực hiện ngay. Sau khi thống nhất phương án tác chiến cùng ban chỉ huy đại đội. Trịnh Xuân Lan cho bộ đội học tập thảo luận tập thể tìm ra cách đánh mới. Khi luyện tập, cán bộ đại đội, trung đội ra nhiều tình huống tưởng định, giả định như hành quân gặp địch, tập kích, phục kích; nghe ngóng phán đoán phát hiện địch từ xa bằng những dấu hiệu, ám hiệu trên thực địa và cách thức xử lý các tình huống ấy đã được cán bộ, chiến sĩ tập đi tập lại.
  2. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Để giải toá đồn biên phòng Lò Gò đang bị địch vây ép sáng ngày 29 tháng 2 Trung đoàn 48 cho Đại đội 5 Tiểu đoàn 2, Đại đội 3 Tiểu đoàn 1 được trinh sát trung đoàn dẫn đường, cắt góc phương vị áp sát phía tây bắc đồn nhằm đánh vào sau lưng địch. Trong quá trình phát triển đội hình, các đại đội liên tục cho một tiểu đội mũi nhọn đi trước thăm dò các hướng, nếu phát hiện được địch thì đánh vỗ mặt ghìm chân địch để các trung đội đi sau khoảng 50 mét đến 100 mét vòng trái (hoặc phải) bao vây tiêu diệt địch.
    10 giờ, tổ trinh sát Đại đội 5 Tiểu đoàn 2 phát hiện được ba tên lính Pol Pot mặc quần áo đen đang ngồi nhai cơm nắm, các anh lập tức cho người quay lại báo cáo với ban chỉ huy đại đội Nửa giờ sau, đội hình Đại đội 5 đã hình thành thế bao vây, đại đội trưởng Nguyễn Hữu Văn hạ lệnh nổ súng. Bằng ba loạt súng An Khê đanh gọn chính xác của Giao, Thập, Liễu phát ra cùng một lúc, 3 tên địch áo đen đã bỏ mạng. Đại đội địch chốt tản mát cách đó khoảng 100 mét thấy bộ đội ta đông, có cách đánh khôn khéo, không dám chống cự nhanh chóng rút lui về bên kia biên giới. Cùng lúc hoả lực Đại đội 7 và các chiến sĩ biên phòng ở trong đồn nổ súng đánh vào bọn địch triển khai trận địa bên kia sông làm chúng phải rút chạy.
    Đầu tháng 3 năm 1978, tình hình địch trên chiến trường biên giới Tây Nam diễn ra khá phức tạp. Bọn ********* Pol Pot-Ieng Sary tuy bị đánh đau, nhưng chúng vẫn tiếp tục ngông cuồng tuyên chiến, ồ ạt đưa quân vượt biên giới tấn công lấn chiếm lãnh thổ ta. Tại Kiên Giang, chúng đưa hai trung đoàn tiến đánh thị xã Hà Tiên. Ở Đồng Tháp, địch dùng 5 tiểu đoàn tập kích vào Hồng Ngự. Trên vùng biên giới tỉnh Long An, địch cho hai trung đoàn đánh vào Long Khốt. Đặc biệt ở Tây Ninh chỉ trong vòng một tháng chúng đã huy động tới 8 sư đoàn ra lấn chiếm biên giới, nuôi tham vọng chiếm được tỉnh Tây Ninh lập cầu phát triển đánh phá các thành phố lớn của ta.
    Trước tình hình nghiêm trọng ấy, Bộ tư lệnh mặt trận Tây Nam đã sử dụng các sư đoàn chủ lực cơ động mạnh tạo nên những quả đấm thép để tiêu diệt chúng.
    Trên hướng quân đoàn 3, nhằm đánh bại thủ đoạn tác chiến mới của địch, trừng trị đích đáng hành động ngoan cố, hiếu chiến của chúng, bảo vệ công cuộc xây dựng hoà bình của nhân dân ta, ngày 26 tháng 3, đồng thời với việc cho các đơn vị triển khai xây dựng tuyến phòng thủ biên giới (phát đổ cây rừng thành tuyến rộng khoảng 30 đến 50 mét và gài một số mìn các loại). Bộ tư lệnh Quân đoàn 3 còn mở đợt hoạt động mang mật danh A28 quét sạch bọn địch chiếm đóng trái phép trên đất ta và đẩy chúng về bên kia biên giới.
    Trên hướng Trung đoàn 48 Sư đoàn 320, trong những ngày cuối tháng 3 năm 1978, địch liên tục cho sư đoàn 310, sư đoàn 174 và vùng chiến thuật 22 lợi dụng địa hình phức tạp ở khu vực suối Đà ha tiến công liên tục, quyết liệt bằng nhiều thủ đoạn, với ý đồ thu hút ta vào những khu rừng rậm ở vùng Mỏ Vẹt rộng lớn để tác chiến với lối nhỏ lẻ, bu bám, xen cài của chúng. Với tâm lý cuồng tín, mê muội, lại bị địch thúc ép bằng cả sinh mạng, quân lính sư đoàn 310 đã thực hiện được môt số mục tiêu chia cắt đội hình phòng ngự của trung đoàn. Đặc biệt là khu vực ngầm đá đi Tà Nốt do Tiểu đoàn 3 chốt giữ.
    Tại đây, trong suốt bốn ngày (từ 25 đến 28 tháng 3 năm 1978) trung đoàn 202 sư đoàn 310 địch mở hàng chục lần tiến công vào toàn bộ tuyến chốt gần 3 kilômét của Tiểu đoàn 3. Các trận đánh diễn ra ban ngày, hầu hết bộ đội ta giữ được quyền chủ động, phát hiện mục tiêu từ xa, nổ súng là có thể tiêu diệt địch. Căng thẳng nhất vẫn là những đêm dài mưa xối xả, trời tối đen như mực, vừa không quan sát vừa không lắng nghe được tiếng động đi lại. Đã không ít lần quân Pol Pot đầu trần chân đất bí mật bò vào tận hầm chốt của ta ném lựu đạn. Các đại đội lại phải tổ chức những trận đánh ác liệt giành giật lại từng đoạn hào, hầm chốt, công sự. Nhiều trận ta phải lấy hai đổi một để giữ vững tuyến phòng thủ được giao.
    Để nhanh chóng tìm cách phá được chiến thuật bu bám, tiến tới đẩy lùi các đợt tiến công của địch trên tuyến phòng thủ Đà Ha, Ban chỉ huy Trung đoàn 48 gồm trung đoàn trưởng Hà Xuân Bính (mới về thay thế trung đoàn trưởng Lê Văn Hược đi nhận công tác khác), tham mưu trưởng Phạm Công Tuần và các trợ lý tác chiến đã thức trắng nhiều đêm liền để tìm hiểu cụ thể, tỷ mỷ các âm mưu thủ đoạn chiến thuật mà địch áp dụng, từ đó tìm ra phương thức tác chiến mới cho phù hợp nhằm đánh thắng địch trong mọi tình huống.
    Sau một tuần ?otung? cán bộ tham mưu xuống cơ sở tìm hiểu, ngày 30 tháng 3 năm 1978 ban chỉ huy Trung đoàn 48 đã tổ chức ?ohội nghị đầu bờ? mở rộng tới cán bộ đại đội tại Tiểu đoàn 2. Nhằm giải quyết bằng được câu hỏi cấp bách: ?oLàm thế nào để giành quyền chủ động trong phòng ngự trước sự bu bám như đỉa của quân thù??.
    Tiếp theo hàng chục ý kiến đóng góp sôi nổi của cán bộ tiểu đoàn, trung đoàn, đại đội trưởng Đại đội 6 Tiểu đoàn 2 Trịnh Xuân Lan sau nhiều ngày suy nghĩ đã phát biểu: Chiến thuật bu bám kết hợp với luồn sâu hoạt động nhỏ lẻ của địch vừa qua đã làm ta bị động đối phó và đã gặp tổn thất. Theo tôi, để phá vỡ hình thức tác chiến nhỏ lẻ, luồn sâu, áp sát của địch, giành lại quyền chủ động trong thế trận chốt chặn trên địa hình phức tạp ở khu vực Đà Ha, ta nên lấy ?ođộc trị độc?. Địch dùng các tổ nhỏ hoạt động chống phá, ta cũng dùng các tổ chức nhỏ lẻ bí mật phục kích đánh lại chúng. Trong đánh Mỹ cán bộ, chiến sĩ ta đã phát huy sở trường đánh phục kích, tập kích vào bên sườn phía sau lưng địch, làm cho kẻ thù luôn phải lo sợ bị động. Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới hôm nay, ngoài những loại hình tác chiến chiến dịch đã đem lại hiệu quả, ta cần phát huy tác phong chiến đấu đó?
    Ý kiến rút ra từ hoạt động thực tế của đại đội trưởng Trịnh Xuân Lan đã được hội nghị tán đồng và nhất trí giao cho Đại đội 6 làm thí điểm để trung đoàn rút kinh nghiệm.
    Được cấp trên tin tưởng giao nhiệm vụ, đại đội trưởng Lan bắt tay vào thực hiện ngay. Sau khi thống nhất phương án tác chiến cùng ban chỉ huy đại đội. Trịnh Xuân Lan cho bộ đội học tập thảo luận tập thể tìm ra cách đánh mới. Khi luyện tập, cán bộ đại đội, trung đội ra nhiều tình huống tưởng định, giả định như hành quân gặp địch, tập kích, phục kích; nghe ngóng phán đoán phát hiện địch từ xa bằng những dấu hiệu, ám hiệu trên thực địa và cách thức xử lý các tình huống ấy đã được cán bộ, chiến sĩ tập đi tập lại.
  3. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Đã có thể tin tưởng vào nhận thức và hành động về chiến thuật, kỹ thuật của cán bộ, chiến sĩ đối với cách đánh mới, đại đội trưởng Trịnh Xuân Lan quyết định thực hành. Sáng ngày 5 tháng 4, đại đội trưởng Lan trực tiếp chỉ huy một tổ 8 đồng chí bí mật luồn vào sau lưng địch. Bằng những động tác chiến thuật đã học, các chiến sĩ duy trì khoảng cách đội hình nhẹ nhàng luồn lách dưới những bụi cây rậm rạp, mỗi người quan sát một phía sẵn sàng phát hiện mục tiêu. Hai giờ chiều, tại địa điểm phục kích bên một dòng suối rộng cách tuyến chốt của ta 4 kilômét về phía tây, tổ phục kích của Lan đã phát hiện được 8 tên địch đi hoạt động nhỏ lẻ trở về chủ quan nói chuyện ầm ĩ. Chờ bọn địch khoác súng lên vai chuẩn bị lội qua suối, Lan mới phát lệnh nổ súng. Sau loạt đạn đầu đanh gọn, năm tên địch đã ngã gục. Ba tên còn lại cuống cuồng lao bừa xuống sông chạy thoát nhưng đã không kịp bởi những tay tiểu liên thiện xạ của tổ chiến đấu. Trận đánh diễn ra không đầy 5 phút, Lan nhanh chóng cho thu súng rồi bí mật lui quân.
    Ngày thứ hai Lan cho tổ phục kích ở một đoạn đường mòn từ khi trời chưa sáng cách tuyến phòng ngự 3 kilômét. Khi sương sớm vừa tan trong khoảng rừng ẩm ướt, anh em đã phát hiện mấy bóng đen đeo đầy súng đạn đang lầm lũi đi tới. Tên địch đi đầu cách Lan chừng 10 mét, anh nổ súng phát lệnh. Ngay tức khắc hai viên đạn An Khê của anh xuyên giữa ngực tên địch. Nó ngã vật xuống không kịp hiểu điều gì đã xảy ra. Cùng lúc chiến sĩ Lương Đình Kính ném hai quả lựu đạn. Hạ sĩ Phùng Đình Cơ cùng bồi luôn một phát B40 vào tốp địch ở phía sau đang nháo nhác chạy. Trận đánh kết thúc. Các chiến sĩ nhanh chóng thu súng rồi nhẹ nhàng di chuyển luôn.
    Để không lặp lại kiểu cách hoạt động cũ, 8 giờ sáng ngày thứ ba, đại đội trưởng Trịnh Xuân Lan cho tổ nới rộng bán kính hoạt động luồn lách vào sau lưng bọn địch đang bu bám trước chốt đại đội 5. Lợi dụng những sơ hở của địch trong lúc tiến công ta, Lan cho tổ bí mật áp sát đội hình. Đã quan sát rõ những tên địch áo đen, quần cộc, đầu trần, chân đất đang huýt còi, hò hét nổ súng vào các chốt của ta, Lan lập tức cho nổ súng. Bị đánh từ bên sườn và phía sau ở cự ly gần, nhiều tên địch chết gục tại chỗ. Phối hợp với tổ của Lan, các chốt của Đại đội 5 bật dậy đánh tới. Bị truy kích mạnh từ ba phía, hàng chục tên địch còn lại cùng đường phá chạy lao cả vào những bãi mìn do chúng gài, tạo thành những tiếng nổ dây chuyền kéo dài đến tận sẩm tối.
    Phương thức hoạt động nhỏ lẻ phục kích, tập kích đạt hiệu quả cao của Đại đội 6 do đại đội trưởng Trịnh Xuân Lan phụ trách đã được phổ biến cho các đơn vị trong trung đoàn học tập và thực hiện. Phong trào thi đua với ?ongọn cờ đầu hoạt động nhỏ lẻ? của Đại đội 6 Tiểu đoàn 2 đã nhanh chóng nhân lên rộng khắp trong sư đoàn, quân đoàn, trong suốt giai đoạn các đơn vị phòng thủ bảo vệ biên giới Tây Nam.
    Giữa tháng 5 năm 1978, do bị thất bại liên tiếp trên chiến trường cùng với chính sách diệt chủng của bè lũ Pol Pot làm cho mẫu thuẫn nội bộ địch ngày càng gay gắt. Nhiều cuộc nổi dậy đấu tranh của quần chúng và binh lính địch đã nổ ra lúc công khai, lúc âm ỉ tiếp diễn dưới nhiều hình thức và ngày càng lan rộng, đặc biệt là ở vùng phía đông. Giữa tháng 4 năm 1978, khi cuộc khởi nghĩa của binh lính thuộc quân khu 203 do ông Xô Phin và Hêng-xom-rin lãnh đạo bị lộ, Pol Pot đã ra lệnh cho quân đội tiến vào ?oxoá bỏ? lực lượng nổi dậy. Quân khởi nghĩa được nhân dân trong vùng triệt để ủng hộ đã chiến đấu anh dũng chặn đánh các cánh quân của bọn Pol Pot và phá tan ách kìm kẹp của chúng ở nhiều huyện, tiếp tục kêu gọi nhân dân nổi dậy, gom lúa gạo chuyển vào rừng và tham gia lực lượng khởi nghĩa. Đồng thời, những người lãnh đạo cuộc nổi dậy đã tìm gặp bộ đội ta trên biên giới Tây Ninh yêu cầu giúp đỡ chống hiểm họa diệt chủng ở Campuchia.
    Trước yêu cầu khẩn trương và chính đáng của lực lượng cách mạng bạn, được cấp trên chuẩn y, các đơn vị của ta đang hoạt động trên chiến trường biên giới Tây Nam được lệnh mở rộng địa bàn, mở rộng hành lang liên kết với các lực lượng nổi dậy tạo thế và lực. Từ đó hỗ trựo cho phong trào cách mạng của nhân dân Campuchia phát triển.
    Quân đoàn 3 quyết định mở đợt tiến công mang mật danh A68 ?onâng chiều sâu tuyến phòng ngự từ Phum Sâm đến Mi Mút? mở rộng hành lang tạo căn cứ cho lực lượng cách mạng bạn.
    Trung đoàn 48 trong đội hình Sư đoàn 320 được lệnh bàn giao địa bàn phòng ngự Lò Gò-Đà hà cho Quân khu 7, lật cánh sang hướng Cà Tum mở rộng địa bàn hoạt động tiến công chiếm vùng đồn điền cao su Mi Mút bao gồm khu vực điểm cao 200, đến Phum Lou liêu kết địa bàn với lực lượng nổi dậy ở khu vực Đầm Be.
    Ngày 20 tháng 6 năm 1978, trung đoàn trưởng Trung đoàn 48 Nguyễn Hựu Hạ cùng một số cán bộ tham mưu và phân đội trinh sát lên đường sang Cà Tum chuẩn bị địa bàn hoạt động.
    Khu vực tác chiến mới của trung đoàn bao gồm toàn bộ đồn điền cao su Mi Mút với nhũng dải đồi đất đỏ mấp mô kéo dài thoải dần về hướng nam có độ cao trung bình từ 100 đến 200 mét, khá thuận lợi cho công việc tập trung lực lượng tác chiến hiệp đồng binh chủng trên một vùng rộng lớn phía đông tỉnh Công Pông Chàm.
    Lực lượng địch ở khu vực này có sư đoàn 450 chốt dãy điểm cao 202, bình 200, Sa Lăng 1, Sa Lăng 2, Bản Đỏ, Phum Lou. Sư đoàn 280 án ngữ phía tây Mi Mút, bắc Mê Công tạo thành vỏ bọc bảo vệ hướng đông nam; sở chỉ huy quân khu 203 ở Suông Chúp.
    Để mở rộng địa bàn, tạo thế cho các đợt hoạt động lớn ở khu vực điểm cao 202, 200? cuối tháng 6 năm 1978. Trung đoàn 48 đã sử dụng Tiểu đoàn 1 và Tiểu đoàn 3 tiến công tiêu diệt 2 đại đội của sư đoàn 280 địch ở điểm cao 66, bình độ 90 (ngày 21 tháng 6). Thừa thắng, Tiểu đoàn 2 và Tiểu đoàn 3 tiến công điểm cao 93 và bọn địch đóng trên đường 7 (ngày 26 tháng 6), đánh thiệt hại nặng 2 tiểu đoàn thuộc trung đoàn 103 sư đoàn 450, buộc địch phải lui về trận địa phòng ngự chính ở điểm cao 202.
    Sau khi tạo lập xong bàn đạp tiến công trên đường 7, ngày 11 tháng 8, căn cứ nhiệm vụ trên giao cho trung đoàn: luồn sâu kết hợp với thọc sâu có đại đội thiết giáp yểm trợ bất ngờ đánh thẳng vào sườn phía sau sở chỉ huy sư đoàn 450 ở sa Lăng 1, trận địa pháo và trung đoàn 102 ở Sa Lăng 2. Ban chỉ huy trung đoàn họp quyết định sử dụng lực lượng tác chiến như sau:
    -Tiểu đoàn 2 có 3 xe thiết giáp yểm trợ, là lực lượng chủ yếu đột phá các mục tiêu được giao.
    -Tiểu đoàn 3 có 2 xe thiết giáp yểm trợ, có nhiệm vụ đánh địch ?obâu? hoặc ?ocù? hai bên sườn hỗ trợ cho Tiểu đoàn 2 đến tiến công các mục tiêu trọng yếu.
    -Tiểu đoàn 1 là lực lượng dự bị của trung đoàn, sẵn sàng chi viện cho các mũi, hướng khi cần thiết. Các đại đội hoả lực trực thuộc trung đoàn đi tăng cương cho Tiểu đoàn 2 và Tiểu đoàn 3.
    Chiều ngày 12 tháng 8, trước giờ hành quân, chính uỷ trung đoàn Kiều Công Chức báo cáo với chỉ huy sư đoàn: Quân số đi chiến đấu đầy đủ. Mọi việc đã chuẩn bị xong. Cán bộ, chiến sĩ đăng ký hoàn thành tốt nhiệm vụ.
  4. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    17 giờ ngày 12 tháng 8, Trung đoàn 48 được lệnh xuất trận. Trên đoạn đường luồn sâu cắt rừng dài 20 kilômét, cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn 2 và 3 lặng lẽ bí mật bám sát nhau, tốc độ hành quân lúc nhanh, lúc chậm do đêm tối và địa hình phức tạp.
    Hai giờ sáng ngày 13 tháng 8, khi Trung đoàn 48 còn cách Phum Lou 3 kilômét, một tình huống xảy ra: 3 xe thiết giáp K63 đi với Tiểu đoàn 2 bị sa lầy, đã qua 30 phút khắc phục nhưng chưa được.
    Do tính chất quyết định giành thắng cho những trận đánh luồn sâu kết hợp với thọc sâu là đưa lực lượng vào đúng thời gian và vị trí quy định, nên chỉ huy Sư đoàn 320 vừa động viên bộ đội Trung đoàn 48 nhanh chóng tìm cách khắc phục, vừa tính đến chuyện cho bộ đội tác chiến không có xe thiết giáp hỗ trợ.
    Hiểu rõ vai trò đặc biệt quan trọng của hướng thọc sâu vu hồi, bộ phận thiết giáp đi phối thuộc đã đem hết khả năng nghiệp vụ và kinh nghiệm hành tiến của mình để khắc phục được chiếc xe sa lầy, sau đó tìm đường vòng tránh để vượt lên trước. 4 giờ 30 phút, các tiểu đoàn bộ binh có xe thiết giáp yểm trợ đã chiếm lĩnh xong tuyến xuất phát xung phong.
    Đúng 6 giờ lệnh tiến công trên toàn tuyến phát ra. Ngay từ phút đầu pháo 105, 85, 122 đã trút đạn xuống các vị trí ở điểm cao 200, 202, Sa Lăng 1, Sa Lăng 2 do trung đoàn 103 và sở chỉ huy sư đoàn 450 Pol Pot chiếm giữ.
    6 giờ 30 phút, phối hợp với Trung đoàn 2 Sư đoàn 10 đột phá chính diện, Trung đoàn 52 đột phá sườn trái, Trung đoàn 48 vu hồi cho bộ đội xung phong đánh chiếm các mục tiêu địch từ phía sau.
    Bị ép từ ba phía, địch chốt giữ điểm cao 200, 202 chống cự điện cuồng trong thế tuyệt vọng. Bộ đội ta sáp tới ?obóc vỏ? từng lớp một.
    Treê hướng Trung đoàn 48, sau khi chiếm lĩnh được trục đường 701 ở Phum Lou, Tiểu đoàn 2 và Tiểu đoàn 3 tạo thành hai mũi phát triển dọc hai bên đường tiến thẳng vào hướng trung tâm. Nhưng tại eo ngầm ở bình độ 135, hai trung đội địch được trang bị đầy đủ có hoả lực cối và ĐKZ82 yểm trợ điên cuồng cản phá. Chúng dựa vào thế đất cao, hầm sâu đa chuẩn bị sẵn, quét đạn như điên đại xuống kx ngầm, đồng thời khống chế mạnh hai bên suối một quãng khá rộng. Đã hai lần tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 2 Trịnh Xuân Lan tổ chức cho đại đội đột phá nhưng vẫn chưa sang được phía nam ngầm.
    Để khẩn trương phối hợp chặt chẽ với trung đoàn bạn đột phá vào trung tâm, trung đoàn trưởng Nguyễn Hựu Hạ lệnh cho Tiểu đoàn 2 dùng các loại hoả lực cối, ĐKZ, 12,7 phối thuộc chế áp mạnh các mục tiêu lộ của địch, đồng thời cho ba xe k63 chở bộ binh quét địch phóng thẳng qua ngầm. Bị ta đột phá mạnh, nổi bật là mũi tiến công chủ yếu của Đại đội 6 do đại đội trưởng Lê Văn Lan chỉ huy tiêu diệt hai ổ hoả lực đại liên khống chế để tránh bị tiêu diệt. Đúng 12 giờ trưa, Tiểu đoàn 2 và các đơn vị phối thuộc đã làm chủ Bản Đỏ. Và chiều hôm ấy, ba cánh quân của ta đã giải phóng hoàn toàn khu vực điểm cao 200, 202, Sa Lăng 1, Sa Lăng 2, Bản Đỏ.
    Sau khi cùng các đơn vị bạn giải phóng được một vùng rừng núi có vị trí chiến lược ở vùng đông đường số 7; Trung đoàn 48 nhận nhiệm vụ có ý nghĩa chính trị quan trọng: Tập trung toàn bộ lực lượng mở rộng địa bàn theo yêu cầu của bạn, tạo hành lang an toàn đón đưa nhân dân và lực lượng nổi dậy ra vùng căn cứ.
    Với truyền thống ?ogiúp dân đánh giặc? Ban chỉ huy Trung đoàn 48 đã nhắc nhở từng cán bộ, chiến sĩ hiểu rõ nhiệm vụ: ?oCứu dân bạn cũng như cứu dân mình?. Dù phải gian khổ, hy sinh đến mấy cũng kiên quyết hoàn thành nhiệm vụ.
    Quán triệt tinh thần ấy, sang ngày 22 tháng 8, Tiểu đoàn 1 vây đánh một đại đội địch chốt giữ điểm cao 111. Qua nửa giờ chiến đấu, Tiểu đoàn 1 do tiểu đoàn trưởng Nguyễn Minh Tác chỉ huy đã hoàn toàn làm chủ trận địa, diệt 25 tên thu 12 súng các loại. Ngày 23 tháng 8, Tiểu đoàn 2 tiến công đại đội địch chốt giữ bình độ 66 án ngữ trục đường 701 ở tây bắc Phum Lou. Bị ta đánh mạnh, địch phá chạy tán loạn không kịp tha xác đồng bọn.
    Qua một tuần chiến đấu, Tiểu đoàn 1 và Tiểu đoàn 2 đã mở được hành lang gặp bộ phận trinh sát của sư đoàn và Mặt trận đang đưa 6.000 dân ra vùng giải phóng.
    Biết được hàng nghìn người dân chuẩn bị ?oVượt phòng tuyến? ra vùng tự do, sư đoàn 280 Pol Pot cho lực lượng ở khu vực Sê Rê Kấc ra chặn đánh.
    Ngày 3 tháng 9, hai trung đội đặc công của sư đoàn 280 có hoả lực cối, ĐKZ bí mật chiếm lĩnh bình độ 75 (nam Phum Lou 1 kilômét) xây dựng trận địa chốt án ngữ đường 201 cùng với các lực lượng khác ở Tắc Tum quyết đánh tan đoàn người trước khi ra được vùng giải phóng.
    Hiểu rõ ý đồ tàn bạo của địch, ban chỉ huy Trung đoàn 48 chỉ thị cho Tiểu đoàn 2 chốt giữ khu vực này, sử dụng Đại đội 7 đang truy quét địch ở tây bắc Phum Lou nhanh chóng đến bình độ 75 tiêu diệt đại đội địch ở đây trừ hiểm hoạ cho dân.
    Phát huy truyền thống ?oGiúp dân đánh giặc?, các chiến sĩ Đại đội 7 vào trận với trách nhiệm chính trị hết sức to lớn. Với họ, đây không chỉ là trận đánh trừng trị địch lấn chiếm đơn thuần, mà còn trực tiếp cứu sống hàng nghìn dân thoát khỏi nanh vuốt độc ác của kẻ thù đang tìm mọi cách tiêu diệt.
    Vì vậy, ngay sau khi bí mật tiếp cận bao vây được quân địch, đại đội trưởng Đại đội 7 Hoàng Nông Dũng và chính trị viên Nguyễn Quang Huy đã cho bộ đội tiến công. Qua 20 phút chiến đấu dũng cảm quyết liệt, Đại đội 7 đã tiêu diệt tại chỗ 38 tên, thu 20 súng các loại, trong đó có 7 khẩu cối 60 và một máy vô tuyến.
    Trung tuần tháng 9 trở đi, địch tăng cường thêm lực lượng ra Phum Lou và Sê Rê Kấc, tìm mọi cách phản kích chiếm lại các khu vực đã mất. Nhưng mọi thủ đoạn hoạt động điên cuồng của địch đều phải trả giá đắt. Sau tám trận phản kích cấp đại đội và tiểu đoàn ra trục đường 701 nhằm bịt chặt con đường ra vùng tự do của nhân dân, địch bị mất thêm hàng trăm tên, tinh thần binh lính sa sút trầm trọng.
    Ngày 3 tháng 11, theo yêu cầu của bạn mở rộng vùng giải phóng xây dựng căn cứ cách mạng, Trung đoàn 48 kết hợp với bạn tiếp tục bao vây tiêu diệt căn cứ hậu cần vùng chiến thuật 21 ở Sê Rê Kấc. Sau 2 giờ chiến đấu Tiểu đoàn 2 và Tiểu đoàn 3 đã giành thắng lợi giòn giã diệt hàng trăm tên, thu hơn 100 súng các loại có 2 khẩu 120 ly, 10 máy vô tuyến, phá huỷ toàn bộ kho tàng phương tiện hậu cần địch.
    Cuối tháng 11 năm 1978, trải qua 11 tháng chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam Tổ quốc, Trung đoàn 48 đã đánh 16 trận cấp trung đoàn và tiểu đoàn, gần 70 trận đánh nhỏ lẻ cấp tiểu đoàn, đại đội trong tiến công hay trên các tuyến phòng ngự suốt mùa mưa năm 1978, loại khỏi vòng chiến đấu gần 1.500 tên, cùng đơn vị bạn đánh bại 2 sư đoàn, 4 trung đoàn, thu và phá huỷ nhiều vũ khí, phương tiện chiến tranh và cơ sở hậu cần địch. Đồng thời trung đoàn đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đón đưa dân ra vùng giải phóng.
    Thắng lợi trong hai đợt hoạt động trừng trị những hành động xâm lấn biên giới và tạo thế trận trên một hướng mới năm 1978 đã để lại cho trung đoàn những bài học kinh nghiệm quý báu trong thời kỳ chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam và có tác dụng rất to lớn cho thời kỳ làm nhiệm vụ quốc tế sau này.
  5. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    17 giờ ngày 12 tháng 8, Trung đoàn 48 được lệnh xuất trận. Trên đoạn đường luồn sâu cắt rừng dài 20 kilômét, cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn 2 và 3 lặng lẽ bí mật bám sát nhau, tốc độ hành quân lúc nhanh, lúc chậm do đêm tối và địa hình phức tạp.
    Hai giờ sáng ngày 13 tháng 8, khi Trung đoàn 48 còn cách Phum Lou 3 kilômét, một tình huống xảy ra: 3 xe thiết giáp K63 đi với Tiểu đoàn 2 bị sa lầy, đã qua 30 phút khắc phục nhưng chưa được.
    Do tính chất quyết định giành thắng cho những trận đánh luồn sâu kết hợp với thọc sâu là đưa lực lượng vào đúng thời gian và vị trí quy định, nên chỉ huy Sư đoàn 320 vừa động viên bộ đội Trung đoàn 48 nhanh chóng tìm cách khắc phục, vừa tính đến chuyện cho bộ đội tác chiến không có xe thiết giáp hỗ trợ.
    Hiểu rõ vai trò đặc biệt quan trọng của hướng thọc sâu vu hồi, bộ phận thiết giáp đi phối thuộc đã đem hết khả năng nghiệp vụ và kinh nghiệm hành tiến của mình để khắc phục được chiếc xe sa lầy, sau đó tìm đường vòng tránh để vượt lên trước. 4 giờ 30 phút, các tiểu đoàn bộ binh có xe thiết giáp yểm trợ đã chiếm lĩnh xong tuyến xuất phát xung phong.
    Đúng 6 giờ lệnh tiến công trên toàn tuyến phát ra. Ngay từ phút đầu pháo 105, 85, 122 đã trút đạn xuống các vị trí ở điểm cao 200, 202, Sa Lăng 1, Sa Lăng 2 do trung đoàn 103 và sở chỉ huy sư đoàn 450 Pol Pot chiếm giữ.
    6 giờ 30 phút, phối hợp với Trung đoàn 2 Sư đoàn 10 đột phá chính diện, Trung đoàn 52 đột phá sườn trái, Trung đoàn 48 vu hồi cho bộ đội xung phong đánh chiếm các mục tiêu địch từ phía sau.
    Bị ép từ ba phía, địch chốt giữ điểm cao 200, 202 chống cự điện cuồng trong thế tuyệt vọng. Bộ đội ta sáp tới ?obóc vỏ? từng lớp một.
    Treê hướng Trung đoàn 48, sau khi chiếm lĩnh được trục đường 701 ở Phum Lou, Tiểu đoàn 2 và Tiểu đoàn 3 tạo thành hai mũi phát triển dọc hai bên đường tiến thẳng vào hướng trung tâm. Nhưng tại eo ngầm ở bình độ 135, hai trung đội địch được trang bị đầy đủ có hoả lực cối và ĐKZ82 yểm trợ điên cuồng cản phá. Chúng dựa vào thế đất cao, hầm sâu đa chuẩn bị sẵn, quét đạn như điên đại xuống kx ngầm, đồng thời khống chế mạnh hai bên suối một quãng khá rộng. Đã hai lần tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 2 Trịnh Xuân Lan tổ chức cho đại đội đột phá nhưng vẫn chưa sang được phía nam ngầm.
    Để khẩn trương phối hợp chặt chẽ với trung đoàn bạn đột phá vào trung tâm, trung đoàn trưởng Nguyễn Hựu Hạ lệnh cho Tiểu đoàn 2 dùng các loại hoả lực cối, ĐKZ, 12,7 phối thuộc chế áp mạnh các mục tiêu lộ của địch, đồng thời cho ba xe k63 chở bộ binh quét địch phóng thẳng qua ngầm. Bị ta đột phá mạnh, nổi bật là mũi tiến công chủ yếu của Đại đội 6 do đại đội trưởng Lê Văn Lan chỉ huy tiêu diệt hai ổ hoả lực đại liên khống chế để tránh bị tiêu diệt. Đúng 12 giờ trưa, Tiểu đoàn 2 và các đơn vị phối thuộc đã làm chủ Bản Đỏ. Và chiều hôm ấy, ba cánh quân của ta đã giải phóng hoàn toàn khu vực điểm cao 200, 202, Sa Lăng 1, Sa Lăng 2, Bản Đỏ.
    Sau khi cùng các đơn vị bạn giải phóng được một vùng rừng núi có vị trí chiến lược ở vùng đông đường số 7; Trung đoàn 48 nhận nhiệm vụ có ý nghĩa chính trị quan trọng: Tập trung toàn bộ lực lượng mở rộng địa bàn theo yêu cầu của bạn, tạo hành lang an toàn đón đưa nhân dân và lực lượng nổi dậy ra vùng căn cứ.
    Với truyền thống ?ogiúp dân đánh giặc? Ban chỉ huy Trung đoàn 48 đã nhắc nhở từng cán bộ, chiến sĩ hiểu rõ nhiệm vụ: ?oCứu dân bạn cũng như cứu dân mình?. Dù phải gian khổ, hy sinh đến mấy cũng kiên quyết hoàn thành nhiệm vụ.
    Quán triệt tinh thần ấy, sang ngày 22 tháng 8, Tiểu đoàn 1 vây đánh một đại đội địch chốt giữ điểm cao 111. Qua nửa giờ chiến đấu, Tiểu đoàn 1 do tiểu đoàn trưởng Nguyễn Minh Tác chỉ huy đã hoàn toàn làm chủ trận địa, diệt 25 tên thu 12 súng các loại. Ngày 23 tháng 8, Tiểu đoàn 2 tiến công đại đội địch chốt giữ bình độ 66 án ngữ trục đường 701 ở tây bắc Phum Lou. Bị ta đánh mạnh, địch phá chạy tán loạn không kịp tha xác đồng bọn.
    Qua một tuần chiến đấu, Tiểu đoàn 1 và Tiểu đoàn 2 đã mở được hành lang gặp bộ phận trinh sát của sư đoàn và Mặt trận đang đưa 6.000 dân ra vùng giải phóng.
    Biết được hàng nghìn người dân chuẩn bị ?oVượt phòng tuyến? ra vùng tự do, sư đoàn 280 Pol Pot cho lực lượng ở khu vực Sê Rê Kấc ra chặn đánh.
    Ngày 3 tháng 9, hai trung đội đặc công của sư đoàn 280 có hoả lực cối, ĐKZ bí mật chiếm lĩnh bình độ 75 (nam Phum Lou 1 kilômét) xây dựng trận địa chốt án ngữ đường 201 cùng với các lực lượng khác ở Tắc Tum quyết đánh tan đoàn người trước khi ra được vùng giải phóng.
    Hiểu rõ ý đồ tàn bạo của địch, ban chỉ huy Trung đoàn 48 chỉ thị cho Tiểu đoàn 2 chốt giữ khu vực này, sử dụng Đại đội 7 đang truy quét địch ở tây bắc Phum Lou nhanh chóng đến bình độ 75 tiêu diệt đại đội địch ở đây trừ hiểm hoạ cho dân.
    Phát huy truyền thống ?oGiúp dân đánh giặc?, các chiến sĩ Đại đội 7 vào trận với trách nhiệm chính trị hết sức to lớn. Với họ, đây không chỉ là trận đánh trừng trị địch lấn chiếm đơn thuần, mà còn trực tiếp cứu sống hàng nghìn dân thoát khỏi nanh vuốt độc ác của kẻ thù đang tìm mọi cách tiêu diệt.
    Vì vậy, ngay sau khi bí mật tiếp cận bao vây được quân địch, đại đội trưởng Đại đội 7 Hoàng Nông Dũng và chính trị viên Nguyễn Quang Huy đã cho bộ đội tiến công. Qua 20 phút chiến đấu dũng cảm quyết liệt, Đại đội 7 đã tiêu diệt tại chỗ 38 tên, thu 20 súng các loại, trong đó có 7 khẩu cối 60 và một máy vô tuyến.
    Trung tuần tháng 9 trở đi, địch tăng cường thêm lực lượng ra Phum Lou và Sê Rê Kấc, tìm mọi cách phản kích chiếm lại các khu vực đã mất. Nhưng mọi thủ đoạn hoạt động điên cuồng của địch đều phải trả giá đắt. Sau tám trận phản kích cấp đại đội và tiểu đoàn ra trục đường 701 nhằm bịt chặt con đường ra vùng tự do của nhân dân, địch bị mất thêm hàng trăm tên, tinh thần binh lính sa sút trầm trọng.
    Ngày 3 tháng 11, theo yêu cầu của bạn mở rộng vùng giải phóng xây dựng căn cứ cách mạng, Trung đoàn 48 kết hợp với bạn tiếp tục bao vây tiêu diệt căn cứ hậu cần vùng chiến thuật 21 ở Sê Rê Kấc. Sau 2 giờ chiến đấu Tiểu đoàn 2 và Tiểu đoàn 3 đã giành thắng lợi giòn giã diệt hàng trăm tên, thu hơn 100 súng các loại có 2 khẩu 120 ly, 10 máy vô tuyến, phá huỷ toàn bộ kho tàng phương tiện hậu cần địch.
    Cuối tháng 11 năm 1978, trải qua 11 tháng chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam Tổ quốc, Trung đoàn 48 đã đánh 16 trận cấp trung đoàn và tiểu đoàn, gần 70 trận đánh nhỏ lẻ cấp tiểu đoàn, đại đội trong tiến công hay trên các tuyến phòng ngự suốt mùa mưa năm 1978, loại khỏi vòng chiến đấu gần 1.500 tên, cùng đơn vị bạn đánh bại 2 sư đoàn, 4 trung đoàn, thu và phá huỷ nhiều vũ khí, phương tiện chiến tranh và cơ sở hậu cần địch. Đồng thời trung đoàn đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đón đưa dân ra vùng giải phóng.
    Thắng lợi trong hai đợt hoạt động trừng trị những hành động xâm lấn biên giới và tạo thế trận trên một hướng mới năm 1978 đã để lại cho trung đoàn những bài học kinh nghiệm quý báu trong thời kỳ chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam và có tác dụng rất to lớn cho thời kỳ làm nhiệm vụ quốc tế sau này.
  6. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    2.Làm nhiệm vụ quốc tế vẻ vang trên đất bạn CampuchiaChính sách diệt chủng của tập đoàn ********* cầm quyền Pol Pot-Ieng Sary đã biến xã hội Campuchia vừa thoát khỏi sự xâm lược của đế quốc Mỹ và tay sai (1970-1975) thành con số không ?oKhông tự do đi lại, không tự do hội họp, không tự do ngôn luận, không tự do tín ngưỡng, không tự do học hành, không tự do hôn nhân, không tiêu tiền, không cúng Phật? và không còn nước mắt để khóc cảnh đau thương của dân tộc. Chỉ có lòng căm thù và uất hận? (Tuyên bố của ông Tổng thư ký Uỷ ban trung ương Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia tại hội nghị tổ chức đoàn kết nhân dân Á-Phi họp tại Hà Nội ngày 13 tháng 1 năm 1979).
    Sống trong chế độ đầy máu và nước mắt của ?oKhơ-me đỏ?, nhân dân Campuchia yêu chuộng tự do, công lý nhanh chóng nhận ra rằng, để tự cứu dân tộc mình, không còn con đường nào khác là phải đứng lên liên kết với nhau có tổ chức và ngọn cờ, có mục đích tôn chỉ của một thiết chế mới, trước hết là cứu dân tộc mình khỏi hoạ diệt chủng, sau đó là xây dựng đất nước hoà bình, độc lập, phồn thịnh.
    Đáp ứng yêu cầu ấy, ngày 2 tháng 12 năm 1978, tại một địa điểm trong vùng mới giải phóng Campuchia, Đại hội đại biểu thành lập Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia đã long trọng khai mạc. Hơn 200 đại biểu gồm đủ các thành phần yêu nước Campuchia đã dự đại hội.
    Đại hội nhất trí thành lập Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia, bầu cử Uỷ ban trung ương của Mặt trận gồm 14 vị, do ông Hêng-xom-rin làm chủ tịch.
    Đại hội đã thông qua cương lĩnh cách mạng và ra bản tuyên bố: ?oĐoàn kết toàn dân nổi dậy đánh đổ tập đoàn ********* gia đình trị Pol Pot-Ieng Sary, bè lũ độc tài quân phiệt trong nước làm tay sai cho lực lượng ********* nước ngoài, xoá bỏ chế độ tàn ác đẫm máu của chúng, thiết lập chế độ dân chủ nhân dân, làm cho nước Campuchia thật sự là nước hoà bình, độc lập, dân chủ, không liên kết và tiến lên chủ nghĩa xã hội? (Tuyên bố của Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia ngày 2 tháng 12 năm 1978. Báo Nhân dân, số 8944, ngày 4-12-1978).
    Sự ra đời của Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia là mốc son lịch sử đánh dấu một bước ngoặt của cách mạng Campuchia trên con đường đấu tranh xoá bỏ chế độ diệt chủng Pol Pot-Ieng Sary.
    Cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân Campuchia được sự ủng hộ của quân và dân ta ngày càng phát triển, thì bè lũ Pol Pot càng điên cuồng mù quáng lao sâu vào con đường tội ác. Trung tuần tháng 12 năm 1978, chúng huy động 19 trong tổng số 23 sư đoàn bộ binh cùng nhiều đồng chí pháo binh, xe tăng chuẩn bị mở cuộc tiến công quy mô lớn vào lãnh thổ Việt Nam.
    Cuối tháng 12 năm 1978, các binh đoàn chủ lực của ta trên toàn tuyến biên giới được lệnh mở cuộc phản công lớn quét sạch lực lượng địch đã xâm nhập vào lãnh thổ nước ta, tiêu diệt khối chủ lực tập trung của địch hỗ trợ cho các lực lượng vũ trang cách mạng và nhân dân Campuchia tiến công và nổi dậy giành quyền làm chủ đất nước.
    Đáp lời kêu gọi của Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia, các lực lượng quân tình nguyện Việt Nam được lệnh lên đường sang nước bạn thực hiện nhiệm vụ quốc tế vẻ vang. Trên hướng Tây Ninh, Quân đoàn 3 được tăng cường Sư đoàn 302 Quân khu 7, phối hợp cùng ba tiểu đoàn và một số đại đội công tác vũ trang Campuchia tiêu diệt các sư đoàn 4, 5, 310, 450, 170 của địch, đập tan hệ thống quân sự của chúng trên đường 7, hỗ trợ cho nhân dân bạn giải phóng vùng đông sông Mê Công.
  7. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    2.Làm nhiệm vụ quốc tế vẻ vang trên đất bạn CampuchiaChính sách diệt chủng của tập đoàn ********* cầm quyền Pol Pot-Ieng Sary đã biến xã hội Campuchia vừa thoát khỏi sự xâm lược của đế quốc Mỹ và tay sai (1970-1975) thành con số không ?oKhông tự do đi lại, không tự do hội họp, không tự do ngôn luận, không tự do tín ngưỡng, không tự do học hành, không tự do hôn nhân, không tiêu tiền, không cúng Phật? và không còn nước mắt để khóc cảnh đau thương của dân tộc. Chỉ có lòng căm thù và uất hận? (Tuyên bố của ông Tổng thư ký Uỷ ban trung ương Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia tại hội nghị tổ chức đoàn kết nhân dân Á-Phi họp tại Hà Nội ngày 13 tháng 1 năm 1979).
    Sống trong chế độ đầy máu và nước mắt của ?oKhơ-me đỏ?, nhân dân Campuchia yêu chuộng tự do, công lý nhanh chóng nhận ra rằng, để tự cứu dân tộc mình, không còn con đường nào khác là phải đứng lên liên kết với nhau có tổ chức và ngọn cờ, có mục đích tôn chỉ của một thiết chế mới, trước hết là cứu dân tộc mình khỏi hoạ diệt chủng, sau đó là xây dựng đất nước hoà bình, độc lập, phồn thịnh.
    Đáp ứng yêu cầu ấy, ngày 2 tháng 12 năm 1978, tại một địa điểm trong vùng mới giải phóng Campuchia, Đại hội đại biểu thành lập Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia đã long trọng khai mạc. Hơn 200 đại biểu gồm đủ các thành phần yêu nước Campuchia đã dự đại hội.
    Đại hội nhất trí thành lập Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia, bầu cử Uỷ ban trung ương của Mặt trận gồm 14 vị, do ông Hêng-xom-rin làm chủ tịch.
    Đại hội đã thông qua cương lĩnh cách mạng và ra bản tuyên bố: ?oĐoàn kết toàn dân nổi dậy đánh đổ tập đoàn ********* gia đình trị Pol Pot-Ieng Sary, bè lũ độc tài quân phiệt trong nước làm tay sai cho lực lượng ********* nước ngoài, xoá bỏ chế độ tàn ác đẫm máu của chúng, thiết lập chế độ dân chủ nhân dân, làm cho nước Campuchia thật sự là nước hoà bình, độc lập, dân chủ, không liên kết và tiến lên chủ nghĩa xã hội? (Tuyên bố của Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia ngày 2 tháng 12 năm 1978. Báo Nhân dân, số 8944, ngày 4-12-1978).
    Sự ra đời của Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia là mốc son lịch sử đánh dấu một bước ngoặt của cách mạng Campuchia trên con đường đấu tranh xoá bỏ chế độ diệt chủng Pol Pot-Ieng Sary.
    Cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân Campuchia được sự ủng hộ của quân và dân ta ngày càng phát triển, thì bè lũ Pol Pot càng điên cuồng mù quáng lao sâu vào con đường tội ác. Trung tuần tháng 12 năm 1978, chúng huy động 19 trong tổng số 23 sư đoàn bộ binh cùng nhiều đồng chí pháo binh, xe tăng chuẩn bị mở cuộc tiến công quy mô lớn vào lãnh thổ Việt Nam.
    Cuối tháng 12 năm 1978, các binh đoàn chủ lực của ta trên toàn tuyến biên giới được lệnh mở cuộc phản công lớn quét sạch lực lượng địch đã xâm nhập vào lãnh thổ nước ta, tiêu diệt khối chủ lực tập trung của địch hỗ trợ cho các lực lượng vũ trang cách mạng và nhân dân Campuchia tiến công và nổi dậy giành quyền làm chủ đất nước.
    Đáp lời kêu gọi của Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia, các lực lượng quân tình nguyện Việt Nam được lệnh lên đường sang nước bạn thực hiện nhiệm vụ quốc tế vẻ vang. Trên hướng Tây Ninh, Quân đoàn 3 được tăng cường Sư đoàn 302 Quân khu 7, phối hợp cùng ba tiểu đoàn và một số đại đội công tác vũ trang Campuchia tiêu diệt các sư đoàn 4, 5, 310, 450, 170 của địch, đập tan hệ thống quân sự của chúng trên đường 7, hỗ trợ cho nhân dân bạn giải phóng vùng đông sông Mê Công.
  8. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Trong chiến dịch này, Sư đoàn 320 đã và đang chiếm lĩnh bàn đạp phía nam Phum Lou, đồn điền cao su Mi Mút, có nhiệm vụ thọc sâu đánh vào sở chỉ huy mặt trận đường 7 của địch ở Suông, chốt chặn quân địch ở Chúp, nhốt chặt lực lượng quân sự của quân khu 203 địch trong khu quyết chiến dịch để tiêu diệt. Đồng thời ngăn chặn quân địch từ thị xã Công Pông Chàm bên bờ tây sông Mê Công vào thị xã Prây Veng lên.
    Đối với Trung đoàn 48-lá cờ đầu ?oluồn sâu đánh giỏi? của quân đoàn, được Sư đoàn 320 giao nhiệm vụ: vận động thọc sâu bằng xe cơ giới đánh chiếm Suông-Chúp, sở chỉ huy 203, mặt trận đường 7 của địch.
    Căn cứ nhiệm vụ cấp trên giao, ban chỉ huy Trung đoàn 48 đã họp quân chính giao nhiệm vụ cho các đơn vị:
    -Tiểu đoàn 2 và các lực lượng cơ giới tăng cường dẫn đầu đội hình trung đoàn thọc sâu cơ giới đảm nhận đánh chiếm ngã ba Chúp (mục tiêu chốt chặn chiến dịch) khoá chặt đường tháo chạy của địch từ phía đông về thị xã Công Pông Chàm và từ phía nam Prây Veng lên.
    -Tiểu đoàn 1 và các đơn vị phối thuộc lợi dụng tốc độ cao của xe cơ giới và thiết giáp phát triển nhanh, đột phá mạnh vào mục tiêu chủ yếu sở chỉ huy quân khu 203 ở Suông, sao cho ngay từ ngày đầu của chiến dịch, toàn bộ 5 sư đoàn địch đang đánh phá tuyến biên giới Tây Ninh của ta lâm vào thế ?orắn mất đầu? tạo điều kiện cho các đơn vị bạn tiến công tiêu diệt chúng.
    -Tiểu đoàn 3 giai đoạn đầu là lực lượng dự bị của sư đoàn, sẵn sàng chi viện cho các hướng khi cần thiết. Giai đoạn 2 là lực lượng chủ yếu truy kích giải phóng các vùng đất phía bắc thị xã Prây Veng.
    Trong cuộc họp quân chính, cán bộ các cấp Trung đoàn 48 thảo luận sôi nổi các hình thức chiến thuật hành tiến tiến công trong đội hình cơ giới, công tác hiệp đồng chiến đấu bộ binh và thiết giáp? Đặc biệt hội nghị thảo luận kỹ tư tưởng chỉ đạo tác chiến chiến dịch ?othần tốc, táo bạo, chiến thắng? của Thiếu tướng Kim Tuấn, Tư lệnh quân đoàn nêu ra cho Trung đoàn.
    Nội dung tư tưởng chỉ đạo tác chiến chỉ rõ, với chiều sâu không gian chiến dịch hơn 100 kilômét, đường cơ động hết sức phức tạp, nếu ta không dùng sức mạnh cơ giới cơ động nhanh, đột phá mạnh dứt điểm trong một ngày thì hàng vạn quân của quân khu 203 sẽ có thời gian co cụm chống đỡ, ta khó có thể hoàn thành được mục tiêu chiến lược do Bộ chỉ huy liên quân Việt Nam-Campuchia đề ra. Vì vậy, sức mạnh cơ giới để cơ động thần tốc cộng với tư tưởng quyết đoán táo bạo và ý chí quyết thắng cao được thực hiện đồng bộ sẽ làm nên chiến thắng trong chiến dịch mang ý nghĩa lịch sử này.
    Nội dung hội nghị quân chính được triển khai cho toàn thể cán bộ, chiến sĩ trung đoàn sau đó 2 ngày. Cán bộ, chiến sĩ rất phấn khởi được chiến đấu trong chiến dịch phản công lớn của liên quân Việt Nam-Campuchia. Thời gian còn lại, toàn trung đoàn khẩn trương bước vào chuẩn bị cho trận đánh lịch sử. Cán bộ, chiến sĩ tranh thủ học tập trao đổi những tinh thần cơ bản của cương lĩnh chính trị và chính sách đối nội, đối ngoại của Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia. Bộ đội được hướng dẫn tỉ mỉ tập quán tín ngưỡng của nhân dân bạn, học tiếng Campuchia trong giao tiếp thông thường và những khẩu lệnh gọi bắt tù binh, hàng binh.
  9. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Trong chiến dịch này, Sư đoàn 320 đã và đang chiếm lĩnh bàn đạp phía nam Phum Lou, đồn điền cao su Mi Mút, có nhiệm vụ thọc sâu đánh vào sở chỉ huy mặt trận đường 7 của địch ở Suông, chốt chặn quân địch ở Chúp, nhốt chặt lực lượng quân sự của quân khu 203 địch trong khu quyết chiến dịch để tiêu diệt. Đồng thời ngăn chặn quân địch từ thị xã Công Pông Chàm bên bờ tây sông Mê Công vào thị xã Prây Veng lên.
    Đối với Trung đoàn 48-lá cờ đầu ?oluồn sâu đánh giỏi? của quân đoàn, được Sư đoàn 320 giao nhiệm vụ: vận động thọc sâu bằng xe cơ giới đánh chiếm Suông-Chúp, sở chỉ huy 203, mặt trận đường 7 của địch.
    Căn cứ nhiệm vụ cấp trên giao, ban chỉ huy Trung đoàn 48 đã họp quân chính giao nhiệm vụ cho các đơn vị:
    -Tiểu đoàn 2 và các lực lượng cơ giới tăng cường dẫn đầu đội hình trung đoàn thọc sâu cơ giới đảm nhận đánh chiếm ngã ba Chúp (mục tiêu chốt chặn chiến dịch) khoá chặt đường tháo chạy của địch từ phía đông về thị xã Công Pông Chàm và từ phía nam Prây Veng lên.
    -Tiểu đoàn 1 và các đơn vị phối thuộc lợi dụng tốc độ cao của xe cơ giới và thiết giáp phát triển nhanh, đột phá mạnh vào mục tiêu chủ yếu sở chỉ huy quân khu 203 ở Suông, sao cho ngay từ ngày đầu của chiến dịch, toàn bộ 5 sư đoàn địch đang đánh phá tuyến biên giới Tây Ninh của ta lâm vào thế ?orắn mất đầu? tạo điều kiện cho các đơn vị bạn tiến công tiêu diệt chúng.
    -Tiểu đoàn 3 giai đoạn đầu là lực lượng dự bị của sư đoàn, sẵn sàng chi viện cho các hướng khi cần thiết. Giai đoạn 2 là lực lượng chủ yếu truy kích giải phóng các vùng đất phía bắc thị xã Prây Veng.
    Trong cuộc họp quân chính, cán bộ các cấp Trung đoàn 48 thảo luận sôi nổi các hình thức chiến thuật hành tiến tiến công trong đội hình cơ giới, công tác hiệp đồng chiến đấu bộ binh và thiết giáp? Đặc biệt hội nghị thảo luận kỹ tư tưởng chỉ đạo tác chiến chiến dịch ?othần tốc, táo bạo, chiến thắng? của Thiếu tướng Kim Tuấn, Tư lệnh quân đoàn nêu ra cho Trung đoàn.
    Nội dung tư tưởng chỉ đạo tác chiến chỉ rõ, với chiều sâu không gian chiến dịch hơn 100 kilômét, đường cơ động hết sức phức tạp, nếu ta không dùng sức mạnh cơ giới cơ động nhanh, đột phá mạnh dứt điểm trong một ngày thì hàng vạn quân của quân khu 203 sẽ có thời gian co cụm chống đỡ, ta khó có thể hoàn thành được mục tiêu chiến lược do Bộ chỉ huy liên quân Việt Nam-Campuchia đề ra. Vì vậy, sức mạnh cơ giới để cơ động thần tốc cộng với tư tưởng quyết đoán táo bạo và ý chí quyết thắng cao được thực hiện đồng bộ sẽ làm nên chiến thắng trong chiến dịch mang ý nghĩa lịch sử này.
    Nội dung hội nghị quân chính được triển khai cho toàn thể cán bộ, chiến sĩ trung đoàn sau đó 2 ngày. Cán bộ, chiến sĩ rất phấn khởi được chiến đấu trong chiến dịch phản công lớn của liên quân Việt Nam-Campuchia. Thời gian còn lại, toàn trung đoàn khẩn trương bước vào chuẩn bị cho trận đánh lịch sử. Cán bộ, chiến sĩ tranh thủ học tập trao đổi những tinh thần cơ bản của cương lĩnh chính trị và chính sách đối nội, đối ngoại của Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia. Bộ đội được hướng dẫn tỉ mỉ tập quán tín ngưỡng của nhân dân bạn, học tiếng Campuchia trong giao tiếp thông thường và những khẩu lệnh gọi bắt tù binh, hàng binh.
  10. meminca

    meminca Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/02/2005
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    các bác nói nghe hay nhỉ, Khmer Rouge là đứa con tinh thần của Trung Cộng và đánh Khmer Rouge là đánh TQ, mà lạ nhỉ, sao lúc nào ta cũng đúng và người khác cũng sai, người Mỹ tham chiến vào Việt Nam thì gọi là xâm luợc con ta đánh qua Cambodia va Laos thì là nghĩa vụ quốc tế cao cả
    nói cho các bác hay , biết thì để bụng thui nhé, bác nào đánh trận bên Laos giống em rồi thì biết, mình làm gì bên đó mà dân nó ghét mình vậy, cứ vớ vét tài nguyên rừng cây của người ta để chở về nước thì họ nhờ LHQ tống mình ra khỏi là phải, bên Cambodia cũng thế
    à mà thôi, xin lỗi làm các bác cụt hứng, thôi vỗ tay thật to cho nhân dân Việt Nam chúng ta luôn luôn anh hùng bất khuất, mãi mãi bất khuất

Chia sẻ trang này