1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trên biên giới Tây Nam và tiêu diệt bọn diệt chủng Pol Pot

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi ptlinh, 06/10/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. meminca

    meminca Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/02/2005
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    các bác nói nghe hay nhỉ, Khmer Rouge là đứa con tinh thần của Trung Cộng và đánh Khmer Rouge là đánh TQ, mà lạ nhỉ, sao lúc nào ta cũng đúng và người khác cũng sai, người Mỹ tham chiến vào Việt Nam thì gọi là xâm luợc con ta đánh qua Cambodia va Laos thì là nghĩa vụ quốc tế cao cả
    nói cho các bác hay , biết thì để bụng thui nhé, bác nào đánh trận bên Laos giống em rồi thì biết, mình làm gì bên đó mà dân nó ghét mình vậy, cứ vớ vét tài nguyên rừng cây của người ta để chở về nước thì họ nhờ LHQ tống mình ra khỏi là phải, bên Cambodia cũng thế
    à mà thôi, xin lỗi làm các bác cụt hứng, thôi vỗ tay thật to cho nhân dân Việt Nam chúng ta luôn luôn anh hùng bất khuất, mãi mãi bất khuất
  2. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Mẹ ơi, em lậy các bác! Đừng cãi nhau chí choé! Đằng nào thì cũng oánh nhau xong rồi mà, đằng nào thì K đỏ cũng teo rồi, đằng nào thì Việt Nam cũng rút về rồi mà!
    Ngày 31 tháng 12 năm 1978, trên hướng Quân đoàn 3, sau những ngày, giờ chạy đua với thời gian làm công tác chuẩn bị, đánh địch mở rộng hành lang tạo bàn đạp cho chiến dịch ở Đàm Be, Sê Rê Kấc, Bâng Hế (bắc đường 7); ở Krếch, Mo Lu, Tà Hiêu, Xtưng (trục đường 7).. Bộ chỉ huy liên quân Việt Nam-Campuchia ra lệnh nổ súng phản công quân địch trên mặt trận đường số 7.
    Trên hướng Trung đoàn 48, lợi dụng hành lang triển khai chiến dịch đã được khai thông, các tiểu đoàn bộ binh cơ giới và các lực lượng phối thuộc được lệnh xuất kích. Trong buổi sáng ban mai đầy nắng và gió ở khu vực phía nam đồn điền cau su Mi Mút, hàng trăm xe tăng, xe thiết giáp, xe kéo pháo mặt đất và phòng không, xe bộ binh, xe công binh, xe chở đạn, gạo? ầm ầm nổ máy lao ra phía trước.
    Trên hướng xuất kích, từng toán địch liên tiếp chống trả. Chúng vừa đánh vừa vãi mìn ngăn chặn. Hai xe M113 đi đầu đội hình liên tiếp bị trúng mìn. Bộ đội công binh và các kíp xe khắc phục nhanh, nên tốc độ phát triển không hề bị chậm lại.
    Khi đội hình vượt qua Đầm Be 2 kilômét, hai đại đội địch từ hướng tây bắc xông ra chặn đường hành tiến của quân ta, liền bị hoả lực xe tăng, xe bọc thép đi cùng Tiểu đoàn 2 đánh trả quyết liệt. Địch dựa vào công sự hình chữ U liều mạng chống cự đã bị Tiểu đoàn 2 đánh mạnh vào hai bên sương, sau đó cho xe K63 tràn lên đè bẹp. Phần lớn số địch cố thủ bị tiêu diệt. Vài chục tên sống sót phá chạy thục mạng vào rừng. Trong khi đó đoàn xe dài hàng mấy kilômét vẫn ầm ầm lao về phía trước.
    2 giờ chiều Trung đoàn 48 phát triển tới Kút Tra. Địa hình ở đây khá phức tạp, đường dã chiến hẹp, hai bên là những bài sình lầy. Chiếc xe tăng T54 đi thứ 10 bị lún ngập xích. Sư đoàn phó Trần Ngọc Chung trực tiếp đi chỉ đạo trung đoàn bàn với trung đoàn trưởng Nguyễn Hựu Hạ cho dỡ gỗ dự phòng trên các xe tăng, thiết giáp chuyển lên cho công binh chống lầy. Thấy đội hình ta dừng lại, ba, bốn toán địch bu đến bắn tỉa, liền bị lực lượng luồn sâu của Trung đoàn 64 chốt ở đây truy kích.
    Đoàn xe qua khỏi đầm lầy, lại gặp rừng thưa chắn lối. Trung đoàn phó Nguyễn Quang Vinh đi đầu đội hình quyết định cho xe tăng Tiểu đoàn 1 ?otheo góc phương vị? xuyên qua cánh rừng non. Xe tăng đi trước, xe thiết giáp bám theo sau, sau cùng là ô tô. Gặp rừng lầy thì tránh, gặp cây thì chặt, mặt đất gồ ghề thì đạp lên mà đi. Cứ nhằm thẳng mục tiêu mà tiến.
    Bốn giờ chiều, đoàn xe tràn vào đồn điền cao su phía tây Suông 8 kilômét với khí thế tràn đầy sinh lực.
    Sau vài phút hội ý, ban chỉ huy Trung đoàn 48 quyết định cho Tiểu đoàn 1 phát triển thẳng xuống phía nam đánh vào Suông. Tiểu đoàn 2 tiếp tục theo hướng tây khoảng 10 kilômét rồi vòng lại từ tây bắc đánh vào Chúp. Đó là nhiệm vụ đã định từ trước. Các đơn vị chủ động thực hiện.
    Ở hướng Tiểu đoàn 2, khi phát triển được 6 kilômét thì gặp con đường nhựa trong rừng cao su chạy về hướng đông nam, tiểu đoàn trưởng Trịnh Xuân Lan cho tạm dừng xem xét địa hình. Anh đang dở bản đồ ra xem thì Căm Xo Uơn-phái viên của bạn đi giúp đỡ ta cho biết, từ vị trí đứng chân đến Chúp còn khoảng 3 kilômét. Sau vài phút tính toán, tiểu đoàn trưởng Trịnh Xuân Lan quyết định: Tiểu đoàn chia thành hai mũi, mũi một do Đại đội 5 và các lực lượng thiết giáp tăng cường đánh vào Chúp. Mũi thứ hai do Trịnh Xuân Lan và tiểu đoàn phó xe tăng Nguyễn Tiến Hưởng trực tiếp chỉ huy đánh chiếm khu vực ngã ba đường 7 và đường 15, thực hiện nhiệm vụ chốt chặn chiến dịch.
    Nhận được lệnh đại đội trưởng Đại đội 5 Lê Thế Mùi tổ chức cho bộ đội phát triển ngay. Được pháo binh chiến dịch bắn dẫn dắt, 8 chiếc xe (có 2 xe M113 dẫn đầu đội hình) lao nhanh vào Chúp. Dọc đường, Đại đội 5 nhổ bật hai chốt địch. Mục tiêu chính với những toà biệt thự nổi lên giữa khu nhà tôn đã hiện ra, xung quanh có bốn vòng chiến hào xen kẽ lô cốt dày đặc bảo vệ.
    Để nhanh chóng tiêu diệt hoả điểm địch mở đường cho bộ đội xung phong đánh chiếm mục tiêu, đại đội trưởng Lê Thế Mùi một mặt ra lệnh cho tổ hoả lực B40 do Nguyễn Văn Hoan phụ trách vòng sang trái tìm cách tiêu diệt chiếc M113 địch đang khống chế cửa mở, mặt khác chuẩn bị cho Trung đội 1 thọc sâu đánh chiếm bên trong.
    Được đồng đội bắn thu hút yểm trợ, Hoan bò lên chiếm lĩnh vị trí có lợi, rồi bất thần đứng vụt dậy siết cò thiêu chát chiếc M113. Lợi dụng thời cơ địch hoang mang, hai chiếc GMC chở hai tiểu đội đánh tràn lên tiêu diệt hết mục tiêu này đến mục tiêu khác. Khiếp đảm trước đòn tiến công dũng mãnh của ta, hầu hết bọn địch trong khu căn cứ Chúp phá chạy. Những tên ngoan cố chống cự đều bị tiêu diệt. Đúng 8 giờ tối khu vực Chúp được giải phóng.
  3. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Mẹ ơi, em lậy các bác! Đừng cãi nhau chí choé! Đằng nào thì cũng oánh nhau xong rồi mà, đằng nào thì K đỏ cũng teo rồi, đằng nào thì Việt Nam cũng rút về rồi mà!
    Ngày 31 tháng 12 năm 1978, trên hướng Quân đoàn 3, sau những ngày, giờ chạy đua với thời gian làm công tác chuẩn bị, đánh địch mở rộng hành lang tạo bàn đạp cho chiến dịch ở Đàm Be, Sê Rê Kấc, Bâng Hế (bắc đường 7); ở Krếch, Mo Lu, Tà Hiêu, Xtưng (trục đường 7).. Bộ chỉ huy liên quân Việt Nam-Campuchia ra lệnh nổ súng phản công quân địch trên mặt trận đường số 7.
    Trên hướng Trung đoàn 48, lợi dụng hành lang triển khai chiến dịch đã được khai thông, các tiểu đoàn bộ binh cơ giới và các lực lượng phối thuộc được lệnh xuất kích. Trong buổi sáng ban mai đầy nắng và gió ở khu vực phía nam đồn điền cau su Mi Mút, hàng trăm xe tăng, xe thiết giáp, xe kéo pháo mặt đất và phòng không, xe bộ binh, xe công binh, xe chở đạn, gạo? ầm ầm nổ máy lao ra phía trước.
    Trên hướng xuất kích, từng toán địch liên tiếp chống trả. Chúng vừa đánh vừa vãi mìn ngăn chặn. Hai xe M113 đi đầu đội hình liên tiếp bị trúng mìn. Bộ đội công binh và các kíp xe khắc phục nhanh, nên tốc độ phát triển không hề bị chậm lại.
    Khi đội hình vượt qua Đầm Be 2 kilômét, hai đại đội địch từ hướng tây bắc xông ra chặn đường hành tiến của quân ta, liền bị hoả lực xe tăng, xe bọc thép đi cùng Tiểu đoàn 2 đánh trả quyết liệt. Địch dựa vào công sự hình chữ U liều mạng chống cự đã bị Tiểu đoàn 2 đánh mạnh vào hai bên sương, sau đó cho xe K63 tràn lên đè bẹp. Phần lớn số địch cố thủ bị tiêu diệt. Vài chục tên sống sót phá chạy thục mạng vào rừng. Trong khi đó đoàn xe dài hàng mấy kilômét vẫn ầm ầm lao về phía trước.
    2 giờ chiều Trung đoàn 48 phát triển tới Kút Tra. Địa hình ở đây khá phức tạp, đường dã chiến hẹp, hai bên là những bài sình lầy. Chiếc xe tăng T54 đi thứ 10 bị lún ngập xích. Sư đoàn phó Trần Ngọc Chung trực tiếp đi chỉ đạo trung đoàn bàn với trung đoàn trưởng Nguyễn Hựu Hạ cho dỡ gỗ dự phòng trên các xe tăng, thiết giáp chuyển lên cho công binh chống lầy. Thấy đội hình ta dừng lại, ba, bốn toán địch bu đến bắn tỉa, liền bị lực lượng luồn sâu của Trung đoàn 64 chốt ở đây truy kích.
    Đoàn xe qua khỏi đầm lầy, lại gặp rừng thưa chắn lối. Trung đoàn phó Nguyễn Quang Vinh đi đầu đội hình quyết định cho xe tăng Tiểu đoàn 1 ?otheo góc phương vị? xuyên qua cánh rừng non. Xe tăng đi trước, xe thiết giáp bám theo sau, sau cùng là ô tô. Gặp rừng lầy thì tránh, gặp cây thì chặt, mặt đất gồ ghề thì đạp lên mà đi. Cứ nhằm thẳng mục tiêu mà tiến.
    Bốn giờ chiều, đoàn xe tràn vào đồn điền cao su phía tây Suông 8 kilômét với khí thế tràn đầy sinh lực.
    Sau vài phút hội ý, ban chỉ huy Trung đoàn 48 quyết định cho Tiểu đoàn 1 phát triển thẳng xuống phía nam đánh vào Suông. Tiểu đoàn 2 tiếp tục theo hướng tây khoảng 10 kilômét rồi vòng lại từ tây bắc đánh vào Chúp. Đó là nhiệm vụ đã định từ trước. Các đơn vị chủ động thực hiện.
    Ở hướng Tiểu đoàn 2, khi phát triển được 6 kilômét thì gặp con đường nhựa trong rừng cao su chạy về hướng đông nam, tiểu đoàn trưởng Trịnh Xuân Lan cho tạm dừng xem xét địa hình. Anh đang dở bản đồ ra xem thì Căm Xo Uơn-phái viên của bạn đi giúp đỡ ta cho biết, từ vị trí đứng chân đến Chúp còn khoảng 3 kilômét. Sau vài phút tính toán, tiểu đoàn trưởng Trịnh Xuân Lan quyết định: Tiểu đoàn chia thành hai mũi, mũi một do Đại đội 5 và các lực lượng thiết giáp tăng cường đánh vào Chúp. Mũi thứ hai do Trịnh Xuân Lan và tiểu đoàn phó xe tăng Nguyễn Tiến Hưởng trực tiếp chỉ huy đánh chiếm khu vực ngã ba đường 7 và đường 15, thực hiện nhiệm vụ chốt chặn chiến dịch.
    Nhận được lệnh đại đội trưởng Đại đội 5 Lê Thế Mùi tổ chức cho bộ đội phát triển ngay. Được pháo binh chiến dịch bắn dẫn dắt, 8 chiếc xe (có 2 xe M113 dẫn đầu đội hình) lao nhanh vào Chúp. Dọc đường, Đại đội 5 nhổ bật hai chốt địch. Mục tiêu chính với những toà biệt thự nổi lên giữa khu nhà tôn đã hiện ra, xung quanh có bốn vòng chiến hào xen kẽ lô cốt dày đặc bảo vệ.
    Để nhanh chóng tiêu diệt hoả điểm địch mở đường cho bộ đội xung phong đánh chiếm mục tiêu, đại đội trưởng Lê Thế Mùi một mặt ra lệnh cho tổ hoả lực B40 do Nguyễn Văn Hoan phụ trách vòng sang trái tìm cách tiêu diệt chiếc M113 địch đang khống chế cửa mở, mặt khác chuẩn bị cho Trung đội 1 thọc sâu đánh chiếm bên trong.
    Được đồng đội bắn thu hút yểm trợ, Hoan bò lên chiếm lĩnh vị trí có lợi, rồi bất thần đứng vụt dậy siết cò thiêu chát chiếc M113. Lợi dụng thời cơ địch hoang mang, hai chiếc GMC chở hai tiểu đội đánh tràn lên tiêu diệt hết mục tiêu này đến mục tiêu khác. Khiếp đảm trước đòn tiến công dũng mãnh của ta, hầu hết bọn địch trong khu căn cứ Chúp phá chạy. Những tên ngoan cố chống cự đều bị tiêu diệt. Đúng 8 giờ tối khu vực Chúp được giải phóng.
  4. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Cùng thời gian trên, sau khi đột phá qua ba tuyến chốt bảo vệ ngã ba đường 7 và đường 15 (cách thị trấn Chúp 1 kilômét về phía tây), mũi tiến quân do tiểu đoàn trưởng Lan chỉ huy đã ra tới đường 7. Đang triển khai trận địa chiến đấu thì bộ phận cảnh giới phát hiện một đoàn xe địch từ hướng thị xã Công Pông Chàm chạy tới. Lan và Hưởng nhận định: đây là lực lượng đi ứng cứu cho Suông-Chúp và thống nhất cho đánh ngay.
    Khi đã quan sát rõ vị trí chiếc M113 đi đầu, xạ thủ B40 Bùi Ngọc Hỷ (Trung đội 3 Đại đội 7) lợi dụng địa hình vòng phải vài chục mét để bắn chắc ăn hơn. Bám sát sau Hỷ là binh nhất Phạm Đình An. Đợi cho sườn xe M113 gần vuông góc, Hỷ mới siết cò. Chiếc M113 trúng đạn khựng lại rồi bốc cháy. Địch chưa kịp hoàn hồn thì hai trái lựu đạn cùng một lúc tung vào chiếc xe M113 chở đầy lính. Bị chặn đánh bất ngờ, địch rối loạn đội hình phá chạy vào rừng cao su. Từ thời điểm ấy, lực lượng quân sự của quân khu 203 bị nhốt chặt trong khu quyết chiến của chiến dịch.
    Trên hướng Tiểu đoàn 1, sau khi phát triển xuống hướng nam được 5 kilômét, đội hình bộ binh cơ giới vẫn bị rừng cao su bạt ngàn bao phủ. Một vài tốp địch phát hiện ra chặn đường, nhưng trông thấy đội hình hùng dũng của ta đã bỏ chạy.
    Giữa lúc cán bộ Tiểu đoàn 1 và hai phái viên Căm Xo Ươn và Chăn Thi của bạn đang loay hoay tìm đường tiến vào sở chỉ huy quân khu 203 ở Suông thì nghe tiếng súng tiến công của Tiểu đoàn 2 ở Chúp rộ lên, làm mọi người càng sốt ruột.
    Để nhanh chóng phối hợp với Tiểu đoàn 2 tiến công vào mục tiêu trọng yếu của chiến dịch, trung đoàn phó Nguyễn Quang Vinh đi trực tiếp với Tiểu đoàn 1 quyết định: Cứ nhằm thẳng hướng nam mà tiến!
    5 giờ 30 phút, thị trấn Suông đã hiện ra trước mắt. Tiểu đoàn trưởng Nguyễn Minh Tác cho ba đại đội (1, 2, 3) cùng lực lượng cơ giới, chia làm ba mũi đánh thẳng vào Suông. Càng vào sâu trận chiến đấu càng diễn ra quyết liệt. Đạn đủ loại từ những khu nhà bảo vệ khu trung tâm bắn như mưa ra ba phía có quân ta đang vây ráp. Chiếc xe tăng T54 vừa chạy vừa lùi vừa khạc đạn như điên dại. Hạ sĩ Lương Xuân Châu tiểu đội trưởng Tiểu đội 2 (Trung đội 1 Đại đội 1) xách khẩu B40 lợi dụng tường đất chiến hào chạy vòng lên đón đầu. Với cự ly 35 mét, bằng một phát đạn anh đã kết liễu số phận nó. Cùng lúc đó, Đại đội 1 tràn lên vây chặt mấy căn nhà dài có nhiều tiếng địch la hét xả súng tiêu diệt hàng chục tên ngoan cố chống cự.
    Quân ta càng đánh càng mạnh. Xe tăng, xe bọc thép yểm trợ cho Đại đội 2 và Đại đội 3 liên tục dập tắt các hoả điểm, húc đổ các lô cốt. Khắp nơi la liệt xác địch bởi có hàng chục tên ở các ngôi nhà, lô cốt bị chỉ huy xích chân không chạy được.
    8 giờ tối, thấy tình thế hoàn toàn vô vọng, chỉ huy quân khu 203 chỉ còn kịp lên xe thiết giáp nhằm hướng Chúp tháo chạy. Trên đường đi, chúng cho xe lao bừa qua hàng chục tên lính bị thương đang van lạy cứu chữa.
    15 phút sau, 12 xe (có 2 xe tăng T54, 4 xe M113) chở đầy các cấp chỉ huy và lính bảo vệ về đến Chúp tưởng đã thoát thân nào ngờ một lần nữa sa vào ?ocửa tử?.
    ? Đợi cho xe đến thật gần tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 2 Trịnh Xuân Lan và tiểu đoàn phó xe tăng, thiết giáp Nguyễn Tiến Hưởng mới cho bộ đội nổ súng. Bằng hai phát đạn ĐKZ82 gắn trên xe K63 kíp xe Nguyễn Bá Hiên và Phạm Hùng Chiến đã thiêu cháy 2 ô tô chở đầy lính đi đầu. Bị dồn ép cùng đường chỉ huy địch thúc quân xông lên mở đường máu tháo chạy. Do vậy trận đánh ngày càng trở nên quyết liệt. Địch cho chiếc xe T54 lách qua hai xe ô tô cháy vượt lên ***g lộn chống trả. Khẩu ĐKZ82 gắn trên xe K63 bị hỏng. Xạ thủ Tiến trúng đạn hy sinh. Tiểu đoàn phó Hưởng phải xách khẩu súng B40 của đồng đội hy sinh lao lên nhằm mục tiêu siết cò. Chiếc xe tăng T54 địch bị trúng tháp pháo hoảng sợ lùi lại. Quả đạn thứ 2 Hưởng bắn cháy chiếc M113. Đường 7 bị tắc nghẽn, lính địch tìm nơi ẩn nấp. Đại đội 7 bật dậy xả đạn vào quân địch. Vậy là từ chỉ huy quân khu tới lính các loại không còn nghĩ tới chuyện ?omở đường máu? thoát thân, mà phá chạy thục mạng.
    Suốt đêm 31 tháng 12 năm 1978, mũi tiến công của Tiểu đoàn 2 do tiểu đoàn trưởng Trịnh Xuân Lan chỉ huy và các lực lượng xe cơ giới tăng cường đã chặn đánh hàng chục đợt phản kích của địch giữ vững trận địa chốt chặn chiến dịch. Đường số 7 (đoạn từ Suông đến Chúp) trở thành đoạn đường máy của quân khu 203.
    Sáng ngày 1 tháng 1 năm 1979, Tiểu đoàn 2 Trung đoàn 48 tiếp tục truy kích địch ở ngã ba đường 7 và đường 15 đi Prây Veng. Tiểu đoàn 1 sau khi diệt nốt những mục tiêu còn lại ở khu vực Suông được lệnh vượt qua bàn đạp Tiểu đoàn 2 ở Chúp truy kích địch trên đường 7 tới bến phà phía đông thị xã Công Pông Chàm.
    Cùng thời gian này trên địa bàn chiến dịch phản công đường số 7, Sư đoàn 10 giải phóng Stâng, Tà Hiên, bắt liên lạc với Trung đoàn 52 Sư đoàn 320 ở Pa Ra Thiết. Sư đoàn 31 làm chủ Phum Sâm, Am Phúc sau đó phát triển chiếm Krết. Ở phía nam, Sư đoàn 302 (Quân khu 7 tăng cường) giải phóng Tà Nốt, Tà Âm làm chủ đường 24?
    Đến ngày 2 tháng 1 năm 1979, toàn bộ lực lượng quân khu 203 gồm 5 sư đoàn (174, 450, 215, 310, 280) đã bị ta đánh bại.
  5. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Cùng thời gian trên, sau khi đột phá qua ba tuyến chốt bảo vệ ngã ba đường 7 và đường 15 (cách thị trấn Chúp 1 kilômét về phía tây), mũi tiến quân do tiểu đoàn trưởng Lan chỉ huy đã ra tới đường 7. Đang triển khai trận địa chiến đấu thì bộ phận cảnh giới phát hiện một đoàn xe địch từ hướng thị xã Công Pông Chàm chạy tới. Lan và Hưởng nhận định: đây là lực lượng đi ứng cứu cho Suông-Chúp và thống nhất cho đánh ngay.
    Khi đã quan sát rõ vị trí chiếc M113 đi đầu, xạ thủ B40 Bùi Ngọc Hỷ (Trung đội 3 Đại đội 7) lợi dụng địa hình vòng phải vài chục mét để bắn chắc ăn hơn. Bám sát sau Hỷ là binh nhất Phạm Đình An. Đợi cho sườn xe M113 gần vuông góc, Hỷ mới siết cò. Chiếc M113 trúng đạn khựng lại rồi bốc cháy. Địch chưa kịp hoàn hồn thì hai trái lựu đạn cùng một lúc tung vào chiếc xe M113 chở đầy lính. Bị chặn đánh bất ngờ, địch rối loạn đội hình phá chạy vào rừng cao su. Từ thời điểm ấy, lực lượng quân sự của quân khu 203 bị nhốt chặt trong khu quyết chiến của chiến dịch.
    Trên hướng Tiểu đoàn 1, sau khi phát triển xuống hướng nam được 5 kilômét, đội hình bộ binh cơ giới vẫn bị rừng cao su bạt ngàn bao phủ. Một vài tốp địch phát hiện ra chặn đường, nhưng trông thấy đội hình hùng dũng của ta đã bỏ chạy.
    Giữa lúc cán bộ Tiểu đoàn 1 và hai phái viên Căm Xo Ươn và Chăn Thi của bạn đang loay hoay tìm đường tiến vào sở chỉ huy quân khu 203 ở Suông thì nghe tiếng súng tiến công của Tiểu đoàn 2 ở Chúp rộ lên, làm mọi người càng sốt ruột.
    Để nhanh chóng phối hợp với Tiểu đoàn 2 tiến công vào mục tiêu trọng yếu của chiến dịch, trung đoàn phó Nguyễn Quang Vinh đi trực tiếp với Tiểu đoàn 1 quyết định: Cứ nhằm thẳng hướng nam mà tiến!
    5 giờ 30 phút, thị trấn Suông đã hiện ra trước mắt. Tiểu đoàn trưởng Nguyễn Minh Tác cho ba đại đội (1, 2, 3) cùng lực lượng cơ giới, chia làm ba mũi đánh thẳng vào Suông. Càng vào sâu trận chiến đấu càng diễn ra quyết liệt. Đạn đủ loại từ những khu nhà bảo vệ khu trung tâm bắn như mưa ra ba phía có quân ta đang vây ráp. Chiếc xe tăng T54 vừa chạy vừa lùi vừa khạc đạn như điên dại. Hạ sĩ Lương Xuân Châu tiểu đội trưởng Tiểu đội 2 (Trung đội 1 Đại đội 1) xách khẩu B40 lợi dụng tường đất chiến hào chạy vòng lên đón đầu. Với cự ly 35 mét, bằng một phát đạn anh đã kết liễu số phận nó. Cùng lúc đó, Đại đội 1 tràn lên vây chặt mấy căn nhà dài có nhiều tiếng địch la hét xả súng tiêu diệt hàng chục tên ngoan cố chống cự.
    Quân ta càng đánh càng mạnh. Xe tăng, xe bọc thép yểm trợ cho Đại đội 2 và Đại đội 3 liên tục dập tắt các hoả điểm, húc đổ các lô cốt. Khắp nơi la liệt xác địch bởi có hàng chục tên ở các ngôi nhà, lô cốt bị chỉ huy xích chân không chạy được.
    8 giờ tối, thấy tình thế hoàn toàn vô vọng, chỉ huy quân khu 203 chỉ còn kịp lên xe thiết giáp nhằm hướng Chúp tháo chạy. Trên đường đi, chúng cho xe lao bừa qua hàng chục tên lính bị thương đang van lạy cứu chữa.
    15 phút sau, 12 xe (có 2 xe tăng T54, 4 xe M113) chở đầy các cấp chỉ huy và lính bảo vệ về đến Chúp tưởng đã thoát thân nào ngờ một lần nữa sa vào ?ocửa tử?.
    ? Đợi cho xe đến thật gần tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 2 Trịnh Xuân Lan và tiểu đoàn phó xe tăng, thiết giáp Nguyễn Tiến Hưởng mới cho bộ đội nổ súng. Bằng hai phát đạn ĐKZ82 gắn trên xe K63 kíp xe Nguyễn Bá Hiên và Phạm Hùng Chiến đã thiêu cháy 2 ô tô chở đầy lính đi đầu. Bị dồn ép cùng đường chỉ huy địch thúc quân xông lên mở đường máu tháo chạy. Do vậy trận đánh ngày càng trở nên quyết liệt. Địch cho chiếc xe T54 lách qua hai xe ô tô cháy vượt lên ***g lộn chống trả. Khẩu ĐKZ82 gắn trên xe K63 bị hỏng. Xạ thủ Tiến trúng đạn hy sinh. Tiểu đoàn phó Hưởng phải xách khẩu súng B40 của đồng đội hy sinh lao lên nhằm mục tiêu siết cò. Chiếc xe tăng T54 địch bị trúng tháp pháo hoảng sợ lùi lại. Quả đạn thứ 2 Hưởng bắn cháy chiếc M113. Đường 7 bị tắc nghẽn, lính địch tìm nơi ẩn nấp. Đại đội 7 bật dậy xả đạn vào quân địch. Vậy là từ chỉ huy quân khu tới lính các loại không còn nghĩ tới chuyện ?omở đường máu? thoát thân, mà phá chạy thục mạng.
    Suốt đêm 31 tháng 12 năm 1978, mũi tiến công của Tiểu đoàn 2 do tiểu đoàn trưởng Trịnh Xuân Lan chỉ huy và các lực lượng xe cơ giới tăng cường đã chặn đánh hàng chục đợt phản kích của địch giữ vững trận địa chốt chặn chiến dịch. Đường số 7 (đoạn từ Suông đến Chúp) trở thành đoạn đường máy của quân khu 203.
    Sáng ngày 1 tháng 1 năm 1979, Tiểu đoàn 2 Trung đoàn 48 tiếp tục truy kích địch ở ngã ba đường 7 và đường 15 đi Prây Veng. Tiểu đoàn 1 sau khi diệt nốt những mục tiêu còn lại ở khu vực Suông được lệnh vượt qua bàn đạp Tiểu đoàn 2 ở Chúp truy kích địch trên đường 7 tới bến phà phía đông thị xã Công Pông Chàm.
    Cùng thời gian này trên địa bàn chiến dịch phản công đường số 7, Sư đoàn 10 giải phóng Stâng, Tà Hiên, bắt liên lạc với Trung đoàn 52 Sư đoàn 320 ở Pa Ra Thiết. Sư đoàn 31 làm chủ Phum Sâm, Am Phúc sau đó phát triển chiếm Krết. Ở phía nam, Sư đoàn 302 (Quân khu 7 tăng cường) giải phóng Tà Nốt, Tà Âm làm chủ đường 24?
    Đến ngày 2 tháng 1 năm 1979, toàn bộ lực lượng quân khu 203 gồm 5 sư đoàn (174, 450, 215, 310, 280) đã bị ta đánh bại.
  6. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Chiến thắng trong chiến dịch phản công đường số 7 cùng với hàng loạt chiến thắng của liên quân Việt Nam-Campuchia ở đường số 1 Xvây-riêng, đường số 2 Ta Keo-Cam Pốt, Cra-chi-ê phía bắc? tiếp tục đẩy tập đoàn Pol Pot-Ieng Sary vào thế bị động lúng túng, góp phần quan trọng vào việc giải phóng hoàn toàn miền Đông Campuchia.
    Ngày 7 tháng 1 năm 1979, liên quân Việt Nam-Campuchia bao gồm các lực lượng Quân đoàn 4, Quân khu 7 (hướng đông), Sư đoàn 10 Quân đoàn 3 (hướng tây) đồng loạt tiến công giải phóng thủ đô Phnôm Pênh. Trước sức tiến công như vũ bão của liên quân hai nước, tập đoàn ********* Pol Pot-Ieng Sary quyết định ?orút lui chiến lược vào vùng rừng tiến hành cuộc chiến tranh du kích trường kỳ? (Tài liệu thu được của địch sau khi Phnôm Pênh được giải phóng) hòng giành lại những gì đã mất.
    Để tiếp tục cùng liên quân Việt Nam-Campuchia tiến công tiêu diệt tàn binh địch, hỗ trợ nhân dân bạn ?oxây dựng nước Campuchia hoà bình, độc lập, dân chủ, trung lập và không liên kết? (Tuyên ngôn của Hội đồng nhân dân cách mạng Campuchia ngay 10 tháng 1 năm 1979. Báo Nhân dân 12-1-1979), cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 48 trong đội hình Sư đoàn 320 nhận được lệnh ?otách khỏi đội hình Quân đoàn 3 tiến về tây nam Phnôm Pênh đánh địch mở thông quốc lộ 3, cùng các đơn vị bạn giải toá thị xã Ta Keo? (Sư đoàn Đồng Bằng-Binh đoàn Tây Nguyên-tập 4, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội-2000, tr.148).
    Ngày 24 tháng 1 năm 1979, Trung đoàn 48 cùng các đơn vị bạn hành quân đến phía nam sân bay Pô Chen Tông, bám trục đường số 3 chuẩn bị tiến công địch.
    Đường số 3 từ Phnôm Pênh đi Ta Keo, Cam Pốt được liên quân Việt Nam-Campuchia giải phóng trong tuần đầu tháng 1 năm 1979. Nhưng sau ngày 10 tháng 1, tàn quân các sư đoàn 210, 250, 805 thuộc quân khu Tây Nam do Ta Mok-một trong những tên Pol Pot khét tiếng tàn bạo chỉ huy đã dồn tụ tại đây đánh chiếm và kiểm soát hầu hết trục đường số 3. Chúng đã và đang xây dựng căn cứ, kho tàng từ nam sông Tà Nốt tới các dãy núi Tượng Lăng, Phum Ó, Áng Leng, Pích Nin? (tây đường số 3, nam đường số 4) nuôi tham vọng chiếm lại Phnôm Pênh.
    Về nhiệm vụ cụ thể của Trung đoàn 48:
    -Phối hợp với đơn vị bạn truy quét hang ổ tàn binh địch, chặn đứng âm mưu chống phá cách mạng trước mắt và lâu dài của địch.
    -Phát huy truyền thống ?ogiúp dân đánh giặc? vận động quần chúng tố giác địch, xây dựng chính quyền cách mạng và lực lượng vũ trang, ổn định đời sống nhân dân.
  7. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Chiến thắng trong chiến dịch phản công đường số 7 cùng với hàng loạt chiến thắng của liên quân Việt Nam-Campuchia ở đường số 1 Xvây-riêng, đường số 2 Ta Keo-Cam Pốt, Cra-chi-ê phía bắc? tiếp tục đẩy tập đoàn Pol Pot-Ieng Sary vào thế bị động lúng túng, góp phần quan trọng vào việc giải phóng hoàn toàn miền Đông Campuchia.
    Ngày 7 tháng 1 năm 1979, liên quân Việt Nam-Campuchia bao gồm các lực lượng Quân đoàn 4, Quân khu 7 (hướng đông), Sư đoàn 10 Quân đoàn 3 (hướng tây) đồng loạt tiến công giải phóng thủ đô Phnôm Pênh. Trước sức tiến công như vũ bão của liên quân hai nước, tập đoàn ********* Pol Pot-Ieng Sary quyết định ?orút lui chiến lược vào vùng rừng tiến hành cuộc chiến tranh du kích trường kỳ? (Tài liệu thu được của địch sau khi Phnôm Pênh được giải phóng) hòng giành lại những gì đã mất.
    Để tiếp tục cùng liên quân Việt Nam-Campuchia tiến công tiêu diệt tàn binh địch, hỗ trợ nhân dân bạn ?oxây dựng nước Campuchia hoà bình, độc lập, dân chủ, trung lập và không liên kết? (Tuyên ngôn của Hội đồng nhân dân cách mạng Campuchia ngay 10 tháng 1 năm 1979. Báo Nhân dân 12-1-1979), cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 48 trong đội hình Sư đoàn 320 nhận được lệnh ?otách khỏi đội hình Quân đoàn 3 tiến về tây nam Phnôm Pênh đánh địch mở thông quốc lộ 3, cùng các đơn vị bạn giải toá thị xã Ta Keo? (Sư đoàn Đồng Bằng-Binh đoàn Tây Nguyên-tập 4, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội-2000, tr.148).
    Ngày 24 tháng 1 năm 1979, Trung đoàn 48 cùng các đơn vị bạn hành quân đến phía nam sân bay Pô Chen Tông, bám trục đường số 3 chuẩn bị tiến công địch.
    Đường số 3 từ Phnôm Pênh đi Ta Keo, Cam Pốt được liên quân Việt Nam-Campuchia giải phóng trong tuần đầu tháng 1 năm 1979. Nhưng sau ngày 10 tháng 1, tàn quân các sư đoàn 210, 250, 805 thuộc quân khu Tây Nam do Ta Mok-một trong những tên Pol Pot khét tiếng tàn bạo chỉ huy đã dồn tụ tại đây đánh chiếm và kiểm soát hầu hết trục đường số 3. Chúng đã và đang xây dựng căn cứ, kho tàng từ nam sông Tà Nốt tới các dãy núi Tượng Lăng, Phum Ó, Áng Leng, Pích Nin? (tây đường số 3, nam đường số 4) nuôi tham vọng chiếm lại Phnôm Pênh.
    Về nhiệm vụ cụ thể của Trung đoàn 48:
    -Phối hợp với đơn vị bạn truy quét hang ổ tàn binh địch, chặn đứng âm mưu chống phá cách mạng trước mắt và lâu dài của địch.
    -Phát huy truyền thống ?ogiúp dân đánh giặc? vận động quần chúng tố giác địch, xây dựng chính quyền cách mạng và lực lượng vũ trang, ổn định đời sống nhân dân.
  8. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Ngày 28 tháng 1 năm 1979 (30 Tết âm lịch), sau khi cùng lực lượng bạn hoạt động tạo thế giải phóng Khâm Pôm tới Lô Ven, Trung đoàn 48 chuẩn bị tiến công đoạn đường từ Lô Ven tới núi Đất dài 10 kilômét. Căn cứ tình hình địch trên khu vực hoạt động (hai tiểu đoàn của sư đoàn 805 chốt giữ với thủ đoạn tác chiến quen thuộc, chốt cứng địa hình có lợi, cơ động lực lượng hai bên bâu bám khi ta dừng, tản ra khi bị đánh mạnh), trung đoàn trưởng Nguyễn Hựu Hạ quyết định: Tiểu đoàn 2 luồn sang phía tây đánh vào cụm địch ở núi Đất; Tiểu đoàn 1 vòng sang phía đông đường tiếp cận nam núi Đất, chia cắt địch giữa núi Đất và Sa La; Tiểu đoàn 3 được tăng cường 8 xe (4 xe tăng, 4 xe M113) tiến công đột phá các mục tiêu chủ yếu dọc trục đường số 3.
    Sáng ngày 29 tháng 1 (ngày mùng 1 Tết âm lịch) tại trận địa phía tây núi Đất, mặc dù sương mù chưa tan, pháo cấp trên chưa bắn chi viện được, nhưng lợi dụng thời khắc bất ngờ, tiểu đoàn trưởng Trịnh Xuân Lan vẫn cho bộ đội tiến công địch. Mờ đầu trận đánh, sau hai loạt đạn cối 82 và ĐKZ bắn phá mục tiêu, binh nhất Đỗ Quang Hợp Trung đội 2 Đại đội 6 dùng súng B40 bắn tiêu diệt hoả điểm ĐKZ82 của địch. Khi Hợp chuẩn bị bắn mục tiêu thứ hai thì anh bị trúng đạn 12,7 ly ngã gục xuống. Quyết không để trận đánh bị gián đoạn, hạ sĩ Ngô Ngọc Phú sử dụng súng B41 được hoả lực ĐKZ82 và cối của ta bắn chế áp mục tiêu, đã bật dậy rất nhanh nhằm khẩu 12,7 ly của địch đang khạc đạn, siết cò. Chỉ chớp mắt khẩu 12,7 ly của địch tắt ngấm, hai tên xạ thủ địch cháy thui.
    Trong khi đó Tiểu đoàn 1 đã chiếm được vườn Xoài và từ địa thế cao quân ta bắt đầu khống chế ngã ba núi Đất. Địch hoang mang đối phó với hai mũi tiến công ở bên sườn, phía sau thì Tiểu đoàn 3 cùng xe tăng, xe thiết giáp đột kích mãnh liệt hai bên trục đường từ Lô Ven xuống.
    10 giờ ngày 29 tháng 1 năm 1979, toàn bộ quân địch chốt giữ từ Lô Ven tới núi Đất bị đánh tan, hàng chục kilômét đường quốc lộ 3 đã được mở thông.
    Đầu tháng 2 năm 1979, quân địch trên mặt trận đường số 3 tăng cường hoạt động mạnh. Lính áo đen thông thuộc địa hình sử dụng chiến thuật phân đội nhỏ luồn lách cài cắm xen kẽ quanh trận địa quân ta. Nhiều nơi, địch thay đổi thủ đoạn hoạt động vài ba lần trong một ngày. Lúc thì đánh tập trung, lúc thì đánh phân tán, bắn tỉa, gài mìn tiêu hao lực lượng ta. Chúng chiếm lại được một vài nơi như ngã ba Sa La, Svây Tông. Nhưng ngay sau đó ta lại phải dùng sức mạnh tác chiến hiệp đồng binh chủng để lấy lại.
    Tuy nhiên, hình thức tác chiến dùng lực lượng luồn sâu ém quân vào bên sườn, phía sau, cắt địch trên đường ra từng đoạn tạo nên những đòn hiểm dứt điểm nhanh gọn ở khu vực địa hình do ta chuẩn bị đã không còn bất ngờ đối với địch. Để bảo toàn lực lượng, địch không chốt cứng những vị trí chiến thuật lợi thế bảo vệ đường 3 nữa, mà chúng đã tổ chức ?odàn hàng ngang? mỏn thành nhiều tầng để phát hiện và ngăn chặn lực lượng ta từ xa, thấy ?ohở? thì đánh, thấy ?orắn? thì tránh nhằm bảo toàn lực lượng.
    Trước thủ đoạn tác chiến mới của địch, Trung đoàn 48 và các đơn vị bạn hoạt động trên mặt trận đông nam Phnôm Pênh quyết định thay đổi cách đánh. Dùng các lực lượng (tập trung cỡ tiểu đoàn đến trung đoàn) quét sạch quân địch ?odàn hàng ngang? ở hai bên ?ocánh gà?, buộc địch chốt chặn trên đường rơi vào thế cô độc để các mũi thông đường tiêu diệt.
    Cách đánh mới này tỏ ra hiệu quả. Ngày 6 tháng 2, Trung đoàn 48 và đơn vị bạn tiến công quét sạch địch khỏi hai bên ?ocánh gà? đoạn từ Svây Tông đến Sa La Kom. Địch chốt giữ trên đoạn đường này thấy ?olạnh lưng?, ?ohở sườn? mới nghe tiếng súng quân ta tiến công đã vội vã bỏ chạy.
    Ngày 10 tháng 2 năm 1979, đường số 3 từ Phnôm Pênh đi Ta Keo được khai thông. Xe cơ giới các loại bắt đầu hoạt động trở lại.
    Những trận đánh của liên quân Việt Nam-Campuchia ở các tỉnh biên giới giáp Thái Lan và ở các tỉnh phía đông nam giáp biển cuối tháng 1 đầu tháng 2 năm 1979 đạt được hiệu quả cao, loại khỏi vòng chiến đấu hàng vạn tên, làm cho tập đoàn ********* Pol Pot-Ieng Sary hết sức khốn quẫn. Trên khắp đất nước Chùa Tháp nhiều đơn vị chủ lực ?oKhơ-me đỏ? không những không còn đủ sức chiếm lại những địa bàn trọng yếu mà còn bị liên quân Việt Nam-Campuchia dồn vào vùng rừng núi hiểm trở.
    Ở quân khu Tây Nam, sau khi bị đánh bật khỏi quốc lộ 3, địch lùi về vùng rừng núi Ăng Ta Som dựa vài dãy Pích Nin, Tượng Lăng để xây dựng ?ocăn cứ kháng chiến? góp nhặt lực lượng chống phá cách mạng.
    Với lực lượng tàn quân còn lại, chúng ?obài binh bố trận? trên ba khu vực:
    -Khu vực Tượng Lăng-bắc Chen Tông do sư đoàn 210 bám trụ, có nhiệm vụ án ngữ trục đường 33, xuất hiện thời cơ thì đánh cắt quốc lô số 3.
    -Khu vực ngã 4 Tà Boong do sư đoàn 270 chiếm giữ, có trách nhiệm ngăn chặn cho được các đợt tiến công của liên quân vào ba trục giao thông tỉnh lộ 33, 34, 42.
    -Khu vực từ Tượng Lăng tới phum Ó do sư đoàn 250 khống chế.
    -Thung lũng Pích Nin là sở chỉ huy quân khu 203.
  9. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Ngày 28 tháng 1 năm 1979 (30 Tết âm lịch), sau khi cùng lực lượng bạn hoạt động tạo thế giải phóng Khâm Pôm tới Lô Ven, Trung đoàn 48 chuẩn bị tiến công đoạn đường từ Lô Ven tới núi Đất dài 10 kilômét. Căn cứ tình hình địch trên khu vực hoạt động (hai tiểu đoàn của sư đoàn 805 chốt giữ với thủ đoạn tác chiến quen thuộc, chốt cứng địa hình có lợi, cơ động lực lượng hai bên bâu bám khi ta dừng, tản ra khi bị đánh mạnh), trung đoàn trưởng Nguyễn Hựu Hạ quyết định: Tiểu đoàn 2 luồn sang phía tây đánh vào cụm địch ở núi Đất; Tiểu đoàn 1 vòng sang phía đông đường tiếp cận nam núi Đất, chia cắt địch giữa núi Đất và Sa La; Tiểu đoàn 3 được tăng cường 8 xe (4 xe tăng, 4 xe M113) tiến công đột phá các mục tiêu chủ yếu dọc trục đường số 3.
    Sáng ngày 29 tháng 1 (ngày mùng 1 Tết âm lịch) tại trận địa phía tây núi Đất, mặc dù sương mù chưa tan, pháo cấp trên chưa bắn chi viện được, nhưng lợi dụng thời khắc bất ngờ, tiểu đoàn trưởng Trịnh Xuân Lan vẫn cho bộ đội tiến công địch. Mờ đầu trận đánh, sau hai loạt đạn cối 82 và ĐKZ bắn phá mục tiêu, binh nhất Đỗ Quang Hợp Trung đội 2 Đại đội 6 dùng súng B40 bắn tiêu diệt hoả điểm ĐKZ82 của địch. Khi Hợp chuẩn bị bắn mục tiêu thứ hai thì anh bị trúng đạn 12,7 ly ngã gục xuống. Quyết không để trận đánh bị gián đoạn, hạ sĩ Ngô Ngọc Phú sử dụng súng B41 được hoả lực ĐKZ82 và cối của ta bắn chế áp mục tiêu, đã bật dậy rất nhanh nhằm khẩu 12,7 ly của địch đang khạc đạn, siết cò. Chỉ chớp mắt khẩu 12,7 ly của địch tắt ngấm, hai tên xạ thủ địch cháy thui.
    Trong khi đó Tiểu đoàn 1 đã chiếm được vườn Xoài và từ địa thế cao quân ta bắt đầu khống chế ngã ba núi Đất. Địch hoang mang đối phó với hai mũi tiến công ở bên sườn, phía sau thì Tiểu đoàn 3 cùng xe tăng, xe thiết giáp đột kích mãnh liệt hai bên trục đường từ Lô Ven xuống.
    10 giờ ngày 29 tháng 1 năm 1979, toàn bộ quân địch chốt giữ từ Lô Ven tới núi Đất bị đánh tan, hàng chục kilômét đường quốc lộ 3 đã được mở thông.
    Đầu tháng 2 năm 1979, quân địch trên mặt trận đường số 3 tăng cường hoạt động mạnh. Lính áo đen thông thuộc địa hình sử dụng chiến thuật phân đội nhỏ luồn lách cài cắm xen kẽ quanh trận địa quân ta. Nhiều nơi, địch thay đổi thủ đoạn hoạt động vài ba lần trong một ngày. Lúc thì đánh tập trung, lúc thì đánh phân tán, bắn tỉa, gài mìn tiêu hao lực lượng ta. Chúng chiếm lại được một vài nơi như ngã ba Sa La, Svây Tông. Nhưng ngay sau đó ta lại phải dùng sức mạnh tác chiến hiệp đồng binh chủng để lấy lại.
    Tuy nhiên, hình thức tác chiến dùng lực lượng luồn sâu ém quân vào bên sườn, phía sau, cắt địch trên đường ra từng đoạn tạo nên những đòn hiểm dứt điểm nhanh gọn ở khu vực địa hình do ta chuẩn bị đã không còn bất ngờ đối với địch. Để bảo toàn lực lượng, địch không chốt cứng những vị trí chiến thuật lợi thế bảo vệ đường 3 nữa, mà chúng đã tổ chức ?odàn hàng ngang? mỏn thành nhiều tầng để phát hiện và ngăn chặn lực lượng ta từ xa, thấy ?ohở? thì đánh, thấy ?orắn? thì tránh nhằm bảo toàn lực lượng.
    Trước thủ đoạn tác chiến mới của địch, Trung đoàn 48 và các đơn vị bạn hoạt động trên mặt trận đông nam Phnôm Pênh quyết định thay đổi cách đánh. Dùng các lực lượng (tập trung cỡ tiểu đoàn đến trung đoàn) quét sạch quân địch ?odàn hàng ngang? ở hai bên ?ocánh gà?, buộc địch chốt chặn trên đường rơi vào thế cô độc để các mũi thông đường tiêu diệt.
    Cách đánh mới này tỏ ra hiệu quả. Ngày 6 tháng 2, Trung đoàn 48 và đơn vị bạn tiến công quét sạch địch khỏi hai bên ?ocánh gà? đoạn từ Svây Tông đến Sa La Kom. Địch chốt giữ trên đoạn đường này thấy ?olạnh lưng?, ?ohở sườn? mới nghe tiếng súng quân ta tiến công đã vội vã bỏ chạy.
    Ngày 10 tháng 2 năm 1979, đường số 3 từ Phnôm Pênh đi Ta Keo được khai thông. Xe cơ giới các loại bắt đầu hoạt động trở lại.
    Những trận đánh của liên quân Việt Nam-Campuchia ở các tỉnh biên giới giáp Thái Lan và ở các tỉnh phía đông nam giáp biển cuối tháng 1 đầu tháng 2 năm 1979 đạt được hiệu quả cao, loại khỏi vòng chiến đấu hàng vạn tên, làm cho tập đoàn ********* Pol Pot-Ieng Sary hết sức khốn quẫn. Trên khắp đất nước Chùa Tháp nhiều đơn vị chủ lực ?oKhơ-me đỏ? không những không còn đủ sức chiếm lại những địa bàn trọng yếu mà còn bị liên quân Việt Nam-Campuchia dồn vào vùng rừng núi hiểm trở.
    Ở quân khu Tây Nam, sau khi bị đánh bật khỏi quốc lộ 3, địch lùi về vùng rừng núi Ăng Ta Som dựa vài dãy Pích Nin, Tượng Lăng để xây dựng ?ocăn cứ kháng chiến? góp nhặt lực lượng chống phá cách mạng.
    Với lực lượng tàn quân còn lại, chúng ?obài binh bố trận? trên ba khu vực:
    -Khu vực Tượng Lăng-bắc Chen Tông do sư đoàn 210 bám trụ, có nhiệm vụ án ngữ trục đường 33, xuất hiện thời cơ thì đánh cắt quốc lô số 3.
    -Khu vực ngã 4 Tà Boong do sư đoàn 270 chiếm giữ, có trách nhiệm ngăn chặn cho được các đợt tiến công của liên quân vào ba trục giao thông tỉnh lộ 33, 34, 42.
    -Khu vực từ Tượng Lăng tới phum Ó do sư đoàn 250 khống chế.
    -Thung lũng Pích Nin là sở chỉ huy quân khu 203.
  10. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Để tiếp tục truy quét vào tận hang ổ quân khu Tây Nam, tiêu diệt và làm tan rã lực lượng địch, triệt phá kho tàng, binh khí kỹ thuật, mở rộng địa bàn đón dân trở về phum sóc cũ làm ăn, Trung đoàn 48 cùng các đơn vị bạn được lệnh: nhanh chóng mở đợt tiến công dọc đường tỉnh lộ 33 chiếm ngã ba Tà Boong và bắc núi Tượng Lăng, kiên quyết không cho địch có thời gian củng cố.
    Ngày 11 tháng 2, được tin đơn vị bạn mở rộng địa bàn ở ngã ba Chen Tông, Trung đoàn 48 cho Tiểu đoàn 1 luồn vào giữa khu vực Ăng Ta Som và Tà Nốt Chum tạo mũi bao vây vu hồi sắc bén chia cắt địch ở tuyến này với chân núi Tượng Lăng. Thấy Tà Nốt Chum bị đơn vị bạn uy hiếp mạnh, sư đoàn 210 Pol Pot cho hai đại đội bộ binh và xe tăng từ Tà Boong ra phối hợp với lực lượng tại chỗ phản kích chiếm lại. Đơn vị bạn tập trung quân bao vây hai đại đội địch, cùng một lúc bắn cháy 1 xe tăng T54, 1 xe M113 làm cho đồng bọn đi chi viện không chịu nổi phải phá chạy. Xe tăng và bộ binh địch chốt giữ Tà Nốt Chum thấy nguy cơ bị tiêu diệt cũng rút lui về phía Tượng Lăng, nhưng bị Tiểu đoàn 1 Trung đoàn 48 chốt ở đây chặn đánh quyết liệt. Hàng chục tên cùng một lúc bị bỏ mạng. Đến 13 giờ quân ta đã hoàn toàn làm chủ khu vực Tà Nốt Chum, mở thông được 10 kilômét tỉnh lộ.
    Phát huy thắng lợi, ngày 12 tháng 2 Tiểu đoàn 2 và Tiểu đoàn 3 Trung đoàn 48 vận động bao vây tiến công liên tục một tiểu đoàn địch thuộc sư đoàn 210 ở sườn đông núi Tượng Lăng loại khỏi vòng chiến đấu 150 tên, thu 114 súng các loại.
    Qua hai ngày tiến công liên tục, Trung đoàn 48 và các đơn vị bạn đã đánh tan hai tiểu đoàn địch làm chủ khu vực ngã ba Tà Boong. Mất phía bắc núi Tượng Lăng và Tà Boong, đường 42 và đường 43 đã được mở, sở chỉ huy quân khu Tây Nam ở Pích Nin bắt đầu bị uy hiếp.
    Để bảo toàn vị trí đứng chân cuối cùng, từ ngày 13 đến ngày 15 tháng 2, quân khu Tây Nam lệnh cho sư đoàn 210 phối hợp với cơ giới phản kích dọc trục đường 42 ra chiếm lại Tà Boong. Phán đoán được ý đồ của địch, Trung đoàn 64 bằng một trận vận động phục kích đã đánh bại hoàn toàn trận phản kích của địch.
    Đâm lao phải theo lao, quân khu Tây Nam chỉ thị cho hai sư đoàn 210 và 270 ?odốc túi? mở đợt phản kích vào đường 34 nhằm giành lại địa thế duy trì sự sống còn. Sau một tuần thu gom được hơn 700 tên (trung đoàn thiếu) nhặt nhanh được 20 chiếc xe tăng và xe M113 với chiến thuật ?ođánh chắc, tiến chắc? dò dẫm từng bước một đánh vào phía bắc ngã ba Tà Boong. Nhưng bọn lính ô hợp sau nhiều lần thất trận, vừa thấy bóng dáng Tiểu đoàn 1 và Tiểu đoàn 2 Trung đoàn 48 cùng xe tăng xuất hiện đã bỏ cuộc chạy tháo thân về thung lũng phía tây.
    Đến trung tuần tháng 3 năm 1979, dưới sự chỉ huy của Sư đoàn 320, sau gần một tháng tiến công liên tục Trung đoàn 48 và các đơn vị bạn đã làm chủ hoàn toàn một khu vực rộng lớn gồm các tỉnh lộ 33, 34, 42, chiếm hầu hết các vị trí chiến thuật lợi hại bao gồm ngã ba Tà Boong, Tà Nốt Chum, quanh chân núi Tượng Lăng. Quân khu Tây Nam do Ta Mok chỉ huy gồm những tên ác ôn khét tiếng và những toán tàn quân của nhiều sư đoàn dồn lại trong thung lũng Pích Nin.
    Căn cứ tình hình địch trên hướng tây nam Phnôm Pênh, Bộ tư lệnh liên quân Việt Nam-Campuchia quyết định mở chiến dịch truy quét vào hang ổ quân khu Tây Nam và giao cho Sư đoàn 320 tiêu diệt sở chỉ huy, cơ sở hậu cần, hậu cứ của sư đoàn 250 đóng ở khu vực điểm cao 151 (đông nam thung lũng Pích Nin). Ở hướng tây-tây bắc, một sư đoàn bạn sẽ luồn vào sườn đông dãy Pích Nin bao vây tiêu diệt sở chỉ huy quân khu Tây Nam ở khu vực điểm cao 148.
    Trong chiến dịch này, Trung đoàn 48 đứng chân ở Săng Kê phối hợp với Trung đoàn 52 đứng chân ở Tà Boong tiến công tiêu diệt sở chỉ huy và hậu cứ sư đoàn 250.
    Sáng ngày 25 tháng 3, sau hai ngày chuẩn bị, tất cả các hướng của chiến dịch được lệnh nổ súng tiến công.
    Trên hướng chủ yếu, Trung đoàn 48 (được tăng cường Trung đoàn 64 Trung đoàn 52) sử dụng Tiểu đoàn 1 (có 6 xe tăng thiết giáp yểm trợ) đồng loạt tiến công khu vực mục tiêu. Suốt 5 giờ đột phá qua gần chụ tuyến công sự (có những chỗ giành giật nhau quyết liệt) Tiểu đoàn 1 và Trung đoàn 64 mới hình thành được thế bao vây điểm cao 151.
    Từ 12 giờ trưa đến 2 giờ chiều, sau hai lần đột phá (với sự chi viện đắc lực của pháo binh), Tiểu đoàn 1 và Trung đoàn 64 mới chiếm được sở chỉ huy sư đoàn 250 địch.
    Bốn giờ chiều tại điểm cao 151, tiểu đoàn trưởng Nguyễn Minh Tác cho Đại đội 2 phát triển rộng về phía tây nam 1 kilômét phát hiện thấy ở dải bình độ 110 có sáu dãy nhà tôn ẩn hiện dưới dải rừng già, nghe rõ cả tiếng động cơ. Sau khi nhận định: đây là hậu cứ cuối cùng của sư đoàn 250, tiểu đoàn trưởng Nguyễn Minh Tác đã báo cáo trung đoàn và xin chỉ thị. Ban chỉ huy Trung đoàn 48 đã tổ chức trinh sát nắm địch và quyết định sáng 26 tháng 3 sẽ tiến công.
    Không còn đường tháo chạy, địch ở bình độ 110 liều mạng chống cự. Các trận đánh giữa Trung đoàn 64 Trung đoàn 52 và Tiểu đoàn 1 Trung đoàn 48 với bọn địch diễn ra hết sức dữ dội. Quân ta phải tập trung các loại hoả lực ĐKZ, B40, B41, xe K63 bắn phá dồn dập vào các khu nhà tôn, diệt từng hoả điểm lộ mới ép được chúng vào hai dãy nhà tôn gần hồ. Đến 14 giờ, thêm hai lần đột phá nữa quân ta mới làm chủ được mục tiêu. Tại hậu cứ của sư đoàn 250 ta thu được 30 khẩu pháo 122, 130, 155 ly, hơn 2.000 khẩu súng cá nhân các loại, gần 100 tấn lương thực.
    Cùng thời gian này ở hướng khác của chiến dịch, đơn vị bạn đánh chiếm sở chỉ huy quân khu Tây Nam ở điểm cao 148. Đến chiều ngày 27 tháng 3 toàn bộ thung lũng Pích Nin bị quân ta kiểm soát. Hàng vạn người dân Campuchia bị Pol Pot dồn ép vào khu vực này lao động khổ sai đào mương đắp đập được giải phóng.

Chia sẻ trang này