1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trên biên giới Tây Nam và tiêu diệt bọn diệt chủng Pol Pot

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi ptlinh, 06/10/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Phần thứ tư-Tà Keo-Campuchia
    ?oMấy đứa bạn 15W còn quấn kín mền ngủ khì, mặc kệ những tiếng nổ đề ba của mấy khẩu pháo. Hình như chúng đã quen tai. Vọt xuống võng, chân quờ quạng tìm xỏ được đôi giày,tôi chui lên khỏi miệng hầm. Uể oải vì suốt đêm nằm co trên chiếc võng, tôi vặn mình, các khớp xương bị vặn trở về trạng thái cũ, cạ vào nhau kêu lên những tiếng ?ocợp-cợp? khô khan.
    Mấy khẩu pháo lại tiếp tục nhả đạn. Những trái pháo to tướng, rít ngang qua đầu tôi bay xa tít. Tôi căng tai nghe, một tiếng nổ từ phía xa vọng lại??

    29-11-1978
    Chiếc xe GMC cố nuốt lấy đoạn đường còn lại, nhả những đám bụi đỏ làm ô nhiễm cả bầu không khí trong lành khi chúng đi qua. Con đường 19 lởm chởm những hục hang và đá nổi, mang màu đất ba zan, uốn mình như một con rắn khổng lồ đang cố bò nhanh cho qua hết Tây Nguyên.
    Chiếc xe lúc thì cố trườn qua ngọn đồi cao vút, lúc thui thủi luồn vào giữa rừng sâu giấu mình dưới tán lá rậm rì của những cây cổ thụ như cố lẩn trốn, không cho một ai biết. Đến gần biên giới, con đường hẹp lại và gồ ghề hơn, chỉ đủ cho chiếc xe GMC chạy vừa sít.
    Ngồi trên chiếc xe bám đầy bụi đường, tôi phóng tầm mắt nhìn ra xa, cố nhìn kỹ lại quê hương để chút nữa đây tôi đâu còn nhìn lại được. Một niềm cảm xúc nhè nhẹ gợi lên trong tôi. Tôi chợt nghĩ ?oBiết ngày nào đây mình mới trở lại quê hương đất mẹ???
    Qua biên giới, đất bạn đã ở trước mặt tôi. Cũng rừng cây, đất đỏ nhưng không khí ở đây có phần ngột ngạt hơn vì mùi chiến tranh và chết chóc.
    Xe pháo, đạn dược nằm san sát ven đường. Thanh niên xung phong, bộ đội tấp nập. Kẻ làm đường, người tải đạn. Tất cả đều hoà chung một niềm khí thế sôi nổi, quyết đánh thắng giặc ?oK?.
    29-11-1978
    Tôi đến đây vào một buổi chiều, trời không nắng lắm. Thỉnh thoảng một vài đám mây buồn lang thang ngang đầu tôi, kéo theo một đám mát nơi mặt đất.
    Chiều đến nơi đất ?oK? cũng đềm êm và dễ chịu nhưng tôi linh cảm như có một điều gì sợ sệt và không hay mỗi khi chiều xuống.
    Quanh tôi ở là những trận địa pháo, không khí ở đây có phần ngột ngạt vì mùi thuốc súng. Tất cả đều lặng lẽ im lìm như hoà với cảnh tĩnh mịch của núi rừng. Ven đường bộ đội ở rất nhiều nhưng chẳng có lấy một tiếng kẻng nào.
    30-11-1978
    Đêm!
    Lần đầu tiên tôi cầm súng đứng gác dưới chiến hào. Một cảm giác sợ sệt bén dần lên trong tôi, vì đây là lần đầu tiên. Tôi sắp có thể trực tiếp giáp mặt với quân thù. Khi mới đặt chân đến đây tôi đã nghe mấy đứa bạn trầm trồ: bọn trinh sát ?oK? hay mò vào đơn vị tôi.
    Đêm nay không có trăng, ở giữa rừng rậm này trời tối như mực, đưa bàn tay ngang trước mặt cũng chẳng nhìn thấy.
    Muỗi thi nhau đốt thoả thích, lại thêm cái lạnh kinh khủng. Tôi cố lắng nghe từng tiếng động nhỏ, thỉnh thoảng một vài chiếc lá khô rơi xuống đất tạo thành những âm thanh lộp bộp khiến tôi giật mình. Hay có lúc một con sóc nào đó chạy sột soạt, tôi hốt hoảng tưởng đâu trinh sát ?oK? mò vào, vội chụp lấy khẩu súng, nhẹ tay mở khoá an toàn, nín thở chờ xem. Lúc bấy giờ tim tôi đập rộn lên, sự sợ sệt xen lẫn với hồi hộp khiến tôi ngồi im như bức tượng.
    Một chặp không thấy động tĩnh gì tiếp, tôi mới hoàn hồn. Tôi vươn tay hít một hơi thật dài, không khí ùa vào ***g ngực căng phồng. Lấy lại chút ít can đảm, tôi tự trách mình sao quá nhát, chút xíu nữa là tôi ?oxả? hết một băng đạn.
    Mỗi đêm chỉ gác có một giờ sao tôi thấy nó lâu quá. Cứ trông mãi? tưởng chừng như chiếc đồng hồ của tôi bị đứng. Thật là ?omột giờ gác đêm bằng buổi ngồi tán dóc?.
  2. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    2-12-1978
    Buổi sáng tôi giật mình thức giấc vì mấy khẩu 105 đặt gần bên tôi cứ bắn liên hồi. Nhìn đồng hồ đã 6 giờ nhưng trời vẫn chưa sáng hẳn. Ở giữa rừng sâu này cứ như ngày bị ngắn đi mất 2 tiếng. Hình như ta không tìm đâu ra được những sáng bình minh, hay những chiều hoàng hôn khi mặt trời sắp lịm dần.
    Tám giờ sáng thì ông mặt trời mới lù lù qua khỏi ngọn cây trước mắt tôi. Đến chừng bốn giờ chiều thì ông mặt trời lại bị những tàn lá sum xuê che khuất.
    Mấy đứa bạn 15W còn quấn kín mền ngủ khì, mặc kệ những tiếng nổ đề ba của mấy khẩu pháo. Hình như chúng đã quen tai. Vọt xuống võng, chân quờ quạng tìm xỏ được đôi giày,tôi chui lên khỏi miệng hầm. Uể oải vì suốt đêm nằm co trên chiếc võng, tôi vặn mình, các khớp xương bị vặn trở về trạng thái cũ, cạ vào nhau kêu lên những tiếng ?ocợp-cợp? khô khan.
    Mấy khẩu pháo lại tiếp tục nhả đạn. Những trái pháo to tướng, rít ngang qua đầu tôi bay xa tít. Tôi căng tai nghe, một tiếng nổ từ phía xa vọng lại??
    10-12-1978
    Trực-Hải-Diệu thân!
    Trên đất bạn, ngày chủ nhật lại đến thăm những người mặc áo lính đang sống giữa rừng sâu này, dưới sự yểm trợ của pháo binh địch, làm người lính cứ thu mình dưới căn hầm mãi.
    Thoáng nghĩ, người lính nhớ lại những ngày chủ nhật đã vụt khỏi tầm tay, nhớ Đà Thành, nhớ các bạn. Lính viết thư cho các bạn đây!
    Lời đầu tiên, lính thầm chúc các bạn vui, khoẻ và toại ý những ước mơ. Còn lính từ lúc giã từ Đà Thành bước chân vào chốn quân ngũ tuy vẫn khoẻ nhưng lại thiếu vui, không tìm đâu ra nụ cười hồn nhiên của những ngày Chủ nhật xa xưa đã trôi qua trong ký ức của lính.
    Có chăng sự phũ phàng sẽ ùa đến với lính một lúc nào đó mà lính không ngờ trước được.
    Lính đang sống trong sự đùm bọc của núi rừng cao nguyên. Tầm mắt của lính bị thu hẹp bởi màu xanh của những cây cổ thụ xum xuê, lại thêm cái mùi sốt rét cứ đeo đuổi và bám riết.
    Lính đã dạn dày và không còn hồn nhiên như lúc nào đó.
    Hôm nay ngày chủ nhật lại đến với lính, với chiến trường đang từng giờ nóng bỏng, sôi động. Có tiếng súng nổ, đạn réo chào đón, có tiếng hoà nhạc của lũ chim muông làm lính nhớ thật nhiều về Đà Thành, về các bạn.
    Trực-Hải-Diệu thân! Giờ đây, nơi Đà Thành các bạn đang làm gì? Đã 9 giờ rồi, chắc lại rủ nhau đi thì chẳng biết khi nào trở về đất Quảng để được nhìn lại Đà Thành, được gặp các bạn.
    Giờ đây giữa lính và các bạn có một khoảng cách quá xa. Lính chỉ gặp được các bạn qua nét chữ thân quen. Mỗi lá thư đến nơi tuyến lửa này là một nguồn vui to tát đến với lính.
    Chúc các bạn khoẻ, lính tạm dừng bút nơi đây, không quên siết chặt tay các bạn.
    Thư sau lính sẽ kể nhiều về đất bạn.
    Thân ái!
    11-12-1978
    Một cảm nghĩ.
    Tôi như cánh cò hoang dưới chiều nhạt nắng, lang thang tìm chút dư hương trên đồng vắng lững lờ, không nơi trú ẩn.
    Cánh cò bay mãi, cho tôi được nhìn quê hương qua đôi mắt nhỏ.
    Tôi không mơ bạc vàng hay châu báu. Tôi chỉ giữ lại trong tôi một buổi chiều khi nắng vàng len lén vướng hồn tôi.
    24-12-1978
    Bấy lây nau mình bận quá chẳng viết một chữ nào. Kể ra cũng chẳng có gì quan trọng đến với mình ngoài rừng núi luôn phủ kín.
    Mình cũng hên thiệt, cả đơn vị hơn 60 người mà chỉ có mình với cậu Lệ được xét học quản lý, vui ghê! Và cái vui thứ hai nữa là mình được phong hàm lên cấp? binh nhất! Khoái thiệt!
    Nhưng thôi, mình phải nghỉ cái đã, bao công việc đang chờ mình ngoài kia.
  3. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Phần thứ năm-Đi học quản lý ở Trường Quân chính Tây Nguyên
    ?oMẹ ơi! Hình như đêm nay là đêm giao thừa thì phải! Con bàng hoàng như chợt tỉnh giữa cơn mơ vì giờ đây chung quanh con có những tiếng cười rộn rã, có những tiếng súng nổ một cách rộn ràng, có bông hoa đêm lơ lửng giữa trời. Xuân đã đến với con rồi đó mẹ ạ!
    Con cũng chẳng biết giờ đây con đang vui hay đang buồn nữa. Con đang ở nơi xa lắm, muốn viết về cho mẹ với những gì thương yêu nhất của đời con. Con thấy mình yếu mềm đi một cách lạ thường. Mắt con bỗng nhoà đi. Con đang trở về với mẹ, với ước mơ bằng tiềm thức suy tư và thương nhớ!?
    (Trần Duy Chiến, 28-1-1979)
    25-12-1978
    Hôm nay nữa là được 5 ngày. Mới có 5 ngày mà mình tưởng đã lâu. Từ lúc mới đến, mình nghe nói ?oTrường Hạ sĩ quan của Sư đoàn 309? mình ngỡ đâu là hoành tráng lắm.
    Đâu ngờ, đặt ba lô đến mình mới rõ chỉ toàn là rừng non với gai chằng chịt, hễ đụng vào là xước tay ngay.
    Ấy thế mà hôm nay rừng được những bàn tay của người chiến sĩ trông nom, trở nên khác hẳn. Mềm mại nghe theo lời bộ đội. Con đường đi từ Đ2 xuống nhà ăn không còn gai níu áo. Mấy chiếc giếng đã được đào, cái nhà ba gian mới dựng trông khang trang ra phết, đáng yêu làm sao.
    Đời bộ đội là thế, mình vào bộ đội đến nay mới được 3 tháng thế nhưng không biết bao nhiêu đợt làm nhà rồi. Có cái mới vừa làm xong thì phải đi ngay.
    8-1-1979
    Tối nay mình cãi lộn với cậu Sơn vì chuyện cái bóng đèn. Mình làm bài thơi ?oCái bóng đèn? để kỷ niệm:
    Đau đớn làm sao cái bóng đèn
    Kẻ giành người giật vứt nằm lăn
    Bóng vỡ nào biết làm ai giận
    Sao nỡ lòng đem vứt bóng đèn?
    9-1-1979
    Vẽ thiệt, tưởng đâu là sự việc sẽ xuôi chiều như lòng mình đã dự tính, nhưng ngờ đâu nó lại xáo trộn mãnh liệt như lúc này.
    Một sự đổi thay quá ư là đột ngột.
    Mình nhớ rành rành lời ông ?ochủ Thịnh? nói vào tối qua khi có sự thay đổi: ?oDo yêu cầu nhiệm vụ mới, cấp quản lú chuyển sang hạ sĩ quan? Đây là lệnh của Sư đoàn, chúng tôi phải chấp hành? các đồng chí phải chấp hành!?.
    (?oChủ Thịnh? là ai? Trong nhật ký của mình còn có nhiều chỗ Trần Duy Chiến viết là ?oTrường ông Thịnh, cả hai biệt danh này đều chỉ một người: đồng chí Phan Hồng Thịnh, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 30 huấn luyện, Trường Hạ sĩ quan của Sư đoàn 309-Chú thích của Đại tá Nguyễn Văn Hồng).
    Thôi rồi! Thế là hết một ước mơ nho nhỏ do tôi vun xới bấy lâu, nay đã bay vù tan biến vào hư không. Tôi nhớ rất rõ: ?oĐây là lệnh của Sư đoàn!?. Nỗi bực tức dâng trào, chẳng biết làm sao. Học làm A trưởng này thì trăm ngàn lần mình cũng không chẳng bao giờ chịu đi. Bực quá, mặc kệ cho số mệnh vậy!
    Mình không suy nghĩ gì được nữa, đầu óc mình choáng váng quá rồi.
    Chẳng thèm viết nhật ký làm gì nữa!
    Thôi, tất cả đều cho qua!
  4. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    13-1-1979
    Trường huấn luyện Hạ sĩ quan 309, Đức Cơ-Quảng Ngãi.
    Câu tục ngữ quân đội ?oTư tưởng không thông mang bình tông cũng nặng? là đúng vậy. Kể từ lúc mình chuyển sang học Hạ sĩ quan, đến nay mình tưởng như đang chới với giữa một đại dương nào đó. Bất kỳ lúc nào đầu óc mình cũng bị quay cuồng theo trăm ngàn ảo ảnh luôn hiện lên. Mình làm việc trở nên mệt mỏi một cách lạ thường, không hăng hái như những ngày đầu khi mới đến trường.
    Có lẽ mình đã trở nên ?ohơi bướng? và ?onhát? một tí.
    Hôm qua học chính trị, ?onản quá? mình chuồn vào rừng cao su nướng sắn ăn vui ghê, lúc về bị chính trị viên Đ2 bắt gặp mới xui chứ.
    15-1-1979
    Mấy ngày nay thiệt là thèm thuốc. Cổ nhân có câu: ?oHút thuốc là? ăn mày? không sai chút nào. Thèm quá, nên hễ thấy nơi nào có thuốc là mình nhào vào ngay, chả kể quen biết. Điếu thuốc rê tệ cũng được chừng bốn đứa hút chung. Cùng hút cho khi nào hết cháy mới thôi. Còn thuốc là thì 1 suất phải đến 3 đứa.
    Nghĩ chán thật, cũng như tối nay mình thèm quá, mình rủ cậu Phụng đi tìm thuốc, may đâu có ai hút thì mình xin hơi cho bớt ghiền. Thế nhưng rốt cuộc không vẫn hoàn không, đành về tay trắng và viết một bài thơ vui ?oTìm thuốc?:
    Xê một, Xê hai, lại Xê ba
    Lội lên, băng xuống khắp mọi nhà
    Hỏi thăm ai đó may còn thuốc
    Nhưng phải về không nhịn thèm ha!
    17-1-1979
    Rầu ghê! Mình đâu phải là thằng tồi về ăn uống. Không phải là đứa ăn nhiều nhưng sao kể từ lúc mình về học đến giờ mình chưa ăn được một bữa nào gọi là no cả. Cứ mỗi lần ăn xong mình cũng chưa muốn uống nước, khổ thiệt!
    Cũng như chiều nay khi cơm xong, mình lại băng qua bên 36 kiếm sắn nấu. Thôi ?ocho qua? là gọn tất cả?
  5. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    28-1-1979
    Đêm giao thừa.
    Viết cho mẹ!
    ?oMẹ ơi! Hình như đêm nay là đêm giao thừa thì phải! Con bàng hoàng như chợt tỉnh giữa cơn mơ vì giờ đây chung quanh con có những tiếng cười rộn rã, có những tiếng súng nổ một cách rộn ràng, có bông hoa đêm lơ lửng giữa trời. Xuân đã đến với con rồi đó mẹ ạ!
    Con cũng chẳng biết giờ đây con đang vui hay đang buồn nữa. Con đang ở nơi xa lắm, muốn viết về cho mẹ với những gì thương yêu nhất của đời con. Con thấy mình yếu mềm đi một cách lạ thường. Mắt con bỗng nhoà đi. Con đang trở về với mẹ, với ước mơ bằng tiềm thức suy tư và thương nhớ!?
    Mẹ ơi! Mẹ hãy ôm lấy đứa con trai của mẹ vào lòng cho thật chắc nghe mẹ. Mẹ hôn con thật nhiều và cho con những gì con thích nhất nghe mẹ! Không thôi con sẽ khóc và không cần chơi với mẹ nữa để mẹ phải dỗ dành.
    Con sẽ thức suốt đêm bên mẹ để nghe pháo giao thừa giục giã. Con đòi mặc áo mới, đòi mẹ tiền lì xì mới và con cũng không quên đòi mẹ thương con nhiều nhất nữa cơ! Con thương mẹ nhất đó, mẹ có vui không? Con hứa sẽ không bao giờ rời xa mẹ, mẹ bằng lòng chưa?
    Mẹ ơi! Con đang sống trong mơ đó mẹ! Một giấc mơ quá ngắn ngủi nhưng lại đầy phũ phàng đến với con. Tuổi thơ đầy yêu thương đã vụt khỏi tầm tay nhỏ bé của con rồi và con cũng vụt khỏi tầm tay gầy guộc của mẹ mất.
    Nhớ ngày nào con còn bên mẹ, đêm giao thừa mẹ nhìn đàn con trẻ reo vui bằng cặp mắt dịu hiền và man mát làm sao.
    Mẹ ơi! Con trở về với hiện thực, với cặp đồ quân phục màu xanh lá rừng, với cuộc sống của người quân nhân, với đêm giao thừa của cuộc đời người lính chiến. Chiếc bánh chưng đơn vị phát hồi chiều con vẫn còn để nguyên. Con cố vận dụng chút nghị lực nhỏ bé để xua đi những dĩ vãng trong đầu, nhưng không làm sao được. Hình như cái dĩ vãng êm đềm kia có một nghị lực thật là to lớn, lại lấn áp và đè bẹp chút nghị lực cỏn con còn sót lại của con.
    Con lại trở về bên mẹ đây, mẹ yêu ơi! Giờ đây nơi quê hương mình có rộn rã tiếng cười, tiếng pháo đón xuân không mẹ? Mẹ có còn thức và ngồi nghĩ về đứa con trai thân yêu của mẹ đang làm nhiệm vụ nơi biên giới xa xôi hẻo lánh của Tổ quốc không mẹ? Mẹ sẽ nghĩ gì khi vắng bóng con, khi ngước nhìn đàn én mang mùa xuân tươi thắm đang nghiêng cánh lượn trên đầu?
    Khi nhìn cây mai trước ngõ nhà mình nở rộ khoe sắc vàng óng ánh dưới nắng xuân, khi trên bàn thờ khói hương nghi ngút chắc mẹ thấy đang thiếu một cái gì đó? Mẹ lại chớp mắt rồi, đừng khóc chứ mẹ. Mẹ cố vui lên nghe, vì giờ đây đâu phải chỉ có mình con đang đón xuân nơi biên giới này.
    Con cũng đang vui cùng anh em đây mẹ ạ! Đằng kia chiếc máu thu thanh đang rộn ràng những khúc nhạc mừng xuân. Giọng một nàng ca sĩ nào đó cao vút, líu lo như chim non làm mọi người phải chú ý lắng nghe. Con nhìn đồng hồ chỉ còn năm phút nữa là hết năm cũ rồi. Con có cảm tưởng rằng Bà Chúa Xuân lúc đó sẽ đến mang theo một bầu trời nặng trĩu sau lưng. Lúc đó bà sẽ phân phát đồng đều cho mọi người chẳng kể ai ai. Con cũng có một tuổi. Nói đúng hơn là một tuổi nữa sẽ và đến với con, đè nặng lên tâm hồn, xua đuổi đi những gì hồn nhiên của con mất. Con sợ Bà Chúa Xuân lắm mẹ ạ! Bà đã và sẽ làm con khổ nhiều nữa.
    Đêm nay con sẽ thức suốt đêm. Con cũng chẳng biết là thức để làm gì nữa. Thức để lắng nghe tâm hồn thổn thức với xuân, thức để đón xuân, thức để quây quần bên bếp lửa cùng anh em kể chuyện, hát hò.
    Đêm giao thừa của người lính chỉ có vậy thôi mẹ ạ.
  6. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    29-1-1979
    Hôm nay là ngày mồng Hai Tết. Ngày mà dưới đồng bằng, thành thị, mọi người đang rộn ràng với những bữa ăn thịnh soạn, đĩa bánh, lát mứt và những lời chúc chân thành hơn bao giờ hết.
    Nhưng ngược lại hẳn, với tôi, nói đúng hơn là với cuộc đời bộ đội.
    Xuân đến xuân đi mặc kệ xuân
    Ta không lo nghĩ chẳng bâng khuâng
    Xuân này là mùa xuân đầu tiên đến với tôi trong đời bộ đội. Tôi thấy lòng mình chẳng nói lên một chút gì gọi là chờ đợi cả.
    Được nghỉ Tết hai ngày 30 và mùng Một. Lại phải đi làm thịt bò mất một buổi, còn lại buổi kia để thời gian vào việc vệ sinh cá nhân. Thế là mất đứt một ngày, còn ngày mồng Một lại phải lội bộ khiêng thương binh trên gần 20 cây số, thế là mất đứt luôn một cái Tết.
    3-2-1979
    Lúc chưa bước chân vào quân ngũ, hễ thấy anh chàng nào mỗi lần đi đâu mang theo chiếc máy hát oang oang bên hông, thế là tôi lại có ý trêu chọc bằng mấy câu hát ?oĐài đeo bên hông, đồng hồ đeo tay, ôi sung sướng!?.
    Nhưng khi tôi bắt đầu bước chân vào bộ đội thì tôi lại thông cảm cho họ hơn bao giờ hết. Nói đúng hơn là tôi thông cảm cho chính bản thân tôi.
    Giờ đây tôi mong ước làm sao có được chiếc máy thu thanh nho nhỏ. Nếu có được thì tôi vui quá! Tôi sung sướng quá! Tôi sẽ hát luôn mồm và đời tôi sẽ ?olên hương? ngay!
    Giữa núi rừng xanh thẳm này người lính chiến hình như quên hẳn đi cuộc sống hiện tại. Ước mơ bị đẩy lùi về quá khứ một cách tự nhiên mà không một ai cản nổi.
    Thế thôi! Tôi không thèm nghĩ đến nữa.
    5-2-1979
    Bực ghê! Chưa một lần nào mình gây sự với bạn thế mà bạn lại cứ gây sự với mình mãi. Mình giận cho mấy thằng người có vẻ ?ota đây?, coi anh em chẳng ra gì nên mới viết mấy câu về ?oSự đời? như sau:
    ?oĐ? m? đời sao lắm kẻ hèn
    Lắm người gian trá lắm nhỏ nhen
    Khoe khoang mồm mép đây ra phết
    Tài hèn chút đỉnh múa hon hoen
    Vỗ ngực cho mình ta đây giỏi
    Chê người ngớ ngẩn vội ra oai
    Hở chút khua tay con nhà võ
    Khinh đời chán ngán chẳng biết chơi
    Có thuốc có tiền bè bạn bạn
    Cạn tiền hết thuốc chán lơ lơ
    Sau lưng bêu xấu khinh khi chán
    Trước mặt hót lờ nịnh kiếm ăn
    Đ? mẹ đời sao lắm kẻ hèn
    (Viết vào một trưa gây lộn với cậu T. Hèn quá!)
    Đêm. Nhớ về N. ghê! Dĩ vãng đau thương chọt hiện về khiến hồn ngơ ngác như đang sống trong mơ. Ôi dĩ vang, thương sầu quái ác, len lén vướng lòng tôi.
    Tôi viết cho cuộc tình tan tác của tôi.
  7. MDB

    MDB Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/10/2003
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    0
    Hì hì, các bác ngây thơ quá! Hítle khi đánh Ba Lan, cho lính biệt kích Đức mặc quân phục bộ đội biên phòng Ba Lan đánh chiếm một đài phát thanh một thị trấn biên gioi của Đức gần biên giới Ba Lan. Bọn biệt kích dùng tiếng Ba Lan phát ngôn trên làn sóng điện truyền thanh là Ba Lan tuyên chiến với Đức. Thế là để "bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ" của Đức, các quân đoàn Đức chực sẵn gần biên giới mới tràn sang đánh Ba Lan. Cùng lúc đó, 2000 lính thuỷ đánh bộ Đức nấp dưới chiến hạm Đức đi thăm viếng "hữu nghị" một cảng lớn của Ba Lan cũng ùa lên.
    Rất có khả năng VN đưa biệt kích sang quấy phá các phum sóc người Cam, khi quân Cam trả đũa thì lập tức bộ máy tuyên truyền của VN lu loa lên về các tội ác của bọn "diệt chủng" tại biên giới. Trong khi đó bè lũ Lê Chiêu Thống gốc Cam như Hêng-som-rin, Hun-sen, được đưa đi tiên phuông dọn đường cho các quân đoàn xâm lược VN tràn qua biên giới.
    Pôn-pốt và tầng lớp chóp bu của đảng Cơm Sạn Cam lúc ấy đều tốt nghiệp tại các truờng đại học Pháp có tiếng, các sử gia đánh giá là họ có trình độ văn hóa cao nhất trong các phong trào Cơm Sạn tại Á Châu (nói về bằng cấp). Những tay trí thức Cam này làm chuyện gì cũng có mục đích cả. Quấy rồi biên giới VN mặc dù thừa biết là quân lực mình không mạnh bằng để đạt mục đích gì?
    Nên nhớ là trung ương Cục miền Nam truớc 1975 đóng trên đất Cam dọc biên giới Miên-Việt. Các sư đoàn nổi tiếng của Mặt trận Giải Phóng Nam VN như công trường 5, 7, 9 đều đóng quân trên đất Cam lâu lâu chọt sang đất Việt. Nói một cách khác, các vùng đóng quân của R nghiễm nhiên được nhập chung vào đất Việt. Vùng "Giải phóng " của Mặt Trận do đó cũng chính là các phần đất ciua Cam ma VN hớt trên tay Xihanúc. Các xung đột biên giới, năm 77, 78 có thực sự diễn ra trên đất VN hay khong?
  8. MDB

    MDB Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/10/2003
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    0
    Một câu hỏi khác được đặt ra là tại sao Việt Nam phải "phụ" các "bạn" Cam đến 10 năm để đánh một lũ tàn quân của Son San, Xihanúc, và Pôn pốt. Đơn giản là vì nhân dân Cam đã nhận ra bộ mặt tay sai của chính phủ Hêng Som Rin cho ngoại bang VN. Nhân dân Cam đã ủng hộ phong trào kháng chiến dai dẳng của 3 phe Cam kia để bảo vệ độc lập của họ nên quân kháng chiến Cam mới tồn tại trong nhân dân Cam lâu như vậy. Trong một bài báo năm 89 của "Sài Gòn Giải Phóng" người ta nhắc về con số thương vong của quân chiếm đóng VN vào khoảng 55,000 người. Cái giá để trả cho giấc mộng bành trướng của mười mấy ông già ngồi trong căn phòng kín quả cực kỳ đắt.
  9. 9635741

    9635741 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/09/2005
    Bài viết:
    1.067
    Đã được thích:
    0
    MDB quả là rất có tài kể chuyện tiếu lâm
  10. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    MDB hãy nói những điều đó ở khu tưởng niệm 2000 dân thường VN bị giết ở Bảy Núi (An Giang). Đừng nói ở đây làm gì.
    Phải, theo lời MDB thì Pol Pot rất có trình độ nên không quấy rối biên giới VN làm gì. Chắc trình độ đó cũng phải ngang MDB nên mới đi thảm sát 1/4 dân số của nước mình nhỉ.
    Được chiangshan sửa chữa / chuyển vào 19:06 ngày 03/05/2006

Chia sẻ trang này