1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trên biên giới Tây Nam và tiêu diệt bọn diệt chủng Pol Pot

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi ptlinh, 06/10/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    19-2-1979
    Đêm. Đang buồn nghĩ vơ vẩn, bỗng cậu ?oLucLi? từ bên B3 đem?bài bói? qua. Cậu ta bói cho mình gọi là một ?oquẻ?. Kể cũng vui vui, mình ghi lại gọi là một chút kỷ niệm:
    ĐỜI ASX 1 0 6 ĐVUM 4
    DNL 5 CE 3 NAM 9
    IYR 9 GP 7 Nữ 7
    BKT 2 HQ 8
    YÊU BKV 1 UIY 8 Q 9
    DR 7 AHS 6 NAM 7
    OĐ 5 XM 3 Nữ 9
    NPC 2 EGTL 4
    Tình đời:
    1.Trong gia đình có quyền hạn, tài năng, có hướng độc lập, có lí tưởng, có thể độc đoán được người khác. Không phung phí tiền bạc, dồi dào về tình cảm riêng tư.
    2.Có tình thương người, mềm mỏng, giản dị trong cuộc sống, không có sức mạnh cho lắm. Dồi dào tình cảm về bản thân với những người chung quanh, không muốn mất lòng bạn bè, ít khi va chạm với người khác.
    3.Thay đổi tính dễ dàng để cho người khác chú ý. Khả năng có tài ca, hạnh phúc luôn tốt đẹp đến với mình.
    4.Công việc làm thì tốt, cẩn thận, chín chắn, tỉ mỉ, kĩ càng nhưng rất ít phát huy sáng kiến của mình lúc gặp ?ophong ba bão táp?. Đôi lúc chưa được khen thưởng xứng đáng với công việc của mình.
    5.Không chín chắn cho lắm, có tài ba nhưng không được tập thẻ chú ý đến chẳng khác nào ?odã tràng xe cát?.
    Làm sao cho bản thân không chán nản, bi quan, muốn tiến bộ phải có người chỉ dẫn thì mới tiến bộ được.
    6.Có năng lực và cương trực, thích sống độc lập, không muốn phụ thuộc người khác. Có đạo đức, hay quan tâm đến đời sống mọi người.
    7.Luôn gặp may mắn, hạnh phúc trong cuộc sống. Người hiền lành giản dị luôn được mọi người yêu thương.
    8.Thích sống phiêu lưu, mạo hiểm. Tìm mọi cách kìm chế người khác, công việc mình làm hay ra vẻ. Không chân thật với tình bạn, tình yêu. Cần phải khiêm tốn học hỏi nhiều về bạn bè mới tiến bộ được.
    9.Tương lai sáng lạn, yêu thích lao động.
    Tình yêu:
    1.Tình yêu của bạn có khi không đúng cho lắm. Khi yêu một người nào đó chỉ hiểu được bề ngoài mà thôi. Bạn cần tìm hiểu cho được kĩ lưỡng hơn.
    2.Lúc đầu tình yêu của bạn còn nhiều rắc rối song việc yêu thương bạn theo đuổi thì sẽ được hạnh phúc.
    3.Lúc đầu bạn rất cẩn thận với người bạn thương. Đã yêu mà không thể nói ra được. Có lúc không được thuận buồm xuôi gió, nhưng càng về sau càng hiểu nhau hơn và sẽ đạt được hạnh phúc.
    4.Người yêu bạn bộc lộc với bạn. Có lúc chưa hiểu nhau cho lắm, chưa đằm thắm với hạnh phúc của bạn. Bạn cần dẻo dai hơn, nhất định về sau bạn sẽ hạnh phúc.
    5.Bạn hay lẳng lơ về tình yêu. Có lúc yêu người này lại muốn yêu người khác. Đường yêu đương của bạn hay trở ngại, sau sẽ trở thành bạn bè.
    6.Bạn luôn tha thiết với tình yêu. Có nhiều ấn tượng tốt đẹp. Yêu thật thà, thầm kín, không có gì thay đổi, hạnh phúc tốt đẹp.
    7.Người bạn yêu có tấm lòng thuỷ chung, bạn không nên xa cách họ. Họ là người cần thiết đối với bạn.
    8.Khi yêu một người, bạn chưa thổ lộ hết tấm lòng của bạn, còn úp mở hay muốn sắc đẹp hơn tính tình cho nên bước đường yêu thương của bạn có phần không được vững chắc.
    9.Mục đích của bạn sẽ đạt được. Bước đầu về đường tình hay gặp khó khăn, bạn sẽ gặp nhiều thử thách nhưng về sau thì vững bền.
  2. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    24-2-1979
    Nhận được thư của gia đình (đến 4 lá) vui ghê.
    Đọc thư thấy thương mẹ quá. Định viết thư cho mẹ thì bà má Thu lại về, đành chịu. Thôi để dành ngày nào về đơn vị hãy viết.
    27-2-1979
    Đêm.
    Mẹ ơi! Mai này con phải xa rời cái mảnh đất mà con đã sinh ra và lớn lên đã cho con biết bao nhiêu là kỷ niệm của tuổi thơ và tuổi mộng mơ.
    Con đố mẹ biết con đi đâu? Nói vậy chứ mẹ của con chắc đã biết rồi, vì hiện nay đứa con trai của mẹ cũng như bao đứa con trai khác đều cùng một nhiệm vụ như nhau mẹ ạ!
    Mẹ ơi! Giờ đây con chẳng biết là con đang buồn hay vui nữa. Tất cả những điều khách quan bên ngoài kia đã làm cho con lo âu và hồi hộp.
    Hôm kia nhận được thư mẹ, con mừng ghê! Tay run run bóc thư, những giòng chữ thân yêu của mẹ khuyên con nguyện nhớ mãi. Con sẽ làm đúng như lời mẹ khuyên ?oGian khổ không hề ngại. Khó khăn không hề nản?.
    Con định viết lại cho mẹ để mẹ khỏi lo, nhưng không kịp nữa mẹ ạ, vì mai kia con không còn ở đây nữa. Con biết làm sao đây mẹ? Thôi! Mẹ đừng buồn, đừng khóc, đừng nhớ và cũng đừng trông mong con nhiều nghe mẹ!
    Con nghe các em biên thư lên báo là mẹ hay khóc khi nói về con? Chắc đó là khi mẹ nghĩ đến đứa con trai của mình đang làm nhiệm vụ ở vùng rừng núi biên giới ngút ngàn xa xôi? Mẹ ơi! Con nhớ mẹ lắm!
    Mai này con tạm xa mảnh đất có dáng hình chữ ?oS?, con nghĩ thấy băn khoăn ghê, biết ngày nào con lại về! Chắc là không mau đâu mẹ. Trong giờ phút thiêng liêng còn lại đối với con, giờ đây chỉ là một dãy hành lang trống trải của linh hồn. Con cảm thấy bơ vơ, mặc dù nơi con đang đứng không là bãi sa mạc khô khan vắng bóng người.
    Luồng gió nào quái ác len lén ùa vào thấu lạnh tim con, xua đi cơn mơ đẹp dịu, trả con về với hiện thực bên ánh sáng nhập nhoà của chiếc đèn dầu.
    Mẹ ơi! Mai này con đi xa, đất nước bạn đang bén dần trong tiềm thức non nớt của con với những rừng rậm, con đường mà con chưa một lần đi tới. Con sẽ nghĩ gì khi bước chân con đặt đến nơi ấy, sẽ không bao giờ có được bóng dáng dịu hiền của bà mẹ Việt Nam. Người dân nơi ấy sẽ chẳng hiểu gì và ngơ ngác nhìn khi nghe con nói. Nơi ấy, con sẽ ngỡ ngàng khi ngước nhìn đám mây chiều trôi lang thang trên bầu trời trong xanh nhẹ nhành. Nơi ấy, con cố định hướng rồi nhìn thẳng về quê mẹ, nơi mẹ đang sống để con được thấy mẹ qua kí ức của đứa con đang sống xa quê hương. Mẹ ơi! Con chẳng biết nghĩ gì về ?onơi ấy?, nơi mà mai đây con phải đặt chân đến.
    Giờ đây con chẳng biết nghĩ gì ngoài hai chữ ?onhớ thương?. Con xin tạm biệt mẹ thương yêu nhất của đứa con! Đứa con trai của mẹ-Duy Chiến.
  3. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Thay đổi không khí chút các bác ạ, em kiếm được bài này ở mục Tài trí Việt Nam trên Thế Giới mói
    Một cuộc chuyển quân thần tốc
    Nguyễn Văn Ba
    Trong lịch sử Việt Nam, trận chuyển quân thần tốc từ Nam ra Bắc tiêu diệt quân xâm lược nhà Thanh, mãi mãi gắn liền với thiên tài quân sự Nguyễn Huệ. Bài học thần tốc của ông cha để lại đã tạo nên nhiều yếu tố bất ngờ, ngoài sự tính toán của kẻ thù. Trừ những người quá mê muội với thuyết vũ khí luận, còn trong chiến tranh, kể cả chiến tranh hiện đại, vấn đề quân số vẫn còn có ý nghĩa hàng đầu. Quân số đủ và kịp thời bao giờ cũng là ước mơ của các tướng lĩnh chỉ huy, những người điều hành cuộc chiến. Thời cơ giành thắng lợi nhiều khi phụ thuộc hoàn toàn vào tốc độ chuyển quân. Ngày nay, không còn ai nghĩ có thể tổ chức hành quân nhanh chóng bằng đôi chân, dù là đôi chân của quân đội cách mạng. Phương tiện đổ quân nhanh chóng nhất vẫn là đường hàng không. Nhưng ngay đối với quân đội hiện đại, đổ quân cỡ trung đoàn cũng đã là việc không đơn giản. Vậy mà, cách đây 17 năm, trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Tây Nam và phía Bắc, hàng không Việt Nam, với lực lượng máy bay dân dụng vừa nghèo, vừa non trẻ, đã làm nên một kỳ tích tuyệt vời: cơ động cả một quân đoàn-Quân đoàn 2-đổ quân vào phía Nam kịp thời; hoàn thành nhiệm vụ lại đưa ra phía Bắc, cũng kịp thời.
    Tôi ghi lại chuyện này không phản ánh tài trí của riêng ai, mà là Tài trí Việt Nam. Chỉ có tài trí Việt Nam mới thần hiệu như vậy!?
    ? Sự việc diễn ra tháng 12-1978. Khi Bộ tư lệnh mặt trận Tây Nam thấy xuất hiện thời cơ phản công truy kích địch, nhưng lực lượng tại chỗ của ta chưa đủ sức. Để chớp lấy thời cơ, phải có thêm lực lượng ứng chiến nhanh. Muốn nhanh chỉ có đường hàng không. Bộ Tổng tham mưu giao cho Tổng cục hàng không dân dụng (lúc này vẫn thuộc Bộ Quốc phòng) đảm trách nhiệm vụ lớn lao và khó khăn này.
    Cứ giả dụ ta có đủ máy bay, đủ người lái, đủ nhiên liệu và các phương tiện kỹ thuật? thì cũng còn bao nhiêu vấn đề không dễ khắc phục-trinh sát-thực địa, trinh sát khí tượng, rada, chỉ huy điều hành bay, bãi đỗ, thông tin liên lạc? Hàng không Việt Nam, sau khi thống nhất đất nước, ngoài các máy bay IL18 và AN24, ta có tiếp thu được các loại máy bay của Air Việt Nam (Hàng không Sài Gòn): 2 DC6, 5 DC4, 7 DC3. Đây là loại máy bay vận tải cánh quạt đời cũ, nhưng ta vẫn tận dụng để phục vụ việc đi lại của cán bộ, bộ đội hai miền.
    Máy bay DC6 có 76 ghế, ta cải tiến lắp thêm 6 ghế phụ nữa, được 82 ghế. DC4 có 54 ghế, lắp thêm 8 ghế, được 62 hành khách. Tháng 4-1978, Tổng cục Hàng không Việt Nam có thêm một máy bay Boeing 707, 180 chỗ ngồi, quà biếu của hãng hàng không Panam Mỹ, muốn được bay qua đường AI (Đà Nẵng) như các hãng hàng không khác, nên biếu hàng không Việt Nam một máy bay, bảo hành một năm-anh Huỳnh Minh Bon, lái chính Boeing 707, nguyên là phi công của Air Việt Nam. Khi giải phóng miền Nam, máy bay anh bị kẹt ở Hong Kong,anh xin trở về Việt Nam, được Hàng không Việt Nam sử dụng lái DC6. Có Boeing 707, anh chuyển sang lái máy bay này và khai thác đến tháng 12-1978, đã quá nửa năm rồi.
    Toàn bộ lực lượng hàng không vận tải của ta lúc đó là như vậy! Thế mà cái lực lượng nhỏ bé ấy được giao nhiệm vụ di chuyển một quân đoàn, từ sân bay Đà Nẵng vào sân bay Tân Sơn Nhất (Sài Gòn) và Trà Nóc (Cần Thơ) trong vòng 10 ngày.
    DC4
    [​IMG]
    DC6
    [​IMG]
  4. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Anh Hoàng Ngọc Diêu, lúc ấy là Tổng cục trưởng Tổng cục hàng không Việt Nam quyết định: ba đơn vị đội bay DC của đoàn bay 919, xưởng máy bay A75 và sân bay Tân Sơn Nhất đảm nhận việc chuyển quân. Còn các máy bay IL18 và AN24 duy trì các chuyến bay Bắc Nam bình thường (tất nhiên là phải hạn chế hành khách). Như vậy, nhiệm vụ đã rõ. Đội bay DC có trách nhiệm lái máy bay an toàn. A75 phục vụ kỹ thuật. Sân bay Tân Sơn Nhất đảm nhiệm bãi đi, bãi đỗ, cất cánh, hạ cánh, hạ cánh, dẫn đường thông tin? Nhưng tính toán mãi, vẫn không thể nào chuyển hết được một quân đoàn trong vòng 10 ngày.
    Có người bàn: anh em mình nhẹ cân, cứ chở tăng người lên. Nhưng ngồi vào chỗ nào? Thì dỡ ghế ra, bớt trọng lượng đi lại tăng chỗ ngồi lên. Tính toán nhiên liệu cho thật sát, không mang dư nhiều, chở thêm được người nào hay người ấy.
    A75, đơn vị kỹ thuật, được lệnh tháo dỡ ghế và bố trí cách ngồi an toàn. Boeing707, cứ tháo hai hàng để lại một hàng. Anh em vừa ngồi trên ghế, vừa ngồi xuống sà, tối đa được 300 người. Bay khá an toàn vì trọng lượng phân bố đều. DC4 và DC6 nhỏ hơn nên phải tháo dỡ hết ghế, cột mấy sợi dây thừng to từ trước ra sau để làm ?otay vịn? cho anh em. DC4 xếp được 70-80 người. DC6 xếp được 90-100 người. Hầu hết anh em mình lần đầu đi máy bay nên những lúc bị ?oxóc? nhất là khi lên xuống, anh em hay bị dồn vón cục, ảnh hưởng đến độ an toàn do mất cân bằng về trọng lượng. May quá, những ngày cuối tháng 12-1978, trời đẹp, mây quang? cuộc chuyển quân chiến lược đã diễn ra đầy khí thế, đầy sôi động và hoàn thành trong 9 ngày! Một tuần sau, mặt trận Tây Nam chiến thắng ròn rã. Anh em ngành hàng không vô cùng phấn khởi vui mừng đã được đóng góp hết mình!
    Nhưng hàng không chỉ chở được người và vũ khí cầm tay còn xe tăng, xe bọc thép và pháo lớn? Vận nước gặp cơ may. Lúc ấy đang có một tàu chở hàng của Liên Xô ở cảng, trọng tải 15.000 tấn. Bộ tổng đến thương lượng. Được bạn đồng ý, ta huy động bộ đội bốc dỡ hàng thật nhanh, rồi đưa binh khí kỹ thuật xuống tàu, chở đến tận sông Soài Rạp, chuyển sang sà lan, đưa về vị trí tập kết gần mặt trận.
    Lịch sử thật lắm điều trớ trêu: tiếng súng đuổi giặc ở biên giới Tây Nam vừa lắng dịu thì tiếng súng giữ nước ở 6 tỉnh phía Bắc lại vang lên. Quân đoàn 2 được lệnh trở ra Bắc. Hàng không Việt Nam được lệnh chở quân ra! Chỉ trong một tháng, ngành hàng không non trẻ của ta, với số máy bay chưa nhiều và chưa hiện đại, nhưng với lòng yêu nước và trí thông minh tuyệt vời, đã đảm nhận trách nhiệm cơ động quân đoàn 2, đánh Nam dẹp Bắc, giữ vững biên cương của Tổ quốc!
    Sự kiện này xứng đáng được ghi vào lịch sử vẻ vang của ngành hàng không Việt Nam! Xứng đáng để những ai chưa biết, cần biết.
  5. Benediction

    Benediction Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    1.157
    Đã được thích:
    0
    Hờ! Mấy cái thông tin trên này đúng được mấy. Đúng là người có quyền lực có khác, ăn nói "ghê" thật. Nhưng mà mỗi người nên có một cách nhìn khách quan. Đừng nghĩ mình là người VN thì bênh người việt. Con người cũng có kẻ xấu người tốt chứ. Lại nghĩ đến truyện "Thân phận của tính yêu", hồi xưa bị cấm ko được phát hành, đọc quyển sách đấy đi mới thấy chiến tranh tàn khốc như thế nào. Kẻ thắng kẻ thua được gì?
    Nạn diệt chủng Pol là sự thật không thể thay đổi hay chủ nghĩa bành trướng của bọn T cộng là sự thật không thể thay đổi. Người Việt ai mà chẳng căm phẫn.
  6. mynics

    mynics Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/07/2002
    Bài viết:
    116
    Đã được thích:
    0
    Oán cái đek, cái bác nói thì hay lắm, có bác nào đã từng được thấy xương người chất như núi chưa, mà toàn là bị đập bằng búa (cho đỡ tốn đạn), có thấy máu người Việt và người Campuchia nhuộm đỏ ngôi chùa chưa?..... Bác nào muốn xem thì đến An Giang liên hệ với em, em dẫn đi lên Ba Chúc mà xem.
    Em chẳng hiểu sao trên đời này lại có nhiều cái đầu đất như vậy, Viet Nam mà không kéo quân sang đánh tụi Đỏ thì chắc giờ VN chẳng còn cái tỉnh An Giang, chẳng còn dân An Giang và em cũng chắc dek có mặt ở đây để vả vào mặt những kẻ cho là Viet Nam xâm lược Cambot
  7. tdna

    tdna Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/12/2001
    Bài viết:
    2.268
    Đã được thích:
    0
    Topic dài quá tớ chưa kịp đọc hết, nhưng cũng xin góp vài ý :
    Cuộc chiến CPC nói chung ban đầu VN dễ dàng đè bẹp Khme đỏ. Nhưng càng về sau, nhất là gần 10 năm chiếm đóng, thì VN thiệt hại nặng nề, bộ đội chết rất nhiều vì Kh me đánh du kích.
    Ban đầu VN diệt Khme đỏ thì vẫn được dân CPC rất có cảm tình. Nhưng dần dần sau đó thì số người này cũng quay sang ghét VN vì lật xong Khme thì VN còn ở đó gần 10 năm và can thiệp vào chuyện chính trường CPC. Trong lịch sử thì các triều đại phong kiến VN đã nhiều lần xâm lược và cướp bóc CPC.
    Tớ có biết nhiều bác đánh nhau từ CPC về nên nghe nhiều chuyện lắm, dĩ nhiên hiện thực thì bao giờ cũng phũ phàng chứ chả được hoành tránh như sách vở tuyên truyền.
    Cái chính nữa hồi ấy VN nghèo, viện trợ TQ thì ko có vì đang thù nhau, viện trợ từ LX thì nhỏ giọt nên bộ đội VN ở CPC rất đói. Lại sống chung với dân CPC, đói quá nên sinh bậy, nhiều khi dùng vũ lực cướp mảnh vườn con gà, thành ra càng ngày dân CPC càng ghét bộ đội VN.
    Mà thực ra ngay từ đầu, nếu có chính sách khôn ngoan thì VN đã không sa vào 2 quả chiến tranh biên giới với TQ và quả oánh CPC rồi.
  8. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    To tdna: "Nếu" làm sao được hả thầy tdna? Chấp nhận sự thật phũ phàng thôi. Còn khi đã xảy ra chiến tranh rồi, khó có thể nói chuyện đạo đức được. Mà sao thầy đổi cái avatar trông kinh chít thế này? Sao không dùng cái avatar cũng trông hay lém mừ?
    Phần thứ sáu-Khúc tình tự với rừng và bài ca vĩnh biệt
    7-3-1979
    Chiều về trên đất ?oK? thật êm đềm và lặng lẽ. Vầng sáng yếu ớt còn đọng lại trên đỉnh đồi xa, đứng bên này trông qua như hai thế giới khác biệt. Một đám mây xám ngắt màu tro trôi lang thang, không biết về đâu? Thỉnh thoảng chú ve rừng buồn bã cất lên khúc nhạc sầu muôn kiếp. Tôi bỗng nhớ lại ngày còn cắp sách đến trường vô tình tôi thầm kêu: ?oMùa hè đến rồi!?. Nhớ lại tuổi học trò mỗi lần nghe tiếng ve than và nhìn hành phượng trước cổng trường khoe sắc, là một lần chia tay chúng bạn, buồn vui lại xen lẫn.
    Hồi đó tôi cũng yêu và cũng ghét mùa hạ, vì còn non nớt. Bây giờ hiểu ra thì tôi đã lớn, đã vĩnh biệt cái tuổi học trò đầy yêu thương kia. Tôi đã có đầy đủ nghị lực bước vào đời và đã mang lên mình bộ chiến y màu lá rừng xanh thẳm. Lúc này đây thôi, nhìn hạ đến, nghe tiếng ve kêu với sự vô tư, không một suy nghĩ buồn vui hay luyến tiếc. Phải chăng vì môi trường đổi khác hay tôi quá vô tư? Không, tôi không vô tư. Chẳng qua tạo hoá đã an bày không cho tôi một chút gì luyến tiếc, nên tôi phải vô tư? Kể từ lúc tôi không là học trò nữa, những bài toán hóc búa tôi đã trả lại cho thầy, không còn giữ làm gì. Có chăng chỉ còn sót lại trong tôi một chút kiến thức cỏn con, vì nó đã săn sâu vào tiềm thức, khiến tôi không thể từ giã nó được.
    Mỗi lứa tuổi đều có cái đổi khác của nó. Khác cả thể xác lẫn tâm hồn. Càng nhiều bước đi, thì càng vướng nhiều bụi trần của cuộc đời. Cặp mắt nhìn cũng đổi khác, và nụ cười cũng không còn hồn nhiên như ngày xưa nữa.
    Hạ và tiếng ve sầu ai oán trở thành vô vị, lạc lẽo với tôi giữa rừng núi hiu quạnh này. Hạ đến lúc này với tôi không có gì buồn bã, chỉ thêm ghét. Nắng làm mồ hôi tuôn, nắng làm hoa mắt, nắng đốt cháy đầu tôi, những ngày phải cắt mấy gánh tranh, hay trèo lên nóc xối nhà.
    Tôi bước chân đi làm lính vào lúc đông về. Tuổi quân chưa được tròn, nhưng đôi chân chân tôi đã can đảm. Tôi đã bước vội qua nhiều khúc đường đầy gian khổ, sẽ còn bước, tiếp dù đường đời lắm dốc cao vực thẳm. Để rồi đến một lúc nào đó, tôi yếu đi và mệt mỏi, không thể bước tiếp. Có thể tôi lại quay về chốn cũ, nơi đã chập chững tập bước đi đầu tiên. Tôi sẽ được gặp lại mẹ và em, sẽ mừng mừng tủi tủi. Tôi sẽ run run đặt lại bước chân lên bực thềm luôn nhớ và ước mong?
    Tôi sẽ rơi gịt lệ nóng bỏng trên má để mừng ngay sum họp. Tôi sẽ có thời gian để ngồi nhìn nắng và nghe tiếng ve reo. Tôi sẽ ôn lại những chặng đường đã qua. Tuổi mộng mơ sẽ làm tôi nhớ, quãng đời cắp sách ùa đến với tôi nhanh chóng, có tiếng ve buồn làm tôi không quên. Tôi nhìn hàng phượng đỏ trước sân trường bằng sự luyến tiếc.
    Thời gian ơi! Đừng ngập ngừng nữa, hãy lướt nhanh qua đầu tôi đi!
    Mặt trời ơi! Hãy cho tôi nhiều giọt nắng hồng mà lúc nào tôi cũng mong ước!
    Hỡi nàng tiên huyền dịu ơi! Hãy cho tôi lại những nụ cười hồn nhiên mà tôi đã một lần làm mất.
    Ôi mùa hạ hãy qua mau đi nhé! Đừng đổ lửa đốt cháy người tôi. Ôi ve sầu, thôi hát khúc biệt li, cho tôi yên giấc ngủ trong đêm, cho dĩ vãng lùi sâu vào kí ức. Hãy để tôi được nhìn đám mây chiều lang thang bằng nhận thức hiện tại, bằng sự hững hờ không gì vương vấn và nắng hạ đừng bao giờ thiêu cháy hồn tôi!
  9. tdna

    tdna Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/12/2001
    Bài viết:
    2.268
    Đã được thích:
    0
    Hehe, mình quen khá nhiều bác đi K, ngồi uống rượu kể chuyện hay lắm. Đại khái có những chuyện như là Kh me đỏ rất khát máu, nên bị bao vây hay gì gì là các bác nhà ta phải chiến đấu tới hơi thở cuối cùng chứ không dám đầu hàng, vì đầu hàng là chúng nó giết luôn và giết rất tàn độc.
    Bộ đội đi trên đường rất sợ, vì bọn đi ngược chiều chả biết thằng nào là dân thằng nào là Khme đỏ. Bọn nó dùng 1 loại dao cực sắc, uốn như lưỡi liềm,giấu giấu dưới áo, đến gần gần là vút 1 cái bay đầu đối phương xong cướp súng chạy, cho nên bộ đội thường phải đi chung với nhau chứ đi lẻ lẻ là chỉ có chết.
    Còn nhiều chuyện hay, khi nào rảnh kể tiếp
  10. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    9-3-1979
    Lại về với rừng!
    Rừng ơi! Ta đã đến cùng mi dưới chiều thưa nắng! Hãy reo vui lên hỡi lá, cho ta nhờ sum họp cùng mi!
    Cổ thụ ơi! Cho ta nhờ tí bóng mát để nghỉ chân đôi chút. Hỡi những luồng gai cản lối, hãy tránh ra mau cho ta mạnh đôi chân trăm nẻo, vui sao lũ chim rừng ríu rít cùng ta.
    Nay đây ta đến và nhờ mi che giấu. Hãy cho ta mắc chiếc võng nhỏ nơi cánh tay, khi ta chưa có nơi ăn nghỉ. Hãy che chở và ôm trọn ta vào lòng đi, để ta nhớ mãi, vì ta đến rồi ngày nào đó ta lại ra đi. Và ta sẽ trả lại cho mi cả khung trời yên tĩnh.
    Vui sao hỡi rừng âm u vắng lặng, giờ đây mi không còn cô đơn nữa. Đã có những người bạn mặc áo cùng màu đến sum họp. Đêm đêm lại có ánh đèn, có tiếng cười, tiếng hát cất lên từ lùm cây mà trước đây chỉ toàn là gai góc, chưa có dấu chân người đặt đến. Ta là lính chiến còn mi kia là rừng núi. Suốt đoạn đường ta sẽ bên mi, mi lại có ta. Tình thương yêu đùm bọc mãi vững bền.
    Rừng ơi! Ta đã nhớ và thầm gọi tên mi trong những phút ta mơ về mi đó! Lá rì rào mi hãy kể chuyện cùng ta đi, ta đang cố lắng nghe đây. Mi sinh ra vào lúc loài người chưa xuất hiện. Mi âm thầm giấu kín nỗi đau. Mi đã lớn và khôn lên bởi nắng gió mưa sương và dạn dày tích trữ nhiều kinh nghiệm. Mi ôm gọn và giấu kín trong lòng nhiều của quí. Một lúc nào đó đời cần đến, mi sẵn sàng hé mở đón dâng.
    Rừng ơi! Chiều nay ta đi cắt tranh về mệt lắm, ta bỗng giận mi ghê. Ước gì mi trở thành đồng bằng, thì có đâu ta phải leo dốc mệt đứt hơi. Có đâu mồ hôi của ta tuôn ướt quần áo, khi chui vào cất mấy gánh tranh. Nhưng thôi, ta lại thông cảm nhiều cho mi rồi vì mi sinh ra là để che chở cho ta lúc ta cần, vui chưa hả rừng?
    Đêm nay ta ngồi bên mi nhìn trăng ngang đỉnh đầu, ta nhớ lắm rừng ơi! Mùa trăng ngày nào còn phảng phất dư hương.
    Ta kể rừng nghe: ngày nào ấy, bây giờ ta không còn nhớ nữa? Ta đã yêu một người con gái nhỏ, có đôi mắt nhìn xa xăm, có đôi môi đỏ cười xinh như hoa phong lan của rừng đó. Ta yêu người con gái ấy với một tình yêu chân tình, như hương của đất. Cũng vào những đêm trăng, ta cùng nàng vẩn vơ bên nhau, dệt vần thơ tình ái. Thuở ấy, ta chưa hề quan với rừng. Tai ta không nghe tiếng súng. Thuở ấy, mỗi lần nhìn chị Hằng là hồn ta lại xa bay về phương trời ấy-nơi có bóng dáng của nàng. Nhưng hôm nay những gì ta thêu dệt cho tương lai đã vỡ tan rồi rừng ạ!-Tất cả chỉ còn lại trong ta là một bãi cát trắng hoang vu và một vết thương lòng nặng trĩu phía Đà Thành?
    Nàng đã ra đi từ hôm ấy, ngày mà ta không bao giờ quên được. Nàng đã đem theo tất cả, đem theo luôn hồn về ta về bên ấy. Để ta phải dại khờ và ngẩn ngơ mỗi khi mùa trăng đến. Rừng ơi! Bây giờ thì ta không còn gì nữa.
    Ta đã vứt bỏ lại sau lưng tất cả từ lúc ta bước chân vào đời quân ngũ và khoác lên mình bộ chiến y. Hôm nay áo ta đã bạc màu và sờn rách đôi vai phong sương lúc nào cũng chờ đón ta. Ta thấy mình trở nên dạn dày nhiều lắm. Bất chấp phong sươn, ta đang đi đến với rừng đây rừng ơi!
    18-3-1979
    Hôm nay ta lại tâm sự tiếp với rừng đây.
    Sự mệt mỏi đã xâm chiếm hồn ta nhiều lắm rồi rừng ạ! Khi trên áo ta đã sờn rách đôi vai, trước mắt ta giờ đây đã là những mái nhà xinh xắn. Ta không cần mắc võng trên cánh tay của rừng nữa. Ta đã có chiếc giường nằm hẳn hoi. Ta thấy vui vui làm sao ấy rừng ạ!
    Rừng ơi! Khi ta thốt lên lời này, chắc là rừng sẽ buồn và ngạc nhiên không ít. Mai này, ta xa rừng rồi ta thấy quyến luyến ghê thôi. Nhưng làm sao bây giờ hỡi rừng? Những lời ta đã thốt lên cùng rừng với ngày ta đã tới. ?oTa đến rồi ta lại đi? hôm nay là sự thật. Bằng chứng là mai ta phải xa rừng. Ta nhớ lắm rừng ơi! Ngày nào ta mới đến ta nhờ rừng để nương náu, cơ ngơi ta đã dựng nên bên cạnh rừng, không được đầy đủ nhưng nó cũng che chở cho ta được những lúc nắng mưa. Tưởng rằng ta sẽ cùng rừng vui sống với nhau một khoảng thời gian nữa, đâu ngờ?
    Đời quân ngũ là thế, ta tạm xa rừng, mai đây ta sẽ đi về một phương trời nào ấy, cũng nằm trên quê hươn của bạn.
    Rừng ơi! Ta vẫy tau chào tạm biệt rừng nhé! Hẹn gặp lại rừng vào một ngày mà ta có dịp trở lại nơi đây!
    (Sau khi đại quân của ta tiến công giải phóng các tỉnh Đông Bắc Campuchia, tiến đến Buôn Lung-Lâm Phát, Sư đoàn 309 được lệnh rút khỏi chiến trường này hành quân về nước, cấp tốc vào TP.Hồ Chí Minh và bằng tất cả các phương tiện đổ quân xuống tỉnh Xiêm Riệp và Battambang, thực hiện cuộc vu hồi chiến lược sang miền cực tây Campuchia.
    Trần Duy Chiến đã vùng đơn vị đi theo tàu hoả vào Biên Hoà, sau đó sang Battambang bằng máy bay.-Chú thích của Đại tá Nguyễn Văn Hồng).

Chia sẻ trang này