1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trên biên giới Tây Nam và tiêu diệt bọn diệt chủng Pol Pot

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi ptlinh, 06/10/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Phần thứ mười hai-Những ngày cuối cùng trên chốt điểm cao B6
    30-2-1980
    Chúng tôi đã rút khỏi nơi ấy từ ngày đầu tháng 1 và đi chiến dịch ở 742.
    Mới đó mà đến nay đã là một tháng, tôi làm nhiệm vụ chốt giữ trên đỉnh cao biên giới Pai-lin. Thời gian đi sao mà nhanh quá, vội quá. Bây giờ giở nhật ký ra nhìn lại tôi mới biết, phải chăng cái khổ đã làm tôi quên mất tháng ngày?
    Tết thì đã qua cách đây đâu 14 ngày rồi, thế nhưng toàn bộ E 812 của tôi thì chưa có đơn vị nào được ăn Tết cả.
    Ngồi ghi nhật ký trong chiếc nhà âm trên đỉnh B6 này, tôi cố nhớ lại những chặng đường gian khổ rơi không ít mồ hôi. Tôi phục cho đôi chân mình rất nhiều nó đã không bỏ tôi lại, cho nên hôm nay tôi vẫn có mặt nơi đây cùng anh em đồng đội giữ chốt chiến đấu.
    Địch ở vùng này thì nhiều, nhưng không mạnh. Sở dĩ tôi dám kết luận vậy vì có nhiều lí do. Hôm trước Đại đội tôi đánh vào cứ điểm B2, địch đâu bắn trả lại viên nào, chỉ bỏ chạy. Nói chung, các cứ điểm khác cũng vậy. Thế nên chỉ có 1 trung đội cùng khẩu 60 của tôi chốt giữ điển cao B6 này, tôi vẫn không nao núng tí nào.
    4-3-1980
    Điểm cao B6, Pai-lin.
    Ghi vội vài dòng để nhớ một cái Tết mang kỷ niệm sâu sắc trong đời binh nghiệp của tôi. Nó bình dị, đơn giản, vội vã và lạnh lùng đi qua...
    Đêm nay trăng hạ tuần còn mê mải đùa vui với phố xá, núi rừng Pai-lin nằm lặng yên đợi chờ. Trên điểm cao B6 chẳng có gì để vui, tiếng gió réo át hẳn tiếng côn trùng hay có lẽ vì lạnh quá chúng đã ngủ từ lúc ông mặt trời tắt nắng. Thỉnh thoảng một vài tiếng nổ của những trái mìn bố phòng quanh chết bị cành cây khô rơi xuống hay con thú nào vấp phát lên làm một góc núi rừng ầm vang ra xa, xa mãi.
    Có ai biết giờ này tôi đang suy nghĩ gì? Mà cũng chẳng có gì để tôi phải suy nghĩ. Cái Tết lướt qua nhanh trong những ngày làm lính của tôi một cách bình dị quá. Không hững hờ, nhưng cũng chẳng luyến tiếc làm gì, bởi tôi là người lính mang nhiều suy nghĩ của lính. Cái Tết cổ truyền của dân tộc đã qua đi cách đây hơn nửa tháng rồi , nhưng E812 tôi đã để dành lại, hôm nay mới ăn Tết. Gọi là "ăn Tết" chơ "ngơm" cái danh từ lên một chút, chứ có gì đâu. Nó còn kém xa một bữa liên hoan ở quê nhà. Những thứ gì nào: thịt heo, thịt bò, xôi miếng, rau cải... Tất cả đều dồn hết vào một bữa trưa, nhưng vẫn chưa đã thèm tí nào. Nó ít quá mà!
    Cuộc đời bộ đội là những bước hành quân trên vạn nẻo đó đây. Năm ngoái, lúc tôi còn học ở trường Hạ sĩ quan Đức Cơ, cái Tết ùa đến, đơn vị tổ chức đón xuân có phần vui và rôm rả hơn. Bây giờ trên điểm cao B6 này, cái Tết cũng đến, nhưng vắng lặng và âm thầm như những người tu sĩ. Buồn thì cũng chẳng buồn lắm, vì tôi hiểu đời lính chỉ có vậy. Nhưng vui lại không có gì để vui, thôi thì cứ lặng lẽ cho ngày tháng trôi qua...
    Suy nghĩ và nghĩ suy chỉ vậy, để rồi đến sáng mai lại là những ngày bình thường cơm muối, gùi nước lên cái dốc mệt đứt hơi. Ôi thôi, càng nghĩ đến những ngày sắp đến, tôi lại càng thấy ớn thêm. Biết bao giờ tôi được trở về lại quê hương để được đón xuân trong niềm vui ấm cúng của gia đình? Ôi? Nó xa vời và rỗng tuếch quá, làm sao tôi biết được?
    16-3-1980
    Điểm cao B6, Pai-lin. Cả ngày trời cứ mưa hoài, cơn sốt đang chừng chừng, cái đầu choáng váng nhưng tôi vẫn dậy đi hứng nước. Mùa mưa ở đây bắt đầu từ tháng 4 dương lịch, còn bây giờ thì mới nửa tháng ba, nhưng thỉnh thoảng cũng có một vài cơn mưa dông.
    Trên điểm cao B6 mà tôi đang có mặt, mỗi lần mưa đến vui biết bao. Nếu có đồ chứa nước được nhiều thì khỏi đi mang nước đến bốn năm ngày, lại còn được "xài" thoải mái nữa chứ. Còn bình thường thì cứ bốn người, mỗi ngày phải có một người đi mang nước. Cả đi cả về mất một buổi, 20 lít nước nặng trĩu sau lưng, miệng và mũi thì mở hết tốc độ thế mà không sao đáp ứng đủ sự đòi hỏi của chúng tôi.
    Nói đến chốt là nghĩ ngay đến cái hiu quạnh của núi rừng. Sống nơi đây tôi đếm từng giờ cho mau hết thời gian. Nghe tin đâu E812 của tôi sắp đổi đi nơi khác thế mà tôi cứ ngong ngóng mãi vẫn không thấy. Cầu trời đừng để đơn vị tôi chết nơi đây hết mùa mưu, buồn và khổ lắm?
  2. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    23-3-1980
    Điểm cao B6.
    Bây giờ khoảng đâu 10 giờ, cả chốt đã ngủ say chỉ tôi và cậu Dũng là còn thức. Cậu Dũng thức để gác, tôi thức để viết cho xong lá thư. Lá thư thì đã viết xong, lại thức tiếp để ghi đoạn nhật ký.
    Không phải thư gia đình, bạn bè hay người quen nào cả, lá thư này gọi là "thư toạ độ", tôi viết cho một cô gái ở Hội An. Sở dĩ tôi gọi là "toạ độ", bởi tôi chưa biết mặt, chỉ biết tên và địa chỉ của cô gái ấy do bạn bè tôi đưa đến. Thật ra thì tôi chẳng muốn viết làm gì, chỉ tốn công tốn giấy mực lại gây căng thẳng cho đầu óc mà thôi. Nhưng nghĩ cho kỹ, cuộc sống của lính chiến buồn tẻ với núi rừng hiu quạnh, nên tôi phải làm một cái gì đó để tìm ra một chút niềm vui nho nhỏ. Vì thế, đêm nay tôi thức khuya viết lá thư cho cô gái mà tôi không biết. May đâu người ta trả lời, lại có bức thư để đọc sẽ vui. Tôi ghi lại bức thư để nhớ và gọi là để lưu niệm vui vui:
    Thư gửi Hồng Hạnh,
    (8/2 Nguyễn Thị Minh Khai, Hội An):
    "Nhận được thư, Hồng Hạnh có lẽ sẽ ngạc nhiên và xen nhiều nỗi bực mình lắm phải không? Bởi vì cái anh chàng vô duyên nào lại biên mình mà còn biên tường tận nữa chứ. Giận lắm phải không Hạnh? Nếu giận thì cho tôi xin đi, để chúng ta còn nói chuyện nữa chứ.
    Lời đầu tiên tôi xin đến với Hạnh bằng những tình cảm chân thành nhất. Xin chúc Hạnh vui khỏe, trẻ và đẹp mãi trong lứa tuổi.
    Còn tôi là ai? Sao lại biết được Hạnh?... Bây giờ tôi xin gỡ những thắc mắc đó cho Hạnh: Tôi-người con tiai cũng như bao người con trai khác được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Quảng khô cằn, nghèo nàn. Dáng người không cao, xấu trai, nhưng tính tình không bao giờ xấu, luôn mang nhiều sầu cảm?
    Kể từ lúc tôi khoác lên mình bộ chiến y rời xa quê hương làm nghĩa vụ, số kiếp sống quạnh hiu với núi rừng, suốt ngày làm bạn với súng đạn, tôi thấy mình như lạc lõng, thiếu di tất cả, nhất là tình cảm của người em gái hậu phương qua cánh thư nho nhỏ. Như kẻ bị đắm tàu vớ được chiếc phao, qua một sự tình cờ tôi biệt địa chỉ của Hạnh nên nảy ra ý định viết thư đến Hạnh. Để những lúc vui buồn tôi kể cho Hạnh nghe những chuyện về miền đất xa lạ về những con người mà Hạnh chưa đến vá chưa biết. Còn Hạnh sẽ kể lại cho tôi những vui buồn về quê hương phố Hội nơi mà Hạnh đang sống. Như vậy, Hạnh nghĩ thế nào? Nếu đề nghị của tôi dược Hạnh chấp nhận, đó là một diễm phúc lớn lao cho tôi. Mong rằng Hạnh sẽ không trách nhiều cho kẻ vô duyên này phá quấy đến Hạnh. Xin chúc Hạnh ngủ một giấc thật ngon trong đêm!
    "Một kẻ vô duyên ".
    Sáng mai về Pai-lin, tôi phải ăn một trận xà-oai chín mới được. Thèm xà-oai tum ná hơi (chữ dùng của Trần Duy chiến-ĐVH). Nhưng nghĩ đến con đường từ đây về đó cũng ớn, dốc ơi là dốc, bò lên leo xuống ôi thôi cặp giò muốn rã. Thế mà không đi là không được. Muốn đi một lần đâu phải dễ, xin với xỏ mệt đứt hơi mới cho đi. Nhớ lại mùa xoài năm ngoái phải nói là tôi ăn nhiều vô kể. Nếu cứ tính tiền xoài mà tôi ăn của Cam-pu-chia này thì tôi phải trả đến bao giờ? với phụ cấp 8 đồng hạ sĩ của tôi. Tôi không thèm ghi nữa. Ngủ cái đã, sáng mai còn phải lội bộ về Pai-lin 12 cây số đâu phải ít.
  3. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    3-4-1980
    Điểm cao B6.
    Thật tức giận cho những người đi cái lưng khom khom, cái đầu cúi cúi, thế là nó hại anh em. Tôi và nó từ trước đến nay vẫn chơi thân với nhau lắm, có cái gì tôi cũng cho nó ăn, để dành cho nó. Ai xin thì không cho chứ nó thì tôi không cầm lại được. Thế mà nó hại tôi, nó thọc tôi một gậy quá đau. Ông Thủy-Chính trị viên-đổi tôi qua đây cũng vì nó.
    Chưa một lần nào tôi dám bướng trước mặt đại đội. Hôm nay tôi phải bướng, tôi đứng chống nạnh trước mặt ông Thủy trả lời ổng bằng những lời lẽ không mấy ôn hoà. Mà ai lại không tức cho được khi mình không tự bỏ đơn vị đi, nhưng ổng lại cho mình là tự ý đi ông nghe lời tên Nhật mà.
    Anh Việt triển khai cho mình cùng Sự và Lành xuống dưới đó lấy xoài, đi đã mệt về lại còn bị chửi, ai mà không tức. Tôi bất chấp sự tiến bộ của tôi, tôi đã cãi lại cấp trên. Người ta bắt ép tôi mà.
    8-4-1980
    Một chuyện buồn lại xảy ra trong A cối tôi: Trưa nay đồng chí Phương đã hi sinh. Đồng chí đi phục kích từ sáng đến 11 giờ thì gặp 5 thằng địch từ dưới suối lên. Mấy đồng chí nổ súng, địch không chết, bỏ chạy. Ta vận động xuống kiểm tra, đồng chí Phương dẫm phải mìn KP2 chết. Thương người đồng chí và cũng là người bạn trong A của tôi quá? Ở cái
    đại đội 5 của tôi, lính xứ Nghệ khoảng đâu 10 người, nhưng có lẽ đồng chí Phương là người tôi có cảm tình nhiều hơn hết. A cối tôi có 6 người, 3 người ở chết B5:tôi, Lộc và Phương ở đây. Bây giờ đồng chí Phương ra đi chỉ còn lại tôi và Lộc, ngôi nhà trở nên trống trải một cách lạ...
    Đời lính là vậy chẳng có gì gọi là tồn tại khiến tôi cũng đâm chán và bi quan ghê. Ghi vội mấy dòng để không quên người đồng chí thân thương ra đi.
    13-4-1980
    Tuổi thanh xuân ai không tự đắp cho mình một ước mơ. Nhưng ước mơ là huyền hảo, là chuyến tàu không có sân ga. Tôi cũng có cái ước mơ nho nhỏ, không hiểu nó bén lên tự bao giờ trong tôi. Có lẽ vào mùa đông năm ấy, khi tôi khoác lên người bộ chiến y?
    14-4-1980
    Những ngày không có thuốc hút thật là khổ, con mắt lờ đờ như người mất ngủ. Thèm quá, phải đi tìm lại những cái mẩu nằm rơi rớt nhưng đâu phải dễ dàng.
    Sáng sớm tìm bươi ngoài đống rác
    May dâu nhặt được mẩu thuốc tàn
    Bươi hoài, có khi cũng chả được vì đâu phải chỉ có một vài người bươi, cả chốt cùng bươi từn mẩu. Cái đống rác bị trộn xới liên tục, kể gì nhớp nhúa. Cái mẫu thuốc đã lên mốc vì nằm ngoài trời ẩm ướt thế, nhưng từn được ôi thôi là mừng vô kể, xúm lại mỗi người hút chỉ được một hơi gọi là đỡ ghiền.
    16-6-1980
    Cả ngày trời cứ mưa hoài. Mưa thì không lớn nhưng dai dẳng. Hôm nay tôi ở nhà, chắc có lẽ cũng do cái cơn cúm, của tôi. Tôi lặng im nằm nghe mưa. Cái âm thanh lộp độp phát ra từ mái nhà lợp lá, gợi lên trong tôi thật nhiều kỷ niệm. Những gương mặt, ánh mắt nhìn và là bao cái khác lần lượt xếp hàng trong cái đầu cỏn con của tôi.
    Chợt thấy nóng nơi gò má, hình như tôi đang thầm khóc? Hình ảnh nào thân thương làm tôi nhớ khôn nguôi. Mẹ ơi! Đêm nay con đang chết giữa điểm cao lạnh cóng...
    Tình hình mỗi ngày một căng thẳng, lính Pôn-pốt ngày càng hoạt động quấy rối nhiều hơn. Thế là quân số của D tôi giảm nhiều quá. Thỉnh thoảng lại một vài đồng chí chết, bị thương vì trên đường đi từ chết này sang chết khác bị địch phục. Công tác càng nhiều hơn mấy lúc trước, phải đi phục liên tục 2-3 ngày mới được nghỉ, cứ thế và cứ thế?
    24-6-1980
    Thật là giận nhiều cho mấy thằng nhỏ nhen, mồm mép. Tôi phải sống với họ làm sao đây hỡi trời? Họ nói xuôi cũng được, lộn ngược cũng xong, cái lưỡi của họ lắt léo trăm bề... Họ có thành kiến gì với tôi không biết? Có lẽ là do tôi đóng góp phê bình, nên họ tức tôi chăng? Họ toàn nói chuyện moi móc, tìm tòi những cái sai của tôi để công kích trong cuộc họp, trong khi đó tôi vẫn tốt với họ, với mọi người.
    Tôi ốm, ăn cơm không được, phải nấu cháo, họ nói nấu ít nấu nhiều, tôi khổ lắm. Bây giờ tôi lại sinh ra cái bệnh đau dạ dày quái ác, ăn cơm vào nó đau, ăn cháo thì không có điều kiện để nấu. Giá mà tôi như người khác thì đã nằm ì rồi... Đằng này tôi vẫn cố gắng công tác với anh em. Tôi cũng biết thương anh em lắm. Nếu tối không đi, anh em trong A phải đi thay, tôi không làm như vậy được. Cái khổ tâm thứ hai nữa là đau mà không dám nói. Bởi nói ra thì người ta cho tôi là tư tưởng này nọ, ham sống sợ chết... Những chuyện bực mình như thế thường diễn ra, tội nghiệp cho tôi quá.
    25-6-1980
    Tôi gọi thật nhiều hai tiếng "quê hương", mỗi khi rộn ràng tiếng súng, hay lúc trăng về mờ soi trên lá một mình ngồi ôm súng nhìn xa. Tôi yêu thật nhiều quê hương-lời thơ và cũng là tiếng nói hồn tôi.
    Phải nói là tức giận kinh khủng cho đồng chí Chất B trưởng B3. Cái hành động của đổng chí ấy đối với tôi khi sáng mãi đến giờ này tôi còn ưng ức trong bụng và chắc là tôi sẽ nhớ dai. Anh ta làm như tôi là giả vờ không bằng. Bây giờ thì tôi đã hiểu: phải chăng anh ta thù vặt vì tôi đã đóng góp phê bình mấy hôm trước...?
    Khổ quá cái bụng nó hại tôi, cứ đau anh ách hoài làm sao chịu nổi? Đói thì đau, no cũng đau, sáng đau, chiều đau, khuya đau... ăn cơm vào đau, chỉ có cháo là giảm được đau thôi, nhưng chỉ ăn cháo thì làm gì được. Đằng này, tôi ăn cháo nhưng vẫn phải đi làm, đi phục, đi tuần, đi công tác cùng anh em đều đều. Có lúc đau quá, tôi chỉ biết ôm bụng và nhăn mặt vậy thôi. Nếu tôi nói ra họ lại cho là thế này thế khác, tư
    tưởng không thông, ham sống sợ chết, ngại khó ngại khổ
    Ôi biết bao nhiêu là điều mà người ta sẽ nói cho tôi khi tôi thốt ra rằng "Tôi bị bịnh này... không thể đi làm hay chiến đấu được...". Cái này thì tôi hiểu lắm, nhưng chắc là phải cố gắng đến một lúc nào đó thôi, cái đau sẽ bảo tôi dừng lại. Thử hỏi, đến lúc đó người ta đối xử với tôi ra sao? Có còn thân thiện tử tế như một cái, một con... gì gì đó mà tôi không dám nghĩ đến.
    Trên cái điểm cao thâm u này tôi thèm đủ thứ, nhất là rau xanh. CÓ lúc cả tháng chưa được ăn một lần rau. Hôm qua trong đi tuần, tôi từn mãi mới được hai cây cải trời (rau tàu bay). Tôi mừng lắm, hái hết được hơn nắm lá về bỏ vào cái xoong nhỏ, xào qua xào lại với tí nước, mà tôi ăn rất ngon. Đến bây giờ mà tôi vẫn còn cảm thấy cái hương vị thơm thơm của cọng cải trời.
    Vở thì cũng sắp hết, muốn ghi thật nhiều những sự việc với ngày tháng quạnh hiu trên chốt nhưng không được. Tiết kiệm nhiều lắm mà bây giờ giấy vẫn hết. Tôi đã gởi đồng chí Nhật đi Bat-tam-băng mua rồi. Chẳng biết có mua được như ý định của tôi không? Khổ quá, tôi không dám kêu ca với ai, nhưng cũng phải kêu ca với chính mình, bởi vì tôi khổ thật. Trong khi đi phục, viết đại mấy vần thơ, phải ghi vào đây để nhớ.
    ---------------------------------------------------------
    Báo cáo các bác, đã hết quyển "Tây tiến viễn chinh". Trong thời gian tới, em sẽ gửi tiếp các đoạn chiến đấu của sư 7, sư 9, sư không quân 372, tăng thiết giáp, hải quân ở Campuchia.
  4. dungsamtien

    dungsamtien Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/11/2005
    Bài viết:
    2.909
    Đã được thích:
    59
    Chú post nhanh nhanh cho anh nhờ. Ưu tiên cho Sư 372 không Quân và Hải Quân nhá....Lục quân đọc nhiều rồi...
  5. baby2005

    baby2005 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/09/2005
    Bài viết:
    195
    Đã được thích:
    0
    đồng chí ptlinh make cái *.pdf rồi upload cho nó nhanh
  6. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Hì hì hì, hôm nay em lại kéo chủ đề này lên phát. Em định gửi bài này trong chủ đề [topic]798706[/topic] nhưng nghĩ lại thì thấy để bên này để tiện thể làm luôn mấy bài về hải quân oánh nhau với Khmer đỏ luôn.
    Trận chiến đấu giải phóng quần đảo Thổ Chu của hải quân và tiểu đoàn 410 trung đoàn 95
    Từ ngày 23 đến 27 tháng 5 năm 1975
    Vào những ngày cuối tháng 4 năm 1975, trước sức tấn công mạnh mẽ của quân và dân ta, bọn nguỵ quân và nguỵ quyền Sài Gòn đóng trên đảo Thổ Chu đã hoang mang bỏ chạy, số thì theo tàu chạy ra nước ngoài số thì trở về quê quán. Nhân dân trên đảo đã đứng lên làm chủ, treo cờ cách mạng. Trong khi ta chưa có lực lượng vũ trang trên đảo thì ngày 10 tháng 5 năm 1975, quân Khơ me đỏ (sau khi bị quân và dân ta đuổi ở Phú Quốc ngày 6 tháng 5 năm 1975) đã đổ bộ chiếm lấy quần đảo này.
    Để thu hồi trọn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc Việt Nam, bộ đội hải quân cùng tiểu đoàn 410 trung đoàn 95 Quân khu 9 đã thực hành một trận chiến đấu đổ bộ, ngày 27 tháng 5 năm 1975 ta đã giải phóng hoàn toàn quần đảo Thổ Chu.
    I-Tình hình chung
    1.Địa hình, thời tiết
    Quần đảo Thổ Chu (Poulo Panjang) gồm 8 đảo chạy dài từ vĩ độ 09°15B-09°23B, kinh độ 103°26Đ-103°28Đ. Trong đó có đảo Thổ Chu là lớn nhất, với diện tích khoảng 10km2 còn đảo khác có diện tích 1km2 là: Hòn Đứng, Hòn Nhạn, Hòn Keo Ngựa, Hòn Khó, Hòn Từ và Hòn Cao Cát, Hòn Cái Bàn và Hòn Mô.
    Cách tây nam Phú Quốc 55 hải lý, cách tây bắc mũi Cà Mau 85 hai lý, nằm gần đường hải biên quốc tế Băngkok, Komponsom, Sài Gòn và Hồng Kông nên được xem là một vị trí chiến lược quan trọng.
    Trên đảo có các đỉnh núi cao, phía đông có đỉnh cao 167m, phía tây bắc có cao điểm 143, tây nam có cao điểm 146, trên đảo có cây cối rậm rạp, nhiều cây to, nhiều gỗ quý. Ở đây chỉ có một con đường mòn lởm chởm đá nối liền bãi Ngự và bãi Giang dài 1800m ngoài ra không có con đường nào khác, muốn đi lại từ bắc xuống nam đảo người ta phải dùng tàu thuyền.
    Ở Bến Ngự có một sân bay trực thăng nhưng từ lâu không được tu bổ.
    Bờ đảo phía bắc vách đứng cây cối rậm rạp có nhiều mũi đá chạy nhô ra. Tây nam đảo có Bãi Ngự là bãi lớn nhất rộng khoảng 600m, có độ sâu thích hợp cho các loại tàu đổ bộ, tàu thường neo đậu ở đây để tránh gió mùa đông bắc. Bãi này là bến chính của đảo Thổ Chu.
    Đông nam đảo có các bãi: Bãi Giang, Bãi Mun, Bãi Nhất. Bãi Giang dài 200m là bãi cát, tương đối kín đáo, nước trong vịnh sâu, yên sóng neo đậu được 6-8 tàu loại nhỏ từ 200 tấn trở xuống, các tàu loại vừa đổ bộ tốt.
    Bãi Mun có nhiều dài khoang 300m sát liền với Bãi Giang, nước sâu, tàu có thể neo đậu được nhưng đáy có vụng đá.
    Bãi Nhất dài hơn 100m có nhiều mũi đá tàu không vào được.
    Quần đảo này chịu ảnh hưởng khí hậu 2 mùa: mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 11; mùa khô từ tháng 12 đến tháng 5.
    Gió mùa đông bắc thổi từ tháng 10 đến tháng 3, gió mùa tây nam thổi từ tháng 4 đến tháng 9. Trong những ngày thực hiện kế hoạch giải phóng đảo thì thời tiết tốt, trăng sáng, bóng gió êm (cấp 2) gió tây nam, không mưa, tầm nhìn trên 10km.
    2.Tình hình địch:
    Quân ngụy Sài Gòn chiếm đóng trên đảo trước đây đã chạy về đất liền hoặc theo tàu ra nơớc ngoài.
    Ngày 6 tháng 5 năm 1975 quân Khơ me đỏ (Cam-pu-chia) đã đổ bộ lên bãi Dài thuộc quần đảo Phú Quốc và bị ta đuổi đi. Ngày 10 tháng 6 năm 1975 chúng đã dùng tàu LCM và 3 tàu PCF đưa quân đổ bộ đánh chiếm đảo Thổ Chu. (Theo lời kể của một số đồng bào ta vừa chạy thoát từ đảo Thổ Chu về). Sau khi thăm dò, không có lực lượng ta, chúng lừa gạt nhân dân là giúp đỡ đánh Mỹ-ngụy giải phóng đảo. Nhưng liền sau đó chúng hạ cờ ta xuống treo cờ chúng lên, sau đó chúng đã dồn dân xuống tàu đưa về đất Cam-pu-chia và đã giết một số trên biển, chúng đươa người của chúng lên làm xã trưởng, xã phó, bí mật thủ tiêu những người có tinh thần đấu tranh (7 người).
    Lực lượng địch có khoảng 1 tiểu đoàn bố trí như sau:
    Ở Bãi Ngự: 1 trung đội.
    Bãi Mun và Bãi Giang: 1 trung đội.
    Bãi Cao và Hòn Từ: 2 trung đội.
    Quá trình chiếm đóng địch đã 3 lần đổ quân tăng cường và bổ sung vũ khí.
    Vũ khí trang bị: súng trường, tiểu liên, lựu đạn và M79.
    Ngoài ra còn có: 3 khẩu 12,7mm; 1 khẩu ĐKZ75; 1 khẩu ĐKZ l06; 3 khẩu cối 81, 82 và cối 60, đại liên, B40, B41.
    3.Tình hình ta:
    Đảo Thổ Chu trước đây về mặt hành chính thuộc tỉnh An Xuyên, trên đảo có khoảng 600 dân bao gồm 200 gia đình, tuyệt đại đa số là người Kinh gốc Rạch Giá có một số ở Khu 5 sơ tán vào thời kỳ Mậu Thân (1968 có 4 gia đình gốc Khơ me). Dân chủ yếu sống tập trung ở Bãi Ngự, nghề chính là đánh cá và làm nương rẫy. Tinh thần cách mạng trong nhân dân tương đối tốt mặc dù bị địch kìm kẹp gắt gao, tuy vậy ta cũng chưa có cơ sở cách mạng tại đây.
    Ngày 16 tháng 5 năm 1975, một lực lượng hải quân đến đảo Phú Quốc và ngày 18 tháng 5 năm 1975 mới nhận bàn giao căn cứ hải quân vùng 4 duyên hải ở An Thới do Quân khu 9 tiếp quản trước, nay bàn giao lại. Cùng ngày hội nghị quân sự ở Phú Quốc quyết định việc giải phóng quần đảo Thổ Chu.
    Tình hình lúc này ta có nhiều khó khăn, Hải quân vừa tiếp quản cơ sơ vật chất sau khi quân ngụy rút chạy để toàn những thứ hư hỏng, thiếu đồng bộ ta đã nhanh chóng triển khai sửa chữa tàu thuyền và ngày 20 tháng 5 năm 1975 ta đã hợp đồng tác chiến với các lực lượng tham gia đánh đảo.
    Lúc nay tình hình trên đảo cũng chi nắm được một cách khái quát do một số dân trên đảo chạy về báo, thời gian khẩn trương nên không tổ chức trinh sát đơợc. Do lực lượng ta thiếu: đặc biệt là người sử dụng phương tiện nên ta quyết định lựa chọn một số lính ngụy cũ để lái, sử dụng máy và các pháo trên các tàu PCF và tàu LCM-8.
    Các lực lượng tham gia trận này bao gồm:
    Về Hải quân: Một phân đội đặc công 39 đồng chí.
    4 tàu PCF vừa khôi phục (101, 102, 103, 104) mỗi tàu có 3 đồng chí đặc công và 4 lính ngụy cũ.
    2 tàu vận tải quân sự của đoàn 125 (T643, T657).
    1 biên đội tàu tuần tiễu gồm 2 tàu 199, 219.
    Lực lượng địa phương Quân khu 9:
    Tiểu đoàn bộ binh 410-trung đoàn 95 có 2 đại đội 140 người.
    1 trung đội địa phương của đảo Phú Quốc 25 người.
    2 tàu LCM của Rạch Giá.
    11 người cán bộ và dân địa phương đi dẫn đường.
  7. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    II-Tổ chức chuẩn bị chiến đấu
    1.Nhiệm vụ:
    Bộ tư lệnh Hải quân giao nhiệm vụ cho đoàn Hải quân Phú Quốc giải phóng các đảo phía tây Phú Quốc do quân Khơ me đỏ chiếm đóng.
    2.Quyết tâm:
    a.Ý định tác chiến: Bí mật hành quân đổ bộ làm 2 mũi vào phía bắc đảo Thổ Chu, thọc sâu áp sát các mục tiêu. 04 giờ 30 ngày 24 tháng 5 năm 1975 nổ súng bất ngờ, bao vây chia cắt tiêu diệt gọn địch giải phóng đảo.
    b.Tổ chức lực lượng và nhiệm vụ cụ thể: hải quân có nhiệm vụ tổ chức hành quân vượt biển đưa lực lượng đổ bộ lên đảo an toàn và theo kế hoạch đã hiệp đồng chỉ huy chung trận đánh.
    Phân đội đặc công nước có nhiệm vụ đánh chiếm bãi đổ bộ trước để đưa lực lượng bộ binh vào sau. Sau đó phụ trách độc lập 1 mũi đánh vào Bãi Mun.
    Trung đội địa phương đánh vào Bãi Giang.
    Tiểu đoàn 410 đánh vào mục tiêu chủ yếu Bãi Ngự và một bộ phận đánh vào Bãi Nhất.
    3 tàu PCF có nhiệm vụ yểm trợ trong hành quân, khi nổ súng dùng hỏa lực chế áp các mục tiêu dự định, yểm trợ cho bộ binh tiến công thuận lợi.
    2 tàu vận tải quân sự chở bộ đội đặc công và lấy tàu 657 làm sở chỉ huy: Quá trình chiến đấu dùng hoa lực chi viện cho các mũi khi cần thiết và làm nhiệm vụ vận chuyển.
    2 tàu LCM-8 của Rạch Giá chở bộ binh và vận chuyển chi viện gần trong đảo.
    c.Tổ chức chỉ huy:
    Ban chỉ huy trận đánh bao gồm:
    Đồng chí Thuyết đại úy hải quân chỉ huy trưởng.
    Đồng chí Minh thiếu tá hải quân chính ủy.
    Đồng chí Võ Kim Toàn đại úy tham mưu hải quân.
    Đồng chí Hồng trợ lý tham mưu bộ binh.
    Tàu VT657 là chỉ huy sở của trận đánh.
    Tồ chức thông tin liên lạc:
    Thông tin đường dài về sở chỉ huy ở đảo Phú Quốc qua máy vô tuyến điện của VT657.
    Thông tin trong biên đội và giữa các biên đội bằng máy PRC25. Tại Phú Quốc thành lập ban chl huy hỗn hợp để chỉ huy trận đánh. Đồng chí Tư Đô trung đoàn phó 395 chỉ huy trưởng. Đồng chí Thế Trình trung tá hải quân chl huy phó.
    Cơ sở đảm bảo và phục vụ chiến đấu do đoàn Hải quân Phú Quốc đảm nhiệm.
    d.Thời gian
    Các lực lượng tập kết tại căn cứ hải quân An Thới hoàn thành công tác chuẩn bị vào ngày 22 tháng 5 năm 1975.
    Ngày 23 tháng 5 năm 1975, hành quân vượt biển đến điểm xuất phát đổ bộ phía bắc hòn Cao Cát.
    Tối 23 tháng 5 năm 1975, thực hành bí mật đổ bộ.
    04 giờ 30 phút ngày 24 tháng 4 năm 1975, theo lệnh các mũi đồng thời nổ súng phấn đấu trong 2 ngày 24 và 25 giải phóng hoàn toàn đảo Thổ Chu.
    3.Kế hoạch hiệp đồng, bảo đảm chiến đấu
    a.Giai đoạn chuẩn bị: vì thời gian ít nên khẩn trương chuẩn bị kế hoạch, phương tiện cố gắng hoàn thành trong ngày 22 tháng 5 năm 1975.
    b.Giai đoạn hành quân vượt biển: đến vị trì xuất phát đợi cơ.
    2 tàu LCM-8 chở bộ binh xuất phát trước, đến bãi Cao Cát là điểm xuất phát đổ bộ thì dừng lại.
    2 tàu vận tải quân sự 643 và 657 và 3 tàu PCF xuất phát sau một thời gian từ An Thới kế hoạch sẽ gặp 2 tàu LCM-8 trên đường hành quân và đến cùng lúc tới bãi Cao Cát.
    Hành quân từ An Thới đến Cao Cát đi ban ngày đoạn đường khoảng 50 hải ly.
    c.Giai đoạn thực hành đổ bộ
    Vị trí bãi đổ bộ: đổ quân 2 mũi về phía bắc đảo.
    Biện pháp đổ bộ: đặc công đổ quân chiếm bãi trước, sau đó bộ binh lên sau, còn tàu PCF cơ động phía ngoàì cách đảo 3 hải lý cảnh giới cho đội hình đổ bộ. Thời gian hoàn thành trước 24 giờ ngày 23 tháng 5 năm 1975.
    d.Giai đoạn triển khai đánh chiếm trí quy định
    Sau khi đổ bộ quân xong theo kế hoạch các mũi triển khai chiếm lĩnh các vị trí chiến đấu, sẵn sàng chờ lệnh nổ súng.
    Đặc công tiến chiếm bãi Mun.
    Tiểu đoàn 410 chiếm Bãi Ngự và Bãi Nhất.
    Trung đội địa phương chiếm Bãi Giang.
    Các tàu điều động như sau:
    3 tàu PCF vòng lên phía tây bắc xuống Hòn Khô sẵn sàng chi viện ứng cứu cho tiểu đoàn 410 tấn công vào Bãi Ngự.
    2 tàu vận tải quân sự vòng qua Hòn Cao Cát tiến xuống đông nam đảo, sẵn sàng chi viện ứng cứu cho các mũi ở Bãi Mun và Bãi Giang.
    2 tàu LCM-8 sau khi đổ quân xong về bắc Cao Cát chờ lệnh.
    Thời gian nổ súng 04 giờ 30 phút sáng 24 tháng 5 năm 1975.
    Các mũi sau khi đã chiếm lĩnh xong các vị trí quy định thì báo cáo về sở chỉ huy và nhận lệnh thống nhất nổ súng.
    Hỏa lực của các tàu: cối, đại liên, áp chế hỏa lực địch theo kế hoạch đã phân công và khi có yêu cầu của bộ binh.
  8. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    III.Diễn biến và kết quả chiến đấu
    1.Diễn biến chiến đấu
    12 giờ 30 phút ngày 23 tháng 5 năm 1975, 2 tàu LCM-8 ở bãi Duyên đoàn 42 xuất phát đúng với thời gian theo kế hoạch vì ra muộn nên việc sửa chữa kéo dài đến 11 giờ 30 phút mới đi đón bộ binh được.
    15 giờ, 2 tàu vận tải quân sự 643 và 657 (tàu chỉ huy) cùng 3 tàu PCF (101, 102, 103) xuất phát ở An Thới, quá trình hành quân không tàu PCF hướng đi không chính xác và không ôổ định nên đi sau biện đội vận tải.
    18 giờ, liên lạc được với 2 tàu LCM-8 trên máy PRC-25 nhưng chưa thấy nhau, đội hình đã thấy được điểm xuất phát đổ bộ.
    19 giờ 35 phút, toàn bộ đội hình gặp nhau tại vị trí xuất đổ bộ tiến hành sắp xếp đội hình và tiếp cận đổ bộ theo thứ tự, cánh 2 (657, 1 LCM, cánh 1 (643, 1 LCM). Còn 3 tàu PCF đi sau khi đến bắc đảo Thổ Chu khoảng 3 hải lý thì dừng lại bên ngoài để giảm bớt tiếng động.
    Lúc này phát hiện thấy tàu lạ ở phía bắc Thổ Chu khoảng 10 hải lý có đèn sáng ta theo dõi nhưng vẫn tiếp tục hành động theo kế hoạch.
    Sau khi tiếp cận gần bãi đổ bộ do địa hình thực tế không cho phép 2 cánh đổ bộ trên 2 hướng. Ban chỉ huy quyết định tập trung cả 2 hướng vào đông bắc với khoảng cách 100m, tày 643 đi theo sát bờ đến bãi đổ bộ thì dừng lại quan sát, tiếp cận 150m thì cho đặc công lên trước, còn tàu đổ bộ thì dừng lại ở phía ngoài.
    21 giờ 15 phút tàu 643 áp mạn bên phải tàu 657 và để đặc công lên chiếm bãi đổ bộ, sau khi lên xong đã liên lạc được với Sở chl huy.
    Tàu LCM-2 tiến công vào bãi đổ bộ, đến cách bờ 15m bị cạn. Cùng lúc đó tàu LCM-1 cũng đang tiến vào thì 1 máy hỏng làm cho mặt dựng không hạ được; chỉ huy quyết định cho LCM-1 cặp mạn phải LCM-2 để đổ quân qua. Bộ binh lại không lên được bờ nên ta quyết định lấy toàn bộ xuồng cao su của 2 tàu vận tải làm cầu cho bộ binh lên.
    21 giờ 30 phút bộ binh bắt đầu đổ bộ.
    Sau 45 phút các phân đội bộ binh đổ bộ xong, LCM-1 theo kế hoạch lùi ra, đồng thời LCM-2 cũng ra được cạn. Sở chỉ huy ra lệnh cho 3 tàu PCF tiến vào, toàn bộ đội hình tập trung lại cách bờ trên 1 hải lý thả trôi, căn cứ vào thực tế ta quyết định 2 tàu LCM ở lại bên ngoài bãi đổ bộ 1 hải lý để án ngữ cảnh giới phía bắc, mà không theo kế hoạch trở lại vị trí xuất phát đổ bộ. Lúc này nước trôi mạnh về phía đông nên các tàu phải luôn luôn điều chỉnh.
    Từ khi bộ binh lên bờ xong thì hoàn toàn bị mất liên lạc.
    03 giờ 45 phút ngày 24 tháng 5 năm 1975, Sở chỉ huy lệnh cho 2 tàu LCM ở lại phía bác, 3 tàu PCF vòng qua hướng tây dừng lại ở Hòn Khô, 2 tàu vận tải quân sự vòng qua đông hòn Cao Cát tiến về phía đông nam.
    04 giờ 15 phút, các tàu đến vị trí quy định xong vẫn không liên lạc được với tiểu đoàn 410.
    04 giờ 30 phút, Sở chỉ huy vẫn liên lạc được với trung đội địa phương ở bãi Đông và đặc công ở Bãi Mun để chỉ đạo hai cánh này áp sát địch, trinh sát đợi giờ nổ súng.
    05 giờ trời sáng, tàu 657 nhích dần lên bãi Ngự để liên lạc với tiểu đoàn 410 nhưng vẫn không được. 05 giờ 15 phút, tiểu đoàn 410 ở bãi Ngự nổ súng, ngay lúc đó Sở chỉ huy ra lệnh toàn bộ nổ súng, 3 tàu PCF tiến ra trước bãi Ngự theo hợp đồng.
    Địch trong bờ dùng ĐKZ và cối bắn trả nhưng không mạnh.
    05 giờ 15 phút mũi đặc công làm chủ bãi Mun.
    07 giờ, trung đội địa phương tiến lên chiếm một phần bãi Đông địch co cụm lại công sự đánh trả.
    07 giờ 15 phút, hai tàu LCM phát hiện có một tàu lạ đang từ phía bắc tiến vào Thổ Chu ta đã tổ chức quan sát và theo dõi.
    07 giờ 30 phút, Sở chl huy lệnh cho 3 tàu PCF trở lại phía bắc để kiểm tra nắm tình hình, đồng thời điểu một tổ đặc công và tàu 643 sang chi viện và hiệp đồng chế áp địch cho trung đội địa phương đang bị địch đánh trả.
    01 giờ 45 phút, ba tàu PCF báo cáo về tàu lạ có nhiều người, có vũ khí và treo cờ đỏ. Sở chỉ huy ra lệnh vây bắt tàu đó, bắt thả neo, nếu chống cự thì bắn tiêu diệt đồng thời điều tàu 643 sang tổ chức cuộc vây bắt. Khi đó tàu 657 tiến về bãi Đông dùng hỏa lực chề áp địch ở đây đồng thời phát hiện có 1 ghe máy từ hòn Từ đang đi sang bãi Đông ta bắn tiêu diệt.
    08 giờ-08 giờ 30 phút, quân địch ở bãi Đông tháo chạy ta làm chủ bãi Đông. Cùng thời gian này, tàu 643 và 1 LCM đã cập sát chiếc tàu địch bắt chúng đầu hàng, ta thu tàu và bắt 40 tù binh vào bãi Đông.
    08 giờ 45 phút, một tàu LCM vào bãi Dông để lấy tử sĩ và thương binh, thời gian này cuộc chiến đấu ở bãi Ngự vẫn đang tiếp diễn.
    12 giờ 30 phút, cán bộ của tiểu đoàn 410 sang bãi Đông báo cáo tình hình với Sở chỉ huy là hiện địch ở bãi Ngự đang cụm lại 2 điểm tựa bắc bãi Ngự, đông nam bãi Ngự. Và yêu cầu chi viện.
    Sở chỉ huy lệnh cho 1 LCM sang bãi đổ bộ đã chở thương binh về chuyển sang T643 và T643 chở thương binh, tử si và tù binh về An Thới.
    Từ 14 giờ 30 phút đến 15 giờ 30 phút, theo yêu cầu của tiểu đoàn 410, chỉ huy cho T657 và 3 tàu PCF sang bãi Ngự chi viện. Ở đây địch đang dùng ĐKZ và cối bắn trả ta, mãnh liệt nhất là ở cao điểm đông nam.
    Thời gian này tiểu đoàn 410 đã khôi phục được liên lạc (vì máy tiểu đoàn 410 hỏng) nhưng lại không liên lạc được với Sở chỉ huy ở bãi Đông do địa hình che khuất. Chiến sự ở bãi Ngự vẫn tiếp diễn.
    16 giờ, Sở chỉ huy trận đánh nhận được điện của Sở chỉ huy cơ bản báo có 2 tàu tuần tiễu ra chi viện và cho tàu 657 đón ở đông nam bãi Ngự 3 hải lý. Được lệnh 18 giờ tàu 657 ra phía đông bắc đảo Thổ Chu cảnh giới và đón 2 tàu tuần tiễu.
    18 giờ 45 phút đến 19 giờ 30 phút, tàu 657 liên lạc được với 2 tàu 219, 199 đã đưa 2 tàu này về vị trí quy định.
    20 giờ đến 20 giờ 30 phút tàu 657 gặp được 2 tàu 219 và 199 nhận tình hình và tổ chức neo lái.
    21 giờ, có ánh đèn ở bãi đổ bộ, tàu 657 dùng tín hiệu trả lời và phán đoán: thứ nhất là ta chuyển thương binh xuống, thứ hai là tàu địch xuống bãi đổ bộ.
    Nên quyết định điều 1 tàu LCM qua bãi đổ bộ và sẵn sàng vũ khí nêu là địch thì bắn tiêu diệt.
    22 giờ 30 phút, khi tàu LCM đi qua thì ánh đèn trên bãi đổ bộ bị mất, ta xác định là địch nên quyết định cho tàu LCM về vị trí cũ ở bãi Đông.
    Từ 23 giờ đến 6 giờ sáng ngày 25 tháng 5, tình hình yên tĩnh, ta tiếp tục chuẩn bị kế hoạch tiếp theo.
    6 giờ 30 phú, ngày 25 tháng 5 năm 1975, biên đội tuần tiễu ở phía bắc đảo nhổ neo trở về bãi Đông. Tàu LCM chở quân tăng cường lên bờ.
    07 giờ 45 phút, tàu 657 tới bãi Ngự để nắm tình hình và liên lạc với tiểu đoàn 410. Ngay lúc đó địch ở cao điểm đông nam bãi Ngự bắn trả ta, lập tức tàu 657 đánh trả lại và lệnh cho 2 tàu tuần tiễu từ bãi Đông sang đánh cao điểm đông nam. Nhận được lệnh, 09 giờ 2 tàu tuần tiễu 219 và 199 sang bãi Ngự đánh địch và đã liên lạc được với tiểu đoàn 410. Ta đã chiếm được điềm tựa phía bắc bãi Ngự. Địch ra hàng hơn 100 tên số còn lại chúng co cụm trên cao điểm, ta kiên quyết dùng 25mm bắn bộ binh địch và 37mm tập kích vào cao điểm, địch đã mất hẳn sức chống trả.
    10 giờ đến 12 giờ, bộ binh ta tiến lên cao điểm đông nam bắt sống 56 tù binh, còn lại một số tên chạy ra bãi Mun để hàng, đặc công của ta ở đây bắt giữ 18 tên.
    13 giờ, tàu 643 sau khi chở thương binh tử sĩ và một số tù binh về An Thới đã trở lại Thổ Chu.
    16 giờ một tàu LCM sang bãi Ngự để đón thương binh tử sĩ và một số tù binh về đưa sang tàu 643. 19 giờ, tàu 643 tiếp tục về An Thới.
    Sau đó Bộ chl huy mặt trận họp sơ bộ đánh giá và nhận định tình hình đi đến quyết định: Ngày 26 tháng 5 năm 1975 cho bộ binh tiếp tục truy quét tàn quân địch, trinh sát ở hòn Cao và hòn Từ để đêm 27 đổ bộ lên đánh.
    20 giờ Ban chỉ huy họp xong lệnh cho tàu T101 (PCF) đưa 2 tổ đi trinh sát ở hòn Cao, hòn Từ xong T101 đã trở về bãi Đông.
    Sáng ngày 26 tháng 6 năm 1975, Ban chỉ huy sang bãi Ngự nắm tình hình thì được một bộ phận đặc công báo cáo một tổ trinh sát không lên Hòn Cao được vì trên đường tiếp cận đảo có một đòng chí bị chuột rút nên tổ phải điều trở về.
    18 giờ ngày 26 tháng 5, tàu T101 ra đón tổ trinh sát ở hòn Từ về báo cáo tinh hình cho Ban chỉ huy. Ban chỉ huy quyết định dùng một tên tù binh cấp đại trưởng của địch sang hòn Từ để gọi hàng.
    Trong đêm tàu 643 từ An Thới trở ra có chở một đại đội để tăng cường đánh đảo.
    Theo kế hoạch, sáng 27 tháng 5 năm 1975 ta cho tàu đến bãi Ngự để đem tên tù binh và xã trưởng sang tàu 657 đi gọi hàng.
    8 giờ, 1 tàu PCF đưa đi có kéo theo một xuồng cao su và 1 tù binh có thư gọi hàng. Đồng thời ta cho hai tàu tuần tiễu 219 và 199 ra án ngữ đông nam hòn Cao, hòn Từ. Ngày 27 tháng 5 năm 1975 trận đánh kết thúc.
    2.Kết quả chiến đấu:
    Địch: bị loại khói vòng chiến đấu 1 tiểu đoàn tăng cường có hỏa lực tương đối mạnh.
    Toàn bộ vũ khí trang thiết bị bị tịch thu.
    Ta: hy sinh 4 đồng chí, bị thương nhẹ 14 đồng chí bộ binh, 2 tàu bị hòng máy phải kéo về.
  9. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    IV-Ưu, khuyết điểm và kinh nghiệm
    1.Ưu điểm
    Quyết tâm cao khắc phục mọi khó khăn để chuẩn bị tàu thuyền kịp thời vận chuyển quân đổ bộ.
    Công tác chuẩn bị các mặt khẩn trương, kế hoạch tương đối chu đáo, ý định tác chiến rõ ràng và phù hợp, tìm mọi cách để nắm tình hình trong điều kiện không đủ thời gian trinh sát thực địa trước.
    Biết tận dụng khả năng trang bị và người vừa tiếp quản vào phục vụ chiến đấu.
    Sử dụng lực lượng đã có nhiều cố gắng và được tính toán đúng.
    Đánh giá đúng khả năng hoạt động của từng loại tàu để sử dụng cho phù hợp và đúng mức.
    Xác địch vị trí triển khai đổ bộ cũng như chọn bãi đổ bộ, hướng đổ bộ và tổ chức đổ bộ chính xác.
    Hải quân đã chủ động tác chiến từ đầu đến cuối, tạo thuận lợi cho bộ binh tác chiến tiêu diệt địch.
    2.Khuyết điểm
    Sự hiệp đồng tập trung lực lượng tàu thuyền không đúng thời gian quy định.
    Việc nắm địch, tuy có xúc tiến điều tra nhưng không trực tiếp, vấn đề đặt ra không được giải quyết cụ thể đã ảnh hưởng đến chiến đấu như không nắm được địch ở cao điểm đông nam, do vậy việc chiến đấu kéo dài thêm một ngày.
    Địa hình không nắm cụ thể vì vậy phải thay đổi hướng đổ bộ.
    Chưa thấy hết khó khăn của bộ binh đi biển và thực hành đổ bộ.
    Việc chuẩn bị tính toán đưa quân, xuống hàng không chính xác làm chậm trễ kế hoạch hành quân.
    Tổ chức cho bộ ninh đô bộ chưa có kinh nghiệm nên trước khi đổ bộ còn lộn xộn, đội hình thiếu chỉ huy, động tác còn lúng túng kéo dài thời gian.
    3.Kinh nghiệm
    a.Tổ chức chiến đấu gấp, phải cùng một lúc chuẩn bị chiến đấu và triển khai lực lượng tiến công
    Trong tiến công tiêu diệt địch, có nhiều trường hợp phải đánh trong dk thời gian chuẩn bị gấp hoặc không có thời gian chuẩn bị, vì vậy phải vừa triển khai chiến đấu, vừa phải hoàn chỉnh công tác chuẩn bị.
    Lực lượng hải quân và tiêu đoàn 410 trung đoàn 95 Quân khu 9 nhận lệnh chiến đấu giải phóng quần đảo Thổ Chu trong điều kiện vừa tới tiếp nhận căn cứ hải quân do Quân khu 9 bàn giao đồng thời nhận lệnh giải phóng đảo. Trong khi đó người và phương tiện quá thiếu, còn hỏng hóc phải sửa chữa, tiểu đoàn bộ binh 410 chưa qua huấn luyện hành quân vượt biển và thực hành đổ bộ khu vực tác chiến xa là quần đảo, địa hình, tình hình địch chỉ nắm sơ bộ qua tin tức chứ không được trinh sát.
    Lực lượng hải quân và tiểu đoàn 410 trung đoàn 95 bước vào chiến đấu giải phóng quần đảo Thổ Chu trong tình hình khẩn trương, nên đã tổ chức thực hiện nhiệm vụ bằng cách huy động toàn bộ lực lươợng có thể có (cả con người và vũ khí phươơng tiện) vừa chuẩn bị vừa triển khai chiến đấu tạo thành thế mạnh tiến công địch, hoàn thành nhiệm vụ.
    Trong điều kiện như vậy, nếu đòi hỏi có thời gian dài, chuẩn bị đầy đủ mới tiến công thì sẽ lỡ thời cơ. Tổ chức chiến đấu trong điều kiện gấp rút: chưa nắm địch, địa hình chưa quen thuộc lại xa thì người chỉ huy phải kiên quyết, táo bạo tiến hành công tác chuẩn bị chiến đấu chặt chẽ và linh hoạ t.
    b.Xác định vị trì triển khai đổ bộ cũng như chọn bãi đổ bộ, hướng đổ bộ chinh xác
    Tuy việc nắm và đánh giá địch ở quần đảo Thổ Chu ban đầu chưa thật đầy đủ, nhưng nhờ đi sâu nghiên cứu cân nhắc các mặt, lực lượng ta đã chọn vị trí triển khai đổ bộ cũng như bãi đổ bộ và hướng đổ bộ chính xác và hợp lý ngay từ đầu.
    Thành công của trận đánh đã chứng minh lãnh đạo và chỉ huy đã phát huy trí tuệ của tập thể, tận dụng mọi yếu tố và khả năng đã có để họp bàn xây dựng được quyết tâm, và kế hoạch chiến đấu cụ thể.
    Để đổ bộ đánh chiếm được đảo bảo đảm bí mật bất ngờ, an toàn bao vây chia cắt tiêu diệt gọn địch, ta đã chọn bãi Cao Cát là điểm xuất phát đổ bộ vì từ An Thới tới Cao Cát khoảng cách khoảng 50 hải lý ta đi được ban ngày đảm bảo an toàn, và địa hình ở đây cũng thuận lợi cho ta tập kết đợi cơ.
    c.Tổ chức sử dụng lực lượng hợp lý, phát huy sức mạnh tổng hợp trong tác chiến hiệp đồng
    Trong trận tiền công giải phóng quần đảo Thổ Chu ta đã sử dụng lực lượng khá chặt chẽ và hợp lý trong điều kiện của ta. Do lực lượng ta thiếu đặc biệt là người sử dụng phương tiện, vừa tiếp quản, nên đã quyết định chọn một số lính nguỵ để lái tàu và sử dụng phương tiện các tàu đặc công của ta kèm theo và hướng dẫn. Riêng lực lượng tàu ta dùng các tàu vận tải, tuần tiễu tàu đổ bộ để vừa hỗ trợ được cho nhau và phát huy được tinh năng tác dụng của từng loại tàu trong tác chiến đổ bộ.
    Ngoài lực lượng đặc công của Hải quân còn có tiểu đoàn 410 Quân khu 9 cùng lực lượng địa phương Phú Quốc đã tạo thành thế mạnh hỗ trợ cho nhau trong quá trình hành quân vượt biển, tiếp cận bãi đổ bộ và thực hành chiến đấu chiếm đảo, ta đã lấy lực lượng hải quân làm nòng cốt nên đã chủ động tác chiến từ đầu đến cuối tạo điều kiện thuận lợi cho bộ binh tác chiến tiêu diệt địch.
  10. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Diễn biến trận tiến công đảo Thổ Chu của Hải quân và tiểu đoàn 410, trung đoàn 95
    [​IMG]

Chia sẻ trang này