1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trên biên giới Tây Nam và tiêu diệt bọn diệt chủng Pol Pot

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi ptlinh, 06/10/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Trận tiến công đổ bộ bãi biển Tà Lơn của Lữ đoàn 126 Hải quân đánh bộ
    Đêm 6 tháng 1 năm 1979
    Theo yêu cầu của lực lượng cách mạng Campuchia, lữ đoàn 26 hải quân đánh bộ tham gia trận đổ bộ lên bãi biển Tà Lơn đêm 6 tháng 1 năm 1979 là trận chiến đấu mở màn của chiến dịch giải phóng Campuchia trên hướng trên hướng biển. Cuộc chiến đấu đã diễn ra trong tình hình hết sức khẩn trương, chiến trường đã và đang phát triển, từ bắc Tây Ninh đến biên giới Hà Tiên các lực lượng tham gia mở rộng địa bàn giải phóng giải phóng và tiến vào giải phóng Nông Pênh. Quân địch rút lui, bỏ chạy và còn ngoan cố liều lĩnh đối phó, lén lút phản kích khi ta sơ hở.
    Đây là trận chiến đấu đổ bộ quy mô tương đối lớn của hải quân trong đó lữ đoàn 126 hải quân đánh bộ đảm nhiệm hiệp đồng trên mọt hướng của chiến dịch với lực lượng bộ binh cơ giới, tàu thuyền nhiều kiểu loại, tác chiến ở khu biển gần trong điều kiện ban đêm.
    Trận đánh đã góp phần quan trọng vào thắng lợi đợt 1 chiến dịch giải phóng Campuchia và đã để lại một số kinh nghiệm quý tổ chức chỉ đạo và thực hành tác chiến đổ bộ, góp phần làm phong phú thêm thực tiễn và lý luận chiến đấu đổ bộ của Hải quân Việt Nam.
    I.Tình hình chung
    1.Địa hình, thời tiết:
    Bãi đổ bộ Tà Lơn nằm phía nam ven biển Campuchia cách thị xã Campốt về phía đông khoảng 20 km, cách cảng Côngpongxom về phía tây 90 km. Phía bắc là dãy Tà Lơn, núi cao, rừng rậm, phía nam là biển.
    Đường quốc lộ số 3 nối với đường quốc lộ số 4 chạy sát en biển là con đường duy nhất nối thị xã Campốt với cảng Côngpongxom. Phạm vi bãi đổ bộ dài 300m có nhiều bãi xú vẹt, cát, bùn, xen lẫn đá ngầm. Độ sâu sát mép nước trở ra không đồng đều từ 1m-2m, biên độ thuỷ triều chênh lệch từ 0,5-1m.
    Bãi đổ bộ Tà Lơn nằm ở phía bắc đảo Phú Quốc, khoảng cách từ Mũi Chao đến Tà Lơn khoảng 13 km, phía đông và phía tây có các đảo nhỏ, ở gần đảo Phú Quốc. Người và tàu thuyền có thể vượt biển với thời gian ngắn nhất, tiện cho thực hành đổ bộ từ bờ qua bờ. Đài quan sát Phú Quốc quan sát được dịch. Trong chiến đấu, pháo đảo của ta có thể phát huy được hoả lực chi viện cho ta tiến công. Bãi đổ bộ cách xa căn cứ chính của hải quân địch, việc bố trí phòng thủ có nhiều sơ, hở thuận lợi cho ta đánh chiếm và mở rộng bãi đổ bộ, phát triền tiến công. Tuy vậy khu vực này có nhiều đá ngầm, ta chưa phát hiện hết do đó ảnh hưởng đến thực hành đổ bộ, phát triển tiến công. Thời tiết mùa đông, gió mùa đông bắc ảnh hưởng đến các tàu đổ bộ. Về đêm có trăng non tiện cho hành quân, bi mật song hạn chế tầm quan sát.
    2.Tinh hình địch
    Khu vực bãi đổ bộ Tà Lơn (ngay ngã ba Bô Kô) địch bố trí một tiểu đoàn bộ binh, ngã ba Cocnút có một tiểu đoàn pháo. Trên quốc lộ số 4 (bắc cao điểm 144) có một khẩu pháo 105mm, đông bãi đổ bộ có 2 khẩu 105mm. Từ bãi đổ bộ đến cảng Côngpongxom có nhiều trận địa pháo địch, tổng số: 6 khẩu 105mm, 17 khẩu cao xạ 100mm, 20 khẩu cao xạ 57mm và 9 khẩu 37mm.
    Ngoài 2 trạm ra đa đối hải ở đỉnh núi Bô Kô và ở đảo Tang còn có một trạm ra da đổi không ở điểm cao 140 Côngpongxom. Lực lượng địch có sư đoàn 164 hải quân được bố trí ở các nơi trong đó chủ yếu ở Reem và Côngpongxom.
    Ở Reem địch bố trí trên bờ khoảng 1.100 tên, 8 khẩu 37mm (2 nòng ở 2 trận địa), dưới nước có khoảng 500 tên, tàu chiến đấu có: bốn tàu 1 100 tấn, 48 tàu phóng lôi, hai tàu săn ngầm, bốn PCF và một số tàu chiến đấu.
    Riêng ở Côngpongxom có số quân trên bờ khoảng 2.400 tên, dưới nước 300 tên với bốn tàu phóng lôi, bốn PCF một số thuyền chiến đấu.
    Để bảo vệ căn cứ, địch tổ chức tuần tra các cửa sông từ 18 giờ-23 giờ hàng ngày nhằm theo dõi, trinh sát lực lượng ta. Trên bờ ngoài số quân chinh quy còn có lực lượng bán vũ trang bố trl bảo vệ các mục tiêu trong khu vực bãi đổ bộ.
    3.Tình hình ta
    Lữ đoàn 126 hải quân đánh bộ được biên chế thành tám tiểu đoàn trong đó có năm tiểu đoàn bộ binh cơ giới, một tiểu đoàn đặc công, một tiêu đoàn hỏa lực, một tiểu đoàn xe tăng thiết giáp và năm đại đội đặc chủng. Trang bị gồm 32 tàu, thuyền, 30 xe tăng thiết giáp, 45 xe vận tải.
    Là lữ đoàn đặc công nước trước đây đã có kinh nghiệm đổ bộ đánh chiếm các mục tiêu địch trong cuộc kháng chiến chống Mỹ và được phong danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang. Trước khi bước vào chiến dịch Tây Nam, lữ đoàn được bổ sung quân số trang bị đủ theo biên chế, được tổ chức huấn luyện theo phương án tác chiến nhất là chiến thuật, kỹ thuật đổ bộ của hải quân đánh bộ.
    Phối hợp chiến đấu vời lữ đoàn 126 ở hướng đông có các biên đội tàu của vùng 5 hải quân. Công tác bảo vệ, nghi binh ở hướng tây có các biên đội tàu của hạm đội 171.
    Ngoài ra còn có các trận địa pháo của vùng 5 ở Phú Quốc.
  2. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    II-Tổ chức chiến đấu
    1.Nhiệm vụ
    Nhiệm vụ của Quân chủng Hải quân: giữa tháng 7 năm 197 8 được Bộ tổng tham mưu giao nhiệm vụ:
    Phối hợp cùng lực lượng vũ trang cách mạng bạn tiến công giải phóng khu vực Côngpongxom, Cô Công, vùng biển và hải đảo từ Côngpongxom đến Cô Công trong đó có cả đảo Cô Công, tiêu diệt lực lượng sư đoàn 164 hải quân phòng thủ bờ biển và lực lượng của sư đoàn 101 biên phòng của địch trong khu vực phụ trách. Sẵn sàng nhận nhiệm vụ tiếp theo khi có lệnh.
    Sau khi nhận nhiệm vụ. Để thực hiện quyết tâm của trên. Bộ tư lệnh quân chủng đã triểnn khai Bộ tư lệnh tiền phương để trực tiếp chỉ đạo và tập trung mọi lực lượng, phương tiện từ vùng 4 trở vào nhanh chóng củng cố tổ chức, sửa chữa phương tiện, huấn luyện bộ đội.
    2.Nhiệm vụ của các đơn vị tham gia chiến đấu đổ bộ
    Bộ tư lệnh tiền phương giao nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị sau:
    Lữ đoàn 126 hải quân đánh bộ được tăng cường lực lượng tàu thuyền thực hành đổ bộ lên bãi biển Tà Lơn, lập đầu cầu, từ đó nhanh chóng phát triển theo quốc lộ 3 đánh vu hồi vào căn cứ hải quân địch.
    Vùng 5 hải quân, tổ chức sằn sàng lực lượng đổ bộ ở hướng phụ phía tây nam cảng Reem, tổ chức phân đội tàu chiến đấu chặn đánh tàu thuyền địch bảo vệ phía phải của đội hình đổ bộ của lữ 126, tổ chức pháo ở đảo Phú Quốc (105mm, 130mm) bắn vào các mục tiêu trên đảo ở bãi đổ bộ.
    Hạm đội 171 tổ chức phân đội tàu chiến đấu chốt chặt ở Phú Dự, Hòn Nước để chặn đánh tàu thuyền địch, bảo vệ phía trái của đội hình đổ bộ của lữ đoàn 126, lực lượng chính của hạm đội cơ động, chặn đánh tàu thuyền địch ở phía ngoài cửa cảng Côngpongxon và Reem, sẵn sàng chi viện hoả lực trên các hướng khi có lệnh.
    Căn cứ vào nhiệm vụ được giao, đảng ủy lữ đoàn ra nghị quyết lãnh đạo đơn vị thực hiện nhiệm vụ chiến đấu, kiện toàn công tác tổ chức chỉ huy đơn vị khẩn trương hoàn thành mọi công việc chuẩn bị cho trận đổ bộ chiếm Tà Lơn theo giờ G của chiến dịch.
    3.Quyết tâm chiến đấu
    a.Ý định chiến đấu
    Dựa trên cơ sở tình hình thu thập của bộ phận chuẩn bị chiến trường. Bộ tư lệnh lữ đoàn đã xác định bãi đổ bộ Tà Lơn và tận dụng yếu tố bí mật bất ngờ dùng đặc công đánh chiếm bãi đổ bộ giữ đầu cầu, sau đó đổ bộ các lực lượng đột kích bằng bộ binh cơ giới nhanh chóng thọc sâu phát huy sức mạnh đánh chiếm các mục tiêu trên quốc lộ và mục tiêu chính được giao.
    Sử dụng bộ đội đặc công ém trước bãi đổ bộ, bí mật đánh chiếm đầu cầu và các điểm then chốt tạo điều kiện cho đội hình chính đổ bộ.
    Sử dụng xe tăng, thiết giáp nhanh chóng thọc sâu đánh chiếm các mục tiêu trên quốc lộ và mục tiêu chính được giao.
    b.Tổ chức đội hình, sử dụng lực lượng
    Đội hình chiến đấu tổ chức thành 2 thê đội, sử dụng cụ thể:
    Thê đội 1: Một đại đội của tiểu đoàn 861 và sáu tiểu đoàn (862, 863, 864, 865, 867, 868) và các bộ phận đặc chủng đảm bảo cho 3 đợt đổ bộ.
    Thê đội 2: một tiểu đoàn bộ binh (Vùng 5), tiểu đoàn 866 và các bộ phận còn lại. Sau khi thê đội 1 đổ bộ xong, các tàu của hải đội 2 và 3 quay về chở tiếp lực lượng thê đội 2.
    Để đảm bảo chỉ huy chiến đấu được kịp thời và chặt chẽ. Ngoài Bộ tư lệnh lữ đoàn và các phân đội đảm bảo đi với hải đội 2, Bộ tư lệnh lữ đoàn phân công một lữ phó đi với tiểu đoàn xe tăng 867, một lữ phó đi cùng thê đội 2, thành lập tổ tham mưu tàu thuyền do một tham mưu phó chỉ huy trực tiếp tàu thuyền dưới sự chỉ huy của Bộ tư lệnh lữ đoàn, thành lập ban chl huy hiệp đồng giữa các hải đội do cán bộ hải quân đánh bộ chỉ huy từng tàu đổ bộ.
    c.Kế hoạch hiệp đồng chiến đấu
    Đánh chiếm bãi đổ bộ chia làm hai bước:
    Bước 1: Do đặc công bí mật ém trước đánh chiếm đầu cầu.
    Bước 2: Tàu thuyền chở thê đội 1 đổ bộ thành ba đợt theo đội hình của hải đội, thứ tự hải đội 1, hải đội 2, hải đội 3 hướng vào bãi đổ bộ. Hải đội 2 vào phía trái hải đội 1, hải đội 3 vào phía sau hải đội 2, cũng bên trái đội hình đổ bộ. Trên bờ có bộ phận công binh, dùng ánh đèn chỉ dẫn cho tàu vào để ủi bãi. Sau khi hải đội 2 và hải đội 3 đổ bộ xong sẽ quay về đưa thê đội 2 tiếp tục đổ bộ chuyển tiểu đoàn bộ binh Vùng 5 thay tiểu đoàn 863 để tiểu đoàn 863 phát triển chiến đấu theo mục tiêu quy định.
    Trong khi lữ đoàn thực hành đổ bộ thì tàu của Vùng 5 bảo vệ cạnh sườn, chặn đánh tàu địch ở khu vực kép. Tàu của hải đội 171 bảo vệ cánh trái, chặn đánh tàu địch ở Phú Dự. Pháo ở đảo Phú Quốc của vùng 5 diệt trận địa pháo địch ở Cócnút, cao điểm 162, sở chỉ huy địch, ngã ba Pô Kô và pháo ở cảng Reem, chế áp pháo trên các đảo Hòn Dự, Hòn Nước và một số mục tiêu khác. Ngoài ra pháo sẵn sàng bắn theo yêu cầu của lữ đoàn.
    Dự tính đường đi và thời gian:
    [​IMG]
  3. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    d.Nhiệm vụ cụ thể của các phân đội
    Lực lượng của lữ đoàn phân chia thành 2 bước:
    Bước 1: Tiểu đoàn 861 (đặc công) sử dụng hai đại đội ém lực lượng trước N-2 bí mật đánh chiếm bãi đổ bộ, giữ đầu cầu và đánh chiếm các mục tiêu khác trên đường tiến quân của lữ đoàn theo thời gian quy định. Nếu không còn yếu tố bí mật thì một đại đội đổ bộ lên bờ trước đội hình của tiểu đoàn hải quân đánh bộ 863 và 864 đánh địch, chiếm đầu cầu.
    Bước 2: Hải đội tàu chiến đấu và các hải đội tàu vận tải đổ bộ phối thuộc phân công như sau:
    Hải đội 1: 12 tàu XM, một LCU, hai PBR, hai Vơđét chở tiểu đoàn 863 thuộc thê đội 1 (tăng cường cho tiểu đoàn 863 hoả lực của tiểu đoàn 868: 12,7mm một khẩu, ĐKZ 75mm một khẩu: quân số 25 đồng chí, một trung đội công binh 24 đồng chí và 10 đồng chí trinh sát) tiểu đoàn 863 có nhiệm vụ phát huy kết quả chiến đấu của tiểu đoàn đặc công 861 đổ bộ đợt 1 đánh chiếm và mơ rộng bãi đổ bộ (đã phân công
    cho các đại đội mục tiêu cụ thể) phát huy hoả lực của tàu dọn bãi đổ bộ, sau khi đổ bộ quân xong chuyển sang hai bên bãi đổ bộ và bảo vệ đội hình cho các hải đội tiếp sau, dùng hỏa lực của tàu tiêu diệt các mục tiêu trên biển và khu ven bờ nếu có.
    Hải đội 2: (hải đội 514 và của V5): 3 PBR, 2 Vơđét, 8 LCM, 1 ATC chở. tiểu đoàn hải quân đánh bộ 864 thuộc thê đội 1 (tăng cường 1 trung đội công binh 24 đồng chí, một trung đội trinh sát 13 đồng chí, 11 xe tăng, 16 xe thiết giáp của tiểu đoàn 867, 13 xe ô tô, 2 đại đội hỏa lực của tiểu đoàn 868 và sở chỉ huy lữ đoàn). Cùng đổ bộ đợt 2 bên trái tiểu đoàn 863, phát huy hỏa lực của tàu dọn bãi đổ bộ. Sau khi đổ quân xong quay về chở tiểu đoàn bộ binh của Vùng 5 và tiểu đoàn 866 đổ bộ đợt 2 làm nhiệm vụ chuyên chở đạn, gạo, thương binh.
    Hải đội 3: (tàu LCU) có nhiệm vụ chở tiểu đoàn 862, tiểu đoàn 865 và các đơn vị còn lại được đổ bộ đợt 3 (sau hải đội 1, hải đội 2) gồm có: tiểu đoàn 862 được tăng cường 20 xe ô tô, một trung đội công binh 34 đồng chí, tiểu đoàn 865 được tăng cường 13 xe ô tô. Sau khi đổ bộ xong quay về làm nhiệm vụ chở quân thê đội 2, tiểu đoàn bộ binh Vùng 5 và tiểu đoàn 866 tiếp tục đổ bộ và vận chuyển tiếp tế.
    e.Đảm bảo chiến đấu
    Bảo đảm chỉ huy: Trinh sát nắm địch và địa hình. Theo chỉ đạo của trên, lữ đoàn tổ chức một bộ phận đặc công và trinh sát tiến hành 12 ngày 13 đêm thăm dò, trinh sát lại ven biển đổ bộ Tà Lơn. Qua báo cáo và tài liệu thu thập được, lữ đoàn đã xác định kế hoạch tác chiến và tìm biện pháp khắc phục các khó khăn, đặc biệt là khó khăn của ô tô khi lên bờ.
    Tổ chức thông tin liên lạc: liên lạc giữa Bộ tư lệnh lữ đoàn với Bộ tư lệnh tiền phương, với các tàu, các tiểu đoàn hải quân đánh bộ và với các nơi đều dùng máy vô tuyến điện gồm các máy sóng cực ngắn PRC-25, PRC-46, máy sóng ngắn 102E và xe thông tin cơ động. Ngoài ra có quy định âm tín hiệu nhận nhau bầng pháo hiệu, ánh đèn, giữa các tiểu đoàn hải quân đánh bộ còn trang bị hữu tuyến điện để đảm bảo liên lạc được vững chắc.
    Bảo đảm hàng hải: Ngoài tổ đặc công và công binh thăm dò thực địa, đặt thêm các cọc tiêu làm chuẩn ở Hòn Tre, Bãi Thơm... chuẩn bị các tấm ghi sắt, chặt cây mang theo để chống lầy.
    Bảo đảm kỹ thuật, hậu cần: Trong thời gian gần 4 tháng lữ đoàn đã tổ chức việc giao nhận, cấp phát, triển khai tu sửa máy móc khí tài của tàu, xe theo phân cấp. Đã cải tiến và lắp ráp thêm súng 12,7 mm cho xe tăng và thiết giáp. Tổ chức quản lý và sử dụng các trang bị của tàu xe.
  4. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    III.Diễn biến và kết quả chiến đấu
    1.Diễn biển chiến đấu
    Đêm 04 tháng 1 năm 1979, 33 đồng chí đặc công đã bí mật bơi sang đổ bộ an toàn lên bãi đổ bộ.
    Ngày 05 tháng 1, Bộ tư lệnh tiền phương thông báo cho lữ đoàn biết sư đoàn bộ binh 325 quân đoàn 2 sẽ đánh Cămpốt. Đêm 06 tháng 01, lữ đoàn và sư đoàn 325 đánh vào Cônpongxom.
    Nhận được thông báo của Bộ tư lệnh tiền phương, đêm 05 tháng 01, lữ đoàn tổ chức các đơn vị xuống tàu và tiếp tục đưa 54 đồng chí đặc công bơi sang bí mật ém quân ở bãi đổ bộ. Trưa 06 tháng 01, Bộ tư lệnh tiền phương thông báo tiếp: các quân đoàn sẽ giải phóng Phnôm Pênh sớm hơn dự định. Cũng thời gian này (12 giờ 48 phút), bộ phận đặc công gặp địch ở Kaôhtch (đông bãi đổ bộ 1-2 km), khi bị lộ một tổ đã độc lập chiến đấu đén 17 giờ, các tổ khác ém quân gần đó vẫn giữ được bí mật.
    10 giờ 30 phút ngày 06, các tàu xuất phát từ An Thới theo thứ tự:
    3 (tàu LCU) đi trước, đến hải đội 1 và sau cùng là hải đội 2.
    14 giờ, dừng lại ở bắc Hàm Ninh, hải đội 3 sắp xếp người xuống tàu, 16 giờ tiếp tục hành quân.
    18 giờ, đến ngang bãi Thơm, Mũi Chao, 19 giờ, ở Mũi Chao triển khai thanh đội hình đổ bộ thứ tự:
    Hải đội 1: 15 tàu 10 XM + 4 PBR + 1 LCU.
    Hải đội 2: 10 tàu LCM8 (sở chỉ huy lữ đoàn đi tàu LCM8-8587, bộ phận biệt phái của quân chủng đi tàu 8057)
    Hải đội 3: 7 tàu LCU.
    19 giờ 30 phút, các hải đội từ tuyến xuất phát (Mũi Chao tiến thẳng vào bãi đổ bộ theo đội hình hàng ngang (hải đội 1 bên phải, hải đội 2 giữa, hải đội 3 bên trái). Sau 2 giờ cơ động, 21 giờ 30 phút, đội hình đổ bộ của các hải đội tiến đến bãi thuận lợi, thông tin liên lạc tốt, do nhìn thấy được nhau nên từng hải đội vẫn giữ được đội hình.
    22 giờ, địch ở bãi Tà Lơn dùng pháo 100mm bắn vượt qua đội hình ta, đồng thời có nhiều loạt súng liên thanh bắn về phía ta. Ta chưa có lệnh bắn trả. Địch ở đây bị một tổ đặc công của ta ém trước đánh trả. Chúng phải bỏ chạy. 22 giờ 30 phút, hải đội 1 cánh bờ 3 - 4 km hình thành một tuyến ngang nghi binh lừa địch ở phía đông bãi đổ bộ đã dùng pháo bắn lên bờ. 23 giờ ngày 06 tháng 01, nhận được lệnh của Bộ tư lệnh mặt trận: quân đoàn 2 chưa kịp tới, lữ đoàn đổ bộ theo kế hoạch chiến đấu.
    23 giờ, các tàu của hải đội 1 vào sát bờ nhưng gặp nhiều đá ngầm nên phải dừng lại ở ngoài để hải quân đánh bộ bơi, lội đổ bộ lên bờ. 24 giờ tiểu đoàn 861 và tiểu đoàn 863 cùng một bộ phận khác đã lên bờ xong, triển khai theo phương án của hải quân đánh bộ
    23 giờ 30 phút, các tàu của hải đội 2 ủi bãi, nhưng không vào sát bờ được, 3 xe tăng đã nhanh chóng rời tàu vượt lầy lên bờ và phát triển lên đường quốc lộ. Đến 03 giờ 30 phút ngày 07 tháng 01, 28 xe tăng và thiết giáp dều vượt lầy lên bờ; còn lại 2 xe bị sa lầy; trong lúc đó hải đội 3 đang tiến vào bờ, vướng phải đá ngầm phải cho tàu dừng lại cánh bờ khoảng 500-1.000m. Các đơn vị trên tàu (tiểu đoàn 802, tiểu đoàn 865) được lệnh bơi, lội vào bờ trước. Đến 05 giờ ngày 07 tháng 01, bộ đội hải quân đánh bộ lên bờ xong, nhưng xe ô tô vận tải chưa lên được.
    Trên biển ở khu vực Hòn Dự, Hòn Nước lúc 23 giờ biên đội 2 của hạm đội 171 đã nổ súng đánh chìm một tàu 100 tấn, một thuyền chiến đấu và bắn bị thương một chiếc khác của địch, bảo vệ được sườn trái của đội hình đổ bộ. Còn ở khu vực Mũi Kép phân đội tàu cua lữ đoàn 127, lúc 20 giờ đã chặn hai tàu địch bao vệ an toàn sườn phải của đội hình đổ bộ. Pháo của ta ở Phú Quốc (Ghềnh Dầu, Bãi Thơm, Hòn Đốc) thực hiện đúng theo kế hoạch bắn yểm trợ.
    Sáng ngày 07 tháng 01, bộ đội hải quân đánh bộ đã phát triển theo kế hoạch, nhưng xe ô tô chưa lên được, sở chỉ huy tiền phương đã điện cho đồng chí Kịch lữ phó 126 và cử thêm cán bộ cơ quan đến bãi đổ bộ tổ chức giải quyết cho xe lên. Cùng thời gian trên hải đội 2 quay về chở tiếp 2 tiểu đoàn ở Bãi Thơm, tiếp tục đến vị trí đổ bộ.
    Để đưa ô tô lên bờ, ta đã huy động bộ đội tìm gỗ, củi ở ven biển, chặt thân cây để lát bến, sử dụng cả xe tăng (bị sa lầy) để kéo ô tô, đến chiều ngày 07 đã giải quyết được 17 xe ô tô lên bờ và tiếp tục khắc phục để đưa nốt xe lên, đến 18 giờ ngày 08 tháng 01 năm 1979, toàn bộ số xe ô tô còn lại đã được đưa lên bờ.
    2.Kết quả chiến đấu
    Sau hơn 6 giờ, thê đội 1 đã đổ bộ người, xe tăng thiết giáp an toàn, thực hành đánh chiếm đầu cầu. Riêng xe ô tô phải gần 2 nagỳ sau khắc phục chống lầy mới lên được.
    Sáng 7 tháng 1, thê đội 2 đổ bộ và tiếp tục phát triển theo nhiệm vụ đã giao.
    Do va chạm phải đá ngầm, lúc 8 giờ ngày 7, tàu XM 102 bị chìm, 22 đồng chí hy sinh, 25 đồng chí bị thương.
    Địch bị loại khỏi vòng chiến đấu 36 tên, bị phá huỷ một B40, hai AK, hai pháo 105 mm.
  5. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    IV.Ưu, khuyết điểm và kinh nghiệm
    1.Ưu điểm:
    Cán bộ chiến sĩ của các lực lượng tham gia đổ bộ đã quán triệt đầy đủ nhiệm vụ quốc tế giúp bạn, nhiệm vụ kế hoạch chiến đấu, có ý thức và quyết tâm chiến đấu cao, tinh thần khắc phục khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
    Công tác chuẩn bị mọi mặt cho đổ bộ, đánh chiếm mục tiêu được tiến hành đầy đủ, khẩn trương đặc biệt là chuẩn bị tàu thuyền.
    Lần đầu tiên lữ đoàn đảm nhận chiến đấu đổ bộ trên hướng chính, nhiều nhu cầu cần thiết trong đó có khâu tổ chức sắp xếp và chuyên chở một lực lượng lớn quân số, trang bị chiến đấu đảm bảo được yêu cầu nhiệm vụ trên giao.
    2.Khuyết điểm
    Trinh sát nắm địa hình bãi đổ bộ chưa thật tỷ mỷ, không phát hiện được các bãi đá ngầm, bãi lầy nên hầu hết các tàu không vào được sát bờ làm tốc độ đổ bộ gây thương vong, ảnh hưởng đến sức chiến đấu của đơn vị.
    Chỉ huy chưa chuẩn bị nhiều phương án nên tổ chức chuẩn bị cho xe ô tô vượt lầy gặp khó khăn, hiệp đồng giữa các lực lượng chưa chặt chẽ, chưa có phương án phát triển tiếp khi đổ bộ lên bờ.
    Tổ chức chỉ huy tàu thuyền chưa chặt chẽ như lúc hải đội 2, hải đội 3 đang gặp khó khăn trong việc xe lên bờ thì bộ binh đã chia thành thế chiến đấu ngay nên còn lộn xộn dẫn đến xảy ra tai nạn.
    Trang bị cho bộ đội chưa hợp lý, cồng kềnh trở ngại khi bơi lội.
    3.Kinh nghiệm
    Tổ chức chỉ huy hợp lý là yếu tố rất quan trọng đảm bảo thắng lợi của một trận đổ bộ.
    Để đảm bảo thắng lợi cho một trận đổ bộ gồm nhiều lực lượng tham gia bao gồm hạm đội làm nhiệm vụ chi viện hoả lực từ xa, biên đội tàu chi viện hoả lực trực tiếp, hải quân đánh bộ (cả biên đôi tàu chở quân), không quân chi viện theo kế hoạch. Phải có sự chỉ huy thống nhất, liên tục để duy trì kế hoạch hiệp đồng kịp thời xử trí các tình huống xảy ra trong quá trình thực hành đổ bộ và th các nhiệm vụ tiếp sau, cần tổ chức các đơn vị tham gia đổ bộ thành một đơn vị lâm thời do một Bộ tư lệnh lâm thời có đủ năng lực tổ chức thực hiện với một người chỉ huy thống nhất (do chỉ huy Hải quân đảm nhiệm). Trong điều kiện lực lượng đổ bộ lớn, phải tiến hành chuyển quân từ xa để chỉ huy lực lượng từ vị trí tập kết đến vị trí đổ bộ, bên cạnh sở chỉ huy chung cần lập ra các sở chỉ huy phía trước, phía sau, hậu phương? tuỳ theo tình hình cụ thể để chỉ định nười chỉ huy ở từng vị trí cho thích hợp, đảm bảo chỉ huy các đơn vị thuộc quyền thực hiện thắng lợi nhiệm vụ. Dưới người chỉ huy chung phải có các chỉ huy trực tiếp để chỉ huy các đơn vị đổ bộ thực hiện nhiệm vụ đổ bộ đánh chiếm đầu cầu, mở rộng khu vực đổ bộ và thực hiện các nhiệm vụ tiếp sau của quân đổ bộ cho đến khi hoàn thành nhiệm vụ được giao, các đơn vị trở về thực hiện chức năng của mình.
    Trong trận đổ bộ lên chân núi Tà Lơn do tổ chức chỉ huy không phù hợp nên có lúc Bộ tư lệnh tiền phương Quân chủng không nắm vững được tình hình để chỉ huy cấp dưới, các lực lượng tàu thuyền và quân đổ bộ hành dộng không ăn khớp, có lúc không chỉ huy ở bãi đổ bộ để chỉ huy các bộ phận tàu thuyền và quân đổ bộ, khi tàu bị cạn và xe bị lầy. Sau khi quân đổ bộ bộ đã lên bờ, hàng chục tàu nằm tại chỗ không có người chỉ huy, nên giải quyết hậu quả tại bãi đổ bộ rất khó khăn.
    Trường hợp từ căn cứ của ta đến bãi đổ bộ gần thì sở chỉ huy quân chủng có thể đặt trên đất ta, khi đó cần phải có sở chỉ huy dự bị trên tàu để sẵn sàng đi theo các lực lượng đổ bộ để chỉ huy.
    Trường hợp bãi đổ bộ ở xa căn cứ của ta thì sở chỉ huy quân chủng phải bố trí trên tàu có các lực lượng bảo vệ.
  6. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Diễn biến trận tiến công đổ bộ bãi biển Tà Lơn của Lữ đoàn 126 Hải quân đánh bộ
    Đêm 6 tháng 1 năm 1979
    [​IMG]
  7. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Trận tiến công tàu địch trên vùng biển Tây Nam của biên đội 2 Hạm đội 171 Hải quân
    Đêm 6 rạng ngày 7 tháng 1 năm 1979
    Trong chiến dịch giải phóng Campuchia, theo yêu cầu của lực lượng cách mạng nước bạn, khi các lực lượng tham gia đang mở rộng địa bàn giải phóng để tiến vào Phnôm Pênh thì hạm đội 171 (nằm trong đội hình của lực lượng hải quân tham gia chiến dịch trên hướng biển) được giao nhiệm vụ chốt chặn không để tàu thuyền địch từ Reem và tây Reem vượt qua các luồng Phú Dự, Hòn Nước, bắc Ghềnh Dầu, bảo đảm che sườn cho lữ đoàn 126 hải quân đánh bộ đổ bộ lên bãi Tà Lơn. Trận tiến công tàu địch của biên đội 2, hạm đội 171 hải quân xảy ra từ 6 giờ 15 phút đến 7 giờ 20 phút sáng ngày 7 tháng 1 là trận thứ 3 trong một đêm đánh chặn tàu địch đã thể hiện tinh thần cảnh giác cao, chủ động nắm địch từ xa, giành thế chủ động, hạ quyết tâm nhanh, có cách đánh phù hợp, chính xác. Tuy còn có những thiếu sót, song trận đánh đã cùng hai trận trong đêm góp phần vào thắng lợi đợt 1 của chiến dịch, để lại một số kinh nghiệm quý báu cho bộ đội hải quân.
    I.Tình hình chung
    1.Địa hình, thời tiết, thuỷ văn
    Khu vực tác chiến nằm trong khu biển giáp ranh giữa ta và Campuchia (tây bắc Phú Quốc, nam cảng Reem) từ mép tây nam Hòn Bãi (nam Reem) xuống vĩ độ 10º20?T00?T?T, kinh độ 103º35?T00?T?T sang mép tây đảo Phú Dự, Hòn Nước và mũi Ghềnh Dầu. Phía địch có các đảo Phú Dự, Hòn Nước, Hòn Bãi, Hòn Tây Nam là vành đai bảo vệ Reem từ hướng biển. Các đảo này thuận lợi cho tàu địch ẩn náu, bất ngờ xuất kích đánh ta. Trên các đảo địch bố trí các trận địa pháo để chi viện hoả lực cho tàu thuyền.
    Độ sâu đáy biển dưới 20 m, những vùng nằm bao quanh các đảo và cách bờ đất liền 6 km có độ sâu dưới 10m, có nơi chưa đầy 4m. Cạn nhất là vùng biển phía đông và phía bắc Phú Quốc, các loại tàu lớn đi vào khu vực này bị hạn chế.
    Khí hậu trong khu vực thuộc vùng nhiệt đới gió mùa đông bắc và tây nam. Dòng chảy từ tháng 11 đến tháng 3 chảy ngược kim đồng hồ, từ tháng 5 đến tháng 9 chảy theo chiều kim đồng hồ. Vào các tháng gió mạnh tốc độ dòng chảy có lúc lên tới 7 km/h.
    Thuỷ triều trong khu vực thuộc loại bán nhật triều không đều, biên độ thuỷ triều trung bình trên dưới 1m.
    2.Tình hình địch
    Địch bố trí lực lượng ở hai khu vực:
    Ở cảng Reem có:
    Sáu tàu phóng lôi loại 123K tốc độ 40-50 hl/h được trang bị mỗi tàu hai ống phóng ngư lôi loại 12K và một khẩu 14,5 mm hai nòng.
    Bốn tàu 100 tấn tốc độ 27-30 hl/h trang bị hai khẩu pháo 37 mm hai nòng và hai khẩu 25 mm hai nòng.
    Bốn đến sáu tàu PCF trang bị một khẩu 12,7 mm hai nòng, một súng cối 81 mm, có thêm B40, B41, M79.
    Trên bờ có bốn khẩu 130 mm, bốn khẩu 105 mm, sáu khẩu 100 mm, sáu khẩu 57 mm và sáu khẩu 37 mm.
    Tại Phú Dự, Hòn Nước có hai tàu 100 tấn, hai tàu PCF và 10 thuyền chiến đấu. Ở trên bờ địch bố trí một tiểu đoàn pháo có 4 khẩu 105 mm, bốn khẩu 37 mm (Phú Dự), còn Hòn Nước có bốn khẩu 105 mm và bốn khẩu 37 mm.
    Thủ đoạn của địch là triển khai lực lượng đánh ngăn chặn, dùng lối đánh du kích (Từ 2-4 chiếc), lợi dụng đêm tối đánh tập hậu phía sau hoặc chia thành từng tốp cùng một lúc tiến công cả hai bên đội hình của ta.
    Lợi dụng địa hình quen thuộc, có bờ đảo, có hoả lực trên bờ yểm trợ, tận dụng ưu thế và tốc độ tàu, nhanh chóng tiếp cận đến tầm bắn, tập trung hoả lực công kích, đánh tiêu hao lực lượng ta.
    Sau hai trận chiến đấu với ta trong đêm, địch bị bắn chìm 3 tàu (có 2 tàu 100 tấn) một số tàu khác bị thương, số còn lại rút vào khu vực quanh cảng Reem củng cố lực lượng. Sau đó địch cho tàu 100 tấn xông thẳng về hướng ta nhằm đánh chìm tàu ta.
    3.Tình hình ta
    Biên đội 2 thuộc hạm đội 171. Lực lượng gồm sáu tàu. Sau hai trận chiến đấu với tàu địch trong đêm ngày 6 tháng 1, tàu 631 bị thương (đã đưa về An Thới), còn lại năm tàu HQ05, HQ07, T199, T223, T215, tham gia chiến đấu (Tàu HQ05, HQ07 bị thương nhẹ, số thương binh, tử sĩ còn nằm lại trên tàu, sức cơ động của tàu HQ05 chỉ còn lại một máy chính. Các loại pháo còn chiến đấu tốt).
    Lúc 5 giờ ngày 7 tháng 1, hai tàu HQ05 và HQ07 cơ động chậm tại khu vực nam cảng Reem 60 liên (vĩ độ 10º24?T48?T?T N, kinh độ 103º38?T30?T?TE).
    Tàu 199 đi trinh sát vũ trang trong đêm mãi đến 5 giờ 25 phút sáng ngày 7 tháng 1 mới nhận được địa hình và tăng tốc độ chạy về biên đội 2.
    Hai tàu T203, T215 sức chiến đấu còn tốt, từ 22 giờ 37 phút ngày 6 tháng 1 làm nhiệm vụ chốt chặn địch ở phía tây Hòn Nước 23 liên (vĩ độ 10º24?T24?T?TN, kinh độ 103º44?T36?T?TE).
    Cùng tham gia chiến đấu với biên đội 2 còn có biên đội 1 có bốn tàu (HQ01, HQ03, T197, T205) đang cơ động chậm tại khu vực nam Hòn Tây Nam 62 liên (vĩ độ 10º23?T12?T?TN, kinh độ 103º32?T36?T?TE). Rada chính đặt trên tàu HQ01 (Sở chỉ huy hạm đội).
  8. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    II.Tổ chức chuẩn bị chiến đấu
    1.Nhiệm vụ của đơn vị
    Trong giai đoạn đầu của chiến dịch giải phóng Campuchia, Hạm đội 171 có nhiệm vụ: phối hợp với các đơn vị chiến đấu trên hướng biển, cụ thể là tiêu diệt lực lượng hải quân địch, ngăn chặn không cho tàu thuyền địch từ cảng Reem, cảng Congpongxom chạy ra biển, bảo vệ đội hình đổ bộ của lữ đoàn 126 hải quân đánh bộ và ss chi viện hoả lực.
    Chấp hành nhiệm vụ được giao, hạm đội chủ trương sử dụng toàn bộ lực lượng tàu thuyền các loại của biên đội 1 và 2 cơ động đến vị trí quy định, sẵn sàng chiến đấu.
    2.Quyết tâm chiến đấu
    a.Ý định chiến đấu Nắm vững tư tưởng chỉ đạo và phương châm, ý đồ tác chiến của trên, chấp hành nghiêm chỉnh chỉ thị mệnh lệnh chiến đấu, chủ động sáng tạo, mưu trí, dũng cảm, ngoan cường, khắc phục khó khăn, thực hành đánh nhanh diệt gọn từng tàu địch, từng tốp mục tiêu, đạt hiệu suất chiến đấu cao, giành thắng lợi trọn vẹn ở khu vực phân công.
    b-Cách đánh
    Ban đêm (tầm nhìn xấu): triển khai sẵn đội hình ở vị trí chốt giữ đã quy định quan sát nắm chắc hành động của địch, chờ địch vào gần từ 2-3 liên thì nhanh chóng sử dụng hỏa lực tập trung tiêu diệt mục tiêu gần, mục tiêu uy hiếp ta trước.
    Ban ngày (tàm nhìn tốt): triển khai đội hình trước đề phòng địch tập kích, khi đánh địch dùng pháo lớn 100mm, 76,2 mm; H12 đánh chặn ở cự ly 6-8 km. Đồng thời cho nhóm đột kích nhanh chóng tiếp cận và xông thẳng vào đội hình của địch,tập trung hỏa lực đánh tiêu hao sinh lực địch.
    c.Tổ chức sử dụng lực lượng
    Biên đội 1 gồm 4 tàu (HQ01, HQ03, T197, T205) có nhiệm vụ tập kích vào cảng Reem bằng pháo lớn, chi viện hoả lực cho biên đội khi cần thiết.
    Biên đội 2 gồm sáu tàu trong đó có hai tàu hộ vệ (HQ05, HQ07) ba tàu 1000 tấn (T203, T215, T199) và một tàu PGM 613 được phân chia thành ba nhóm đột kích.
    Nhóm HQ05, HQ07: có nhiệm vụ chốt chặn ở khu vực vĩ độ 10º22?T00?T?T N, kinh độ 103º41?T00?T?T E dùng rada quan sát phát hiện địch từ xa, thông báo mục tiêu cho pháo ở Ghềnh Dầu bắn chặn. Cùng với nhóm T199, T613 tổ chức đánh tàu địch không cho chúng vượt qua luồng Phú Dự-Hòn Nước, bảo vệ phía tây đội hình lữ 126.
    Nhóm T203, T215: chốt chặn cửa luồng Phú Dự-Hòn Nước, cách phía tây Phú Dự-Hòn Nước 3 km không để địch từ phía đông lọt qua luồng Phú Dự-Hòn Nước và từ Ghềnh Dầu lọt sang phía đông.
    Nhóm T199, T613: tàu T199 có nhiệm vụ trinh sát vũ trang sau đó cùng tàu T613 ra chốt chặn cách nam Reem khoảng 3 km sẵn sàng đánh địch từ Reem ra.
    3.Các mặt bảo đảm
    a.Trinh sát
    Hạm đội tổ chức cho tàu T199 đi trinh sát vũ trang, kết hợp với rada tàu quan sát mục tiêu, đồng thời theo dõi tình hình qua thông báo của trên.
    b.Thông tin liên lạc:
    Sử dụng mạng thoại, tổ chức canh liên tục. Đối với trên dùng mạng thoại sóng cực ngắn, mạng UR46, PRC-25. Trong các nhóm liên lạc giữa nhóm trưởng và thành viên bằng máy PRC-25. Chỉ huy thống nhất từ trên xuống dưới, quy định thông tin liên lạc cấp dưới chủ yếu là thu nghe.
    c.Bảo đảm hậu cần, vũ khí trang bị
    Các tàu chuẩn bị đầy đủ cơ số theo yêu cầu chiến đấu trên biển.
  9. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    III.Diễn biến và kết quả chiến đấu
    1.Diễn biến chiến đấu
    Ngày 6 tháng 1 năm 1979, sau khi kết thúc trận chiến đấu thứ hai trong đêm-2 giờ sáng ngày 7 tháng 1, ta tiến hành ổn định đội hình, tiếp tục chuẩn bị chiến đấu, cấp cứu thương binh, thay thế người và bổ sung đạn dược. 6 giờ trời sáng rõ. Thấy thiếu tàu T199, sở chỉ huy biên đội đã lệnh cho tàu T199 nhanh chóng trở về đội hình của biên đội.
    6 giờ 15 phút, rada tàu ta phát hiện có bốn tàu địch từ tây nam Hòn Bãi đang đi về hướng đông nam, tốc độ trên 25 hải lý/giờ. Đồng thời ngay lúc đó, trên đài chỉ huy quan sát bằng mặt thường thấy mục tiêu bốn tàu 100 tấn của địch đi đội hình hàng ngang, xông thẳng về hướng biên đội 2.
    Sở chỉ huy ta nhận định: tốp tàu địch này cho rằng biên đôi 2 qua hai trận chiến đấu đêm vẫn nằm tại chỗ, chắc là đã bị thương vong, vì vậy chúng quyết dốc lực lượng lao ra đánh chìm tàu ta. Sau đó sở chỉ huy đã kịp thông báo ngay cho biên đội 2 và đồng thời nhận được bc của biên đội 2 đã phát hiện được mục tiêu. Bộ tư lệnh hạm đội ra lệnh: ?oBiên đội 2 sẵn sàng đánh địch. Biên đội 1 nhanh chóng tiếp cận, dùng pháo lớn đánh chặn trước khi địch đánh vào biên đội 2?. Nhận được lệnh, cả hai biên đội nhanh chóng vào vị trí chiến đấu.
    6 giờ 20 phút, biên đội 1 nổ súng vào đội hình địch ở Gm: 30º trái, d=43 liên, đồng thời hai tàu T197 và T205 tiếp cận đến cự ly của pháo 37 mm và 25 mm nổ súng đánh địch.
    Trong lúc đó biên đội 2 đã điều chỉnh đội hình, lệnh cho tàu HQ05, HQ07 tập trung hoả lực pháo 76,2 mm bắn mạnh vào tàu địch và lệnh cho hai tàu T203, T215 đang ở cánh tây Phú Dự-Hòn Nước 3 km, dùng tốc độ cao trở về ngay biên đội. Bị hoả lực ta bắn, địch đã dùng pháo ở mũi tàu bắn mạnh vào đội hình của biên đội 2 và chúng chuyển đội hình thành một hàng dọc. Biên đội 2 tiếp tục sử dụng pháo 100 mm và 76,2 mm bắn mạnh ở cự ly 30 liên.
    6 giờ 22 phút, tàu HQ06 bắn chặn, đồng thời lệnh cho tàu 199 quay lại dùng H12 công kích vào đội hình địch.
    6 giờ 30 phút, pháo tầm xa của ta bắn chặn mãnh liệt, địch chuyển hướng về đông nam Reem vận động song song ngược chiều với đội hình của ta. Với đội hình một hàng dọc, khoảng cách giữa các tàu chúng từ 1 đến 1,5 liên. Ta dùng pháo mạn phải của HQ05, HQ07 bắn địch và cho T203 và T215 dùng H12 công kích địch, còn tàu T199 tăng tốc xông thẳng vào đội hình địch.
    Tàu 199 phóng được hai quả H12 thì hỏng phích điện và tiếp tục dùng pháo đánh địch.
    6 giờ 32 phút, được lệnh của Bộ tư lệnh hạm đội. Biên đội 2 đánh ngược chiều tàu địch, biên đội 1 lao thẳng vào công kích địch. Lúc này do đội hình tàu ta lộn xộn nên cản trở đến xạ kích của tàu lớn. Trước tình hình đó sở chỉ huy hạm đội lệnh cho tàu HQ05 mở rộng góc mạn để tàu HQ01 đánh địch và cho hai tàu T917, T205 tiếp cận đánh chìm một tàu địch đang bị thương mất cơ động chạy chậm. Cơ động được 3 liên thì hai tàu quay ra do địch luôn bám bờ và giữ vững đội hình, dùng hoả lực đánh trả quyết liệt.
    6 giờ 45 phút, pháo bờ của địch bắt đầu bắn chi viện cho tàu của chúng. Lợi dụng có pháo bờ chi viện, tàu địch đã tập trung hoả lực bắn mạnh vào tàu HQ05, HQ07. Tàu HQ07 chuyển hướng về phía tây nam để tránh pháo bờ của địch và phát huy hoả lực phía sau đánh trả lại địch. Cùng lúc đó được lệnh của sở chỉ huy, hai tàu T203 và T215 xông thẳng vào đội hình địch dùng hoả lực chế áp và bảo vệ cho tàu HQ05 và HQ07. Lúc này các tàu HQ05, HQ03, HQ01 tập trung hỏa lực cùng với hoả lực pháo của T199 (đang chạy song song với tàu địch) bắn mạnh vào đội hình địch.
    6 giờ 55 phút, pháo tàu của ta bắn mãnh liệt, tàu địch bị trúng đạn. Tàu 203, T215 tiếp cận gần đánh mạnh làm cho đội hình địch bị rối loạn và khi cơ động đến ngang Hòn Nước thì phải quay lại hướng Cửa Reem. Bị hoả lực địch đánh trả, tàu T215 bị thương (3 máy chính hỏng, 1 số vị trí pháo không bắn trả được, thuyền trưởng và một số cs bị thương) nên phải dùng hoả lực tiến công địch làm một chiếc bị trúng đạn, thương vong nặng,cơ động chậm, ba chiếc còn lại chuyển hướng về Cửa Reem. Ta vẫn tập trung hoả lực truy kích địch, còn địch vừa tháo chạy vừa chống trả yếu ớt. 7 giờ 5 phút tàu địch vào đến Cửa Reem ẩn náu.
    7 giờ 10 phút sở chỉ huy lệnh ngừng bắn, tiếp tục củng cố đội hình chuẩn bị chiến đấu tiếp theo.
    7 giờ 20 phút, các tàu về vị trí quy định kết thúc trận chiến đấu.
    2.Kết quả chiến đấu
    Địch: 4 tàu bị trọng thương, trong đó có một chiếc mất cơ động.
    Ta: Tàu 215 bị thương nặng.
    Tàu HQ01, HQ05, HQ07, T203 bị thương nhẹ.
    Tàu HQ03, T199 bị một số đạn vào phía mạn.
    Diễn biến trận tiến công tàu địch trên vùng biển Tây Nam của biên đội 2 Hạm đội 171 Hải quân
    Đêm 6 rạng ngày 7 tháng 1 năm 1979
    [​IMG]
  10. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    IV.Ưu khuyết điểm và kinh nghiệm
    1.Ưu điểm
    Quan sát nắm được địch từ xa, hạ quyết tâm nhanh, tập trung lực lượng toàn hạm đội đánh địch.
    Điều động sử dụng lực lượng nhịp nhàng tạo thành trận địa bắn cho hai biên đội đúng ý định, tạo được hai tuyến bắn pháo lớn, pháo nhỏ đúng chiến thuật.
    Tinh thần chiến đấu của bộ đội dũng cảm ngoan cường, đặc biệt là hai tàu T203, T215.
    2.Khuyết điểm
    Trình độ xạ kích của pháo còn yếu, chiến đấu ban ngày trong tầm hiệu quả của các cỡ pháo nhưng không đánh chìm được tàu địch.
    Tinh thần chấp hành mệnh lệnh chiến đấu của hai tàu T917, T205 không nghiêm túc, thiếu dũng cảm, bỏ lỡ thời cơ đánh chìm tàu địch.
    Trình độ hiệp đồng giữa các nhóm tàu với nhau chưa chặt chẽ, nên còn vướng nhau, hạn chế việc phát huy hoả lực của toàn đơn vị, chưa tạo thành trận địa bắn ưu thế, nên tuy có ý định, nhưng điều động xử lý còn lúng túng.
    3.Những kinh nghiệm
    a.Nắm chắc và đánh giá chính xác tình hình địch là một trong những yếu tố quan trọng bảo đảm cho thắng lợi của trận đánh
    Muốn hạ quyết tâm chính xác, yếu tố quan trọng đầu tiên là nắm địch, đánh giá đúng về địch. Đó là cơ sở khách quan có tính chất quyết định đối với quyết tâm chiến đấu của người chỉ huy. Mỗi trận chiến đấu,mỗi hình thức chiến thuật đều có những yêu cầu, nội dung khác nhau về nắm địch. Trong vận động đánh địch ngay trên vùng biển của chúng, vấn đề nắm chắc địch là vô cùng quan trọng. Phải có đài quan sát rada tàu kết hợp với ống nhòm để theo dõi hành động, quy luật hoạt động của chúng. Công tác tổ chức nắm, bám địch phải liên tục bằng nhiều phương pháp, trên cơ sở đó mà phán đoán khả năng đối phó của địch, dự kiến các tình huống có thể xảy ra, chủ động đánh địch.
    Trong trận chiến đấu này đơn vị đã dựa vào thông báo của trên, kết hợp với thực tế qua hai trận chiến đấu trước đó, đã nắm tương đối sát về địch cả lực lượng, âm mưu, thủ đoạn. Khi địch xuất hiện đã nhanh chóng nhận đinhk đúng về hướng tiến công chủ yếu của địch. Từ đó đã hạ quyết tâm được nhanh chóng, tập trung lực lượng toàn hạm đội đánh địch, song vấn đề nắm và đánh giá địch ở trận này còn biểu hiện một số thiếu sót như chưa nắm chắc số lượng và chất lượng trang bị của địch (tàu 100 tấn), đánh giá chưa thật chính xác khả năng chỉ huy hiệp đồng, khả năng vận động tác chiến và kỹ thuật của địch. Trong thực tế, khả năng đó của địch tương đối tốt nên đã hạn chế kết quả chiến đấu của ta.
    b.Muốn diệt địch phải tạo thế chủ động cho ta và bất ngờ cho địch
    Khi nổ súng phải đúng thời cơ, sử dụng góc mạn hợp lý, đánh tập trung vào mục tiêu đã cọn để tiêu diệt ngay từ loạt đạn đầu, gây cho địch bị bất ngờ, đối phó lúng túng, nếu có phản ứng bắn trả cũng khó chính xác.
    Trong trận đánh này, chỉ huy đơn vị đã bố trí lực lượng hợp lý, tạo thành hai tuyến bắn (pháo lớn, pháo nhỏ) đúng chiến thuật: dùng pháo 100 mm và 76,2 mm của các tàu bắn ngăn chặn địch từ xa không cho cúng xông vào đội hình ta, và dùng các nhóm đột kích hai tàu để tiếp cận địch ở cự ly pháo cỡ nhỏ để bắn địch.
    Tuy nhiên do trình độ xạ kích của ta còn hạn chế, trong vận dụng đội hình còn có lúc rối nên chưa phát huy được hoả lực của toàn đơn vị, chưa tạo thành trận địa bắn ưu thế, chưa chọn được mục tiêu để tiêu diệt địch ngay từ loạt đạn đầu. Trong trận này, ta có ưu thế hơn địch nhưng đã không đánh chìm được tàu địch mà mới chỉ đánh bị thương, trong khi đó tàu ta bị trúng đạn và tàu T215 bị thương nặng là một bài học về vận dụng chiến thuật chưa hợp lý cần được rút kinh nghiệm nghiêm túc.

Chia sẻ trang này