1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trên biên giới Tây Nam và tiêu diệt bọn diệt chủng Pol Pot

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi ptlinh, 06/10/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
  2. negropone

    negropone Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/09/2006
    Bài viết:
    959
    Đã được thích:
    18
    Ý bác chắc là cứ phải đánh nước nhỏ hơn thì phải ko một binh sĩ thiệt mạng, không một máy bay bị bắn hạ, không một xe tăng bị bắn cháy thì mới gọi là hiệu quả chứ gì
  3. thanhlong0988

    thanhlong0988 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/10/2006
    Bài viết:
    420
    Đã được thích:
    0
    Bậy nào, nó trang bị còn tốt hơn QGP hồi đánh Mẽo, còn ta thì trang bị + sử dụng hoả lực làm sao bằng Mẽo đánh QGP!
  4. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Đêm 24 rạng ngày 25 tháng 9 năm 1977, lợi dụng sự bố phòng sơ hở của ta, địch cho 2 sư đoàn chủ lực và một số đơn vị quân sự địa phương thuộc Quân khu 203 mở cuộc tiến công trên toàn tuyến biên giới Tây Ninh. Chúng chia thành 2 mũi bất ngờ tiến công qua biên giới thuộc địa phận huyện Bến Cầu và huyện Tân Biên. Ở vùng biên giới Vĩnh Cầu, hướng chính của chúng là hướng Cây Me và cầu Thúc Múc, hướng phụ là rừng Nhum và rừng Long Khánh. Địch tiến công trên tuyến dài 20 km và thọc sâu vào nội địa ta từ 3-7 km. Hướng Tân Biên địch đồng loạt tiến công ở 3 khu vực bắc Tây Ninh là Xa Mát-Đập Đá, Tà Nốt-Tà Đạt và Chàng Riệc. Với chính sách ?oPhá sạch, đốt sạch, giết sạch?, quân địch tàn sát đồng bào ta hết sức dã man. Chúng giết dân thường bằng cách đập đầu, cắt cổ, mổ bụng, có trường hợp chúng quẳng hàng chục người xuống giếng sâu rồi ném lựu đạn xuống. Chúng đốt nhà, vơ vét tài sản của nhân dân chuyển về Campuchia. Trước tình hình đó, Bộ Tổng tham mưu chỉ thị cho các lực lượng vũ trang trên biên giới Tây Ninh thực hiện nhiệm vụ: Nhanh chóng giải vây cho các đồn công an và các khu vực đông dân đang bị địch bao vây, tiêu diệt các cụm địch trên đất ta, khôi phục lại biên giới.
    Chấp hành mệnh lệnh của trên, sư đoàn giao nhiệm vụ cho trung đoàn không quân 918 sử dụng máy bay EC-47 trinh sát điện tử dò tìm sóng đài địch, máy bay C-130 bay trinh sát chụp ảnh nhiều lần chuyến dọc tuyến biên giới với hàng nghìn bức ảnh, phát hiện các vị trí tập trung quân, bãi để xe quân sự, trận địa pháo, kho tàng của Khmer đỏ, cung cấp thông tin chính xác cho Bộ Tổng tham mưu, các quân khu, đơn vị bộ binh bảo vệ biên giới. Ngày 27 và 28 tháng 9, sư đoàn sử dụng 8 chiếc trực thăng UH-1 chi viện hoả lực cho bộ binh Quân đoàn 3 và Quân khu 7 đánh địch ở khu vực Cây Me, Bến Sỏi, đường số 13, Đập Đá-Xa Mát loại khỏi vòng chiến đấu hàng trăm tên địch, nhưng trận địa cố thủ của chúng vẫn chưa bị diệt. Ngày 29 tháng 9, sư đoàn quyết định, sư đoàn quyết định cho 8 lần chiếc A-37 xuất kích đánh phá mãnh liệt vào sở chỉ huy sư đoàn địch ở làng Plông phía nam Xa Mát. Đây là đòn đán quyết định, làm tê liệt hệ thống chỉ huy của địch. Ngày 1 tháng 10, sư đoàn cho máy bay A-37 xuất kích đánh vào đội hình 2 sư đoàn bộ binh địch có xe cơ giới, pháo binh, kho hậu cần đánh chiếm ở khu vực Xa Mát, ấp Cây Tre, cầu Thúc Múc và ấp Bến Trại.
    Sau khi máy bay A-37 đánh đợt 1 thắng lợi diệt 1 sở chỉ huy trung đoàn địch, theo yêu cầu của Sư đoàn 4 bộ binh Quân đoàn 4, lúc 13 giờ 30 phút, sư đoàn sử dụng 4 lần chiếc A-37 do Nguyễn Văn Vân bay số 1 làm biên đội trưởng, Tạ Đông Trung-Nguyễn Thế Hùng bay số 2, Trần Cao Thăng bay số 3, Nguyễn Văn Sinh bay số 4 làm nhiệm vụ chiến đấu. Máy bay của biên đội trưởng bị hỏng phải quay trở về căn cứ, phi công Tạ Đông Trung được lệnh chỉ huy biên đội tiếp tục bay đến khu vực Cây me chiến đấu. Sau lần 1 công kích vào trận địa địch, biên đội tiếp tục bổ nhào công kích lần thứ 2 và thoát ly. Trên đường về máy bay của Tạ Đông Trung và Nguyễn Thế Hùng bị pháo phòng không của địch bắn cháy, các đồng chí buộc phải nhảy dù và rơi trúng vào trận địa Khmer đỏ. Đồng chí Nguyễn Thế Hùng hy sinh, còn Tạ Đông Trung một mình, một súng anh dũng chiến đấu trong vòng vây của 1 đại đội địch. Khi máy bay bị rơi, phi công kịp thời đánh tín hiệu cấp cứu về sở chỉ huy sư đoàn. Sư đoàn lệnh cho trực thăng UH-1 của Đinh Gia Dục lúc đó đang chở đoàn cán bộ trên đường về căn cứ hạ cánh lập tức bay đến khu vực máy bay A-37 bị rơi để cấp cứu phi công. Nhưng do địch quá đông, vòng vây khép lại, trời gần tối, máy bay UH-1 quần đảo liên tục trước hoả lực dày đặc của địch mà không thế nào hạ cánh xuống cứu phi công được. Đồng chí Tạ Đông Trung quyết không để địch bắt đã chiến đấu đến viên đạn cuối cùng và anh dũng hy sinh, giữ trọn khí tiết cách mạng, để lại tấm gương sáng ngời về tinh thần sống anh dũng, chết vẻ vang. Cả hai đồng chí được tặng huân chương Chiến công hạng ba. Biến đau thương thành hành động cách mạng, theo lệnh của trên, ngày 2 tháng 10, Trung đoàn 937 xuất kích 20 lần chiếc A-37 phối hợp với bộ binh Quân đoàn 4, được sự chỉ thị mục tiêu của máy bay trinh sát U-17 đã dội bom dữ dội vào đã dội bom dữ dội vào các vị trí cố thủ của Khmer đỏ ở khu vực Cây Me. Tiếp theo, 30 lần chiếc UH-1 với hoả lực mạnh đánh vào các ổ đề kháng, cụm hoả lực của địch, tạo điều kiện thuận lợi cho bộ binh tiến công. Đến 10 giờ, ta hoàn toàn làm chủ trận địa giành lại các vị trí đã bị địch chiếm đóng trái phép.
    ----------------------------------------
    Bổ sung một chút: Cái A-37 có hai phi công Tạ Đông Trung-Nguyễn Thế Hùng khi bị bắn hạ thì cả hai phi công đều nhảy dù xuống được nhưng bị vây kín bởi quân Pol Pot. Hai phi công đã dựa lưng vào nhau chiến đấu và cả hai đều hi sinh. Sau này, liệt sĩ Nguyễn Thế Hùng được truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân ngày 28-4-2000. (Nguồn: một đồng đội của liệt sĩ Hùng kể lại cho em ạ).
  5. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Trong tháng 12 năm 1977, lực lượng Khmer đỏ liên tục tổ chức các đợt lấn chiếm khu vực Tây Ninh, Đắc Lắc, chủ yếu trên đường 22, đường 13. Địch tập trung 2 sư đoàn được trang bị hoả lực mạnh, trong đó có súng phòng không 12,7 mm, 12,8 mm ở các tiểu đoàn, đại đội. Hàng ngày chúng cho pháo 130 mm bắn sang Tây Ninh, Trảng Lớn gây nhiều tội ác với đồng bào ta. Sư đoàn được giao nhiệm vụ hiệp đồng chiến đấu với lực lượng vũ trang Quân khu 7, Quân đoàn 4 tiến công tiêu diệt địch trong một chiến dịch dài ngày. Sư đoàn đã cử các tổ đại diện không quân ở sở chỉ huy Quân đoàn 4, lấy sân bay Trảng Lớn làm căn cứ cho máy bay UH-1, U-17 cơ động đến làm nhiệm vụ. Thường xuyên duy trì bảo đảm thông tin liên lạc thông suốt từ sân bay Trảng Lớn đến Quân đoàn 4, Quân đoàn 3 và sở chỉ huy sư đoàn. Trong chiến dịch này, không quân được giao nhiệm vụ sử dụng máy bay F-5, A-37 đánh vào các mục tiêu nằm sâu trong hậu phương của địch ở Chi Phu, Khchâk, Bosplăng, Svây ksông? các máy bay trinh sát U-17 chỉ thị mục tiêu, UH-1 chi viện hoả lực gần cho bộ binh, xe tăng và làm nhiệm vụ cấp cứu phi công khi máy bay F-5, A-37 đánh sâu vào đất địch gặp phải tình huống bất trắc;máy bay CH-47 làm nhiệm vụ vận tải, tiếp tế, chở thương binh; C-130 làm nhiệm vụ ném bom, EC-47 trinh sát điện tử và chụp ảnh.
    Đây là lần đầu tiên không quân hiệp đồng chiến đấu với các quân đoàn chủ lực trên một diện rộng, thời gian dài. Các loại máy bay của sư đoàn đều tham gia chiến đấu với tinh thần dũng cảm, đánh độc lập, đánh hiệp đồng, đánh tập kích, đánh chặn đều đạt hiệu suất cao. Trong trận ngày 6 tháng 12 năm 1977, sư đoàn sử dụng lực lượng của Trung đoàn 917 gồm 2 máy bay U-17 bay quan sát chỉ thị mục tiêu, 6 máy bay UH-1 vũ trang sử dụng rocket kết hợp súng 7,62 mm; 16 lần chiếc máy bay A-37 làm nhiệm vụ chiến đấu trên đội hình bộ binh ở hướng tiến công chủ yếu của ta, 1 máy bay CH-47 sẵn sàng vận chuyển tiếp tế. Các loại máy bay đã chiến đấu liên tục từ 6 giờ 10 phút đến 10 giờ 15 phút, đánh vào trung đoàn xe vận tải trên đất địch, diệt nhiều xe và lực lượng của chúng, chi viện trực tiếp cho bộ binh chiến đấu trên hướng tiến công vào khu vực ngã tư Nhà Thương ở Bến Sỏi, phá vỡ các trận địa pháo binh của địch, tạo điều kiện cho bộ binh tiến công làm chủ khu vực, bắt tù binh, thu nhiều vũ khí; chở 500 kg vũ khí và 25 bộ đội đến tăng cường chiến đấu ở khu vực khó khăn. Sau 3 ngày chiến đấu, các đơn vị bộ binh đã chiếm được toàn bộ vùng ven biên giới ở đông-đông bắc tỉnh Soài Riêng với chính diện hơn 40 km và ciều sâu 30 km, phá vỡ tuyến phòng thủ của 2 sư đoàn chủ ực và các đơn vị địa phương của địch, đồng thời máy bay UH-1 chở cấp cứu thương binh về Viện quân y 175 kịp thời điều trị. Trong trận chiến đấu này Bộ Tổng tham mưu đã biểu dương ?oSư đoàn không quân 372 và các sư đoàn bộ binh đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ".
  6. tungshev

    tungshev Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/02/2007
    Bài viết:
    256
    Đã được thích:
    0
    Em vừa tổng hợp lại toàn bộ topic vào một file word và có convert ra cả file repligo để đọc trên di động cho tiện. Có để đọc mọi lúc, mọi nơi.
    Ngoài ra còn có hai truyện của Lê Thành Chơn là "Bản án tản thất quân dụng" và "Khối mây hình lưỡi búa". Cuốn "Chiến tranh đông dương lần ba" nữa.
    Bác nào muốn lấy về đọc trên di dộng thì nói em nhé!
    (Chết, wen xin phép bác pót linh tinh và các bác khác trong topic.)
  7. ov10

    ov10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/02/2006
    Bài viết:
    6.093
    Đã được thích:
    6
    Còn có (một số) vụ phi công ta bị bắn chết khi chân chưa chạm đất.
  8. lanpurge

    lanpurge Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/07/2005
    Bài viết:
    4.955
    Đã được thích:
    481
    xin lỗi vì hỏi ko đúng chủ đề, VN mình thu hồi dc của mỹ ngụy bao nhiêu máy bay vậy ? bác nào cho con số thống kê chi tiết dc ko ? nếu có cả các phương tiện chiến tranh khác thì càng tốt ! cảm ơn nhiều.
  9. thepeoplewholovelanguages

    thepeoplewholovelanguages Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    457
    Đã được thích:
    0
    Cho mình hỏi U-17 là máy bay trực thăng trinh sát hạng nhẹ phải kô mấy bác?Bây giờ nhà ta thay thế loại khác chưa?Và là loại nào vậy?
  10. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Nhân dịp năm mới, gửi bài đầu tiên nào:
    Trong lúc sư đoàn đang triển khai các nhiệm vụ năm 1978, thì ngày 21 tháng 1, ở biên giới Việt Nam-Campuchia, Khmer đỏ đưa một số sư đoàn bộ binh đột nhập sâu vào một số vùng lãnh thổ nước ta từ 8 đến 10 km, tập trung ở khu vực biên giới như Phước Trường, Giang Thành đến Đầm Chít-Kiên Giang, dùng pháo tầm xa bắn quấy rối vào hậu phương chiến dịch của ta như thị xã Tây Ninh, Cao Xá, Trảng Lớn, Gò Dầu làm cho tình hình biên giới hết sức căng thẳng, đe doạ nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam. Trước tình hình trên, ngày 28 tháng 1, sư đoàn sử dụng trực thăng UH-1 yểm trợ bộ binh Quân khu 9 chiến đấu tiêu diệt một tiểu đoàn địch, buộc chúng phải tháo chạy về bên kia biên giới. Tuy bị thất bại nhưng chúng tiếp tục điều trung đoàn 11 rất thiện chiến thuộc Sư đoàn 2 bộ binh sang đánh chiếm địa bàn Khánh An, Khánh Bình, Phước Hưng ở bắc thị xã Châu Đốc-An Giang. Lợi dụng khu vực này địa hình phức tạp, nhiều cồn nổi, xung quanh có kênh rạch bao bọc, chúng tổ chức đào công sự, bố trí các ụ súng cối, ĐKZ, B40, B41? đồng thời gài nhiều bãi mìn xung quanh khu vực chốt quân và sở chỉ huy trung đoàn. Trung đoàn này được Khmer đỏ phong anh hùng và có nhiều tội ác dã man với nhân dân vùng biên giới nước ta. Cùng phối thuộc với trung đoàn 11, địch còn tăng cường các đơn vị ở tuyến sau để chi viện ứng cứu khi ta đánh, đặc biệt là các trận địa pháo 105 mm, 130 mm đặt ở Rê Ninh trên đất địch thường xuyên bắn sang thị xã Châu Đốc và xung quanh khu vực chốt quân của chúng để ngăn chặn lực lượng ta bao vây, tấn công.
    Bộ Tổng tham mưu lệnh cho Quân khu 9 phối hợp với lực lượng không quân tổ chức đánh địch. Bộ tư lệnh Quân khu 9 sử dụng Sư đoàn bộ binh 330 cùng Sư đoàn 341 của Quân đoàn 4 có xe tăng và pháo binh yểm trợ tiến công tiêu diệt địch. Bộ tư lệnh Không quân sử dụng một phần lực lượng của Sư đoàn không quân 372, chủ yếu sử dụng máy bay UH-1, A-37 tham gia chiến đấu ngăn chặn không cho địch mở rộng phạm vi lấn chiếm và chi viện hoả lực để bộ binh tấn công tiêu diệt địch, giải phóng phần đất bị lấn chiếm.
    Sau khi được cấp trên giao nhiệm vụ, sư đoàn cử cán bộ và tổ đại diện không quân hiệp đồng chiến đấu với Sư đoàn 330 Quân khu 9, Sư đoàn 341 Quân đoàn 4, tiểu đoàn 162 bộ đội địa phương tỉnh An Giang. 18 giờ ngày 2 tháng 2 năm 1978, sư đoàn triển khai kế hoạch chiến đấu và giao nhiệm vụ cho Trung đoàn 917, Trung đoàn 937, Trung đoàn 935, Trung đoàn 918. 16 giờ ngày 3 tháng 2, toàn bộ công tác chuẩn bị tại các đơn vị và các mặt bảo đảm phục vụ chiến đấu ở sv dã chiến tại Long Xuyên đã xong. 6 giờ 20 phút ngày 4 tháng 2, sư đoàn sử dụng một chiếc máy bay trinh sát U-17 cất cánh từ sân bay Cần Thơ lên quan sát chỉ thị mục tiêu trên khu vực chiến đấu, báo cáo về sở chỉ huy tiền phương của Quân khu 9 tình hình bố trí lực lượng, hệt hống hầm hào của địch, sau đó dùng máy bay UH-1 chở cán bộ Quân khu đi kiểm tra, đánh giá tình hình và xác định các mục tiêu của địch lần cuối để hạ quyết tâm chiến đấu, 8 giờ 25 phút, 5 chiếc máy bay UH-1 cất cánh từ sân bay Long Xuyên, có biên đội 2 chiếc máy bay A-37 yểm hộ công kích các mục tiêu đã chỉ thị. 9 giờ 45 phút biên đội 2 chiếc A-37 cất cánh từ sân bay Cần Thơ tiếp tục thực hiện nhiệm vụ tuần tiễu vũ trang. Ở khu vực chiến đấu, các mũi tic của bộ binh phát triển chậm do vấp phải sức kháng cự tương đối mạnh của địch, bộ binh Quân khu 9 bị thương vong lớn, đồng thời địch tổ chức từng mũi rút chạy. Sở chỉ huy Quân khu 9 yêu cầu Không quân sử dụng máy bay A-37 mang bom phá kết hợp với rocket đánh vào khu vực chúng rút chạy và trong 1 giờ phải có mặt chiến đấu. Trung đoàn 937 đã khẩn trương chuẩn bị. 12 giờ 50 phút, biên đội 2 chiếc A-37 xuất kích liên tục đánh vào đội hình tập kết quân của địch. 13 giờ 10 phút, 5 lần chiếc UH-1 hiệp đồng với máy bay A-37 đánh cấp tập vào vị trí tập trung quân của 1 tiểu đoàn bộ binh địch rút chạy qua sông, bắn cháy, bắn chìm 50 thuyền, xuồng chở quân của chúng. Sau đợt bắn phá có hiệu quả của Không quân, bộ binh ta tạo thế bao vây gọng kìm, phát triển thế tấn công tiêu diệt toàn bộ lực lượng của địch. Riêng khu vực sở chỉ huy dự bị của trung đoàn 11 là điểm mạnh nhất do địa hình phức tạp, hoả lực phòng thủ rất mạnh, bộ binh ta tiến công gặp khó khăn, bị thương vong nhiều, đại diện Không quân ở sở chỉ huy tiền phương Quân khu 9 báo cáo xin sư đoàn tiếp tục cho máy bay A-37 tiêu diệt mục tiêu này. 15 giờ 30 phút máy bay U-17 cất cánh quan sát khu vực, 16 giờ 2 chiếc A-37 được máy bay U-17 chỉ thị mục tiêu bằng đạn khói, từng chiếc một bổ nhào ném bom trúng vào sở chỉ huy của chúng. Trong trậ chiến đấu này các loại máy bay đã hiệp đồng chặt chẽ trong khu vực chiến đấu, mưu trí, dũng cảm, sử dụng hoả lực tập trung chính xác diệt 1 sở chỉ huy trung đoàn và những ổ đề kháng mạnh, làm sập nhiều công sự kiên cố, tạo điều kiện thuận lợi cho bộ binh Quân khu 9 ào ạt tiến công tiêu diệt 600 tên địch, thu hồi 200 súng các loại, giải phóng khu vực và đuổi chúng ra khỏi biên giới. Trung đoàn 11 anh hùng của Khmer đỏ coi như bị xóa sổ. Đây là lần đầu tiên máy bay A-37 đánh vào các mục tiêu điểm trong đội hình tấn công của bộ binh đạt hiệu suất chiến đấu cao. Máy bay UH-1 chi viện trực tiếp cho bộ binh, nhất là đánh địch lúc tháo chạy qua sông. Kết thúc trận đánh, Bộ chỉ huy mặt trận biểu dương ?oĐây là một trận đánh hiệp đồng giữa máy bay A-37, trực thăng vũ trang UH-1, U-17 chỉ thị mục tiêu và các lực lượng bộ binh tiến công trong đội hình chiến đấu hợp thành quân binh chủng, trận đánh của Không quân có tác dụng lớn, quyết định trong đột phá những chốt phòng ngự rắn của địch, giúp bộ binh khắc phục khó khăn, làm chủ chiến trường nhanh, giành thắng lợi trong trận đánh?. Cũng trong thời gian này, chấp hành chỉ thị của Quân chủng, sư đoàn tổ chức một đoàn cán bộ, nhân viên chuyên môn gồm 13 đồng chí thuộc các ngành: điều phái, cơ yếu, dẫn đường, khí tượng, báo vụ, vô tuyến điện, xăng dầu với đầy đủ các phương tiện chỉ huy ra đảo Trường Sa để làm nhiệm vụ sẵn sàng tiếp thu máy bay ta ra hoạt động bảo vệ đảo.

Chia sẻ trang này