1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trên biên giới Tây Nam và tiêu diệt bọn diệt chủng Pol Pot

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi ptlinh, 06/10/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. muopthoitai

    muopthoitai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2007
    Bài viết:
    31
    Đã được thích:
    0
    Đọc chủ đề này tôi thấy sư đoàn 341 thất anh dũng thiện chiến và hết lòng trung thành với tổ quóc. Việt Nam ta vũng mãnh và toàn vẹ lãnh thổ có sự góp phần ko nhỏ của họ. Nhưng có vẻ như sư đoàn 341 ôm hơi nhiều việc, liên tục di chuyển để giải phóng các vùng mà đáng nhẽ các sư đoàn khác chốt ở đó không đuợc đẻ mất. Rât mừng vì độ thiện chiến và không quản gian nan của 1 đơn vị anh hùng nhưng còn mừng hơn néu tất cả các sư đoàn khác cũng vững mạnh như vậy, vì 1 Việt Nam vũng mạnh
  2. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    Cái 341 chính là sư đoàn Sông Lam. Nghe cái tên thôi là đã cảm thấy nể rồi. Hồi Lê Lợi kháng chiến chống Minh và bị vây ở Hoà Bình, trong tay còn mấy chục đồng chí chung cảnh khố rách áo ôm đã vào vùng Thanh Nghệ Tĩnh để gây dựng và làm nên sự nghiệp. Vua Trần Nhân Tông, trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần hai, khi nguy khốn cũng nhìn vào vùng này với sự tin tưởng cao độ để rồi làm nên câu thơ:
    "Cối kê cự sự quân tu ký
    Hoan Diễn do tồn thập vạn binh"

    Dịch là
    "Cối kê việc cũ ngươi nên nhớ
    Hoan Diễn còn kia chục vạn quan"

    Sau này là kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, rồi bây giờ trong công cuộc "chấn hưng nước nhà", ở đâu họ cũng đi đầu cả.
  3. amourunique

    amourunique Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    1.310
    Đã được thích:
    0
    Sư đoàn Sông làm thì lính chủ yếu là dân vùng Nghệ Tĩnh hả bác Quốc Tuấn?
    Mà em chú ý là bác mấy lần ca ngợi tinh thần thiện chiến của dân binh vùng này rồi đấy nhá? Nghi bác có gốc gác gì vùng này roài! Dân vùng này là cục bộ lắm.
    Mà nếu thế không sao, xin bắt tay làm vại bia nhận đồng hương.
  4. fanlong74

    fanlong74 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/06/2002
    Bài viết:
    346
    Đã được thích:
    0
    Có thể xác thực tin này, tôi đã từng nói chuyện với 1 cựu binh chuyên lắp vũ khí lên An-26. Tôi cũng nghe kể về các trận đánh đêm của An-26 tại khu vực Biển Hồ
  5. dongadoan

    dongadoan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2004
    Bài viết:
    2.508
    Đã được thích:
    3
    Hồi ấy, KQ ta dùng UH-1 để đánh bọn K như thế này đây :
    [​IMG]
  6. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Hiệp đồng chiến đấu với Quân khu 7
    Quân kuh 7 được Bộ Tổng tham mưu giao nhiệm vụ tiêu diệt 2 sư đoàn địch ở khu vực đường số 7 và phát triển lên phía trước.
    Sư đoàn tổ chức đánh 3 trận, xuất kích 50 lần chiếc, trực tiếp đánh phá 20 lần chiếc, góp phần chi viện hoả lực mở đường cho bộ binh, xe cơ giới thọc sâu với tốc độ nhanh gần 20 km một ngày, đánh tan rã sư đoàn 260, trong đó có cố vấn quân sự nước ngoài, mở rộng địa bàn của Quân khu 7 về hướng tây bắc và đông sông Mê Công.
    Thực hiện nhiệm vụ chiến đấu trong chiến dịch mùa mưa trên toàn tuyến biên giới trước sự gia tăng của nhiều sư đoàn chủ lực Khmer đỏ từ trong nội địa ra biên giới hòng phản kích để chiếm lại những vị trí đã mất, các lực lượng vũ trang ta đã chiến đấu dũng cảm, giành thắng lợi lớn, tiêu diệt nhiều sinh lực địch, hình thành tuyến phòng thủ bảo vệ biên giới vững chắc. Những trận đánh của Sư đoàn không quân 372 có tác dụng quan trọng ngăn chặn hiệu quả những đợt triển khai quân của địch với đội hình lớn, phản kích vào các đơn vị phòng ngự của ta, trực tiếp chi viện hoả lực giúp bộ binh giải quyết khó khăn khi tiến công vào những chốt chặn của địch đều đạt hiệu suất cao, tiêu diệt nhiều sinh lực, phá huỷ nhiều phương tiện chiến tranh quan trọng và lực lượng dự trữ của chúng, chi viện cho bộ binh tiến công thọc sâu thắng lợi, giữ vững các chốt trọng yếu trên toàn tuyến. Nhiều trận đánh độc lập, tự tìm kiếm tiêu diệt các mục tiêu sâu trong hậu phương của địch như sở chỉ huy, nơi tập trung phương tiện chiến tranh lớn? làm cho chúng thiệt hại nặng nề và rất khó khăn khi tăng cường cho lực lượng cơ động ra biên giới. Từ kết quả chiến đấu, ngày 22 tháng 7, Thường vụ Đảng uỷ và Bộ tư lệnh sư đoàn chủ trương sẽ dùng lực lượng Không quân lớn trong đó có máy bay vận tải C-130 đã cải tiến lắp được một khối lượng lớn các loại bom để đánh tập kích sâu vào hậu phương địch nhằm phá tan ý đồ xâm lược biên giới nước ta của tập đoàn Khmer đỏ.
    Ngoài nhiệm vụ chủ yếu chi viện hoả lực cho các quân khu, quân đoàn, lực lượng vũ trang địa phương trong chiến dịch tiến công tạo phòng tuyến bảo vệ biên giới, sư đoàn có nhiệm vụ hiệp đồng với hải quân đối phó với tàu vũ trang nước ngoài xâm phạm lãnh hải của ta ở vùng biển cực nam Tổ quốc, hiệp đồng với Quân khu 7 và Bộ tư lệnh quân sự thành phố Hồ Chí Minh trấn áp bọn ********* chống phá chính quyền gây mất an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
    Trong tháng 7 năm 1978, biên chế tổ chức của sư đoàn có sự thay đổi. Ngày 1 tháng 7 năm 1978, trung đoàn không quân vận tải quân sự 918 tách khỏi sư đoàn về trực thuộc quân chủng. Đồng chí thượng tá Nguyễn Ngọc Độ, Tham mưu trưởng Quân chủng Không quân được bổ nhiệm làm Tư lệnh Sư đoàn không quân 372 và được Đảng uỷ Quân chủng chỉ địch bổ sung vào Đảng uỷ, thường vụ sư đoàn. Đồng chí thượng tá Nguyễn Hồng Nhị-Tư lệnh sư đoàn được cấp trên cử đi học tại Học viện quân sự cấp cao. Đồng chí thiếu tá Nguyễn Văn Nghĩa được bổ nhiệm làm Trung đoàn trưởng Trung đoàn 935 thay đồng chí thiếu tá Đồng Văn Song đi nhận nhiệm vụ mới.
    Từ cuối tháng 7, sau khi các lực lượng vũ trang Việt Nam giáng trả quyết liệt, một bộ phận sinh lực và phương tiện chiến tranh bị hao tổn, tập đoàn ********* Khmer đỏ tạm thời giảm bớt các hoạt động lấn chiếm và tranh thủ củng cố lực lượng, bổ sung vũ khí và phương tiện chiến tranh và thai nghén những âm mưu xảo quyệt mới, chờ thời cơ đẩy cuộc chiến tranh xâm lược lên quy mô lớn hơn, mức độ ác liệt hơn và đối phó với phong trào phản chiến, nổi dậy ở trong nước. Tình hình biên giới phía Bắc nước ta đột ngột xấu đi, diễn biến hết sức phức tạp, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ra lệnh chuyển toàn bộ lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao nhất. Bộ Tổng tham mưu chỉ thị cho các lực lượng vũ trang cảnh giác sẵn sàng chiến đấu, đề phòng tình huống xấu nhất có thể xảy ra. Quân chủng Không quân được Bộ Quốc phòng giao nhiệm vụ lập kế hoạch sử dụng lực lượng trong tình huống chiến tranh bảo vệ miền Bắc. Tư lệnh Không quân giao nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu cho các đơn vị và chỉ thị cho Sư đoàn không quân 372 giao nhiệm vụ cho Trung đoàn 917 chuẩn bị tốt 24 máy bay trực thăng UH-1, 2 trực thăng CH-47, 4 đến 6 máy bay trinh sát U-17 sẵn sàng cơ động ra miền Bắc làm nhiệm vụ. Các đơn vị trong sư đoàn tranh thủ đẩy mạnh huấn luyện bay và sẵn sàng chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam.
    Trung tuần tháng 9, tập đoàn ********* Khmer đỏ lại cho quân xâm lấn biên giới Việt Nam với quy mô lớn hơn. Ngày 13 tháng 9, hai sư đoàn bộ binh số 1 và số 5 từ 2 hướng tây bắc và tây nam Bra Sốt đánh vào các vị trí phòng thủ của Sư đoàn 9, Quân đoàn 4. Ở khu vực đường số 14, địch tập trung lực lượng lớn có xe tăng và pháo binh yểm trợ tấn công vào phòng tuyến của Sư đoàn 7. Trong hai ngày 18 và 19 tháng 9, chiến sự diễn ra ác liệt giữa ta và địch tại ngã ba Tô Cha Bếch và trên tuyến đường mặt trận từ Long Khốt tới Tông Lê. Bộ Tổng tham mưu giao nhiệm vụ cho sư đoàn tổ chức hiệp đồng chặt chẽ với Quân đoàn 4 và bộ đội địa phương đập tan cuộc phản kích của địch, giành lại vị trí đã mất. Để thực hiện nhiệm vụ, sư đoàn giao nhiệm vụ cho Trung đoàn 935, 917 chuẩn bị 10 máy bay F-5, 3 trực thăng UH-1, 3 máy bay trinh sát U-17 làm nhiệm vụ và máy bay CH-47 chở thương binh về tuyến sau. Công tác chuẩn bị chiến đấu phải được hoàn tất trước 16 giờ ngày 24 tháng 9.
  7. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Chiến dịch mở màn vào ngày 25 tháng 9, theo lệnh của sở chỉ huy sư đoàn, đúng 6 giờ máy bay U-17 cất cánh từ sân bay Tân Sơn Nhất bay về hướng tây nam lên mặt trận vào khu vực Long Khốt-Tông Lê trinh sát trận địa địch, với kinh nghiệm, tổ bay đã phán đoán chính xác các vị trí tập kết quân, xe pháo của địch giấu mình dưới rừng cây, thông báo ngay về sở chỉ huy Quân đoàn 4. Bộ chỉ huy mặt trận cho 6 máy bay F-5 cất cánh từ sân bay Biên Hoà mang bom đánh vào đội hình địch, cùng lúc đó, biên đội 3 máy bay trực thăng UH-1 cất cánh từ sân bay Tân Sơn Nhất vào khu chở cách biên giới 1 km sẵn sàng ứng cứu và chi viện hoả lực cho bộ binh. Lúc 7 giờ biên đội F-5 xuất kích, theo chỉ dẫn của máy bay trinh sát, biên đội bổ nhào đánh vào đội hình địch ở các vị trí E3, E6, E1, E2 và V2. Đợt không kích thứ nhất trong ngày kết thúc lúc 7 giờ 40 phút. 10 giờ 30 phút, 4 lần chiếc F-5 tiếp tục mang bom sát thương đánh vào các khu vực địch, sau loạt bom cuối cùng, bộ binh Sư đoàn 7 tổ chức tiến công. Hai máy bay UH-1 vũ trang từ khu chờ bay vào khu vực chiến đấu, hạ thấp độ cao, dùng hoả lực mạnh chế áp các hoả điểm còn lại của địch, chúng hoảng loạn bỏ vị trí chiến đấu chạy về phía sau. Với sự chi viện hoả lực có hiệu quả của không quân, bộ binh Quân đoàn 4 đã giành lại các vị trí E1, E2, E3 và E6. Năm vị trí khác vẫn còn trong tay địch. Ngày 26 tháng 9, sư đoàn tiếp tục sử dụng các biên đội máy bay F-5 đánh dữ dội vào các vị trí còn lại V1, V2, V3, E5 và một phần E6, hai sư đoàn bị thiệt hại nặng, phải rút bỏ các vị trí đã chiếm, lùi sâu về phía sau củng cố lực lượng. Chiều ngày 26 tháng 9, trực thăng CH-47 và 3 trực thăng UH-1 chở thương binh của Sư đoàn 7 và Sư đoàn 9 về tuyến sau. Đợt chiến đấu bảo vệ phòng tuyến của Quân đoàn 4 kết thúc thắng lợi.
    Đêm ngày 6 tháng 10 năm 1978, Khmer đỏ tập trung hai trung đoàn bộ binh thiện chiến, được trang bị hoả lực mạnh có 1 phân đội xe thiết giáp và pháo binh mặt trận yểm trợ tại khu vực nam đường số 7 từ Pra Sốt đến Chi Pu, chuẩn bị mở đợt phản kích chiếm lại các vị trí quan trọng đã mất vào tay quân ta để mở rộng vùng lấn chiếm trên biên giới tỉnh Tây Ninh.
    Quân đoàn 4 sử dụng2 trung đoàn bộ binh có xe tăng, pháo binh và không quân yểm trợ bao vây chiến thuật, chia cắt tiêu diệt từng cụm quân, khôi phục và củng cố các vị trí đứng chân, chuẩn bị cho kế hoạch tiến công mới. Sư đoàn được cấp trên giao nhiệm vụ hiệp đồng với Quân đoàn 4 và giao nhiệm vụ chiến đấu cho 3 trung đoàn 937, 935, 917. Trung đoàn 937 sử dụng máy bay A-37 làm nhiệm vụ cường kích, đánh bom vào các vị trí xung yếu, mục tiêu quan trọng; Trung đoàn 935 sử dụng hai biên đội máy bay F-5, MiG-19 làm nhiệm vụ tiêm kích phòng không; Trung đoàn 917 sử dụng 2 máy bay U-17 làm nhiệm vụ trinh sát, 3 máy bay UH-1 chi viện hoả lực trực tiếp cho bộ binh, 1 trực thăng CH-47 tải thương.
    Đúng 16 giờ ngày 14 tháng 10, sở chỉ huy sư đoàn lệnh cho máy bay trinh sát U-17 cất cánh từ sân bay Tân Sơn Nhất theo đường bay Hiệp Hoả, Chi Pu vào khu vực quan sát. 30 phút sau, 3 biên đội trực thăng UH-1 cất cánh vào khu chờ chiến đấu ở bắc Rừng Sở. Máy bay trinh sát đã xác định rõ mục tiêu trận địa địch, thông báo về sở chỉ huy Quân đoàn 4. Lúc 7 giờ 5 phút, biên đội 4 máy bay A-37 cất cánh từ sv Biên Hoà, mang bom sát thương lên đánh vào các mục tiêu đã được xác định. Biên đội 2 máy bay F-5 và MiG-19 lần lượt cất cánh làm nhiệm vụ tiêm kích phòng không bảo vệ các biên đội cường kích, trực thăng và uy hiếp bộ binh địch. Sau hơn 20 phút oanh kích của biên đội 4 máy bay A-37 đã gây cho địch tổn thất đáng kể về lực lượng chiến đấu. Biên đội A-37 vừa thoát ly khỏi khu vực chiến đấu, máy bay U-17 vào trinh sát kết quả trận đánh, thấy rõ cảnh tan hoang và hoảng loạn của quân địch, thừa thắng phi công U-17 phóng nhiều rocket đinh vào công sự, chiến hào địch gây thêm sự hoảng loạn cao độ. Tư lệnh Quân khu 4 ra lệnh cho xe tăng và bộ binh tiến công tiêu diệt, một phần trận địa địch rơi vào tay quân ta. Số còn lại chúng co cụm phòng thủ các cứ điểm ở phía tây.
    Vào lúc 14 giờ, sở chỉ huy sư đoàn tiếp tục lệnh cho 4 máy bay A-37 đánh đợt 2 vào các trận địa phòng thủ địch. Sau loạt bom cuối cùng 3 máy bay UH-1 từ khu chờ bay vào, hạ độ cao vượt lên trước đội hình tiến công của bộ binh và xe tăng của ta xả súng bắn vào trận địa địch. Súng bộ binh địch bắn trả từng loạt, phi công ta vừa quần đảo, vừa uy hiếp, vừa bắn phá khá chuẩn xác. Các trận đánh của không quân kéo dài đến 16 giờ. Hai trung đoàn địch bị đánh thiệt hại nặng, bỏ vị trí chiếm đóng rút chạy về phía tây. Bộ binh Quân đoàn 4 tiến công làm chủ chiến trường. Đợt hoạt động chiến đấu của không quân với Quân đoàn 4 đã kết thúc thắng lợi, lực lượng cơ động của Trung đoàn 917 được lệnh trở về căn cứ để chuẩn bị cho các nhiệm vụ tiếp theo.
    Từ đầu tháng 10 năm 1978, lợi dụng mùa nước lũ, Khmer đỏ cho quân đánh chiếm một số khu vực đầu nguồn sông Mê Công, đoạn giáp ranh biên giới Việt Nam-Campuchia. Chúng đưa lực lượng mạnh đánh chiếm Cù Lao Xép án ngữ con đường huyết mạch trên sông Hậu Giang. Đầu tháng 11, Bộ Tổng tham mưu giao cho tỉnh đôi Đồng Tháp Quân khu 9 hiệp đồng với sư đoàn sử dụng không quân đánh diệt các giang thuyền trên sông lạch, giải phóng Cù Lao Xép và các vùng đất bị chiếm đóng. Ngày 6 tháng 11, tuy trời mưa, thời tiết xấu, Trung đoàn 937 sử dụng 10 chiếc A-37, có 2 máy bay U-17 trinh sát, chỉ điểm cất cánh hai đợt chiến đấu đánh dữ dội vào đội hình giang thuyền cơ động của địch trên kênh Sở Thượng, bắn cháy 4 thuyền gắn máy, đánh trúng vào đội hình tiểu đoàn 76 của địch ở bắc Hồng Ngự 5 km, chi viện cho bộ binh tiến công giải phóng Cù Lao Xép, bảo vệ được 1,5 vạn dân ta đang chạy lụt trên các trục đường bờ sông bắc Hồng Ngự, phá được kế hoạch lấn chiếm của địch. Đây là trận đánh đầu tiên của không quân vào giang thuyền cơ động của địch trên sông lạch. Qua chiến đấu, ta rút ra kinh nghiệm về nắm tình hình khí tượng phức tạp, mây thấp 500m, độ cao bay quá thấp 200m đến 300m, địch bắn súng bộ binh làm 2 máy bay A-37 bị thương nhẹ, trong đó 1 chiếc trúng lốp khi về hạ cánh bị xông ra ngoài đường băng, gây uy hiếp an toàn phải sửa chữa khôi phục.
  8. tranvudan

    tranvudan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2006
    Bài viết:
    327
    Đã được thích:
    0
    Em kể về Trận đánh hiệp đồng của các đơn vị "hai lúa" ở tỉnh em:
    Trong các ngày 07 và 08/5/1977 trận đánh hiệp đồng binh chủng quy mô lớn của liên quân E1(sư 330) + D1,D2 (tỉnh An Giang) + 2 C của Công an Vũ trang tỉnh, có không quân, pháo binh, xe tăng phối hợp vượt sông Bình Di chiếm lại khu vực Vạt Lài, đồn Cả Côi, đồn Khánh Bình và xã Khánh An thuộc huyện An Phú ( Trước đó bị địch chiếm).
    Sau đó, ngày 14/5/1977 địch chiếm trở lại khu vực đồn Cả Côi, đồn Khánh Bình. Lúc bấy giờ, lực lượng Công an vũ trang tỉnh buộc phải lùi về phía năm sông Bình Di, cùng D2 phòng ngự chặn đánh địch vượt sông.
    D 2 lúc này đống tại Búng Lớn. Ban chỉ huy tiểu đoàn do đ/c Út Bạch làm D trưởng, đồng chí Hai Khởi làm chính trị viên. Qua thông tin trinh sát, ta biết được địch có 1 đại đội, phân tán thành 3 cụm: Cụm 1 ở đồn Khánh Bình, cụm 2 ở Ngã ba đình và cụm 3 ở đồn Cả Côi. Ban chỉ huy D2 hạ quyết tâm đánh địch khội phục trận địa đã mất.
    Sau khi kiểm tra tình hình và hội ý với đồng chí Trường An ( Phó Giám đốc Sở Công an, Chỉ huy trưởng Công an vũ trang tỉnh), Ban chỉ huy tiền phương Tỉnh đội phân công lực lượng như sau: Công an vũ trang có 1 Đại đội chịu trách nhiệm đánh khôi phục lại cụm đồn Khánh Bình, Còn cụm kia do D2 đảm trách. Công tác hiệp động với Đại đội pháo binh ở Đồng Ky do Tỉnh đội chỉ huy.
    Khoảng từ 11 đến 12 giờ trưa ngày 14/5/1977, tiền phương Tỉnh đội lệnh cho 2 tiểu đoàn pháo bình chuẩn bị phần tử bắn theo kế hoạch, chuẩn bị xong báo cáo ( Ta chỉ có 1 đại đội pháo 105 mà ra lệnh cho 2 tiểu đoàn công khai trên máy bộ đàm mục đích là gây tâm lý hoang mang cho địch vì bọn chúng rất sợ pháo ta bắn). Đúng như dự đoán của ta, địch nghe pháo binh ta chuẩn bị bắn tự nhiên rối loạn, muốn bỏ công sự chạu về phía sau. Tiền phương Tỉnh đội lệnh cho pháo binh bắn cấp tập tối đa 3phút vào trận địa địch. D2 phát lệnh tấn công sau khi pháo chuyển làn về phía sau lưng, bắn chặn địch rút chạu. Sau 30 phút chiến đấu vượt sông Bình Di, C1 và C2 của D2 và Đại đội Công an vũ trang đã chiếm lại được các trận địa đã mất. Địch bỏ lại 5 xác và một số súng đạn. Bên ta bị thương nhẹ 2đ/c của D2.
    Nhờ ảnh hưởng trận đánh hiệp đông binh chủng của liên quân E1 (sư 330) + 2 D và 2 đại đội Công an vũ trang của tỉnh trước đó nên D2 và đại đội Công an vũ trang cùng đại đội pháo binh của tỉnh nắm được nhược điểm tâm lý sợ pháo của địch, ta đã kịp thời nghi binh, chớp thời cơ tiến công chiếm lại trận địa đã mất, góp một phần bảo vệ biên giới trong thời kỳ đầu chiến tranh biên giới Tây Nam bảo vệ tổ quốc.
    LB: Các bác thấy lực lượng vũ trang "hai lúa" của tỉnh em cũng khá lắm phải không? nhất là chiến thuật " rung cây doạ khỉ" làm bọn Polpot sợ mất mật không còn khả năng chiến đấu. Và quan trọng là chiếm được trận địa mà không tổn thất về nhân mạng
  9. pbdkhatmau

    pbdkhatmau Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/11/2006
    Bài viết:
    2.503
    Đã được thích:
    1.511

    Một lần vào trong bảo tàng không quân, em thấy mấy bức ảnh chụp F5, A37 và UH1 bay rợp trời. Lúc đầu cứ tưởng đó là máy bay của Mỹ hay ngụy nhưng đọc dòng chú thích thì hoá ra đó là máy bay ta, nhìn cảnh đấy thấy sướng quá, suýt nữa thì không kiềm chế nổi
    Đọc mấy bài trên của các bác mới thấy đúng là không lực có vai trò quan trọng ghê gớm, nếu không có đống di sản VNCH ấy để lại thì chắc là quân mình chiếm được Cambod với một cái giá đắt hơn nhiều.
  10. P20

    P20 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    02/11/2006
    Bài viết:
    5.619
    Đã được thích:
    203
    Bọn Khơrme Đỏ cũng có máy bay tiêm kích đánh chặn à?sao mình chưa thấy nói bao giờ nhỉ?

Chia sẻ trang này