1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trên biên giới Tây Nam và tiêu diệt bọn diệt chủng Pol Pot

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi ptlinh, 06/10/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. amourunique

    amourunique Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    1.310
    Đã được thích:
    0
    Có một trung đoàn Mig 19 của Tàu viện trợ, tất nhiên hàng tàu sản xuất.
  2. ki43hayabusa

    ki43hayabusa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/11/2006
    Bài viết:
    531
    Đã được thích:
    1
    Đúng rồi gọi là J6
  3. P20

    P20 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    02/11/2006
    Bài viết:
    5.619
    Đã được thích:
    203
    Tớ cũng biết vụ đó!Nhưng chẳng nhẽ phi công Cam học bay nhanh đến vậy à?
  4. khongthudao

    khongthudao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/10/2006
    Bài viết:
    804
    Đã được thích:
    1
    Bác tranvudan ở AG à? thế bác ở đâu? em cũng ở AG nè. Vậy là có đông hương rồi, mời bác một xị đế...
  5. dongadoan

    dongadoan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2004
    Bài viết:
    2.508
    Đã được thích:
    3
    Minh họa cho cái câu hỏi về J-6 (MiG-19 Tàu):
    [​IMG]
  6. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Cẩn tắc vô áy náy. Địch có tiêm kích thì ta cũng phải mang tiêm kích đi, ai biết trước được.
  7. tranvudan

    tranvudan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2006
    Bài viết:
    327
    Đã được thích:
    0
  8. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    III.Hiệp đồng chiến đấu giải phóng biên giới Tây Nam của Tổ quốc và hoàn thành tốt nhiệm vụ quốc tế
    Tập đoàn ********* Khmer đỏ Campuchia qua 3 năm thực hiện các hoạt động phiêu lưu quân sự tiến công lấn chiếm biên giới Việt Nam, với tham vọng tranh giành đất đai và ý đồ làm cho Việt Nam mất ổn định đã bị quân và dân ta cảnh giác, kiên quyết đánh trả mạnh mẽ giáng cho chúng những thiệt hại nặng nề,lực lượng quân sự đã bị tiêu hao một phần quan trọng. Mặt khác, ở trong nước chúng kích động nhân dân Campuchia lòng hận thù dân tộc đối với nhân dân Việt Nam, nước láng giềng thuỷ chung cùng một chiến hào chống kẻ thù xâm lược là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ; chúng tiến hành thanh trừng nội bộ đối với những người không đồng quan điểm. Với đường lối cực đoan chúng tạo cớ để thực hiện một cuộc thảm sát đẫm máu mang tính chất diệt chủng cực kỳ tàn bạo làm cho hàng triệu người Campuchia vô tội phả bỏ mạng. Do đường lối đối nội và đối ngoại sai lầm, chúng đã bị nhân dân trong nước phản kháng mạnh mẽ, nhiều nơi dân Campuchia đã nổi dậy chống lại chế độ diệt chủng tàn bạo, những người yêu nước trong hàng ngũ Khmer đỏ? và những người cách mạng đã tập hợp lực lượng, ra lời kêu gọi tổ chức thành mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia. Ngày 2 tháng 12 năm 1978, Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia ra đời đánh dấu bước phát triển mới trong cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân Campuchia. Vừa mới thành lập mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia đã tuyên bố bản tuyên ngôn lịch sử: ?oĐoàn kết toàn dân nổi dậy đánh đổ tập đoàn ********* Pol Pot-Ieng Sary, bè lũ độc tài quân phiệt trong nước, làm tay sai cho lực lượng ********* nước ngoài; xoá bỏ chế độ tàn ác đẫm máu của chúng, thiết lập chế độ dân chủ nhân dân, làm cho nước Campuchia thực sự là một nước hoà bình, độc lập, dân chủ, trung lập, không liên kết và tiến lên chủ nghĩa xã hội?.
    Trong bản tuyên bố, Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia tha thiết kêu gọi nhân dân và chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế, các tổ chức dân chủ thế giới đang đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội hãy tích cực ủng hộ và giúp đỡ mọi mặt cho cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Campuchia. Bản tuyên bố đã đáp ứng nguyện vọng tha thiết của nhân dân Campuchia, được nhân dân trong nước nhiệt tình hưởng ứng và nhân loại tiến bộ trên thế giới đồng tình ủng hộ. Mặt trận kêu gọi quân tình nguyện Việt Nam giúp đỡ cách mạng của nhân dân Campuchia khôi phục lại tình đoàn kết của hai dân tộc anh em.
    Dưới sự lãnh đạo của Mặt trận, từ đây phong trào nổi dậy của nhân dân Campuchia nhanh chóng phát triển thành một cuộc chiến tranh cách mạng rộng lớn.
    Trước sự chuyển biến quan trọng của lực lượng cách mạng Campuchia, Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương ********************** khoá IV đã chỉ ra kẻ thù trực tiếp nguy hiểm của nhân dân ta là tập đoàn ********* Khmer đỏ có sự giúp đỡ của các thế lực nước ngoài. Đảng chủ trương tập trung lực lượng chiến đấu để giành thắng lợi to lớn ở biên giới Tây Nam và sẵn sàng đối phó với các tình huống có thể xảy ra, giúp nhân dân Campuchia làm lại cuộc cách mạng dân chủ nhân dân đã bị tập đoàn Khmer đỏ phản bội, kiên quyết đánh bại kẻ thù xâm lược bảo vệ vững chắc Tổ quốc, thành quả cách mạng của nhân dân ta đã đổ nhiều xương máu mới có được. Thể theo yêu cầu của Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước và nhân dân Campuchia anh em, Chính phủ Việt Nam quyết định cử quân tình nguyện thực hiện nghĩa vụ quốc tế giúp đỡ cách mạng Campuchia đập tan chế độ diệt chủng Pol Pot-Ieng Sary. Đây là thời cơ thuận lợi để Việt Nam giải quyết một cách cơ bản tình hình biên giới Tây Nam của Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế cao cả, vẻ vang đối với nhân dân Campuchia anh em.
    Những tháng mùa khô cuối năm 1978, bất chấp những tổn thất nặng nề về quân sự và những khó khăn ở trong nước, tập đoàn ********* Khmer đỏ vẫn chưa từ bỏ ý đồ chống phá Việt Nam và thi hành chính sách diệt chủng đẫm máu trong nước. Chúng đã huy động lực lượng và phương tiện chiến tranh lớn gồm 19 sư đoàn chủ lực trong tổng số 23 sư đoàn quân chính quy hiện có, quyết định mở một cuộc chiến tranh xâm lược quy mô lớn trên toàn tuyến biên giới Tây Nam Việt Nam. Để thực hiện mục tiêu lớn đó nhiều đơn vị tinh nhuệ của địch đã tiến công dữ dội vào khu vực Bến Sỏi, Bến Cầu tiến tới đánh chiếm thị xã Tây Ninh làm bàn đạp tiến công các khu vực khác.
  9. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Chấp hành nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quân uỷ Trung ương đã ra nghị quyết về nhiệm vụ chiến đấu trên chiến trường biên giới Tây Nam, nghị quyết xác định: ?oCương quyết đánh trả mạnh mẽ, phản công quyết liệt giành thắng lợi trọn vẹn cả về chính trị và quân sự, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa và làm trong nghĩa vụ quốc tế vẻ vang giúp đỡ cách mạng và nhân dân Campuchia xây dựng lại đất nước, khôi phục tình đoàn kết hữu nghị truyền thống giữa hai nước Việt Nam-Campuchia anh em?.
    Để triển khai thực hiện nghị quyết, Bộ Quốc phòng đã mở 3 hội nghị quyết định lớn tại các tỉnh phía nam do các đồng chí Đại tướng Văn Tiến Dũng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; Thượng tướng Lê Trọng Tấn, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng tham mưu trưởng. Thiếu tướng Lê Ngọc Hiền, Phó tổng tham mưu trưởng chủ trì các hội nghị để quán triệt nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương, Quân uỷ Trung ương về tình hình Campuchia và giao nhiệm vụ chiến đấu cho các quân khu, quân đoàn, quân binh chủng mở chiến dịch phản công, tiến công chiến lược giải phóng toàn bộ biên giới Tây Nam Tổ quốc, đánh đổ tập đoàn ********* Khmer đỏ do Pol Pot-Ieng Sary cầm đầu, giúp bạn làm lại cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Để thực hiện quyết tâm, Bộ Quốc phòng quyết định sử dụng toàn bộ lực lượng Quân khu 5, Quân khu 7, Quân khu 9, Quân đoàn 2, Quân đoàn 3, Quân đoàn 4, một phần lực lượng các quân chủng Không quân, Hải quân, Phòng không. Cuộc tiến công trên hướng chủ yếu được Bộ chỉ huy chiến dịch chỉ đạo thực hiện theo ba bước.
    - Bước 1: Bao vây, đánh tiêu diệt và bắt sống lực lượng xung kích của sư đoàn Khmer đỏ ở khu vực rừng cấm Hoà Hồi.
    - Bước 2: Phát triển tiến công, đánh tiêu diệt và làm tan rã các sư đoàn còn lại, giải phóng tỉnh Svây-riêng và đường số 1 từ Pra Sốt đến sông Mê Công.
    - Bước 3: Tổ chức vượt sông Mê Công giải phóng thành phố Phnôm Pênh.
    Đồng chí Thượng tướng Lê Trọng Tấn, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng-Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam được Quân uỷ Trung ương cử làm tư lệnh chiến dịch Tây Nam; Thượng tướng Lê Trọng Tấn đã đến kiểm tra công tác chuẩn bị chiến đấu và trực tiếp giao nhiệm vụ cho Sư đoàn không quân 372.
    Ngày 20 tháng 12 năm 1978, Đảng uỷ sư đoàn họp ra nghị quyết lãnh đạo nhiệm vụ tham gia chiến đấu của không quân trong chiến dịch phản công, tiến công chiến lược ở mặt trận biên giới Tây Nam Tổ quốc. Quyết tâm của sư đoàn là: Tập trung nỗ lực cao nhất, chuẩn bị tốt nhất, sử dụng lực lượng phương tiện chiến đấu tối đa của sư đoàn và của Quân chủng tăng cường, hiệp đồng chặt chẽ và chi viện hoả lực mạnh cho bộ binh, hải quân chiến đấu, đánh độc lập vào sâu hậu phương địch với hoả lực mạnh nhất, có hiệu xuất chiến đấu cao nhất, tiêu diệt các mục tiêu trọng yếu, làm giảm sức mạnh quân sự của địch góp phần tích cực vào việc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Vừa đánh vừa rèn luyện, vừa đánh vừa xây dựng, thông qua thực tiễn thử thách chiến đấu để trưởng thành nhanh chóng.
    Nhiệm vụ tác chiến cụ thể được xác định:
    -Hiệp đồng chặt chẽ với lực lượng phòng không, thực hiện tốt chức năng tiêm kích phòng không quét sạch bầu trời, tiêu diệt mọi máy bay của địch trên không. Bảo vệ vững chắc các mục tiêu chiến lược quan trọng như: thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hoà, các sân bay, bến cảng phía nam, thị xã, thị trấn đông dân gần biên giới.
    -Tổ chức các trận đánh sâu vào hậu phương địch, đi đúng, đánh trúng, đánh tiêu diệt những mục tiêu quan trọng có ý nghĩa làm tê liệt hoạt động quân sự của địch, trọng tâm là các sân bay quân sự, trận địa hoả lực phòng không, sở chỉ huy, đài trạm thông tin rađa, nơi tập trung quân và phương tiện chiến tranh, hậu cần, bến cảng, tàu thuyền vũ trang có trọng tải lớn?
    -Bảo vệ đội hình và chi viện hoả lực mạnh cho lục quân trên các hướng trong chiến dịch tiến công, chủ yếu cho các lực lượng chiến đấu ở hướng chính, mũi chủ công đột phá mở cửa, các ổ đề kháng mạnh của địch mà bộ binh khó phát triển trong quá trình chiến đấu. Chi viện hoả lực cho bộ đội hải quân tiến công địch ở đường sông, trên biển, hải cảng, các đảo?
    -Tổ chức bay vận chuyển quân đổ bộ đường không, vũ khí trang bị quân sự, lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu, tải thương trước, trong và sau chiến dịch.
    -Tiến hành bay quan sát, trinh sát đường không, chỉ thị mục tiêu cho các loại máy bay, pháo binh, bộ binh, hải quân ta chiến đấu.
    Tư tưởng chỉ đạo chung: Tích cực, chuẩn bị chu đáo, chủ động mưu trí, sáng tạo, khi có thời cơ thì kiên quyết xuất kích chiến đấu đánh địch giành thắng lợi.
    Phương châm chiến đấu: Sử dụng lực lượng có chất lượng cao, bí mật bất ngờ, mưu trí dũng cảm, cơ động linh hoạt, đánh đúng thời cơ, đạt hiệu quả lớn.
    Thực hiện nguyên tắc chiến đấu: Có nhiệm vụ là có lãnh đạo, có tổ chức chỉ huy chặt chẽ, có công tác chính trị.
    Căn cứ vào ý định tác chiến của Bộ Tổng tham mưu, nhiệm vụ được cấp trên giao, nghị quyết của Đảng uỷ, sư đoàn gấp rút chỉ đạo khẩn trương công tác chuẩn bị chiến đấu. Đồng chí Tư lệnh sư đoàn Nguyễn Ngọc Độ cùng một số cán bộ tham mưu ra báo cáo Tư lệnh Quân chủng thông qua quyết tâm chiến đấu của sư đoàn và đề xuất những kiến nghị để các cơ quan Quân chủng nghiên cứu giúp đỡ trong chiến dịch tiến công, phản công.
    Sau kế hoạch nghiên cứu kỹ quyết tâm chiến đấu của Sư đoàn không quân 372, Bộ tư lệnh Quân chủng Không quân quyết định điều thêm 1 phi đội MiG-21 của Sư đoàn 371 do đồng chí Hoàng Quốc Dũng chỉ huy; 1 phi đội MiG-19 của Sư đoàn không quân 370 do đồng chí Bùi Văn Sưu chỉ huy. Tăng cường 4 chiếc máy bay trực thăng Mi-6, Mi-8 của Trung đoàn 916 vào Trung đoàn 917, các loại máy bay C-130, C-119, EC-47 của Trung đoàn 918 vào phối thuộc chiến đấu do Sư đoàn không quân 372 trực tiếp chỉ huy.
    Trong lúc toàn sư đoàn đang tích cực chuẩn bị chiến đấu, đồng chí đại tá Đào Đình Luyện, Tư lệnh Quân chủng Không quân đến kiểm tra công tác chuẩn bị chiến đấu của sư đoàn trước giờ mở màn chiến dịch Tây Nam. Tư lệnh yêu cầu các đơn vị và từng cán bộ, phi công, nhân viên kỹ thuật và chiến sĩ hãy tiếp tục phát huy truyền thống anh hùng của quân đội, của Không quân nhân dân Việt Nam, thi đua lập công trong chiến đấu và phục vụ chiến đấu, quyết tâm bảo vệ vững chắc sự toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc và hoàn thành nghĩa vụ quốc tế cao cả của Đảng. Tư lệnh giao nhiệm vụ cho thủ trưởng các cơ quan quần chúng và các đơn vị, nhà máy, cơ sở bảo đảm kỹ thuật, hậu cần khu vực phía Nam giúp đỡ Sư đoàn không quân 372 trong công tác chuẩn bị cũng như suốt chiến dịch tiến công nhằm duy trì và củng cố lực lượng trong quá trình chiến đấu, bảo đảm giành thắng lợi, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
    Để thực hiện mệnh lệnh của Tư lệnh Quân chủng không quân và nghị quyết của Đảng uỷ sư đoàn, Tư lệnh sư đoàn Nguyễn Ngọc Độ phổ biến kế hoạch chiến đấu của không quân trong chiến dịch Tây Nam và giao nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan, đơn vị:
    -Trung đoàn không quân 917, sử dụng toàn bộ lực lượng trực thăng UH-1, CH-47 và máy bay trinh sát U-17 làm nhiệm vụ trinh sát, trực tiếp chi viện hoả lực, chở cán bộ, chở quân đổ bộ, vận chuyển vũ khí tải thương trên các mặt trận chiến đấu của Quân khu 5, Quân khu 7, Quân khu 9, Quân đoàn 2, Quân đoàn 3, Quân đoàn 4.
    -Trung đoàn không quân 918, sử dụng các loại máy bay C-130, C-119 và EC-47 tham gia trực tiếp chiến đấu và phục vụ chiến đấu, chi viện hoả lực cho các đơn vị bộ binh và hải quân; trinh sát mặt trận phục vụ bộ chỉ huy mặt trận và không quân chiến đấu.
    -Trung đoàn không quân 935, sử dụng toàn bộ máy bay F-5 làm nhiệm vụ tiêm kích bom trên hướng chính và sẵn sàng chiến đấu trên các hướng khác khi có lệnh.
    -Trung đoàn không quân 937, sử dụng toàn bộ lực lượng máy bay A-37 làm nhiệm vụ cường kích bom, chi viện hoả lực trên hướng Quân khu 9, Quân đoàn 2 và sẵn sàng cơ động chiến đấu trên các hướng khác.
    -Các phi đội MiG-21, MiG-19 dưới sự chỉ huy của Trung đoàn không quân 935 làm nhiệm vụ tiêm kích phòng không bảo vệ không quân cường kích và trực thăng, bảo vệ đội hình bộ binh tiến công trên hướng chính.
    -Các biên đội trực thăng Mi-6, Mi-8 dưới sự chỉ huy của Trung đoàn 917 sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ chuyên chở vũ khí, bộ đội và thương binh.
    -Các trung đoàn căn cứ sân bay: Tân Sơn Nhất, Biên Hoà làm nhiệm vụ phục vụ chiến đấu với cường độ cao nhất cho các đơn vị đến sân bay làm nhiệm vụ.
    Tư lệnh sư đoàn phân công cán bộ phụ trách trên các hướng hoạt động chiến đấu của không quân ở các quân khu, quân đoàn.
    Hướng Quân khu 5, Quân đoàn 2, Hải quân, do đồng chí Lê Hải, Tư lệnh phó, Tham mưu trưởng sư đoàn chỉ huy.
    Hướng Quân khu 7, do đồng chí Thái Công Thuấn, Trưởng ban tác chiến Phòng Tham mưu sư đoàn chỉ huy.
    Hướng Quân đoàn 4 Đô đốc Trần Văn Lại, Trưởng ban huấn luyện Phòng Tham mưu sư đoàn chỉ huy.
    Hướng Quân khu 9 do đồng chí Tưởng Phi Đằng, Tham mưu phó sư đoàn chỉ huy.
  10. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Từ ngày 15 tháng 12 năm 1978, dọc tuyến biên giới từ Dinh Thành đến Dinh Điểm, Khmer đỏ đưa Sư đoàn 805 và nhiều tàu thuyền có vũ trang đánh chiếm một số địa điểm thuộc huyện Hồng Ngự, làm bàn đạp đánh sâu vào đất ta. Hai trung đoàn bộ binh 271 và 272 của địch kết hợp với tàu thuyền vũ trang đánh lấn sang bắc Hồng Ngự. Trong đó, Trung đoàn 271 đánh vào khu vực Gò Kho, Trung đoàn 272 đánh vào khu vực Gò Bây-Châu Giang. Lợi dụng nước lớn, tàu thuyền vũ trang của địch chạy dọc sông Sở Thương, một số tàu vào đến ấp Vĩnh Lộc. Ngày 19 tháng 12, lực lượng vũ trang Quân khu 9 đã giáng cho địch một đòn nặng nề, tiêu diệt một bộ phận của hai trung đoàn tại khu vực Gò Riệc, bắn chìm 2 tàu. Binh lính địch phải tổ chức co cụm tại Gò Bay, Gò Kho.
    Bộ Tổng tham mưu lệnh cho không quân tham gia chiến đấu hiệp đồng với Quân khu 9 bao vây tiêu diệt 2 trung đoàn và các tàu thuyền vũ trang của địch trên sông Cửu Long và sông Sở Thượng. Sư đoàn giao nhiệm vụ cho Trung đoàn 917 cơ động 4 máy bay trực thăng UH-1 và 2 máy bay U-17 xuống sân bay Cần Thơ phối thuộc với Trung đoàn 937 đánh địch.
    Ngày 20 tháng 12 năm 1978, khi phát hiện trên sông Rạch Thượng ở đông Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp có nhiều tàu lớn của địch đang vận chuyển chở quân, vũ khí trang bị quân sự, Quân khu 9 yêu cầu Sư đoàn Không quân 372 cho máy bay đến tiêu diệt. Sư đoàn lệnh cho máy bay U-17 do phi công Nguyễn Văn Thaon, Lê Văn Do bay lên khu vực tiến hành quan sát. Khi phát hiện chính xác mục tiêu, sư đoàn cho 8 lần chiếc máy bay A-37 mang 32 quả bom, do đồng chí Lương Quốc Bảo chỉ huy, cất cánh chiến đấu. Sau khi được máy bay U-17 bắn đạn khói chỉ thị mục tiêu, chỉ huy biên đội phân công từng phi công lần lượt vào công kích tiêu diệt mục tiêu. Kết quả trận đánh ta đã đánh trúng sở chỉ huy Trung đoàn 272, diệt 3 tàu, làm bị thương nặng 2 tàu loại trên 40 tấn của địch. Số còn lại tăng tốc chạy thục mạng, sau đó các máy bay UH-1 tiếp tục săn tìm tàu thuyền vũ trang bắn tiêu diệt. Bộ binh Trung đoàn 230 và Trung đoàn 2 Quân khu 9 thừa thắng tiến công tiêu diệt và xoá sổ 2 trung đoàn 271 và 272 của Khmer đỏ. Đây là trận đánh đầu tiên trên sông trong thời gian đang chuẩn bị cho chiến dịch đạt hiệu suất chiến đấu cao.
    Ngày 23 tháng 12 năm 1978, chiến dịch phản công và tiến công chiến lược trên toàn tuyến biên giới Tây Nam Tổ quốc bắt đầu.
    Trên hướng tiến công chính, Quân đoàn 4 và một phần lực lượng của tỉnh đội Tây Ninh có nhiệm vụ tổ chức đánh diệt 3 sư đoàn địch (271, 703, 340) đang lấn chiếm khu vực rừng cấm Hoà Hồi, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh, chúng có âm mưu kết hợp với bọn ********* nội địa để phát triển, đánh chiếm toàn bộ phía Tây dọc Dương Minh Châu, Tân Biên nhằm mở rộng địa bàn đứng chân, phá thế tiến công của ta trong chiến dịch mùa khô năm 1978-1979. Trong hai ngày 23, 24 tháng 12 quân đoàn tổ chức bao vây, đánh chia cắt để tiêu diệt địch. Sư đoàn không quân 372 sử dụng 15 lần chiếc máy bay F-5 đánh vào sở chỉ huy sư đoàn 703, trận địa xe pháo của địch ở Công-pông-chàm để ngăn chặn khả năng tăng viện khi ta đánh tiêu diệt các đơn vị của chúng ở khu vực rừng cấm Hoà Hồi. Sau đó sư đoàn sử dụng tiếp 8 lần chiếc máy bay F-5 đánh các mục tiêu của địch ở Bến Cầu, Bến Sỏi-Tây Ninh và các trận địa pháo ở Psam, Phth Nam Piêm, sở chỉ huy sư đoàn 271 bên đất địch. Địch thấy khả năng không giữ được khu vực chiếm đóng do những đòn đánh củ không quân, thế bao vây chia cắt của Quân đoàn 4 và lực lượng vũ trang tỉnh Tây Ninh nên chúng vừa tổ chức đánh trả, vừa từng bước rút chạy để tránh bị tiêu diệt. Các trinh sát mặt đất và máy bay trinh sát U-17 phát hiện địch rút chạy theo đường 22B nối với đường số 1 của địch ở Svây Riêng có khoảng 400-500 xe pháo, rất nhiều binh lính ùn tắc trên đường số 1 đến bến phà Niếc Lương ở phía đông sông Mê Công, ý định dùng phà qua sông lập tuyến phòng thủ. Tại bến sông liên tục có 2 chiếc phà trọng tải lớn và nhiều phà nhỏ chở người, phương tiện chiến tranh trên sông, phía nam cách phà khoảng 1 km có trận địa pháo 37mm của địch bảo vệ. Nắm được ý đồ và hoạt động của địch, 1 giờ sáng ngày 3 tháng 1 năm 1979, Bộ Tổng tham mưu đã triệu tập đồng chí Tư lệnh sư đoàn Nguyễn Ngọc Độ lên sở chỉ huy chiến dịch giao nhiệm vụ cho không quân dùng máy bay đánh chặn, đập tan ý định vượt sông của địch. Theo kế hoạch ngày 3 tháng 1 là ngày các đơn vị tổ chức rút kinh nghiệm chiến đấu và kiểm tra kỹ thuật máy bay, xe máy, đài trạm. Do nhiệm vụ đột xuất rất khẩn trương, không được bỏ lỡ thời cơ, toàn sư đoàn gấp rút chuẩn bị ngay trong đêm để mờ sáng ngày 3 tháng 1 xuất kích chiến đấu. Sư đoàn đã chuyển toàn bộ lực lượng để thực hiện đánh săn, đánh chặn, đánh tiêu diệt tàu thuyền, phà trên sông Mê Công tại khu vực bến phà Niếc Lương, tiếp sau đó đánh vào đội hình xe cơ giới, pháo và bộ binh địch đang hành quân. Sau khi 2 chiếc U-17 bay đến quan sát, báo cáo tình hình địch về sở chỉ huy, 6 giờ sư đoàn lệnh xuất kích 12 lần chiếc A-37 từ sân bay Biên Hoà, tổ chức thành 3 biên đội 4 chiếc một, tốp cách tốp 5 phút bay ở độ cao thấp 400-500m theo đường bay đã tính toán, đến khu vực mục tiêu kéo cao 3.000m, bổ nhào góc 35 độ, hướng công tác 160 độ-180 độ cắt bom xuống các trận địa pháo, các tốp khác tiếp tục đánh phá các mục tiêu đã xác định sau đó thoát ly về sân bay hạ cánh. Kết quả trận chiến đấu đã đánh trúng bến phà làm cháy 2 phà, chìm 2 tàu lớn, diệt 2 trận địa pháo cao xạ. Tiếp theo sư đoàn cho 12 máy bay F-5 đánh địch co cụm ở thị xã Svây Riêng, 7 chiếc F-5 có 6 máy bay MiG-21 yểm hộ đội hình, tiếp tục dội bom xuống thị xã Svây Riêng và bến phà Niếc Lương làm cháy 3 tàu, chìm 1 phà làm cho địch hoảng loạn. Ngay trong đêm lúc 22 giờ ngày 3 tháng 1, sư đoàn lệnh tiếp cho máy bay C-130 số 4 cất cánh từ sân bay Biên Hoà hướng về bến phà Niếc Lương, trên đường bay, thời tiết xấu, mây nhiều, tổ bay được rada mặt đất dẫn vào khu vực chiến đấu, giữ độ cao 4.000m. Qua ánh trăng mờ, phi công nhìn lấp lánh ánh bạc của dòng sông, dẫn đường bật rada, nhìn rõ mục tiêu hơn, phi công điều khiển máy bay thả hơn 40 quả bom xuống mục tiêu, tạo ra những tiếng nổ kinh hoàng và nhiều đám cháy dữ dội. Các trận đánh của không quân đều trúng mục tiêu, ngăn chặn địch tổ chức rút quân, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho bộ binh phát triển tiến công. Quân đoàn 4 áp sát phát triển thế tấn công vây chặt 2 phía, còn 1 phía giao cho không quân đánh phá quyết liệt không cho địch vượt sông.

Chia sẻ trang này