1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trên biên giới Tây Nam và tiêu diệt bọn diệt chủng Pol Pot

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi ptlinh, 06/10/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Trở lại Tây Ninh
    Thấm thoắt đã tròn ba tháng cơ động trên các nẻo đường biên giới. Lúc sư đoàn ra đi, mặt đất còn phơi màu trắng bạc, hoa xoài mới tung bụi phân. Bây giờ trở lại Tây Ninh, những vườn xoài đã vào mùa trái chín. Đó đây mầm non đang cựa mình!
    Về đến Tây Ninh được một tuần, thì tin thắng trận từ trung đoàn 266 cũng vừa kịp bay về. Đêm 23 rạng ngày 24 tháng 4, bằng thế chốt vững vàng, các chiến sĩ ?oSông Lam 3? đã dìm hơn một trung đoàn địch trong biển lửa Hà Tiên, cùng đơn vị bạn phối thuộc diệt gần 600 tên.
    Và chỉ vài ngày sau đó, cả sư đoàn phấn khởi đón trung đoàn 266 từ Hà Tiên trở về đội hình bắt tay vào chiến dịch mới.
    Lần đầu tiên trên chiến trường biên giới Tây Ninh, ba trung đoàn bộ binh của sư đoàn sát cánh bên nhau trong một hướng chiến dịch. Đó là điều kiện để sư đoàn phát huy sức mạnh độc lập trong mỗi trận đánh.
    Ngày 26 tháng 4, chiến dịch phá thế bu bám của địch trên chiến trường tây-tây nam tỉnh Tây Ninh đã mở. Thế là vừa đến Tây Ninh, sư đoàn 341 đã bước ngay vào chiến đấu.
    Lần này, để phá thế bu bám của địch nhằm tạo điều kiện cho nhân dân địa phương xây dựng tuyến phòng thủ, Bộ tư lệnh Quân đoàn 4 đã dùng lực lượng đánh chiếm các khu vực then chốt ở Ngã tư Nhà thương, Kô-ki Sa-om, Săng-kum Miên-chay và rừng sở trên các tuyến đường 13, đường 241 và đường 1. Sau đó, tiến hành phòng ngự trong suốt mùa mưa. Trên mỗi khu vực bố trí một trung đoàn phòng ngự. Lực lượng còn lại đứng ở phía sau củng cố xây dựng, bảo đảm luôn luôn có lực lượng dự bị cơ động mạnh, sẵn sàng đánh bại mọi cuộc tiến công của địch.
    Cùng với sư đoàn 7 và sư đoàn 9 đánh địch ở phía tây huyện Châu Thành, tiến công làm chủ các vị trí trên đường 13 và đường 241 vào cuối tháng 4, ngày 6 tháng 5, sư đoàn 341 dùng trung đoàn 273 và trung đoàn 270 đánh địch ra khỏi các khu vực giáp xã Phước Chỉ (Trảng Bàng) và Cây Me, Mộc Bài (Bến Cầu) diệt gọn tiểu đoàn 121 thuộc trung đoàn 182 địch, diệt 273 tên, bắt 14 tên, thu 80 súng các loại và nhiều máy thông tin, bản đồ?
    Trận này, trung đội trưởng Trần Bá Cân ở đại đội 11 tiểu đoàn 6 cùng các chiến sĩ Hoàng La Huệ, Nguyễn Văn Minh, Nguyễn Văn Hạnh, Nguyễn Hữu Trụ, Hồ Văn Tường, Nguyễn Văn Tâm đã diệt và gọi hàng gọncả trung đội địch, bắt sống 12 tên.
    Khi các tuyến chốt của ta hình thành, thì ở ngay phía sau vài kilômét, nhân dân Tây Ninh đang nô nức xây dựng ?ocon đê phòng thủ?. Ngày lại ngày, hàng ngàn hàng vạn con người cùng tất cả các phương tiện vật chất được huy động tới biên giới. Việc xây dựng tuyến phòng thủ để chặn bàn tay xâm lược của kẻ thù lúc này là cần thiết. Đất nước có thể tạm thời thiếu thốn, nhưng mỗi tấc đất của Tổ quốc, nhất định không thể lọt vào tay quân xâm lược.
    Những ngày này, sư đoàn đang hoàn chỉnh thế trận phòng ngự hướng đường số 1. Tại đây trung đoàn 273 chốt giữ phía tây rừng sở. Trung đoàn 266 và trung đoàn 270 ở huyện Trảng Bàng và huyện Bến Cầu để củng cố, xây dựng.
    Thế nhưng, cùng thời gian đó, trên hướng đường 13, địch phản kích quyết liệt. Chúng đã giành lại một số chốt cấp đại đội của sư đoàn 9 ở Ngã tư Nhà Thương, hòng uy hiếp cánh bắc tuyến phòng ngự của Quân đoàn 4.
    22 giờ ngày 20 tháng 5, Thiếu tướng Nguyễn Thế Bôn, Phó Tư lệnh Quân đoàn 4 lệnh cho sư đoàn 341 cơ động về hướng đường 13 thay thế sư đoàn 9.
    Thế là ngay trong đêm, cả sư đoàn lại gấp rút chuẩn bị cơ động lật cánh.
    11 giờ trưa hôm sau (21-5), trung đoàn 266 vượt 100 kilômét đã đến vị trí nhận bàn giao. Ngày 22 tháng 5, trung đoàn 270 và trung đoàn 273 lần lượt đến thay vị trí các trung đoàn bạn.
    Đến nơi, bộ tư lệnh sư đoàn quyết định phải chiếm lại bằng được khu vực phía nam Ngã tư Nhà Thương, sau đó giành lại khu vực tây bắc Bạch Bột để tạo thế đứng vững vàng.
    Ngày 22 tháng 5, trung đoàn 266 giành lại được vị trí ở tây nam Ngã tư Nhà Thương, diệt 96 tên địch. Tiếp theo đó quân ta liên tiếp tổ chức các đợt xuất kích phá thế bu bám của địch trước chốt, giữ chắc hướng này.
    Ngày 3 tháng 6, trung đoàn 270 dùng tiểu đoàn 4 và tiểu đoàn 5 đánh chiếm ngã ba Giếng Xây và đồn công an biên phòng của ta ở phía tây bắc chùa Bạch Bột.
    Vậy là chỉ trong 12 ngày đêm, trên hướng đường 13, các đơn vị của sư đoàn giành lại toàn bộ các vị trí ở cánh bắc tuyến phòng ngự và nước vào thực hiện nhiệm vụ của quân đoàn giao: ?oChốt giữ lâu dài ở nam, bắc đường 13, chiều sâu 10 kilômét, chính diện 15 kilômét, giữ chắc cánh bắc tuyến phòng ngự của quân đoàn, tạo thế đánh địch liên tục, không để chúng gây trở ngại, phá hoại quá trình xây dựng tuyến phòng thủ. Vừa chiến đấu vừa xây dựng, huấn luyện, không ngừng nâng cao sức mạnh chiến đấu của sư đoàn?.
    Chính trong những ngày quân và dân ta đang ra sức xây dựng tuyến phòng thủ để ngăn chặn cuộc tiến công xâm lược của bọn ********* Campuchia dưới sự chỉ đạo, chỉ huy của bọn bành trướng Trung Quốc, thì ngày 28 tháng 5 năm 1978, cuộc nổi dậy của quân khu 203 chống chế độ Pol Pot tàn bạo bùng nổ dữ dội.
    Cuộc nổi dậy này là kế tiếp các cuộc nổi dậy (Tháng 1 năm 1976, Hu Nim-Bộ trưởng Thông tin lãnh đạo cuộc nổi dậy có sự hưởng ứng của sư đoàn 350. Năm 1977, cuộc nổi dậy của nhân dân Xiêm Riệp, Bát Tam Bang do Chắc Krây, sư trưởng sư đoàn 1 chỉ huy. Tiếp đó là các cuộc khởi nghĩa của Tốc Phiêm-Bộ trưởng Công chính, của Mây Pơ-rang-Bộ trưởng Thông tin liên lạc?) chống lại chế độ Pol Pot-một chế độ diệt chủng (Thực tế Pol Pot đã giết toàn bộ sĩ quan, binh lính công chức chế độ cũ cùng với gia đình họ. Thi hành có kế hoạch xoá bỏ các dân tộc thiểu số và dân loại 3. Tàn sát những người chống đối hoặc chúng cho là có khả năng chống đối. Chỉ tính riêng nhà tù Xtung Treng từ tháng 12 năm 1975 đến tháng 6 năm 1977, chúng đã giết 10.000 người). Cuộc nổi dậy đã đến với nông dân và binh lính như mưa rào đến với nắng hạn. Lâu nay ?ochế độ Pol Pot đã không thể trông cậy vào sức hậ thuận của nhân dân trong nước? (Thời báo New York tháng 1 năm 1978) thì bây giờ ?ocái nền tảng xã hội? này lại đang là chỗ dựa vừng chắc cho lực lượng cách mạng nổi dậy mới xuất hiện. Họ đã đoàn kết xung quanh Suvana (còn gọi là So Phim, hay Mười Su, Phó ************* Campuchia dân chủ, bí thư khu uỷ quân khu 203, đã cùng đồng chí Hêng Xomrin, bấy giờ là sư đoàn trưởng kiêm chính uỷ sư đoàn 4, uỷ viên khu uỷ quân khu 203, lãnh đạo cuộc nổi dậy ngày 28 tháng 5) và Hêng Xomrin chống lại Pol Pot. Và sau đó vào rừng lập căn cứ khánh chiến.
    Những người lãnh đạo cuộc nổi dậy đã gặp và yêu cầu nhân dân Việt Nam giúp đỡ. Lời yêu cầu chính đáng ấy được nhân dân ta, Chính phủ ta sẵn sàng đáp ứng.
    Lúc này, giúp đỡ lực lượng cách mạng nổi dậy là hành động thiết thực nhất của nhân dân Việt Nam giúp nhân dân Campuchia đứng dậy làm chủ vận mệnh dân tộc. Đây cũng là tiền đề mở ra sự phối hợp giữa nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta và cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân Campuchia.
    Theo yêu cầu phối hợp và với sự thoả thuận của bạn, trên chiến trường Tây Nam, các đơn vị của ta được lệnh: ?o? mở rộng địa bàn, mở rộng hành lang liên kết các lực lượng nổi dậy ở nhiều nơi; giúp đỡ lực lượng nổi dậy tạo thế và lực. Từ đó tạo điều kiện giúp lực lượng cách mạng bạn phát triển!?.
    Quân đoàn 4 được giao nhiệm vụ: ?oTiêu diệt sư đoàn 290, kiềm chế d 3. Phát triển đánh sư đoàn 703 ở Công Pông Trạch, mở rộng hành lang giúp lực lượng nổi dậy??.
    Trước nhiệm vụ đó, Bộ tư lệnh Quân đoàn 4 quyết định: ?oNâng chiều sâng tuyến phòng ngự vào đất địch. Chiếm dải địa hình có lợi trên tuyến đường 13 và đường 24 và đường số 1. Chiếm giữ các khu vực trọng yếu như Săng Ke, Choóc, Pra Sốt. Đánh bại các cuộc phản kích của địch, hỗ trợ phong trào nổi dậy ở quân khu 203 và bảo đảm cho phía sau xây dựng tuyến phòng thủ biên giới!?.
  2. dongadoan

    dongadoan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2004
    Bài viết:
    2.508
    Đã được thích:
    3
    Tăng chú 5* vì công... gõ nhé ! Tiếp tục phát huy, đang rất hay !
  3. dongadoan

    dongadoan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2004
    Bài viết:
    2.508
    Đã được thích:
    3
    Tăng chú 5* vì công... gõ nhé ! Tiếp tục phát huy, đang rất hay !
  4. your_friend_xy

    your_friend_xy Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    28/09/2004
    Bài viết:
    620
    Đã được thích:
    2
    em muốn bác ptlinh cứ post nhiều cho anh em xem nữa đi , chứ mỗi hôm được vài mẩu thế này suốt ruột quá bác ah , ai bảo chuyện của bác hay quá , hehe chúc bác khoẻ mạnh để lấy sức post tiếp cho anh em
  5. your_friend_xy

    your_friend_xy Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    28/09/2004
    Bài viết:
    620
    Đã được thích:
    2
    em muốn bác ptlinh cứ post nhiều cho anh em xem nữa đi , chứ mỗi hôm được vài mẩu thế này suốt ruột quá bác ah , ai bảo chuyện của bác hay quá , hehe chúc bác khoẻ mạnh để lấy sức post tiếp cho anh em
  6. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Nói chung người VN mình chỉ nên đưa quân tới biên giới hoặc cùng lắm đánh đến thủ đô Phnompenh rồi rút về chứ không nên hành quân truy kích vào nơi hẻo lánh , vì mình vừa ko quen địa hình lại tạo điều kiện để nó đánh du kích .Nếu không nhầm thì chính vì mình đánh Cambodia mà bị lên tiếng và cấm vận của nhiều nước .
    -----------------------------------------------------------------------
    Nếu đánh đến Phnom Penh rồi rút về luôn thì chính quyền của Heng Xomrin sẽ không đứng nổi 1 tuần đâu bác ạ. Ở phần sau quyển SĐSL các bác sẽ thấy, đến đầu năm 1980 quân Khmer Đỏ vẫn đủ sức mở những trận phản công lớn cấp sư đoàn, trung đoàn với đầy đủ thiết giáp, pháo binh, thậm chí vào các thị xã do quân ta chiếm, và ta cũng chật vật lắm mới chọi lại được.
    Giai đoạn 1978-1979 có 2 sự kiện tương tự nhau : quân Tanzania tràn vào lật đổ chế độ độc tài ở Rwanda và VN tấn công Khmer Đỏ. Chính quyền mới của Rwanda được LHQ công nhận, nhưng đối với Khmer Đỏ thì LHQ lại giữ ghế cho bọn này và cấm vận VN. Vì ai thì các bác biết rồi.
  7. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Nói chung người VN mình chỉ nên đưa quân tới biên giới hoặc cùng lắm đánh đến thủ đô Phnompenh rồi rút về chứ không nên hành quân truy kích vào nơi hẻo lánh , vì mình vừa ko quen địa hình lại tạo điều kiện để nó đánh du kích .Nếu không nhầm thì chính vì mình đánh Cambodia mà bị lên tiếng và cấm vận của nhiều nước .
    -----------------------------------------------------------------------
    Nếu đánh đến Phnom Penh rồi rút về luôn thì chính quyền của Heng Xomrin sẽ không đứng nổi 1 tuần đâu bác ạ. Ở phần sau quyển SĐSL các bác sẽ thấy, đến đầu năm 1980 quân Khmer Đỏ vẫn đủ sức mở những trận phản công lớn cấp sư đoàn, trung đoàn với đầy đủ thiết giáp, pháo binh, thậm chí vào các thị xã do quân ta chiếm, và ta cũng chật vật lắm mới chọi lại được.
    Giai đoạn 1978-1979 có 2 sự kiện tương tự nhau : quân Tanzania tràn vào lật đổ chế độ độc tài ở Rwanda và VN tấn công Khmer Đỏ. Chính quyền mới của Rwanda được LHQ công nhận, nhưng đối với Khmer Đỏ thì LHQ lại giữ ghế cho bọn này và cấm vận VN. Vì ai thì các bác biết rồi.
  8. escape03

    escape03 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/08/2003
    Bài viết:
    350
    Đã được thích:
    0
    Việc mình đánh Cambodia là để bảo vệ lãnh thổ VN , còn việc ông Heng Xomrin là việc của ổng , mình không nên can dự vì ở thời điểm đó mình vừa đại thắng US tình hình ngoại giao rất nhạy cảm , cần nên tránh để LHQ & US có cái cớ gây khó khăn & cấm vận mình chứ .Nhưng thôi chuyện cũng qua rồi chỉ nói ra để biết thế thôi .
  9. escape03

    escape03 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/08/2003
    Bài viết:
    350
    Đã được thích:
    0
    Việc mình đánh Cambodia là để bảo vệ lãnh thổ VN , còn việc ông Heng Xomrin là việc của ổng , mình không nên can dự vì ở thời điểm đó mình vừa đại thắng US tình hình ngoại giao rất nhạy cảm , cần nên tránh để LHQ & US có cái cớ gây khó khăn & cấm vận mình chứ .Nhưng thôi chuyện cũng qua rồi chỉ nói ra để biết thế thôi .
  10. VanLyTruongChinh

    VanLyTruongChinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/07/2004
    Bài viết:
    52
    Đã được thích:
    0
    Hehe, Biên giới Tây Nam quả là có ít tài liệu hoặc ít người tiếp cận được chúng. Cảm ơn bác ptling đã post bài nhá.
    ------------------------------
    Việc mình đánh Cambodia là để bảo vệ lãnh thổ VN , còn việc ông Heng Xomrin là việc của ổng , mình không nên can dự vì ở thời điểm đó mình vừa đại thắng US tình hình ngoại giao rất nhạy cảm , cần nên tránh để LHQ & US có cái cớ gây khó khăn & cấm vận mình chứ .Nhưng thôi chuyện cũng qua rồi chỉ nói ra để biết thế thôi .
    -------------------------------
    Việc ông Heng Xomrin không thể là việc của ông ấy được bác ạ. Lý do rất đơn giản là Nam Cực muốn biên giới Tây Nam yên ổn, có phải đánh nhau không muốn đánh nhau ở sát biên giới để dân chúng còn làm ăn, trong khi ông Heng có thể trở thành người đứng đầu cái vùng đất có biên giới với Nam Cực đó. Trong thế giới hiện đại, một chính quyền thân Nam Cực ở Tây Nam là điều mơ ước của các cụ nhà ta bác ạ. Tôi nghĩ là trong một khoảng thời gian nào đó, Nam Cực đã thực hiện được điều này.
    Còn tham vọng tiểu bá, biến cái phần đất phía bên kia biên giới thành vùng phụ thuộc, thì xuất hiện từ thời nhà Nguyễn kia. Để thực hiện tham vọng này, nhà Nguyễn đã từng đặt vùng đất ấy thành Trấn Tây, và nếu không nhầm thì Nguyễn Tri Phương đã có thời gian làm ?otổng trấn? ở đây. Cũng trong thời gian này, các cụ cũng đã từng dùng sọ người nấu cháo đó. Vì tham vọng đó và cách hành xử như vậy, cùng với suy nghĩ phần đất phía Đông biên giới vốn thuộc về Campốt nên Khơ me đỏ cũng như các chính quyền hoặc các chính khách không thân thiện sau này luôn muốn gây sự ở biên giới Tây Nam.
    Thế nên, chuyện của Campốt không phải của riêng Campốt, cũng như chuyện của Ai Lao chẳng phải của riêng Ai Lao là vì vậy. Đối với Khựa, chuyện của Nam Cực cũng chẳng phải của riêng Nam Cực mà các bác.

Chia sẻ trang này