1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trên biên giới Tây Nam và tiêu diệt bọn diệt chủng Pol Pot

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi ptlinh, 06/10/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Ngày 4 tháng 1, nhận được tin Trung đoàn bộ binh 48 bị mất liên lạc, sư đoàn cho 2 máy bay U-17, 2 máy bay F-5 hộ tống máy bay EC-47 bắt liên lạc, tìm kiếm, dẫn bộ đội ra khu vực chiến đấu. Ngày 5 tháng 1, máy bay U-17 chở 200 kg truyền đơn thả xuống đội hình địch kêu gọi chúng đầu hàng, biên đội 2 máy bay F-5 tiếp tục đánh săn và khống chế địch trên con đường dẫn ra bến phà và bắn cháy 1 tàu trên sông. Ngày 6 tháng 1, sư đoàn cho U-17 quan sát và truyền lệnh, dẫn 49 tàu chiến đấu của hải quân chạy dọc sông Mê Công từ Tân Châu tiến đánh tàu địch đến phà Niếc Lương, sư đoàn tiếp tục sử dụng 10 lần chiếc F-5, 1 lần chiếc C-119 tiếp tục dội bom, đạn cối liên tục xuống khu vực bến phà, các trận địa pháo hai bờ và phía hai đầu bến phà, bắn cháy 1 tàu. Những trận đánh của không quân có hiệu quả làm cho lực lượng, phương tiện chiến tranh của địch ùn tắc hỗn loạn tạo điều kiện cho Quân đoàn 4 tiến lên tiêu diệt toàn bộ quân địch rút chạy trên đường 1 và ý định vượt sông của địch đã bị đập tan. Ngày 6 tháng 1, sư đoàn sử dụng máy bay UH-1 chở cán bộ Bộ Tổng tham mưu đến giao nhiệm vụ cho Quân đoàn 4 đánh chiếm Phnôm Pênh. Kết quả sư đoàn tham gia chiến đấu trên hướng Quân đoàn 4 đã sử dụng 142 lần chiếc máy bay các loại, đánh trúng vào 2 sở chỉ huy sư đoàn 703, 271, phá huỷ trên 3 trận địa pháo phòng không, 1 bãi tập kết xe pháo làm cháy nhiều chiếc, đánh chìm 7 tàu chiến trọng tải 100 tấn, 2 phà lớn, một tàu chở dầu; chặn đứng cuộc rút lui tháo chạy của địch, chi viện hoả lực và bảo vệ đội hình cho Quân đoàn 4 phát triển thế tiến công như vũ bão đập tan mọi sự phản kháng của địch, tiêu diệt và bắt sống phần lớn lực lượng gần 600 xe quân sự, 100 khẩu pháo và các phương tiện chiến tranh của chúng và hàng ngàn sĩ quan, binh lính địch. Ngày 7 tháng 1 năm 1979, một số đơn vị của Quân đoàn 4 vượt qua sông Mê Công nhanh chóng tiến về giải phóng Phnôm Pênh.
    Trên hướng bắc, Bộ Tổng tham mưu ra lệnh cho lực lượng vũ trang Quân khu 5, Sư đoàn 372 không quân cùng các lực lượng vũ trang của Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia được trang bị 7 xe tăng, pháo binh có nhiệm vụ chiến đấu tiêu diệt 2 sư đoàn 801, 290, hai trung đoàn địa phương của địch, thọc sâu vào hậu cứu của quân khu Đông Bắc, hỗ trợ phong trào nổi dậy của nhân dân Campuchia giải phóng vùng đông bắc, mở rộng địa bàn, làm chủ đường số 19 đến Stung Treng, từ đó phát triển lên phía tây bắc phối hợp với Quân đoàn 3, Quân khu 7 giải phóng toàn bộ phía bắc. Nhiệm vụ của không quân dùng máy bay cường kích tầm xa đánh sâu vào các mục tiêu trọng yếu: Sở chỉ huy cơ bản ở Virachay, khu tập kết quân, xe pháo ở Bung Lung, sở chỉ huy tiền phương sư đoàn của địch ở Bô Keo, chi viện hoả lực trực tiếp trên đội hình tiến công của bộ binh, chỉ thị mục tiêu và hiệu chỉnh cho pháo binh, báo cáo tốc độ tiến công của ta và tình hình địch để quân khu, quân đoàn hạ quyết tâm chiến đấu giành thắng lợi.
    Để thực hiện nhiệm vụ, sư đoàn sử dụng một phần lực lượng của các đơn vị gồm 2 máy bay vận tải quân sự C-130, 2 máy bay vận tải C-119, 6 trực thăng UH-1, 2 máy bay trinh sát U-17, 1 trực thăng CH-47, 1 máy bay trinh sát điện tử EC-47, 4 máy bay MiG-19.
    Khi Quân khu 5 nổ súng tiến công, trong hai ngày 28 và 29 tháng 12, sư đoàn sử dụng 2 lần chiếc máy bay C-130, 4 lần chiếc máy bay F-5, có máy bay C-47 chỉ huy chuyển tiếp trên không đánh phá khu tập trung, xe pháo của địch ở Lom Phát, Bung Lung, 1 lần chiếc C-119 đánh sở chỉ huy Sư đoàn 801 ở Bô Keo, 6 lần chiếc U-17 làm nhiệm vụ quan sát, chỉ thị mục tiêu cho 8 chiếc UH-1 và hiệu chỉnh cho pháo binh bắn phá. Ở tuyến phía đông sông Mê Công địch tổ chức phòng ngự theo chiều dài có công sự vững chắc, lực lượng pháo binh ta bị một số đồi che khuất không phát huy được sức mạnh hoả lực, tốc độ tiến công của bộ binh bị chững lại. Sư đoàn đã cho máy bay UH-1 tập trung hoả lực bắn phá quyết liệt vào những điểm chốt quan trọng, cùng với pháo binh bắn phá làm tan rã tuyến phòng ngự của địch. Trong hai ngày chiến đấu, được máy bay U-17 chỉ thị mục tiêu, máy bay trinh sát điện tử EC-47, các máy bay MiG-21, MiG-19, MiG-17 bảo vệ đội hình, máy bay ném bom C-130, C-119, F-5 đã đánh trúng sở chỉ huy Sư đoàn 801, hai khu tập trung quân, xe pháo, một tuyến phòng ngự kiên cố gây cho chúng thiệt hại nặng nề, địch phải bỏ chạy. Sư đoàn tiếp tục sử dụng máy bay UH-1, U-17 yểm hộ đội hình bộ binh đột phá tấn công thuận lợi. Đứng trước nguy cơ bị tiêu diệt trước những đòn đánh mạnh của ta, địch tiếp tục rút chạy, thành lập hai tuyến phòng thủ trên hai cầu nối ở sông Mê Công và khu vực Stung Treng.
    Trên hướng Quân khu 7: Chiến dịch mở màn vào ngày 28 tháng 12 năm 1978, sư đoàn sử dụng 5 biên đội máy bay F-5, 3 trực thăng UH-1, 1 máy bay U-17 trinh sát, chi viện hoả lực cho bộ binh đánh vào sở chỉ huy sư đoàn 703 Khmer đỏ. Ngày 29 tháng 12, biên đội 3 trực thăng UH-1 và U-17 yểm trợ hoả lực cho bộ binh mở cuộc tiến công tuyến phòng thủ Sư đoàn 1 của địch, đánh chiếm sở chỉ huy buộc chúng phải rút chạy, các máy bay UH-1 tiếp tục dùng hoả lực đánh trực tiếp vào các trận địa, đội hình của chúng, diệt nhiều tên. Ngày 30 tháng 12, sư đoàn sử dụng 6 máy bay F-5 có 6 máy bay MiG-21 yểm hộ đội hình, đánh vào khu vực sở chỉ huy Sư đoàn 260, khu tập trung quân và sb Krochê. Trong quá trình chiến đấu máy bay MiG-21 phát hiện máy bay ném bom T-28 của địch ở tầng dưới; nhưng do thời tiết xấu, nhiều mây và phát hiện ra máy bay ta, chúng thoát ly khỏi khu vực chạy trốn. Ngày 31 tháng 12, 8 lần chiếc F-5 đánh địch ở Đầm Be. Ngày 1 tháng 1 năm 1979, máy bay UH-1 quan sát, phát hiện tàu, thuyền, phà của địch trên sông Mê Công, rất nhiều lính ẩn nấp xung quanh các lùm cây, đã chỉ thị bằng đạn khói, sư đoàn cho 17 lần chiếc F-5 đánh săn, đánh chặn dọc xông Krochê, trúng vào chiếc tàu, phà làm cho địch không có phương tiện rút chạy, gây nên cảnh hỗn loạn. Quân khu 7 và Quân đoàn 3 tổ chức tiến công tiêu diệt nhiều sinh lực địch, thu hồi nhiều xe pháo, phương tiện chiến tranh, giải phóng thị xã Krochê, phát triển tiến công dọc đường số 13 lên phía Bắc và tổ chức vượt sông Mê Công nhanh chóng.
  2. weaponboy

    weaponboy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/07/2006
    Bài viết:
    47
    Đã được thích:
    0
    Em còn dốt, Các pác cho em hỏi tí nha, C-130 ném bom như thế nào nhỉ ????????? em chỉ biết AC -130 bắn pháo 40 mm thôi, hay là cũng giống phi đội IL-14 ném đạn cối.
    Chắc bom được bỏ trong khoang hàng => bay đến nơi cho thả dù xuống đầu quân địch
  3. anghenlenin

    anghenlenin Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/10/2006
    Bài viết:
    4.161
    Đã được thích:
    0
    Bác Dũng là Bộ Trưởng QP, vậy bác Giáp đâu nhỉ
    Tôi nghĩ nếu có bác Giáp chỉ đạo trực tíêp thì tình hình có khác không, liệu bọn Pôn Pốt có chạy được sang Thái Lan không, sai lầm chiến lược ở đây là ở chỗ nào?
  4. thepeoplewholovelanguages

    thepeoplewholovelanguages Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    457
    Đã được thích:
    0
    C-130 gắn giá gỗ thả bom, xem phim thấy mẽo để bom (thường là bom phát quang sau khoang hàng) mở khoang đuôi thả ra, bom bật dù tự động định hướng!
    trong này có cho thấy ta đã biết sử dụng máy bay không người lái, vậy là công nghệ thông tin quốc phòng của ta bây giờ cũng vững rồi!bằng chứng là mỗi ngày hacker vn cứ đi hack shop hack cre*** card ào ào
  5. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Trên hướng chiến đấu Quân khu 9 và Quân đoàn 2 phối hợp cùng lực lượng vũ trang cách mạng của bạn có nhiệm vụ đánh chiếm khu vực núi Xôm, tiêu diệt 2 sư đoàn 210 và 250 của địch, từ đó phát triển hướng tiến công theo quyết tâm chiến đấu: Hướng 1 giải phóng thị xã Ta Keo, theo đường số 2 tiến đánh sân bay Pô Chen Tông, đài phát thanh, khu đông nam thành phố Phnôm Pênh, sau đó phát triển đánh lên các tỉnh phía tây. Hướng 2 từ Ta Keo theo đường số 3 hiệp đồng với Hải quân giải phóng cảng Roan, Công-pông-xo, Xi-ha-núc-vin, Cô Công. Hướng 3 sau khi vượt qua núi Xôm, Hải quân dùng tàu, giang thuyền chở quân dọc sông Mê Công lên phối hợp với các lực lượng của ta đánh chiếm bến cảng và giải phóng Thủ đô Phnôm Pênh. Từ khu vực núi Xôm đến thị xã Ta Keo, địch bố trí 2 sư đoàn phòng thủ có công sự, hầm hào vững chắc. Ngày 1 và ngày 2 tháng 1, Quân khu nổ súng, sư đoàn sử dụng 11 lần chiếc A-37 đánh vào 2 sở chỉ huy trung đoàn 15, 16 và trận địa pháo, trúng vào kho đạn làm cháy nổ dữ dội trong nhiều giờ, gây cho chúng thiệt hại nặng, đội hình rối loạn. Quân khu tổ chức phá vỡ tuyến phòng thủ, giải phóng khu vực núi Xôm, ngày 3 tháng 1 tiến đánh vào thị xã Ta Keo, sư đoàn xuất kích 12 lần chiếc A-37 đánh tập trung vào sở chỉ huy cơ bản sư đoàn và trận địa pháo 105 ly làm cho chúng thiệt hại nặng, giảm khả năng tổ chức chỉ huy, sử dụng lực lượng để phản kích. Sau đòn đánh choáng váng, địch đã kịp thời củng cố lực lượng, rút tàn quân ở núi Xôm về đánh chặn ta quyết liệt trước thị xã Ta Keo. Hai trực thăng CH-47 cất cánh 2 đợt, chở vũ khí cho bộ đội trên mặt trận và đón thương binh ta về sân bay Cần Thơ đưa đến các bệnh viện cấp cứu và điều trị kịp thời. Ngày 6 tháng 1 Quân khu hạ quyết tâm sử dụng lực lượng mạnh để đánh lướt qua thị xã Ta Keo phối hợp cùng lực lượng vũ trang của bạn phát triển tiến công, Không quân sử dụng 13 lần chiếc A-37, 4 lần chiếc F-5 có máy bay MiG-21, MiG-19 yểm hộ đội hình đánh tập trung vào sở chỉ huy sư đoàn 210, 250 mới được khôi phục và cụm xe tăng, xe cơ giới, đội hình của địch. Đồng thời sử dụng 3 lần chiếc U-17, 8 lần chiếc A-37 mang rocket chi viện hoả lực trực tiếp trên đội hình xe cơ giới và bộ binh ta, tạo điều kiện đẩy nhanh tiến độ tiến công. Khi lực lượng của Quân khu đánh lướt qua thị xã Ta Keo thì địch phản kích chống lại, sư đoàn sử dụng 4 lần chiếc trực thăng MI-6, MI-8 chở bộ đội Quân đoàn 2 đổ bộ tiến công giải phóng thị xã và kết hợp chở thương binh về tuyến sau. Ngày 7 tháng 1, sư đoàn sử dụng 6 lần chiếc A-37 tiếp tục đánh một số ổ phòng thủ trong thị xã. Quân đoàn 2 và Quân khu 9 tạo thế gọng kìm tiêu diệt hoàn toàn quân địch. Bộ đội Quân khu 9 tiếp tục phát triển tiến công dọc theo sông Mê Công về hướng Phnôm Pênh. Quân đoàn 2 phát triển theo hướng tây, phối hợp với bộ đội hải quân tiến công giải phóng cảng Công-pông-xom. Các biên đội trực thăng Uh-1 phối hợp đánh địch cố thủ ở dọc sông Mê Công. Sau đó sư đoàn tiếp tục cho 6 lần chiếc A-37 yểm hộ đội hình tiến công của xe cơ giới tiến vào giải phóng Phnôm Pênh, sào huyệt cuối cùng của Khmer đỏ. Ngày 8 tháng 1, trực thăng UH-1 của Nguyễn Xuân Trường chở đồng chí Nguyễn Chánh, Tư lệnh Quân khu 9 hạ cánh xuống sân bay Pô-chen-tông.
    Những trận đánh trong hai ngày 6 và 7 tháng 1 là trận đánh kết hợp hiệp đồng có hiệu suất chiến đấu cao, kịp thời chi viện hoả lực, tiếp ứng chiến đấu, chở thương binh trong những thời điểm bộ binh chiến đấu gay go, quyết liệt trên mặt trận.
    Trên hướng chiến đấu Quân đoàn 3, quân đoàn có nhiệm vụ mở đợt tiến công đánh tiêu diệt và làm tan rã 5 sư đoàn địch, làm chủ đường số 7, vượt sông giải phóng tỉnh Công-pông-chàm, từ đó phát triển tiêu diệt địch dọc đường số 6, hợp quân với các đơn vị bạn giải phóng Phnôm Pênh, phát triển lên Công-pông-thom, Bát-đom-boong theo quyết tâm chiến đấu. Ngày 31 tháng 12 năm 1978, Quân đoàn đã nổ súng tấn công. Sư đoàn sử dụng 18 lần chiếc F-5 đánh liên tục vào các sở chỉ huy, khu tập trung quân, xe pháo đang chạy trên đường số 7 làm cho chúng thiệt hại nặng, phá huỷ một trận địa pháo 120 ly, nhiều đoạn đường địch không đi được do ùn tắc trong nhiều giờ. Bộ tư lệnh Quân đoàn 3 đã gửi thư chúc mừng trong nhiều giờ. Bộ tư lệnh Quân đoàn 3 đã gửi thư chúc mừng cho Sư đoàn 372 ?ođoàn kết, hiệp đồng, lập công tập thể? trong tiến công giải phóng Công-pông-chàm.
  6. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Ngày 1 tháng 1 năm 1979, địch tháo chạy trên các khu vực đường số 7 Con Chrếch về Công-pông-chàm, sư đoàn xuất kích 23 lần chiếc F-5 đánh săn, đánh chặn, bắn cháy nhiều xe pháo, bãi tập kết quân và hậu cần khi chúng tổ chức qua phà. Ném bom trúng 2 tàu, đánh chìm 1 phà, 2 tàu khác bị thương nặng, làm cho địch không thực hiện được ý định rút quân qua sông về Công-pông-chàm. Quân đoàn 3 thừa thế tiến công vây bắt nhiều sinh lực địch, thu nhiều xe pháo và tổ chức vượt sông thuận lợi. Sáng ngày 6 tháng 1, sư đoàn sử dụng 2 máy bay F-5 có MiG-21 yểm trợ tiến hành trinh sát 2 sân bay Pô-chen-tông thủ đô Phnôm Pênh và Công-pông-chư-năng để nắm lực lượng không quân địch và hoả lực phòng không bảo vệ thủ đô Phnôm Pênh, chuẩn bị cho kh tác chiến lớn của chiến dịch. Ngày 7 tháng 1, sư đoàn lần lượt xuất kích 18 lần chiếc F-5 đánh địch trên đường số 6 từ Phsambô đến bến phà Kơ Rếch Đăng, bắn cháy 5 xe, chìm 2 tàu, diệt nhiều tên địch, mở đường cho Quân đoàn 3 nhanh chóng hợp quân với các hướng để tiến vào giải phóng Phnôm Pênh. Cùng ngày tại sở chỉ huy, Ban thường vụ Đảng uỷ sư đoàn hội ý, xác định quyết tâm sử dụng máy bay F-5 đánh vào sân bay Pô-chen-tông, thủ đô Phnôm Pênh, dưới sự chỉ đạo của đồng chí Chu Duy Kính, Phó chính uỷ Quân chủng. Ban thường vụ Đảng uỷ đánh giá khi không quân ta đánh vào sân bay Pô-chen-tông có thể sẽ gặp hoả lực phòng không mạnh, kể cả phải đối phó với không quân tiêm kích địch. Để thực hiện quyết tâm chiến lược của cấp trên là giành thắng lợi trọn vẹn cả về quân sự và chính trị, cùng quân và dân nước bạn giải phóng thủ đô, sư đoàn quyết định dùng máy bay F-5 nạp dầu đủ bay đến sân bay công kích và về căn cứ xuất phát để lắp bom tiếp tục chiến đấu. Bốn phi công F-5 được lựa chọn là: Đồng chí Lê Khương, biên đội trưởng; Nguyễn Văn Kháng, Dương Đình Nghi, Nguyễn Thăng Thắng, với chiến thuật bay thấp, bí mật bất ngờ ném bom vào hai đầu đường băng chính cất hạ cánh, không cho không quân địch rút chạy đến sân bay Xiêm Riệp hoặc Bát-đom-boong. Biên đội 2 MiG-21 do 2 phi công Hoàng Quốc Dũng, Trần Văn Tứ yểm hộ bảo vệ đội hình và chế áp tiêu diệt máy bay địch trên không. Kết luận hội nghị ban thường vụ Đảng uỷ khẳng định: Thời cơ đánh khi các Quân đoàn, Quân khu, Trung đoàn đặc công M113 và Trung đoàn hải quân 962 tiến áp sát Phnôm Pênh. Ta thực hiện đòn đánh bất ngờ sẽ làm cho quân đội của Khmer đỏ ở Phnôm Pênh rối loạn, hoảng sợ sẽ không còn ý chí kháng cự tạo điều kiện cho Quân đoàn 4 và các đơn vị bạn nhanh chóng giải phóng Phnôm Pênh giảm bớt hy sinh tổn thất. 14 giờ 30 ngày 7 tháng 1, Tư lệnh sư đoàn Nguyễn Ngọc Độ lệnh cho 4 máy bay F-5 và 2 máy bay MiG-21 của Trung đoàn 935 cất cánh bay thẳng đến sân bay Pô-chen-tông theo sơ đồ đường bay đã xác định. Khi đến mục tiêu, biên đội trưởng nhắc các phi công lần lượt bổ nhào ném bom vào 2 đầu đường bằng, sau đó kéo cao thoát ly nhanh chóng. Hàng loạt bom được ném xuống trúng 2 đầu đường băng với những tiếng nổ dữ dội kinh hoàng, địch chạy tán loạn, tâm lý hoảng sợ cao độ, toàn sân bay ngừng trệ mọi hoạt động, để lại nhiều máy bay chiến đấu MiG-19, C-47 đã lắp bom đạn không kịp gây tội ác và chạy trốn, tạo điều kiện thuận lợi choc ác đơn vị tăng nhanh tốc độ tiến công đánh chiếm thủ đô Phnôm Pênh, sào huyệt đầu não của chế độ diệt chủng. Nhân dân Campuchia được sự giúp đỡ của quân tình nguyện Việt Nam đã lật đổ chính quyền phản đông Khmer đỏ thành lập nước Cộng hoà nhân dân Campuchia. Thắng lợi của cuộc tổng tiến công giải phóng Phnôm Pênh có ý nghĩa lớn lao, nó thể hiện tình hữu nghị chiến đấu giữa nhân dân, lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia và Quân đội nhân dân Việt Nam. Trong những ngày 7, 8, 9 tháng 1, sư đoàn sử dụng 5 lần chiếc máy bay C-130, có máy bay MiG-21 yểm hộ đánh trúng vào đường băng và một số khu vực trung tâm và kho bom trong sân bay Xiêm Riệp và Bát-đom-boong. Các trận oanh tạc của máy bay C-130 gây hoảng loạn trong hàng ngũ địch, khiến chúng phải rút chạy vào rừng núi trước sức tiến công của các binh đoàn chủ lực của ta và bộ đội cách mạng Campuchia gây cháy lớn dữ dội. Ngày 9 và 10 tháng 1, sư đoàn sử dụng máy bay Mi-8 chở phương tiện thông tin đến sân bay Pô-chen-tông lập sở chỉ huy sư đoàn lâm thời để chỉ huy chiến đấu.
    Trong quá trình chiến đấu, sư đoàn sử dụng 38 lần chiếc MiG-17, MiG-19, MiG-21, yểm hộ đội hình tiêm kích bom F-5, cường kích A-37, máy bay ném bom C-10, C-119; sử dụng 7 lần chiếc máy bay F-5, EC-47 liên lạc chỉ huy chuyển tiếp trên không, bảo đảm liên lạc thông suốt giữa sở chỉ huy sư đoàn và các biên đội bay chiến đấu. Dùng máy bay C-130, EC-47, F-5E trinh sát điện tử, chụp ảnh xác định các mục tiêu quan trọng của địch làm cơ sở xây dựng phương án chiến đấu cho quân khu, quân đoàn và sư đoàn. Máy bay U-17 liên tục quan sát địch trên mặt đất, mặt nước, trên sông giúp chỉ huy mặt trận, tổ đại diện không quân nắm chắc diễn biến chiến đấu và những yêu cầu chi viện hoả lực của bộ binh đối với không quân.
  7. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Theo kế hoạch tác chiến, trên hướng biển Hải quân hiệp đồng với 2 sư đoàn 325, 304 của Quân đoàn 2, lực lượng vũ trang cách mạng của bạn đánh tiêu diệt và tan rã sư đoàn 164 hải quân của địch, giải phóng cảng và thị xã Công-pông-xom, sau đó phát triển cơ động lực lượng bằng tàu thuyền tiêu diệt sư đoàn 101, giải phóng các dảo dọc biển Cô Rông, Cô Công và thị xã Cô Công. Nhiệm vụ của không quân dùng máy bay vận tải chở bom đánh tập trung vào các bến cảng, diệt tàu chiến trên biển quanh hải cảng, đảo để dọn bão, diệt các ổ hoả lực phòng thủ bờ biển tạo điều kiện cho Hải quân đổ bộ đánh chiếm các mục tiêu. Để thực hiện nhiệm vụ chi viện hoả lực cho hải quân, sư đoàn sử dụng 3 lần chiếc máy bay EC-47 hoạt động trong nhiều giờ trinh sát địa hình, chụp ảnh tàu thuyền trên biển trên cảng, trận địa phòng ngự, trận địa phòng không của địch, để cung cấp tình báo cho bộ chỉ huy chiến dịch, hải quân và sư đoàn lập kế hoạch tác chiến, sử dụng lực lượng chiến đấu. Vào 2 giờ 45 phút ngày 6 tháng 1, sư đoàn sử dụng 2 lần chiếc C-130 có máy bay tiêm kích phòng không MiG-21 yểm hộ bay theo đường bay Biên Hoà-Hòn Chông-Phú Quốc-Rê Am bí mật bất ngờ đánh vào Bộ chỉ huy Hải quân địch ở hai khu vực cảng Công-pông-xom và Pô Am, tiêu diệt một phần lực lượng của chúng gây nên cảnh hỗn loạn trong quân cảng. 6 giờ 30 phút ngày 7 tháng 1, theo kế hoạch hiệp đồng giữa hải quân và bộ binh nổ súng đánh chiếm cảng Công-pông-xom nhưng Sư đoàn 325 đến chậm so với thời gian hiệp đồng do đội hình hành quân bằng xe cơ giới gặp phải bãi lầy, xe không qua được phải hành quân bộ, Lữ đoàn hải quân 126 đổ bộ quân chiến đấu đúng lúc thuỷ triều xuống, tàu không vào được cảng. Do yêu cầu chiến đấu xe lội nước rời tàu tiến vào bờ, lính thuỷ đánh bộ bơi sau, xe tăng không lên được để phối thuộc chiến đấu. Ở trên cảng địch tổ chức phòng thủ chống cự quyết liệt với hoả lực mạnh, gây cho hải quân bị thương vong nhiều và rất khó khăn chiếm lĩnh cảng. Nhận được lệnh của Bộ chỉ huy chiến dịch và yêu cầu khẩn cấp của hải quân, sư đoàn tổ chức 30 lần chiếc A-37, 9 lần chiếc F-5, 3 lần chiếc C-130 có máy bay U-17 chỉ thị mục tiêu đánh dữ dội liên tục vào các trận địa hoả lực bảo vệ cảng và thị xã, khu tập trung quân phòng thủ, tàu thuyền trên biển. Sau đó lệnh cho 6 máy bay trực thăng UH-1 cất cánh từ sân bay Dương Tơ trên đảo Phú Quốc thực hiện hai đợt chở bộ đội hải quân đổ bộ tăng viện chiến đấu. Sau những đợt đánh phá của không quân, địch không giữ được các vt trọng yếu buộc phải rời bỏ, bộ đội hải quân thừa thế tiến công đánh chiếm và giải phóng cảng Công-pông-xom vào chiều ngày 9 tháng 1 thuận lợi. Ngay trong đêm, đồng chí Thiếu tướng Giáp Văn Cương, Tư lệnh Quân chủng Hải quân đã gửi điện cho sư đoàn ?oNhiệt liệt hoan nghênh sự hiệp đồng chặt chẽ, chi viện hoả lực của không quân kịp thời, tạo điều kiện cho Hải quân hoàn thành nhiệm vụ".
    Ngày 11 tháng 1 năm 1979, Đảng uỷ và Ban chỉ huy Sư đoàn không quân Thăng Long 371 đã gửi thư chúc mừng Sư đoàn không quân 372 ?Tin vui làm nức lòng cán bộ, chiến sĩ toàn quân chủng, không quân ta đã hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chiến đấu trên ctg Tây Nam trong đó Sư đoàn 372 đã chiến đấu hiệp đồng chặt chẽ với các quân binh chủng, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trên giao, chi viện tích cực cho bộ binh, hải quân chiến đấu giành thắng lợi, các loại máy bay đều tham gia chiến đấu, xuất kích liên tục, đánh trúng mục tiêu, diệt nhiều sinh lực địch, nhiều trận đánh xuất sắc đạt hiệu suất chs cao, làm rạng rỡ truyền thống của không quân nhân dân Việt Nam anh hùng, góp phần to lớn cùng lực lượng vũ trang nhân dân ta hoàn thành nhiệm vụ quốc tế cao cả của mình?.
    Sau khi giải phóng cảng Công-pông-xom, tàn quân địch rút chạy về thị xã Cô Công, tổ chức cố thủ khu vực cảng, đảo Cô Công. Bộ chỉ huy chiến dịch quyết tâm giải phóng Cô Công trong ngày 17 tháng 1. Tại đây lực lượng địch còn 2 sư đoàn thiếu 164, 101, 2 Trung đoàn, 4 trận địa pháo 105mm, một số trận địa súng cối, ĐKZ, B40, B41 phòng ngự chống tàu đổ bộ của Hải quân, xung quanh khu vực có trên 20 tàu xuồng các loại trong đó có 4 tàu phóng lôi, 6 tàu trên 100 tấn. Khu vực sân bay và bảo vệ thị xã có 3 trận địa pháo 105mm, 4 khẩu 37mm, 3 khẩu 20mm, nhiều kho hàng hoá, vũ khí lớn để chi viện cho hải quân. Hải quân ta tổ chức lại lực lượng để tiếp tục chiến đấu dọc bờ biển lên đánh đảo và thị xã Cô Công. Nhiệm vụ của sư đoàn phải đánh săn, đánh chặn tiêu diệt các tàu thuyền chiến đấu của địch trên biển và hoả lực bảo vệ đảo, cảng, thị xã Cô Công tạo điều kiện cho bộ đội hải quân đổ bộ đánh chiếm. Đây là một mục tiêu xa đất liền, xa căn cứ xuất phát của các loại máy bay ta. Sư đoàn phải sử dụng lực lượng chiến đấu lớn gồm máy bay F-5, A-37, C-130, UH-1, MiG-21 và lập các đài chỉ huy bổ trợ từ máy bay chiến đấu vừa làm nhiệm vụ chỉ huy liên lạc chuyển tiếp trên không về sở chỉ huy cơ bản. Sư đoàn lựa chọn những phi công có trình độ kỹ thuật bay và kinh nghiệm chiến đấu tốt để thực hiện nhiệm vụ. Ngày 15 tháng 1 năm 1979, hải quân sử dụng lực lượng từ cảng Công-pông-xom tiến đánh đảo, thị xã Cô Công, Tư lệnh Giáp Văn Cương và Phó tư lệnh Sư đoàn không quân 372 Lê Hải đứng trên boong tàu chỉ huy trận đánh. Sư đoàn xuất kích 33 lần chiếc máy bay các loại, đánh làm 2 đợt vào các trận địa hoả lực ở tuyến phòng ngự trên đảo. Trung đoàn 918 sử dụng 4 lần chiếc C-130, mỗi máy bay mang 40 quả bom 250 bảng đánh phá các trận địa pháo cối, Trung đoàn 935 sử dụng 19 lần chiếc F-5 và Trung đoàn 937 sử dụng 9 lần chiếc A-37 đánh chặn các tàu thuyền xung quanh đảo. Máy bay U-17 bay quần đảo quan sát bắn chỉ thị mục tiêu cho các loại máy bay ta, trong khi hoả lực phòng không tầm thấp của địch bắn mạnh. Do các đợt đánh có hiệu quả của không quân, ngày 16 tháng 1, tàu đổ bộ của hải quân tiếp cận và đánh chiếm một số khu vực có lợi trên đảo. Sư đoàn tiếp tục sử dụng 17 lần chiếc F-5, 25 lần chiếc A-37, 1 lần chiếc C-130 đánh liên cụt 3 đợt vào các trận địa pháo cối, cụm quân phòng thủ làm cho địch phải tan rã bỏ chạy, bộ đội hải quân phát triển tiến công. Ngày 17 tháng 1, sư đoàn tiếp tục sử dụng 4 lần chiếc C-130, 18 lần chiếc F-5, 20 lần chiếc A-37 đánh dồn dập vào các mục tiêu hoả lực xung quanh thị xã và sân bay Cô Công, tàu thuyền đang hoạt động tại khu vực cảng.
    Trong 3 ngày 15, 16, 17 tháng 1 sư đoàn đã xuất kích chiến đấu 108 lần máy bay các loại, sử dụng 158 tấn bom đánh phá dữ dội trúng vào khu vực Bộ tư lệnh hải quân địch, bắn chìm 23 tàu, 1 trận địa cao xạ, 12 khẩu 37mm, 20mm, 11 trận địa pháo bờ biển, 22 khẩu 105mm, 6 trận địa ĐKZ, cối 81, 82mm, 3 kho đạn cháy nổ dữ dội, diệt nhiều sinh lực địch, mở đường, dọn bãi và chi viện hoả lực trực tiếp cho hải quân hoàn thành nhiệm vụ đánh giải phóng đảo, thị xã Cô Công. Vào 16 giờ ngày 17 tháng 1, trận chiến dịch ác liệt nhất ở hướng khó khăn nhất đã kết thúc thắng lợi. Ngay trong đêm 11 tháng 7, trực thăng UH-1 của trung tá Lê Đình Kỳ, Phó tham mưu trưởng sư đoàn đã chở Phó đô đốc Hải quân Giáp Văn Cương về thành phố Hồ Chí Minh dự hội nghị tổng kết chiến dịch bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc do Bộ Quốc phòng tổ chức.
    Ngày 17 tháng 1 năm 1979, toàn bộ quân đội Khmer đỏ đã bị quân tình nguyện Việt Nam và lực lượng vũ trang của Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia đánh tan rã và tiêu diệt. Chiến dịch phản công và tiến công chiến lược trên mặt trận biên giới Tây Nam Tổ quốc đã thắng lợi hoàn toàn. Toàn bộ đất nước Campuchia được giải phóng, chế độ diệt chủng do bọn ********* Khmer đỏ gây ra đã bị sụp đổ, tạo điều kiện cho nhân dân Campuchia làm lại cuộc cách mạng dân chủ nhân dân, xây dựng cuộc sống mới. Nhân dân Việt Nam bảo vệ được lãnh thổ của mình, tạo được thế ổn định để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xây dựng truyền thống hữu nghị hợp tác láng giềng thủy chung với nhân dân Campuchia anh em.
  8. quydede

    quydede Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/04/2006
    Bài viết:
    594
    Đã được thích:
    0
    Nói ra thì không hay lắm chứ thấy lính tráng nhà mình ăn mắc lôm côm quá nhỉ !
  9. thepeoplewholovelanguages

    thepeoplewholovelanguages Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    457
    Đã được thích:
    0
    dân quân tình nguyện mà!Có phải bộ đội chính quy đâu!Nhìn xa tưởng là cướp cạn ý chứ
  10. vaxiliep

    vaxiliep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/03/2006
    Bài viết:
    1.180
    Đã được thích:
    2
    Phát biểu nhố nhăng chả có tí trí tuệ nào!
    Trông mấy bộ quần áo này có vẻ mới và nhàu, chắc vừa moi ở đáy balô ra mặc để chụp ảnh. Nhiều người ở K về kể chuyện đánh nhau ở chốt có khi mặc quần đùi và áo lót cho mát.

Chia sẻ trang này