1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trên biên giới Tây Nam và tiêu diệt bọn diệt chủng Pol Pot

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi ptlinh, 06/10/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. bmkhanh76

    bmkhanh76 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/12/2002
    Bài viết:
    191
    Đã được thích:
    0
    Có ảnh minh họa thì tốt qua.
  2. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Bác bmkhanh76 thông cảm cho em, trong quyển sách đó không có nhiều bản đồ, hình ảnh đâu. Quyển sách này cũ lắm rồi! Cái này chắc phải hỏi bác TLV xem thế nào, bác này hình như có nhiều ảnh, bản đồ phết!
    Năm Căn-Hoà Hội-trận then chốt quyết định mở màn cuộc phản công và tiến công chiến lược trên biên giới Tây Nam mùa khô 1978-1979
    Năm 1978, mùa khô đến sớm. Tháng 11, nắng gắt, mưa hết, nước rút nhanh. Đồng bằng ven biên giới chuyển dần sang màu nâu sẫm.
    Lúc này, trên chiến trường, địch đã mất chín vạn lính. Các sư đoàn chủ lực của chúng rệu rã, quân số mỗi sư đoàn còn từ 2.000 đến 4.000 tên, Pol Pot-Ieng Sary phải vét cạn dân loại 2 và trẻ con 12, 13 tuổi mà vẫn không đủ đắp vào lỗ hổng về hao hụt quân số. Tinh thần binh lính địch cũng đến lúc sa sút không còn cơ hội cứu vớt. Lực lượng vũ trang-cái xương sống của chế độ Pol Pot-Ieng Sary đang bị đánh gãy. Tình thế chiến trường đã thay đổi cơ bản. Trong khi đó, cả nước Campuchia đang chìm sâu trong thảm họa đen tối của nền kinh tế-xã hội theo cái mẫu của Bắc Kinh khởi xướng. Bên cạnh nạn đói đang vắt kiệt sức nhân dân lao động thì không khí khủng bố, thanh trừng càng khốc liệt, làm cho không khí ở đất nước này càng ngột ngạt, ảm đạm.
    Lúc cỗ xe chiến tranh của bọn ********* bành trướng Trung Quốc và bè lũ tay sai Pol Pot-Ieng Sary ở Tây Nam Việt Nam đang kề bên bờ vực thẳm thì lực lượng nổi dậy của nhân dân Campuchia đã phát triển mạnh mẽ, cơ sở trong cả nước, có vùng giải phóng rộng lớn, có lực lượng vũ trang gồm 18 tiểu đoàn chủ lực dưới sự chỉ huy thống nhất. Một số trận đánh của bạn ở tây bắc Đàm Be đạt hiệu quả cao.
    Ngày 2 tháng 12 năm 1978, Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia ra đời. Lá cờ năm ngọn tháp và cương lĩnh đoàn kết cứu nước của Mặt trận được nhân dân trong cả nước nhiệt liệt hưởng ứng. Đêm đêm, những người già lại chắp tay cầu nguyện cho lực lượng cách mạng mau lớn mạnh, đất nước mau chóng thoáy khỏi nạn diệt chủng dưới bàn tay độc ác của chế độ Pol Pot-Ieng Sary. Điều kiện chủ quan, khách quan khiến cho nhân dân yêu nước Campuchia có thể nổi dậy làm chủ vận mệnh của mình.
    Trong khi nhân loại tiến bộ và kể những người nhạy cảm thời thế ở ngay nước Mỹ nhận thấy ?osố phận của chế độ Pol Pot-Ieng Sary đang tính từngngày? thì bọn ********* bành trướng Trung Quốc và bè lũ ********* tay sai của chúng ở Campuchia lại lao vào canh bạc cuối cùng.
    Chẳng là trong mùa mưa, tuy bị thất bại đậm, nhưng như những con thiêu thân thí mạng, bọn quân Pol Pot cũng chiếm được 28 vị trí trên đất ta. Có nơi chúng rất phiêu lưu, vào sâu như Đôn Phục, Gò Thầy Tám (Đồng Tháp) chín kilômét; Kiên Lương (Kiên Giang) 27 kilômét; Đức Cơ (tây nam đường 19) và Sóc Ky (nam Cà Tum) 13 kilômét; Thiện Ngôn, Trại Bi, Sa Mát (Tây Ninh) 20 kilômét; Ta Pang, Rô Bon (Tây Ninh) 6 kilômét? Pháo lớn của chúng có thể vươn tầm bắn phá tới các thị xã, thị trấn ven biên giới như Tây Ninh, Châu Đốc, Hà Tiên, Tịnh Biên, Châu Phú, Tân Châu, Hồng Ngự, Châu Thành. Do vậy, địch đánh giá hoạt động mùa mưa của chúng ?ođã đạt mục đích và có hiệu quả!?. Khi nước rút chúng tưởng ta đã ?oim hơi, lặng tiếng? nên càng tin rằng: ?oViệt Nam đang có nhiều lúng túng!?. Từ nhận định đó, bọn ********* bành trướng Bắc Kinh dồn sức và thúc ép bè lũ tay sai Pol Pot phải gắng sức một keo nữa để ?ođẩy Việt Nam suy yếu thêm!?. Chúng tập trung 19 trên 23 sư đoàn, mở bốn hướng tiến công chính trên toàn mặt trận biên giới Tây Nam. Kế hoạch cụ thể của chúng là:
    -Dùng các sư đoàn 280, 450 và 174 đánh vào bắc, nam Mi Mốt, phá cơ sở hậu cần chiến dịch đường 7, nhằm kéo chủ lực ta từ phía trước về đối phó, phá khả năng tiến công của ta vào Krêk.
    -Dùng các sư đoàn 210, 250 tiến công vào Bảy Núi (An Giang), phối hợp với sư đoàn 230 tiến công Trà Pô, Trà Tiền, tiến đến đánh chiếm nhà máy xi măng Hà Tiên và khu vực Kiên Lương (Kiên Giang).
    -Dùng sư đoàn 805, 460 phát triển tiến công sâu vào Đôn Phục, Gò Thầy Tám, Hồng Ngự (Đồng Tháp), phá kinh tế của ta sau vụ lụt, mở rộng bàn đạp phía nam Soài Riêng.
    -Dùng các sư đoàn 703, 340, 221 đánh chiếm đường 13 và tuyến Tà Pang-Rô-Bon-Bến Sỏi, tiến đến chiếm núi Bà Đen và thị xã Tây Ninh, phối hợp với các sư đoàn 1, 5, 290 trên hướng đường 1 đánh chiếm vùng cửa ngõ thành phố Hồ Chí Minh. Địch lấy hướng tiến công vào thị xã Tây Ninh làm hướng chủ yếu trong cuộc chiến mùa khô 1978-1979 của chúng.
    Để tăng hiệu quả cho đòn tiến công quân sự này, ngay từ cuối tháng 10 và đầu tháng 11, ?obọn chóp bu? và các quan chức của bọn ********* bành trướng Trung Quốc lũ lượt kéo nhau đến Phnôm Pênh cùng Pol Pot bàn mưu, tín kế Đặng Tiểu Bình cũng mò đến thủ độ các nước khối ASEAN để ve vãn ?otranh thủ sự đồng tình?. Nhà cầm quyền Trung Quốc tăng cường khiêu khích và đưa nhiều quân đoàn áp sát biên giới phía bắc Việt Nam, kéo theo lời dọa dẫm: ?oTrung Quốc sẽ theo dõi để đối xử với Việt Nam!? (Lời Đặng Tiểu Bình, Phó thủ tướng Quốc vụ Viện Trung Quốc tuyên bố tại Băng Cốc ngày 8-11-1978 trong chuyến đi thăm chính thức Thái Lan). Đồng thời bọn ********* bành trướng Bắc Kinh cũng móc nối, tiếp tay cho bọn ********* FULRO ở phía tây huyện Đức Lập (Đắc Lắc) và bọn ********* Cao Đài (Tây Ninh), bọn ********* Khơme Crôm ở Kiên Giang để phối hợp mở những cuộc bạo loạn ở miền Nam Việt Nam?
    Như đàn cá mắc cạn, thấy bóng cơn giông tố, địch đang say trong ảo tưởng.
    Trong những ngày địch thấy ta ?oim hơi lặng tiếng?, cho là ta ?osuy yếu? thì chính là lúc ta đang chuẩn bị những đòn sấm sét để giáng xuống đầu chúng.
    Thời gian này Trung ương Đảng và Bộ chỉ huy tối cao của lực lượng cách mạng Campuchia đã thống nhất chủ trương chiến lược mùa khô 1978-1979. Cụ thể về phía ta, kiên quyết giành thắng lợi trong cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam; đồng thời giúp bạn phát triển lực lượng, tiến đến đánh đổ chế độ Pol Pot-Ieng Sary, giành quyền làm chủ về tay nhân dân.
  3. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Bác bmkhanh76 thông cảm cho em, trong quyển sách đó không có nhiều bản đồ, hình ảnh đâu. Quyển sách này cũ lắm rồi! Cái này chắc phải hỏi bác TLV xem thế nào, bác này hình như có nhiều ảnh, bản đồ phết!
    Năm Căn-Hoà Hội-trận then chốt quyết định mở màn cuộc phản công và tiến công chiến lược trên biên giới Tây Nam mùa khô 1978-1979
    Năm 1978, mùa khô đến sớm. Tháng 11, nắng gắt, mưa hết, nước rút nhanh. Đồng bằng ven biên giới chuyển dần sang màu nâu sẫm.
    Lúc này, trên chiến trường, địch đã mất chín vạn lính. Các sư đoàn chủ lực của chúng rệu rã, quân số mỗi sư đoàn còn từ 2.000 đến 4.000 tên, Pol Pot-Ieng Sary phải vét cạn dân loại 2 và trẻ con 12, 13 tuổi mà vẫn không đủ đắp vào lỗ hổng về hao hụt quân số. Tinh thần binh lính địch cũng đến lúc sa sút không còn cơ hội cứu vớt. Lực lượng vũ trang-cái xương sống của chế độ Pol Pot-Ieng Sary đang bị đánh gãy. Tình thế chiến trường đã thay đổi cơ bản. Trong khi đó, cả nước Campuchia đang chìm sâu trong thảm họa đen tối của nền kinh tế-xã hội theo cái mẫu của Bắc Kinh khởi xướng. Bên cạnh nạn đói đang vắt kiệt sức nhân dân lao động thì không khí khủng bố, thanh trừng càng khốc liệt, làm cho không khí ở đất nước này càng ngột ngạt, ảm đạm.
    Lúc cỗ xe chiến tranh của bọn ********* bành trướng Trung Quốc và bè lũ tay sai Pol Pot-Ieng Sary ở Tây Nam Việt Nam đang kề bên bờ vực thẳm thì lực lượng nổi dậy của nhân dân Campuchia đã phát triển mạnh mẽ, cơ sở trong cả nước, có vùng giải phóng rộng lớn, có lực lượng vũ trang gồm 18 tiểu đoàn chủ lực dưới sự chỉ huy thống nhất. Một số trận đánh của bạn ở tây bắc Đàm Be đạt hiệu quả cao.
    Ngày 2 tháng 12 năm 1978, Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia ra đời. Lá cờ năm ngọn tháp và cương lĩnh đoàn kết cứu nước của Mặt trận được nhân dân trong cả nước nhiệt liệt hưởng ứng. Đêm đêm, những người già lại chắp tay cầu nguyện cho lực lượng cách mạng mau lớn mạnh, đất nước mau chóng thoáy khỏi nạn diệt chủng dưới bàn tay độc ác của chế độ Pol Pot-Ieng Sary. Điều kiện chủ quan, khách quan khiến cho nhân dân yêu nước Campuchia có thể nổi dậy làm chủ vận mệnh của mình.
    Trong khi nhân loại tiến bộ và kể những người nhạy cảm thời thế ở ngay nước Mỹ nhận thấy ?osố phận của chế độ Pol Pot-Ieng Sary đang tính từngngày? thì bọn ********* bành trướng Trung Quốc và bè lũ ********* tay sai của chúng ở Campuchia lại lao vào canh bạc cuối cùng.
    Chẳng là trong mùa mưa, tuy bị thất bại đậm, nhưng như những con thiêu thân thí mạng, bọn quân Pol Pot cũng chiếm được 28 vị trí trên đất ta. Có nơi chúng rất phiêu lưu, vào sâu như Đôn Phục, Gò Thầy Tám (Đồng Tháp) chín kilômét; Kiên Lương (Kiên Giang) 27 kilômét; Đức Cơ (tây nam đường 19) và Sóc Ky (nam Cà Tum) 13 kilômét; Thiện Ngôn, Trại Bi, Sa Mát (Tây Ninh) 20 kilômét; Ta Pang, Rô Bon (Tây Ninh) 6 kilômét? Pháo lớn của chúng có thể vươn tầm bắn phá tới các thị xã, thị trấn ven biên giới như Tây Ninh, Châu Đốc, Hà Tiên, Tịnh Biên, Châu Phú, Tân Châu, Hồng Ngự, Châu Thành. Do vậy, địch đánh giá hoạt động mùa mưa của chúng ?ođã đạt mục đích và có hiệu quả!?. Khi nước rút chúng tưởng ta đã ?oim hơi, lặng tiếng? nên càng tin rằng: ?oViệt Nam đang có nhiều lúng túng!?. Từ nhận định đó, bọn ********* bành trướng Bắc Kinh dồn sức và thúc ép bè lũ tay sai Pol Pot phải gắng sức một keo nữa để ?ođẩy Việt Nam suy yếu thêm!?. Chúng tập trung 19 trên 23 sư đoàn, mở bốn hướng tiến công chính trên toàn mặt trận biên giới Tây Nam. Kế hoạch cụ thể của chúng là:
    -Dùng các sư đoàn 280, 450 và 174 đánh vào bắc, nam Mi Mốt, phá cơ sở hậu cần chiến dịch đường 7, nhằm kéo chủ lực ta từ phía trước về đối phó, phá khả năng tiến công của ta vào Krêk.
    -Dùng các sư đoàn 210, 250 tiến công vào Bảy Núi (An Giang), phối hợp với sư đoàn 230 tiến công Trà Pô, Trà Tiền, tiến đến đánh chiếm nhà máy xi măng Hà Tiên và khu vực Kiên Lương (Kiên Giang).
    -Dùng sư đoàn 805, 460 phát triển tiến công sâu vào Đôn Phục, Gò Thầy Tám, Hồng Ngự (Đồng Tháp), phá kinh tế của ta sau vụ lụt, mở rộng bàn đạp phía nam Soài Riêng.
    -Dùng các sư đoàn 703, 340, 221 đánh chiếm đường 13 và tuyến Tà Pang-Rô-Bon-Bến Sỏi, tiến đến chiếm núi Bà Đen và thị xã Tây Ninh, phối hợp với các sư đoàn 1, 5, 290 trên hướng đường 1 đánh chiếm vùng cửa ngõ thành phố Hồ Chí Minh. Địch lấy hướng tiến công vào thị xã Tây Ninh làm hướng chủ yếu trong cuộc chiến mùa khô 1978-1979 của chúng.
    Để tăng hiệu quả cho đòn tiến công quân sự này, ngay từ cuối tháng 10 và đầu tháng 11, ?obọn chóp bu? và các quan chức của bọn ********* bành trướng Trung Quốc lũ lượt kéo nhau đến Phnôm Pênh cùng Pol Pot bàn mưu, tín kế Đặng Tiểu Bình cũng mò đến thủ độ các nước khối ASEAN để ve vãn ?otranh thủ sự đồng tình?. Nhà cầm quyền Trung Quốc tăng cường khiêu khích và đưa nhiều quân đoàn áp sát biên giới phía bắc Việt Nam, kéo theo lời dọa dẫm: ?oTrung Quốc sẽ theo dõi để đối xử với Việt Nam!? (Lời Đặng Tiểu Bình, Phó thủ tướng Quốc vụ Viện Trung Quốc tuyên bố tại Băng Cốc ngày 8-11-1978 trong chuyến đi thăm chính thức Thái Lan). Đồng thời bọn ********* bành trướng Bắc Kinh cũng móc nối, tiếp tay cho bọn ********* FULRO ở phía tây huyện Đức Lập (Đắc Lắc) và bọn ********* Cao Đài (Tây Ninh), bọn ********* Khơme Crôm ở Kiên Giang để phối hợp mở những cuộc bạo loạn ở miền Nam Việt Nam?
    Như đàn cá mắc cạn, thấy bóng cơn giông tố, địch đang say trong ảo tưởng.
    Trong những ngày địch thấy ta ?oim hơi lặng tiếng?, cho là ta ?osuy yếu? thì chính là lúc ta đang chuẩn bị những đòn sấm sét để giáng xuống đầu chúng.
    Thời gian này Trung ương Đảng và Bộ chỉ huy tối cao của lực lượng cách mạng Campuchia đã thống nhất chủ trương chiến lược mùa khô 1978-1979. Cụ thể về phía ta, kiên quyết giành thắng lợi trong cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam; đồng thời giúp bạn phát triển lực lượng, tiến đến đánh đổ chế độ Pol Pot-Ieng Sary, giành quyền làm chủ về tay nhân dân.
  4. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Mùa khô 1978-1979, thực hiện chủ trương của Trung ương, dưới sự chỉ đạo của Quân uỷ Trung ương, Bộ Tổng tham mưu chọn chiến trường tây-tây nam tỉnh Tây Ninh làm chiến trường trọng điểm, bởi vì nó không những có vị trí chiến lược, mà còn có tầm quan trọng cả về chiến dịch và chiến thuật, cả về quân sự và chính trị. Và lúc bọn ********* Pol Pot dùng các sư đoàn dự bị chiến lược (703, 340, 221) thuộc loại sừng sở vào mũi nhọn mùa khô đánh Ta Pang, Rô Bon, Bến Sỏi, thị xã Tây Ninh thì chúng ta cũng quyết đánh trận mở màn mùa khô tại đây.
    Khi địch đặt toàn bộ hy vọng ?ogiành thế chủ đông mùa khô? vào các sư đoàn con cưng được tuyển lựa và sàng lọc kỹ của chúng thì ra cũng đã tính kỹ đến kết cục cuộc chiến ở đây:
    -Giải phóng toàn bộ khu vực Năm Căn, Hoà Hội (Châu Thành).
    -Phá kế hoạch đánh chiếm núi Bà Đen và thị xã Tây Ninh của địch.
    -Trực tiếp uy hiếp Công Pông Trạch (Soài Riêng), tạo đà cho các lực lượng khác tiêu diệt địch trên hướng đường 13 đến Đôn So (đường 10), Công Pông Trạch kéo dài đến nam, bắc đường số 1 và toan fbọ phía đông thị xã Soài Riêng, góp phần mở rộng địa bàn cho bạn.
    -Thu hút sự chú ý của địch, buộc chúng phải điều lực lượng từ chiến trường khác đến, tạo điều kiện cho ta đánh lớn, diệt lớn, đẩy địch vào thế bị động chiến lược, trong khi đó ý đồ hoạt động mùa khô của ta vẫn hoàn toàn giữ kín.
    Khi các sư đoàn ?othiện chiến nhất? của địch đã ?otan tác chim muông?, thì các sư đoàn ?ođàn em? của chúng tránh sao khỏi cảnh hoang mang, dao động, tan rã. Đó là lúc ta có thể dập tắt hy vọng của địch và tạo ra tình thế chiến lược mới.
    Như vậy, trận Năm Căn-Hoà Hội-đối đầu với mũi nhọn mùa khô của địch đang hướng vào thị xã Tây Ninh-đã được Bộ xác định như ?ocánh cửa? bước vào mùa khô 1978-1979 của quân và dân ta trên mặt trận Tây Nam.
    Đầu mùa khô 1978-1979, mặt trận biên giới Tây Nam sôi động trong sự chuẩn bị. Khi nước vừa rút, trên từng hướng chiến trường, các đơn vị chủ lực của ta nườm nượp chuyển quân. Xe tăng, pháo lớn và các đoàn xe vận tải hậu cần chiến dịch cũng ngày đêm lăn bánh trên đường lên biên giới.
    Nhìn cảnh tượng tấp nập ấy, các chiến sĩ 341 lại náo nức đoán già đoán non xem mùa khô tới sư đoàn sẽ đánh ở đâu? Có chiến sĩ quả quyết: ?oĐánh lớn, cơ động là cái chắ, khỏi phải bàn! Và chắc chắn là cơ động sâu vào đất địch!?.
    Điều này quả là có căn cứ. Lúc này thế địch đã suy, lực chúng đã yếu, tuyến phòng thủ của ta đã vững. Bạn đã mạnh lên gấp bội và nhất định phải tiến lên đánh đổ chế độ Pol Pot, cứu nhân dân Campuchia khỏi tai họa diệt chủng và giành quyền làm chủ. Vì lợi ích của nhân dân hai nước Việt Nam va Campuchia, vì tình nghĩa gắn bó sắt son giữa hai dân tộc, cách mạng bạn yêu cầu ta phối hợp giúp đỡ, chắc chắn ta phải đáp ứng? Cứ thế mà tính ra nhiệm vụ. Càng bàn luận, các chiến sĩ 341 càng thấy đúng. Đó là điều khích lệ, cổ vũ lớn nhất đối với họ, thôi thúc họ thêm gắng sức chiến đấu và luyện rèn.
    Hồi này, cả sư đoàn đang bận rộn trong công việc ?oxây dựng nặng hơn chiến đấu?. Ở hướng đường 1, sư đoàn rải quân từ An Thạnh (Bến Cầu) đến Rừng Sở (Trăn Chia), ở hướng đường 13 từ Bến Sỏi, Búa Lớn, Bến Than đến Đồn Binh. Phương hướng xây dựng được bộ tư lệnh sư đoàn chỉ ra là: phải đáp ứng yêu cầu tác chiến của sư đoàn chủ lực cơ động có lối đánh sở trường luồn sâu, bao vây tiến công liên tục, tiến công trong hành tiến bằng hiệp đồng binh chủng. Mọi mặt công tác từ tổng kết rút kinh nghiệm đến bồi dưỡng cán bộ, chiến sĩ, huấn luyện chiến sĩ, công tác hậu cần, kỹ thuật đều theo phương hướng chỉ đạo trên mà tiến hành.
    Đêm đêm, cán bộ, chiến sĩ tổ chức tập hành quân xa, mang vác nặng, lội ruộng nước, vượt sông cho đến gần sáng mới trở về đơn vị nơi đóng quân. Ngày ngày, các chiến sĩ miệt mài luyện tập các khoa mục kỹ thuật, chiến thuật cần thiết cho nhiệm vụ tới.
    Cho đến cuối tháng 11, khi các chiến sĩ đã chuẩn bị đủ ?ohành trang? cơ động cho mình thì được lệnh tham gia một đợt sinh hoạt chính trị đặc biệt gồm các tài liệu: Nghị quyết của Bộ Chính trị về ?oPhương pháp giành thắng lợi trong cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam?, ?oChín điều quy định đối với lực lượng vũ trang chiến đấu trên biên giới Tây Nam?, ?oSáu điều kỷ luật về công tác dân vận quốc tế?, ?oCông tác địch vận?? Liền trong thời gian ấy, một số cán bộ của sư đoàn nhận nhiệm vụ công tác giúp bạn cũng lên đường.
  5. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Mùa khô 1978-1979, thực hiện chủ trương của Trung ương, dưới sự chỉ đạo của Quân uỷ Trung ương, Bộ Tổng tham mưu chọn chiến trường tây-tây nam tỉnh Tây Ninh làm chiến trường trọng điểm, bởi vì nó không những có vị trí chiến lược, mà còn có tầm quan trọng cả về chiến dịch và chiến thuật, cả về quân sự và chính trị. Và lúc bọn ********* Pol Pot dùng các sư đoàn dự bị chiến lược (703, 340, 221) thuộc loại sừng sở vào mũi nhọn mùa khô đánh Ta Pang, Rô Bon, Bến Sỏi, thị xã Tây Ninh thì chúng ta cũng quyết đánh trận mở màn mùa khô tại đây.
    Khi địch đặt toàn bộ hy vọng ?ogiành thế chủ đông mùa khô? vào các sư đoàn con cưng được tuyển lựa và sàng lọc kỹ của chúng thì ra cũng đã tính kỹ đến kết cục cuộc chiến ở đây:
    -Giải phóng toàn bộ khu vực Năm Căn, Hoà Hội (Châu Thành).
    -Phá kế hoạch đánh chiếm núi Bà Đen và thị xã Tây Ninh của địch.
    -Trực tiếp uy hiếp Công Pông Trạch (Soài Riêng), tạo đà cho các lực lượng khác tiêu diệt địch trên hướng đường 13 đến Đôn So (đường 10), Công Pông Trạch kéo dài đến nam, bắc đường số 1 và toan fbọ phía đông thị xã Soài Riêng, góp phần mở rộng địa bàn cho bạn.
    -Thu hút sự chú ý của địch, buộc chúng phải điều lực lượng từ chiến trường khác đến, tạo điều kiện cho ta đánh lớn, diệt lớn, đẩy địch vào thế bị động chiến lược, trong khi đó ý đồ hoạt động mùa khô của ta vẫn hoàn toàn giữ kín.
    Khi các sư đoàn ?othiện chiến nhất? của địch đã ?otan tác chim muông?, thì các sư đoàn ?ođàn em? của chúng tránh sao khỏi cảnh hoang mang, dao động, tan rã. Đó là lúc ta có thể dập tắt hy vọng của địch và tạo ra tình thế chiến lược mới.
    Như vậy, trận Năm Căn-Hoà Hội-đối đầu với mũi nhọn mùa khô của địch đang hướng vào thị xã Tây Ninh-đã được Bộ xác định như ?ocánh cửa? bước vào mùa khô 1978-1979 của quân và dân ta trên mặt trận Tây Nam.
    Đầu mùa khô 1978-1979, mặt trận biên giới Tây Nam sôi động trong sự chuẩn bị. Khi nước vừa rút, trên từng hướng chiến trường, các đơn vị chủ lực của ta nườm nượp chuyển quân. Xe tăng, pháo lớn và các đoàn xe vận tải hậu cần chiến dịch cũng ngày đêm lăn bánh trên đường lên biên giới.
    Nhìn cảnh tượng tấp nập ấy, các chiến sĩ 341 lại náo nức đoán già đoán non xem mùa khô tới sư đoàn sẽ đánh ở đâu? Có chiến sĩ quả quyết: ?oĐánh lớn, cơ động là cái chắ, khỏi phải bàn! Và chắc chắn là cơ động sâu vào đất địch!?.
    Điều này quả là có căn cứ. Lúc này thế địch đã suy, lực chúng đã yếu, tuyến phòng thủ của ta đã vững. Bạn đã mạnh lên gấp bội và nhất định phải tiến lên đánh đổ chế độ Pol Pot, cứu nhân dân Campuchia khỏi tai họa diệt chủng và giành quyền làm chủ. Vì lợi ích của nhân dân hai nước Việt Nam va Campuchia, vì tình nghĩa gắn bó sắt son giữa hai dân tộc, cách mạng bạn yêu cầu ta phối hợp giúp đỡ, chắc chắn ta phải đáp ứng? Cứ thế mà tính ra nhiệm vụ. Càng bàn luận, các chiến sĩ 341 càng thấy đúng. Đó là điều khích lệ, cổ vũ lớn nhất đối với họ, thôi thúc họ thêm gắng sức chiến đấu và luyện rèn.
    Hồi này, cả sư đoàn đang bận rộn trong công việc ?oxây dựng nặng hơn chiến đấu?. Ở hướng đường 1, sư đoàn rải quân từ An Thạnh (Bến Cầu) đến Rừng Sở (Trăn Chia), ở hướng đường 13 từ Bến Sỏi, Búa Lớn, Bến Than đến Đồn Binh. Phương hướng xây dựng được bộ tư lệnh sư đoàn chỉ ra là: phải đáp ứng yêu cầu tác chiến của sư đoàn chủ lực cơ động có lối đánh sở trường luồn sâu, bao vây tiến công liên tục, tiến công trong hành tiến bằng hiệp đồng binh chủng. Mọi mặt công tác từ tổng kết rút kinh nghiệm đến bồi dưỡng cán bộ, chiến sĩ, huấn luyện chiến sĩ, công tác hậu cần, kỹ thuật đều theo phương hướng chỉ đạo trên mà tiến hành.
    Đêm đêm, cán bộ, chiến sĩ tổ chức tập hành quân xa, mang vác nặng, lội ruộng nước, vượt sông cho đến gần sáng mới trở về đơn vị nơi đóng quân. Ngày ngày, các chiến sĩ miệt mài luyện tập các khoa mục kỹ thuật, chiến thuật cần thiết cho nhiệm vụ tới.
    Cho đến cuối tháng 11, khi các chiến sĩ đã chuẩn bị đủ ?ohành trang? cơ động cho mình thì được lệnh tham gia một đợt sinh hoạt chính trị đặc biệt gồm các tài liệu: Nghị quyết của Bộ Chính trị về ?oPhương pháp giành thắng lợi trong cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam?, ?oChín điều quy định đối với lực lượng vũ trang chiến đấu trên biên giới Tây Nam?, ?oSáu điều kỷ luật về công tác dân vận quốc tế?, ?oCông tác địch vận?? Liền trong thời gian ấy, một số cán bộ của sư đoàn nhận nhiệm vụ công tác giúp bạn cũng lên đường.
  6. duckhang

    duckhang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/06/2003
    Bài viết:
    468
    Đã được thích:
    0
    Hay quá....Tặng ptlinh 5* sao
  7. duckhang

    duckhang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/06/2003
    Bài viết:
    468
    Đã được thích:
    0
    Hay quá....Tặng ptlinh 5* sao
  8. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Thế là có chuyện lớn thật rồi! Trong lòng các chiến sĩ ai nấy rạo rực như có ngọn lửa. Song các chiến sĩ đâu có biết lúc họ đang khao khát được đánh lớn, thì Bộ đã giao cho họ trọng trách: mở màn cuộc chiến mùa khô 1978-1979.
    Ngày 23 tháng 11, khi các sư đoàn 703, 340, 221 ở mũi nhọn mùa khô của địch đã lọt vào Năm Căn, Lò Gò, Đây Xoài và đang trực tiếp uy hiếp đường 13, đoạn từ Bến Sỏi đến Đồn Binh thì Tiền phương Bộ và Bộ tư lệnh Quân đoàn 4 cũng chính thức giao nhiệm vụ cho các đơn vị vào đợt hoạt đọng mở màn mùa khô.
    Trong đợt hoạt động từ bảy đến 10 ngày này, ta dự định sẽ tiến hành hai bước. Bước 1: tiêu diệt các trung đoàn ?osừng sỏ nhất? của các sư đoàn 703, 340 và 221, trọng tâm là diệt bọn 703 là lực lượng mạnh và hung hãn nhất của chúng. Bước 2: đánh xuống đường 10, cầu Đôn So. Nếu tình hình phát triển thuận lợi sẽ phát triển lên Công Pông Trạch để hỗ trợ cho lực lượng nổi dậy của bạn. Hướng chủ yếu là khu vực Năm Căn-Hoà Hội. Hướng thứ yếu khu vực phía nam Sàm Rông, Bạch Bột và tây bắc Choóc.
    Sư đoàn 341 được giao nhiệm vụ tổ chức cuộc phản đột kích trên hướng chủ yếu, tiêu diệt một bộ phận sinh lực của các sư đoàn 702, 340 và 221, phá cuộc chuẩn bị của địch ở bắc đường 13, đánh phá hậu phương trực tiếp của chúng, chiếm địa bàn có lợi, mở màn chiến dịch phản công và tiến công của quân ta trên mặt trận biên giới Tây Nam.
    Để tăng cường sức mạnh cho 341, Bộ và Quân đoàn 4 tăng cường cho sư đoàn trung đoàn 14, trung đoàn 201 (bộ chỉ huy quân sự Tây Ninh), một tiểu đoàn xe tăng thiết giáp (lữ đoàn 22), một đại độ pháo 155 (lữ đoàn 24), một tiểu đoàn công binh (lũ đoàn 25) và các chiến sĩ dân quân du kích Châu Thành làm nhiệm vụ dẫn đường.
    Thế là sư đoàn 341 vinh dự được Bộ và Quân đoàn 4 giao nhiệm vụ quân tiên phong trong mùa khô 1978-1979. Nhiệm vụ này rất quan trọng nhưng cũng rất nặng nề, bởi lẽ đánh vào các sư đoàn mạnh của địch, sư đoàn 341 chỉ được quyền đánh mạnh, đánh đau, đánh hiểm và thắng giòn giã, tạo ra sự thay đổi về so sánh lực lượng-ít ra là trên một chiến trường cụ thể-buộc chúng phải chấp nhận ?ocửa tử? để bước vào giai đoạn sụp đổ hoàn toàn. Trận thắng mở màn này sẽ góp phần quan trọng thúc đẩy khí thế xốc tới của quân ta trên khắp các mặt trận.
    Giao trọng trách này cho 341, Bộ và Quân đoàn đã đánh giá cao truyền thống và sức mạnh chiến đấu của sư đoàn. Thực tế sau hơn một năm chiến đấu liên tục, sư đoàn đã xứng đáng với lòng tin cậy của cấp trên cũng như sự quý mến của nhân dân cách mạng Campuchia. Ở khắp biên giới Tây Nam, khi nói đến sư đoàn 341, ai cũng biết rằng đấy là một sư đoàn chủ lực cơ động của Quân đội nhân dân Việt Nam. Tuy sinh sau đẻ muộn nhưng được Đảng giáo dục và rèn luyện, sư đoàn có bản chất, truyền thống tốt đẹp của quân đội nhân dân. Sư đoàn có phẩm chất chính trị vững vàng, có tốc độ cơ động nhanh, sức tiến công mạnh, sở trường đánh lớn, đánh hiệp đồng binh chủng, có kinh nghiệm tác chiến cả về phản công, tiến công và phòng ngự trên mọi địa hình, thời tiết?
    Cuối tháng 11, bộ tư lệnh và cơ quan sư đoàn gấp rút chuẩn bị phương án tác chiến và bảo đảm hậu cần chiến dịch. Các phân đội trinh sát sư đoàn, trung đoàn len lỏi, mò mẫm trong khu vực Năm Căn-Hoà Hội để bám sát địch, nắm tình hình và tìm đường cơ động. Sư đoàn trưởng Vũ Cao cùng chỉ huy trưởng các trung đoàn bộ binh và binh chủng cũng nhiều lần ngược từ Bến Cầu đến phía tây Châu Thành để nghiên cứu chiến trường.
    Bộ tư lệnh Quân đoàn 4, Tiền phương Bộ Tổng tham mưu hàng ngày nắm chắc sự chuẩn bị của sư đoàn. Các phái viên của quân đoàn và Bộ cũng đi sát giúp đỡ sư đoàn. Công việc chuẩn bị cho trận đánh mở màn tuy khẩn trương nhưng đòi hỏi tỉ mỉ, chính xác, có vấn đề được cân nhắc đi, lại nhiều lần.
    Khu vực tác chiến của sư đoàn nằm bên bờ phía tây-tây nam sông Vàm Cỏ Đông, cách thị xã Tây Ninh 10 kilômét theo trục đường 13, thuộc huyện Châu Thành tỉnh Tây Ninh. Đây là vùng đồng bằng với những xóm ấp Lò Gò, Đây Xoài, Bến Chùa, Xóm Mới giàu đẹp và trù phú. Xen kẽ sông Vàm Cỏ Đông và Rạch Nàng Đinh có nhiều sình lầy, ruộng nước. Còn ở Phước Bến, Phước Vinh, Phước Tân là rừng bằng, cây cối rậm rạp. Khu vực này có hai con đường lớn (13 và 24) chạy qua và nhiều đường ngang ngõ tắt nối các xóm ấp với hai trục đường trên. Từ đây, ba trung đoàn mạnh nhất của địch đang chuẩn bị mở đợt tiến cồng mới vào đường 13, núi Bà Đen và thị xã Tây Ninh.
    Với tình hình địch và địa hình ấy, ngay từ đầu, đảng uỷ và bộ tư lệnh sư đoàn đã chủ trương: không đột phá chính diện mà dùng lối đánh quen thuộc của sư đoàn là luồn sâu, bao vây tiến công liên tục. Trên cơ sở luồn sâu đưa lực lượng lớn hình thánh thế vây nhiều tầng, nhiều lớp. Từ đó mở nhiều mũi tiến công vào bên sườn, phía sau địch, diệt sở chỉ huy, phá cơ sở hậu cần và lực lượng dự bị của chúng, tạp thế bất ngờ, đánh bằng sức mạnh hiệp đồng binh chủng trong hành tiến. Đánh chắc, tiến chắc diệt từng khu vực, tiến đến tiêu diệt toàn bộ. Kết hợp tiến công và truy quét, tiến công và lâm thời phòng ngự đánh phản kích.
    Chính vì thế mà việc xác định cửa mở, đường luồn sâu, tạo thế vây phải bàn đi tính lại kỹ lưỡng. Mọi người đều chung một quyết tâm với đảng uỷ sư đoàn: Bằng lực lượng của sư đoàn và tăng cường, tổ chức đợt phản đột kích đánh bại cuộc tiến công của địch ở bắc đường số 13.
    Trung tuần tháng 12, trong các xóm ấp và cánh rừng phía tây Châu Thành đã đầy ắp bộ đội. Ngày 18 tháng 12, tại xã Hảo Đước (Châu Thành), đảng uye sư đoàn họp quyết định nhiệm vụ lần cuối cùng trước khi vào trận đánh.
  9. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Thế là có chuyện lớn thật rồi! Trong lòng các chiến sĩ ai nấy rạo rực như có ngọn lửa. Song các chiến sĩ đâu có biết lúc họ đang khao khát được đánh lớn, thì Bộ đã giao cho họ trọng trách: mở màn cuộc chiến mùa khô 1978-1979.
    Ngày 23 tháng 11, khi các sư đoàn 703, 340, 221 ở mũi nhọn mùa khô của địch đã lọt vào Năm Căn, Lò Gò, Đây Xoài và đang trực tiếp uy hiếp đường 13, đoạn từ Bến Sỏi đến Đồn Binh thì Tiền phương Bộ và Bộ tư lệnh Quân đoàn 4 cũng chính thức giao nhiệm vụ cho các đơn vị vào đợt hoạt đọng mở màn mùa khô.
    Trong đợt hoạt động từ bảy đến 10 ngày này, ta dự định sẽ tiến hành hai bước. Bước 1: tiêu diệt các trung đoàn ?osừng sỏ nhất? của các sư đoàn 703, 340 và 221, trọng tâm là diệt bọn 703 là lực lượng mạnh và hung hãn nhất của chúng. Bước 2: đánh xuống đường 10, cầu Đôn So. Nếu tình hình phát triển thuận lợi sẽ phát triển lên Công Pông Trạch để hỗ trợ cho lực lượng nổi dậy của bạn. Hướng chủ yếu là khu vực Năm Căn-Hoà Hội. Hướng thứ yếu khu vực phía nam Sàm Rông, Bạch Bột và tây bắc Choóc.
    Sư đoàn 341 được giao nhiệm vụ tổ chức cuộc phản đột kích trên hướng chủ yếu, tiêu diệt một bộ phận sinh lực của các sư đoàn 702, 340 và 221, phá cuộc chuẩn bị của địch ở bắc đường 13, đánh phá hậu phương trực tiếp của chúng, chiếm địa bàn có lợi, mở màn chiến dịch phản công và tiến công của quân ta trên mặt trận biên giới Tây Nam.
    Để tăng cường sức mạnh cho 341, Bộ và Quân đoàn 4 tăng cường cho sư đoàn trung đoàn 14, trung đoàn 201 (bộ chỉ huy quân sự Tây Ninh), một tiểu đoàn xe tăng thiết giáp (lữ đoàn 22), một đại độ pháo 155 (lữ đoàn 24), một tiểu đoàn công binh (lũ đoàn 25) và các chiến sĩ dân quân du kích Châu Thành làm nhiệm vụ dẫn đường.
    Thế là sư đoàn 341 vinh dự được Bộ và Quân đoàn 4 giao nhiệm vụ quân tiên phong trong mùa khô 1978-1979. Nhiệm vụ này rất quan trọng nhưng cũng rất nặng nề, bởi lẽ đánh vào các sư đoàn mạnh của địch, sư đoàn 341 chỉ được quyền đánh mạnh, đánh đau, đánh hiểm và thắng giòn giã, tạo ra sự thay đổi về so sánh lực lượng-ít ra là trên một chiến trường cụ thể-buộc chúng phải chấp nhận ?ocửa tử? để bước vào giai đoạn sụp đổ hoàn toàn. Trận thắng mở màn này sẽ góp phần quan trọng thúc đẩy khí thế xốc tới của quân ta trên khắp các mặt trận.
    Giao trọng trách này cho 341, Bộ và Quân đoàn đã đánh giá cao truyền thống và sức mạnh chiến đấu của sư đoàn. Thực tế sau hơn một năm chiến đấu liên tục, sư đoàn đã xứng đáng với lòng tin cậy của cấp trên cũng như sự quý mến của nhân dân cách mạng Campuchia. Ở khắp biên giới Tây Nam, khi nói đến sư đoàn 341, ai cũng biết rằng đấy là một sư đoàn chủ lực cơ động của Quân đội nhân dân Việt Nam. Tuy sinh sau đẻ muộn nhưng được Đảng giáo dục và rèn luyện, sư đoàn có bản chất, truyền thống tốt đẹp của quân đội nhân dân. Sư đoàn có phẩm chất chính trị vững vàng, có tốc độ cơ động nhanh, sức tiến công mạnh, sở trường đánh lớn, đánh hiệp đồng binh chủng, có kinh nghiệm tác chiến cả về phản công, tiến công và phòng ngự trên mọi địa hình, thời tiết?
    Cuối tháng 11, bộ tư lệnh và cơ quan sư đoàn gấp rút chuẩn bị phương án tác chiến và bảo đảm hậu cần chiến dịch. Các phân đội trinh sát sư đoàn, trung đoàn len lỏi, mò mẫm trong khu vực Năm Căn-Hoà Hội để bám sát địch, nắm tình hình và tìm đường cơ động. Sư đoàn trưởng Vũ Cao cùng chỉ huy trưởng các trung đoàn bộ binh và binh chủng cũng nhiều lần ngược từ Bến Cầu đến phía tây Châu Thành để nghiên cứu chiến trường.
    Bộ tư lệnh Quân đoàn 4, Tiền phương Bộ Tổng tham mưu hàng ngày nắm chắc sự chuẩn bị của sư đoàn. Các phái viên của quân đoàn và Bộ cũng đi sát giúp đỡ sư đoàn. Công việc chuẩn bị cho trận đánh mở màn tuy khẩn trương nhưng đòi hỏi tỉ mỉ, chính xác, có vấn đề được cân nhắc đi, lại nhiều lần.
    Khu vực tác chiến của sư đoàn nằm bên bờ phía tây-tây nam sông Vàm Cỏ Đông, cách thị xã Tây Ninh 10 kilômét theo trục đường 13, thuộc huyện Châu Thành tỉnh Tây Ninh. Đây là vùng đồng bằng với những xóm ấp Lò Gò, Đây Xoài, Bến Chùa, Xóm Mới giàu đẹp và trù phú. Xen kẽ sông Vàm Cỏ Đông và Rạch Nàng Đinh có nhiều sình lầy, ruộng nước. Còn ở Phước Bến, Phước Vinh, Phước Tân là rừng bằng, cây cối rậm rạp. Khu vực này có hai con đường lớn (13 và 24) chạy qua và nhiều đường ngang ngõ tắt nối các xóm ấp với hai trục đường trên. Từ đây, ba trung đoàn mạnh nhất của địch đang chuẩn bị mở đợt tiến cồng mới vào đường 13, núi Bà Đen và thị xã Tây Ninh.
    Với tình hình địch và địa hình ấy, ngay từ đầu, đảng uỷ và bộ tư lệnh sư đoàn đã chủ trương: không đột phá chính diện mà dùng lối đánh quen thuộc của sư đoàn là luồn sâu, bao vây tiến công liên tục. Trên cơ sở luồn sâu đưa lực lượng lớn hình thánh thế vây nhiều tầng, nhiều lớp. Từ đó mở nhiều mũi tiến công vào bên sườn, phía sau địch, diệt sở chỉ huy, phá cơ sở hậu cần và lực lượng dự bị của chúng, tạp thế bất ngờ, đánh bằng sức mạnh hiệp đồng binh chủng trong hành tiến. Đánh chắc, tiến chắc diệt từng khu vực, tiến đến tiêu diệt toàn bộ. Kết hợp tiến công và truy quét, tiến công và lâm thời phòng ngự đánh phản kích.
    Chính vì thế mà việc xác định cửa mở, đường luồn sâu, tạo thế vây phải bàn đi tính lại kỹ lưỡng. Mọi người đều chung một quyết tâm với đảng uỷ sư đoàn: Bằng lực lượng của sư đoàn và tăng cường, tổ chức đợt phản đột kích đánh bại cuộc tiến công của địch ở bắc đường số 13.
    Trung tuần tháng 12, trong các xóm ấp và cánh rừng phía tây Châu Thành đã đầy ắp bộ đội. Ngày 18 tháng 12, tại xã Hảo Đước (Châu Thành), đảng uye sư đoàn họp quyết định nhiệm vụ lần cuối cùng trước khi vào trận đánh.
  10. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Tại đây, cách đánh của sư đoàn lần nữa được xác định cụ thể: Dùng hai trung đoàn 270 và 266 vượt cửa mở ở cầu phao trên bến Cây Sao, luồn 15 kilômét lên phía bắc-tây bắc Năm Căn, rừng cấm Hoà Hội, hình thành thế vây nhiều tầng nhiều lớp, tiến công diệt toàn bộ quân địch ở Năm Căn, Hoà Hội. Sau đó, vừa chốt chặn đánh phản kích vừa tiến công truy quét. Dùng trung đoàn 273 chốt chặn đường 13 và làm dự bị. Dùng trung đoàn 201 và trung đoàn 14 đánh địch ở bắc-tây bắc, bảo vệ sườn bắc và hành lang đội hình tiến công của sư đoàn.
    Các đơn vị pháo binh, xe tăng, công binh, dân quân du kích được đảng ủy giao nhiệm vụ cụ thể. Cuối cùng đảng uỷ kêu gọi toàn thể cán bộ, chiến sĩ sư đoàn và các lực lượng tham chiến hãy nhận rõ trách nhiệm và vinh dự, chấp hành nghiêm túc nhiệm vụ, đoàn kết hiệp đồng, chủ động tiến công địch. Đánh nhanh, diệt gọn bằng nhiều cách đánh sáng tạo, bắt nhiều tù binh, thu nhiều vũ khí và phương tiện chiến tranh.
    Trong những ngày ta còn đang gấp rút chuẩn bị thì 19 sư đoàn của đã sẵn sàng trên các bàn đạp theo kế hoạch của quan thầy Bắc Kinh.
    Ngày 5 tháng 12, tiểu đoàn 9 đã diệt gọn đơn vị địch ở rừng Phước Vinh và dùng nơi này làm đầu cầu hành lang cho sư đoàn.
    Đêm 20 rạng ngày 21, hai trung đoàn 31 (sư 703) và 23 (sư 340) của địch dũi vào Búa Lớn, mở đầu cuộc tiến công mùa khô của chúng vào đường 13 và thị xã Tây Ninh. Bọn này đã bị tiểu đoàn 3 chặn đứng. Cả 11 lần tiến công của địch vào đường 13 đều bị các chiến sĩ Sông Lam đánh cho tơi tả. Chúng liền tăng thêm trung đoàn 13 (sư 221) và pháo 130 vào Tà Hét, đưa các trung đoàn 32, 33 của sư 703 đến Ăng Dung, Công Pông Trạch, Sàm Rông, trung đoàn 112 tới hướng bắc Công Pông Trạch để hỗ trợ.
    Ngày 22 tháng 12, trong cánh rừng Phước Vinh bên bờ đông sông Vàm Cỏ Đông, từ Ngã ba ?oLựu Đạn? đến bến Cây Sao, bộ đội 341 đang chuẩn bị cho đêm luồn sâu. Khu rừng đầy người và xe, pháo. Dây là thông tin chăng như mắc cửi. Bên bờ sông dốc và rậm các chiến sĩ tiểu đoàn 10, tiểu đoàn 14 đang rà mìn, dọn bãi đưa pháo vào chiếm lĩnh. Trên bến Cây Sao ngổn ngang thùng phuy, ván, gỗ, thuyền mảng, dây cáp của công binh.
    Chiều ngày 22 tháng 12, trước giờ xuất trận, chính uỷ sư đoàn Nguyễn Quế và chủ nhiệm chính trị sư đoàn Vũ Đình Tuân đã lần lượt tới thăm và động viên hai trung đoàn 266 và 270. Ở 270, chính uỷ trung đoàn Đỗ Hữu Toán vui vẻ nói với chính uỷ sư đoàn:
    -Quân số lên đến mức kỷ lục anh ạ! Thương binh bệnh binh đều đã trốn bệnh xá về đây cả! Chẳng chiến sĩ nào coi cứ. Tất cả đều nằng nặc đòi đi chiến đấu!
    Đến đâu cũng một không khí náo nức như ngày hội. Dưới những tán cây, các chiến sĩ đang gói buộc trang bị của mình. Mỗi người đều kèm thêm dăm ba quả đạn cối hoặc ĐKZ cho đơn vị hoả lực. Ai nấy đã mang đến 30-35 kilôgam thế mà vẫn còn chiến sĩ đòi mang thêm đạn với lý lẽ: Mang nhiều mới được đánh thoả sức, dài ngày! Nếu chẳng may phía sau muộn tiếp tế thì cũng không vì thế mà ?ophanh? trận đánh lại! Nhưng những lý lẽ ấy đã bị các cán bộ chỉ huy bác bỏ. Mọi người chỉ được phép mang đúng cơ số quy định để bảo đảm tốc độ luồn sâu!
    Đêm hôm ấy, mặt sông Vàm Cỏ Đông đen sóng sánh như thùng hắc ín, lấp loá rắc lên một vài ánh sao thưa.
    Từ bên này, tham mưu trưởng trung đoàn 266 Nguyễn Anh Đậu đang chỉ huy trực tiếp tiểu đoàn 9 vượt sông, bao vây phum Tà Miên, bảo vệ cho tiểu doàn công binh ghép cầu phao.
    0 giờ 40 phút ngày 23 tháng 12, cầu phao bắc xong.
    1 giờ 15 phút, tiểu đoàn 9 bất ngờ đánh chiếm phum Tà Miên, mở thông đầu cửa hành lang cho sư đoàn. Bấy giờ, chiếc cầu phao như một ?obàn tay khổng lồ? nâng bước chân các trung đoàn sang bờ tây sông Vàm Cỏ Đông.
    Đi đầu đội hình là các chiến sĩ trinh sát dẫn đường. Trong số họ, có Sa Mon Nô, du kích xã Phước Vinh, được các chiến sĩ 341 coi như chiến sĩ đơn vị mình. Quê Nô ở Lò Gò. Một năm trước đây, lính áo đen tràn vào cướp phá quê anh. Chúng bắt giết tất cả mọi người, không kể già trẻ. Chúng đốt trụi xóm ấp. Cha mẹ Nô bị giết. Anh ruột Nô bị bắt mất tích. Cả một vùng quê xinh đẹp, trù phú bên sông Vàm Cỏ Đông bỗng chốc hoang tàn. Sau cái ngày khủng khiếp ấy, Sa Mon Nô đã tìm đến xã đội trưởng, xin vào du kích với ý nghĩ sục sôi: ?oChỉ có diệt sạch giặc Pol pot thì người dân Năm Căn-Hoà Hội mới được sống yên ổn trên mảnh đấy quê hương!?. Nô đã giết được giặc. Nhưng thù chưa trả được còn cao hơn núi Bà Đen. Vì không phải chỉ có Lò Gò quê anh, mà cả một vùng bên kia sông còn nhung nhúc bóng giặc? Giờ đây Nô đang thoăn thoắt dẫn đầu đoàn quân về giải phóng quê hương. Đêm tối mà những con dường mòn như cứ sáng lên kỳ lạ trước mắt anh.
    Câu chuyện đau thương của một vùng quê biên giới dưới anh vuốt bọn diệt chủng đã thôi thúc các chiến sĩ sư đoàn trên đường luồn sâu diệt địch.
    5 giừo 20 phút ngày 23 tháng 12, các cánh quân của ta đã luồn gần 20 kilômét xuyên rừng, lội ruộng, vượt kênh rạch đến các vị trí chiếm lĩnh. Năm Căn, Hoà Hội bỗng chốc đã bị các chiến sĩ 341 bọc gọn nhiều tầng, nhiều lớp.
    Bấy giờ mạng lưới vô tuyến điện của địch vẫn hỏi nhau có thấy quân Việt Nam không? Các máy đều trả lời không thấy. Những mẩu đối thoại của chúng lần lượt được trợ lý trinh sát Lê Bá Nên dịch và chuyển đến sở chỉ huy sư đoàn. Tại đây, bộ tư lệnh sư đoàn phân tích, nhận định tình hình và quyết định thời điểm tiến công.
    6 giờ 35 phút ngày 23 tháng 12, lệnh tiến công được truyền từ sở chỉ huy đến các hướng, các mũi. Và chỉ vài phút sau, cả Năm Căn, Hoà Hội rùng rùng chuyển động trong tiếng súng, tiếng pháo và tiếng reo hò xung phong của các chiến sĩ 341.
    Trên hướng chủ yếu trung đoàn 266 tràn lên như thác lũ, cuốn phăng mọi sự chống trả điên cuồng của địch. Các chiến sĩ tiểu đoàn 7 cùng thiết giáp xông thẳng đến sở chỉ huy trung đoàn 31 sư đoàn 703 ở gần Năm Căn, diệt hàng chục tên, bắt sống 22 tên, thủ gần 100 súng. Tiểu đoàn 8 cũng tiến rất nhanh vào phum Xa La và quật trúng cơ sở hậu cần của sư đoàn 703. Tại đây địch không kịp đốt phá kho tàng, nhưng bon chỉ huy cho chôn sống và đập chết thương binh của chúng.
    Trong khi đó, trung đoàn 270 đã làm chủ ngã ba đường 24 và khu vực đông bắc ngã ba này. Tiểu đoàn 4 đã phối hợp chặt chẽ với thiết giáp M.113, đánh tập hậu phía tây Năm Căn, làm cho quân địch ở đây bị mộ phen bạt vía kinh hồn. Trước sức tiến công dũng mãnh của bộ binh và cơ giới ta, hàng trăm tên địch phải bỏ công sự tháo chạy; súng, pháo vứt ngổn ngang.
    Cùng thời gian này, trung đoàn 14 đã làm chủ Ba Tra 1. Trung đoàn 201 đã nâng đội hình lên trước chốt ơ Phú Lợi.
    13 giờ, khi sư đoàn 2 đã đánh chiếm khu vực nam Sàm Rông thì thế vây của quân ta đã hình thành trên vòng cung Trảng Trâu-ấp Pê Am-ấp Kô Ki-Sàm Rông, cắt đứt đường 24, bọc gọn phía sau các trung đoàn địch đang tiến công đường 13.
    Sư đoàn 341 đã tạo được thế vây khép kín nhiều tầng nhiều lớp. Vòng ngoài là trung đoàn 270, vòng trong là trung đoàn 266, tiểu đoàn 3 và trung đoàn 14. Lực lượng tiến công của địch vì thế đã bị chia cắt với bộ chỉ huy và cơ sở hậu cần chiến dịch của chúng ở bắc đường 24.
    Cú đánh hiểm, bất ngờ này của sư đoàn 341 đã làm cho đội hình ?omũi nhọn? của địch hoảng hốt, rối loạn.
    15 giờ hôm ấy (23-12), bộ chỉ huy địch buộc phải lệnh ngừng tiến công vào đường 13 để quay về đối phó, nhưng sự thể đã muộn màng!
    Bấy giờ ở sở chỉ huy, bộ tư lệnh sư đoàn 341 cho rằng, sau đòn bất ngờ này, địch sẽ thực hiện một trong những khả năng: Một là, tập trung lực lượng phản kích từ ngoài vào thá thế vây hãm của ta ở ngã ba đường 24, kết hợp củng cố lực lượng từ trong Năm Căn, Hoà Hội đánh phá vòng vây, mở đường ?obảo toàn lực lượng!?. Hai là, dùng các mũi nghi binh, phản kích bên ngoài, tạo điều kiện cho các lực lượng bên trong phân tán, luồn lách trốn khỏi vòng vây của ta. Ba là, lực lượng bên trong vòng vây cụm lại cầm cự, chờ lực lượng bên ngoài chi viện, hợp lực giữ vững bàn đạp Năm Căn, Hoà Hội chờ thời cơ khác tiếp tục tiến công thị xã Tây Ninh?
    Song qua phân tích, bộ tư lệnh sư đoàn kết luận: Ở khả năng một, trong vòng một, hai ngày tới địch chưa thể có lực lượng để phản kích lớn. Bản chất của địch vẫn là ?otránh mạnh, đánh yếu, bảo toàn lực lượng!?, nên chúng sẽ thực hiện khả năng thứ hai.

Chia sẻ trang này