1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trên giá sách (Sách mới: Trư cuồng-Nguyễn Xuân Khánh, Vô đề - Dương Thu Hương)

Chủ đề trong 'Văn học' bởi codet, 20/07/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Satori

    Satori Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2004
    Bài viết:
    143
    Đã được thích:
    0
    Em mua được cuốn Điệu Valse Giã Từ rồi. 2 cuốn kia của DCLR nói thì chưa có...
    Bạn LoaKenDen, truyện của Dostoievski ngoài HN có lẽ tìm ko khó lắm đâu, bạn dạo quanh một vòng xem sao, có thể có in lại mới nữa :) Cuốn Eleven Minutes chị ZDreamer ở HN có, bạn pm hỏi chị ấy xem nhé.
  2. codet

    codet Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/03/2002
    Bài viết:
    1.130
    Đã được thích:
    0

    Những ngày cuối tháng 8- mưa buồn dã man.
    Dạo này phải thanh toán mấy cuốn sách trên Net. Gồm có:
    Trư cuồng- Nguyễn Xuân Khánh.
    Ông là tác giả của cuốn Hồ Quý Ly nổi tiếng. Cuốn Trư cuồng này tôi cũng chỉ đang đọc dở thôi chưa xong. Gồm 212 trang A4 chưa in.
    Trích 1 đoạn: " Lân đã thở dài khi kể với tôi chuyện đó với một ánh mắt run run hấp hối. Và từ phát hiện ấy, anh đã nghĩ ra một cách nuôi lợn độc đáo: nuôi lợn bằng những cỗ lòng phế thải lều bều trên sông. Từ hôm ấy, Lân dựng thêm một túp lều nhỏ sát ngay dòng cống; đó là nơi sản xuất thức ăn gia súc của anh; ta bắt gặp ở đây một bếp lò than và những thùng phuy, những vại, những hố đào xuống lòng đất và lát bằng những mảnh nilông rách.
    Qua Lân, tôi mới hiểu dòng cống cũng có qui luật nước chảy của nó, nước cống cũng dâng lên hạ xuống theo giờ trong ngày, cũng như nước thủy triều dâng lên hạ xuống theo qui luật sức hút. Hàng ngày, nước cống cao nhất vào lúc 10 giờ sáng và 4 gìơ chiều, đó là giờ các bà nội trợ rửa rau vo gạo, và người Hà Nội giặt giũ làm vệ sinh thân thể; cũng vào giờ đó những cỗ lòng từ Lò Lợn ra bị mắc kẹt vì nước cạn nay được giải phóng; những cỗ lòng phả phê nước tung tăng bơi lội như những con rắn trắng lặn ngụp, ve vẩy trong dòng nước đen sì. Đúng vào giờ ấy, Lân hăm hở như một chiến sĩ phục kích chờ giặc, anh cởi trần, mặc quần đùi, lội đứng ở chỗ nông gần bờ, tay cầm một chiếc vợt đan bằng dây sắt, cán bằng cây nứa dài, và anh cắm cúi kiên nhẫn vớt?
    Công việc vớt lòng của anh vất vả nhất vào dịp những ngày lễ lớn, hội lớn như mồng một tháng năm, mồng hai tháng chín và tết nguyên đán; vào những ngày ấy người Hà Nội ăn thịt nhiều và Lò Lợn cũng lãng phí nhiều. Những ngày nhiều phế thải ấy, Lân hậm hụi làm việc như một người tù khổ sai bẩn thỉu, hôi thối, quần quật từ sáng cho đến tận đêm. Đầu tiên, anh tháo phân, rửa sạch lòng ngay trong dòng nước đen, sau đó để vào những rổ sồng cho dóc nước. Những thứ dễ hủy như gan, phổi anh đưa lên bếp đun ngay, còn những thứ lâu bị hủy như lòng già lòng non anh đem muối, muối nghĩa là đem trộn nó với bã rượu rồi đem đổ đầy những thùng phuy, những vại, những hố có lót ni lông. Khi một ngọn khói đen bốc lên từ túp lều, tức là xong việc. Lân xin những chiếc lốp xe đạp hỏng về đun; cái thứ cao su hỏng ấy khi cháy tạo ra một ngọn khói đen nhánh, đặc quánh, chỉ cần một thoảng gió khẽ tạt làm nghiêng ngọn lửa là một con rắn khói đen đã quấn ngay vào mặt vào ngực tạo nên những vết đen khó kỳ cọ trên da. Những lúc chui ở bếp chế biến ra, Lân trông thật thảm hại anh như một con quỉ bẩn thỉu, với làn da đen xỉn nhễ nhại mồ hôi; nhưng trái lại, sao lúc ấy đôi mắt anh người đến thế nồng ấm đến thế, đôi con mắt với tia nhìn long lanh, đôi con mắt thỏa mãn, sung sướng. Những khi ấy, nếu tôi sang, anh vội vàng cầm búi giẻ rách khéo léo lau mặt, lau tay, lau ngực và anh rủ tôi ra chuồng lợn, ngắm lũ ỉn; những lúc ấy, chúng tôi thường im lặng, đốt thuốc lên hút; và khi những điếu thuốc phì phèo trên môi đã cháy quá nửa, anh mới ngẩng đầu lên nhìn tôi rồi cười.Trên khuôn mặt vàng sạm của anh, một nụ cười hiếm hoi phô bầy hai hàm răng trắng đều và đẹp. Nụ cười khắc kỉ ấy nhìeu khi làm tôi bối rối.
    Cuốn 2: Vô Đề của Dương Thu Hương
    Cuốn này từ năm 1990. Mỏng khoảng hơn 160 trang.
    Trích 1 đoạn:
    Mười năm qua. Hồi âm "Em chờ anh" rung trong tôi những con sóng xa vời. Giờ, tôi trên đường ra ngọn đồi xóm trại. Cuối cùng, người con gái tôi yêu cũng vẫn bị xua đuổi, nhưng không phải vì lầm lỗi với tôi...
    Mặt trời đã lặn từ lâu, không có trăng. Sao mờ. Tôi đã chọn thời khắc thuận tiện nhất, lẩn tránh mọi gặp gỡ, dò hỏi. Tôi lén lút đi. Đường ngoằn ngoèo qua đồng, dọc theo những bờ mương. Bốn xung quanh lúa ngan ngát mùi hương quá vãng. Tiếng côn trùng rỉ ran yếu ớt, khác hẳn ngày tôi ra đi . Thuốc trừ sâu đã diệt chúng, cũng như bom đạn làm tiêu tan những luồng sinh khí siêu nhiên. Không còn nghe thấy tiếng đập cánh của cào cào, cà cuống. Không còn bắt được những con muỗm muỗm nõn nường. Cả lũ chim đêm cũng lìa xa cánh đồng, tìm góc trời nào đó...
    Tôi vén quần lội qua dòng mương, đề tới cánh đồng cỏ giáp xóm trại. Xóm này, hồi tôi còn ở nhà chỉ lơ thơ vài túp lều tranh. Giờ, cớ dễ tới hai chục nóc nhà. Chó sủa râm ran từ sau những bụi tre chưa kịp kết lũy, trông lụn vụn. Thoáng mùi hoa móng rồng đưa... Tôi ngại gặp người quen nên đi vòng quanh xóm. Phải nửa giờ nữa tôi mới đến giải đồi phía sau.
    Đó là giải đồi trơ trụi, mọc toàn cỏ lau, cỏ cứng và cây hắc bà. Xưa, tôi chưa bước chân tới. Có một lối mòn lách qua những vườn ớt, vườn cà, những khu ruộng dứa. Mắt đã thuộc bóng đêm, tôi mò mẫm theo. Lối mòn vượt qua gò đất nhỏ, tới ngọn đồi hình bát úp. Dưới chân đồi, dòng sông lặng lờ chảy. Trong đêm, trông như mảnh gương màu thiếc, có vẻ cám dỗ kinh rợn như vẻ đẹp của một nữ ma đầu. Thoảng mới có tiếng cá quẫy. Tôi trèo lên đồi, tin chắc đó là nơi Hoa ở. Leo đến gần đỉnh mới thấy lều. Nó im lìm trên nền trời đêm. Không ánh lửa, không tiếng động. Tôi ném một hòn sỏi, hy vọng có tiếng chó sủa đáp lại.
    Tiếng chó sủa cũng không! "Chẳng lẽ Hoa đã trốn đi đâu?" Tôi nghĩ nhưng tôi vẫn tin là cô ở trong gian lều tối tăm đó. Cô ấy không thể trốn đi đâu được. Bụng chửa vượt mặt. Không có giấy giới thiệu của chính quyền, không có hộ khẩu... chưa kể là không có tiền dắt lưng. Tất thảy những điều kiện buộc con người không thể tìm lối thoát.
    Chân tôi vấp phải một cái cọc. Cây cọc tre đóng xuống đất đồi, có sợi dây thép buộc lên chóp lều. Người đàn bà chuẩn bị cho mùa mưa bão sắp tới. Tôi bước qua mấy luống sắn, cây mọc ngang bắp chân, qua mảnh sân lát lỏng chỏng vài viên gạch vỡ tới khuôn cửa. Liếp cửa chống một cây sào xiêu vẹo .
    - Hoa ơi...
    Tôi cất tiếng gọi. Dù rất khẽ, tiếng vọng vẫn âm vang trên khu đồi. Không có tiếng trả lời.
    - Hoa ơi, Hoa...
    Tôi gọi lần thứ hai, da diết. Rồi tôi lắng nghe những hồi âm tan vẳng trong không gian. Bóng đêm và hoang vắng bao phủ quanh tôi. Tiếng gọi của tôi cô đơn quá! Tôi bước thêm một bước:
    - Hoa... trả lời anh đi i i...
    - Hoa oa oa...
    Tới đó, một giọng khẽ khàng, ráo hoảnh cất lên:
    - Anh đến đây làm gì?
    Tôi sững lại một giây. Rồi tôi hướng theo tiếng nói, bước vào lều:
    - Hoa ơi...
    Hai tay tôi quờ quạng dò đường hệt như thằng mù.
    Chợt tiếng quát:
    - Đừng vào!
    Tiếng quát tuy khẽ nhưng gay gắt. Tôi dừng lại:
    - Sao lại thế, Hoa...
    Lặng yên.
    Tôi nhào vào khoảng tối phía trước, nơi vừa phát ra giọng nói khô cằn, lỗ mãng, giọng nói vô cùng xa lạ với giọng nói cô gái tôi yêu. Giờ, tôi nhận thấy bóng người trải dài trên chiếc giường hoặc chõng đặt ở góc lều. Tôi bước thêm hai bước, xô tới. Tay tôi chạm vào cái bụng căng phồng, ấm nóng...
    - Đừng!
    Người đàn bà hét lên, đẩy tay tôi ra. Cùng lúc ấy, bật lên tiếng khóc. Tôi rờ rẫm ngồi xuống mép chõng, tay sờ thấy những nan tre nhẵn nhụi. Tôi quàng tay qua hông cô:
    - Hoa... em bình tĩnh...
    Người đàn bà nấc lên, rồi, như cơn lũ tràn, khóc nức nở dồn dập, hết cơn này tới cơn khác... không sao ngừng lại được. Tôi nằm xuống bên Hoa, ôm tấm thân nóng rực, run bần bật như đang sốt. Những sợi tóc cô vướng trên mặt tôi.
    Chúng có mùi chua của mồ hôi. Trong đêm, tôi im lặng vuốt ve cô. Từ gương mặt ướt đẫm, xuống cần cổ gáy, bờ vai mảnh... Tôi tránh không chạm tới cái bụng kềnh càng của Hoa, đoán chắc nó sắp tới ngày sinh nở. Có như thế, tôi chờ Hoa khóc cho hết nước mắt, cho hết cơn oan khổ mười năm... Thời gian trôi qua một cách trì đọng trong tiếng rỉ ran thưa thớt của côn trùng, trong âm vang mơ hồ của dòng sông... Rồi tiếng gà canh một dừng dả. Tôi lau nước mắt cho người đàn bà:
    - Nín đi em...
    Hoa vẫn còn nức nớ, tuy nhiên, chừng như vơi bớt cơn đau, cô thở đều đặn hơn. Tôi dỗ:
    - Nín đi em. Chúng mình đều lớn rồi... Ngày anh đi, anh mười tám. Giờ, anh sắp sang tuổi hai mươi chín. Tóc đã có sợi bạc.
    Hoa úp mặt vào cổ tôi. Một tay cô lùa vào tóc lôi. Tôi cầm tay cô, vuốt nhẹ:
    - Em cũng sang tuổi hai mươi bảy rồi. Các cụ bảo Tam thập nhi lập...
    Không hiểu Hoa nghĩ gì, cô lắc đầu và tiếp tục vuốt tóc tôi. Tôi nói tiếp.
    - Chúng mình không còn ở tuổi trẻ con...
    Hoa lại lắc đầu. Và cô vẫn im lặng ve vuốt tóc tôi.
    Tôi nói:
    - Chúng mình không có lỗi... Em không có lỗi... Anh cũng không cớ lỗi... Điều quan trọng hơn cả là... anh yêu em...
    Tôi nắm tay Hoa.
    Cô lại khóc nức lên, rung chuyển toàn thân. Hai cánh tay nóng hổi quấn chặt lấy tôi.
    - Em đừng khóc... Hãy nghe anh nói...
    Tôi lắp bắp. Tôi không còn nói mạch lạc được. Tôi ôm người đàn bà trong vòng tay, xiết bao gần gũi và vô cùng xa lạ, vừa thương yêu, vừa nghe xa xót. Tôi kinh hoảng nhận thấy mỗi lúc, những cám giác trái ngược đó càng lớn hơn, căng rõ rệt hơn trong tâm hồn mình.
    Tôi ghì chặt Hoa, vùi mặt tôi trong mặt cô, trộn tóc tôi vào tóc cô, áp ngực tôi vào ngực cô... Tôi muốn lấp đi khoảng trống ngăn cách của mười năm. Tôi muốn chôn vùi dĩ vãng.. Môi chúng tôi tìm nhau. Nụ hôn điên dại mặn vị nước mắt. Da thịt tôi tìm da thịt cô, trong ước muốn điên dại được hòa nhập. Trí tưởng tượng của tôi căng ra, để phục hồi những cảm giác đã phai mờ trong khoảng thời gian nhòa nhạt... cánh đồng... bờ cỏ đầm hương... cơn ngây ngất đầu tiên... ước muốn ngày hôn lễ...
    Một tia chớp lóe lên niềm đam mê đau đớn. Tôi thấy đầu tôi như u mê đi, các giây thần kinh nhức nhối. Tôi nhắm thật chặt đôi mắt lại, để đêm đen dầy đặc hơn, thẳm sâu hơn, mịt mùng hơn, xóa nhòa các ý nghĩ, các cảm giác, các hồi ức và chỉ còn tràn lên duy nhất ngọn triều nhục cảm... Tôi nhắm thật chặt đôi mắt lại...
  3. haihoa77

    haihoa77 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/08/2005
    Bài viết:
    356
    Đã được thích:
    0
    Tôi nghe mấy ông bạn hay ti toe đọc sách nói chuyện của Phan Thị Vàng Anh có lối viết biến hoá, ly kỳ mà cũng chuối lắm, sao chả thấy ai trên này nói đến PTVA cả. Chưa đọc bao giờ sao ? Tôi chả có thời gian để đọc nên mọi người ai đọc rồi kể xem PTVA thực sự như thế nào cho tôi biết với để đỡ tò mò.
    Thanks.
  4. codet

    codet Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/03/2002
    Bài viết:
    1.130
    Đã được thích:
    0
    Dương Tường sắp xuất bản cuốn thơ mới.
    Được codet sửa chữa / chuyển vào 01:01 ngày 02/09/2005
  5. codet

    codet Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/03/2002
    Bài viết:
    1.130
    Đã được thích:
    0

    - 1 số cuốn lâu lâu rồi:
    + Tiểu thuyết "Nadja "của Andre Breton. Cuốn này nội dung và cách đọc khá đặc biệt. (Chủ nghĩa siêu thực) 13k
    +Tiểu thuyết "Cây hợp hoan" (ghi chép của người tù không án)(Trương Hiền Lượng)- Đây là tác giả quen thuộc viết cuốn " 1 nửa đàn ông là đàn bà". 30k
    + Tiểu thuyết "Rừng Nauy" của Haruki Murakami- một tác giả Nhật có tương lai đoạt giải Nobel. (Mọi người nên đọc cuốn này, rất hay) 42k

    1 số tác phẩm mới của tác giả Việt Nam (đa số sách này là được tặng)

    + Luật đời và cha con - Nguyễn Bắc Sơn
    + Đào ở xứ người - Nguyễn Văn Thọ.
    + Giấc ngủ của ông Lương Tử Ban- Ngô Tự Lập
    + Phòng lạ- Nguyễn Danh Bằng
    + Bóng đè- Đỗ Hoàng Diệu.
    Một số sách liên quan đến Phật giáo và Tây Tạng- Đọc xong đảm bảo thích đi du lịch Tây Tạng.:
    + "Con đường mây trắng "của Angarika Govinda (Nguyễn Tường Bách dịch)36k
    + "Con đường tơ lụa" của Xa Mộ Kỳ (Nguyễn Phổ dịch)44k
    + "Cái vô hạn trong lòng bàn tay" của Mathew và Trịnh Xuân Thuận ( do Phạm Văn Thiều &... (quên rồi) dịch. Cuốn này tôi cung cấp cách nhìn khoa học, cuộc sống, tôn giáo qua con mắt của một nhà khoa học nhưng lại xuất gia (Mathew), và một nhà khoa học là Phật tử (bác Thuận) Giá hình như hơn 50k.
    + "Con sư tử bờm tuyết xanh" ( truyện cố Tây tạng) Nguyễn Tường Bách dịch == đọc cuốn này tha hồ cười. 19k.
  6. duong_chieu_la_rung

    duong_chieu_la_rung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2003
    Bài viết:
    970
    Đã được thích:
    0
    2 cuốn Con Đường Mây Trắng và Cái Vô Hạn Trong Lòng Bàn Tay em có rồi, 2 cuốn còn lại chưa có, cũng ko thấy ở đâu bán. Ngoài HN còn không chị ? Nếu còn thì mua ở đâu ạ ? Em nhờ bạn mua giùm...
    À, nếu thấy còn cuốn Rừng Nauy nhớ mua giùm nhé. Cảm ơn chị nhiều.
  7. codet

    codet Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/03/2002
    Bài viết:
    1.130
    Đã được thích:
    0
    Ok. ngoài Rừng Nauy thì ko nói trước. Còn các cuốn kia, có thể còn rất nhiều ngoài hiệu sách.
  8. carpetbagger

    carpetbagger Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2005
    Bài viết:
    45
    Đã được thích:
    0
  9. codet

    codet Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/03/2002
    Bài viết:
    1.130
    Đã được thích:
    0

    Cuốn Cái Vô Hạn trong lòng bàn tay, đúng là đầu tiên do bác Lưu Văn Hy dịch. Thế nhưng tôi mua cuốn do Phạm Văn Thiều và Ngô Vũ dịch. Ngoài ra, khi đọc tờ Giác Ngộ or Văn Hoá Phật giáo gì đó, thấy có bác nào đăng 1 bài nói bác Lưu Văn Hy dịch nhiều chỗ chưa chuẩn.
    Cuốn thứ 2 thì bạn cứ đọc đi, tại sao lại ko thể cười được nhỉ? Vừa hài hước, vừa sâu sắc....
    bên này đã có em post bài, đọc thử xem. http://www3.ttvnol.com/tacphamvanhoc/562412.ttvn
  10. carpetbagger

    carpetbagger Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2005
    Bài viết:
    45
    Đã được thích:
    0
    À, thế mà tôi cứ tưởng là cười nghĩa là ... cười. Tức là có 1 cái gì đó tức cười lắm lắm.
    Tôi cũng có cuốn này. Đã đọc vài truyện đầu rồi dừng lại. Đại loại, đó là những truyện ngăn ngắn như kiểu ngụ ngôn, trong đó ẩn chứa những triết lý sâu xa nhất định của Phật học.
    Nhưng mà rất hâm mộ bác Nguyễn Tường Bách, hay đúng hơn là cụ Bách. Cụ là em út văn hào Nhất Linh, kiến văn rất uyên thâm.
    Cuốn Lưới trời ai dệt do cụ chấp bút cung cấp cho người đọc 1 cái nhìn rất rõ ràng và mạch lạc về Vật lý hiện đại cũng như lịch sử Triết học liên quan, đặc biệt là Phật giáo. Rất rất nên đọc.

Chia sẻ trang này