1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trên giá sách (Sách mới: Trư cuồng-Nguyễn Xuân Khánh, Vô đề - Dương Thu Hương)

Chủ đề trong 'Văn học' bởi codet, 20/07/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. codet

    codet Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/03/2002
    Bài viết:
    1.130
    Đã được thích:
    0
    ồ, cảm ơn bạn. Nhờ bạn mà tôi biết thông tin kia. Tôi cũng thích sách của bác Bách dịch, viết.
  2. ctci

    ctci Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/03/2004
    Bài viết:
    337
    Đã được thích:
    0
    [Quyển Rừng Nauy vẫn còn trên Đinh lễ, tôi vừa mua một quyển rồi, nhưng sách cũ xuất bản năm 1997.
  3. codet

    codet Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/03/2002
    Bài viết:
    1.130
    Đã được thích:
    0
    Vậy bạn muốn năm bao nhiêu?
  4. ctci

    ctci Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/03/2004
    Bài viết:
    337
    Đã được thích:
    0
    Không có ý gì khác là chỉ muốn giới thiệu phiên bản của sách.
  5. deadfamous

    deadfamous Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/05/2004
    Bài viết:
    51
    Đã được thích:
    0
    Mình up lên cuốn Hồi ức một geisha bằng tiếng Anh, bạn nào thích thì down về đọc.
    http://s11.yousen***.com/d.aspx?id=1LHKAJGP6DAE73CXUTEV8RPKEX
  6. dinga

    dinga Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/03/2004
    Bài viết:
    234
    Đã được thích:
    0
    chị Codet, cuốn này gọi là " Sư tử tuyết bờm xanh" chứ.
    mình tôn trọng người dịch chị nhỉ.
  7. dinga

    dinga Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/03/2004
    Bài viết:
    234
    Đã được thích:
    0
    Hồi ức về những cô gái điếm buồn của tôi
    Cuốn tiểu thuyết mới của nhà văn Gabriel García Márquez vừa được dịch sang tiếng Việt.
    Tên sách: Hồi ức về những cô gái điếm buồn của tôi (Memories of My Melancholy Whores)
    Tác giả: Gabriel García Márquez
    Dịch giả: Lê Xuân Quỳnh
    NXB Tổng hợp TP HCM kết hợp với công ty First News, 10/2005.
    Mọi người biết đến Gabriel García Márquez - nhà văn vĩ đại người Colombia qua những tác phẩm nổi tiếng như: Ngài đại tá chờ thư, Tình yêu thời thổ tả, Tướng quân giữa mê hồn trận, Trăm năm cô đơn (tác phẩm đoạt giải Nobel Văn học năm 1982), và gần đây là tác phẩm Sống để kể lại? Ông không chỉ là một nhà văn nổi tiếng mà còn là một phóng viên chiến trường kỳ cựu với những ký sự nổi tiếng thập niên 70, 80, 90 của thế kỷ trước. Các tác phẩm của ông đều mang đậm bản sắc châu Mỹ Latin, toát lên sự giản dị của tâm hồn hay sự nhạy cảm của nội tâm. Ông như sống với trăn trở của từng nhân vật, từng số phận trong tác phẩm của mình; chính vì vậy bạn đọc luôn đón nhận tác phẩm của ông với sự trân trọng.
    Với tư duy nghệ thuật độc đáo, Márquez đã thể hiện trong các tác phẩm của mình một tình yêu vừa thơ ngây vừa sâu sắc, mãnh liệt đối với con người, với cuộc đời. Ông từng nói: ?oTrên thực tế, mỗi nhà văn chỉ viết một cuốn sách. Cuốn sách mà tôi đang viết là cuốn sách về ?ocái cô đơn?.
    Quả thực, sau hơn 50 năm cầm bút, Márquez vẫn viết về cái cô đơn trong một câu chuyện khác, tác phẩm Hồi ức về những cô gái điếm buồn của tôi.
    Hồi ức về những cô gái điếm buồn của tôi là câu chuyện của một nhà báo già. Sinh ra trong một gia đình trung lưu, ông sớm mồ côi cha mẹ. Trong căn nhà cũ kỹ, ông đã sống một cuộc sống hoàn toàn cô độc, không vợ con, không bạn bè. Ông từng dạy ngữ pháp tiếng La tinh và Tây Ban Nha. Sau đó, ông biên tập tin tức và viết bình luận âm nhạc cho một tờ báo địa phương đến năm 90 tuổi. Và chính trong buổi sáng kỷ niệm sinh nhật lần thứ 90 của mình, ông bỗng ao ước có một đêm tình ái nồng say với một thiếu nữ còn trinh nguyên.
    Cái ý muốn kỳ lạ đó thôi thúc tâm trí ông đến độ ông phải tìm cách liên hệ với một người đàn bà mối lái mà ông quen từ ngày còn trẻ, nhờ bà ta giúp đỡ bất chấp nỗi xấu hổ. Ông đã đến nơi hẹn với một cô bé đang ngủ say. Khi ra về, ông đặt lên trán cô nụ hôn vĩnh biệt và lời cầu Chúa giữ hộ trinh tiết cho cô. Thế nhưng, chính sự cô đơn của tuổi già đã khiến ông nhiều lần nữa đến gặp cô bé. Mỗi lần, ông lại thêm yêu thương cô. Ông đem những bức tranh, những bó hoa, những cuốn sách? bày trong căn phòng để sớm mai, khi thức dậy, cô bé cảm thấy ấm cúng. Ông hát ru cô bé về Delgadina - cô công chúa út được vua cha yêu quý. Ông gọi cô là Delgadina. Ông nhận thấy sự hiện diện vô hình của cô trong căn nhà vắng lặng của mình. Cuộc sống nhàn tẻ, nghèo cực của ông như có một ý nghĩa, đó là niềm yêu thương, lo lắng cho tương lai của cô bé. Lần đầu tiên, ông nhận ra: ?oNiềm thích thú thực sự khi được ngắm nhìn thân thể người phụ nữ ngủ say mà không bị áp lực của dục vọng hay bối rối vì ngượng ngùng?.
    Tác phẩm Hồi ức về những cô gái điếm buồn của tôi của G.G. Márquez khiến người đọc nhớ đến: Người đẹp say ngủ của nhà văn Kawabata (Nhật Bản). Những ông già - nhân vật trong tác phẩm của hai nhà văn, trong cố gắng tuyệt vọng để tìm lại tuổi trẻ đã tìm thấy một tình cảm khác. Đó là niềm thương xót với thân phận con người, đặc biệt là những người phụ nữ. Nhân vật của Kawabata khi đến ngủ bên người phụ nữ đã có ý nghĩ: ?oĐến đấy ngủ giống như ngủ với Đức Phật nấp kín đâu đây vậy?. Trong một cách hành xử khác, một cách diễn đạt khác, nhân vật của G.G. Márquez cũng đạt được tình cảm thanh khiết đó.
    G.G. Márquez viết về ?ocái cô đơn? của một con người, một dòng họ, một đất nước chính là để ?osáng tạo ra một huyền thoại khác hẳn, một huyền thoại mới, hấp dẫn của cuộc sống, nơi không ai bị kẻ khác định đoạt số phận mình, ngay cả trong cách thức chết, nơi Tình yêu có lối thoát và Hạnh phúc là cái có khả năng thật sự và nơi những dòng họ bị kết án Trăm năm cô đơn sẽ có vận may để tái sinh trên mặt đất này?.
    Tin cuốn sách này sắp xuất bản lập tức thu hút hàng triệu người hâm mộ Márquez trên thế giới. Mọi người đã mong chờ sự kiện này rất lâu, và đây là tác phẩm đặc biệt thuộc thể loại truyện ngắn dưới dạng hồi ức mới nhất của Márquez. Chỉ sau tuần lễ đầu tiên phát hành, cuốn sách đã được bán với số lượng lớn và hiện đã được dịch ra nhiều ngôn ngữ trên thế giới.
    nguồn evan

    [​IMG]
    Được dinga sửa chữa / chuyển vào 12:41 ngày 23/11/2005 [​IMG]
    Được dinga sửa chữa / chuyển vào 12:44 ngày 23/11/2005
  8. codet

    codet Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/03/2002
    Bài viết:
    1.130
    Đã được thích:
    0
    From ctci:http://www3.ttvnol.com/vanhoc/609583.ttvn

    Jang_Krixtop là một trong những tác phẩm lớn nhất của Romanh Rolang. Ngay sau khi ra đời, nó đã nâng ông lên một địa vị cao quí trong nền văn học Pháp đương thưòi. Đây là một tác phẩm đồ sộ mà việc xây dựng đã chiếm một thời kì khá dài trong những năm ông sung sức nhất. Ý định đầu tiên viết nó xuất hiện vào mùa xuân năm 1890, hồi ông ở La Mã, qua những bản phác thảo năm 1888, khi ông còn học đại học sư phạm. Đến năm 1912, ông mới coi như thực sự bắt tay vào việc sáng tác. Và như thế cũng mất 9 năm trời ròng rã, cuốn tiểu thuyết mới được viết xong.
    Qua lời nói đầu đầu của tác phẩm Jang_Krixtop viết năm 1913, người ta thấy phần lớn bộ tiểu thuyết được hình thành ở Pari, trong ngôi nhà ọp ẹp phố Môngpácnac, vào lúc Romanh Rolang sống một cuộc đời cô đơn và túng bấn, dồn sức vào khá nhiều việc nặng nhọc: dạy học, viết báo, nghiên cứu lịch sử. Ông đã kiên quyết, trong suốt 10 năm , hàng ngày dành một khoảng thời gian dù chỉ là một giờ hay ít hơn cho công việc sáng tác tập truyện dài đó. Cũng như trong bộ Cuộc đời của những danh nhân, Romanh Rolang, trong bộ Jang_Krixtop, cũng đưa ra kiểu mẫu của một người trác việt, một nghệ sĩ có tài, luôn luôn đấu tranh quyết liệt chống những sức mạnh đen tối của một xã hội thối nát. Nhưng ở đây ông không bị hạn chế vì sự thực lịch sử. Ông hoàn toàn tự do dựng lên một nhân vật tiêu biểu theo lý tưởng của ông. Bộ tiểu thuyết có phạm vi rộng lớn cả về thời gian lẫn không gian, nó bao gồm cả cuộc đời của Jang_Krixtop từ lúc lọt lòng mẹ cho đến lúc nhắm mắt từ trần, lấy bối cảnh ở nhiều nước Châu âu. Ở những quyển đầu là nước Đức và Pháp cuối thế kỷ 19. Trong nhữgn quyển sau là nước Thuỵ Sĩ và Ý và cuối cùng lại quay lại nước Pháp đầu thế kỷ 20 với tất cả những biến chuyển chính trị và xã hội của thời kì sôi động này.
    Nhân vật chính Jang_Krixtop, lấy mẫu Bethoven, một trong những nghệ sĩ kiệt xuất đã kết hợp được với thiên tài sáng tạo, làm chủ thế giới bên trong bao la, với đặc tính của trái tim bác ái đối với tất cả mọi người. Giữa Jang_Krixtop và Bethoven, có một số điểm giống nhau: nguồn gốc nửa nước Đức và nửa Flamang, thân hình to lớn, khuôn mặt vạm vỡ, tóc quăn và một số chi tiết về hoàn cảnh gia đình. Nhưng chính Romanh Rolang đã viết, Jang_Krixtop không phải là Bethoven mà chỉ làmột nhân vật thuộc loại hình Bethoven được đặt vào một hoàn cảnh xã hội mới, hoàn cảnh xã hội Phương tây giữa cuộc chiến tranh Pháp Phổ và cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất.
    Bộ tiểu thuyết dài này gồm 10 quyển:
    Ba quyển đầu (Bình minh, Buổi sáng, Chàng thanh niên) mô tả những năm thiếu thời của Jang_Krixtop, nhân vật chính trong truyện.
    Jang_Krixtop sinh ra trong một gia đình nhạc sĩ nghèo ở một tỉnh nhỏ, trên bờ sông Ranh miền Rênani (Đức). Anh lớn lên bên cạnh một người mẹ hiền hậu ham công tiếc việc, một người cha nghiện rượu trác táng, một ông nội già yếu cần cù, có tấm nhiệt tình của tuổi trẻ, đã chăm sóc và giáo dục anh từ thời ấu thơ, một ông cậu giản dị, khiêm tốn giàu tình thương mến, có những ý nghĩ lành mạnh về cuộc đời và có một nhận thức sâu sắc về âm nhạc ?obàng bạc? trong thiên nhiên cũng như dân ca. Tại nhà anh thường có những cuộc hoà nhạc tụ họp của những tài tử trong vùng. Ngay từ lúc nhỏ, Jang_Krixtop đã tỏ ra là một đứa trẻ thông minh, có nhiều năng khiếu đặc biệt về âm nhạc. Anh say sưa trong thế giới âm thanh, vừa tập sáng tác, vừa biểu diễn, làm sống lại những tâm hồn của những nhạc sĩ thiên tài qua những tác phẩm bất hủ của họ còn được lưu truyền. (hết 2 trang)
    Nhưng hoàn cảnh gia đình khó khăn đã hạn chế người nhạc sĩ nhỏ tuổi phát triển tài năng đều đặn. Mới có 11 tuổi, vì cha anh sống bê tha, ăn tiêu bừa bãi, anh đã phải đi làm để đỡ nhà. Khi 14 tuổi, vào lúc anh trở thành nhạc sĩ thì ông nội và cha anh mất, anh nghiễm nhiên trở thành chủ gia đình, hàng ngày phải lao mình vào việc dậy nhạc, chơi nhạc? để nuôi mẹ và hai em. Càng bó buộc với những công việc tầm thường vì sinh kế, anh càng cố vươn lên bảo vệ tự do của tinh thần. Mặc dù túng thiếu, cơ cực, Jang_Krixtop vẫn có những say mê nồng nhiệt trong sáng tác âm nhạc, trong tình bạn chí thân, trong tình yêu ngây thơ trong trắng. Anh va vấp, anh đau khổ? Và mỗi lần như vậy là mỗi lần anh vùng dậy mạnh mẽ như anh được ngọn lửa đời tôi luyện thêm.
    Quyển thứ 4 (Nổi loạn) cho thấy tài năng sáng tác nhạc của Jang_Krixtop càng ngày càng lộ rõ. Bản chất trung thực, anh không thể chấp nhận giả dối trong nghệ thuật.
    Tại thành phố nhỏ của anh còn đầy dấu vết của chế độ phong kiến, người ta quen sống với những tập tục cũ và ngờ vực tất cả cái gì vượt qua khuôn khổ đã được công nhận từ lâu. Thái độ bất phục tùng của anh làm nhiều người khó chịu. Nghệ thuật đầy sáng tạo của anh làm nhiều người ghen ghét. Cách nói bộc trực và cứng rắn của anh đã gây thù địch trong nhiều bọn nghệ sĩ bất tài và hay đố kị. Chúng đã không ngại dùng những thủ đoạn gian trá nhằm bêu xấu anh. Trong một buổi diễn xuất, một tên nhạc trưởng đã cố tình thay đổi cơ cấu bản nhạc của anh, biến anh thành một trò cười để quần chúng la ó, phản đối? Thất vọng trước sự độc ác của con người, có lúc anh nghĩ đến chuyện quyên sinh, nhưng cuối cùng lòng yêu tha thiết cuộc sống trong con người anh vẫn thắng. Một số người trung thực như giáo sư sinh vật Rena, giáo sư mỹ học và lịch sử âm nhạc Pete Sunzơ hiểu anh có cảm tình với anh và đã an ủi anh. Tuy nhiên, anh vẫn cảm thấy ngột ngạt. Viễn cảnh một nuớc Pháp được nhiều người ca ngợi là nói yêu nghệ thuật, chuộng tự do, đã cám dỗ anh. Anh muốn sang Pari, nhưng lòng anh lại không nỡ để người mẹ già yếu phải sống xa anh.
    Một hôm trong buổi hội làng, anh không thể nén nỗi bất bình trước những hành động hống hách ngang ngược của bọn lính tráng với một thôn nữ, anh xông tới hạ tên hạ sĩ quan. Hành động của anh đưa tới cuộc ẩu đả giữa dân làng và bọn lính. Để tránh cuộc truy nã, anh đã vượt biên, anh sang Pháp như anh hằng mơ ước. Tiếc rằng trên đất nước này, anh nhận thấy nền văn học nghệ thuật, do bọn giàu có chi phối, đang ở trong một trạng thái truy lạc suy đồi
    Quyển thứ 5 (Hôi chợ trên quảng trường) tả lại những câu chuyện sinh động giữa Jang_Krixtop với các tầng lớp tri thức và chính trị nước Pháp.
    Thông qua nhân vật chính của tác phẩm, Romanh Rolang, bằng những lời lẽ cương trực, đôi lúc phẫn nộ, đả kích mạnh mẽ khuynh hướng văn học, nghệ thuật tồi bại đó. Ông đưa ra con người Luyxing Levy Co để lên án những tên bồi bút ?ođại diện cho tinh thần châm biếm và thối nát? trong xã hội đương thời, chuyên dùng những lối văn phân tích tỉ mỉ để phủ nhận tất cả những gì lành mạnh, trong sáng của nền văn học Pháp. Ông dùng tên Rút xanh trong truyện để vạch mặt một số lớn những chính trị gia nước Pháp hồi đó chỉ ?onghĩ đến chuyện sống trên thi hài một xã hội đang chết? và đã dựa vào một thứ ?ođạo đức vô đạo? nhằm ?ohưởng lạc càng nhiều càng tốt với sự cố gắng càng ít càng hay?.
    Quyển thứ 6 (Ăngtoanét ) và quyển thứ 7 (Trong nhà) giới thiệu mặt khác của nước Pháp, một nước Pháp thực sự làm chủ và yêu lao động.
    Jang_Krixtop gặp hai chị em nhà Jannanh: Ăngtoanét và Ôliviê, sinh trưởng trong một gia đình cổ xưa của nước Pháp đã từng sống gắn chặt với tỉnh lẻ qua nhiều thế kỷ, không bị pha tạp bởi một chất ngoại lai nào. Họ vẫn giữ được tâm hồn thuần nhất của nước Pháp chưa hề bị hoen ố bởi những tư tưởng sa đoạ của đất kinh kỳ.
    Jang_Krixtop thấy Ôliviê có chí hướng và nguyện vọng như anh. Anh kết bạn với Ôliviê. Hai người quyết định sống chung với nhau.
    Qua Ôliviê, Jang_Krixtop được biết Ăngtoanét đã gặp anh trong một cuộc biểu diễn kịch của một gánh hát Pháp năm xưa ở Đức và nàng đã thầm lặng yêu anh. Việc đó làm đôi bạn càng trở nên khăng khít.
    Nhờ Ôliviê, Jang_Krixtop tiếp xúc dần dần với một cuộc sống chân thực, cần mẫn kiên cường của nhân dân lao động. Thiên tài của Jang_Krixtop bắt đầu được công nhận: những sáng tác âm nhạc của anh xuất bản được hoan nghênh nhiệt liệt. Nhiều bài báo ở Pháp cũng như ở Đức không tiếc lời ca ngợi anh. Giữa lúc đó, anh được tin mẹ ốm nặng, chỉ kịp về gặp mẹ lần cuối ở thành phố quê hương.
    Ba quyển cuối cùng (Những người bạn gái, Bụi cây rực cháy, Ngày mới) tả lại cuộc đời của Jang_Krixtop lúc đứng tuổi, tính bồng bột và nôn nóng giảm đi, nhưng tinh thần đấu tranh ngoan cường không hề giảm sút, ngày càng trở nên phức tạp và tế nhị.
    Ăngtoanét đã mất, Ôliviê lấy vợ. Jang_Krixtop buộc phải xa bạn.
    Một cuộc tình duyên ngắn ngủi nhưng sâu sắc giữa Jang_Krixtop và nữ nghệ sĩ sân khấu Frăngxoadơ nảy nở.. Jang_Krixtop gặp lại Grazia, người thiếu phụ Ý xưa kia đã từng thầm yêu anh, kính phục anh, nay đã trở nên một mệnh phụ có nhiều quyền thế. Không để cho Jang_Krixtop biết, Grazia đã dùng uy tín của mình cứu thoát anh khỏi chiến dịch báo chí hèn hạ mưu toan làm hại danh dự của anh dèm pha và đả kích tất cả các bản nhạc do anh sáng tác mang khí thế khoẻ mạnh của nền âm nhạc dân gian và nền âm nhạc cổ điển?
    Jang_Krixtop và Ôliviê lao vào đời sống chính trị sôi động ở Pari. Đôi bạn đi sâu vào những hoạt động của giai cấp công nhân đang cùng lên đấu tranh đòi quyền sống của mình
    Trong ngày 1-5, hai người đã chứng kiến một cuộc biểu dương lực lượng của những người lao động và họ đã trông thấy bọn cảnh binh đàn áp cuộc biểu tình.
    Cuộc xung đột giữa những người biểu tình và bọn cảnh binh bùng nổ. Ôliviê vội xông tới cứu một em bé có nguy cơ bị chết bẹp. Anh bị một tên cảnh binh đâm trúng ngực. Jang_Krixtop phẫn nộ, giết luôn tên cảnh binh nhưng Ôliviê người bạn chí thiết nhất đời anh, đã trút thở hơi cuối cùng. Để cứu anh khỏi vòng tù tội, các bạn anh vội đưa anh vượt qua biên giới sang Thuỵ sĩ.
    Anh đau khổ và thất vọng. Giữa lúc tâm hồn anh đang trải qua những giây phút cay đắng, Anna Brôn, vợ người bác sĩ đã từng nuôi dưỡng anh và chăm sóc anh trong những ngày lẩn tránh, đã yêu anh. Không kiềm chế được lòng mình anh đã đáp lại mối tình yêu tội lỗi ấy. ..
    Anh hối hận. Anh quyết định quyên sinh. Cuối cùng, anh cương quyết náu mình trong rặng núi hiểm trở làm lại cuộc đời.
    Thời gian trôi qua? Sau bao nhiêu sóng gió của cuộc sống, Jang_Krixtop đã giữ được tâm hồn mình thăng bằng. Lúc ở Thuỵ Sĩ, khi sang Ý, hoặc trở về Pháp, anh tìm thú vui trong sáng tác nghệ thuật, hưởng lại tình bạn thắm thiết và tình yêu cao thượng giữa anh và Grazia, người đã giúp anh thành công trong sự nghiệp.
    Sau khi Grazia mất, anh dành tất cả thú vui, tình yêu và tình bạn cho âm nhạc cho hạnh phúc của Gioocgiơ (con trai của Ôliviê) và Orora (con gái của Grazia). Và trong những ngày cuối cùng của đời mình, Jang_Krixtop cảm thấy tâm hồn mình thanh thản, lành mạnh, hiền từ như một giấc mơ đẹp trong bản hoà tấu của những tiếng chuông lanh lảnh, tiếng ríu rít của chim sẻ bên sông, tiếng sóng gầm của dòng sông Ranh giữa những khuôn mặt yêu thương cảu những người thân đã khuất.
    Anh tin dù anh có chết đi, nghệ thuật tươi khoẻ của anh sẽ sống mãi. Anh hân hoan được thấy mình biến đi trong sự yên tĩnh tuyệt vời của Thượng đế mà người ta đã phục vụ suốt đời và anh mơ ước được tái sinh để tiếp tục chiến đấu.
    I keep six honest serving-men (they taught me all I knew)
    Their names are What and Why and When and How and Where and Who
    Được codet sửa chữa / chuyển vào 12:34 ngày 25/11/2005
  9. codet

    codet Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/03/2002
    Bài viết:
    1.130
    Đã được thích:
    0
    Thời gian qua, nhận được một số sách. Xin cảm ơn những người tặng sách cho tôi.
    1- Hồi ức về những cô gái điếm buồn của tôi -Gabriel García Márquez
    2: 5-10-15- Nguyễn Vĩnh Nguyên.
    3: Giữa vòng vây trần gian - Nguyễn Danh Lam
    4: Paris 11-8 - Thuận.
    5: Bộ 5 tác phẩm tái bản lại của Võ thị Hảo.
    Được codet sửa chữa / chuyển vào 12:32 ngày 25/11/2005
  10. carpetbagger

    carpetbagger Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2005
    Bài viết:
    45
    Đã được thích:
    0
    Lâu không thấy Codet bình luận về sách. Đại loại, cuốn này nên đọc, cuốn kia đáng ném, vân vân và vân vân.
    Nhớ, có lần Codet liệt kê cuốn Đào ở xứ người của Nguyễn Văn Thọ. Tuần trước mới mua được trên Nguyễn Xí. Đọc trong 1 buổi tối. Xong xuôi thấy hơi tiếc 18K. Nên, xin trình bày vài cảm xúc nhỏ nhặt dưới đây:
    1. Tôi ít đọc văn của bác Thọ này. Một lần là 1 truyện ngắn gì đó kể về 1 ông bố dượng nghi ngờ con riêng của vợ ăn cắp tiền bên Đức (có vẻ người thật việc thật rồi tưởng tượng thêm). Truyện khá cảm động. Lần khác là dịp bác a dua a tòng theo Thi sĩ thần đồng sớm về hưu (thuổng ý của Trần Mạnh Hảo?) Trần Đăng Khoa trong cuộc đàm đạo chít chát bôi bác Nguyễn Huy Thiệp nhân chuyên án Hoa Thuỷ Tiên trên E-văn. Nghĩa là với tôi, bác Thọ này còn "khá bí hiểm", chưa biết nên xếp vào các tác giả nào, nên hay không nên đọc.
    2. Nhưng đọc cuốn Đào ở xứ người, với tiêu đề Tuỳ ký, một thể loại mà nghe nói bác tự chế tác, tôi thấy ngao ngán. Vì lẽ:
    a) Gọi là Tuỳ ký cho sang, kỳ thực chỉ là những bài viết ngăn ngắn, cỡ mươi mười lăm trang, dạng tuỳ bút nhưng mang tính chất báo chí đậm nét, trong khi chất văn học sâu lắng hơn. Hay chính xác là hạn chế hơn.
    b) Với dung lượng chỉ độ hơn 250 trang nhưng các bài viết trong tập sách trùng nhau quá nhiều. Không những trùng về cách dụng ngôn từ, mà trùng cả về nội dung, hình ảnh mô tả. Ví dụ, chi tiết "ủ cành đào trong nhà chờ tết Nguyên đán" lặp lại 3 lần, chi tiết "mượn lá dong gói bánh đến nát bươm" lặp lại 2 lần, cụm từ "khôn như rận" cũng dăm ba lần. Ở đây, không phải là tôi săm soi nhặt nhạnh tiểu tiết mà chỉ là cố cắt nghĩa cái cảm giác chán chường khi đọc 1 cuốn sách không dày lắm.
    c) Cách mô tả, thực chất là cách nhìn, nước Đức của tác giả sau gần 20 năm sinh sống làm tôi rất nản. Đương nhiên, đó là những cảm nhận chủ quan của tác giả mà ta cần tôn trọng, nhưng cũng xin được mạnh dạn bày tỏ cảm xúc riêng tư cũng rất chủ quan của bản thân: góc nhìn của tác giả rất nông cạn và phiến diện... Chỉ xin "bình loạn" như vậy.
    d) Nghệ thuật tu từ của bác cũng nhiều vấn đề lắm. Nhiều đoạn tiếng Việt rất "lẩm cẩm". Đọc, lắm chỗ tôi tưởng dịch từ tiếng nước ngoài sang Việt ngữ. Chẳng hạn, viết về hoạ sĩ trẻ Mai Linh, sau khi khen nức nở bằng những ngoa từ như "nhà danh hoạ Mai Linh" (trang 139) hoặc "đại gia vẽ bìaTrần Đại Thắng cũng tỏ ý bái phục" (trang 227), bác viết là anh chàng này "không thích vẽ bằng PC". Tiếp đó, bác cẩn thận chú thích là: Một phương pháp vẽ hiện nay. Hoạ sĩ thao tác trên một bản tinh thể lỏng nhằm tiết kiệm màu (sic)! (trang 144). Hay, ở một chỗ khác: "trao cho thừa thãi nhiều hợp đồng" (trang 145), và "bảy nhân công trên ba chục mét vuông doanh nghiệp" (trang 260).
    e) Công bằng mà nói, tập sách cũng có 1, 2 bài đọc cảm động. Song le, với liệu lượng "sạn" tương đối cao như vậy, cuốn Tuỳ [tiện] ký này quả là làm tôi rất oải. Tất nhiên, đọc hay không đọc cũng như cảm nhận là sách hay hay dở là tuỳ thuộc vào từng cá nhân. Tuy nhiên, vì "tiếc tiền" mà phát biểu cũng là một quyền cơ bản của mỗi người vậy!
    Được carpetbagger sửa chữa / chuyển vào 14:18 ngày 28/11/2005
    Được carpetbagger sửa chữa / chuyển vào 14:24 ngày 28/11/2005

Chia sẻ trang này