1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trên giá sách (Sách mới: Trư cuồng-Nguyễn Xuân Khánh, Vô đề - Dương Thu Hương)

Chủ đề trong 'Văn học' bởi codet, 20/07/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. codet

    codet Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/03/2002
    Bài viết:
    1.130
    Đã được thích:
    0
    Bạn đọc kỹ thật.
    Tôi cũng mới chỉ nêu tên cuốn sách đó.
    1 số bài viết:
    http://66.102.7.104/search?q=cache:PEbC8g_vBxQJ:www.vnexpress.net/Vietnam/Van-hoa/2005/03/3B9DB784/+t%E1%BA%ADp+%C4%90%C3%A0o+%E1%BB%9F+x%E1%BB%A9+ng%C6%B0%E1%BB%9Di&hl=vi
    Nhà văn Nguyễn Văn Thọ - Tác giả của "Đào ở xứ người"

    Trong bài này:


    Toàn cảnh
    Các bài khác


    Cầm trên tay cuốn sách, người đọc bị cuốn vào những mảng hiện thực vừa xa lạ vừa rất đỗi Việt Nam. Tập bút ký của nhà văn Nguyễn Văn Thọ viết trong những ngày tháng kiếm sống bên nước Đức nhưng vẫn vẹn nguyên cảm giác gần gụi trong từng suy nghĩ và cảm nhận của người Việt.
    Tập bút ký gần 300 trang, vừa đủ những chiêm nghiệm và cảm xúc để độc giả lắng nghe và chia sẻ. Đào ở xứ người là những câu chuyện ghi lại ở các thời điểm khác nhau nhưng nó được xâu chuỗi trong mạch suy nghĩ của một người tha hương.
    Vẫn với phong cách hiện thực, đi đến tận cùng của sự vật, tưởng chừng như tác giả muốn bóc trần nó. Khác với những Việt kiều trong tưởng tượng của nhiều người, Nguyễn Văn Thọ không ngại ngần viết về cuộc sống lao động lam lũ của chính mình và sau là gần như toàn cảnh cộng đồng người Việt nơi xứ lạ. Trên từng trang toàn cuốn sách đầy nỗi niềm trăn trở của ông, người ta nhận thấy nhiều số phận khác nhau. Họ sống ở quanh ông hay là một mảnh đời lấm láp đâu đó mà trái tim nhạy cảm của nhà văn vô tình chạm được.
    Hơn ai hết, người cầm bút hiểu nỗi khổ của những thân phận nhỏ bé khi phải bươn chải giữa một xứ sở hoàn toàn xa lạ, "để được phải mất", phải chống chọi với cái lạnh buốt của khí hậu hàn đới: "Có nhiều người không có kinh nghiệm chống lạnh, dù thành đạt hay chưa, khi đã để buốt đôi chân thời đi chợ trời chợ sớm, tới nay khi tuổi tác về chiều đã để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng về sức khoẻ. Có người thường bị đau lưng, nhức vai, có người bị phù thận và chả thiếu kẻ trở về với cát bụi. Trong lọ tro bay trở lại quê nhà, để lại không ít đồng tiền ngấm đầy mồ hôi và nhiều đau khổ của thân phận tha hương".
    Chỉ có những người từng trải qua sự khốc liệt của cuộc sống ấy mới ngấm và hiểu sự xa xót ấy. Ông không ngại khẳng định sự lao động quần quật từng ngày trên đường phố phương Tây bất kể mưa tuyết hay gió rét tới âm mười lăm độ. Ông còn hiểu hơn sự sĩ diện của nhiều người nơi trời Tây, chắt bóp cả năm chỉ để về thăm quê, xênh xang với thiên hạ rồi sau đó lại là một chuỗi ngày làm việc trả nợ.
    Ngòi bút lách sâu vào hiện thực, chỉ ra nỗi khổ của những người kiếm sống nơi xứ lạ nhưng ông không sa vào việc hạ thấp họ mà Nguyễn Văn Thọ viết về mọi nghịch cảnh ấy như viết cho chính mình.
    Có hiện thực luôn được đối chiếu và trở đi trở lại trong trang viết của ông là hình ảnh thân thuộc của Hà Nội, của con người Việt Nam. Sợi dây liên kết quê hương với những người con xa xứ luôn bên cạnh mảng ký ức là hiện diện của Đào ở xứ người. Tết ta - hoa đào ở quê mình đến chuyện Mười lăm năm - Đào ở xứ người được ông ghi lại thật tinh tế.
    Người ta từng đọc một Nguyễn Văn Thọ trên những trang viết khá thành công trong tập sách Vàng Xưa (1) của thể lọai truyện ngắn với chất lính phong trần, với những đối thoại mang đầy hơi thở của người chiến sỹ thời trận mạc và hậu chiến. Còn những trang viết Đào ở xứ người, nhiều bài ký không giữ cái chất lính phong trần mà là một Nguyễn Văn Thọ hiểu Hà Nội sâu sắc, tin yêu Hà Nội da diết trong Tháng Hai xuân Hà Nội. Tâm hồn của con người ấy lăn lộn trong hiện thực hôm nay nơi xứ người trong nỗi nhớ trở mình hàng đêm áp Tết hỏi nhau: Tết này mình làm gì nhỉ?
    Bóng dáng của ông nhà văn sắc sảo biến đâu mất và chỉ còn lại nỗi nhớ mênh mang: "Thế là nhớ, tha hồ mà nhớ, nhớ cha, nhớ mẹ, nhớ nồi bánh chưng Tết, nhớ cả tiếng sôi lục bục và hơi nước bay mát lá dong". Nỗi nhớ thân gần mà xa xôi, mơ hồ mà da diết đau đáu ấy được dồn vào trong cử chỉ chăm chút một cành đào Tết.
    Nỗi nhớ bật lên thôi thúc ông phải làm một điều gì đó cho thoả thích, cho đỡ nhớ, coi như đó là một chút bất ngờ dành cho người vợ mình. Giấu cành đào dưới hầm, thay nước ấm cho nó, thậm chí đến mức ông chăm nó lén lút như với một tình nhân: "Cứ rảnh khách là lẻn chợ chạy quàng về, đun đun múc múc cho luôn ấm nước bình đào". Hạnh phúc nở bung khi đêm ba mươi khi tôi xuống hầm bế cành đào lên nhà. "Một cành đào đầy hoa tươi thắm, có hoa nở xoè bung, có lá biêng biếc như bàn tay hoa nhỏ xíu đưa ra chia sẻ với người xa xứ".
    Đào ở xứ người không chỉ là những bông hoa đào trên đất khách mà dường như nhà văn muốn hướng tới điều thiêng liêng hơn. Đó là những trang viết hướng về nâng niu trân trọng những con người nơi xứ lạ. Họ vất vả miệt mài nhưng vẫn luôn giữ trong mình trọn vẹn hai chữ quê hương.
    Trong lời tự bạch, Nguyễn Văn Thọ từng "Xin bạn hãy đọc cuốn sách mỏng này như đang nghe một con người bình thường kể về vài điều đã xảy ra quanh cuộc sống của anh ta". Nhưng khi gấp trang sách, người đọc cảm nhận thấy sự bình dị ấy thăng hoa thành vẻ đẹp lấp lánh của tình yêu sự sống. Và độc giả hiểu thêm về một Nguyễn Văn Thọ như chính anh tự nhận: "Tôi là một thằng ngỗ ngược, bươn chải tới cứng cỏi phong trần nhưng vốn mong manh dễ vỡ".
    Chú thích:
    (1): "Vàng Xưa" - Tập truyện ngắn - NVT tác phẩm đã được giải thưởng hội nhà văn 2004.

    .NetNam - Thu Hà

    =============
    Thứ Năm 1/9/2005

    Nguyễn Văn Thọ - người thức và viết
    Hải Hà
    Khép lại trên tay tập tuỳ ký ?oĐào ở xứ người? của Nguyễn Văn Thọ dày gần 300 trang, do NXB Thanh Niên phát hành tháng 5/2005, tôi không khỏi suy ngẫm. Người cha đã dạy con ?ođừng thức mà không làm gì?. Phải rồi, thế hệ chúng tôi, những người sinh ra sau khi đất nước thống nhất, trưởng thành trong thời kỳ hiện đại hóa, không ít người đã từng có những đêm trắng vô ích. ?oCuộc đời âu chỉ như nửa tiếng vỗ tay?. Nửa tiếng vỗ tay, hình tượng ẩn dụ mang tính triết học khái quát được sự thôi thúc con người phải sống. Nhìn nhận lại, mình đã làm gì được trong cuộc đời này?
    Tập hợp lại 17 bài viết in rải rác trên báo, tập tuỳ ký là những gì chân thực và sinh động, quyết liệt nhưng tình cảm nhất của nhà văn Nguyễn Văn Thọ trong suốt bao năm cùng những lao động VN - những "thợ khách" trên nước Đức. Không biết có phải cơ duyên hay không, tình cờ tôi chọn được cuốn Đào ở xứ người nằm giữa những cuốn sách mới xuất bản bên quầy sách phố Nguyễn Xí. Như ngày nào, tôi tình cờ đọc được truyện Hậu thiên đường trên một nửa tờ báo Tiền Phong gói hàng. Số phận những người lao động nước ngoài trước biến động khi bức tường Berlin sụp đổ tái hiện được sự lạnh lùng của thể chế chính trị, nhưng cũng thực đau đớn với số phận người dân khi đối mặt với nạn thất nghiệp và tiền thuê nhà. Khỏi phải nói, hồi đó, tôi đã rất tiếc khi không đọc được trọn vẹn những kỳ báo trước và tiếp sau. Một thời gian, tôi được đọc trên Tiền Phong, series bài: Mười lăm năm, người Việt ở Đức. Một xã hội người Việt thu nhỏ bên đó, lương thiện có, buôn thuốc lá lậu, cướp bóc có, làm ăn giỏi có?
    Tất cả, qua cách viết thẳng thắn nhưng đầy nghệ thuật của cảm xúc hiện lên hình ảnh một tiếng rao đêm trên sân ga nước người mơ hồ vang lên trong tiềm thức, ám ảnh bước chân người tha hương. Người bên đó ?ocần mẫn, thu vén từng pfennig, nhưng cũng hay sĩ diện tự ái vu vơ, sẵn sàng bất cần tất cả?. Người bên đó, giỏi giang như bốn đại gia nữ với số vốn hàng triệu đôla, nhưng cũng có người quần quật mười tiếng một ngày trong nhà lạnh âm 40 độ xẻ thịt những chú gà tây khổng lồ? Mười lăm năm, đoạn trường của Thuý Kiều, cũng là biết bao đoạn trường của những người đàn bà. Tôi cảm nhận được sự thương yêu, mến trọng thân phận người đàn bà trong ngòi bút Nguyễn Văn Thọ. Thiết nghĩ, chẳng phải ngẫu nhiên anh viết lời đề tựa: ?oCàng đi càng nhớ và càng thấy? với tôi chỉ Mai và Đào là đáng trọng và yêu thương nhất?. Phải chăng, Đào ở cuốn tuỳ ký này, không chỉ là những bông hoa đào trong ngày Tết xa xứ? Những bông hoa được chăm bón, mong ngóng hé nở đúng giao thừa, hằng mong chút hương vị mùa xuân trong xứ tuyết thê lương? Phải chăng Đào, là tên gọi những người con gái nơi đất khách? ?oỞ trần gian người đàn bà bao giờ cũng là người nhẫn nhục cắn răng mà nín nhịn. Những cô gái đáng yêu Việt Nam vốn dĩ mềm yếu? trong cuộc tha phương cầu thực lắm nỗi truân chuyên này, có bao nhiêu em tên Đào??
    Không chỉ dừng lại ở số phận người lao động trên đất khách. Nguyễn Văn Thọ còn tỏ ra là một cây bút rất sung sức trong khi đề cập những vấn đề xã hội. Giáo dục, môi trường, đạo đức, nhân cách, được gửi gắm khéo léo qua loạt bài: Con tôi đi học ở Đức; Rừng thành phố; Vết sẹo? Nền giáo dục ở Đức được chú trọng từ khi trẻ bắt đầu đi nhà trẻ, mẫu giáo. Người ta không chỉ chăm lo cho trẻ về thể và chất mà còn bồi dưỡng cho tư duy luôn tự tin. Đúng vậy, hoà nhập và sự tự tin luôn là điều cần có trong mỗi con người, nếu ta cũng chú trọng giáo dục trẻ có sự tự tin như vậy, tôi nghĩ, sự phát triển nhân cách của trẻ Việt Nam sẽ tốt vô cùng. Trong bài ký Rừng thành phố, tác giả muốn đề cập sự nâng niu, phát triển có kế hoạch từng gốc cây ngọn cỏ ở nước ngoài. Muốn chặt một cây có đường kính quá 50 cm, phải được phép. Không như Việt Nam ta, chỉ trong vòng một đêm, mà loạt cây cổ thụ bị dẹp đi thay thế vào đó là những cây dừa lạ hơ lạ hoắc làm trống vắng một góc phố thân thuộc. Trông người mà ngẫm đến ta. Tác giả muốn nhấn mạnh đến sự thờ ơ - một thái độ đáng ngại của thời hiện tại- chính sự thờ ơ ấy tạo nên chúng ta, những kẻ ?oở thì ăn đong, ăn xổi, ăn tới kiệt cùng cả thế hệ mai sau? nếu như còn hờ hững với vấn đề môi sinh.
    Thật là thiếu sót, nếu không nhắc đến chi tiết Nguyễn Văn Thọ với tư cách người lính chiến đấu trên những chiến trường khốc liệt. Văn thơ của người lính ấy, không hề khô khan buồn chán. Ngược lại. Lúc nào ta cũng cảm thấy thẫm đẫm tình người, cảm xúc dâng tràn ngay trong những trang viết liên quan đến chiến tranh, hoặc hồi ức về những giờ phút khói lửa. Đọc Phát đạn cuối cùng, một kỷ niệm về ngày 30/4/75 tại Sài Gòn, nơi anh với tư cách người lính quyết chiến đấu vì Độc lập, Tự do. ?oKhông ai là người muốn chết trận cuối cùng cả?. Người chiến thắng trong khoảnh khắc cuối cùng của chiến tranh, nhìn đôi mắt van xin tuyệt vọng của người bại trận. Lo sợ, sự sống, sự chết. Trong chớp nhoáng, anh đã hạ súng, tha cho đối phương. Phát đạn cuối cùng, suýt bắn một người, giờ bắn lên trời cao đón mừng đất nước đã hoà bình. Trong Vết sẹo - không biết kịch tính này, có thể được gọi là gặp lại ?ođịch thủ? rồi cuối cùng chuyển hoá thành ?ocố tri? hay không. Hai người lính, Mỹ và Việt Nam cùng gặp nhau trong buổi chợ trên nước Đức. Họ đều có những vết sẹo, đều chung chiến trường đã chiến đấu. Họ từng là đối phương, kẻ thù, một sống một còn. Họ từng bắn vào nhau, gây lên những vết thương còn nhức buốt đến tận giờ. Nhưng, đó là chiến tranh, là quá khứ. Ngòi bút Nguyễn Văn Thọ khe khẽ nhưng sâu sắc đi qua nỗi đau chiến tranh. Đã qua rồi, hai người lính ôm nhau, trầm ngâm khi nhắc tới những địa danh: Huế, Đà Nẵng, Tây Nguyên, để rồi ?otôi khóc? hình dung khuôn mặt sàm sạm nắng gió của anh, nụ cười chua chát của anh mỗi khi anh nhắc đến những cánh rừng nhiệt đới, những buổi hành quân, bom đạn, chết chóc".
    Đào ở xứ người, riêng tên tập tuỳ ký đã nghe đầy thân phận. Tác giả có một vốn sống dạn dày, sương gió, và phong phú. Chúng là một bức tranh giàu hình tượng và màu sắc của loại thể ký; cũng là một phần của sự thật, bức tranh gần như toàn cảnh của những người thợ khách trên nước người, thông qua con mắt tinh tế của một nhà văn, những gì anh đã đồng trải qua, cảm nhận, và chiêm nghiệm.
    Điều quan trọng hơn, tôi có thể hiểu, đó là sự chân thực trong từng chi tiết, từng ngôn ngữ. Đào ở xứ người chứng tỏ một Nguyễn Văn Thọ không chỉ biết làm chủ vững vàng trong cấu trúc ở thể loại truyện ngắn. Trong tập sách này, anh viết dung dị, thản nhiên, người đọc tinh tế vẫn nhận thấy tác giả biết sử dụng những từ ngữ thực tinh tế, giàu hình ảnh, và sinh động, cập nhật mà không phải người ở lâu bên nước ngoài còn nhớ. Như ?ovéo xôi?, ?omặt đất có thứ hồ sột sệt trơn nguội?,?othợ khách?, ?ochân chỉ hạt bột?? Giọng điệu đôi lúc tung tẩy, hài hước và như một xoáy nước, hút sâu ý tưởng cuốn hút đượcc người đọc. Lối viết chân dung của anh cũng mang đầy tính trân trọng nhân vật như Dấu chân Khoa ở Đức, Triệu phú Euro, Câu chuyện Mai Linh?
    Một tập ký gần 300 trang, có một sức cuốn hút người đọc, buộc người đọc không chỉ biết thêm được nhiều thông tin quan trọng về người lao động Việt Nam ở xứ người, mà khi gập sách lại chắc chắn người ta phải suy nghĩ, gợi mở nhiều điều tưởng không là vô ích. Hy vọng, Nguyễn Văn Thọ - người ?ongỗ ngược, bươn trải tới cứng cỏi phong trần nhưng vốn mong manh dễ vỡ? ấy, sẽ làm được nhiều điều bất ngờ hơn nữa đóng góp cho văn đàn Việt Nam một tiếng nói cảm thực.
    Nguồn: Văn nghệ Quân đội

    ========
    http://64.233.167.104/search?q=cache:r5IezOTLCgAJ:nguoivienxu.vietnamnet.vn/service/printversion%3Farticle_id%3D682700+%22%C4%91%C3%A0o+%E1%BB%9F+x%E1%BB%A9+ng%C6%B0%E1%BB%9Di%22&hl=vi
    Được codet sửa chữa / chuyển vào 17:07 ngày 28/11/2005
  2. ctci

    ctci Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/03/2004
    Bài viết:
    337
    Đã được thích:
    0
    Trên hiệu sách Tràng Tiền hiện đang bán một số sách giảm giá, trong đó có cuốn Tuyển tập Stefan Zweig giá bìa là 72K, giá bán chỉ có 20K thôi, ai chưa có cuốn này mau mau lên hiệu sách TT kẻo hết.
  3. viyeu84

    viyeu84 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2005
    Bài viết:
    1.325
    Đã được thích:
    0
    đang có mấy quyển hot nhưng mới chỉ mua đc 1 quyển, hết tiền, " cái chết của vua Tsongor". hay, đọc tuyệt, mọi ng thử qua xem sao, trên Đinh Lễ ấy
  4. dungthutrang

    dungthutrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2006
    Bài viết:
    164
    Đã được thích:
    0
    Mình đã đọc "Memoir of a Geisha" nhưng tiếc thay mình lại không đọc bằng Tiếng Việt trong lần đầu tiên, tuy nhiên, đến tận bây giờ mình vẫn còn nguyên những cảm xúc sau khi gập cuốn sách lại.
    Mình đã đọc rất kỹ những bài viết của các bạn, mình cũng đồng ý rằng mình chưa hỏi ai hoặc có thông tin đáng tin cậy về Mizzuage..là có chính xác hay không. Tuy nhiên, nếu bạn đã từng đọc câu chuyện này thì bạn sẽ không nghi ngờ về tính chân thực của nó đâu. Đây là một câu chuyện có thật. Mình cũng không biết trong truyện dịch có những phụ lục như trong quyển truyện mà mình đã đọc bằng tiếng anh hay không, nhưng như mình thấy thì tác giả của "Memoir of a Geisha" không những đã biên tập lại những gì mà Sayuri kể lại mà còn tham khảo thêm rất nhiều tư liệu và chuyên gia người Nhật về một số phong tục và lễ nghi Nhật Bản ( xin chú ý rằng Tác giả tiểu thuyết này cũng là một Nhà nghiên cứu về Nhật Bản).
    Và như các bạn biết đấy, ngay cả ''Cuốn theo chiều gió" cũng có một số hạn chế về quan điểm chính trị, nhưng nó không hề ảnh hưởng hay làm suy giảm sự say mê của độc giả tới thiên tiểu thuyết này. Với ''Memoir of a Geisha" cũng vậy, điều quan trọng nhất và để lại cho chúng ta những ấn tượng đẹp nhất sau khi đọc nó chính là những dòng tâm sự rất chân thực và sống động của Sayuri sau khi đã trải qua một cuộc đời sóng gió.
    Cuộc nói chuyện của Sayuri và Chairman ở phần cuối truyện chính là điểm nhấn vô cùng ấn tượng trong suốt cuộc đời của cô. Đây chính là lúc mà một lần nữa Sayuri rơi vào trạng thái tuyệt vọng và lại một lần nữa chính Chairman chứ không phải là ai khác đã giang tay ra với cô với một lý do duy nhất là ông đã nhìn thấy sự tuyệt vọng đó trong đôi mắt cô, và ông hiểu rằng chẳng có lý do gi mà ông tiếp tục che giấu sự quan tâm đối với cô từ khi cô chỉ là một bé gái cô đơn đứng bên cầu ở Sion...
    Bạn hãy đọc cuốn tiêủ thuyết này! Bởi vì nó thực sự đáng để đọc.
    Mình đã xem qua bản dịch ở Nguyễn Xí, và mình lấy làm thất vọng. Có lẽ đây là sách dịch lậu và được dịch rất vội vã và chân phương kiểu 1 là 1 nên đọc bạn sẽ thấy không có một tí gì là nên thơ cả. Nên nếu bạn khá Tiếng Anh một chút thì mình khuyên bạn nên đọc bản Tiếng Anh. Hiện tại nình mới phát hiện ra ở đầu Ngõ Tràng Tiền có bản truyện của Anh xuất bản thì phải, với giá rất phải chăng là khoảng 60 ngàn chưa mặc cả ( chắc 50000 thì bán). Mình cũng đã xem đĩa phim này nhưng cũng thất vọng tràn trề. Mặc dù phim này được quảng cáo rầm rộ nhưng chỉ có thể truyền tải được nội dung và tinh thần của câu truyện được 5 % là nhiều.
    Finally, chúc các bạn có nhiều niềm vui và cảm xúc với cuốn truyện này như mình đã từng trải qua.
  5. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Có ai có file mềm thì thông báo. Chắc là đáng đọc lắm. Tôi mới đọc truyện ngắn của tác giả này thì thấy hay cực kỳ.
    Cô đơn trên mạng và văn học đương đại Ba Lan
    (Tiểu thuyết của Janusz Leon Wisniewski, Nguyễn Thanh Thư dịch, NXB Trẻ)
    TT - Cô đơn trên mạng vừa thời sự vừa hiện đại. Thời sự, vì nói chuyện tình yêu trên mạng và nhiều vấn đề liên quan đến mạng. Hiện đại, vì tác giả là một nhà khoa học nên đã cho người đọc nhiều thông tin khoa học thời sự và quan trọng nhất của thời đại, ví dụ: sắp xếp chuỗi gen, di truyền học...
    Văn phong của Wisniewski vừa có sự nồng nàn của nghệ sĩ, vừa mang tính rành mạch, khúc chiết của một nhà khoa học.
    Đọc truyện, thấy tác giả luôn bị ám ảnh trước những thân phận nhỏ bé, thiệt thòi trong xã hội. Văn của ông đầy kiến thức khoa học, rất gợi cảm nhưng cũng thấm đẫm chất nhân văn.
    Dịch giả Nguyễn Thanh Thư, con gái nhà văn Nguyên Hồng, kể rằng chị đã bật khóc ngay khi vừa khép lại trang sách...
    * Một cuốn sách cuốn hút đối với người đọc. Còn với chị, chị đã biết đến Cô đơn trên mạng như thế nào?
    - Cách đây hai năm tôi có nhờ bạn bè ở Ba Lan tìm cho một số tác phẩm văn học đương đại của Ba Lan để giới thiệu với bạn đọc VN. Và trong số nhiều cuốn sách tôi nhận được, có tập truyện ngắn Lạc nhịp của Janusz L. Wisniewski mà năm ngoái tôi đã dịch ra tiếng Việt (NXB Phụ Nữ phát hành). Tôi thích giọng văn, thích lối quan sát tinh tế, lối cảm nhận giàu cảm xúc của tác giả này.
    Sau đó tự ông gửi qua bưu điện cho tôi cuốn tiểu thuyết Cô đơn trên mạng. Đây là cuốn sách best - seller trong nhiều tháng, nhiều năm ở Ba Lan (trên 200.000 bản đã được bán) và được dịch ra nhiều thứ tiếng.
    Tôi còn nhớ đêm đọc xong cuốn sách ấy, khi gấp cuốn sách lại, tôi đã òa khóc như một đứa trẻ và thổn thức mãi, không sao ngủ được. Tôi đã phải dậy bật máy tính để viết cho tác giả về những cảm xúc của mình. Và tôi nói với ông rằng nhất định tôi sẽ phải dịch cuốn sách này để bạn đọc VN được đọc nó.
    * Nhưng tại sao chị lại chọn văn học Ba Lan?
    - Bạn đọc VN hẳn không thể quên được những tác phẩm kinh điển của nền văn học Ba Lan đã được dịch ra tiếng Việt như Quo Vadis, Trong sa mạc và trong rừng thẳm, Thầy lang, Con hủi, Pharaon? hay gần đây hơn là Thơ Szymborska, Nghệ sĩ dương cầm, một tác phẩm được chuyển thể thành bộ phim cùng tên đã mang lại giải Oscar cho đạo diễn Ba Lan Polanski năm 2003.
    Ba Lan, một đất nước với diện tích tương đương diện tích VN và số dân khoảng 40 triệu người, nhưng đã có tới bốn giải Nobel văn chương. Tuy nhiên, bạn đọc nước ta còn ít được biết đến văn học đương đại Ba Lan. Chính vì thế nên tôi mới có nguyện vọng được giới thiệu một phần mảng văn học này ở VN, bắt đầu từ Janusz L. Wisniewski.
    PHẠM XUÂN NGUYÊN
  6. codet

    codet Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/03/2002
    Bài viết:
    1.130
    Đã được thích:
    0
    Phải quote lại bài pagoda vào đây mới đúng tính chất của topic.
    Codet trả lời lại:
    Hoá ra pagoda đã về VN rồi!
    Tạm thời có 3 cuốn sách
    1 cuốn đọc phát sung sướng vì phân tích tâm lí quá hay, dù nó nặng nề.
    1 cuốn xin đừng có mua, phí tiền.
    1 cuốn triết- đầy cá tính.- dành cho những ai yêu triết.
    1- Truyện ngắn, truyện vừa của Dox.
    2- Kẹo- Tiểu thuyết của nàng Miên Miên
    3- Tư Duy Tự Do- Phan Huy Đường.
  7. cactus_vn

    cactus_vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/06/2004
    Bài viết:
    285
    Đã được thích:
    0
    Một quyển sách cực hay. Lâu lắm mới được 1 quyển như thế. Tôi tìm mãi trên mạng k thấy ai có file mềm cả. Ai có thì share đi nhé, sẽ được vote* nhiều đấy
  8. nangcuoidong

    nangcuoidong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/05/2006
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    0
    Em chào chị Codet và các bác, các anh, các chị.
    Vào box này biết mình đang được nghe những người yêu văn học nói chuyện. Em vừa đọc "con nhân mã ở trong vườn". Nghe thiên hạ nói thấy hay, sao em thấy dửng dưng lạ. Em muốn được sống lại cảm giác thích thú đọc từng dòng của dox khi khai thác tâm lý nhân vật, nhất là trong cuốn gì viết về kẻ giết người ấy. Sao khó quá. Xin hãy giới thiệu một vài cuốn sách dich hay và khai thác tâm lý nhân vật ấn tượng được không?
    Chúc mọi người có thêm một ngày để yêu thương ai đó...
    Nangcuoidong
  9. ctci

    ctci Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/03/2004
    Bài viết:
    337
    Đã được thích:
    0
    Bạn có thể đọc các tác phẩm của Stephan Zweig, chẳng hạn như cuốn " Nỗi xót thương nguy hiểm". Tôi nghĩ đây là một cuốn sách hay và nên đọc. Hay như "Thằng cười" của Victo Huygo. Chúc bạn tìm thấy nhiều niềm vui trong sách....
  10. Argus

    Argus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/08/2003
    Bài viết:
    226
    Đã được thích:
    0
    Nếu bạn thực sự muốn đọc những tác phẩm đi sâu vào phân tích tâm lý nhân vật thì Dostoyevsky là tác giả bạn nên tìm đọc. Stephan Zweig là người chịu ảnh hưởng nhiều của Dost. Trong số những cuốn đào sâu mổ sẻ tâm lý nhân vật ấn tượng của S. Zweig, có lẽ tôi thích nhất là Ván Cờ Kỳ Lạ và Bức Thư của Người Đàn Bà Không Quen, nhưng tôi thực sự ám ảnh với đoạn mô tả đôi bàn tay của một kẻ khát bạc trong 24 Giờ trong Đời Một Người Đàn Bà, nó quá tuyệt !

Chia sẻ trang này